để hiểu được phương pháp làm được học phần pp nghiên cứu kinh tế, qua đó chúng ta hiểu sâu sắc hơn lý thuyết kinh tế hjsgcJASHGDASDHASJDFHSDKJBDSHSJBJlkdjhfehfsfhlsjfhslkjdfhbeskjefgbsjdhsljfghslghsljfkghslkjfgbsljdfbgsljkf jfnsldjfbazrfv
Trang 2Điểm kết luận của bài thi Số phách
(Do HĐ chấm thi ghi)
Số phách
(Do HĐ chấm thi ghi)
Họ và tên SV/HV: Lưu Hồng Vân GVHD: Lưu Thế Vinh
Ngày, tháng, năm sinh: 25/6/2004 Tên lớp: K20 – Kế toán B
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Nội dung viết tắt Kí hiệu chữ viết tắt
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
1.4 Phương pháp nghiên cứu 7
1.5 Tổng quan công trình nghiên cứu 7
1.6 Ý nghĩa của đề tài 8
PHẦN II: NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 9
1.1: Nguồn nhân lực 9
1.2: Phát triển nguồn nhân lực 10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH 13
2.1: Khái quát về Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH 13
2.2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH 15
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH .17
3.1:Thực trạng, phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Thực phẩm sữa TH 17
3.2: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty 23
PHẦN III: KẾT LUẬN 26
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
PHẦN V: PHỤ LỤC 28
Trang 5PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nền kinh tế phát triển mạnh mẽ không ngừng, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để phát huy thế mạnh và phát huy nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh Để tạo được ưu thế nhất định trên thương trường thì các doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư vào marketing quảng bá sản phẩm hay đầu
tư vào công nghệ dây chuyền sản xuất để nâng tầm thương hiệu của mình Nhưng vai trò then chốt để phát triển các doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực Đây chính là chìa khóa dẫn tới thành công và phát triển bền vững lớn mạnh cho doanh nghiệp, công ty hay trong một tổ chức nào đó Nguồn nhân lực là một tài nguyên vô giá đồng cũng là yếu tố đầu vào quan trong của doanh
nghiệp Để tuyển được nguồn nhân lực đầu vào tốt cần phải trải qua đào tạo và phải coi đó là mục tiêu chính
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thực sư quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực một các toàn diện Một số doanhnghiệp vẫn còn đang trong những hạn chế như là thiếu nguồn nhân lực chất lượng hay là sự cạnh tranh với các công ty khác Bài toán vô cùng nan giải của các doanh nghiệp là làm thế nào để có một nguồn nhân lực có kỹ năng và kiến thức chuyên môn đủ để đap ứng yêu cầu công việc Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để tạo ra sự khác biệt, giữ vững vị thế trong ngành
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH cũng là một trong các doanh nghiệp cần phải có chất lượng nguồn nhân lực cao vì đây là ngành công nghiệp sữa đòi hỏi cần phải phát triển công nghệ chế biến và sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm từ sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất và an toàn vệ sinh khi về đến tay người tiêu dùng Công ty có địa điểm chính tại Việt Nam, và đây là một thị trường tiềm năng với nhu cầu tiêu dùng sữa đang gia tăng Việc phát triển nguồn nhân lực tại địa điểm này sẽ giúp công ty tận dụng cơ hội thị trường và
Trang 6đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước Ngoài địa điểm trong nước thì công ty cũng cần xem xét mở rộng ra thị trường quốc tế để nâng cao vị thế của các sản phẩm Việt Nam Trong trường hợp này, việc phát triển nguồn nhân lực lại càng cần chú trọng hơn để có kiến thức về quy trình xuất khẩu, giao tiếp và hiểu các quy định và nắm bắt rõ về thị trường quốc tế Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như người lao động rất cao nên em đã
chọn và nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại Công
ty Cổ phần thực phẩm sữa TH” là thực sự cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a) Mục tiêu chung
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ở Công ty Cổ phần thực phẩm sữa
TH là tiền đề để xây dựng nền móng vững chắc cho tập đoàn TH Bằng cách tìm hiểu và đánh giá nhu cầu đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo cá nhân, xây dựng một môi trường làm việc khuyến khích học tập liên tục và đồng thời đánh giá hiệu quả đào tạo Góp phần quan trọng đưa các sản phẩm sạch có thể xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Bên cạnh đó nâng cao trình độ nhân lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành và đảm bảo sự phát triển bền vững
