Bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và cả nước.... Đồng bằng sông Cửu Lo
Trang 1Giáo viên: Phạm Thị Thanh Nga
Trang 2Em hãy cho biết dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ cột chồng: Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn
vị là % , từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian; Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần.
- Cột chồng: Nhiều đối tượng liên quan đến nhau (cùng chung tổng số)
Trang 3Các em đã làm quen với phương pháp vẽ các biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền ở các tiết trước Bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Trang 5Sản lượng Đồng bằng
sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Trang 6GV nêu quy trình hướng dẫn HS vẽ biểu
đồ cột chồng theo các bước sau:
Bước 1: Xử lí số liệu tính ra tỉ lệ % nếu
bảng số liệu là tuyệt đối.
Trang 7Bước 2: Dựng một hệ trục toạ độ như khi
vẽ biểu đồ cột, khoảng cách các cột vừa phải dễ quan sát, chiều ngang cần thiết không bé quá để thể hiện các thành phần bên trong.
Trang 8Bước 3: Vẽ chiều cao các cột bằng 100%, vẽ các
thành phần đầu tiên được chồng từ gốc toạ độ căn cứ vào thứ tự rồi chồng tiếp thành phần còn lại (đối với biểu đồ có 3 đối tượng trở lên để
vẽ cho chính xác, và nhanh hơn thì khi vẽ thành phần thứ 2 lấy tỉ lệ cộng với tỉ lệ của thành phần 1 rồi vẽ tiếp lên).
Trang 9Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Kí hiệu
các thành phần, ghi số liệu vào từng ô của các thành phần; lập bảng chú giải, tên biểu đồ.
Trang 10Xử lí số liệu:
Sản lượng Đồng bằng
sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Trang 14Đồng bằng sông Cửu Long
có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ
sở chế biến, thị trường tiêu thụ,…)
Trang 15- Thế mạnh để phát triển thủy sản:
+ Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn, nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước
lợ, các bãi tôm, cá trên biển rộng lớn.
Trang 16SÔNG NGÒI
KÊNH RẠCH BIỂN Diện tích mặt nước rộng lớn
Trang 17Nguồn thủy sản dồi dào, nhiều bãi tôm, bãi cá
Trang 18+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng linh hoạt với nến kinh tế thị trường , năng động , nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh.
Trang 19Nguồn lao động đông, có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Trang 20+ Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ
sở chế biến thủy sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
+ Thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.
Trang 21Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản
Trang 22a ĐBSCL có những thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản:
- Điều kiện tự nhiên: diện tích mặt nước lớn, nguồn cá tôm dồi dào, có nhiều bãi tôm, cá.
- Nguồn lao động có kinh nghiệm.
- Có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, sản phẩm chủ yếu
để xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Trang 23Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
Trang 24- Bởi vì:
+ Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước rộng lớn (vùng ven biển: nuôi tôm sú, tôm thẻ; trong mương vườn: tôm càng xanh), đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.
Trang 26DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN LỚN
SÔNG, KÊNH RẠCH
Trang 27Nhiều diện tích trồng lúa kết hợp nuôi tôm.
Trang 28+ Nguồn lao động dồi dào, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân rất sẵn sàng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu.
Trang 29Nuôi tôm đem lại thu nhập lớn, người dân sẵn sàng đầu tư,
tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển.
Trang 30+ Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ
sở chế biến tôm để xuất khẩu.
+ Thị trường tiêu thụ: thị trường xuất khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân
tố quan trọng kích thích nghề nuôi thủy sản xuất khẩu.
Trang 31THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU TÔM
Trang 32b ĐBSCL có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu vì:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích mặt nước lớn.
- Nguồn lao động dồi dào.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
- Có nhiều cơ sở chế biến.
Trang 33Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long Nêu một số biện pháp khắc phục
Trang 34- Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ, hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao, chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường, chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
Trang 35Thiếu vốn đầu tư để thay đổi phương tiện đánh bắt xa bờ
Trang 36Nuôi trồng chủ yếu phát triển ở hình thức nhỏ, cá thể
Trang 37PHÁ RỪNG NGẬP MẶN
LẤY ĐẤT NUÔI TÔM
LŨ LỤT GÂY THIỆT HẠI LỚN
Trang 38NƯỚC MẶN XÂM NHẬP
HẬU QUẢ
Trang 39TÔM XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN GẶP KHÓ KHĂN, BỊ TRẢ VỀ VÌ:
DƯ LƯỢNG CHẤT CẤM ENROFLOXACIN
Trang 40MỸ ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VỚI THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
- Thiếu hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao.
- Thị trường ngoài nước chưa ổn định.
Trang 41c Những khó khăn:
- Đầu tư phương tiện cho đánh bắt xa bờ còn hạn chế.
- Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng chưa cao.
- Chưa chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao.
- Chưa chủ động thị trường.
- Môi trường ô nhiễm.
Trang 42- Biện pháp khắc phục: tăng cường nguồn vốn với lãi suất
ưu đãi để người dân đầu tư nâng cấp và đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ, khuyến khích các cơ sở công nghiệp thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu, lai tạo giống chất lượng cao, quảng bá sản phẩm trên mạng Internet, tìm kiếm thị trường tiêu thụ
Trang 43QUY HOẠCH DIỆN TÍCH NUÔI
TRỒNG, ĐẢM BẢO NGUỒN THỨC ĂN
Trang 44NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẠCH
Trang 45CHỦ ĐỘNG NGUỒN GIỐNG AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG
Trang 46ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG
Trang 47* Biện pháp:
- Đầu tư phương tiện cho đánh bắt xa bờ.
- Nâng cấp hoàn thiện hệ thống chế biến chất lượng cao.
- Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất chất lượng cao.
- Chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam
Trang 49Câu 1 Năm 2002, sản lượng cá biển khai thác của Đồng bằng sông Cửu Long là 493 800 lần, chiếm bao nhiêu %
so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng cá biển khai thác của cả nước là 1 189 600 lần).
A.51,4%.
B.45,l%.
C.240,9%.
D.41,5%
Trang 50Câu 2 Năm 2002, sản lượng cá nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long là 283 900 tấn, ' chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng cá nuôi của cả nước là 486 400 lần).
A.58,37%.
B.171,56%.
C.28,58%.
D.56,17%
Trang 51Câu 3 Năm 2002, sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long là 142 900 tấn, chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng tôm nuôi của cả nước là 186 200 tấn).
A.130,3%.
B.76,74%.
C.74,76%.
D.13,3%
Trang 52Câu 4 Năm 2002, sản lượng cá biển khai thác của Đồng bằng sông Hồng là 54 800 tấn, chiếm bao nhiêu %
so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng cá biển khai thác của cả nước là 1 189 600 tấn).
A.4,6 %.
B.2170,8 %.
C.21,7%.
D.6,4%.
Trang 53Câu 5 Năm 2002, sản lượng cá nuôi của Đồng bằng sông Hồng là 110 900 tấn, chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng cá nuôi của cả nước là 486 400 tấn).
A.22,80 %.
B.442,63 %.
C.4,42%.
D.59,22 %
Trang 54Câu 6 Năm 2002, sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Hồng là 7300 tấn, chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng tôm nuôi của cả nước là 186 200 tấn).
A.2550,68 %.
B.25,5 %.
C.39,2 %.
D.3,92 %
Trang 55Câu 7 Vụ kiện tôm và cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu sang Mĩ năm 2004 - 2005 cho thấy điểm yếu nào cần khắc phục để phát triển ngành thủy sản nước ta? A.Điều kiện tự nhiên
B Nguồn lao động.
C Cơ sở chế biến.
D Thị trường tiêu thụ.
Trang 56Câu 8 Những khó khăn đặt ra cho ngành thủy sản nước ta?
A.Đầu tư vốn, kĩ thuật, tàu thuyền cho việc đánh bắt xa bờ.
B.Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản.
C.Các loại con giống có chất lượng cao.
D Tất cả đều đúng
Trang 57THỬ THÁCH CHO EM
tin trên sách, báo
và Internet
Qua tìm hiểu thực tế địa phương, đề xuất
1 số giải pháp để khắc phục khó khăn cho
sản xuất thuỷ sản ở địa phương em
Trang 59Chúc các em chăm ngoan, học giỏi.