1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Vương hy chi yêu ngỗng

37 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vương Hy Chi Yêu Ngỗng
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Thu Thủy
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đông Phương Học
Thể loại báo cáo giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,27 MB

Cấu trúc

  • I. DANH SÁCH NHÓM VÀ CÁC NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG (4)
  • II. THỜI GIAN DỰ TÍNH (4)
  • I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ (6)
  • II. THƯ PHÁP (7)
    • 1. Giới thiệu chung (7)
    • 2. Những kiểu chữ thường dùng trong thư pháp (8)
    • 3. Văn phòng tứ bảo (12)
  • III. GIỚI THIỆU NHÂN VẬT – VƯƠNG HY CHI (13)
    • 1. Thân thế (14)
    • 2. Sự nghiệp (14)
    • 3. Bút pháp (16)
    • 4. Tư tưởng trong thư pháp của Vương Hy Chi (17)
  • IV. CÁC TÁC PHẨM CỦA VƯƠNG HY CHI (18)
  • V. CÁC CÂU CHUYỆN VỀ VƯƠNG HY CHI (21)
    • 1. Các câu chuyện ngắn (21)
    • 2. Vương Hy Chi và há cảo thiên nga (23)
    • 3. Hy Chi đổi ngỗng (25)
    • 4. Vương Hy Chi ăn mực (25)
    • 5. Chiếc quạt do Vương Hy Chi viết (26)
    • 6. Vương Hy Chi và hạt gạo (27)
    • 7. Vương Hi Chi dạy con trai viết thư pháp (0)
    • 8. Vương Hy Chi viết câu đối xuân (0)
    • 9. Vương Hy Chi giả vờ say (0)
    • 10. Bái sư ở núi Thiên Thai (0)
    • 11. Chùa Giới Châu (0)
  • VI. THÀNH NGỮ (31)
    • 1. 入木三 分 - Nhập mộc tam phân (31)

Nội dung

An Thị Ngọc Trinh. (2022). Nâng cao năng lực tự học của sinh viên trong dạy học trực tuyến tại trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang, 33, 59-68. Lê Thái Phượng. (2022). Tác động của động cơ học tập đến năng lực tự học của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 227(09), 76-83. Trương Gia Hân, Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Thị Quỳnh Châu. (2022). Nâng cao năng lực tự học của sinh viên ngành Tài Chính – Ngân hàng, Trường Đại học Văn Lang. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, 33, 102-104. Lường Thị Phượng, Nguyễn Đắc Dũng & Trương Thị Thu Hạnh. (2021). Việc tự học của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 119-124. Ngô Thị Lan Anh & Đoàn Thị Hồng Nhung. (2020). Phát triển năng lực tự học cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trong học tập môn Triết học Mác - Lênin . Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên , 225(07), 362-369.

DANH SÁCH NHÓM VÀ CÁC NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ

1 Hồ Châu Như Ý 2256110195 - Dịch bài đọc và video.

- Soạn ngữ pháp của bài.

- Tìm hiểu bối cảnh lịch sử.

-Tìm hiểu nghệ thuật thư pháp Trung Quốc.

2 Đặng Thị Hà Giang 2256110044 -Làm Powerpoint

-Các tác phẩm tiêu biểu của Vương Hy Chi.

3 Lê Nguyễn Xuân Mai 2256110084 - Dịch video.

-Tìm hiểu nhân vật Vương Hiến Chi.

- Soạn các câu hỏi ôn tập

4 Phạm Tuyết Mai 2256110086 - Lập list từ vựng.

- Tìm hiểu thư pháp Trung Quốc

- Tìm hiểu các câu truyện và thành ngữ liên quan.

- Tìm hiểu nhân vật Vương Hiến Chi.

- Tìm hiểu nội dung những ảnh hưởng của thư pháp Vương Hy Chi trong cuộc sống.

THỜI GIAN DỰ TÍNH

Ngày đầu tiên: thứ 6 ngày 01/03/2024

Thời gian Nội dung Người thực hiện

7h20'-7h35' Kiểm tra bài cũ (15’) Tuyết Mai

7h35’-8h00' Cung cấp từ vựng (25’) Hà Giang

9h00-9h25' Bối cảnh lịch sử (25’) Như Ý

9h25’- 9h55’ Thư pháp TQ (30’) Tuyết Mai

9h55’-10h30’ Giới thiệu nhân vật Vương Hy Chi

(35’) Xuân Mai, Hà Giang 10h30’- 10h55’ Các tác phầm của Vương Hy Chi Hà Giang

Thời gian Nội dung Người thực hiện

7h15’- 7h30’ Kiểm tra bài cũ (15’) Tuyết Mai

7h50’-8h50’ Các câu chuyện của Vương Hy Chi (1H) Cả nhóm

9h20’- 9h40’ Phần mở rộng (20’) Xuân Mai, Hà Giang

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Vương Hi Chi sinh cuối thời Tây Tấn Ông lớn lên trong thời loạn Ngũ Hồ thập lục quốc, gia đình chuyển xuống Giang Nam và làm quan nhà Đông Tấn Kiều tính Sĩ tộc Lang Tà Vương thị (Lang Gia Vương thị (琅琊王氏), là thế tộc họ Vương tại quận Lang Gia (琅邪郡) Lang Gia Vương thị hưng khởi lúc thời Hán, thời Đông Tấn phát triển thành gia tộc cao nhất trong các Kiều tính Sĩ tộc, cùng Trần quận Tạ thị được gọi là "Vương Tạ".)

Năm 323, bác họ Vương Hi Chi là Vương Đôn nổi loạn chống triều đình nên gia đình ông bị liên lụy và bị bắt giam Sau này loạn Vương Đôn chấm dứt, gia đình ông được tha tội nhưng vụ việc tác động lớn đến tâm lý ông khiến ông không tha thiết với quan trường

Có hai giai đoạn lịch sử :

Tây Tấn thống nhất Trung Quốc năm 280, nhưng sau đó bị rơi vào một cuộc nội chiến và cuộc xâm lược của Ngũ Hồ Miền Bắc bị xâm chiếm, cát cứ và bị chia tách thành Ngũ Hồ thập lục quốc Các quốc gia nhỏ này đánh lẫn nhau và với nhà Tây Tấn, chuyển sang giai đoạn thứ hai của lịch sử triều đại, nhà Đông Tấn

+Nhà Đông Tấn (khi Tư Mã Duệ chuyển kinh đô về Kiến Khang (Nam Kinh ngày nay).

Triều Đông Tấn là một vương triều nhỏ do con cháu của nhà Tây Tấn ở phương nam lập nên Thực tế, phạm vi cai trị của Đông Tấn chỉ còn lại vùng Giang Nam:

Trong lúc Ngũ Hồ tràn vào Trung Nguyên, thân thuộc nhà Tấn bỏ chạy từ phía bắc về phía nam và tái lập nhà Tấn ở thành Kiến Khang, nằm ở phía đông nam Lạc Dương và Trường An,gần Nam Kinh ngày nay, dưới quyền Lang Nha Vương (琅邪王) Tư Mã Tuấn.

Từ năm 307, khi Loạn bát vương sắp kết thúc, Tư Mã Tuấn được Tư Mã Việt cử đi Dương Châu, cai quản vùng Giang Nam Đi cùng Tư Mã Tuấn có văn thần Vương Đạo( bác của Vương

Hi Chi) Khi đến Giang Nam, Tư Mã Tuấn hoàn toàn dựa vào Vương Đạo về chính sách và anh họ Đạo là Vương Đôn về quân sự Vương Đôn đánh dẹp cuộc nổi dậy của các tướng sĩ vùng trung du Trường Giang, trở thành lực lượng quân sự mạnh.

Vì phương bắc bị Ngũ Hồ đánh chiếm, nhiều thế tộc, nhân sĩ phương Bắc chạy xuống miền Nam theo Tư Mã Tuấn Theo chủ trương của Vương Đạo, Tư Mã Tuấn ra sức lấy lòng nhân sĩ Giang Nam để củng cố hậu phương, không có ý định Bắc tiến đánh Ngũ Hồ Tuy nhiên bề ngoài, ông vẫn tỏ ra hưởng ứng Bắc phạt để khôi phục Trung Nguyên[23] Triều đình Tây Tấn bị quân Hán Triệu uy hiếp mạnh mẽ.

Không lâu sau, tin Tấn Mẫn Đế bị Lưu Thông giết hại truyền tới, các tướng đứng đầu là anh em Vương Đôn và Vương Đạo cùng tôn Tư Mã Tuấn lên ngôi để kế tục nhà Tấn Các họ lớn ở đó gồm có Chu (朱), Cam, Lữ, Cổ, Chu (周) ủng hộ Lang Nha Vương tự phong làm vua, tức là Nguyên Đế của triều Đông Tấn (東晉, 317-420) Bởi vì các vị vua triều Đông Tấn thuộc dòng dõi Lang Nha Vương, vốn là chi dưới trong họ Tư Mã, các nước Ngũ Hồ đối nghịch không công nhận tính chính thống của nó và lúc ấy họ gọi Tấn là "Lang Nha"

Triều Đông Tấn lập quốc ở Giang Nam, tình hình xã hội cơ bản là ổn định, kinh tế và văn hoá được phát triển Trải qua sự cai trị của Đông Ngô trước đây và Tống, Tề, Lương, Trần sau này, Giang Nam trở nên phồn vinh Sử cũ gọi sáu vương triều này là “kim phấn lục triều”

Do nhà Đông Tấn cai trị ở phương nam nên các danh sĩ ở Giang Nam và Trung Nguyên có nhiều cơ hội để giao lưu hơn, thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, xã hội Trình độ thủ công nghiệp của Đông Tấn đã phát triển cao hơn Tây Tấn Ngoài ra, từ thời Tào Ngụy, văn học TrungQuốc luôn trên đà phát triển, và văn học thời Đông Tấn cũng có bước phát triển lớn, làm tiền đề cho thơ văn thời Tuỳ và Thịnh Đường Cùng thời điểm triều Đông Tấn thành lập ở Giang Nam,phương bắc của Trung Quốc liên tiếp bị các dân tộc ngoại bang như Triệu, Tiền Tần cai trị Sử gọi thời kỳ này là “Ngũ Hổ thập lục quốc”, khiến Trung Quốc dần dần phát triển thành một quốc gia đa sắc tộc.

THƯ PHÁP

Giới thiệu chung

Thư pháp là nét tinh hoa của văn hóa Trung Quốc Từ xưa đến nay, trên thế giới có hơn một ngàn loại văn tự, công dụng của các văn tự này là dùng để ghi chép lại sự việc và lời nói.Con người theo đuổi tính mỹ quan khi viết chữ, thậm chí còn đòi hỏi phải có tính nghệ thuật, chữ Hán, ngoài dùng để ghi chép trong ngày thường ra, còn được thăng hoa thành một môn nghệ thuật cao cấp và độc đáo Môn nghệ thuật này thịnh hành tại đất nước Trung Hoa trong suốt mấy ngàn năm Và nó đã trở thành một thành viên trong đại gia đình nghệ thuật Trung Quốc như hội họa, điêu khắc, thơ ca, âm nhạc, vũ đạo và hí kịch.

Người đời cho rằng thư pháp là môn hội họa không có cảnh vật, là âm nhạc không có âm thanh, là điệu múa không có diễn viên, là kiến trúc không có cấu kiện và vật liệu Những lời khen ngợi và ví von này là những cảm xúc mà mọi người cảm nhận được khi thưởng thức môn nghệ thuật cao cấp này Bằng hình dáng, cách tổ hợp và phương pháp vận bút, thư pháp đã trực tiếp thể hiện ra những nét đẹp về hình thức - tính cân bằng, cân đối, so le, liên tục, đối lập, động tĩnh, biến hóa, hài hòa, v.v , nhưng cũng không kém phần trừu tượng, vì vậy thư pháp có vị trí rất quan trọng trong số các môn nghệ thuật Các môn nghệ thuật khác đều vay mượn ý tưởng từ thư pháp, và có được nguồn cảm hứng sáng tác và được khơi gợi sức sáng tạo từ thư pháp, và thư pháp cũng lấy cảm hứng từ những môn nghệ thuật khác.

