Tôi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong luận văn “Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Thảo. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các dẫn chứng là hoàn toàn trung thực, có sự tham khảo, sưu tầm, thừa kế những nghiên cứu của các tác giả đi trước. Bên cạnh đó những trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung đã được trình bày trong luận văn. Tác giả Đỗ Phƣơng Thái
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THANH HÓA
Đỗ Phương Thái
QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Thanh Hóa, 2023
Trang 2THANH HÓA
Đỗ Phương Thái
QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8229042
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Thảo
Thanh Hóa, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong luận văn “Quản
lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Thảo Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các dẫn chứng là hoàn toàn trung thực, có sự tham khảo, sưu tầm, thừa kế những nghiên cứu của các tác giả đi trước Bên cạnh đó những trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong phần tài liệu tham khảo
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung đã được trình bày trong luận văn
Tác giả
Đỗ Phương Thái
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Những đóng góp của luận văn 7
7 Bố cục của Luận văn 7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 8
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý di tích cấp quốc gia 8
1.1.1 Một số khái niệm 8
1.1.2 Nội dung quản lý di tích cấp quốc quốc gia 12
1.2 Tổng quan về vùng đất Bạc Liêu và di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 16
1.2.1 Không gian lịch sử - văn hóa 16
1.2.2 Số lượng, phân bố và loại hình 19
1.2.3 Tình trạng kỹ thuật 22
1.2.4 Giá trị lịch sử - văn hóa 24
1.2.5 Một số di tích quốc gia tiêu biểu 24
Tiểu kết chương 1 32
Trang 5Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 33
2.1 Chủ thể và bộ máy quản lý 33
2.1.1 Chủ thể quản lý gián tiếp 33
2.1.2 Chủ thể quản lý trực tiếp 33
2.1.3 Chủ thể tham gia phối hợp quản lý 38
2.2 Các hoạt động quản lý 39
2.2.1 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật 39
2.2.2 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích 41
2.2.3 Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn 51
2.2.4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích 56
2.2.5 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến di tích 58
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý 60
2.3.1 Ưu điểm 60
2.3.2 Hạn chế 61
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 65
Tiểu kết chương 2 67
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 68
3.1 Một số quan điểm về quản lý di tích cấp quốc gia 68
3.1.1 Quan điểm quản lý di tích quốc gia gắn với phát triển bền vững 68
3.1.2 Quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể gắn với các giá trị văn hoá phi vật thể 71
3.1.3 Quan điểm bảo tồn, phát huy di tích gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 72
Trang 63.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý 72
3.2.1 Nâng cao công tác chỉ đạo, lãnh đạo quản lý 72
3.2.2 Xây dựng chính sách, kế hoạch chiến lược quản lý cho từng giai đoạn 74
3.2.3 Nâng cao chất lượng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích 75
3.2.4 Đẩy mạnh tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn 77
3.2.5 Tăng cường huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị tích 78
3.2.6 Đa dạng hóa các hình thức khen thưởng, kỷ luật trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích 81
3.2.7 Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 83
3.2.8 Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá 85
Tiểu kết chương 3 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 98
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BVHTT Bộ Văn hoá - Thông tin
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên hợp quốc VHTT&DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Danh mục di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (tính
đến tháng 8/2023) 19Bảng 1.2 Phân bố các di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
(tính đến tháng 8/2023) 21Bảng 1.3 Loại hình của các cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (tính
đến tháng 8/2023) 22Bảng 2.1 Quá trình xếp hạng di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 42Bảng 2.2 Một số hạng mục di tích cấp quốc gia được tu bổ, tôn tạo giai
đoạn 2017-2023 45
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ các chủ thể quản lý trực tiếp di tích quốc gia trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu 37
Trang 10Đặc trưng lịch sử văn hóa đó của Bạc Liêu đã hình thành nên hệ thống
di tích lịch sử văn hóa khá dày đặc, với 55 di tích đã xếp hạng, trong đó có 01
di tích cấp quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp quốc gia, 41 di tích cấp tỉnh Các
di tích ở Bạc Liêu thuộc mọi loại hình di tích đã được phân loại theo Luật Di sản văn hóa, phản ánh khá đậm nét tâm hồn, tính cách của con người và truyền thống văn hóa của Bạc Liêu Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các di tích này được bảo tồn và phát huy giá trị một cách hiệu quả nhất, vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hóa của công chúng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu
Đối với mỗi địa phương, các di tích cấp quốc gia là những di tích có những giá trị nổi bật, thể hiện đặc sắc các vấn đề của lịch sử - văn hóa địa phương và dân tộc, đồng thời cũng là điểm thu hút người dân đến tham quan, chiêm bái, do đó có khả năng tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội
Trang 11Công tác quản lý các di tích cấp quốc gia ở Bạc Liêu trong những năm qua đã được quan tâm, đầu tư và việc thực hiện đã có có nhiều chuyển biến góp phần đáp ứng nhu cầu giáo dục truyền thống, tìm hiểu lịch sử - văn hóa của cộng đồng Tuy nhiên công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như bộ máu và phân cấp quản lý chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; các bên liên quan chưa được đánh giá đúng vai trò của mình, trong quản lý còn có
sự chồng chéo, trong các di tích vẫn còn hiện tượng xuống cấp, lấn chiếm đất đai, công tác thanh, kiểm tra chưa được đẩy mạnh thường xuyên
Trước thực trạng đó, công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ
và phát huy giá trị các di tích cấp quốc gia của tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay cần có những giải pháp phù hợp để phát huy giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, hưởng thụ văn hóa, nghiên cứu của nhân dân, qua đó góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Cho đến nay đã có nhiều bài viết riêng lẻ về từng di tích cấp quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu, chủ yếu dưới góc độ đánh giá giá trị, các sự kiện có liên quan đến di tích Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới cho người đọc thấy được sự phong phú, đa dạng và giá trị của các di tích cấp quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu, nhưng chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào tập trung đi sâu nghiên cứu về quản lý di tích nói chung và di tích quốc gia ở địa phương này
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý di
tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” làm luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý văn hóa, với mong muốn thông qua đó có thể góp một phần nhỏ vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa tỉnh Bạc Liêu
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về quản lý di tích không phải là vấn đề mới mà đã có nhiều học giả quan tâm Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm
Trang 12hiểu những vấn đề chung trong công tác quản lý nhà nước, trong khi mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng, cần phải có những biện pháp phù hợp Một số công trình đề cập đến những nội dung liên quan của đề tài là:
2.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Một số công trình nghiên cứu hiện nay đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của DSVH, làm cơ sở tham khảo cho việc quản lý di tích lịch
sử - văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu Có thể kể đến:
Các sách xuất bản thuộc lĩnh vực bảo tồn - bảo tàng như: “Sổ tay công
tác bảo tàng” của Lâm Bình Tường, Đặng Văn Bài, Mai Khắc Ứng, Phạm
Xanh năm 1980; “Sổ tay công tác bảo tồn” Lâm Bình Tường năm 1986;
“Bảo tồn di tích lịch sử -văn hóa” của Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức năm
1993; “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc” của tác
giả Hoàng Vinh năm 1997… bước đầu đã bàn về một trong những lĩnh vực tương đối quan trọng của công tác quản lý văn hóa từ sau thập kỷ 60 đến nay - lĩnh vực bảo tồn DSVH Tuy không đề cập cụ thể về công tác quản lý di tích lịch
sử - văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu, nhưng những công trình nghiên cứu này có thể được xem như là những tham khảo có giá trị khoa học về mặt phương pháp và
Trang 13các công trình nghiên cứu tiếp theo lựa chọn loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phải mang tính đặc trưng của vùng, tạo ra nét khác biệt, hấp dẫn riêng
Một số công trình nghiên cứu đề cập đến việc quản lý một di tích lịch
sử - văn hóa hay di tích lịch sử - văn hóa ở một địa phương cụ thể, là tài liệu tham khảo quan trọng cho đề tài
Tác giả Nguyễn Chí Bền trong Công trình nghiên cứu Bảo tồn, phát
huy giá trị DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội (2009), đã trình bày, phân tích
khá rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn, những kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội Công trình đã chỉ
ra và tiếp thu những quan điểm mới về quản lý di sản của nhiều nước trên thế giới và lựa chọn những kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực tiễn ở nước ta Công trình nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị của các DSVH vật thể của Hà Nội Đây là một nguồn thông tin quan trọng cho các địa phương khác nhau trong cả nước tham khảo
* Một số công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu là vùng đất mới được hình thành trên 300 năm, nên các tài liệu
về địa phương này không nhiều như các tỉnh thành có bề dày lịch sử - văn hóa khác Tuy nhiên, có nhiều giá trị văn hóa độc đáo, cùng với cộng đồng cư dân phong phú về sắc tộc, đã có một một số công trình tiêu biểu đề cập đến hệ thống
di tích lịch sử - văn hóa và vấn đề quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị như sau:
Đáng chú ý là công trình Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu của tác giả
Nguyễn Lộc Tấn (1974) Tuy sách có dung lượng mỏng, chỉ 63 trang nhưng
đã giới thiệu được khái quát về lịch sử - văn hóa Bạc Liêu qua 2 phần: 1- Sử lược và Diện tích, 2-Địa lý, 3-Nhân sinh, 4-Tổ chức hành chính, 5-Chính trị, 6-Tài chính và kinh tế, 7-giáo dục, y tế, lao động, xã hội, 8-Kết luận Các di tích, danh lam thắng cảnh chỉ được đề cập đến theo dạng thống kê tên gọi, địa
Trang 14điểm, tuy nhiên đã giúp tác giả luận văn có một cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu
Công trình Bạc Liêu - thế và lực trong thế kỷ XXI của tác giả Chu Viết
Luân xuất bản năm 2006 đã khái quát các nguồn lực phát triển của Bạc Liêu, trong đó có các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là hệ thống di tích lịch
sử - văn hóa Đây là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng khai thác, phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ở Bạc Liêu
Các di tích ở Bạc Liêu cũng được nhắc đến và giới thiệu khái quát ở một số
công trình khác như: Bạc Liêu xưa (Huỳnh Minh, Nxb Thanh niên, 2002), Văn
học dân gian Bạc Liêu (Nguyễn Văn Thanh, Nxb Hội Nhà văn, 2009)
Một số công trình, bài viết đã đề cập khá chi tiết đến phương diện giá trị của một số di tích, loại hình di tích, như: tác giả Trần Thuận với bài viết
Bước đầu tìm hiểu những ngôi chùa ở Bạc Liêu trong các thế kỷ XVII - XIX,
Hội thảo “Nam bộ và Nam Trung bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII -
XIX”, Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh; Công trình Văn học dân gian Bạc
Liêu của tác giả Nguyễn Văn Thanh (Nxb Hội Nhà văn, 2009) Tuy nhiên,
những công trình như này còn ít ỏi và chưa đề cập đến vấn đề quản lý di tích
ở Bạc Liêu
Tư liệu chi tiết nhất về các di tích lịch sử - văn hóa ở Bạc Liêu cho đến nay vẫn là các Hồ sơ di tích được Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tổ chức xây dựng qua các năm phục vụ cho công tác xếp hạng di tích Tư liệu này cung cấp những thông tin khá phong phú và quý giá cho luận văn trong quá trình thực hiện Tuy nhiên, tư liệu này vẫn đang ở dạng hồ sơ, chưa phải là công trình khoa học được công bố
Tóm lại, mặc dù cho đến nay đã có một số công trình đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, nhưng chưa có công trình nào đề
Trang 15cập trực tiếp và có hệ thống về quản lý di tích cấp quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu, cho nên đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di tích cấp quốc gia và tổng quan
