Bằng cách thể hiện câu chuyện và nhân vật đối mặt với áp lực học tập, phim có thể giúp người xem nâng cao nhận thức về tình hình thúc day nhiều học sinh hiện nay.. Phương pháp định tính:
Trang 1HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THO
KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN
Đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG
PHIM HOẠT HÌNH 2D “TỰ HÌNH”
Giang viên hướng dẫn : Th.S Lê Huyền Trang
Sinh viên : Vũ Thị Thanh Huyền
Mã sinh viên : BI9DCPTI112
Lớp : DI9TKDPTI
Hệ đào tạo : Dai học chính quy
Hà Nội — 2023
Trang 2ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đồ án tốt nghiệp “NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DUNG
PHIM HOẠT HINH 2D “TỰ HÌNH”.” là công trình nghiên cứu của bản thân mình Những phần có sử dụng tài liệu tham khảo có trong đồ án đã được liệt kê
và nêu rõ ra tại phần tài liệu tham khảo Đồng thời những số liệu hay kết quả
trình bày trong đồ án đều mang tính chất trung thực, không sao chép, đạo nhái.
Nêu như sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu tat cả các kỷ luật của
bộ môn cũng như nhà trường đê ra.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thanh Huyền
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 3ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP LỜI CÁM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ sự tri ân tới tất cả các thầy cô giáo và cán
bộ công nhân viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói chung, đặc
biệt là các thầy cô giáo khoa Đa Phương Tiện nói riêng đã tạo điều kiện và tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho em trong suốt quá trình học tập tại Học Viện.
Đặc biệt em xin gửi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Lê Huyền
Trang, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập, thực hiện và hoàn thành đồ án này.
Em xin gửi lời cam ơn tới gia đình, bạn bẻ va đồng nghiệp đã tạo điều kiện,
cô vũ động viên đê em có thời gian thực hiện đô án được hiệu quả nhât.
Lời cuôi cùng, em xin kính chúc các thay cô giáo va gia đình luôn có sức
khỏe déi đào và ngày càng đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp cao quý!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 12 nam 2023
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thanh Huyền
VŨ THỊ THANH HUYEN — B19DCPT112 u
Trang 4ĐỎ ÁN TÓT NGHIỆP MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC HINH ẢNH 2-52 S 2E22EE9EE92E22E127171121122171211217111 212112 e6 vDANH MỤC THUAT NGỮ, TU VIET TẮTT ¿-2+x+2E+2E++E+£E+EE2EZEvrxrrerrees viiLỜI MỞ 5) Onn nn |
6 _ Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - 525: 22 2E12122121211111.111 E111 re 4
1 Kết cấu đề tài St tt 111 211211111111111111111111111111111111111 11111111 111EEEEEtre 4
1.1 Tổng quan về hoạt hình 2DD - 2-2 2S E‡E£EEEEEEEEEEEEEE2E121121121121121 111 1x 0 5
1.1.1 Thế nào là phim hoạt hình? Hoạt hình 2D là gì? - 2-5 52 +scz£z+s2 51.1.2 Lịch sử hình thành và phát triỂn - - 2 2 S22 +E£E£E£EE2EeEEEEErkrkrxerrex 51.2 Quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D ¿+ 2 cess eseeeseseseseseeeees I1
1.2.1 Chuẩn bị - - ¿52222 222212212512112121121711111111121111211211211211 11211011 c0 111.2.2 TiỀn KY coeeccecccccccccscssesscscsecsvcscsecsesecsvssesucsesacsussesessvsevsnsavsussesatsssetsvsveesecensees 121.2.3 Sản XUat cc eeccccccccccessesessescsessessessessessessessssssssessessessassessesassesessesessseseaeeess 13
1.2.4 Hậu kỳ + 1 S1 E12 12E12112112112121111111112111121121121121121211 11g 15