Hội họa: ảnh hưởng sâu sắc nhất của nghệ thuật thư pháp chính là ảnh hưởng đến nghệ thuật hội họa Trung Hoa mà tiêu biểu là thể loại tranh thủy mặc “Trong họa có thơ” là một đặc điểm thường thấy trong tranh thủy mặc “Thơ” ở đây là một bài thơ thư pháp Thường các bức họa sẽ được đề bên cạnh một dòng chữ thư pháp hoặc một bài thơ. Âm nhạc : những năm gần đây, ở Trung Quốc có hiện tượng sử dụng nghệ thuật thư pháp như một đề tài chủ đạo cho các ca khúc Điều đặc biệt, các ca khúc được phổ lời từ những tác phẩm kinh điển như: ca khúc Lan Đình tự của ca sĩ Châu Kiệt Luân

Kiến trúc: những tác phẩm thư pháp được đề trên các bia, mộ, các cung điện, lăng tẩm, là những biểu hiện rõ nhất cho nghệ thuật thư pháp ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật này.

Văn học: Trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là tác giả luôn luôn kết hợp với thư pháp tạo ra một chiều sâu trí tuệ cho những tác phẩm, đem lại sự thích thú cho người đọc Trong Ỷ thiên Đồ long ký, chưởng môn phái Võ Đang Trương Tam Phong mô phỏng thư pháp củaVương Hy Chi để viết Tán Loạn thiếp để giải tỏa toàn bộ mối lo lắng của mình khi một người học trò cưng bị kẻ địch đánh gãy hết các khớp xương.

Những kiểu chữ thường dùng trong thư pháp

Các kiểu chữ thường dùng của thư pháp Trung Quốc có khoảng 10 loại Nhưng có năm kiểu chữ thường dùng nhất của thư pháp Trung Quốc Hai kiểu đầu là những kiểu chữ cổ, nay chỉ còn sử dụng trong nghệ thuật thư pháp, và không thường gặp trong cuộc sống hằng ngày nữa.

篆书体 (Triện thư) : Thời kỳ Chiến Quốc (475-221 TCN), chữ Hán không được thống nhất, có rất nhiều dị thể, cùng một chữ, mà sáu nước phía đông là Tế, Sở, Yên, Hàn, Triệu mỗi nước đều có cách viết khác với nước Tần, âm đọc của một số chữ cũng không giống nhau, về sau gọi là Đại Triện Để thay đổi tình hình dùng chữ hỗn loạn này nên sau khi thống nhất sáu nước, Tần Thủy Hoàng thực hiện chính sách "Xa đồng quỹ, thư đồng văn" (Xe có cùng quy củ, sách có cùng văn tự), bãi bỏ tất cả các văn tự không đồng nhất với nước Tần của thừa tướng Lý

Tư và giao cho nhóm Lý Tư thực hiện nhiệm vụ thống nhất văn tự Lý Tư lấy chữ viết của nước Tần làm cơ sở, loại bỏ những chữ có hình thể không thống nhất giữa sáu nước phía đông và nước Tần, đồng thời tiếp thu ưu điểm của chữ viết các nước, chế ra loại chữ viết thống nhất, chính là chữ Tiểu triện Tiểu triện là một thể chữ rất đẹp, kết cấu đối xứng ngay ngắn, nét bút tròn lượn tuyệt đẹp, nét đậm nét nhạt, nhìn vô cùng đẹp mắt Tiểu triện là thể chữ đẹp nhất thời đó, xứng với danh hiệu “chữ mỹ thuật" của Trung Quốc cổ đại So với chữ Đại triện, hình thể của chữ Tiểu triện được giản hóa hơn, về cơ bản một chữ chỉ có một cách viết.

隶书体 (Lệ thư - Ranh giới giữa cổ văn tự và kim văn tự) : Thời Tần, song song lưu hành với Tiểu triện, trong dân gian còn có một thể chữ có thể viết vừa nhanh vừa tiện lợi, đó là

Lệ thư Đến thời Hán, Lệ thư đã hoàn thiện hoàn toàn Lệ thư kết cấu bởi những nét bút tương đối bằng, thẳng, hình thể đơn giản hóa hơn, đã hoàn toàn không còn giống hình vẽ nữa, mà biến thành một thứ chữ viết thuần túy là ký hiệu, chữ Hán được hình thành từ đây.

Trước thời Hán vẫn chưa có giấy, giấy được phát minh vào thời Tây Hán, sau khi cải tiến giấy mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi Chữ viết thời Tần và thời Chiến Quốc phần nhiều dùng bút lông viết trên thẻ tre, thẻ gỗ, để đẩy nhanh tốc độ viết chữ, những quan ngục đã biến những nét tròn chuyển góc của Tiểu triện thành nét thẳng, hình thể cũng giản lược đi, như vậy khi viết sẽ nhanh hơn rất nhiều Bởi vì loại chữ này thuận tiện cho những người tù, nô lệ, quan ngục sử dụng nên được gọi là lệ thư (chữ lệ trong từ nô lệ) Đó là cách nói phổ biến xưa nay về việc ra đời của chữ lệ Song cũng có người cho rằng chữ lệ khởi nguyên từ đời Chu, có người lại cho rằng chữ lệ là loại chữ dành riêng cho những người nô lệ, hạ dân, chỉ vì thời Tần chưa sử dụng một cách phổ biến, đến thời Hán mới lưu hành nên gọi là Hán lệ. Đặc trưng của "Hán Lệ" , là nét bút cũng không uốn tròn nữa, mà biến hóa nhỏ, đậm, mảnh Đặc trưng rõ nhất của lệ thư là nét ngang "nhất ba tam chiết” (kiểu viết đầu tằm đuôi én trong nét ngang của Lệ thư), điểm nhấc bút của các nét ngang, phẩy, mác đều chếch lên trên, nét phẩy và nét mác giãn sang hai bên Nét bút của Hán Lệ mạnh mẽ, thoải mái, hình thể chữ viết đẹp mắt, nét bút như sóng, đẹp mà sống động là đặc trưng rõ ràng nhất của Hán Lệ.

楷书体 (Khải thư - thể chữ tiêu chuẩn): Khải thư, cũng được gọi là “Chân thư” hoặc

“Chính thư”, vì có thể làm “khải mô” (khuôn phép, mẫu mực) để tập viết chữ Khải thư xuất hiện vào những năm cuối thời Đông Hán, là do Lệ thư diễn biến mà thành, đến thời Tùy và Đường đã tương đối hoàn chỉnh Do Khải thư dễ viết hơn Lệ thư, dễ đọc hơn Thảo thư, cho nên được dùng cho đến tận ngày nay, đã trở thành thể chữ tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi, thông dụng trong suốt thời gian dài.

Tương truyền thời kỳ Tam Quốc, đại thần Ngụy quốc là Chung Dao là người viết Khải thư sớm nhất Chung Dao đã biến nét bút thế như sóng lượn của Lệ thư thành ngang bằng sổ thẳng, khi thu bút các nét ngang, phẩy, mác cũng không còn chếch lên trên, xuất hiện nét móc câu, hình thể cũng vuông vức hơn trước Rất rõ ràng, Khải thư và Lệ thư cơ bản giống nhau về phương diện kết cấu hình thể, điểm khác nhau là nét bút, nét bút Khải thư bằng thẳng, không có thế như sóng lượn và thu bút chếch lên như Lệ thư.

Rất nhiều nhà thư pháp lớn thời xưa viết thư pháp Khải thư rất đẹp, những phong cách khác nhau của họ cũng thể hiện trên từng nét bút, đường nét Ví dụ như nét chữ của Nhan Chân Khanh đời Đường thường tròn, khỏe khoắn, nét chữ của Liễu Công Quyền thì mảnh, cứng cáp, mọi người thường dùng cụm từ “Nhan cân Liễu cốt" (gân Nhan xương Liễu) hoặc là "Nhan phì Liễu sấu" (Nhan tròn Liễu mảnh) để miêu tả phong cách Khải thư khác nhau của hai người Lại ví dụ như, Khải thư của Âu Dương Tuân đời Đường tròn trịa, vuông vức, Khải thư của Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên tròn đầy, trôi chảy Người đời tôn Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền, Âu Dương Tuân, Triệu Mạnh Phủ là “Cổ đại tứ đại Khải thư gia".

Khải thư của Liễu Công Quyền

Khải thư của Âu Dương Tuân

Khải thư của Triệu Mạnh Phú

行书体 (Hành thư - Thể chữ thông suốt thực dụng): Hành thư được hình thành từ cách viết nhanh Khải thư, thể chữ này không chỉnh tề như Khải thư, nhưng cũng không thô lược như Thảo thư, là một thể chữ ở giữa Khải thư và Thảo thư, rất dễ đọc Nếu như nói Khải thư là

“ngồi", Thảo thư là "bay", vậy thì Hành thư chính là "đi" Ý nghĩa của chữ "Hành" trong Hành thư chính là "đi" Hành thư có tính thực dụng rất cao, chữ mà người ta viết hàng ngày chính là Hành thư Trung Quốc cổ đại có rất nhiều đại thư pháp gia viết Hành thư tuyệt đẹp, Vương Hy Chi thời Đông Tấn chính là một trong số đó Vương Hy Chi là một đại thư pháp gia kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại, viết đẹp các thể Khải thư, Hành thư, Thảo thư, người đời tôn ông là

“Thư thánh" Lan đình thiếp do Vương Hy Chi viết bằng Hành thư, thể chữ hoa lệ, chữ viết thông suốt, được khen là "Thiên hạ đệ nhất hành thư”.

草书体 (Thảo thư - Thể chữ rồng bay phượng múa): Thảo thư là cách viết giản lược và viết liền của Lệ thư, Thảo thư đã phá vỡ hình khối vuông của chữ Hán, đường nét múa lượn, nét bút nối liền, sinh động mà khí thế Kiểu chữ này có tốc độ viết nhanh nhất trong các kiểu chữ thư pháp, các nét chữ đều bị nối liền với nhau khi viết, một số nét bút thậm chí có một số bộ còn bị đơn giản đi Vì vậy Thảo thư rất khó viết và khó nhận ra mặt chữ, tính thực dụng thấp, nhưng tính thưởng thức nghệ thuật rất cao Thảo thư chia ra làm ba loại: Chương thảo, Kim thảo và Cuồng thảo; Cuồng thảo viết ra như rồng bay phượng múa, tác phẩm đạt đến cảnh giới nghệ thuật tuyệt mỹ, luôn được yêu thích Trung Quốc có rất nhiều cao thủ về Thảo thư, như đại thư pháp gia đời Đường là Trương Húc, viết Cuồng thảo tuyệt đẹp, Cuồng thảo của ông tự do, phóng túng, sung mãn, rung động và đầy nhiệt huyết Người đời yêu thích Thảo thư của Trương Húc, gọi ông là "Thảo thánh" Nhà sư Hoài Tố, sống trong thời gian muộn hơn Trương Húc, tính cách ông giản dị, hào phóng Vì nghèo khó, không có tiền mua giấy viết chữ, nên ông từng trồng hơn vạn khóm chuối ở vườn nhà, để lấy lá chuối viết chữ Chữ đại thảo của ông như rồng đi, rắn chạy, mưa sối, gió gào Những nhà thơ thời ấy đều có thơ tán tụng chữ của ông Ông và Trương Húc đều chuyên giỏi lối cuồng thảo, nên người đời thường gọi là “Điên Trương cuồng Tố”

(Thư pháp của Trương Húc)

Văn phòng tứ bảo

Văn phòng tứ bảo không chỉ là những vật phẩm có giá trị thực tiễn cao mà còn hòa hợp với hội họa, thư pháp, điêu khắc, đồ trang trí thành một tác phẩm nghệ thuật nhất thể, phản ánh ra nội tâm của chủ nhân Trong quan niệm của người xưa, từ việc mài mực đến hạ bút viết chữ vẽ tranh, hiện thực hóa cảnh đẹp thiên nhiên thành mây khói sông núi trên giấy, đều là một quá trình ngưng khí tĩnh tâm, tu thân dưỡng tính

Bút được sử dụng trong thư pháp chủ yếu là bút lông Bút lông được làm từ lông dê, lông đuôi chồn sóc hoặc lông thỏ rừng, bó lông lại và cắm vào ống tre hoặc ống gỗ để làm thành bút lông, vừa mềm mại, vừa có tính đàn hồi, sau khi chấm mực viết chữ còn thể hiện tác dụng của những sợi lông nhỏ mịn; khi hơi dùng lực đè bút trên mặt giấy mực sẽ chảy xuống, khi nhẹ nhàng hất bút thì mực sẽ giữ lại trong bút Tác dụng này được hình thành khi hàng trăm sợi lông bó chặt lại với nhau.