về di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- Nghiên cứu thực trạng quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, phân tích rõ những ưu điểm và hạn chế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý đối với di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Vấn đề nghiên cứu: Chỉ tập trung vào các hoạt động quản lý đối với các
di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điền dã thực địa: Khảo sát thực tế tại các cơ quan quản lý và tại các di tích lịch sử văn hoá
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử dụng phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Sử học, Dân tộc học, Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Khoa học quản lý
Trang 16- Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu, tài liệu, thống kê và phân loại: Sau khi thu thập tư liệu, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và rút ra những nhận định về thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù nhằm tăng cường hiệu quả quản di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
6 Những đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- Mô tả và đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay
- Cung cấp một số kiến giải và giải pháp mang tính ứng dụng trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, phục vụ nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu
7 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn kết cấu thành 03 Chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích cấp quốc gia, tổng quan về
di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Chương 2: Thực trạng quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong giai đoạn hiện nay
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA
VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý di tích cấp quốc gia
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Di tích lịch sử - văn hóa
Theo "Từ điển tiếng Việt" của tác giả Hoàng Phê thì “Di tích là dấu vết
của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử” [41]
Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới thì
khái niệm “Di tích là những dấu tích, vết tích vật chất có giá trị trong quá
khứ trải qua sự biến thiên của lịch sử, sự dầm mưa dãi nắng, qua thời gian còn tồn tại cho đến ngày nay” [12]
Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa 2009 quy
định: “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng địa điểm và các
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học Trong đó, Danh lam thắng cảnh được hiểu “là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ khoa học” Các công trình xây
dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường, khu phố… gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng [[43], tr.13]
Để được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cần phải đảm bảo các tiêu chí được quy định tại điều 28, chương IV, Luật Di sản Văn hóa:
Trang 18- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước
- Công trình xây dựng địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, của danh nhân đất nước
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của thời kỳ cách mạng kháng chiến
- Quần thể các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
Phân loại di tích được quy định tại Điều 11 Nghị định
98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi như sau:
- Loại hình di tích lịch sử
- Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật
- Loại hình di tích khảo cổ học
- Loại hình di tích danh lam thắng cảnh
Loại hình di tích lịch sử bao gồm: những công trình địa điểm gắn với
sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước; gắn với lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến
Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm: quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
Loại hình di tích khảo cổ học là: cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm
có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con người trong lịch
sử để lại có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học
Trang 19Loại hình di tích danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học
1.1.1.2 Di tích cấp quốc gia
Ở Việt Nam hiện nay, theo các quy định hiện hành, di tích được xếp hạng theo 3 cấp: Di tích quốc gia đặc biệt; Di tích quốc gia; Di tích cấp tỉnh
Khoản 2 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi Khoản 10
Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 định nghĩa: “Di tích lịch sử - văn
hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia (di tích quốc gia) là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù”
1.1.1.3 Quản lý
Từ điển tiếng Việt đưa ra khái niệm “quản lý” như sau: “Quản lý được hiểu là việc tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan, việc trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì” [[41], tr.1288]
Trang 20Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia đưa ra định nghĩa: “Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển các
quá trình xã hội và hành vi, hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và theo ý chí của nhà quản lý”
- Thứ hai, quản lý là phương thức đảm bảo cho những hoạt động diễn
ra được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm người, một tổ chức Đối tượng quản lý cũng có thể là một cá nhân hay một nhóm người, cộng đồng người hay một tổ chức nhất định
Từ các phân tích trên, tác giả luận văn đưa ra khái niệm quản lý như
sau: “Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý để đạt được mục tiêu nhất định thông qua hệ thống luật pháp
và các quy định có tính pháp lý”
1.1.1.4 Quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Quản lý văn hoá là một trong những lĩnh vực của quản lý và thường
được hiểu là: “Công việc của nhà nước được thực hiện thông qua việc ban
hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, của cả nước nói chung Ngoài
ra quản lý văn hoá còn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối
Trang 21với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hoá) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn…” [[16], tr 36]
Từ định nghĩa trên về quản lý văn hóa có thể đưa ra định nghĩa quản lý
di tích lịch sử văn hóa như sau: “Quản lý di tích lịch sử - văn hoá là sự định
hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực Việc quản lý di tích được thực hiện bởi các chủ thể quản lý (cơ quan quản lý, cộng đồng có di tích…) tác động bằng nhiều hình thức khác nhau đến đối tượng quản lý (các di tích) nhằm gìn giữ, bảo vệ và khai thác các giá trị của di tích phục vụ sự phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng.”