1.3 Tiêu kết chương Lioecceccecceccccccsessessessessessessessssscssssussvcsessessessessesecevsusscsesecseseceees l6CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHIM HOAT HÌNH 2D “TỰ HÌNH” .17
2.1 Tổng quan về dự án - ¿+ 1 9EE9EE9EE9E12E12112112112111111111111111 1.1 re 17
2.1.1 Tóm tắt cốt truyỆn -¿- + + St2E12E12E12112121711111 1111111111111 ty 17
2.1.2 Cam DUNG 17 2.2 Nghién iru GU ate a.aaAi ạ 21
2.2.1 Các chủ dé liên quan đến đề tài 2-5-5252 SE SE 2E EEEEEEEEErkrki 21
2.2.2 Moodboard - - E221 1111153311111 19531 111119831111 1kg kh 25
2.2.3 Thiết kế nhân vật 2 2+21+SE£E12EE2E1211211217171717111111111 11 ccx6 252.2.4 Thiết kế Background - +: + s+Sx9Ex£EEEE12E12112112112112112117171 1.111 cx0 342.3 Tiểu kết chương 2 -+- 2: ©2222192E211221221211211221271121121121121121112112 11c re 40
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 5ĐỎ ÁN TÓT NGHIỆP MỤC LỤC
3.1 c6 na ố 4I
SLD Kitch 7a 4I 3.1.2 Kịch bản phân cảnh - - - Sc 1321112111311 115111 551111111811 111 1181118 1 1E vep 42
SN 0a e.- 43
3.1.3 Nhân vật -:- + t2 2122121121121121121211111111111211211211211212121 1 re 48 3.1.4 Environment COTIC€PI - - E2 2 1332111332311 83931 1839 31111 111 8931111 nhe 50
3.1.5 Tiến trình sản Xuất +- + 2+222EE2EE2E12E21712121121212171211121 21112 c6 52
Khuyến nghị - 2 s5 E12 2191121 12112111211111111111 1111011101211 11 1 Hrey 66Kết luận ¿- 2-5222 E21 21 2117121121121121121121121121121111111111111111121121 E1 re 66
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-2 522522EE+EE£2E+2EE+EE+EEZEvrEerezeered 67
VŨ THỊ THANH HUYEN — B19DCPT112 Vv
Trang 6ĐỎ ÁN TÓT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH ANH
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2 1 Một vai hình ảnh trong phim PÏague 5 2c 3+2 ++seeexeseeesrrs 18 Hình 2 2 Một vai hình anh trong phim Missing Halloween -.-5 55c +S<<s 52 19 Hình 2 3 Một vai hình anh trong phim EnfrOpV 55 c5 + 3+ k+sseeeresseesrs 20 Hình 2 4 Một vai hình anh trong phim Cheese - 5 5 3S + +2 £++verseersseeeres 20
Hình 2 5 Bộ phim Miss Peregrine's Home for Peculiar Children - 21
Hình 2 6 Moodboard sử dụng trong phim Tự Hình s5 5c sscssxeesss 25 Hình 2 7 Một số hình ảnh trong phim Hazbin Hotel -2- ¿5552252 2++5z+s2 26 Hình 2 8 Một số hình ảnh trong phim Helluva Boss - - ¿22-5 +s+cz£z+x2S+2 26 Hình 2 9 Một số hình ảnh trong phim The NighI - 2-5: + 2 S22S2S+E££££££zxzS+2 27 Hình 2 10 Hình ảnh các bạn học sinh lớp 8 — 9 (Ï) 5 2+ +2 ‡++ssvexeeseesss 28 Hình 2 11 Hình ảnh các bạn học sinh lớp 8 — 9 (2) . - 5 2+2 ‡++ssvexssseesss 28 Hình 2 12 Hình ảnh cóc và ếch - -222:¿+222++ttttEEktrrtEEkrttrirrtrrirrriierrirre 30 Hình 2 13 Hình ảnh tham khảo thiết kế nhân vật mẹ .:-cc¿+cvc+cv+cccvce2 31 Hình 2 14 Hình ảnh bạch tuộc - - - - + 2< 1333222211112 2331 111119511111 511 rrrrrre 32 Hình 2 15 Hình ảnh CÚ - - G G 1 S919 19 1H TH ng HH ng ệt 33 Hình 2 16 Hình ảnh một số quái vật - 2 2 2 2+E++E++E££E£EE£EEEEEEEEEEErrxrrrrees 34 Hình 2 17 Hình ảnh một số cách lên màu tả sáng không tả bóng 35
Hình 2 18 Hình ảnh một số phòng ngủ 2-22 2 ++2E+2E£+EE+£E2E++Exerxrzxrsrxea 36 Hình 2 19 Hình ảnh một số tủ sách và phòng đọc sách - ¿2 2+5¿+++5++s¿ 37 Hình 2 20 Hình ảnh một số con ngõ ở Vist Nam - Ssn Sen 38 Hình 2 21 Hình ảnh một số cánh đồng, đổi chè, cỏ ¿2 2 +2 +£e£e£+zxzs+2 39 Hình 2 22 Hình ảnh một số khu tập kết rác 2 + s52 +EE2E££E+EeE£+E+EzEerrez 40 Hình 3 1 Hình ảnh kịch bản phân cảnh ((]) c2 322 3322 ‡+2E++vexeeeeseseeerses 42 Hình 3 2 Hình ảnh kịch bản phân cảnh (2) -. c2 3221332 E+ESvExseeresseerrres 42 Hình 3 3 Hình ảnh kịch bản phân cảnh (3) - c2 32+ 132 ‡+ESvExsreresseerres 43 Hình 3 4 Hình ảnh các cảnh phim Tự Hình trong Storyboard (Ì) - - - 44