Một cây bút tốt phải hội tụ đủ bốn yếu tố “Tiêm, tề, viên và kiện” Tiêm là nhọn, khi nhúng vào mực ngọn bút thuôn nhọn dần đến đầu bút thì rất nhọn.Tề là ngay ngắn, tất cả các sợi lông phải đều đặn Viên là tròn đầy, xung quanh lông bút no đầy, bốn mặt không bị lõm vào hoặc phình ra, thuôn đều khi nhúng vào nước Kiện là cứng cáp, có độ đàn hồi

Mực là đồ dùng không thể thiếu trong vẽ viết, ghi chép thời cổ đại Nước mực truyền thống mà người Trung Quốc dùng để viết thư pháp và vẽ tranh cũng rất đặc biệt Đó là một thỏi mực có hình vuông dài hoặc hình trụ tròn, pha nước mài trên nghiên mực Nguyên liệu dùng để chế tác ra thỏi mực chính là muội Dầu Đồng, muội than hoặc muội Tùng, pha thêm chất keo động vật và hương liệu Tuy rằng có tính kết dính, nhưng khi viết rất suôn chảy và lưu loát. Ngoài ra còn có ưu điểm là không bay màu Những kiệt tác thư pháp thời cổ đại lưu truyền mấy ngàn năm đến nay, màu mực vẫn tươi sáng như vừa mới viết Người thời nay khi viết chữ bút lông, thường dùng mực nước pha sẵn, bởi vì loại mực này chỉ cần đổ ra từ chai là có thể sử dụng ngay, vừa đỡ tốn thời gian vừa đơn giản Nhưng rất nhiều nhà thư pháp khi rảnh rỗi vẫn dùng mực thỏi và tự mài mực Mài mực có cái thủ riêng của nó, và cũng là cách để thư giãn nghỉ ngơi Bên cạnh đó, mài mực cũng là một thói quen không thể thiếu để cho họ có thời gian suy ngẫm tìm ý tưởng để viết ra một bức thư pháp đẹp.

Giấy viết thư pháp thường là giấy Tuyên Đó là những loại giấy trắng tinh, có thể thẩm thấu độ mực vừa phải Mỗi đường bút trên giấy cho ra những con chữ có độ thanh thoát, đậm nhạt phụ thuộc vào tài hoa của người viết Nó do vỏ cây thanh đàn và rơm rạ tạo thành một loại giấy quý, bề mặt giấy mịn nhẵn, chất giấy mềm mại và dẻo dai, thẩm mực đều đặn và có tính thấm nước mạnh Vì là một loại giấy quý nên từ thời Đường đã trở nên rất nổi tiếng, do nó có hiệu quả đặc biệt đối thư pháp và hội họa Trung Quốc vì thế mà rất được các nhà thư pháp và họa sĩ nổi tiếng coi trọng.

Nghiên còn gọi là Nghiên đài, được cổ nhân ca ngợi và gọi là “Văn phòng tứ bảo chi thủ”, là vật đứng đầu trong bốn bảo vật Nghiên không chỉ là một dụng cụ đơn thuần, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao Nhiều loại nghiên được chạm trổ tinh xảo với các họa tiết hoa văn, phong cảnh, con vật hay chữ viết Nhiều loại nghiên còn có lịch sử lâu đời và gắn liền với những nhân vật danh tiếng trong lịch sử và văn hóa Nhiều loại nghiên cũng được coi là báu vật quốc gia và được bảo quản trong các bảo tàng hay triển lãm.

GIỚI THIỆU NHÂN VẬT – VƯƠNG HY CHI

Thân thế

Vương Hi Chi người Lang Tà quận, thuộc Kiều tính Sĩ tộc Lang Tà Vương thị (nay là huyện Lâm Nghi, Sơn Đông), cùng quê với Gia Cát Lượng Sau gia đình ông di cư tới Sơn Âm (nay là Thiệu Hưng, Chiết Giang) Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống thư pháp Cha ông là Vương Khoáng, bác ông là Vương Đạo, Vương Bân đều làm quan cao trong triều đình và giỏi thư pháp Vương Hi Chi sinh cuối thời Tây Tấn Ông lớn lên thời loạn Ngũ Hồ thập lục quốc, gia đình chuyển xuống Giang Nam và làm quan nhà Đông Tấn.

Năm 323, bác họ Vương Hi Chi là Vương Đôn nổi loạn chống triều đình nên gia đình ông bị liên lụy và bị bắt giam Sau này loạn Vương Đôn chấm dứt, gia đình ông được tha tội nhưng vụ việc tác động lớn đến tâm lý ông khiến ông không tha thiết với quan trường.

Năm 326, Vương Hi Chi bắt đầu làm quan, trải qua các chức vụ: Mật thư lang, Tham quân, Trưởng sử, Thứ sử Giang Châu, Ninh Viễn tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hữu quân tướng quân, Nội sử Cối Kê Do không nhiều chí tiến thủ để thăng tiến, ông từng được tiến cử làm chức Thị trung - một chức vụ gần Hoàng đế - nhưng Vương Hi Chi đã từ chối Vì không thích ganh đua trên quan trường, sau khi làm Thứ sử Giang châu 1 năm, ông xin từ chức để chuyên tâm nghiên cứu thư pháp.

Trên lĩnh vực chính trị và quân sự thời loạn, Vương Hi Chi không có đóng góp lớn nhưng ông được người đời và hậu thế biết tới là một nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc và được mệnh danh là Thư thánh.

Năm 361, vào thời Tấn Mục Đế, Vương Hi Chi qua đời, hưởng thọ 59 tuổi Ông được triều đình truy tặng là Kim tử quang lộc đại phu, nhưng con cháu ông làm theo di chúc của ông đã kiên quyết từ chối, không nhận

Sự nghiệp

Vương Hy Chi là bậc thầy thư pháp nổi danh thời Đông Tấn Ông am hiểu sâu sắc về các thể loại chữ như Đãi thư, Giai thư, Hành thư… Ông được tôn là Thư Thánh và có ảnh hưởng rất lớn đến thư pháp nhiều đời sau Những thành tựu mà ông đạt được là nhờ vào sự khổ luyện và chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng Đạo giáo

Cha của ông là Vương Khoáng, bậc thầy thư pháp thời bấy giờ Chịu sự ảnh hưởng từ cha, từ lúc lên 6 tuổi, ông đã bắt đầu luyện viết chữ Lên 7 tuổi, ông bái nữ thư pháp gia nổi danh Vệ Thước (Vệ phu nhân) làm thầy Có thuyết pháp nói rằng, Vệ Thước chính là dì của ông Vệ Thước đam mê thư pháp và là học trò của đại thư pháp gia Chung Do.

Có cội nguồn là gia đình giỏi truyền thống cùng với sự chỉ dạy của thầy giỏi, kết hợp với sự khổ luyện, chăm chỉ của Vương Hy Chi, trình độ thư pháp của ông tiến bộ rất nhanh chóng. Năm 12 tuổi, Vương Hy Chi tình cờ tìm thấy cuốn “Bút luận” dưới gối của cha mình, nội dung là dạy mọi người cách sử dụng bút khi viết chữ Ông lén lút đem cuốn sách về phòng mình đọc.

Sau khi bị cha phát hiện, Vương Khoáng đã hỏi con trai vì sao lại lén lút lấy cuốn sách bí kíp đó, Vương Hy Chi chỉ cười mà không đáp Vương Khoáng lo rằng Vương Hy Chi mới chỉ là đứa trẻ, không thể hiểu được phương pháp dùng bút, cũng không thể lĩnh hội được những điều tinh diệu trong đó Vương Khoáng muốn đợi con trai lớn thêm một vài tuổi nữa sẽ truyền lại cho con, nhưng Vương Hy Chi lại nói với cha: “Xin cha hãy cho phép con đọc cuốn sách này Nếu đợi con trưởng thành thì sẽ bị chậm trễ sự phát triển của con” Vương Khoáng rất vui mừng khi thấy con chăm chỉ như vậy nên đã đồng ý với thỉnh cầu của con trai mình.

Từ sau đó, Vương Hy Chi hàng ngày đều thực hành theo phương pháp được mô tả trong

“Bút luận” và tiến bộ vượt bậc trong vòng chưa đầy một tháng

Khi Vệ phu nhân nhìn thấy thư pháp của Vương Hy Chi, bà đã rất cảm khái, nói với Thái Thường Vương Sách rằng: “Đứa nhỏ này nhất định đã đọc qua cuốn bút luận Ta thấy thư pháp của nó đã có cái trí của bậc lão thành rồi Tương lai, thành tựu của nó sẽ vượt qua cả ta.”

Dù được thầy khen ngợi nhưng Vương Hy Chi vẫn dửng dưng, thậm chí càng thêm khắc khổ luyện tập Tương truyền rằng, mặc dù trong lúc nghỉ ngơi, ông vẫn nghiền ngẫm ra kết cấu, khoảng cách và khí thế của thể chữ Nói về sự khổ luyện của ông, nổi tiếng phải kể đến việc ông đã dành 15 năm để luyện viết chữ “Vĩnh” (永) Ông mải luyện tập tới mức quên ăn, quên ngủ. Người đời sau gọi kỳ tích này của ông bằng câu “dụng tâm thập ngũ niên, thủy công nhất vĩnh tự” tức là “dụng tâm ròng rã 15 năm khởi đầu bằng một chữ vĩnh”.

Khi lớn lên, ban đầu ông cũng bước chân vào chốn quan trường Lúc đầu ông làm Mật thư lang Về sau tướng quân Dữu Lượng thỉnh ông làm Tham quân, sau làm Trưởng sử, Thứ sửGiang Châu… Thậm chí, ông từng được tiến cử làm chức Thị trung, một chức vụ gần Hoàng đế,nhưng vì không coi trọng danh lợi nên ông đã từ chối Cũng vì không thích ganh đua chốn quan

Một lần, Hoàng đế làm lễ tế Bắc Giao, cần thay đổi tấm bảng gỗ trên đó có viết văn tế, văn tế này do Vương Hy Chi viết Khi những người thợ cắt các ký tự của ông viết, họ phát hiện ra rằng chữ viết của ông đã ăn sâu vào bảng gỗ 3 phân Điều này cho thấy bút lực của ông thật mạnh mẽ Đây chính là câu chuyện nguồn gốc của thành ngữ “Nhập mộc tam phân” Câu thành ngữ này về sau được sử dụng để đánh giá những bình luận hay nhận xét sâu sắc hoặc những mô tả sống động giống như thật.

Năm 30 tuổi, Vương Hy Chi viết kiệt tác “Lan Đình tập tự”, năm 37 tuổi ông viết “Hoàng Đình kinh” truyền lại cho đời sau Những tác phẩm cùng với phong cách sống của Vương Hy Chi đã ảnh hưởng rất lớn đến người đời sau, mãi cho đến tận ngày nay. Ông say mê thư pháp đến mức mỗi lần tới một vùng đất, ông đều ra sức tìm tòi bia khắc các đời, tích lũy rất nhiều tư liệu Thư pháp Trong nhà, trong sân, ngoài cửa, ông đều cho đặt bàn, bày bút, giấy, mực, nghiên, để mỗi khi nghĩ tới một kết cấu đẹp của chữ sẽ lập tức viết ngay lên giấy Khi tập Thư pháp, ông đều nhắm mắt nghĩ rất lung tới mức quên ăn quên ngủ So với lưỡng Hán và Tây Tấn, thư phong của Vương Hi Chi nổi bật bởi sự tinh tế, kết cấu biến hóa. Thành tựu lớn nhất của ông là thêm, bớt cổ pháp, biến thư phong chất phác đời Hán Ngụy thành bút pháp tinh diệu, tận thiện tận mỹ

Hoàng đế Lương Vũ từng khen ngợi Vương Hy Chi: “Vương Hy Chi thư tự thế hùng dật, như long khiêu thiên môn, hổ ngọa phượng khuyết, cố lịch đại bảo chi, vĩnh dĩ vi huấn”, chữ của Vương Hy Chi tựa như rồng múa cửa trời, hổ nằm phượng gác, đời đời đều coi là của báu, mãi mãi học theo Hoàng đế Đường Thái Tông triều Đường vô cùng yêu thích thư pháp của hai cha con Vương Hy Chi nên đã tìm kiếm bút tích của hai người qua một đệ tử của nhà sư Trí Vĩnh là cháu bảy đời của ông Hoàng đế bèn cho in dập mỗi tác phẩm thành nhiều bản để ban cho các hoàng tử và cận thần

Thanh Cao Tông cũng rất ngưỡng mộ Lan Đình tập tự Hai tác phẩm thư pháp của Vương

Hi Chi là Khoái tuyết tinh thiếp và Trung thu thiếp cùng với Bá viễn thiếp của Vương Tuân được vua Càn Long xếp vào “Tam hy mặc bảo” (ba vật quý hiếm) và xây dựng Tam hy đường để cất giữ.