Di tích quốc gia là những di tích có giá trị độc đáo trên bình diện quốc gia dân tộc, không bị bó hẹp ở khuôn khổ địa phương, vì thể cần phải có cách ứng xử đặc biệt đối với các di tích đó Từ khái niệm quản lý di tích lịch sử
văn hóa, có thể hiểu “Quản lý di tích quốc gia là sự định hướng, tổ chức điều
hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích quốc gia của chủ thể quản lý bằng các công cụ quản lý nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích”
1.1.2 Nội dung quản lý di tích cấp quốc quốc gia
1.1.2.1 Nội dung quản lý di tích cấp quốc gia theo quy định của pháp luật
Di tích quốc gia là một là một bộ phận của của di tích nói riêng và di sản văn hóa nói chung, do vậy nội dung quản lý di tích quốc gia tuân thủ theo các quy định của Nhà nước về quản lý di sản văn hóa
Điều 54 của Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 đã xác định 8 nội dung của quản lý di sản văn hóa, bao gồm:
Trang 22“1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
2 Ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH;
3 Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích LS -
VH tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH;
4 Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH;
5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
6 Tổ chức chỉ đạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị;
7 Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khâu khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH” [43], [47]
Đồng thời, vấn đề quản lý di sản văn hóa cũng được quy chiếu bởi các quy định khác như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Căn cứ Luật DSVH, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định quy định chức năng của Bộ VHTTDL, Thông tư liên tịch số 07/2015 giữa Bộ VHTTDL-
Bộ Nội vụ Thêm vào đó, trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở lý luận về quản lý
di tích cấp quốc gia và thực tiễn quản lý di tích cấp quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu, tác giả xác định các nội dung quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu như sau:
1 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật;
2 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
3 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ chuyên môn;
4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
Trang 235 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm di tích
1.1.2.2 Sự khác nhau giữa quản lý di tích quốc gia và các di tích thuộc phân cấp khác ở Việt Nam
Theo quy định của Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) được xếp thành 03 hạng là di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt Ngoài ra các di tích tiêu biểu của Việt Nam còn được đề nghị UNESCO xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới
Sự khác nhau giữa quản lý di tích quốc gia và các di tích thuộc phân cấp khác ở Việt Nam được thể hiện như sau:
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó
- Thủ tục xếp hạng di tích:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê di tích ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạng di tích cấp
Trang 24tỉnh; trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, lập
hồ sơ khoa học di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề nghị UNESCO xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới Hồ
sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
- Chủ thể quản lý:
Đối với di sản văn hóa thế giới, chủ thể quản lý ngoài hệ thống quản lý
từ trung ương đến địa phương, còn có vai trò cuả Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), là cơ quan có thẩm quyền xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào danh mục di sản thế giới Trong quá trình tổ chức quản lý nhà nước về di sản văn hóa thế giới, các chủ thể quản lý trong hệ thống từ cấp trung ương đến địa phương đều phải tuân thủ những quy tắc do UNESCO đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Ví dụ như kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phù hợp với hồ sơ di sản thế giới đã được đệ trình và lưu giữ tại UNESCO và quy hoạch tổng thể di sản thế giới;
tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 109/2017/NĐ-CP của Chính phủ Di tích được xếp hạng cấp quốc gia có cấp quản lý cao nhất của di tích cấp quốc gia là Bộ VHTT&DL;
Di tích được xếp hạng cấp tỉnh có cấp quản lý cao nhất là UBND tỉnh Xem xét hệ thống cấu thành của các chủ thể quản lý trong hệ thống quản lý di tích, Bộ VHTT&DL với vai trò là chủ thể quản lý chịu trách nhiệm thành lập Cục Di sản văn hóa để phụ trách chuyên ngành thực hiện chức năng
Trang 25nhiệm vụ quản lý đối với di tích nói chung Đối với di tích cấp quốc gia, Cục
di sản văn hóa thực hiện nội dung QLNN về di tích như việc thẩm định nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch, thẩm định dự án tu bổ; Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích; xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ; Thẩm định hồ sơ thiết kế tu bổ, tôn tạo di tích Sở VHTT&DL cấp tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh các nội dung QLNN tương tự đối với các di tích xếp hạng cấp tỉnh và các di tích trong danh mục kiểm kê của tỉnh