và thành công của công ty nói riêng và tập đoàn TH nói chung
b) Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Thực phẩm TH
- Đề ra cơ hội, giải pháp phát triển nguồn nhân lực
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng
Toàn bộ nguồn nhân lực thuộc công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH
Trang 7b) Phạm vi nghiên cứu
*Về nội dung: Nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH
*Về không gian: Toàn bộ nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thực phẩm sữa
TH thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
*Về thời gian: Đề tài thu thập và phân tích số liệu của Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH giai đoạn 2010-2013
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ và cung cấp thông tin cho đề tài thì em sử dụng các phương pháp như là: phương pháp luận, phương pháp phân tích, phương pháp thu thập
số liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn giải
1.5 Tổng quan công trình nghiên cứu
Công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần
Thực phẩm Sữa TH là đề tài nghiên cứu mang tính hữu dụng, nhằm nghiên cứu
và đề xuất các giải pháp cải thiện và phát triển nguồn nhân lực trong công ty Công trình nghiên cứu bao gồm các bước và giai đoạn sau:
-Đánh giá nguồn nhân lực hiện tại: Tiến hành đánh giá, phân tích và đánh giá tình hình nguồn nhân lực hiện tại trong công ty Bao gồm xác định số lượng và phân bố nhân viên, đánh giá kỹ năng, năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên
-Xác định yếu tố cần phát triển: Dựa trên đánh giá nguồn nhân lực hiện tại, công trình sẽ xác định và phân tích các yếu tố cần phát triển Bao gồm xác định các kĩ năng thiếu hụt, khả năng lãnh đạo, vấn đề về đào tạo phát triển, vấn
đề về tuyển dụng hay bổ nhiệm
-Đề xuất giải pháp: Công trình sẽ đề xuất các giải pháp, biện pháp nhằm cải thiện nguồn nhân lực Bao gồm việc xây dựng chương trình đào tạo và phát
Trang 8triển nhân viên, tăng cường quy trình tuyển dụng và bổ nhiệm, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất của nhân viên công bằng và khách quan, thúc đẩy sự tham gia và cam kết của nhân viên.
-Thực hiện và đánh giá hiệu suất: Sau khi đề xuất các giải pháp, công trình nghiên cứu sẽ triển khai, thực hiện và đánh giá các biện pháp phát triển Đảm bảo rằng công ty có thể liên tục cải thiện và tối ưu hóa nguồn nhân lực củamình để đáp ứng mục tiêu đã đề ra Có thể tăng cường khả năng cạnh tranh và
đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Cùng với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH” có ý nghĩa quan trọng và đa chiều trong việc phát triển
và thành công của công ty Bằng cách nâng cao chất lượng nhân lực, công ty sẽ
có nhân viên kỹ năng, năng lực và hiệu suất làm việc cao hơn giúp cho công ty đạt được mục tiêu và kết quả kinh doanh tốt hơn Nhân lực chất lượng sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm và dịch vụ từ phía công ty đối với khách hàng Không chỉ vậy với nhân lực chất lượng cao công ty sẽ có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường Từ đó sẽ tạo điều kiện phát triển cho nhân viên vàđảm bảo sự bền vững cho công ty
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Trang 9triển của mỗi cá nhân và của đất nước” Như vậy, ở đây nguồn lực con người
được coi như một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn vật chất khác: vốn tiền tệ,công nghệ, tài nguyên thiên nhiên
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực vừa là khả năng lao động của xã hội, vừa
là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm người trong
độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động sản xuất Toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trílực của họ được huy động vào quá trình lao động
1.1.2: Vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
a) Là nhân tố mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp
Khi có nguồn nhân lực thì sẽ đảm bảo có nguồn sáng tạo trong doanh
nghiệp Vì khi chỉ có con người mới sáng tạo và làm ra hàng hóa, dịch vụ, kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó Khi có nhân lực làm việc hiệu quả thì
tổ chức đó sẽ đạt tới mục tiêu và phát triển bền vững lâu dài
b) Nguồn lực mang tính chiến lực
Ngày nay khi mà điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức thìcác nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó Thì bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng vìnguồn nhân lực thì sẽ luôn luôn có tính sáng tạo và luôn dùng trí óc để hoạt động sẽ tạo nên những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp
c) Là nguồn lực vô tận