Bút pháp

Vương Hi Chi rất khâm phục bút pháp Công Khải thư của Chương Thảo mà nhiều người cho rằng kỳ diệu nhất khi đó Ông đi chu du nhiều nơi, gặp các nhà thư pháp nổi tiếng khi đó như Lý Tư, Chung Dao, Trương Sưởng, Trương Chi , thay đổi dần những hạn chế của mình và tiếp thu những tinh hoa của những người đi trước.

Trong số những người đã gặp, ông học được nhiều nhất ở Chung Dao và Trương Chi Tiếp thu từ Chung Dao - người được coi là ông tổ của cách viết chữ Khải - Vương Hi Chi lược bớt những tồn tại của chữ Lệ, "thêm bớt xương thịt", nhấn mạnh vào nhuận sắc và "uyển thái nghiên hoa" Cách viết của Vương Hi Chi đã tạo ra một thể độc lập, khiến mọi người cho rằng thư pháp thời trước ông đều phế bỏ, thư pháp hiện tại do ông sáng lập.

Tiếp thu từ Trương Chi, ông khắc phục sự rời rạc, đứt đoạn giữa các chữ, khiến cho chúng trong nét đậm có nét mờ, nét gập; hoà tình cảm vào nét bút, nâng nghệ thuật viết thư pháp lên một tầm cao mới và được lưu truyền rộng rãi thời Đông Tấn.

Có ý kiến đưa ông ra so sánh với Chung Dao và Trương Chi và kết luận: so với Trương Chi thì hơn hẳn về khoáng đạt, phóng túng; so với Chung Dao thì trầm ổn, kín đáo có thừa Thư pháp của Vương Hi Chi là kết hợp tinh tế giữa hai trường phái bảo thủ và phóng túng Sự đa dạng trong thư pháp của ông làm vừa lòng rất nhiều người, đáp ứng được chuẩn mực cao nhất của thư pháp Chính vì vậy, ông được người đương thời mệnh danh là "Thư thánh".

Vương Hi Chi rất chú trọng học tập và rút kinh nghiệm từ người khác Thành tựu thư pháp của ông đạt đến đỉnh cao nghệ thuật mà người đời sau cũng không đạt tới được Từ thời Lục triều trở về sau, những tác phẩm thư pháp của ông có ảnh hưởng lớn đến các nhà thư pháp Trung Quốc

Thảo thư quấn quít khúc chiết, Chính thư thế diệu hình mật, Hành thư khỏe khoắn tự nhiên, tóm lại, ông đưa Thư pháp Hán từ chỗ thực dụng tới chỗ chú trọng kỹ pháp, nhấn mạnh vào tình cảm Trên thực tế, đó là sự thức tỉnh của nghệ thuật Thư pháp, Thư gia không chỉ phát hiện được vẻ đẹp của Thư pháp mà còn có khả năng biểu đạt được vẻ đẹp của Thư pháp. Đặc điểm nổi bật nhất trong Thư pháp của ông là sự bình hòa, tự nhiên, bút thể uyển chuyển hàm súc, đẹp đẽ mỹ lệ Người đời sau bình về sự tận thiện tận mỹ trong thư pháp Vương Hi Chi rằng: “Phiêu nhược du vân, kiểu đài kinh xà – 飘若游云,矫苔惊蛇” ” (Lãng đãng như áng mây xanh phiêu dạt, uốn lượn như rêu in vết rắn trườn.”

Tư tưởng trong thư pháp của Vương Hy Chi

Tư tưởng thư pháp của Vương Hi Chi là sự bình hòa tự nhiên và sự uyển chuyển hàm súc trong nét bút Ngoài khổ luyện ra, tín ngưỡng Đạo giáo cũng có sự ảnh hưởng đến tư tưởng thư pháp của ông Ngay cả tính cách rộng rãi, khoáng đạt của ông cũng được hình thành từ tín ngưỡng Theo sử sách ghi chép lại, suốt những năm đầu ông thường xuyên sao chép kinh thư nên tính cách của ông không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi văn hóa Đạo giáo Ông cho rẳng viết bút pháp cũng như bài binh bố trận, biết vận dụng tốt sẽ thu kết quả; bút viết phải mài mực trước; mài mực xong để tinh thần thư thái rồi nghĩ đến thế chữ, phải dự tính chữ lớn hay chữ nhỏ, nét đậm nét nhạt ra sao, liên kết với nhau như thế nào, sau đó mới đặt bút viết Ông còn cho rằng: bút lực phải sắc như dao, nhanh nhẹn biến hoá, hoặc trầm ổn tĩnh lặng. Ông lý giải: Về cấu tạo chữ: Hai chữ hợp làm một, không được đứt đoạn, những nét trùng thì không quá dài, đơn mà không quá nhỏ, lặp mà không quá to; chữ lớn nên trong vòng giới hạn, chữ nhỏ nên phóng túng, rộng rãi Về bố cục: Bất kỳ chữ gì hình dáng nào, biến hoá ra sao đều phải có sự tập trung câu chữ rành mạch thông suốt, khí huyết lưu thông mới tạo ra được cái hồn cho tác phẩm Vương Hi Chi rất chú trọng học tập và rút kinh nghiệm từ người khác.

CÁC TÁC PHẨM CỦA VƯƠNG HY CHI

Thư pháp gia các đời không mấy ai không lâm mô thư thiếp của Vương Hi Chi vì ông được tôn xưng là “thư thánh” Khải thư của ông như: “Nhạc Nghị luận”, “Hoàng Đình kinh”,

“Đông Phương Sóc họa tán” … được “Nam triều thời ấy rất ưa thích”, hiện còn rất nhiều câu truyện đầy mầu sắc truyền kỳ, thậm chí còn trở thành đề tài cho hội họa Thảo thư của ông được thế nhân tôn là “Thảo chi thánh” Hiện nay không còn nguyên tích lưu lại nhưng khắc thạch Thư pháp vẫn còn rất nhiều Tác phẩm của Vương Hi Chi rất phong phú, ngoài “Lan đình tự” còn có các bức nổi tiếng khác như: “Quan nô thiếp – 官奴帖””, “Thập thất thiếp – 十七帖””,”Nhị tạ thiếp – 二谢帖””, “Phụng quất thiếp – 奉枯帖””, “Di mẫu thiếp -姨母帖””, “Khoái tuyết thời tình thiếp – 快雪时晴帖””, “Nhạc Nghị luận – 乐毅论””, “Hoàng Đình Kinh – 黄庭经” …” … Đặc điểm nổi bật nhất trong Thư pháp của ông là sự bình hòa, tự nhiên, bút thể uyển chuyển hàm súc, đẹp đẽ mỹ lệ Người đời sau bình về sự tận thiện tận mỹ trong thư pháp Vương Hi Chi rằng: “Phiêu nhược du vân, kiểu đài kinh xà – 飘若游云,矫苔惊蛇” ” (Lãng đãng như áng mây xanh trổi nổi, uốn lượn như rêu in vết rắn trườn.”

草书 十七帖” 初月帖” 行穰帖” 龙保帖” 上虞帖”

长风帖” 贤士帖” 飞白帖” 平安帖” 寒切帖”

行书 姨母帖” 快 雪 时 晴

丧乱帖” 兰亭集序 平安帖”

何如帖” 奉橘帖” 孔侍中帖” 佛遗教经” …

二谢帖” 雨后帖” 秋月帖” 都下帖”

楷书 黄庭经” … 乐毅论” 曹娥碑

Lan Đình tự 兰亭序 là tác phẩm đại biểu về hành thư của Vương Hi Chi, được khen là bảo thư:“Đăng phong tháo cực, phong thần cái đại” 登峰造极, 风神盖代 (Đạt đến đỉnh cao, phong cách và thần khí trùm đời) Và là “Thiên hạ đệ nhất hành thư” 天下第一行书.

Theo truyền thuyết, vào ngày mồng 3 tháng 3 cuối xuân âm lịch năm Vĩnh Hoà 永和 thứ

9 thời Đông Tấn (năm 353), Vương Hi Chi đã ở Lan Đình 兰亭 thuộc Sơn Âm, Cối Kê, ( tức dưới chân núi Lan Chu bên ngoài thành phố Thiệu Hưng ngày nay) cùng những danh sĩ tài giỏi lúc bấy giờ như Tạ An 谢安, Tôn Xước 孙绰 và 41 người khác tổ chức buổi họp mặt phong nhã Những người tham dự đã sáng tác những bài thơ, bày tỏ cảm xúc và chép thành một tuyển tập, mọi người đều đề nghị người triệu tập buổi họp mặt này, rất được kính trọng là Vương Hi Chi, viết lời tựa để ghi lại buổi gặp mặt văn nhã này, đó là "Lan đình tập tự".

Theo tập tục “Tu hễ” 修禊 (Tu hễ: là một loại tế tự thời cổ, thời Nguỵ về sau lấy ngày mồng 3 tháng 3 vui chơi bên bờ nước để tiêu trừ tai ương bệnh tật, từ đó về sau thành tục), mượn “lưu thương” 流觞 (thả cho chén rượu trôi trên giòng nước) để uống rượu Chén rượu dừng trước mặt người nào thì người đó trong một thời gian nhất định phải làm thơ, nếu làm không được sẽ bị phạt rượu Nhóm Tạ An 15 người không làm được thơ, phạt mỗi người 3 li; nhóm Vương Hi Chi 11 người, mỗi người làm được 2 bài, một tứ ngôn, một ngũ ngôn; còn lại

15 người mỗi người làm 1 bài (1) Nhân lúc hứng, Vương Hi Chi liền lấy giấy tằm, tay cầm bút râu chuột làm bài tự cho mấy chục bài thơ đó Bài tự này lúc bấy giờ không có tiêu đề, người đời sau gọi cũng không thống nhất Đời Tấn gọi là Lâm hà tự 临河序, đời Đường gọi là Lan Đình thi 兰亭诗, cũng còn gọi là Lan Đình kí 兰亭记; Âu Dương Tu 欧阳修 đời Tống gọi là

Tu hễ tự 修禊 序; Tô Thức 苏轼 gọi là Lan Đình văn 兰亭文; Mễ Phế 米芾gọi là Lan Đình nhã tập tự 兰亭雅集序 v.v… Hiện nay đều gọi là Lan Đình tự 兰亭序.

Lan Đình tự là tác phẩm đắc ý của Vương Hi Chi, truyền thuyết kể rằng, sau đó ông theo đó viết lại nhiều lần, nhưng “than rằng không thể theo kịp”, nên bức đó được xem là gia bảo truyền đời Truyền đến người cháu đời thứ 7 là thiền sư Trí Vĩnh 智永, Trí Vĩnh là vị hoà thượng chùa Vĩnh Hân 永欣 ở Sơn Âm, thư pháp gia nổi tiếng thời Trần và Tuỳ Khi sắp mất Trí Vĩnh giao Lan Đình tự cho đệ tử y bát chân truyền là Biện Tài 辨才 Biện Tài đã giấu bức Lan Đình tự ở một cái lỗ được tạc trên cây rường ở chính điện Đường Thái Tông Lí Thế Dân 李

世民 rất thích thư pháp của Vương Hi Chi, bí mật sai Tiêu Dực 萧翼 đến chỗ Biện Tài để lấy.