Đối với di tích quốc gia đặc biệt, ngoài hệ thống các chủ thể QLNN như di tích quốc gia, chủ thể QLNN cấp cao nhất có tác động đến công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ Bộ VHTT&DL trình Thủ tướng Chính phủ quyết định: Xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo
vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; Phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch tổng thể
Như vậy, quản lý di tích quốc gia khác với quản lý di sản văn hóa thế giới hay quản lý các di tích khác ở chỗ trong hệ thống quản lý cao nhất là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Các hoạt động của chuỗi các tiểu hệ thống quản lý trong hệ thống tổng thế có sự phụ thuộc vào các chủ trương, chính sách do cấp quản lý cao nhất này điều chỉnh
1.2 Tổng quan về vùng đất Bạc Liêu và di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
1.2.1 Không gian lịch sử - văn hóa
Tỉnh Bạc Liêu có diện tích 2.669 km², chiếm gần 0,8% diện tích cả nước, có diện tích đất tự nhiên đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Đây là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đa phần tỉnh nằm trên bán đảo Cà Mau,
Trang 26Vị trí địa lý của tỉnh Bạc Liêu như sau:
Phía tây bắc giáp với tỉnh Kiên Giang
Phía đông và đông bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng
Phía bắc giáp với tỉnh Hậu Giang
Phía tây nam giáp với tỉnh Cà Mau
Phía đông nam giáp với Biển Đông (đường bờ biển dài 56 km)
Bạc Liêu nằm ở gần cuối đất nước nhưng lại án ngữ tuyến đường những tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (Quốc lộ 1) Bạc Liêu có vị trí trung chuyển so với các thành phố lớn, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km về phía Bắc và cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km
Có nhiều tuyến đường mới được xây dựng như: Ngã Bảy, Nam Sông Hậu, tạo nên sự thuận lợi trong giao thương, phát triển kinh tế - xã hội
Tỉnh Bạc Liêu hiện nay bao gồm 7 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện, 64 đơn vị hành chính cấp xã)
Tỉnh Bạc Liêu Tỉnh có lịch sử trên 300 năm, thành lập ngày 20/12/1899 Tỉnh bị giải thể và sáp nhập vào tỉnh Minh Hải tháng 2/1976 và được tái lập tháng 1/1997, hoạt động cho đến ngày nay
Theo tiếng Hoa, từ Bạc Liêu xuất phát từ từ Pô Léo (nghề hạc bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá) Pô sau này được đọc chệch là là Bạc và Léo được đọc chệch ra là Léo Từ đó có tên gọi Bạc Liêu
Theo lịch sử, năm 1680, Mạc Cửu, một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú
ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hưng úc (tức Vũng Thơm hay Kompong som), Cần Bột (Campốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu
Trang 27Tuy nhiên, không phải đến 1680 mới có lưu dân đến khai hoang lập ấp ở Bạc Liêu, bởi vì theo như lời kể của một giáo sĩ người Pháp tên là Chevrenil thì vào cuối năm 1665, đã thấy hai làng Việt Nam nằm ven sông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, số lượng khoảng 500 người Như vậy không loại trừ Bạc Liêu khi đó đã có người sinh sống Hơn nữa vùng đất Nam Bộ xưa thuộc lãnh thổ nước Chân Lạp nên vùng này có rải rác người sinh sống là đương nhiên
Đến cuối thế kỷ XIX, khi Pháp đến, Bạc Liêu mới trở nên phồn thịnh nhờ vào những đoàn người ào ạt về Bạc Liêu mưu sinh, nhất là đoàn người Hoa lưu vong vì chống lại Mãn Thanh Họ di cư đến Bạc Liêu rất đông để lập nghiệp, nhiều nhất là người Triều Châu (tục gọi người Tiều), họ giữ vị trí quan trọng và chiếm gần hết guồng máy sinh hoạt ở Bạc Liêu
Như vậy là tuy được khai phá vào thế kỷ XVII nhưng đến thế kỷ XIX thì mới có đông người đến và Bạc Liêu mới phồn thịnh.Vùng đất mà các cư dân đầu tiên đến định cư là vùng ven biển Bạc Liêu
Chủ thể văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu là cộng đồng cư dân sinh sống ở đây Bạc Liêu là vùng đất mới hình thành, cư dân được hội tụ về từ bốn phương Các tộc người ở Bạc Liêu gồm Kinh, Hoa, Khmer, Chăm Tuy nhiên nơi đây
có sự cộng cư của ba dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khmer, còn dân tộc Chăm chỉ chiếm một số lượng rất ít, chỉ vài hộ dân
Dù là vùng đất mới, nhưng sinh hoạt văn hóa của người dân Bạc Liêu khá sôi động, đã hình thành các phong tục tập quán cổ truyền và lễ hội truyền thống Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu như: lễ hội Phật giáo Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn, lễ hội Chôl Chnăm Thmây, lễ hội Kỳ yên,
lễ hội Oóc-om-bóc, Đôn-ta, lễ cúng Thanh minh, lễ Giỗ tổ cổ nhạc
Bạc Liêu nổi tiếng với văn hóa ẩm thực độc đáo, nhiều món ăn đã trở thành điểm hấp dẫn đối với du khách như bán xèo, bún bò cay, bún nước lèo…
Trang 28Không thể nói đến Bạc Liêu mà không nói đến đờn ca tài tử Nam Bộ Bạc Liêu là quê hương của nghệ thuật dân gian độc đáo này
Bên cạnh đó là hệ thống di tích khá phong phú, đa dạng, sẽ bình bày ở phần sau của luận văn
1.2.2 Số lượng, phân bố và loại hình
Theo thống kê theo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, tính đến hết tháng 8/2023, toàn tỉnh có tổng số 55 di tích được xếp hạng, có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp quốc gia và 41 di tích cấp tỉnh