Trang 10Xã hội của chúng ta đang ngày càng đổi mới và phát triển không ngừng, đồng thời các doanh nghiệp cũng ngày càng mọc lên và phát triển, nguồn lực cũng từ đó mà tăng lên Khi mà nếu chúng ta biết khai thác nguồn lực đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thỏa mãn nhu cầu cao của con người
1.2: Phát triển nguồn nhân lực
1.2.1: Khái niệm
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động đào tạo có tổ chức đượctiếc hành trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi về năng lực nghề nghiệp của người lao động theo hướng tích cực Từ đó nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Phát triển nguồn nhân lực được hiểu về cơ bản là tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn,thể lực, làm cho con người trở thành những lao động có năng lực và phẩm chất mới đáp ứng yêu cầu to lớn của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”
Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là “cả một quá trình quan trọng mà qua đó sự lớn mạnh của cá nhân hay tổ chức có thể đạt được những tiềm năng đầy đủ nhất của họ theo thời gian” Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm tới sự phát triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ mới và ứng dụng vào sản xuất đời sống
1.2.2: Nội dung cơ bản
a) Số lượng nguồn nhân lực
Số lượng nhân lực chính là quy mô nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là số lao động của doanh nghiệp ở một thời kì nhất định Được quyết định thông qua phân tích công việc, khối lượng công
Trang 11việc được hoàn thành, tức là khối lượng các công việc quản lý cần phải giải quyết và cách thức thực hiện chúng Do đó tùy thuộc vào quy mô và các điều kiện bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp để lựa chọn quy mô cho phù hợp b) Xác định cơ cấu nguồn lực
Cơ cấu nguồn lực là thành phần, tỷ lệ và mối quan hệ tương tác giữa các
bộ phân của nguồn nhân lực trong tổng thể Giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả, mục tiêu trong kinh doanh, sử dụng có hiệu quả từng thành viên của doanh nghiệp và kích thích được tính tích cực lao động trong doanh nghiệp
Để xác định cơ cấu nguồn lực phải căn cứ vào các nhiệm vụ, các mục tiêu của tổ chức Hoặc được xác định theo yêu cầu của chiến lược phát triển mà doanh nghiệp đã xây dựng Khi chiến lược, mục tiêu, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi thì cơ cấu nguồn nhân lực phải thay đổi tương ứng
c)Nâng cao năng lực nguồn nhân lực
Năng lực nguồn nhân lực là sự tổng hợp của các yếu tố kiến thức, kỹ năng, hành vi thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc của mỗi người Để nâng cao năng lực nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần tiến hành nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và nhận thức của người lao động d)Nâng cao động lực thúc đẩy
Nâng cao động lực thúc đẩy được hiểu là tổng thể các chính sách, biện pháp, công cụ tác động lên người lao động làm cho họ hăng say, tích cực và tự nguyện trong công việc để thực hiện mục tiêu của tổ chức Các doanh nghiệp cóthể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao động lực thúc đẩy cho người lao động như là: công tác tiền lương, các yếu tố tinh thần, cải thiện điều kiện việc làm
Trang 121.2.3: Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tài sản lớn của mỗi quốc gia, đây là một trong những yếu tố quyết định cạnh trạnh của quốc gia đó trên thế giới Do đó, phát triển nguồn nhân lực thực sự rất quan trọng đối với các doanh nghiệp
Một là, đối với doanh nghiệp: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình nuôi
dưỡng kỹ năng, năng lực và thái độ của người lao động để từ đó giúp gia tăng hiệu suất giá trị của tổ chức Nhân lực chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Nó sẽ là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng pháttriển Nguồn tài sản trí tuệ này không những đem lại hiệu quả cho hoạt động củahiện tại mà nó còn sinh ra lợi nhuận cho tương lai Ngoài ra khi doanh nghiệp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực thì sẽ tạo ra sự năng động cho tổ chức Đồng thời, giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu phát triển bền vững một cách lâudài và việc quản lý của doanh nghiệp được tốt hơn
Hai là, đối với người lao động: Khi tham gia vào quá trình được trau
dồi và phát triển nguồn nhân lực thì người lao động sẽ có được môi trường thể hiện năng lực một cách toàn diện và khách quan nhất từ trình độ cho tới phẩm chất Khi người lao động được thử thách bản thân không chỉ giúp phát triển kỹ năng mà còn mang đến sự hứng thú trong công việc Về lâu dài, quá trình khẳngđịnh bản thân còn mang đến sự sáng tạo vô hạn cho người lao động Từ đó mang lại cho họ tính chuyên nghiệp và dễ dàng thích ứng công việc dù có trong mọi hoàn cảnh