Tiêu Dực hai người trò chuyện rất hợp nhau Từ đó hai người trở thành bạn thân, thường qua lại thăm nhau Có một lần bàn về thư pháp, Tiêu Dực nói rằng:

- Tôi học qua khải thư của Nhị Vương, hiện ở nhà có lưu giữ một số bút tích của Nhị Vương

Tiêu Dực mời Biện Tài hôm sau đến xem Hôm sau Biện Tài nhìn kĩ bút tích và nói rằng:

- Đúng là của Tổ sư, nhưng không phải là tác phẩm đẹp nhất, chỗ tôi có một…

Tiêu Dực liền hỏi là bức nào? Biện Tài đáp là Lan Đình tự Tiêu Dực cười bảo rằng:

- Trải qua chiến loạn, làm gì còn, có lẽ là bức giả chăng?

- Đó là bức mà thầy tôi được tổ sư truyền lại, khi sắp mất thầy tôi tận tay giao cho tôi, giờ mời anh đi xem qua.

Biện Tài từ cái lỗ trên cây rường lấy ra bức Lan Đình tự cho Tiêu Dực xem qua, rồi lại cung kính cất vào Mấy ngày sau, nhân lúc Biện Tài không có ở chùa, Tiêu Dực đã lấy trộm bức Lan Đình tự, sau đó đến phủ quan trình thánh chỉ của Đường Thái Tông cho tìm bức Lan Đình tự. Lúc bấy giờ Biện Tài mới hiểu ra, nhưng không biết làm cách nào Đường Thái Tông quý bức Lan Đình tự như viên minh châu, khi còn sống luôn ngắm nhìn, đến khi qua đời lấy làm vật bồi táng quý báu nhất trong lăng Từ thời Ngũ đại sau khi bọn trộm đào trộm Chiêu Lăng 昭陵, bức Lan Đình tự không biết đi đâu, mọi người chỉ có thể nhìn thấy bức mô phỏng được lưu truyền.

Phùng Thừa Tố là người chuyên thác bản cho triều Đường Thái Tông, trực thuộc Hoằng Văn quán 弘文馆, ông nhiều lần vâng mệnh mô phỏng tác phẩm của Vương Hi Chi để thái tử, chư vương cùng đại thần học tập, Lan Đình tự cũng được chuyên tâm chế tác làm thành bản mô phỏng theo thánh chỉ Theo truyền thuyết, cách mô phỏng này là trước tiên đặt giấy lên bức Lan Đình tự vẽ đường viền của chữ, sau đó dùng mực điền vào Vì thế nét bút trong sáng, tương đối giống với bức gốc tên gọi đầy đủ của bức mô phỏng này là Đường Phùng Thừa Tố song câu điền khuếch bản 唐冯承素双钩填廓本, chất liệu giấy, 28 hàng, 324 chữ Nhân có dấu ấn nhỏ niên hiệu Thần Long 神龙 của Đường Trung Tông nên cũng gọi là Thần Long bản Lan Đình 神 龙本兰亭 Bức này từng được đưa vào nội phủ triều Tống Cao Tông, đầu đời Nguyên về tay Quách Thiên Tích 郭天锡, đời Minh nhà Dương Sĩ Kì 杨士奇 lưu giữ, lại đến nhà Vương Tế 王

济, rồi Hạng Nguyên Biện 项元汴 Đầu đời Thanh trải qua các nhà Tào Dung 曹溶, Trần Định

陈定, Quý Ngụ Dung 季寓庸 lưu giữ, thời Càn Long 乾隆 đưa vào nội phủ, hiện được lưu giữ tại viện bảo tàng Cố cung Bắc Kinh Lan Đình tự được in trong Cố cung bác vật viện lịch đại thư pháp tuyển tập 故宫博物院历代 书法选集, tập 1 và trong Trung Quốc mĩ thuật toàn tập – Nguỵ Tấn Nam Bắc triều thư pháp 中国美术全集魏晋南北朝书法.

LỜI TỰA TẬP [THƠ] LAN ĐÌNH: Năm Quý Sửu Vĩnh Hòa thứ 9, đầu tháng cuối xuân, chúng tôi tụ hội ở Lan Đình huyện Sơn Âm quận Cối Kê, làm lễ tế Hệ Quần hiền đến đủ, già trẻ họp mặt Nơi đây có núi non cao ngất, rừng rậm tre dài, lại có suối khe trong vắt, soi chiếu bốn bên dẫn đến cuộc thả trôi các chén rượu trên dòng nước quanh co Mọi người ngồi xếp hàng, tuy không có cảnh tơ trúc sáo đàn nhộn nhịp, nhưng chén rượu câu thơ cũng đủ thỏa sức diễn đạt tình ý sâu xa Hôm nay thời tiết sáng sủa, không khí trong lành, hiu hiu gió nhẹ Ngẩng nhìn lên vũ trụ bao la, cúi xuống xem vạn vật phồn thịnh, mà phóng mắt ngắm trông thỏa lòng bay bổng, thật thoả tình mắt ngắm tai nghe Thật là khoái lạc !

Người ta ở đời, thấm thoát trăm năm Cũng có người dốc bầu tâm sự với bạn bè cùng một nhà đối diện đàm tâm; cũng có người gửi gắm tâm tình nơi ngoại vật vượt ra ngoài thân thể hình hài. Dẫu kiếm tìm và vứt bỏ muôn ngàn khác biệt, tính tình điềm tĩnh hay bốc rời mỗi người một vẻ, nhưng khi vui với cảnh ngộ tao phùng, trong chốc lát có điều sở đắc, thì tự mình sướng vui thỏa mãn, không biết cái già sồng sộc nó thì theo sau Kịp đến khi đã mệt vì những gì theo đuổi, tình cảm đã đổi thay theo sự vật, thì niềm cảm khái cũng đến liền! Những gì yêu thích trước đây, trong chốc lát đã thành dấu cũ vết xưa, vẫn không thể không vì nó, mà sinh niềm cảm khái. Huống chi thọ mệnh ngắn dài đều tuân theo tạo hóa, cuối cùng đến ngày kết thúc Người xưa có câu: “Sống chết là việc lớn thay !” Há chẳng đáng đau lòng sao !

Mỗi khi thấy rõ nguyên do khiến người xưa cảm khái, khác nào sát hợp với mình, tôi chưa từng không xót xa than thở với văn chương của người xưa, nhưng trong lòng chẳng rõ vì sao Vẫn biết rằng coi sống chết như nhau là hoang đản, đánh đồng Bành tổ với kẻ chết non là điều xằng bậy Người đời sau nhìn hôm nay, cũng giống như người đời nay nhìn khi xưa, đáng buồn thay ! Cho nên chép chuyện người có mặt, sao lục thơ họ làm ra Dẫu thời đại đổi thay, sự tình đổi khác nhưng nguyên do gây nên cảm khái vẫn là một mà thôi Độc giả đời sau sẽ sinh niềm cảm khái với thơ văn này.

[ Viện nghiên cứu Hán Nôm, Phan Văn Các ]

CÁC CÂU CHUYỆN VỀ VƯƠNG HY CHI

Các câu chuyện ngắn

Vương Hy Chi sinh ra trong một gia đình quan liêu Cha của ông là Vương Khoáng là thống đốc Hoài Nam, chú Vương Đạo làm chức quan Tư Đồ , bác Vương Đôn là tỉnh trưởng DươngChâu, và chú Vương Trừng là tỉnh trưởng Kinh Châu Thế hệ cha ông đều là những nhà thư pháp nổi tiếng thời bấy giờ nên ông có điều kiện học tập rất tốt.

Vương Hy Chi khi còn nhỏ là người ít nói nên không ai có thể nhận ra ở ông có điều gì đặc biệt Nhưng ông lại rất ham học hỏi, thích tìm tòi, tháo vát và tính toán khi gặp vấn đề Ông bắt đầu học thư pháp từ năm 7 tuổi, đến năm 10 tuổi, khả năng viết chữ của anh đã rất tốt, các chú các bác đều rất thích ông.

Vương Hi Chi yêu thích viết lách từ khi còn nhỏ Người ta kể rằng khi đi đường, ông bất cứ lúc nào cũng luyện tập thư pháp bằng ngón tay, thời gian trôi qua, quần áo của ông thậm chí còn bị trầy xước Sau khi siêng năng học tập và luyện tập, thư pháp của Vương Hy Chi đã đạt đến trình độ rất cao.

Khi Vương Hy Chi 11 tuổi, anh muốn học một số tác phẩm lý thuyết về thư pháp, dùng để tự học Một ngày nọ, anh tìm thấy một cuốn sách tên là "Bút luận" trên gối của cha anh, Vương Khoáng, trong đó nói về các phương pháp viết Ông lấy làm vui mừng như tìm được kho báu và bắt đầu say mê đọc nó Ngay khi ông đang cảm thấy rất hứng thú, cha ông đã phát hiện ra và hỏi ông: “Tại sao con lại lén đọc cuốn sách bí mật trên gối của cha?” Vương Hi Chi chỉ nhìn cha mình và cười ngốc nghếch Người mẹ ở bên cạnh nói: “Có lẽ thằng bé đang cố gắng tìm ra cách sử dụng cây bút!” Người cha nói: “Con bây giờ còn quá nhỏ, khi con lớn lên, ta đương nhiên sẽ dạy con đọc sách.”

Vương Hi Chi thiếu kiên nhẫn, không vui nói: “Nếu con đợi lớn lên mới nghiên cứu đến thư pháp thì sẽ rất lãng phí thời gian, tuổi trẻ của con chẳng phải sẽ uổng phí sao?” Vương Khoáng rất bất ngờ trước ý kiến của con trai mình và cho rằng con trai mình còn nhỏ mà đã có chí lớn nên được nuôi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ Thế là cha ông đã nghiêm túc giải thích nội dung

"Bút Đàm" cho Vương Hy Chi Hy Chi có kỹ năng sao chép vững chắc và sự hướng dẫn lý thuyết của "Bút luận", chỉ trong vài tháng, thư pháp của ông đã lên một tầm cao mới Sau này, ông trở thành học trò của Vệ phu nhân, một nữ thư pháp lúc bấy giờ, dưới sự hướng dẫn tận tình của Vệ phu nhân, ông đã luyện tập thư pháp và đã có tiến bộ hơn nhiều Vương Hi Chi học thư pháp với Vệ phu nhân một thời gian, thư pháp của ông đã trở nên rất tròn trịa và thành thục. Ngay cả Vệ phu nhân cũng phải ngạc nhiên: “Trò giỏi hơn thầy, hậu sinh khả uý, sau này đứa nhỏ này nhất định sẽ vượt qua ta!”

Vì xuất thân từ gia đình quyền quý và vì tài năng xuất chúng nên các quan đại thần trong triều tiến cử ông làm quan Ông giữ chức thống đốc và tướng quân Hữu quân (người ta còn gọi ông là Vương Hữu Quân) Sau này ông trở thành quan chức ở huyện Hội Kê Ông không thích sống ở thủ đô náo nhiệt, khi nhìn thấy cảnh đẹp của Hội Kê, ông đã rất yêu thích nó, bất cứ khi nào có thời gian, anh ấy đều cùng bạn bè đi thăm núi sông Một lần, Vương Hy Chi và những người bạn của ông ấy tổ chức một bữa tiệc tại Lan Đình ở Sơn Âm, tỉnh Hội Kê Mọi người đều uống rượu và làm thơ Cuối cùng, Vương Hi Chi tại chỗ viết một bài để kỷ niệm bữa tiệc, đây chính là "Lan Đình Tập Tự" nổi tiếng Bài “Lan Đình Tập Tự" do chính Vương Hi Chi viết luôn được coi là báu vật của nghệ thuật thư pháp, đáng tiếc là tác phẩm gốc đã bị thất lạc.

Thư pháp của Vương Hy Chi ngày càng trở nên nổi tiếng Người thời đó coi những chữ viết của ông như một báu vật.Người ta kể rằng có một lần, ông đến nhà một đệ tử và được đệ tử đón tiếp nồng nhiệt Ông ngồi cạnh bên một chiếc bàn mới, thấy mặt bàn nhẵn bóng, sạch sẽ, điều này khơi dậy hứng thú viết lách và bảo người đệ tử mang bút mực cho ông Người đệ tử mừng quá, lập tức đem bút mực đưa cho Vương Hi Chi Vương Hy Chi viết vài dòng về một số vụ án để làm kỷ niệm rồi quay trở lại.

Vài ngày sau, người đệ tử ra ngoài có việc gì đó Cha anh vào phòng làm việc dọn dẹp, thấy giấy tờ mới dính mực, ông dùng dao cạo sạch dòng chữ Khi đệ tử trở lại, chữ viết trên nhiều vụ án đã biến mất Học sinh buồn rầu về chuyện này trong cả mấy ngày liền.

Vương Hy Chi và há cảo thiên nga

Vương Hy Chi khi còn nhỏ đã thích luyện tập chữ viết, ông ấy lúc 7 tuổi đã học tập viết từ nhà thư pháp Vệ phu nhân Ông ấy tập trung luyện tập chăm chỉ và tiến bộ từng ngày, chưa đầy ba năm lực bút đã có độ sâu, có lực , trầm bổng và sống động Tại cuộc thi thư pháp do Thái thú ( Chức quan thời xưa) Lang Gia tổ chức, ông chỉ với một lần đã giành được giải nhất, trong sự kinh ngạc của các nhà thư pháp nổi tiếng của hàng trăm dặm xung quanh Trong một khoảng thời gian, lời khen không dứt, khách đến chúc mừng chật đầy nhà Vương Hi Chi vừa tròn 10 tuổi, trong hoàn cảnh như vậy thì không khỏi lâng lâng tự hào.

Một ngày nọ, Vương Hi Chi đang đi ngang qua một con hẻm, thấy trước cửa của một quán ăn tiếng người ồn ào, náo nhiệt vô cùng Đặc biệt là câu đối trên cửa hàng đặc biệt bắt mắt Ở phía trên viết: hương vị rất là ngon, ai cũng khen; hình dáng thanh tú, đẹp đẽ, không ai là không thích Trên tấm bảng ngang có ghi dòng chữ: há cảo thiên nga Tuy nhiên, chữ viết còn thiếu sức sống, không có kỹ thuật và còn cứng nhắc

Vương Hy Chi đọc xong, nhếch môi thầm nghĩ: cái chữ viết thiếu kỹ năng này, nó chỉ phù hợp với cái quán ăn ở cái hẻm nhỏ này mà thôi Nhưng ông ấy lại suy nghĩ: hương vị rất là ngon, ai cũng khen; hình dáng thanh tú, đẹp đẽ, không ai là không thích Há cảo có gì đặc biệt, ai là người mở quán há cảo này mà lại dám kiêu ngạo như vậy.

Vương Hy Chi bước vào cửa hàng và nhìn thấy bốn chiếc nồi sắt lớn đang đun nước sôi được đặt cạnh nhau dưới một tấm bình phong Những chiếc bánh bao được gói giống như những chú chim trắng lần lượt bay ngang qua bức bình phong, vô tư đáp xuống từng nồi nước sôi.Những người phục vụ trong quán bánh bao đang bận rộn chào đón thực khách, mỗi người phục vụ phụ trách một nồi và báo cáo số lượng: “ nồi số 1 nửa cân, được, lại thêm một cân nữa; nồi số

Vương Hi Chi tò mò liền lấy ra mấy đồng tiền, gọi nửa cân há cảo rồi ngồi xuống Há cảo một lát sau đã được đặt lên bàn Ông quan sát tỉ mỉ, quả nhiên những chiếc há cảo ở đây rất là đặc biệt, cái nào cũng đều lung linh tinh xảo, giống như một con thiên nga trắng bồng bềnh trên mặt nước, ca hát tận trời xanh, quả thực là vô cùng khéo léo Ông dùng đũa gắp một chiếc bánh bao, rồi đưa lên miệng cắn một miếng A, mùi thơm lập tức tràn ngập thơm ngon bất tri bất giác ăn hết một đĩa há cảo xuống bụng, đây thật sự là một bữa ăn no nê, dư vị thật sâu đậm

Vương Hi Chi không khỏi tự nhủ: “Cái há cảo thiên nga này quả thực là danh bất hư truyền.” Ông ấy nghĩ thầm: Chỉ là chữ viết trên câu đối ở cửa hàng quá xấu, thực sự không phù hợp với cái há cáo này Tại sao tôi, Vương Hi Chi, không nhân cơ hội này viết một câu đối khác cho cửa hàng, để không uổng phí cái hương vị ngon này Ông ấy hỏi người hầu bàn “ Cho hỏi chủ quán đang ở đâu” Người hầu bàn dùng ngón tay chỉ vào bức bình phong nói: “ Bẩm tướng công (người đàn ông thành niên, thời xưa) , chủ quán đang đứng sau tấm bình phong "

Vương Hi Chi đi vòng qua tấm bình phong, nhìn thấy một bà lão tóc trắng đang ngồi trước thớt, tự mình cán bột và làm há cảo Sau khi nhồi nhân xong, nặn nó vài lần thật nhanh, chẳng mấy chốc liền biến thành con thiên nga, động tác rất là thành thục Điều làm anh ngạc nhiên hơn nữa là sau khi gói bánh bao xong, bà lão tóc trắng đã ném bánh bao về phía tấm bình phong. Những chiếc bánh bao thiên nga lần lượt vượt qua tấm bình phong rồi rơi vào nồi Mỗi cặp có 5 miếng, theo số lượng người hầu bàn báo cáo, mỗi nồi có vào bao nhiêu cái, trọng lượng không sai một tí nào.

Vương Hy Chi vô cùng kinh ngạc trước kỹ năng tuyệt vời của bà lão tóc trắng Ông ấy vội vàng bước tới chào hỏi: “ Cụ ơi, mất bao nhiêu lâu luyện tập để có được kỹ năng giống như cụ”.

Bà lão tóc trắng trả lời: “Nói thật với cậu, phải mất 40 năm mới thành thạo và mất cả đời để tu sâu Vương Hy Chi nghe được lời này, không khỏi trầm mặc suy nghĩ, cẩn thận thưởng thức hương vị của những lời này Sau đó ông ấy hỏi: "Tay nghề của cụ thật tuyệt vời, tại sao cụ không nhờ người khác viết câu đối trước cửa tốt hơn? Nó không hợp với há cảo thiên nga lắm!"

Vương Hy Chi không hỏi thì không sao, nhưng khi ông hỏi, bà lão tóc trắng rất là tức giận, tức giận nói: Tướng công có lẽ không biết, không phải tôi không muốn mời mà chỉ là không mời dễ chút nào! Lấy Vương Hi Chi vừa mới nổi tiếng gần đây làm ví dụ, hắn được khen ngợi tận trời! Thành thật mà nói, công sức nho nhỏ mà hắn ta bỏ ra để viết thực sự không bằng công sức tôi bỏ ra để ném bánh bao Cậu đừng có học theo hắn, như người ta thường hay nói: “学海无涯苦作舟,勤奋当桨争上游。一次划前就骄傲,终久要落人后头。”

Những lời bà lão tóc trắng nói ra khiến Vương Hi Chi đỏ mặt và cảm thấy xấu hổ Ông kính cẩn viết câu đối gửi bà lão Kể từ đó, tiệm há cảo thiên nga này treo câu đối do Vương Hi Chi viết, việc kinh doanh vì vậy mà ngày càng phát đạt Sự việc này cũng đã thay đổi cuộc đờiVương Hy Chi, khiến ông gắn bó suốt đời với loài ngỗng Ông luyện tập thư pháp một cách khiêm tốn và cần cù hơn, học hỏi điểm mạnh của người khác, nghiên cứu kỹ các thế, giới thiệu những thế mới và tạo ra một phong cách mới với lối thư pháp mạnh mẽ, đa dạng và đẹp mắt, đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới Trở thành nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Hy Chi đổi ngỗng

Mỗi người nghệ sĩ đều cho mình một sở thích riêng, có người thích trồng hoa, có người thích nuôi chim Nhưng Vương Hi Chi có sở thích đặc biệt của mình Bất kể ở đâu có ngỗng đẹp, anh đều quan tâm đến xem hoặc mua về để thưởng thức Có một đạo sĩ ở Sơn muốn Vương Hi Chi viết cho mình một tập Đạo Đức Kinh Nhưng ông biết Vương Hi Chi không nguyện ý dễ dàng chép kinh cho người khác Sau này, ông biết Vương Hi Chi thích ngỗng trắng nên đã đặc biệt nuôi một lứa ngỗng tốt Vương Hi Chi nghe nói Đạo gia có con ngỗng tốt, liền chạy đến xem Khi đến gần nhà đạo sĩ, anh nhìn thấy một đàn ngỗng nhàn nhã trôi nổi trên mặt nước, bộ lông trắng như tuyết tương phản với mái nhà cao màu đỏ, thật sự rất dễ thương Vương

Hi Chi nhìn đàn ngỗng bên bờ sông không nỡ bỏ đi nên sai người đi tìm đạo sĩ và yêu cầu bán ngỗng cho ông ta Đạo sĩ mỉm cười nói: "Vì vương công thích nó nên ta sẽ cho ngươi tất cả những con ngỗng này mà không tốn bất kỳ chi phí nào Nhưng ta có một yêu cầu, đó là nhờ ngài viết cho ta một cuốn kinh." Không chút do dự, Vương Hi Chi sao chép một cuộn kinh cho đạo sĩ, roi đem ngỗng về.

Vương Hy Chi ăn mực

Thời Đông Tấn có một nhà thư pháp vô cùng nổi tiếng là Vương Hi Chi; ngay từ nhỏ ông đã rất đam mê với bộ môn nghệ thuật này Ngày nào ông cũng luyện viết chữ, nhờ vào sự kiên trì rèn luyện, trình độ thư pháp của ông tiến bộ rất nhanh Ông đã dùng hết không biết bao nhiêu lọ mực, viết nát không biết bao nhiêu cây bút lông Hàng ngày sau khi luyện thư pháp xong, ông lại mang bút ra ao rửa; lâu ngày nước trong ao biến thành màu đen, mọi người gọi đó là “ao mực”.

Một lần, ông ngồi trong thư phòng tập trung luyện chữ đến nỗi quên cả ăn cơm Mẹ phải nhờ người hầu đưa cơm đến cho ông Cơm hôm đó có bánh bao và tỏi nghiền, món mà ông thích nhất.Thì ra do vừa ăn vừa viết chữ, nên ông đã nhầm nghiên mực với bát tỏi nghiền, cứ thế chấm bánh bao ăn, khiến mồm đen ngòm.

Mãi đến khi thấy mẹ cười, ông mới giật mình nhận ra Vương Hi Chi nhầm mực với tỏi nghiền! Ông cười phá lên, nhưng ông không hề xấu hổ, trái lại, cảm thấy rất vui và thú vị với sự nhầm lẫn của mình.

Một lần, người vợ vì lo lắng cho sức khỏe của ông nên đã khuyên ông rằng: “Chàng hãy giữ gìn sức khỏe! Chàng viết chữ đã rất đẹp rồi, sao còn phải khổ luyện như thế làm gì?”

Vương Hi Chi từ tốn nói: “Chữ của ta có thể đã được coi là đẹp, nhưng chủ yếu đều là học cách viết của các vị tiền bối Ta muốn có cách viết của riêng mình, muốn vậy phải khổ luyện mới thành được.”

Sau này, Vương Hi Chi trở thành một nhà thư pháp rất nổi tiếng, người đời dùng cụm từ

“bồng bềnh như mây, rồng bay phượng múa” để miêu tả nét chữ của ông.

Chiếc quạt do Vương Hy Chi viết

Có một lần Vương Hy Chi nhìn thấy một bà lão bán quạt, nhưng công việc buôn bán rất ế ẩm hơn nữa có rất nhiều quạt tre đều đã bị mốc, người bán còn không ưng Vì vậy ông liền quyết định giúp đỡ bà lão lão này. Ông hỏi bà cụ: “ Những chiếc quạt này của bà buôn bán như thế nào ạ” Bà cụ cũng không khách khí nói : “ Khách quan ông cũng thật hài hước, tôi bán mấy cái quạt này ở đây mấy ngày rồi mà không bán được một chiếc nào Nếu cứ tiếp tục thế này thì nhà tôi sẽ hết lương thực mất.” Vương Hy Chi nói: “ bà không cần phải oán trời trách đất, tôi sẽ dạy bà một cách rất là hay, đảm bảo có thể bán những chiếc quạt này với giá tốt, mà còn có thể giúp bà kiếm được nhiều tiền.”