Di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gồm có 14 di tích, trong
đó có 01 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt
Bảng 1.1 Danh mục di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
(tính đến tháng 8/2023)
Năm xếp hạng
Loại hình
di tích
1 Căn cứ Cái Chanh Ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh
Lợi, huyện Hồng Dân 2011 Lịch sử
2 Nọc Nạng Ấp 4, xã Phong Thạnh,
3 Tháp Vĩnh Hưng Ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh
Hưng A, huyện Vĩnh Lợi 1992 Lịch sử
4 Đền thờ Chủ tịch
Hồ Chí Minh
Ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi 1998 Lịch sử
Trang 297
Phước Đức Cổ
Kiến trúc nghệ thuật
8 Miếu ông Bổn Khóm Trà Kha B, phường 8,
Kiến trúc nghệ thuật
Kiến trúc nghệ thuật
13 Đình Tân Hưng Phường 2, thành phố Bạc
Trang 30Bảng trên cho thấy, mặc dù là tỉnh có diện tích không lớn, lại có lịch sử mới trên 300 năm, nhưng Bạc Liêu là tỉnh có nhiều di tích cấp quốc gia
Sự phân bố các di tích cấp quốc gia ở Bạc Liêu như sau:
Bảng 1.2 Phân bố các di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
[Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu]
Bảng trên cho thấy, các di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tập trung chủ yếu ở thành phố Bạc Liêu với 7/14 di tích, chiếm 50%, nguyên nhân do Thành phố Bạc Liêu từ xưa đến nay là tỉnh lỵ, là trung tâm của nhiều giá trị lịch sử - văn hóa, thể hiện đặc sắc các giá trị văn hóa của địa phương Các huyện khác phân bố rải rách 1- 2 di tích cấp quốc gia/huyện, thị xã Trong đó có huyện Hòa Bình và huyện Phước Long không có di tích cấp quốc gia nào
Trang 31Bảng 1.3 Loại hình của các cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
[Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu ]
Bảng trên cho thấy di tích cấp quốc gia của Bạc Liêu chủ yếu thuộc loại hình di tích lịch sử (chiếm 57,1%) và di tích kiến trúc - nghệ thuật (chiếm 42,9%) Trong cách di tích lịch sử, chủ yếu có tính chất là di tích lịch sử - cách mạng, gắn với những sự kiện tiêu biểu trong cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam như: căn cứ cái Chanh, Nọc Nạng, Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Bạc Liêu, địa điểm trận Giồng Bốm Còn lại là các di tích lưu niệm danh nhân như: Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di tích cấp quốc gia ở Bạc Liêu không có loại hình di tích khảo cổ học
và danh lam thắng cảnh
1.2.3 Tình trạng kỹ thuật
Trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt, theo chiều dài lịch sử của đất nước và con người Việt Nam, các di tích LS -VH ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển tồn tại đến nay đã trải qua nhiều thế kỷ, nhiều di tích LS - VH có niên đại sớm như: Tháp Vĩnh Hưng, Phước Đức Cổ Miếu, Thành Hoàng Cổ
Trang 32Miếu, Miếu Ông Bổn, Đình Tân Hưng… Do các di tích được xây dựng bằng các nguyên vật liệu như: gỗ, cát, gạch, ngói trải qua thời gian dài đã xuống cấp nghiêm trọng, ngói bể, tường rơi vữa, cột kèo mối ăn mục nát khả năng chịu tải trọng… Do đó, cần phải trùng tu, tôn tạo, xây dựng lại Qua thời gian cùng với các biến cố lịch sử, tác động của con người và đặc biệt chịu tác động của các điều kiện tự nhiên nắng, mưa, gió, bão… khắc nghiệt các di tích bị hư hỏng, xuống cấp và các kết cấu kiến trúc không còn nguyên vẹn Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát hiện trạng về tình trạng kỹ thuật của các di tích LS -
VH, tác giả phân chia thành các loại như sau:
* Di tích hiện đang trong tình trạng tốt: một số di tích mới được xây
dựng và được sử dụng, chăm sóc, tu bổ thường xuyên như: Đền thờ Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Một di tích khác đã trải qua nhiều biến động của lịch sử nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ và còn tương đối nguyên vẹn như: Chùa Kro Pum Mean Chey Costhum (Chùa Cỏ Thum)
* Di tích có biểu hiện xuống cấp: Hầu hết các di tích đang có biểu hiện
xuống cấp, mức độ hư hỏng khoảng từ 30 - 50% Khi di tích Nọc Nạng có nhiều hạng mục bị hư hỏng như đường vào di tích, nhà thủy tạ, nhà trưng bày, khu cụm tượng trận đánh của gia đình nông dân Mười Chức, khu mộ, nền sân,
và nhiều công trình phụ trợ khác…
Đặc biệt, sau đại dịch Covid, ngân sách của tỉnh dành cho tu bổ, tôn tạo
di tích bị hạn chế, nên nhiều hạng mục cần đầu tư nhưng chưa được triển khai, dẫn tới nhiều di tích bị xuống cấp trầm trọng, trong đó có cả các di tích cấp quốc gia Do làm đường và tu sửa các công trình xây dựng của nhân dân
ở xung quanh, đình An Hưng hiện nay có nền đất thấp, thường xuyên bị ngập lụt Nhiều di tích ở thành phố Bạc Liêu bị sức ép dân sinh nên không gian di tích trở nên chật hẹp, thậm chí hàng quán còn bày tràn lan lấn át di tích
Trang 331.2.4 Giá trị lịch sử - văn hóa
Di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là những di sản vô giá phản ánh những giá trị lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể của Bạc Liêu hàng trăm năm khai phá, xây dựng và đấu tranh kiên cường bất khuất chống kẻ thù xâm lược của quân và dân Bạc Liêu trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