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH
2.1: Khái quát về Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH
2.1.1: Giới thiệu tổng quan về công ty
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (TH True Milk) là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sữa tại Việt Nam Công
ty được thành lập vào năm 2008 và có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội, Việt
Trang 13Nam TH True Milk tập trung vào việc nuôi trồng và chăn nuôi bò sữa để sản xuất các sản phẩm sữa chất lượng cao Công ty sở hữu một hệ thống trang trại
và nhà máy chế biến hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
TH Milk đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty sữa hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và thương hiệu sữa Việt Nam uy tín trên thị trường quốc
tế Một trong những điểm nhấn đem lại cho thương hiệu TH True Milk chính là
slogan với thông điệp “Thật sự thiên nhiên” Công ty luôn hướng đến mục tiêu
cho ra đời những sản phẩm “sữa tươi sạch” đúng nghĩa nhất Ngoài lĩnh vực sản xuất sữa, TH Milk cũng đầu tư vào các ngành công nghiệp liên quan như nông nghiệp, chế biến thực phẩm và du lịch nông nghiệp Công ty đặt sự phát triển bền vững và tạo ra giá trị cho cộng đồng làm trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình Cùng với sự nỗ lực và cam kết của mình, TH Milk đã trở thành một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam và tiếp tục mở rộng thị trường và tăng cường vị thế của mình trên thế giới
2.1.2: Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2008: CTCP Thực phẩm Sữa TH được thành lập với trụ sở chính tại
Hà Nội, Việt Nam Công ty bắt đầu hoạt động với mục tiêu trở thành một trong những công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
Năm 2010: TH Milk mở trang trại bò sữa đầu tiên tại tỉnh Nghệ An, Việt Nam Trang trại này được xây dựng với quy mô lớn và áp dụng các công nghệ hiện đại để đảm bảo chất lượng và an toàn của bò sữa
Năm 2016: Công ty khởi công xây dựng nhà máy chế biến sữa tại tỉnh Nghệ An Nhà máy được trang bị công nghệ tiên tiến và quy mô lớn, có khả năng chế biến hàng nghìn tấn sữa mỗi ngày
Năm 2017: TH Milk chính thức đưa nhà nhà máy chế biến sữa vào hoạt động Đây là một bước quan trọng giúp công ty nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường
Trang 14 Năm 2018: Công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất bằng việc xây dựng trang trại bò sữa thứ hai tại tỉnh Thanh Hóa cùng với công nghệ hiện đại và tuân thủ các quy chuẩn chất lượng cao.
Năm 2019: TH Milk khánh thành nhà máy chế biến sữa thứ hai tại tỉnh Thanh Hóa Viếc mở rộng giúp gia tăng sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường sữa
Năm 2020: Công ty mở rộng hoạt động xuất khẩu và các sản phẩm đã có mặt tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và các nước châu Âu
Năm 2021: Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển hệ thống trang trại
và nhà máy chế biến sữa Đặt mục tiêu trở thành thương hiệu sữa hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và mở rộng thị trường xuất khẩu
2.1.3: Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- TH Milk tập trung vào việc nuôi trồng và chăn nuôi bò sữa để sản xuất các sản phẩm sữa chất lượng cao Công ty sở hữu hệ thống trang trại và nhà máy chế biên hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, nâng cao vị thế sản phẩm của công ty
-Kinh doanh và tiếp thị: Công ty tham gia hoạt hoạt động kinh doanh và tiếp thị các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và xuất khẩu ra thị trường ngoài nước Công ty xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả, tìm kiếm đối tác và
mở rộng mạng lưới phân phối để đưa những sản phẩm tới tay người tiêu dùng -Nghiên cứu và phát triển: Ngoài việc đưa ra các chiến lược kinh doanh cho sản phẩm của mình thì việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm là một việc thực sự quan trọng TH Milk đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm và khám phá các công nghệ mới trong ngành công nghiệp sữa Công ty liên tục nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tiên tiến để cải thiện quy trình sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường
-Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: TH Milk cam kết bảo vệ môi trường và thực hiện các hoạt động sản xuất bền vững Công ty tập trung vào việc giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng