1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Tác giả Đàm Thị Thu Trang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Hoài Thương, Nguyễn Thị Thu Trà, Nguyễn Thùy Vân
Người hướng dẫn ThS. Doãn Nguyên Minh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Các sản phẩm bị ảnh hưởng như: mặt hàng nông, lâm, thủy sản, đồ nội thất, sắt thép, vật liệu xây dựng… Bài nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá và phân tích tác động của lạm phát đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Giáo viên hướng dẫn: ThS Doãn Nguyên Minh

Sinh viên thực hiện: Đàm Thị Thu Trang - Lớp K57EK2

Phạm Diệu Thùy - Lớp K57EK2 Nguyễn Hoài Thương - Lớp K57EK2 Nguyễn Thị Thu Trà - Lớp K57EK2 Nguyễn Thùy Vân - Lớp K57EK2

Hà Nội - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU i

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẠM PHÁT VÀ XUẤT KHẨU 11 1.1 Cơ sở lý thuyết chung về lạm phát 11

1.1.1 Khái niệm và phân loại 11

1.1.2 Phương pháp đo lường lạm phát 12

1.1.3 Nguyên nhân của lạm phát 13

1.2 Cơ sở lý thuyết chung về xuất khẩu 14

1.2.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 14

1.2.2 Các hình thức xuất khẩu 17

1.3 Lý thuyết ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu 17

1.3.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến sản xuất hàng xuất khẩu 17

1.3.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến kim ngạch xuất khẩu 18

1.3.3 Ảnh hưởng của lạm phát tới khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT 21

2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu trong giai đoạn từ 2003 – 2022 21

2.1.1 Tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam 21

2.1.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 24

2.2 Biến động của chỉ số lạm phát trong giai đoạn từ 2010 – 2022 34

2.2.1 Chỉ số lạm phát toàn cầu 34

2.2.2 Chỉ số lạm phát của Trung Quốc 36

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC 38

3.1 Lý thuyết về mô hình trọng lực cấu trúc 38

3.2 Mô hình ước lượng đánh giá ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 39

3.3 Phương pháp ước lượng 40

3.4 Dữ liệu đánh giá ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 41

3.4.1 Nguồn dữ liệu 41

3.4.2 Thống kê mô tả 42

3.5 Kết quả ước lượng 44

3.5.1 Về kết quả tổng quan 44

3.5.2 Về kết quả của các mặt hàng nông sản 48

3.5.3 Về kết quả của các mặt hàng công nghiệp 52

Trang 3

CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI ẢNH HƯỞNG

CỦA LẠM PHÁT ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 56

4.1 Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 56

4.1.1 Đối với các sản phẩm nông nghiệp 56

4.1.2 Đối với các sản phẩm công nghiệp 58

4.2 Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan quản lý 58

4.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu 60

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 67

Trang 4

i

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 0.1 Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu 9 Bảng 1.1 Ưu, nhược điểm của các hình thức xuất khẩu 17 Bảng 3.1 Dữ liệu đánh giá ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam

sang Trung Quốc 42

Bảng 3.2 Kết quả thống kê mô tả dữ liệu 43 Bảng 3.3 Kết quả mô hình trọng lực ảnh hưởng lạm phát Trung Quốc lên xuất

khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 45

Bảng 3.4 Kết quả ước lượng nhóm hàng nông sản trước và sau khi tính đến các

tác động cố định của chuỗi thời gian và sản phẩm 48

Bảng 3.5 Kết quả ước lượng nhóm hàng công nghiệp trước và sau khi tính đến

các tác động cố định của chuỗi thời gian và sản phẩm 52

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn

Biểu đồ 2.5 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt

Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2003 – 2022 25

Biểu đồ 2.6 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt

Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2010 (triệu USD) 29

Biểu đồ 2.7 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt

Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2017 (triệu USD) 32

Biểu đồ 2.8 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt

Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2018 – 2022 (triệu USD) 32

Biểu đồ 2.9 Chỉ số lạm phát thế giới giai đoạn 2003 – 2022 35 Biểu đồ 2.10 Chỉ số lạm phát của Trung Quốc giai đoạn 2003 – 2022 37

Trang 5

ii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

1 ASEAN Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

2 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

3 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

7 OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương

nhỏ nhất

8 PPI Producer Price Index Chỉ số giá sản xuất

9 RCEP Regional Comprehensive

13 UNCTAD United Nations Conference on

Trade and Development

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

Indicators Chỉ số phát triển thế giới

16 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lạm phát là hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, có ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia trong các giai đoạn phát triển kinh tế Và kiểm soát lạm phát luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia Về mặt lý thuyết, mức lạm phát thấp có tác dụng kích thích kinh tế phát triển, còn lạm phát ở mức cao sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Lạm phát làm giảm sút sản xuất, giảm sút nguồn thu thuế; gây bất ổn cung cầu trong quan hệ mua bán lưu thông hàng hóa; làm hệ thống tiền tệ tín dụng bị rối loạn

và khó kiểm soát Nói chung, lạm phát gây khó khăn cho toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia

Trong những thập kỷ vừa qua, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm tụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và khiến lạm phát tăng cao ở nhiều nước Đặc biệt kể từ dịch COVID-19, tại châu Á, lạm phát hiện vượt quá mục tiêu của các ngân hàng trung ương ở hầu hết các nền kinh tế châu Á,

do giá thực phẩm và năng lượng toàn cầu cao hơn, sự giảm giá của các đồng tiền so với USD và hoạt động kinh tế đang trong quá trình phục hồi khó khăn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ngân hàng trung ương nhiều nước châu Âu đã hướng đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) liên tục tăng lãi suất để giảm lạm phát, đồng thời đưa ra cảnh báo, lạm phát hoàn toàn có thể kéo dài hơn dự kiến, không đơn thuần chỉ là một hiện tượng tạm thời, đồng thời, thúc giục các ngân hàng trung ương phải chuẩn bị và triển khai những biện pháp để đối phó với nguy cơ lạm phát đang ngày càng gia tăng

Trong lúc thế giới đang đối mặt với giá dầu mỏ và thực phẩm leo thang cùng với

áp lực tăng lương, Trung Quốc cũng phải đối mặt với áp lực giá tiêu dùng tăng mạnh có thể dẫn đến sự gia tăng cao về lạm phát Lạm phát của Trung Quốc chịu sự ảnh hưởng của nhiều tác nhân dẫn đến sự trồi sụt thất thường của chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia này trong 2 thập kỷ gần đây Về cơ bản, sự can thiệp và những nỗ lực làm giảm lạm phát của Chính phủ Trung Quốc đã phần nào giữ được mức lạm phát ở dưới 2 con số Trong năm 2022, tuy tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng nhưng vấn được coi

là ổn định và thấp hơn nhiều nền kinh tế khác trên toàn cầu Tuy nhiên, các biện pháp

Trang 7

2

hỗ trợ của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng và giảm thuế cho doanh nghiệp, khác biệt so với các nước khác Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới trong công cuộc chống lạm phát

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN Việc kinh tế Trung Quốc giảm phát sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam theo cả mặt tích cực và tiêu cực Việc đồng nhân dân tệ (CNY) giảm giá mạnh cũng đang gây áp lực lên hoạt động thương mại hai nước khi mà áp lực nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng do hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc trở nên rẻ hơn Các sản phẩm bị ảnh hưởng như: mặt hàng nông, lâm, thủy sản, đồ nội thất, sắt thép, vật liệu xây dựng…

Bài nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá và phân tích tác động của lạm phát đối với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2003 – 2022 Trong bối cảnh ngày nay, khi cả hai nền kinh tế đang ngày càng trở nên liên kết chặt chẽ, hiểu rõ về tình hình lạm phát có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu là yếu tố quan trọng

để xây dựng và áp dụng các biện pháp chính sách hợp lý Mặc dù có nhiều nghiên cứu

đã tập trung vào lạm phát, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về tác động của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

Bởi vậy, nghiên cứu về tác động của lạm phát ở Trung Quốc đối với xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam nhằm đề xuất những kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong những năm tới đây là cần thiết và có ý nghĩa thực tế Bài viết sử dụng số liệu thống kê và dữ liệu của cơ sở dữ liệu của COMTRADE để phân tích, mô tả về thực trạng xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc, những quy định của Trung Quốc ảnh hưởng xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam Ngoài ra, bài viết sử dụng mô hình trọng lực, phương pháp ước lượng PPML và các số liệu thống kê của WTO, UNCTAD, … để đánh giá về tác động của những quy định thuế quan và phi thuế quan của Trung Quốc đối với xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam Căn cứ vào thực trạng xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, những quy định của Trung Quốc đối với hàng nông sản và kết quả sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của lạm phát tại thị trường Trung Quốc đối với hàng công nghiệp Việt Nam, bài viết đề xuất một số kiến