Sau đó ông ấy viết chữ lên những chiếc quạt của bà lão, bà lão nào có biết đây là nhà thư pháp vĩ đại, bà nhanh chóng giật lấy cây bút từ tay Vương Hi Chi và nói: “ tôi nói cho ông biết, ông đến đây để phá đám đúng không Những chiếc quạt sạch sẽ của tôi còn không bán được, ông đến đây vẽ bậy vẽ bạ một hồi, tôi còn bán được cho ai đây”.

Vương Hy Chi nói: “ bà đừng có vội, tôi sau khi viết xong bà lúc bán chỉ cần nói to Vương

Hy Chi viết quạt, tôi đảm bảo rằng mỗi chiếc sẽ bán được một trăm nhân dân tệ.”Bà lão nghe nói thần kỳ như vậy, thái độ bán tín bán nghi yêu cầu Vương Hy Chi viết thêm vài cái quạt nữa. Mọi người vừa nghe nói đó là thư pháp của Vương Hi Chi thì đều đến mua Chỉ trong một khoảng thời gian, những chiếc quạt ban đầu được cất đều được giành mua hết Bà cụ tự hỏi, chẳng lẽ có một vị thần nào đó thực sự muốn giúp mình.

Ngày hôm sau, bà lão lại đợi Vương Hy Chi viết chữ cho bà, ông cảm thấy không được vui,nghĩ: hôm qua là ta muốn giúp bà nên mới làm đến hạ sách này Hôm nay bà cầu xin ta là vì để kiếm tiền Nhưng không còn cách nào khác, Vương Hy Chi vẫn viết cho bà lão vài chiếc, kết quả là lại bán rất chạy Sau này, Vương Hy Chi khi đi qua cầu, nếu nhìn thấy bà lão bán quạt ở đó, ông sẽ đi đường vòng để tránh.

Vương Hy Chi và hạt gạo

Ở một địa phương nọ có một đôi vợ chồng, người chồng là một người đọc sách, cũng không có nghề nghiệp gì cả, người vợ ở nhà cũng chỉ một vài việc nhà Vì vậy cuộc sống của đôi vợ chồng rất là túng thiếu May mà Vương Hy Chi biết được hoàn cảnh của gia đình họ, cứ dăm ba bữa lại đến giúp đỡ vợ chồng họ Điều này mới giúp vợ chồng họ miễn cưỡng sống qua ngày, không phải lo lắng về việc ăn uống. Đôi vợ chồng luôn muốn trả ơn cho Vương Hy Chi, nhưng lại không tìm được cơ hội nào cả Vào một ngày, đôi vợ chồng tính toán, cảm thấy Vương Hy Chi đã nhiều ngày không đến nhà bọn họ Hỏi ra mới biết Vương Hy Chi bệnh rồi Hai vợ chồng bàn bạc rồi quyết định nhân cơ hội lần này để báo đáp Vương Hy Chi, nhưng mà làm như thế nào để báo đáp Nhà người ta không giống như nhà mình, không thiếu ăn cũng không thiếu uống Đúng lúc đôi vợ chồng đang buồn bã không tìm ra cách giải quyết thì con gà mái duy nhất ngoài sân vừa đẻ trứng vừa gáy

“cục cục” đã thu hút sự chú ý của đôi vợ chồng Hai vợ chồng thương lượng một hồi, liền đem con ga ra giết thịt Hầm một ít canh đem đến cho Vương Hi Chi, thứ nhất là để giúp ông bổ sung thân thể, thứ hai là để bày tỏ tình cảm của hai vợ chồng.

Sau khi giết con gà liền bắt đầu đặt vào trong nồi hầm, người vợ liền ra ngoài làm việc khác, người chồng phụ trách nhóm lửa Người chồng ngồi trước bếp, vừa nhóm lửa vừa đọc sách, cách một lúc rồi cho thêm lửa, ánh mắt không rời cuốn sách, trong miệng vẫn đọc.Đọc không ngừng, cũng không biết là đã qua bao lâu Người vợ khi bước vào nhà liền ngửi thấy mùi thịt khét, vội vàng chạy vào mở nắp vùng ra xem Hai mắt liền ngốc ra, nước trong nồi sớm đã nấu cạn rồi, nồi thịt băm còn có chút đen Làm sao bây giờ? Trong nhà chỉ có một con gà, cũng không thể lại giết một con khác, cũng không có tiền để mua một con khác Điều này khiến đôi vợ chồng rất là lo lắng Cuối cùng không có cách nào khác, chỉ có thể đổ thêm chút nước vào rồi nấu lên May thay người chồng thông thạo y thuật, liền cho thêm vài vị thuốc bắc có thể trị bệnh của bệnh của Vương Hy Chi Để thay đổi mùi vị, còn thêm vào một ít hạt tiêu.

Canh sau khi nấu xong, người chồng bồn chồn bất an mang đến nhà của Vương Hy Chi.Vương Hy Chi nhận lấy món canh thịt, nhìn thấy trong bát có thứ gì đó đen đen, liền cau mày lại, nghĩ nhưng người ta đã mang đến rồi không uống thì lại ngại Thế là liền nhấp một ngụm,ông cảm thấy mùi vị của lần này so với canh gà của lần trước không giống nhau, liền không kiềm được “uhm” lên một tiếng Người học giả đứng ở bên cạnh nghe xong liền bị dọa sợ một tiếng “ thơm, thơm” Vương Hy Chi một hơi liền uống cạn bát canh, lập tức liền cảm thấy rất tinh thần sảng khoái Ông ấy tiện tay cầm cây bút bên cạnh viết lên giấy 2 chữ “ 米参- nhân sâm” Người học giả đứng cạnh cảm thấy rất mơ hồ: Vương Hy Chi viết hai chữ này là có nghĩa gì Anh ấy không nhịn được mà hỏi một tiếng; “您这是写的啥-Ngài viết chữ gì vậy” Vương

Hy Chi ban đầu chỉ cảm thấy thịt bằm và hạt gạo giống nhau, mới thuận tiện viết, ông nghe câu hỏi của người đọc sách, liền thuận thế nói đùa một câu: “我写的就是 sá” Hai người bật cười lớn, người học giả đề nghị ghép hai từ thành một từ, thế là anh ấy cầm bút viết từ “糁- sǎn- hạt cơm” từ đó trở đi, ở địa phương này, cái chữ này liền đọc thành “sá”

Dưới lời đề nghị và giúp đỡ của Vương Hy Chi, đôi vợ chồng đó về sau mở một cửa hàng súp gạo Vương Hy Chi cũng một tấm bảng biển cho cửa hàng súp, bên cạnh cửa có viết một ký tự tiếng Trung lớn "糁" Người ta biết rằng món súp gà của ông từng chữa khỏi bệnh cho Vương

Hi Chi nên việc kinh doanh đặc biệt phát đạt, món súp gạo nếp ngày càng lan rộng.

7 Vương Hy Chi viết câu đối xuân

Nhà thư pháp vương Hy Chi vào một năm từ quê nhà Sơn Đông chuyển đến Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang Lúc đó đúng lúc là vào cuối năm, thế là Vương Hy Chi đã viết một câu đối, nhờ người nhà dán vào hai bên cổng Câu đối là:“Gió xuân, mưa xuân, phong cảnh mùa xuân, năm mới, tuổi mới, phong cảnh mới”.

Thật không ngờ tới, thư pháp của Vương Hy Chi có một không hai, được nhiều người ngưỡng mộ vào thời điểm đó Vì vậy mà ngay sau khi câu đối vừa được dán lên đã nhân lúc đêm tối bóc lấy đi mất Người nhà sau khi nói với Vương Hy Chi , ông cũng không tức giận, liền lấy bút viết một câu đối khác, bảo người nhà dán lên lại Câu đối được viết là: “ Chim vàng anh hót ở phương bắc, chim nhạn hót ở ngoại ô phương nam.”

Thật không ngờ sáng ra nhìn, thấy nó đã bị người khác lấy đi rồi Nhưng hôm đó là đêm giao thừa, ngày hôm sau là ngày mùng một tết, nhìn hàng xóm láng giềng nhà nào cũng treo câu đối xuân Chỉ riêng gia đình mình trông không không có gì, Bà Vương lo lắng đến mức giục chồng nghĩ mau cách giải quyết Vương Hi Chi suy nghĩ một chút, mỉm cười, liền lấy bút viết một câu đối nữa Sau khi viết xong, nhờ người nhà cắt đi một đoạn, dán phần trên lên cửa: “May mắn có đôi, xui xẻo không bao giờ đến một mình.” "

Ban đêm quả nhiên có người đến trộm, nhưng nhìn dưới ánh trăng thấy câu đố viết không có ý may mắn Gã nghĩ :Vương Hi Chi tuy là một nhà thư pháp nổi tiếng nhưng cũng không thể lấy đi cặp câu đối chứa đầy những lời tiên đoán nguy hiểm này Kẻ trộm không còn cách nào khác đành phải thở dài rồi lẻn đi trong màn đêm Rạng sáng ngày mùng một Tết, Vương Hy Chi đích thân ra ngoài dán nửa dưới mà mình đã cắt hôm qua, lúc này có rất nhiều người đang xem, khi mọi người nhìn thấy, câu đối đã trở thành: “Hôm nay phước lành vô song đến, đêm qua bất hạnh không đến một mình.” Mọi người nhìn thấy liền vỗ tay hoan hô.

8 Vương Hy Chi giả vờ say

Thời Đông Tấn có một nhà thư pháp rất nổi tiếng tên là Vương Hy Chi, 7 tuổi đã bắt đầu luyện chữ, chưa trưởng thành đã viết chữ rất đẹp, được mệnh danh là “ thần bút nhỏ”.

Khi đó trong triều có một vị đại tướng quân tên là Vương Đôn (bác họ), ông ta thường đưa Vương Hy Chi đến lều quân sự để biểu diễn thư pháp, đến khuya còn cho hắn ngủ trên giường của mình.

Có một lần, Vương Đôn tỉnh dậy rồi, còn Vương Hy Chi vẫn còn chưa tỉnh Một lúc sau, mưu sĩ thân tín của Vương Đôn là Tiền Phong bước vào, hai người lặng lẽ bàn bạc, nói muốn tạo phản, nhưng lại quên mất Vương Hy Chi vẫn còn đang ngủ trong lều Vương Hi Chi tỉnh dậy, nghe được nội dung cuộc trò chuyện của họ, ông rất kinh ngạc thầm nghĩ: Nếu như bọn họ nhớ ra mình vẫn còn đang ngủ trong này, bọn họ sẽ nghi ngờ bí mật bị lộ ra ngoài, có thể sẽ giết người diệt khẩu! Mình phải làm sao đây? Đúng lúc hôm qua có uống chút rượu, thế là ông liền giả vờ say rượu bí tỉ, nôn ra khắp giường, sau đó trùm kín đầu, che mặt và ngáy khe khẽ như đang ngủ say.

Vương Đôn và Tiền Phong lén lút nói chuyện một lúc lâu, đột nhiên nghĩ đến Vương Hi Chi, trong lòng không khỏi lo sợ, sắc mặt liền thay đổi Tiền Phong nghiến răng nghiến lợi. giọng hung ác nói: “ "Tiểu tử này nhất định phải bị loại bỏ, nếu không chúng ta đều sẽ phải chịu tai họa diệt vong."

