Vùng biển Ninh Thuận luôn nổi tiếng với nghề làm muối di truyền từ đời này sang đời khác, đặc biệt là làng muối Cà Ná, một trong những nơi sản xuất muối lớn nhất Việt Nam.. Tới đây, du k
Trang 1Giáo viên: Phạm Thị Thanh Nga
Trang 2TRÒ CHƠI: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Đây là gì?
Muối
Trang 3TRÒ CHƠI: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Đây là gì?
Cát trắng
Trang 4TRÒ CHƠI: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Đây là gì?
Titan
Trang 5TRÒ CHƠI: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Đây là gì?
Dầu khí
Trang 9Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta?
Trang 10+ Dầu mỏ và khí
tự nhiên: Phân
bố ở thềm lục địa phía nam
Trang 11- Thềm lục địa có dầu
mỏ Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn
Trang 12+ Muối: Phân bố ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Trang 13- Biển nước ta là một kho muối vô tận, đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh thuận)
Trang 14+ Titan: Ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang 15+ Cát trắng: Có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh)
và Cam Ranh (Khánh Hòa)
Trang 16- Ven biển có nhiều bãi cát Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hoà)
Trang 17Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ?
Trang 18+ Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm nên thuận lợi cho quá trình làm muối.
Trang 19+ Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn
Trang 20+ Địa hình ven biển thuận lợi để hình thanh các cánh đồng muối.
Trang 21Khám phá 4 nơi sản xuất
muối lớn nhất Việt Nam
Cà Ná (Ninh Thuận)
Trang 22Vùng biển Ninh Thuận luôn nổi tiếng với nghề làm muối di truyền từ đời này sang đời khác, đặc biệt là làng muối Cà Ná, một trong những nơi sản xuất muối lớn nhất Việt Nam Bạn chỉ cần ra khỏi thành phố Phan Rang Tháp Chàm chừng 30km là đến được với làng chài nổi tiếng này.
Trang 23Cà Ná sở hữu một khung cảnh yên bình, đẹp đẽ và rộng bát ngát với hơn một nghìn ha ruộng muối trải dài theo bờ biển, trở thành làng chài muối lớn nhất Việt Nam Hàng ngày vào buổi sáng sớm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng ngàn ô ruộng muối được người dân đắp lên, mỗi ô có thể lên đến hàng ngàn ha đất Loại muối được sản xuất ở nơi đây nhận được rất nhiều đánh giá cao từ giới chuyên môn
và được cho rằng là loại muối ngon nhất ở Đông Nam Á.
Trang 24Khám phá 4 nơi sản xuất
muối lớn nhất Việt Nam
Phương Cựu (Ninh Thuận)
Trang 25Nằm cách thành phố Phan Rang chỉ 15km, Phương Cựu được xem như một trong những làng muối lớn nhất miền Trung Tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp huyền ảo, lung linh và bình yên dưới ánh nắng của bình minh lẫn hoàng hôn.
Trong tiếng sóng rầm rì của biển cả, bạn sẽ được nhìn thấy vẻ đẹp của cánh đồng muối sống động với sự chăm chỉ, cần cù của những người dân nơi đây
Trang 26Họ sẽ bắt đầu với việc dẫn nước biển vào những thửa ruộng, sau một thời gian bốc hơi để lại những hạt muối trên cánh đồng Sau đấy, muối sẽ được cào thành gò nhỏ cho khô sau đó thu gom về các kho trữ muối thô, rồi được đưa về các nhà máy để làm sạch Bạn sẽ được chứng kiến tất cả những công đoạn làm muối của người dân nơi đây.
Trang 27Khám phá 4 nơi sản xuất
muối lớn nhất Việt Nam
Diêm Điền (Thái Bình)
Trang 28Ở huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình nằm cách thủ đô Hà Nội 110 km về hướng Đông Nam sẽ có một làng chài muối là một trong
ba khu dự trữ sinh quyển lớn nhất vùng châu thổ sông Hồng mang tên Diêm Điền.
Trang 29Khác với những làng nghề muối khác, Diêm Điền lại có thời gian thu hoạch muối là vào tháng 4 đến tháng 7 Vào khoảng thời gian này, Diêm Điền có gió nồm và nắng gắt, là thời điểm hoàn hảo để người dân thu hoạch được những hạt muối trắng to và đậm vị mặn mà.
Trang 30Khám phá 4 nơi sản xuất
muối lớn nhất Việt Nam
Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
Trang 31Được hình thành từ thế kỷ XIX, cánh đồng muối
Sa Huỳnh trở thành một trong những vựa muối quan trọng ở miền Trung Đến Sa Huỳnh vào khoảng thời gian từ tháng 12 năm này đến tháng
5 năm sau, bạn sẽ được nhìn thấy một vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của những người dân làm nghề nơi đây
Trang 32Họ chăm chỉ cần cù từ sáng đến chiều để cho
ra những hạt muối trắng tinh đậm vị, đó là lý
do vì sao nghề làm muối ở nơi đây vẫn được lưu truyền, giúp người dân kiếm sống, ổn định tài chính
Trang 33Muối, những viên kim cương mặn
Trang 34Trình bày tiềm năng
và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta?
Trang 35+ Tiềm năng dầu khí: Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn,
Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.
Trang 36+ Hoạt động khai thác dầu khí:
Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những thùng dầu đầu tiên được khai thác vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu tăng liện tục hàng năm (năm 2002 đạt 16,9 triệu tấn dầu thô).
Trang 37Công nghiệp hóa dầu đang được hình thành,
có các nhà máy lọc hóa dầu như Dung Quất, Vân Phong…đã góp phần nâng cao giá trị và
đa dạng hóa các sản phẩm từ dầu mỏ: sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, hóa chất…
Trang 38Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục
vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm sau
đó chuyển sang chế biến khí công nghệ cao kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên
và khí hóa lỏng.
Trang 39Các mỏ dầu đang được khai thác là: Bạch Hổ, Rạng Đông, Đại Hùng, Rồng, Hồng Ngọc; các mỏ khí: Lan Tây, Lan
Đỏ, Tiền Hải.
Trang 40Mỏ dầu (Bạch Hổ)
Trang 41Mỏ dầu (Rạng Đông)
Trang 42Mỏ dầu (Đại Hùng)
Trang 43Mỏ dầu (Rồng)
Trang 44Mỏ dầu (Hồng Ngọc)
Trang 46Trình bày những tiềm năng phát triển giao thông vận tải ở nước ta?
Trang 47+ Điều kiện phát triển:
Gần các tuyến đường biển quốc tế.
Ven biển có nhiều vùng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu.
Trang 48+ Tình hình phát triển:
Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ (cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn).
Trang 49Giao thông vận tải biển phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và
sự hoà nhập kinh tế nước
ta vào nền kinh tế thế giới.
Trang 50+ Phương hướng phát triển:
Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống cảng biển Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ.
Trang 51Cả nước sẽ hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn
ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.
Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện.
Trang 52Tìm trên hình 39.2 một số cảng biển và đường giao thông vận tải biển ở nước ta?
Trang 53+ Một số cảng biển: Cửa Ông, Cái Lân, Hải Phòng, Nhật Lệ, Đà Nẵng, Kỳ
Hà, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Rạch Giá
Trang 54Cảng biển: Cửa Ông
Trang 55Cảng biển: Cái Lân
Trang 56Cảng biển: Hải Phòng
Trang 57Cảng biển: Nhật Lệ
Trang 58Cảng biển: Đà Nẵng
Trang 59Cảng biển: Kỳ Hà
Trang 60Cảng biển: Quy Nhơn
Trang 61Cảng biển: Nha Trang
Trang 63Cảng biển: Cam Ranh
Trang 64Cảng biển: Sài Gòn (TP HCM)
Trang 65Cảng biển: Vũng Tàu
Trang 66Cảng biển: Rạch Giá
Trang 67+ Tuyến giao thông biển: Hải Phòng đi Hồng Công
Trang 68+ Tuyến giao thông biển: Hải Phòng đi Tô-ki-ô
Trang 69+ Tuyến giao thông biển:
Hải Phòng đi Vla-đi-vô-xtôc
Trang 70+ Tuyến giao thông biển: Hải Phòng đi Ma-ni-la
Trang 71+ Tuyến giao thông biển:
Hải Phòng đi TP Hồ Chí Minh
Trang 72+ Tuyến giao thông biển: Hải Phòng đi Xin-ga-po
Trang 73+ Tuyến giao thông biển:
TP Hồ Chí Minh đi Vla-đi-vô-xtôc
Trang 74+ Tuyến giao thông biển:
TP Hồ Chí Minh đi Vla-đi-vô-xtôc
Trang 75+ Tuyến giao thông biển:
TP Hồ Chí Minh đi Băng Cốc
Trang 76Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta?
Trang 77+ Thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán với các quốc gia được dễ dàng hơn thông qua tuyến đường biển quốc tế.
Trang 78+ Vận tải biển có ưu điểm trong vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh trên những tuyến đường dài xuyên lục địa Góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thay đổi và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa giữa nước
ta với các quốc gia trong khu vực, trên thế giới.
Trang 79Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?
Trang 80+ Xây dựng đồng bộ hệ thống cảng biển, từng bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển hiện có, xây dựng các cảng mới , nạo vét các cảng thường xuyên.
Trang 81+ Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác)
Trang 82+ Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch
vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ.), phát triển khu hậu cần cảng
Trang 83+ Chú trọng phát triển ngành đóng tàu biển, nâng cao chất lượng đội ngũ kĩ sư, lái tàu thuộc ngành giao thông vận tải biển.