Trang 8

3 nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu liên quan đến lạm phát

Lạm phát được nghiên cứu rất sâu trong các nghiên cứu lý thuyết Lý thuyết về lạm phát hiện nay chủ yếu dựa trên mô hình đường Phillips do Phillips (1958) và Lipsey (1960) phát triển dựa trên giả định rằng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát có một mối quan hệ ổn định và tỷ lệ nghịch Từ những năm 1950 đến nay, mô hình đường Phillips

đã được bổ sung sửa đổi liên tục bởi hàng loạt các nhà kinh tế nổi tiếng như Friedman (1960), Phelps (1967), Sargent (1971), Lucas (1972), Fischer (1977), Taylor (1979), Gali và Gertler (1999)

Theo cách tiếp cận của các nhà kinh tế học tiền tệ (trường phái sáng lập bởi Milton

Friedman), sự gia tăng không tính toán trước của cung tiền sẽ làm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với dự đoán dẫn đến giảm tỷ lệ thất nghiệp (định luật Okun), và do

đó làm tăng lạm phát thông qua đường Phillips Vào những năm 1960, Milton Friedman

đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát có vững chắc hay không còn tùy thuộc vào những kỳ vọng làm nền tảng cho nó Nếu lạm phát dự kiến là 2%, thì những người lao động được khuyến khích bởi tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể yêu cầu tăng lương 3 hoặc 4% Nhưng nếu lạm phát dự kiến là 10%, thì những người lao động đó có thể yêu cầu tăng lương từ 11% trở lên Trong những năm 1970, lạm phát vẫn tồn tại ở mức cao mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao, chủ yếu là do kỳ vọng của người lao động về lạm phát tăng mạnh Để “củng cố” đường cong Phillips, các nhà kinh tế học đã bổ sung kỳ vọng bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp như một yếu tố bổ sung tác động tới lạm phát

Theo cách tiếp cận của các nhà kinh tế học cơ cấu, sự gia tăng của giá hàng hóa

nhập khẩu hay sự tăng lên đột ngột của thâm hụt ngân sách là những nguyên nhân gây lạm phát Những nhân tố này được coi là nhân tố chi phí đẩy, làm tăng cung tiền, lạm phát xuất phát từ một khu vực của nền kinh tế sẽ lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế (Greene, 1989)

Bên cạnh hai cách tiếp cận của trường phái tiền tệ và trường phái cơ cấu, các nghiên

cứu về các nhân tố tác động đến lạm phát còn đưa ra cách tiếp cận ngang bằng sức (theo

tiếng Anh là purchasing power parity)

Trang 9

4 Các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể trên thế giới cũng đã làm sáng tỏ nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lạm phát Trong nghiên cứu của Lim và Papi (1997) về lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ, các yếu tố như tỷ giá hối đoái, tiền lương, giá xuất nhập khẩu và cung tiền đã được chỉ ra là quan trọng trong việc ảnh hưởng đến mức lạm phát của đất nước

2.2 Tác động của lạm phát đến xuất khẩu

Mối quan hệ giữa lạm phát và xuất khẩu là đề tài được nghiên cứu rộng rãi trong các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, và nhiều quốc gia đã tiến hành các nghiên cứu chi tiết để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của lạm phát đối với hoạt động xuất khẩu

Một trong những những khía khía cạnh quan trọng của mối quan hệ này là tác động của lạm phát đến giá cả của các mặt hàng hóa xuất khẩu Như đã được đề cập bởi John Stanton Flemming vào năm 1976, khi lạm phát tăng, giá cả của các mặt hàng cũng sẽ tăng lên, đồng thời chi phí sản xuất, nguyên liệu, chi phí lao động và các loại thuế gián tiếp và trợ cấp trong một số trường hợp cũng tăng lên Để bảo tồn sự tồn tại của các cơ

sở sản xuất trên cơ sở đảm bảo sản xuất có lãi và bù đắp được chi phí, bắt buộc các nhà sản xuất đưa giá bán tăng lên từ đó giá xuất khẩu tăng

Đặc biệt, nghiên cứu của Gylfason (1997) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa xu hướng xuất khẩu và dân số, thu nhập bình quân đầu người, nông nghiệp, xuất khẩu sơ cấp và lạm phát được nghiên cứu bằng phương pháp thống kê, dữ liệu từng phần từ Ngân hàng Thế giới, bao gồm 160 quốc gia trong giai đoạn 1985 – 1994 Ông đã chỉ ra rằng xuất khẩu hàng hóa sơ cấp gây ra ảnh hưởng của lạm phát lớn hơn so với xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp

Trong khi đó, theo Stockman (1981), đối với mô hình quốc gia nhỏ, lạm phát tăng

có thể làm giảm giá trị xuất khẩu hàng nội địa và thay đổi lợi thế so sánh của quốc gia

đó trên thị trường quốc tế Sự biến động trong giá trị xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến thu nhập quốc gia và sự cạnh tranh của quốc gia đó

Một số nghiên cứu cụ thể trên thế giới cũng đã đưa ra những phát hiện đáng chú

ý Ví dụ, Evans Ovamba Kiganda, Nelson Obange và Scholastica Adhiambo (2017) đã chỉ ra rằng tổng xuất khẩu không gây ra tác động đáng kể đối với lạm phát ở Kenya trong cả ngắn hạn và dài hạn Nghiên cứu của Malayaranjan Sahoo và Narayan Sethi (2020) cũng sử dụng mô hình vector tự hồi quy để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát,

Trang 10

5 xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ từ năm 1975 đến năm 2017 Kết quả cho thấy không có mối quan hệ nhân quả nào tồn tại giữa lạm phát

và FDI ở Ấn Độ trong thời gian nghiên cứu

Ở Hoa Kỳ, theo Dexter (2005), thương mại quốc tế cũng có ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát Nhập khẩu có mối quan hệ tiêu cực với lạm phát, trong khi xuất khẩu có mối quan hệ tích cực với lạm phát Điều này có thể chỉ ra rằng sự biến động trong thương mại quốc tế có vai trò quan trọng trong việc ổn định lạm phát trong quốc gia

2.3 Tác động của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu cũng cho thấy mối quan hệ giữa hai biến này chưa rõ ràng Nguyễn Thị Minh Phương (2019)

đã tiến hành một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất đến xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn từ 01/2008 - 03/2019 với phương pháp ước lượng bằng mô hình VAR/VECM Nghiên cứu này đã đưa ra những kết quả quan trọng về tác động của lạm phát đối với kim ngạch xuất khẩu gạo Theo nghiên cứu, trong mối quan hệ ngắn hạn, lạm phát có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu gạo Lạm phát được xác định là một trong những nhân tố tác động gián tiếp đến kim ngạch xuất khẩu và cần một khoảng thời gian (độ trễ) để tạo nên những ảnh hưởng nhất định Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lạm phát cũng là yếu tố có tác động thấp nhất đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu (Lan, 2023)

Dù vậy, xét về dài hạn, nghiên cứu cho thấy hai yếu tố này có mối quan hệ ngược chiều Khi đồng tiền nội địa bị mất giá đột ngột so với ngoại tệ, xuất khẩu gạo của nước

ta sẽ có lợi thế hơn do giá của gạo giảm so với mặt bằng giá chung của thế giới, làm tăng kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên, thị trường sẽ nhanh chóng phản ứng khi lạm phát tăng, giá gạo thu mua trong nước bắt đầu tăng theo nhanh chóng đẩy giá đầu ra xuất khẩu buộc phải tăng Ngoài ra, lạm phát còn liên quan đến kỳ vọng về tương lai, đặt ra những thách thức cho xuất khẩu Sự tăng mạnh của giá gạo do lạm phát dẫn đến tăng mạnh kỳ vọng về lạm phát trong tương lai, góp phần vào tình trạng giảm cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam và làm sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong thời gian sau đó Một nghiên cứu khác sử dụng mô hình trọng lực cũng chứng minh tác động tiêu cực của lạm phát đến xuất khẩu của 5 nước châu Á, trong đó có Việt Nam (Nanda Adhi Purusal, Nurul Istiqomah, 2018) Sự tăng liên tục của giá chung hàng hóa được xác định làm tăng chi phí sản xuất Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu được sản

Trang 11

6 xuất bởi một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao sẽ giảm và khối lượng xuất khẩu của nó cũng sẽ giảm

2.4 Khoảng trống nghiên cứu

Lạm phát là hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt với tác động sâu rộng của nó đến mặt kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu Ở trong nước có một số ít nghiên cứu được công bố như nghiên cứu của Lê Thị Thu Lan (2023) về các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Châu Âu Tuy nhiên, đối với tác động của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, dường như chưa có nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực hoặc phương pháp phức tạp hơn để hiểu rõ hơn về quy luật và tương tác giữa các yếu tố này Điều này tạo nên một khoảng trống nghiên cứu quan trọng và cần được điền đầy Do đó, bài viết này được coi là nghiên cứu có ý nghĩa bổ sung, nhằm định rõ hơn về tác động của lạm phát đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, cung cấp thông tin cần thiết và kịp thời để đáp ứng nhu cầu hiểu biết và quản lý trong ngành xuất khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh biến động thị trường

và tình hình kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Dựa trên nghiên cứu mô hình trọng lực kết hợp với phân tích thực trạng xuất khẩu của hai ngành hàng nông sản và sản phẩm công nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc, đánh giá tác động của lạm phát tới hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh Trung Quốc đang giảm phát so với thế giới, từ đó xây dựng hệ thống giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giữa

2 quốc gia trong thời gian tới

Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng mô hình lý thuyết về tác động của lạm phát đến xuất khẩu của

Việt Nam sang Trung Quốc dựa trên nền tảng nghiên cứu lý thuyết, tổng quan nghiên cứu, tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc và tình hình Trung Quốc

Thứ hai, xác định mô hình nghiên cứu về sự tác động của lạm phát Trung Quốc tới

tình hình xuất khẩu hai ngành hàng nông sản và công nghiệp từ Việt Nam sang Trung Quốc

Thứ ba, phân tích định hướng xuất khẩu hai ngành hàng nông sản và sản phẩm

Trang 12

7 công nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc, qua đó đánh giá thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng nhằm đề xuất các giải pháp phát triển

Thứ tư, xây dựng giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

trong bối cảnh hiện tại và trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình và điều kiện thực tiễn của hai quốc gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của lạm phát tới xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc dựa trên hai ngành hàng là nông sản và sản phẩm công nghiệp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Bài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2003 – 2022 Phạm vi không gian: Bài nghiên cứu đề cập đến xuất khẩu từ thị trường Việt Nam

sang thị trường Trung Quốc

Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra trong bài nghiên cứu như sau:

Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc có tác động tích cực tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái được quyết định bởi tỷ lệ lạm phát của quốc gia đó với nước ngoài, tức mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia sẽ bằng tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai quốc gia đó Nếu lạm phát của Trung Quốc ở mức thấp, giá cả hàng hóa nội địa sẽ ở mức thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu Nếu lạm phát của Trung Quốc ở mức độ vừa phải sẽ có tác động tích cực, khuyến khích việc sản xuất trong nước khiến dư thừa hàng hóa trong nước (thậm chí thúc đẩy việc xuất khẩu và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc) Khi đó, cầu về hàng hóa nhỏ hơn cung hàng hóa, dẫn đến cầu về hàng hóa nhập khẩu thấp hơn Hàng hóa nhập khẩu khó tìm được vị thế tại thị trường này Ngược lại, khi lạm phát của Trung Quốc tăng cao làm đồng nội tệ giảm giá, chi phí sản xuất hàng hóa trong nước cao hơn so với hàng nhập khẩu Do đó, cầu về hàng nhập khẩu lớn, là

cơ hội để các quốc gia xuất khẩu xuất khẩu vào thị trường tỷ dân này

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 13

8

5.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Với mục tiêu đánh giá các tác động của biến lạm phát lên xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, bài nghiên cứu lựa chọn sử dụng mô hình trọng lực cấu trúc (structural gravity) Cụ thể, mô hình nghiên cứu trong bài có dạng tổng quát như sau:

Trong đó:

𝛺𝑖: mức trung bình của nhu cầu thị trường của tất cả các nhà nhập khẩu - tính theo chi phí thương mại

𝑋𝑖𝑗: kim ngạch xuất khẩu của nước i sang nước 𝑗

𝑡𝑖𝑗: rào cản thương mại giữa 2 nước, thường dùng là khoảng cách giữa 2 quốc gia

𝐸𝑖: khối lượng hàng hóa tại nước 𝑖

𝐸𝑗: khối lượng hàng hóa tại nước 𝑗

5.2 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sử dụng trong mô hình bao gồm: Nhóm yếu tố phụ thuộc là kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản và công nghiệp chủ lực của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc theo mã HS 2 số trong giai đoạn 2003 – 2022 được thu thập từ cơ

sở dữ liệu của COMTRADE Nhóm yếu tố tác động bao gồm dữ liệu liên quan đến GDP thực của Việt Nam và GDP thực của Trung Quốc được thu thập từ nguồn dữ liệu Chỉ số phát triển thế giới (WDI) của Ngân hàng thế giới World Bank Dữ liệu về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan (biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động vật SPS và hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT được thu thập từ nguồn dữ liệu thuế quan của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

Trang 14

9 https://data.worldbank.org/

Nguồn dữ liệu thuế quan của WTO https://www.epingalert.org/

SPS

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ

và kiểm dịch động thực vật Trung Quốc áp dụng với hàng hoá của Việt Nam

Nguồn dữ liệu thuế quan của WTO https://www.epingalert.org/

đề của mô hình trọng lực như phương sai sai số thay đổiđưa ra kết quả đáng tin cậy hơn

5.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, với sự hỗ trợ của các công cụ thống kê phân tích là Excel và phần mềm STATA để xử lý dữ liệu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm

2022 Quá trình nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau:

- Giới thiệu cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu và các tác động vĩ mô, kết hợp tham khảo các nghiên cứu trước đó cho đề tài này

- Dựa trên cơ sở lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm để thiết kế và thực hiện mô hình nghiên cứu định lượng trên phần mềm STATA

Trang 15

10

- Phân tích mối tương quan giữa các biến, và mức độ ảnh hưởng của các biến đến giá trị xuất khẩu gạo Tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để điều chỉnh mô hình với các biến độc lập, biến phụ thuộc, và thang đo thích hợp

- Dùng thống kê mô tả để kiểm định

6 Kết cấu của bài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về lạm phát và xuất khẩu

Chương 1 trình bày các lý thuyết chung liên quan đến phương pháp đo lường, nguyên nhân về lạm phát và các vai trò và hình thức của xuất khẩu Từ đó, thấy được mối quan hệ giữa lạm phát và xuất khẩu, ảnh hưởng của lạm phát tới khả năng xuất khẩu của một quốc gia

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu và tình hình lạm phát

Chương 2 trình bày về thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam tại một số đối tác chính và Trung Quốc, cũng như diễn biến về lạm phát tại thị trường Trung Quốc trong giai đoạn nghiên cứu 2003 – 2022 để đưa ra những đánh giá sơ bộ

Chương 3: Đánh giá ảnh hưởng của lạm phát tới xuất khẩu của Việt Nam tới

Chương 4: Kiến nghị và giải pháp để thích ứng với ảnh hưởng của lạm phát

đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

Dựa trên những đánh giá và kết luận về tác động của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tại các chương trước, chương 4 đưa ra những kiến nghị và giải pháp để các nhà xuất khẩu thích ứng với ảnh hưởng của lạm phát, có những chiến lược phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa tại thị trường Trung Quốc, đem lại sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Trang 16

11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẠM PHÁT VÀ

XUẤT KHẨU 1.1 Cơ sở lý thuyết chung về lạm phát

1.1.1 Khái niệm và phân loại

1.1.1.1 Khái niệm

Trong kinh tế học, lạm phát được dùng để chỉ sự tăng lên về mức giá của hàng hóa

và dịch vụ so với thời điểm 1 năm trước đó Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể sở hữu một khối lượng hàng hóa ít hơn

Theo hướng nguyên nhân gây ra lạm phát, K Marx cho rằng: “Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông, vượt quá nhu cầu của lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phân phối lại thu nhập quốc dân.”

Theo góc độ bản chất, M Friedman - đại diện của trường phái tiền tệ hiện đại cho rằng: “Lạm phát là một điều kiện trong đó có sự dư cầu nói chung, tức là lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều để theo đuổi một khối lượng hàng hóa có hạn.”

Theo độ dài thời gian, Nhà kinh tế Eckstein lại có cách tiếp cận khác về lạm phát:

“Lạm phát cơ bản xuất hiện trên quỹ đạo tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế với điều kiện là quỹ đạo này không bị ảnh hưởng của các cú sốc và các thị trường (hàng hóa, tiền

tệ, lao động) ở trạng thái cân bằng dài hạn.”

Từ các quan điểm nêu trên, có thể đưa ra một khái niệm tổng quan về lạm phát: Lạm phát là hiện tượng tiền tệ khi mà lượng tiền phát hành nhiều hơn lượng tiền cần thiết trong lưu thông làm cho giá cả tăng nhanh, liên tục và kéo dài dẫn đến tiền tệ mất giá so với hàng hóa, ngoại tệ và vàng

1.1.1.2 Phân loại lạm phát

Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, lạm phát thường được chia thành 3 loại khác nhau

Lạm phát thấp thường có tỷ lệ rất nhỏ, thông thường dưới 3% Mức lạm phát thấp

không gây ra tác động lớn đến nền kinh tế mà chỉ để phân biệt với giảm phát Trong nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát thấp, giá cả hàng hóa và dịch vụ vẫn ổn định

Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát 1 con số (từ 3% - 10%/năm) Trong

thời kỳ lạm phát vừa phải, giá cả biến động tương đối, lãi suất tiền gửi không cao, không

Trang 17

12 xảy ra hiện tượng mua bán, tích trữ hàng hóa với số lượng lớn Tiền tệ trong thời kỳ này vẫn tương đối ổn định, không gây tác hại lớn đến nền kinh tế

Lạm phát cao là lạm phát từ hai con số trở lên, bao gồm lạm phát phi mã và siêu

lạm phát Lạm phát phi mã là hiện tượng giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ hai con

số (trên 10%) Trong thời kỳ lạm phát phi mã, giá cả nhìn chung có mức tăng nhanh, người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, sử dụng các ngoại tệ mạnh để là phương tiện thanh toán cho các giao dịch lớn Hiện tượng này kéo dài sẽ gây biến dạng kinh tế nghiêm trọng Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng đột biến với tốc độ cao vượt

xa lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng mạnh, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền tệ mất giá nhanh chóng, các yếu tố thị trường biến dạng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị rối loạn Siêu lạm phát có sức mạnh phá hủy toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, thường đi kèm với suy thoái nghiêm trọng

1.1.2 Phương pháp đo lường lạm phát

Thông thường, lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá

cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế trong một thời gian dài Dữ liệu về sự biến động của giá cả được thu thập từ các tổ chức nhà nước hoặc một

số ngân hàng lớn hay các tạp chí kinh doanh có uy tín

Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua các chỉ số giá cả Chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm tăng của mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc Mức giá trung bình là tổng hợp giá của các loại hàng hoá và dịch vụ Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó

Trên thực tế, không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gắn cho mỗi hàng hóa trong chỉ

số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước (GDP)

CPI biểu thị biến động về mức giá chung của một rổ hàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê đang thực hiện là áp dụng theo phương pháp luận quốc tế trong tài liệu hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biên soạn năm 2004

Trang 18

13 (Phương pháp tính CPI theo hướng dẫn chung của ILO được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng) và cũng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam

Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100

Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là

tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh nghĩa) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực:

Chỉ số giảm phát GDP = (GDP danh nghĩa / GDP thực) x 100

Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước (GDP) biểu thị sự biến động về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia Các phép loại bỏ lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân Tại Mỹ, Cục

Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng phép loại bỏ lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép loại bỏ lạm phát khác để hoạch định các chính sách kiềm chế lạm phát của

mình

1.1.3 Nguyên nhân của lạm phát

Thứ nhất, theo lý thuyết lạm phát do cầu kéo (tiếng Anh là Demand - Pull Theory

of Inflation), đây là là lạm phát do tổng cầu tăng lên, vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực tăng giá cả Lạm phát do cầu kéo xảy ra do một số nguyên nhân: mức chi tiêu của Chính phủ tăng lên, chi tiêu của các hộ gia đình tăng, nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp tăng, tác động của chính sách tiền tệ mở rộng Ngoài ra còn các yếu tố như biến động tỷ giá, giá cả hàng hóa nước ngoài so với hàng hóa cùng loại được sản xuất trong nước và thu nhập bình quân của thị trường nước ngoài tác động đến nhu cầu của hàng hóa xuất khẩu gây ra ảnh hưởng đến tổng cầu và giá cả hàng hóa, dịch

vụ trong nước

Thứ hai, theo lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy (tiếng Anh là Cost - Push Theory

of Inflation), áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt

quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội Chi phí tăng lên khiến giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên, dẫn tới cung hàng hóa giảm Chi phí sản xuất có thể tăng do một số nguyên nhân: mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động; giá cả nội địa của hàng hóa nhập khẩu tăng do áp lực lạm phát của nước xuất khẩu, giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ

Trang 19

14

Thứ ba, theo lý thuyết lạm phát do sức mạnh thị trường (tên tiếng Anh là Market

Power Theory of Inflation), trong trường hợp lượng cầu về một mặt hàng giảm đi trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên, nếu thị trường có nhà cung cấp độc quyền

và giá cả trên thị trường chỉ tăng mà không giảm, thì mặt hàng mà lượng cầu giảm sẽ vẫn giữ nguyên giá Trong khi đó, mặt hàng mà lượng cầu tăng sẽ tăng giá, dẫn đến mức giá chung trên thị trường tăng lên, gây nên lạm phát

Thứ tư, Milton Friedman, nhà kinh tế học nhận giải thưởng Nobel kinh tế 1976,

cho rằng lạm phát chỉ là biểu hiện của tăng lên quá mức của cung tiền (1960) Theo thuyết số lượng tiền tệ (tiếng Anh là Quantity Theory of Money) thì giữa các tham số cung tiền và giá cả trong nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ Khi tốc độ tăng cung tiền quá cao mà các yếu tố ngược lại thay đổi không tương ứng sẽ gây nên lạm phát cao Lạm phát có nguyên nhân từ cung tiền, nhưng cung tiền chỉ lại là hệ quả của sự tương tác giữa tính có chủ đích từ phía chính phủ và nhu cầu tự thân của nền kinh tế Ngân hàng Trung ương bằng chính sách tiền tệ tiến hành chủ động mở rộng hay thu hẹp cung tiền qua các công cụ Trong trường hợp Ngân hàng Trung ương cung nội tệ ra thị trường

để mua ngoại tệ vào nhằm giữ cho đồng nội tệ khỏi mất giá so với ngoại tệ sẽ khiến lượng tiền nội tệ lưu thông trên thị trường tăng lên cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát cho nền kinh tế

1.2 Cơ sở lý thuyết chung về xuất khẩu

1.2.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu

1.2.1.1 Khái niệm

Khái niệm xuất khẩu nói chung được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập, phân

tích theo từng chủ đích nghiên cứu riêng Dưới góc độ của nước chủ thể, Bùi Xuân Lưu (2002) định nghĩa “xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài” trong giáo trình Kinh tế ngoại thương Với cách tiếp cận mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia, Feenstra và Taylor (2010) đưa ra một định nghĩa khác về xuất khẩu trong giáo trình Thương mại quốc tế “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”

Ở đây, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một

quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua mua bán nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế

Trang 20

15

Một số tác giả đã đưa ra định nghĩa cụ thể về xuất khẩu hàng hoá Theo John J

Wild (2003), hành động đưa hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác thì được coi như là xuất khẩu hàng hóa Rakesh M Joshi (2005) cũng thống nhất quan điểm về xuất khẩu hàng hóa như của John J Wild, đồng thời bổ sung thêm định nghĩa về các bên tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa: nhà xuất khẩu là người bán sản phẩm có trụ sở tại nước xuất khẩu, trong khi nhà nhập khẩu là người mua ở nước ngoài Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường bên ngoài trong thương mại quốc tế Các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ định nghĩa xuất khẩu hàng hóa không giới hạn

ở việc vận chuyển một mặt hàng, một chuyến hàng ra khỏi Hoa Kỳ đến nước ngoài, tức

là xuất khẩu hàng hóa không chỉ bao gồm việc vận chuyển các mặt hàng qua biên giới bằng các chuyển động vật lý của ô tô, máy bay, tàu biển, tàu thủy hoặc các hình thức khác của đường không, đường sắt, đường thủy, đường bộ Xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng cả vật lý hoặc điện tử, chẳng hạn như thông qua email, thảo luận qua điện thoại, fax, đăng tải trên internet và nhiều phương tiện phi vật lý khác Theo Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi

là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Khoản 1, Điều 28)