Hai người cầm dao nhọn trong tay, vén rèm, đang định hạ thủ, thì đột nhiên nghe thấy Vương Hy Chi đang nói lảm nhảm trong giấc ngủ, lại nhìn thấy trên ga giường mới tinh giờ đây bẩn đầy thức ăn nôn ra, còn tỏa ra mùi rượu nồng nặc Vương Đôn và Tiền Phong nhìn nhau giây lát, đều cho rằng Vương Hy Chi uống rượu đã ngủ say nên mới bỏ qua

9 Bái sư ở núi Thiên Thai

Chùa Giới Châu

Không ngờ, một con ngỗng trắng to trong nhà Vương Hi Chi đột nhiên bị bệnh nặng, không chịu ăn uống và chết chỉ sau vài ngày Gia đình cảm thấy kỳ lạ nên đã mổ ruột con ngỗng ra và tìm thấy viên ngọc Thì ra hôm đó con ngỗng trắng to lớn đã nuốt nhầm viên ngọc làm thức ăn. Sau khi sự việc được làm sáng tỏ, Vương Hy Chi cảm thấy mình đã trách nhầm nhà sư, liền hối hận không thôi, vô cùng là đau khổ, bản thân vậy mà chỉ vì 1 vật tầm thường mà hoài nghi người bạn chân thành nhất của mình, thật là hèn hạ Từ đó, ông từ bỏ thói quen chơi ngọc, và để tưởng nhớ vị hòa thượng thanh bạch này, ông đã hiến tặng toàn bộ dinh thự và núi rừng nông thôn cho Phật giáo để xây dựng một ngôi chùa, đồng thời đích thân viết một tấm bia ngang cho ngôi chùa "Chùa Giới Châu", treo trên cửa Ông đã biến ngôi nhà của mình thành chùa Giới Châu, thể hiện việc mất viên ngọc như một bài học, luôn nhắc nhở bản thân phải luôn đối xử chân thành với bạn bè của mình, và không nên dễ dàng nghi ngờ người khác và khiến họ phải chịu sự oan ức Ngôi chùa có tên là “Giới Châu”,thứ nhất mang ý nghĩa “Siêng năng giữ giới luật thanh tịnh giống như có được một viên ngọc sáng” trong “Lời nói đầu của Kinh Liên Hoa”, và thứ hai, là để tưởng nhớ người tu sĩ ấy và để nhắc nhở chính bản thân mình cũng như người khác.

THÀNH NGỮ

入木三 分 - Nhập mộc tam phân

Nhập mộc tam phân, nghĩa đen chỉ lực bút thấm sâu vào tấm bản gỗ 3 phân, mô tả lực bút mạnh mẽ, vững vàng, cứng cáp Nó còn được dùng để chỉ những bài văn hoặc những cách nhìn, hiểu biết sâu sắc, thấu đáo và có chiều sâu.

Câu chuyện “ Nhập mộc tam phân” có liên quan quan đến một nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn, tên là Vương Hy Chi Truyền thuyết kể rằng có một lần, vị hoàng đế lúc đó muốn đến Bắc Giao để lễ bái, đã yêu cầu Vương Hy Chi viết lời tế lễ lên một tấm gỗ, sau đó sai người điêu khắc nó Người thợ khắc khi mà đang điêu khắc đã rất kinh ngạc khi phát hiện, nét mực thư pháp của Vương Hy Chi đã thấm hết vào trong tấm gỗ Người thợ khắc phải đục đi 3 phân mới nhìn thấy được đáy, liền không khỏi kinh ngạc trước sự điêu luyện và tài giỏi của Vương HiChi.

Lực bút của Vương Hy Chi có thể đạt đến trình độ như vậy, chắc chắn không phải tự nhiên mà có hay chỉ dựa vào thiên phú, việc mỗi ngày khổ luyện là điều rất quan trọng Sự liệu có ghi lại, sự thật quả nhiên là như vậy, Vương Hy Chi rất coi trọng việc luyện tập, hằng ngày đều luyện tập không ngừng, ngay cả lúc nghỉ ngơi hay đang đi bộ trên đường, ông đều nghĩ đến việc luyện viết Điều này ta có thể thấy sự nỗ lực sâu sắc của ông Vì vậy, khi chúng ta đang ngưỡng mộ thành tích của người khác, thì chúng ta càng lên chú ý quan sát đến con đường mà họ đã đi qua, cũng như sự nỗ lực và gian khổ mà họ đã phải trải qua

2 东床快婿 - Con rể ở giường Đông

Từ xa xưa, có một bộ phận người có quan niệm “trọng nam kinh nữ”, điều này không liên quan gì đến thời đại Sự thật đã chứng minh rằng ở thời đại nào cũng sẽ có loại người như vậy. Cũng có nhiều bậc cha mẹ rất yêu thương con gái mình, vì một cuộc sống tương lai tươi đẹp và hạnh phúc cho con gái, việc chọn được một chàng rể ưng ý đã trở thành một sự kiện trọng đại trong cuộc đời của các bậc cha mẹ này Là cha mẹ, ai lại không mong muốn tìm được một người con rể ưng ý? Cũng có truyền thuyết về “乘龙快婿 - rể hiền, rể tài”, có nghĩa là so sánh việc có người con rể như ý như việc cưỡi rồng thành tiên Ngày xưa dùng để chỉ con rể vừa tài giỏi vừa ngoại hình nhưng ngày nay nó còn được dùng để chỉ con rể của người khác.

Ngoài câu thành ngữ “ 乘龙快婿 ” ra, còn có thể dùng thành ngữ “ 东床快婿 ” để khen ngợi chàng rể vừa ý Thành ngữ này có nghĩa chỉ chàng rể vừa có tài năng xuất chúng, tài giỏi vừa có lòng độ lượng Có nguồn gốc từ > (là một tuyển tập các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc được viết bởi các học giả thời Nam Triều, được biên soạn bởi một nhóm nhà văn thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều ở Trung Quốc Nội dung của nó chủ yếu ghi lại lời nói, việc làm và giai thoại của một số nhân vật nổi tiếng từ cuối thời Đông Hán đến thời nhà Ngụy, nhà Tấn.) Nói đến đây, sẽ có rất nhiều bạn cảm thấy hoài nghi Vì bởi xét theo nghĩa đen thì thành ngữ ““东床快婿 ”” không hề có hàm ý tốt chút nào mà thay vào đó nó liên quan gì đó đến nó là loại giường gì Vậy câu thành ngữ “东床快婿 ” ám chỉ gì? Nói đến nhân vật chính của câu thành ngữ ““东床快婿 ”, là một nhân vật mà mọi người ai ai cũng đều biết, ông ấy chính là chính là nhà thư pháp nổi tiếng Vương Hi Chi thời Đông Tấn, đồng thời còn được mệnh danh là vị “ Thư thánh”.

Vương Hy Chi tự là Dật Thiếu, sinh ra ở Lâm Nghi, Lâm Gia (nay là thành phố Lâm Nghi,tỉnh Sơn Đông) Ông là một vị đại thần và nhà thư pháp của triều đại Đông Tấn, là con trai củaVương Khoáng và là con rể của Thái Úy Hy Giám.Vương Hi Chi có thân phận và xuất thân không bình thường, sinh ra từ một gia tộc nổi tiếng thời Ngụy và Tấn, gia tộc họ Vương ở LangGia (Lang Gia Vương thị có công lớn trong việc củng cố chính quyền Đông Tấn nên được xưng làm "Đệ nhất vọng tộc" )

Vào cuối thời Tam Quốc, cháu trai của Tư Mã Ý là Tư Mã Ngôn đã thống nhất ba nước lại và thành lập nhà Tây Tấn Nhưng do sự lẩm cẩm của ông trong những năm cuối đời và người thừa kế có phần ngu dốt, sau cái chết của Tư Mã Ngôn, thế giới vừa trở lại hòa bình lại một lần nữa rơi vào hỗn loạn Sau cuộc nổi loạn của Bát vương, nhà Tây Tấn lâm nguy, Tư Mã Duệ , theo đề nghị của gia tộc họ Vương, di chuyển về phía nam Các gia tộc nổi tiếng, trong đó có gia tộc Vương ở Lang Gia, cũng theo Tư Mã Duệ qua sông Sau khi Tây Tấn sụp đổ, Tư Mã Duệ đã thành lập Đông Tấn và được lịch sử gọi là Tấn Nguyên Đế Theo lý mà nói,Tư Mã Duệ có thể được coi là hoàng đế khai quốc, nhưng ông lại không được biết đến trong lịch sử)

Khi đó, hai anh em Vương Đạo và Vương Đôn trong gia tộc họ Vương chuyên quyền trong triều đình, người ta thời đó gọi đó là” 王与马,共天下 - Vương với Mã, cộng thiên hạ” (Mã đây ý chỉ họ Tư Mã, hoàng tộc thời Tấn) Điều này cũng khiến gia tộc họ Vương lúc bấy giờ trở thành một gia tộc hùng mạnh ở thời Đông Tấn Xuất thân từ một gia đình lớn như vậy, Vương

Hi Chi từ nhỏ không được biết đến vì không thích giao tiếp với người khác.

Vào thời điểm đó trong triều có một vị Thái Úy tên là Hy Giám , Thái Úy là một đại thần quan trọng trong triều đình cổ đại, là quan chức cao nhất phụ trách quân sự trong chính quyền trung ương ở Trung Quốc cổ đại, là quan quân sự cao nhất trong nước và phụ trách các vấn đề quân sự và chính trị của thiên hạ

Hy Giám có một cô con gái hai mươi tám tuổi, xinh đẹp, chưa lập gia đình, Hy Giám nghe nói nhà họ Vương có rất nhiều con cái, đều tài giỏi và có ngoại hình Vào một buổi sáng nọ, sau khi thượng triều xong, Hy Giám nói với Thủ tướng Vương Đạo rằng ông muốn chọn một người con rể trong gia đình mình Vương Đôn nghe xong rất là vui mừng, cuộc hôn nhân có thể nói hai bên cùng có lợi Thế là rất sảng khoái nói: “Ngày mai tôi sẽ thông báo cho bọn trẻ ở nhà, bảo chúng ở nhà đợi, bất kể là ai, tôi đều đồng ý”

Ngày hôm sau, Hy Giám ra lệnh cho quản gia thân tín của mình mang những món quà đến nhà Vương Tể tướng Khi các con của Vương phủ nghe tin Thái Úy Hy Giám phái người đi tìm con rể, đều ăn mặc cẩn thận và ra chào đón Nhưng tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn thiếu một người trong danh sách.

Thế là, người quản gia của Vương phủ dẫn quản gia của Hy phủ đến thư phòng của Đông Khóa viện để gặp người còn đến kia Người quản gia của Hy phủ nhìn quanh, chỉ thấy một thiếu niên lộ bụng nằm nhàn nhã trên giường, hoàn toàn không quan tâm đến việc Thái Úy lựa chọn con rể Sau khi quản gia của Hy phủ trở về, liền nói chuyện này với Hy Giám Hy Giám nghe xong liền mỉm cười nói: "Người này chính là con rể mà ta đang tìm.” Đúng vậy, chàng trai trẻ này chính là Vương Hi Chi tiếng tăm lừng lẫy trong lịch sử Sau có tướng mạo song toàn nên ngay lập tức chuẩn bị sính lễ và nhanh chóng chọn ông là con rể của mình Câu nói “东床快婿 ” bắt nguồn từ đây.

Vương Hy Chi không vì có người tới chọn rể mà đánh bóng bản thân, mà chọn cách sống thật với chính mình Cuộc đời của 1 con người thành công thật sự là sống với chính mình, giả vờ thay đổi chỉ làm mất đi chính bản thân mình Điều này không phải ý nghĩa của cuộc sống.

1 Vì sao con cháu Vương Hi Chi không kiêng dè chữ “之”

Vương Hi Chi có tổng cộng 8 người con, ngoại trừ con gái Vương Mạnh Giang, cả 7 người con trai đều có tên Chi, từ con cả đến con út lần lượt là Vương Huyền Chi, Vương Ninh Chi, Vương Hoán Chi, Vương Tố Chi, Vương Huy Chi, Vương Thao Chi và Vương Hiến Chi Thậm chí cả cháu trai đều có chữ “Chi”.Theo thống kê, có 12 người cùng thời với Vương Hi Chi có chữ “Chi”, có 22 con cháu, 12 cháu, 13 chắt, 9 cháu cố và 4 cháu đời thứ năm có chữ “Chi”

Trên thực tế, người xưa rất xem trọng việc đặt tên, có rất nhiều quy định về trật tự, những điều kiêng kỵ , và nó có ý nghĩa tốt hay không Còn người hiện đại thì họ và tên riêng về cơ bản là giống nhau Nhưng vào thời cổ đại, họ, tên riêng, tên tự đều có ý nghĩa riêng.

Ngày đăng: 02/05/2024, 20:33

w