Mỗi một di tích lịch sử - văn hóa là nơi hội tụ các giá trị của thiết chế văn hóa, một không gian văn hóa công cộng cho tất cả nhân dân đến tham quan, vui chơi, thực hiện các nghi lễ truyền thống và nghiên cứu, học tập Đây chính là tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú - lợi thế phát triển du lịch của Bạc Liêu điển hình như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, di tích Nọc Nạng, di tích Cái Chanh…
Ngoài ra, một số di tích có giá trị nghệ thuật cao như Thành Hoàng Cổ miếu, Phước Đức Cổ miếu Các di tích gắn với tôn giáo như chùa Kro Pum Mean Chey Costhum (Chùa Cỏ Thum) là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần quan trọng cho cộng đồng Phật tử nói riêng và cư dân Bạc Liêu nói chung
Các di tích lịch sử - cách mạng như Địa điểm thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Bạc Liêu, di tích Nọc Nạng, căn cứ Cái Chanh, địa điểm trận Giồng Bốm… là những địa chỉ đỏ, vừa tôn vinh chiến công của quân
và dân ta vừa góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng của quê hương Đồng thời thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây", tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc
1.2.5 Một số di tích quốc gia tiêu biểu
1.2.5.1 Căn cứ Cái Chanh
Căn cứ Cái Chanh đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt năm 2011 Di tích tọa lạc tại ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
Trang 34Đây là địa điểm trú đóng và triển khai các hoạt động cách mạng của bộ máy đầu não Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp Nhiều nhà hoạt động cách mạng như Lê Duẩn, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Lê Đức Thọ,
Võ Văn Kiệt… đã tham gia hoạt động tại đây
Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là đóng trú của Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu và là nơi diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu vào ngày 20/11/1973 Chủ trương quyết tâm giải phóng Bạc Liêu vào năm 1915 cũng được họp và quyết định tại đây
1.2.5.2 Đồng Nọc Nạng
Đây là một di tích lưu niệm sự kiện xảy ra trên cánh đồng Nọc Nạng năm 1928 làm chấn động dư luận cả nước, vang cả đến Đông Dương, đó là cuộc nổi dậy của anh em nông dân Mười Chức với dao mác và gậy gộc chống lại bọn địa chủ Tây cò được trang bị súng ống vào cướp lúa, cướp đất của nông dân Nọc Nạng giành được thắng lợi tuy phải đổi bằng máu của 04 người thân trong gia đình Mười Chức Thắng lợi ấy thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng của nông dân Nọc Nạng - Bạc Liêu trước bọn thực dân
và tay sai vào thời kỳ chưa có Đảng lãnh đạo
Với những giá trị nhân văn đó, di tích lịch sử đồng Nọc Nạng trong những năm qua được nhà nước tu bổ nhiều hạng mục công trình như: nhà mồ, phòng trưng bày, nhóm tượng thể hiện sự kiện…để đáp ứng nhu cầu khách tham quan
Trang 35tháp được xây dựng bằng 02 loại gạch khác nhau dạng mài chập Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp năm 2002, các nhà khảo cổ học còn thu được một bộ sưu tập hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí và ngói,… đánh dấu một giai đoạn hình thành và phát triển của tháp (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) Trong số các di vật được phát hiện, có những hiện vật được các nhà khảo cổ đánh giá là bộ sưu tập có giá trị cao ở vùng Nam Bộ và cả nước
1.2.5.4 Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tọa lạc ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, được xếp hạng
di tích lịch sử Quốc gia năm 1998
Sau khi được tin Bác mất, khắp nơi trong cả nước, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long dấy lên phong trào dựng đền thờ để thể hiện tình cảm, tưởng nhớ công ơn Người Tuy nhiên, vì được lập nên trong bối cảnh cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước gay go, ác liệt, nên hầu hết các đền thờ tưởng niệm Bác trở thành mục tiêu càn quét đốt phá của địch nhiều ngôi đền bị địch phá huỷ không dựng lại được Trong bối cảnh đó, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu được lập nên và bảo vệ an toàn từ năm
1972 đến 1975, có thể xem như một kỳ tích, nó thể hiện tấm lòng kiên trung, tri
ân sâu sắc của Đảng bộ và quân dân Bạc Liêu nói riêng, nhân dân Nam Bộ nói chung luôn một lòng hướng về Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc
Sau ngày đất nước thống nhất, đền thờ tiếp tục được tu bổ nhiều hạng mục công trình như: trùng tu, nâng cấp đền thờ, xây dựng nhà trưng bày bổ sung di tích… trên diện tích khuôn viên trên 9000 m2 Những năm gần đây đền thờ Bác được nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ ta về thăm viếng và trồng cây lưu niệm Đền thờ Bác hiện nay xứng đáng là “địa chỉ đỏ”, một di tích lịch sử Quốc gia mà nhân dân Bạc Liêu rất đỗi tự hào
Trang 36Từ đó đến nay, đình tiếp tục được tu bổ 03 lần vào các năm 1995, 1998 và năm 2008
Đình thờ Thần “Thành Hoàng Bổn Cảnh” theo tín ngưỡng dân gian của người Việt Ngoài ra đình còn thờ danh sĩ Nguyễn Công Trứ và nhiều thần linh khác Đình còn lưu giữ sắc thần của Vua Khải Định ban cho năm 1924
Lễ hội lớn nhất trong năm của đình là đại lễ Kỳ Yên được diễn ra vào
03 ngày đêm 15, 16 và 17 tháng giêng hàng năm, thu hút rất nhiều khách tham quan