Nói tóm lại, có nhiều cách hiểu về xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên hiểu một cách khái quát nhất thì xuất khẩu hàng hóa chính là việc bán hàng hóa của quốc gia này sang quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán

1.2.1.2 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu đóng góp vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội Như đã biết, xuất khẩu là phương thức để thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng xuất khẩu là để tăng thu thêm nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng

Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu Công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, đất nước đòi hỏi phải có số vốn lớn, rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn Tuy nhiên, trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, nguồn viện trợ cũng phải trả bằng cách này hay cách khác Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu

Trang 21

16

Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng

ngoại Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới Sự tác động của xuất khẩu với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau:

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà các nước cần Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi và tạo ra những khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước

Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta

Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường

Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, điều kiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành

Thứ ba, xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Sản

xuất hàng hoá xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân

Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại ở

nước ta Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt hơn với phân công lao động quốc tế Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển Chẳng hạn xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tiêu dùng, đầu tư, vận tải quốc tế Đến lượt chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho việc

mở rộng xuất khẩu

Trang 22

17

1.2.2 Các hình thức xuất khẩu

Có hai hình thức xuất khẩu chính: Xuất khẩu trực tiếp và Xuất khẩu ủy thác

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên mua

và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên, phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kết hợp đồng

Xuất khẩu ủy thác là hình thức đưa hàng hóa ra nước ngoài qua đơn vị trung gian,

trong đó đơn vị có hàng sẽ ủy quyền cho một đơn vị thứ ba với danh nghĩa bên nhận ủy thác để thay doanh nghiệp đưa hàng hóa ra nước ngoài

Ngoài các hình thức trên còn có xuất khẩu tại chỗ, gia công xuất khẩu, mua bán

đối lưu, tạm nhập và tái xuất là các hình thức xuất khẩu thường được sử dụng trong hoạt

động thương mại quốc tế

Hai hình thức xuất khẩu này đều có ưu, nhược điểm riêng

- Không bị phụ thuộc vào đối tác nước ngoài

- Không phù hợp với các doanh nghiệp mới nếu thiếu hiểu biết về thị trường và văn hóa

- Không hoặc cần ít nhân viên

- Bên được ủy quyền (công ty forwarder hoặc công ty xuất nhập khẩu) có quyền biết và tiếp cận thị trường, các kênh phân phối

- Độ bao phủ thị trường đầy đủ

- Rủi ro tài chính thấp

- Không được liên hệ trực tiếp với khách hàng

- Tỷ suất lợi nhuận thấp

- Phụ thuộc vào cam kết của đối tác

Bảng 1.1 Ưu, nhược điểm của các hình thức xuất khẩu

1.3 Lý thuyết ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu

1.3.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến sản xuất hàng xuất khẩu

Trang 23

18

Ở mức lạm phát thấp, lãi suất thực tế tăng lên ứng với mỗi mức lạm phát thấp hơn thúc đẩy người dân tăng giữ tiền mặt, làm giảm vốn đầu tư trong thị trường Ngoài ra, lạm phát thấp cũng làm tiền lương thực tế tăng dẫn đến tăng chi phí sản xuất cho doanh nghiệp (lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy) Lạm phát một con số làm cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không muốn đầu tư mở rộng sản xuất hoặc điều chỉnh cắt giảm sản xuất, kết quả là lạm phát thấp không kích thích doanh nghiệp đầu tư, đưa đến việc sản xuất hàng xuất khẩu thấp

Lạm phát vừa phải có tác động tích cực đối với sản xuất hàng xuất khẩu Lạm phát

ở mức vừa phải vừa giúp nền kinh tế đạt được tăng trưởng cao, vừa giúp duy trì tính ổn định của lãi suất Nhờ đó tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, kích thích doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu mở rộng đầu tư sản xuất Bên cạnh đó, giá hàng hóa tăng khi lạm phát được duy trì ở mức vừa phải là động lực đáng kể để khuyến khích doanh nghiệp vay vốn mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận và năng lực sản xuất

Do đó thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu hiệu quả hơn

Ảnh hưởng rõ rệt và lớn nhất của lạm phát cao đó là gây ra lệch lạc cơ cấu giá cả, giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng cao làm các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng này có xu hướng thu hẹp sản xuất, làm nguồn cung hàng hóa xuất khẩu giảm Ngoài ra, siêu lạm phát còn ảnh hưởng tới việc phân bổ các luồng vốn trong nền kinh tế theo hướng đầu cơ vào tài sản và hàng hóa thay vì đầu tư Kết quả là sản lượng hàng xuất khẩu giảm khi lạm phát cao và năng suất sản xuất cũng giảm Lạm phát cao còn đồng nghĩa với sự mất giá lớn của đồng nội tệ, do đó lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp xuất khẩu giảm Các doanh nghiệp không những không đủ vốn mua nguyên liệu đầu vào

mà lợi nhuận thu về còn bị giảm đáng kể do lạm phát Nếu lạm phát tăng quá cao, các doanh nghiệp sẽ rơi vào khủng hoảng hoặc đứng trước nguy cơ phá sản

Tóm lại, ở mỗi mức lạm phát khác nhau tạo ra tác động khác nhau tới sản xuất hàng xuất khẩu Nhìn chung, lạm phát quá cao hoặc quá thấp đều có tác động xấu đến sản xuất hàng xuất khẩu, chỉ có mức lạm phát vừa phải có tác động tích cực và được xem là chất xúc tác để khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu

1.3.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến kim ngạch xuất khẩu

Khi phân tích số liệu trong suốt 40 năm của 140 quốc gia, bài nghiên cứu của Khan

Trang 24

19

và Senhadji (2001) chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu và lạm phát có mối quan hệ phi tuyến tính, điều này có nghĩa khi tỷ lệ lạm phát thấp ảnh hưởng của lạm phát đến kim ngạch xuất khẩu không rõ rệt, nhưng khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì nó có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin (1972) nhận định rằng lạm phát vừa phải

là “dầu bôi trơn”, tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nói chung và tăng kim ngạch xuất khẩu nói riêng Theo học thuyết của Fisher khi lạm phát vừa phải, cung tiền tăng làm cho lãi suất danh nghĩa giảm, chi phí đi vay của doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu giảm đi Với mức lạm phát vừa phải, tính dự báo được nâng cao giúp doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu xây dựng các phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả; doanh nghiệp nhập khẩu cũng có sự yên tâm hơn đối với tính ổn định của thị trường xuất khẩu và giá cả hàng hóa nhập khẩu, từ đó gia tăng nhu cầu nhập khẩu của thị trường nước ngoài

Với mức lạm phát tăng quá cao, đồng nội tệ mất giá làm tăng khối lượng xuất khẩu

và hạn chế khối lượng nhập khẩu, tuy nhiên giá trị xuất khẩu không nhất thiết sẽ tăng Nguyên nhân của điều này là do khi tỷ giá thay đổi sẽ tạo ra hai hiệu ứng là hiệu ứng khối lượng và hiệu ứng giá Trong ngắn hạn, khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu ít co dãn, do đó hiệu ứng giá có tính trội hơn so với hiệu ứng khối lượng và dẫn đến thực tế

là khi lạm phát tăng, đồng nội tệ mất giá tình trạng xuất khẩu xấu trong ngắn hạn Sau khoảng thời gian nhất định đủ dài, dưới tác động lạm phát đồng nội tệ bị mất giá, khối lượng xuất khẩu sẽ bắt đầu tăng lên do nhu cầu thị trường và khối lượng nhập khẩu bắt đầu giảm Hiệu ứng khối lượng dần trội hơn hiệu ứng về giá làm cải thiện tình trạng xuất khẩu Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao cũng gây ra bóp méo tình trạng sản xuất, làm giảm tiết kiệm và đầu tư, là biểu hiện của sự quản lý kinh tế chưa chuẩn tắc làm cho hoạt động xuất khẩu giảm sút dẫn tới kim ngạch xuất khẩu giảm

1.3.3 Ảnh hưởng của lạm phát tới khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu

Khi tỷ lệ lạm phát ở trong nước thấp hơn ở nước ngoài, giá cả của hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hóa cùng loại trên thị trường Điều này được giải thích bằng mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái được thể hiện trong Học thuyết Ngang giá sức mua PPP Học thuyết phát biểu rằng mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia sẽ bằng tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai quốc gia đó Khi lạm phát

Trang 25

20 thấp, chi phí sản xuất và các phi phí khác cũng thấp hơn, dẫn tới hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá so với các nước bạn hàng

Như những phân tích về ảnh hưởng của lạm phát vừa phải đến sản xuất và kim ngạch hàng xuất khẩu đã trình bày phía trên, lạm phát vừa phải giúp tăng đầu tư mở rộng sản xuất, giảm chi phí vay của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn giúp cải thiện năng suất và chất lượng hàng hóa Nói cách khác, lạm phát vừa phải giúp hàng hóa xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về lượng so với các nước bạn hàng

Theo Học thuyết Ngang giá sức mua, hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia sẽ bất lợi hơn các hàng hóa của nước khác nếu tỷ lệ lạm phát của quốc gia đó cao hơn Ở mức lạm phát cao, nội tệ giảm giá mạnh có thể kích thích xuất khẩu tuy nhiên giá cả của những mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng, nhất là khi các mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, dẫn tới chi phí sản xuất hàng xuất khẩu tăng Bên cạnh chi phí sản xuất tăng là các chi phí tiêu hao nguyên liệu, chi phí lao động và các loại thuế gián thu và trợ cấp trong một số trường hợp cũng tăng lên (John Stanton Flemming (1976), Inflation, p.62) Để đảm bảo cho sự tồn tại của doanh nghiệp và bù đắp chi phí, bắt buộc nhà xuất khẩu tăng giá bán Như vậy, lạm phát tăng cao làm cho các chi phí đầu vào tăng kéo theo giá cả hàng xuất khẩu tăng lên, nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước đối tác giảm gây ảnh hưởng xấu tới khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới

Trang 26

21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH

LẠM PHÁT 2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu trong giai đoạn từ 2003 – 2022

2.1.1 Tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn

2003 – 2022

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 20,15 tỷ USD năm 2003 lên 370,91 tỷ USD trong năm 2022 Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gấp 18,4 lần sau gần 20 năm Trung bình trong cả giai đoạn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 145,169 tỷ USD/năm Xét về tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2003-

2022 đạt trung bình 17,5 %/năm

Giai đoạn 2003 – 2011, tăng trưởng xuất khẩu giữ ở mức khá cao (hơn 20%/năm), duy chỉ có năm 2009 tăng trưởng âm (-8,9%/năm) do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm này

Sang tới giai đoạn 2012 – 2015, tăng trưởng xuất khẩu giảm hơn so với giai đoạn trước Theo Tổng cục thống kê, tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn này giảm vì sản xuất công nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và khủng hoảng

Trang 27

22

nợ công ở Châu Âu Lúc này, nền kinh tế thế giới chưa được hồi phục hoàn toàn Theo

đó, nhu cầu xuất khẩu giảm nên mức tăng thấp so với những năm trước đó

Đến giai đoạn 2016 – 2018, tăng trưởng xuất khẩu tăng trở lại nhờ sự nỗ lực trong việc mở cửa thị trường, sự cải tiến trong công tác xúc tiến tiêu thụ hàng hóa và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu

Giai đoạn 2019 – 2022, do chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 nên tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giảm so với các năm trước Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2021 có dấu hiệu phục hồi trở lại nhờ vào việc các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu vừa chống dịch, vừa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại ở cả thị trường xuất khẩu, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với các năm trước đó

2.1.1.1 Về thị trường xuất khẩu

Biểu đồ 2.2 Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2022

Năm 2003, Mỹ dẫn đầu về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo đó là EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc Đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vượt qua hai thị trường là Nhật Bản và Hàn Quốc, trở thành quốc gia nhập khẩu lớn thứ tư của Việt Nam Theo đà tăng trưởng đó, Trung Quốc nhanh chóng vượt qua các thị trường lớn như ASEAN và EU, trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ trong suốt giai đoạn từ 2017 – 2022

Trang 28

23 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đa dạng, duy trì tăng trưởng tại các thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường mới Thị trường xuất khẩu năm 2022 tiếp tục tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có kí kết FTA với Việt Nam Xuất khẩu sang một số thị trường là đối tác FTA tăng cao như: sang ASEAN đạt 34 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2021; Hàn Quốc đạt 24,3 tỷ USD, tăng 10,7%; Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,4%, tăng 26,2%; EU đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7%; …

2.1.1.2 Về mặt hàng xuất khẩu

Biểu đồ 3 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam giai đoạn 2003 – 2012

Nhìn chung có thể thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn này tăng dần qua các năm Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng máy điện, thiết bị điện và các bộ phận của chúng năm 2012 đạt mức tăng trưởng ấn tượng với 73,6% so với năm

2011

Bên cạnh nhóm điện thoại, điện tử máy tính thì ngành dệt may cũng đang vươn lên

là một trong những ngành công nghiệp quan trọng mang lại ngoại tệ lớn nhất Sự tăng trưởng của ngành rất lạc quan với mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 10% – 15% mỗi năm Ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh giai đoạn này với mức tăng trưởng trung bình mỗi năm đến 20% Giai đoạn này, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng gấp đôi về lượng và hơn 8 lần về giá trị

Trang 29

24

Biểu đồ 2.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2022

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016 – 2020, kim ngạch xuất khẩu máy điện, thiết bị điện và các bộ phận của chúng tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,1%/ năm Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng 40,6% so với năm 2019, đạt 18,42 tỷ USD

Theo cục Hải quan Việt Nam và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam hiện là 1 trong số 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 2001 Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,25 triệu tấn gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,17 tỷ USD, chiếm 12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%)

Trong giai đoạn này, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng khoảng 40% về lượng

và hơn 56% về giá trị Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê Việt Nam, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn chưa đạt được giá trị cao nhất Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê ra thế giới

2.1.2.1 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực

Việt Nam chủ yếu đóng vai trò cung cấp nguyên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc Nhóm hàng trung gian (chiếm 51,5%, bao gồm khoáng sản, cao su, xơ sợi…),

Trang 30

25 hàng tiêu dùng (chiếm 22,4%, bao gồm rau quả, thủy sản, gạo, sắn…) Những năm gần đây nhóm hàng công nghiệp chế biến gia tăng (chủ yếu do các doanh nghiệp FDI) Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc chiếm bình quân 28,16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Hiện Việt Nam có 9 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trong khi Thái Lan có tới 22 loại

Biểu đồ 2.5 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

sang Trung Quốc giai đoạn 2003 – 2022

Giai đoạn 2010 – 2017, cao su là mặt hàng có nhiều biến động nhất Trước năm

2011, cao su là mặt hàng tăng trưởng mạnh mẽ nhất với tốc độ tăng trưởng 9,9% Năm

2003 là năm có kim ngạch thấp nhất với 160 triệu USD; năm 2011 là năm có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cao nhất với 1,74 tỷ USD Năm 2011, Trung Quốc là thị trường chính xuất khẩu cao su của Việt Nam, chiếm 61,4% thị phần xuất khẩu Tuy nhiên sau năm 2011, mặt hàng cao su đang suy giảm Theo thống kê của cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Trung Quốc hiện đang là đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu cao su với số lượng là 248.337 tấn, tăng 37,8% và chiếm 47,6% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước vào năm 2015 Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu cao su trong năm 2015 giảm 26,7% so với năm 2014 Điều này có nguyên nhân chính là do các sản phẩm cao su của Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, đặc biệt là sau khi đồng nhân dân tệ bị đánh giá thấp Trước tình hình này, không ít doanh nghiệp Việt Nam đang lo ngại rằng việc xuất khẩu sang thị trường

Trang 31

26 Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại Các doanh nghiệp có thể phải giảm giá bán hoặc cạnh tranh với các đối thủ từ các quốc gia khác khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Hơn nữa, có khả năng rằng hàng hóa Việt Nam sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với hàng Trung Quốc có giá thấp ngay trên “sân nhà”

Quả và quả hạch là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất Năm 2003 là năm

có kim ngạch thấp nhất với 100 triệu USD, năm 2017 là năm có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cao nhất là 2,91 tỷ USD vươn lên thành mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu lớn nhất từ Việt Nam của thị trường Trung Quốc Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng này trong giai đoạn 2003 – 2017 đạt 28,1%, là một mức tăng trưởng tương đối cao Trung Quốc cũng chính là nhà nhập khẩu quả và quả hạch lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này Trong cơ cấu nhập khẩu 8 loại trái cây của Trung Quốc, có đến 90% lượng thanh long Trung Quốc nhập khẩu là từ Việt Nam Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc trị giá nhập khẩu 8 loại quả (gồm xoài, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, và măng cụt) của Trung Quốc đạt giá trị lớn, chiếm phần lớn trong kim ngạch nhập khẩu quả từ Việt Nam

Bên cạnh đó, các loại quả hạch như macca, hồ đào, các loại hạt ngũ cốc… cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc bởi nhiều Doanh nghiệp thông qua đường tiểu ngạch Tuy nhiên từ cuối năm 2018, Trung Quốc siết chặt chính sách nhập khẩu để kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc, trong đó có việc siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch khiến nhiều nông dân “điêu đứng” Thị trường Trung Quốc không còn dễ tính mà chuyển sang chọn lọc khắt khe những sản phẩm chất lượng trước khi đưa vào tiêu thụ trong thị trường này Điều này đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu quả và quả hạch của Việt Nam sang Trung Quốc giảm dần trong những năm tiếp theo

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018 đã ảnh hướng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc Trung Quốc đã thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa nội địa, kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam giảm Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản vào Trung Quốc đạt 11 tỷ USD Trong đó mặt hàng gạo giảm mạnh, gạo xuất khẩu đạt 638,3 triệu USD, giảm 33,4% so với 2017 do gạo của Việt Nam phải cạnh tranh với gạo của Thái Lan, Campuchia, … Tuy nhiên, xuất khẩu cao su tăng lên, kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng gấp gần 1,5 lần

so với năm 2017 Nguyên nhân chính là do ngành sản xuất ô tô Trung Quốc hồi phục

Trang 32

27

do tác động của các chính sách mới của Trung Quốc nhằm kích thích ngành hàng này như chính sách hỗ trợ cho dòng ô tô cỡ nhỏ thân thiện với môi trường, chính sách kiểm soát tải trọng xe lưu hành, cấm lưu hành những xe có mức khí thải cao kéo theo nhu cầu cao su gia tăng

Những tháng đầu năm 2019, Trung Quốc siết chặt chính sách nhập khẩu nhằm kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản nên kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam có xu hướng giảm Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, phía Trung Quốc đã có thông báo điều chỉnh hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch từ cuối năm 2018 và bắt buộc áp dụng từ tháng 6/2019 Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa cập nhật thông tin cũng như chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch động thực vật, truy xuất nguồn gốc, nhãn mác bao bì mà nước bạn đưa ra nên gặp khó khăn trong xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều có xu hướng giảm so với năm 2018 trừ mặt hàng cao su do những chính sách về ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô của quốc gia này Song song với đó, những đợt trả đũa lẫn nhau của Trung Quốc và Mỹ cũng khiến thương mại diễn ra khó khăn hơn làm giảm giá trị nhập khẩu Bối cảnh chung của nền kinh tế Trung Quốc năm này là suy giảm, ngoài ra thị trường này lại yêu cầu khắt khe hơn về mặt tiêu chuẩn Điều này về mặt dài hạn là tốt cho Việt Nam thế nhưng trong ngắn hạn lại gây hạn chế hoạt động xuất khẩu nông sản, đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn luôn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam

Giai đoạn 2020 – 2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, nước này đã thiết lập chính sách “Zero COVID” đóng cửa các cửa khẩu phụ, lối mở, chỉ cho hàng hóa xuất khẩu thông quan qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính ngạch Thậm chí với cả các cửa khẩu này, Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động kiểm dịch, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng, truy xuất nguồn gốc, phòng chống dịch, dẫn đến tốc độ thông quan bị chậm hơn so với bình thường, khiến hàng hóa của Việt Nam nhiều lần bị ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới

Xuất khẩu gạo giảm mạnh, giảm đến 65% do sự lây lan của COVID-19 buộc Chính phủ phải ban hành các biện pháp ngăn chặn như cách ly, giãn cách xã hội, tạm ngừng

Trang 33

28 sản xuất Các sản phẩm nhập khẩu cũng bị kiểm soát chặt chẽ hơn để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh

Quả và quả hạch là chủng loại xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng rau quả của Việt Nam, với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 67,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam Trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu quả và quả hạch tới thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn, nhưng trị giá xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 khiến nhu cầu nhập khẩu trái cây của Trung Quốc giảm Hơn thế nữa, việc Trung Quốc cũng đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng gây ra sự “điêu đứng” trong việc nuôi trồng, xử lý và bảo quản quả, quả hạch của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam

Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, phần lớn các nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, hiện nay đều đã thực hiện chủ trương “sống chung với dịch”, khôi phục lại toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội Tuy nhiên, trái với xu hướng chung này, Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi chính sách Zero-COVID với hàng loạt đợt phong tỏa kéo dài tại nhiều thành phố thương mại lớn, làm gián đoạn nhiều chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hóa của Bắc Kinh nói riêng, và toàn thế giới nói chung, bao gồm cả Việt Nam Trung Quốc tiếp tục siết chặt công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở khu vực cửa khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam Việc Trung Quốc tạm đóng các cửa khẩu hoặc siết chặt các biện pháp nhập khẩu không chỉ khiến hàng ngàn xe nông sản bị “giam” tại các cửa khẩu, không kịp giao hàng đúng hẹn cũng như không đảm bảo chất lượng hàng hóa (do đa số là những mặt hàng có thời hạn

sử dụng ngắn, dễ bị hư hỏng), mà còn dẫn đến tình trạng rớt giá của hàng loạt nông sản, trái cây tươi trên thị trường nội địa, gây thiệt hại nghiêm trọng tới người nông dân và các doanh nghiệp của Việt Nam Bên cạnh đó, quá trình vận chuyển kéo dài cũng khiến giá cả hàng hóa tăng cao do phải chịu thêm chi phí lưu kho, di chuyển, làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc Ngoài ra, với các chính sách siết chặt quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu mới của Trung Quốc bắt đầu thực hiện

từ ngày 01/01/2022, trong đó có các yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc, tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn thực

Trang 34

29 phẩm…, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi xuất khẩu sang thị trường này Mặc dù những tháng cuối năm 2022 xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đã bớt khó khăn, nhưng tính chung trong 11 năm 2022 xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này chỉ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2021

Tóm lại, xuất khẩu ngành nông nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc đã trải qua

sự biến động do nhiều yếu tố, từ nguyên nhân trong nước đến tác động của sự kiện toàn cầu Để duy trì và phát triển xuất khẩu, Việt Nam cần liên tục điều chỉnh chiến lược để phù hợp hoàn cảnh và thúc đẩy sự đổi mới trong ngành nông nghiệp để thích nghi với những biến đổi không ngừng của kinh tế toàn cầu

2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực

Biểu đồ 2.6 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam

sang Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2010 (triệu USD)

Trong thời gian đầu, 2003 - 2010, xuất khẩu mặt hàng công nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn này đã đạt những tín hiệu tích cực đầu tiên Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng có xu hướng tăng dần qua các năm Các ngành như dệt may, giày dép và điện tử chiếm phần lớn trong cấu trúc xuất khẩu của Việt Nam Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của ngành công nghiệp là gỗ và máy điện, thiết bị điện và các

bộ phận của chúng; máy vi tính, thiết bị cơ khí và phụ tùng khác; gỗ và các sản phẩm bằng gỗ; giày dép các loại có kim ngạch đạt trên 100 triệu USD từ năm 2008, tăng trưởng mạnh cuối giai đoạn

Mặt hàng máy điện, thiết bị điện và các bộ phận của chúng bắt đầu tăng trưởng

Trang 35

30 nhanh vào năm 2008, đến cuối năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 638,5 triệu USD, tăng gấp 15 lần so với năm 2003, chỉ đạt 41,4 triệu USD

Các mặt hàng gỗ và sản phẩm của gỗ; máy vi tính, thiết bị cơ khí và phụ tùng khác cũng có sự gia tăng đáng kể và nhanh chóng so với đầu giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2010 lần lượt tăng gấp 31 và 13 lần so với năm 2003

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của mặt hàng may mặc và giày dép các loại tuy nhanh nhưng giá trị xuất khẩu còn thấp Mặt hàng may mặc chỉ đạt gần 60 triệu USD vào năm 2010

Ngày 01/01/2004, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo một chương trình "Thu hoạch sớm" (EH) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc đã tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển lên tầm cao hơn

Nhìn chung, các mặt hàng chủ lực đều có xu hướng tăng phi mã vào năm 2008 Một trong những nguyên nhân quan trọng là do đồng Nhân dân tệ đã lên giá so với đồng USD, trong khi VND của Việt Nam lại giảm giá so với USD Tỷ giá hối đoái bình quân năm của NDT/USD, nếu 2005 là 9,19 thì năm năm 2008 còn 6,95 Trong khi đó, VND/USD bình quân năm 2005 là 15.865, năm 2008 là 16.583

Đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng mạnh khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, người dân thắt chặt tài chính do tỷ lệ lạm phát cao Song, đến cuối năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định chi ngân sách đầu tư trọn gói 40.000 tỉ NDT (tương đương 586 tỉ USD) nhằm mục tiêu mở rộng nội nhu, bảo đảm tăng trưởng; điều chỉnh kết cấu, nâng cao trình độ; đẩy mạnh cải cách, tăng cường sức sống; coi trọng dân sinh, thúc đẩy hài hòa cùng thực hiện các chính sách như chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng hợp lý, 3 lần tăng hoàn thuế xuất khẩu, 5 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản tiền gửi và tiền vay ngân hàng Đồng thời, Trung Quốc đã điều chỉnh kết cấu công nghiệp; điều chỉnh kết cấu tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp; nhanh chóng đổi mới công nghệ; phát triển nhanh chóng các ngành dịch vụ hiện đại với số vốn 146,1 tỉ NDT đầu tư cho khoa học - kỹ thuật Những chính sách trên làm tăng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân về các mặt hàng linh kiện điện tử, các nguyên vật liệu thô sơ Các doanh nghiệp FDI chuyển đổi sản xuất sang

Trang 36

31 Việt Nam để tận dụng các lợi thế về nguồn lực tạo điều kiện để kim ngạch các mặt hàng công nghiệp này tăng trưởng và phát triển nhanh chóng

Bên cạnh đó, việc Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện năm 2008 đã nâng tầm quan hệ thương mại Việt - Trung, tạo niềm tin cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu để chủ động cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường Trung Quốc

Sau bước chuyển mình năm 2008, trong giai đoạn này, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng hóa chế biến và giảm dần xuất khẩu nhóm hàng thô và sơ chế

Việt Nam tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng ổn định với sự đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu Xuất khẩu công nghiệp sang Trung Quốc luôn đạt thành tích ấn tượng, tăng liên tục trong nhiều năm

Giai đoạn 2011 – 2017, cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng khoáng sản thô, tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến trên cơ sở đầu tư công nghệ, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu

Có thể kể đến là mặt hàng may mặc và máy điện, thiết bị điện và bộ phận của chúng có tốc độ tăng trưởng đáng chú ý, lần lượt tăng gấp 15 và 22 lần so với năm 2010 Tốc độ tăng trưởng nhanh đã đưa ngành công nghiệp về máy điện, thiết bị điện và bộ phận của chúng trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu đầu tiên có trị giá xuất khẩu vượt mức 10 tỷ USD đạt 14,5 tỷ USD trong năm 2017

Ngành công nghiệp có trị giá xuất khẩu lớn sau máy điện, thiết bị điện là máy vi tính, thiết bị cơ khí và phụ tùng khác và giày dép các loại đều đạt trên 1 tỷ USD Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với giai đoạn trước, chỉ lần lượt đạt gấp 2,9 và 7,5 lần so với năm 2010

Bản ghi nhớ hợp tác về kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai, Con đường” được ký kết 11/2017 đã mở ra sự đột phá trong vận chuyển hàng hóa khi 2 quốc gia đầu tư xây dựng tuyến đường sắt và đường bộ tốc độ cao trên trục hai hàng lang một vành đai kinh tế, hứa hẹn là cơ sở để cắt giảm chi phí logistics giúp hàng hóa của Việt Nam tiếp cận với thị trường Trung Quốc nhanh chóng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường một cách kịp thời, hiệu quả

Trang 37

32

Biểu đồ 2.7 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam

sang Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2017 (triệu USD)

Trong giai đoạn 2018 – 2022, Việt Nam và Trung Quốc đều hứng chịu những tác động từ đại dịch COVID-19, sự biến động của giá nhiên liệu, tình trạng lạm phát và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN bất chấp bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm Trung Quốc tiếp tục trở thành đối tác thương mại và thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam

Biểu đồ 2.8 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam

sang Trung Quốc giai đoạn 2018 – 2022 (triệu USD)

Trang 38

33 Năm 2018, chịu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hai quốc gia đã thực hiện các biện pháp trừng phạt và trả đũa bằng cách đánh thuế lên một số mặt hàng

và cấm xuất nhập khẩu Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác lớn nhất về ngoại thương của Việt Nam, khi xảy ra xung đột đã gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ bị hạn chế dẫn tới dư thừa, gây sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn bởi Trung Quốc phải tập trung tiêu thụ hàng hóa nội địa Do đó, tổng kim ngạch công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm

2018 tuy có tăng nhưng còn chậm, gần như tương đương với năm 2017

Cùng thời gian đó, Trung Quốc ngày càng tạo nhiều điều kiện để Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc theo hướng cân bằng cán cân thương mại, mở cửa cho nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương Chính vì vậy, năm 2019, chịu tác động của nhiều biện pháp kiểm dịch và hạn chế định lượng trong bối cảnh dịch COVID-19 đồng thời ảnh hưởng bởi chính sách Zero-Covid của Trung Quốc, song xuất khẩu công nghiệp sang Trung Quốc dù có xu hướng đảo chiều nhưng vẫn khả quan hơn các thị trường lớn khác

Để thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn này trong bối cảnh hạn chế thương mại

do đại dịch COVID-19, xuất khẩu ngành công nghiệp Việt Nam đã tận dụng vị trí địa

lý, tối đa hóa các phương thức xuất khẩu, cắt giảm chi Fphí logistics Quảng Tây là địa phương duy nhất của Trung Quốc của cửa khẩu biên giới cùng hầu hết các loại hình giao thông (đường bộ, đường sông, đường sắt và đường biển) với Việt Nam Quảng Tây tiếp giáp với Việt Nam với nhiều cửa khẩu tạo điều kiện để trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới đất liền với Quảng Tây của Việt Nam vẫn duy trì ổn định trong điều kiện khủng hoảng container (thiếu hụt container do Trung Quốc đóng cửa), chi phí logistics tăng cao trong những năm 2019 – 2020, thời kì đầu của COVID-19 Có thể thấy, Quảng Tây là một trong những cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, thúc đẩy sự ổn định của chuỗi cung ứng, chuỗi ngành nghề như thông tin, điện tử, dệt may, năng lượng mới, vật liệu mới

Đến năm 2022, dịch bệnh COVID-19 từng bước được đẩy lùi, Trung Quốc dần dỡ

bỏ các biện pháp hạn chế đại dịch, tiến tới chấm dứt chiến lược Zero-Covid để vực dậy

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 0.1. Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu  5.3. Phương pháp ước lượng - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 0.1. Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu 5.3. Phương pháp ước lượng (Trang 14)
Bảng 1.1. Ưu, nhược điểm của các hình thức xuất khẩu - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 1.1. Ưu, nhược điểm của các hình thức xuất khẩu (Trang 22)
Bảng 3.1. Dữ liệu đánh giá ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam sang - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 3.1. Dữ liệu đánh giá ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu của Việt Nam sang (Trang 47)
Bảng 3.2. Kết quả thống kê mô tả dữ liệu  Kết quả thống kê mô tả cho thấy: - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 3.2. Kết quả thống kê mô tả dữ liệu Kết quả thống kê mô tả cho thấy: (Trang 48)
Bảng 3.3. Kết quả mô hình trọng lực ảnh hưởng lạm phát Trung Quốc lên xuất khẩu - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 3.3. Kết quả mô hình trọng lực ảnh hưởng lạm phát Trung Quốc lên xuất khẩu (Trang 50)
Bảng 1. Kết quả thống kê mô tả của chuỗi dữ liệu được thu thập - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 1. Kết quả thống kê mô tả của chuỗi dữ liệu được thu thập (Trang 72)
Bảng 2. Kết quả ước lượng tổng quan - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 2. Kết quả ước lượng tổng quan (Trang 72)
Bảng 3. Kết quả ước lượng tổng quan khi tính đến các tác động cố định của chuỗi thời - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 3. Kết quả ước lượng tổng quan khi tính đến các tác động cố định của chuỗi thời (Trang 73)
Bảng 4. Kết quả thông kê mô tả một số mặt hàng nông sản chủ lực - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 4. Kết quả thông kê mô tả một số mặt hàng nông sản chủ lực (Trang 74)
Bảng 5. Kết quả ước lượng mặt hàng nông sản - Nghiên cứu tác động của lạm phát đến xuất khẩu của việt nam sang trung quốc
Bảng 5. Kết quả ước lượng mặt hàng nông sản (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w