Trang 84- Ven biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
- Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ, cảng có công xuất lớn nhất là Sài Gòn
- Cả nước sẽ hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu mạnh
ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung bộ.
- Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện
Trang 87Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta?
Trang 88Những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên biển - đảo ở nước ta là:
Trang 89Khai thác nguồn lợi hải sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là hải sản ven bờ.
Trang 90Khai thác dưới nhiều hình thức mang tính hủy diệt như: Sử dụng chất độc, chất nổ, điện,
Trang 91Chưa bảo vệ tốt diện tích các rừng ngập mặn ven biển
và các tài nguyên sinh vật khác của vùng biển - đảo
Trang 92Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm
có xu hướng ngày càng tăng
Trang 93Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta là:
Trang 94Các chất thải từ sinh hoạt của các khu dân cư, đô thị.
Trang 95Các chất thải từ sản xuất công nghiệp của các nhà máy, khu công nghiệp.
Trang 96Các khu du lịch ven biển và trên các đảo
Trang 97Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí
Trang 98Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
Trang 99- Gần đây diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt, làm suy giảm nguồn sinh vật biển
Trang 100Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Trang 101Ô nhiễm môi trường biển và suy thoái các hệ sinh thái biển làm giảm đa dạng sinh học biển, đặc biệt là các hệ sinh thái biển quan trọng bị suy thoái dẫn đến mất môi trường sống cho các loài sinh vật.
Trang 103Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo?
Trang 104- Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, đầu tư khai thác hải sản xa bờ.
Trang 105- Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.
Trang 106- Bảo vệ rạn san hô
Trang 107- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
Trang 108- Phòng chống ô nhiễm biển
Trang 109RỪNG NGẬP MẶN
Rừng ngập mặn là hệ thống quần thể tập hợp các loại thực vật có khả năng chịu mặn cực tốt Rừng ngập mặn thông thường phân bố tại các vùng ven biển Trong rừng ngập mặm, hệ sinh thái gồm động vật
và thực vật vô cùng đa dạng.
Trang 110RỪNG NGẬP MẶN Rừng ngập mặn có vai trò rất
lớn đối với hệ sinh thái cũng như là đời sống của con người, giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng như các tai biến thiên nhiên.
Trang 111RỪNG NGẬP MẶN
Rừng ngập mặn của Việt Nam chủ yếu phân bố ở nơi đất thấp ven biển Môi trường nước biển ngập chân, cây trong rừng ngập mặn của Việt Nam có rễ chùm to khỏe, rậm rạp, Tại Việt Nam, rừng ngập mặn còn được gọi với cái tên là rừng đước Vì thực vật ngập mặn chủ yếu của Việt Nam là cây đước.
Trang 112RỪNG NGẬP MẶN Hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam
khoảng 200.000 ha Với diện tích này thì Việt Nam là một trong những quốc gia đứng tốp đầu về diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới
Trang 113RỪNG NGẬP MẶN Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển và chạy
dọc theo các tỉnh và thành phố, chính vì vậy mà rừng ngập mặn ở Việt Nam được phân bố dọc khắp đất nước hình chữ S.
Trang 114RỪNG NGẬP MẶN Ở Việt Nam có một số khu rừng ngập mặn lớn như:
rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng ngập mặn Rú Chà - Huế, rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam giang, rừng ngập mặn ở Cà Mau
Trang 115RỪNG NGẬP MẶN
Nổi bật trong số đó là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích nên tới khoảng 37.000ha Nơi đây cũng được mệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á và được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000.
Trang 116RỪNG NGẬP MẶN
Tuy nhiên diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có nguy cơ
bị đe dọa nghiêm trọng, bị thu hẹp
về diện tích và suy giảm hệ sinh thái do việc khai thác chặt phá rừng trái phép diễn ra phổ biến, và các ảnh hưởng của hiện tượng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu như gió bão, sóng biển…
Trang 118Câu 1: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc:
A Bắc Bộ
B Bắc Trung Bộ
C Đồng bằng sông Cửu Long
D Nam Trung Bộ
Trang 119Câu 2: Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là:
A Cát thuỷ tinh
B Muối
C Pha lê
D San hô
Trang 120Câu 3: Số lượng cảng biển của nước ta hiện nay là hơn:
A 100
B 110
C 120
D 130
Trang 121Câu 4: Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là:
Trang 122Câu 5: Khoáng sản vô tận ở biển nước
Trang 123THỬ THÁCH CHO EM
Tìm kiếm thông
tin trên sách, báo
và Internet
Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên
và môi trường biển - đảo
Thời gian 1 tuần
Cá nhân
Trang 125Chúc các em chăm ngoan, học giỏi.