Trang 37Miếu thờ ông Bổn theo tín ngưỡng người Hoa Ngoài ra, trong khuôn viên miếu còn có trường dạy tiếng Hoa Miếu hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật, hoành phi, câu đối có giá trị
Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, Miếu còn là nơi trú đóng và hoạt động của Chi bộ Đảng làng Long Thạnh, quận Vĩnh Lợi trong thời kỳ chống thực dân Pháp
1.2.5.9 Chùa Kro Pum Mean Chey Costhum
Toạ lạc tại ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia năm 2008
Đây là ngôi chùa của người Khmer theo Hệ phái Nam Tông Chùa thường gọi là chùa Cỏ Thum Chùa do Đại đức Sơn Pờ Rum (Sơn Prum) và
Trang 38ông ShaTel khởi dựng vào năm 1832 (Phật lịch 2376) bằng cây lá địa phương Trải qua quá trình lịch sử, để từng bước tăng thêm vẻ tôn nghiêm cho ngôi chùa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào phật tử, các vị trụ trì và Ban quản trị nối tiếp nhau vận động phật tử đóng góp công sức, tiền của tu bổ ngôi chùa ngày càng khang trang Đây là ngôi chùa có nhiều đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ cứu nước
1.2.5.10 Nơi thành lập Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên tỉnh Bạc Liêu
Tọa lạc ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải, được xếp hạng
di tích lịch sử Quốc gia năm 2011
Đây nguyên là nơi tổ chức thành lập Chi bộ Đảng làng Phong Thạnh vào tháng 02 năm 1930 với 3 Đảng viên ưu tú: Nguyễn Văn Uông (Bí thư), Châu Văn Lục (Đảng viên), và Trần Văn Tiện (Đảng viên) để kịp thời lãnh đạo quân dân trong huyện Giá Rai đấu tranh chống thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân Chi bộ Đảng làng Phong Thạnh sau này được công nhận là Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu
Di tích hiện tu bổ được một số công trình để phục vụ nhu cầu tham quan như: Bia kỷ niệm, nhà trưng bày, khu dừa nước,…
1.2.5.11 Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử và nhạc sỹ Cao Văn Lầu
Toạ lạc phường 2, Thành phố Bạc Liêu được xếp hạng di tích lịch sử năm 2014
Đây nguyên là khu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1890-1976) - cha đẻ bài
“Dạ cổ hoài lang” làm nền tảng cho sự phát triển loại hình vọng cổ và sân khấu cải lương Nam Bộ, được nhiều người dân Việt Nam, nhất là khu vực Nam Bộ yêu thích suốt hơn 90 năm qua
Trang 39Khu lưu niệm gồm nhiều hạng mục công trình, được đưa vào khai thác,
sử dụng trong dịp Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014
1.2.5.12 Thiên Hậu cung
Tọa lạc Phường 1, thành phố Bạc Liêu, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 2014
Miếu còn gọi Cung Thiên Hậu hay chùa Bà Thiên Hậu, là một công trình kiến trúc đặc sắc có từ lâu đời của người Quảng Đông - Trung Quốc được khởi dựng năm 1901 để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (vị thần biển) để bà phò hộ, độ trì cho dân chúng, nhất là ngư dân được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt nhiều cá tôm Hàng năm ngày 23/3 âm lịch người Hoa Bạc Liêu dù bộn bề công việc cũng tranh thủ về dự viếng bà đông vui
1.2.5.13 Trận Giồng Bốm năm 1946
Tọa lạc ấp 07, xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2021
Đây là di tích lưu niệm sự kiện lịch sử, đó là trận Giồng Bốm năm
1946 Trận Giồng Bốm có giá trị lịch sử và ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn,
là sự thể hiện tinh thần yêu nước, tình đoàn kết trên dưới một lòng của tín đồ Cao đài Minh Chơn Đạo, dưới sự lãnh đạo của chưởng pháp Cao Triều Phát,
đi theo lời kêu gọi cứu nước của Hồ chủ tịch, đứng lên chống thực dân Pháp trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến, gây cho địch nhiều tổn thất lớn
1.2.5.14 Đình Tân Hưng
Tọa lạc Phường 3, Thành phố Bạc Liêu, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 2014
Đây là một ngôi đình thần lớn và là một trong các ngôi đình ở Bạc Liêu
có lịch sử xây dựng sớm nhất - đầu thế kỷ 19 Ban đầu đình Tân Hưng được lợp bằng cây lá rừng tạm bợ, về sau đình được xây dựng lại bằng cây gỗ quý,
Trang 40và để có được vẻ uy nghi, khang trang hôm nay, đình đã được trùng tu nhiều lần Đặc biệt, đình Tân Hưng đã được vua Tự Đức phong sắc vào năm 1852 Hàng năm, đình Tân Hưng diễn ra 2 lễ lớn: lễ Trung nguyên (tổ chức vào ngày 12/7 âm lịch - vía tổ tiên) và lễ Kỳ yên (được tổ chức trong ba ngày 20,
21 và 22 tháng Giêng âm lịch hàng năm) Có thể nói, lễ Kỳ yên là lễ hội đông vui và quan trọng nhất trong năm ở đình Tân Hưng Vào các ngày diễn ra lễ
Kỳ yên, người dân tề tựu đến đây rất đông, trước là tạ ơn thần linh đã bảo hộ cho dân, sau là để khấn vái điều tốt lành và gặp nhau để thăm hỏi nhau về chuyện làm ăn, sinh sống…
Nếu có nhu cầu được thưởng thức một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo lâu đời ở TP Bạc Liêu thì du khách không nên bỏ qua điểm đến này Tại đình Tân Hưng hiện còn lưu giữ nhiều tác phẩm mỹ thuật độc đáo Ở giữa chánh điện có hương án sơn son thếp vàng, mặt trước vẽ hình cọp và rồng, với nhiều tác phẩm mỹ thuật đẹp như: bao lam, hoành phi, câu đối chạm trổ tinh vi…
Đình Tân Hưng là một di tích tín ngưỡng dân gian của người Kinh ở Bạc Liêu, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo được bảo tồn để phát huy giá trị bản sắc văn hóa bản địa, đồng thời phục vụ nhu cầu tham quan,
du lịch