Hình 3 5 Hình ảnh các cảnh phim Tự Hình trong Storyboard (2) -.-‹ - 45
Hình 3 6 Hình ảnh các cảnh phim Tự Hình trong Storyboard (3) - 46
Hình 3 7 Hình ảnh các cảnh phim Tự Hình trong Storyboard (4) 47
Hình 3 8 Hình ảnh các cảnh phim Tự Hình trong Storyboard (Š) ‹- 48
Hình 3 9 Hình ảnh thiết kế các nhân vật chính trong phim Tự Hình 48 Hình 3 10 Hình ảnh thiết kế nhân vật San 55:25 verxtrrrrrrrrrrrrrrrei 49 Hình 3 11 Hình ảnh thiết kế nhân vat Coc San -.-:-cc:55ccccsvvrtervrrrrvrerred 49
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 7ĐỎ ÁN TÓT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH ANH
Hình 3 12 Hình ảnh thiết kế nhân vật Mẹ San cccccccccctcrrrrrrrrrrrrrrree 49 Hình 3 13 Hình ảnh thiết kế nhân vật Ma rỗng hỗn -2- 52525 S22E+£££xz£z£+2 50
Hình 3 14 Hình ảnh xác định vị trí đồ đạc trong phòng nhân vật chính 50
Hình 3 15 Hình anh Layout của các bối cảnh chính dùng làm concept 51
Hình 3 16 Hình ảnh Lên màu cho các bối cảnh chính dùng làm coneept 51
Hình 3 17 Hình ảnh một số background dùng làm concept chính sau khi hoàn thiện52 Hình 3 18 Hình ảnh các công cụ sử dụng trong quá trình làm sản phẩm 33
Hình 3 19 Hình ảnh các background trong phòng nhân vật chính (1) 54
Hình 3 20 Hình ảnh các background trong phòng nhân vật chính (2) 54
Hình 3 21 Hình ảnh các background trong phòng nhân vật chính (3) 55
Hình 3 22 Hình anh các background trong phòng nhân vật chính (4) 55
Hình 3 23 Hình anh các background trong phòng nhân vật chính (S) 56
Hình 3 24 Hình anh các background trong phòng nhân vật chính (6) 56
Hình 3 25 Hình anh các background trong phòng nhân vat chính (7) - 57
Hình 3 26 Hình ảnh các background trong phòng nhân vật chính (8) 57
Hình 3 27 Hình ảnh các background trong phòng nhân vật chính (9) 58
Hình 3 28 Hình anh các background ngoài đường (]) «s-ss+cssssseeses 58 Hình 3 29 Hình anh các background ngoài đường (2) . - 7-5552 x++ssexessss 59 Hình 3 30 Hình ảnh các background ngoài đường (3) - 55555 + ‡++++sss2 59 Hình 3 31 Hình anh các background tại bãi nương (Ì) -. - ¿5+5 s++<s+++ssss2 60 Hình 3 32 Hình ảnh các background tại bãi nương (2) c- 5+ + *++sss+++ssss2 60 Hình 3 33 Hình ảnh các background tại bãi nương (3) -. s55 s55 +++<s+++ssss2 61 Hình 3 34 Hình ảnh các background tại bãi nương (4)) - 5-5 + *++sss+++ssss+ 61 Hình 3 35 Hình ảnh các background tại bãi nương (S) -5+++s*++sss+++ssxs+ 62 Hình 3 36 Hình anh background bién sach.uw c.cceccccesessessessessessessesessstsseeseeseeseesees 62 Hình 3 37 Hình anh hau kỳ xử ly trong phần mềm Premiere Pro -:- - 63
Hình 3 38 Hình ảnh các file âm thanh sử dung trong quá trình hậu kỳ sản pham 64 Hình 3 39 Một số hình ảnh trong sản phẩm ((]) -2- 2222 ++2x2E+E+zxzzzzxee: 64 Hình 3 40 Một số hình ảnh trong sản phâm (2) - 2: 5¿©2+2++2x2EzEzxzz+zxeei 65 Hình 3 41 Hình ảnh tên phim xuất hiện trong phim 2-5 2-5 +S+£z£+z+£+£zx+z 65
VŨ THỊ THANH HUYEN — B19DCPT112 ụ
Trang 8ĐỎ ÁN TÓT NGHIỆP DANH MỤC THUẬT NGỮ, TỪ VIET TAT
DANH MỤC THUẬT NGỮ, TU VIET TAT
VŨ THỊ THANH HUYEN — B19DCPT112 vụ
Trang 9ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
a Đặt vấn đề
Áp lực học tập là một thách thức không thé tránh khỏi đối với tat cả học sinh,
đặc biệt là khi họ chuẩn bị bước vào năm học mới hoặc đối diện với việc chuyền cấp.Tuy nhiên, nếu tình trạng áp lực này kéo dai, nó có thé dẫn đến việc trẻ mat đi niềmvui và sự hứng thú trong quá trình học tập, va có thê gây ra các vấn đề liên quan đếntâm lý và tinh thần [2]
Theo TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng khoa Sức khỏe vi thành niên tại Bệnh
viện Nhi Trung ương, áp lực học tập là một thách thức mà tất cả học sinh phải đối
diện, đặc biệt là khi họ đang chuẩn bị chuyền cấp Áp lực học tập có thể xuất phát từ
nhiều nguồn khác nhau, bao gồm áp lực từ nhà trường hoặc gia đình, và đôi khi cảmgiác áp lực này có thé được tạo ra bởi chính bản thân trẻ Có thé do trẻ tự đặt áp lựclên mình, không muốn thua kém bạn bè, hoặc đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn so với khả
năng của họ [3].
Ngày nay, cha mẹ thường luôn mong mỏi con cái có thé học thật nhiều và đạt
được kết quả thật cao Đôi khi kỳ vọng đó quá lớn tạo áp lực nặng nè lên cho cả cha
mẹ và con cái Họ rất sợ bị thất bại, thất bại là bóng ma xấu xa Vì quá sợ hãi “thấtbại” nên người con vùi mặt đầu vảo học hành, ngụp lặn trong kiến thức Việc học đó
đôi khi quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của người con Lâu dần có thểhình thành nên nhiều hệ lụy như suy giảm sức đề kháng, mất niềm vui trong học tập,
hại não bộ, căng thăng, rỗi loạn giác ngủ và thậm chí là rỗi loạn tâm thần: tram cảm
Ngay tại Việt Nam, cũng đã có xảy ra những vụ việc học sinh tự tử vì quá áp lực với
việc học hành Và rộng ra là trên thế giới sẽ còn đang tồn tại không ít những trườnghợp các bạn học sinh tìm tới cái chết đề tự “oiai thoát” mình khỏi áp lực học hành
b Lý do chọn đề tài
Đề tài được lựa chọn nhằm truyền tải một vấn đề được đặt ra nêu trên đến với
người xem Dua cho đối tượng người xem là cha mẹ và chính những bạn trẻ là họcsinh, sinh viên đang gặp phải tình trạng này có thé nhìn nhận van đề đang gặp phải.Đồng thời, những đối tượng người xem khác đang không gặp van đề có thé nhìn nhận
được một thực trạng xã hội đang diễn ra xung quanh họ.
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 10ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU
Truyền tải thông điệp về áp lực học hành thông qua phương tiện truyền thông,như phim, là một cách mạnh mẽ để tác động đến nhận thức và tư duy của người xem
Bằng cách thể hiện câu chuyện và nhân vật đối mặt với áp lực học tập, phim có thể
giúp người xem nâng cao nhận thức về tình hình thúc day nhiều học sinh hiện nay
Khan giả có thé đồng cảm và kết nối với những nhân vật nay, thay rằng họ không phải
là người đơn độc trong cuộc chiến với áp lực
Qua phim, người xem có cơ hội thấu hiểu sâu hơn về tác động của áp lực họctập lên tâm hồn và cuộc sống của một người Họ có thé nhận ra rằng áp lực này có thé
gây ra các van dé về tam lý, sức khỏe, và tinh than, và điều này có thé khuyến khích họ
thấu hiểu và ủng hộ những người đang phải đối mặt với áp lực tương tự
Hơn nữa, phim có thể thúc đây cuộc thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho van dé
áp lực học hành Người xem có thé bắt đầu xem xét các biện pháp giảm thiéu áp lựcnay và cách họ có thé hỗ trợ những người xung quanh Cuối cùng, phim có thé khuyếnkhích họ hành động, góp phan vào việc thay đổi cách ho xử lý áp lực học tập hoặc hỗtrợ các biện pháp giảm thiểu áp lực cho thế hệ tương lai Điều này thể hiện sự mạnh
mẽ của nghệ thuật truyền thông trong việc tạo hiệu ứng xã hội và thay đổi tích cực
trong xã hội.
Lý do chọn đề tài nghiên cứu và xây dựng một bộ phim hoạt hình ngắn dựa trên
thông điệp về áp lực học tập và sử dụng phương tiện truyền tải phim hoạt hình 2D là vì
nó giúp chúng ta truyền tải một thông điệp sâu sắc và quan trọng về thách thức mànhiều học sinh đang phải đối mặt Hiệu quả của việc sử dụng phim hoạt hình 2D nằm
ở việc nó tạo ra một môi trường trực quan và thân thiện, cho phép khán giả đồng cảm
và kết nối một cách tự nhiên với câu chuyện
Bên cạnh đó, phương tiện này còn cung cấp một bề dày sáng tạo không giới hạn
dé biéu đạt thông điệp, từ việc thiết kế nhân vật đến tạo hình cảnh quay Khả năng naycho phép chúng ta thể hiện các khía cạnh khác nhau của vấn đề áp lực học tập một
cách độc đáo và hap dẫn Đồng thời, phim hoạt hình 2D có khả năng tiếp cận mộtlượng lớn người xem, không bị rang buộc bởi ngôn ngữ và có thé dé dang dịch ranhiều ngôn ngữ, giúp thông điệp tiếp cận được đối tượng người xem rộng rãi, từ trẻ emđến người lớn
Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài Nghiên cứu và xây dựng
phim hoạt hình 2D “Tự Hình”
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 11ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU
2 Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng được những kiến thức, kỹ năng đã được học về quy trình sản
xuất, quy trình thiết kế và các phương pháp diễn hoạt trong suốt quãng thời gian học tập đề hoàn thành đề tài trong phạm vi thời gian cho phép.
3 Tình hình nghiên cứu
Bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tiểu Hoan Hi" hay "A Little Reunion" là
một tác phâm nghệ thuật đáng chú ý, phản ánh cuộc sống gia đình trong xã hội hiệnđại của Trung Quốc Cốt truyện của phim tập trung vào những thách thức và áp lực mà
ba gia đình đô thị phải đối mặt, đặc biệt là quanh kỳ thi đại học "Gaokao" - kỳ thi quantrọng nhất và đầy căng thăng cho học sinh Trung Quốc Phim không chỉ khám phá mốiquan hệ giữa cha mẹ và con cái, mà còn đề cập đến những van dé xã hội sâu rộng như
áp lực giáo dục, sự cạnh tranh và xung đột thế hệ Diễn xuất ấn tượng từ dan diễn viên
cùng với kịch bản chặt chẽ và đạo diễn tài ba đã tạo nên một bộ phim vừa chân thực
vừa xúc động "Tiểu Hoan Hi" được đánh giá cao không chỉ bởi khán giả mà còn từ
giới phê bình, nhờ vào cách thể hiện tinh tế và sâu sắc các chu đề quan trong trongcuộc sông hiện đại Bộ phim đã thành công trong việc mang đến cái nhìn sâu sắc và đa
chiều về cuộc sống gia đình, cũng như những thách thức mà nhiều người dễ dàng tìmthấy sự đồng cảm trong xã hội ngày nay
4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng một phim hoạt hình 2D
Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng một phim hoạt hình ngắn với đề tài về áp lực
học tập từ kỳ vọng của cha mẹ ảnh hưởng tới tâm lý của con trẻ.
Phạm vi thời gian: Dé tài thực hiện trong 2 tháng (2/10/2023 - 20/12/2023)
Pham vi lĩnh vực: Hoạt hình 2D.
5 Phuong pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin khoa học trên cơ sởnghiên cứu các văn bản, tài liệu về Các tài liệu liên quan bao gồm các cuốn sách có nộidung dé cập đến hoạt hình 2D và quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D làm cơ sở cho
lý luận đề tài
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 12ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU
Phương pháp phân tích và tổng hợp: các tài liệu liên quan được thu thập, phân
tích thành từng bộ phận, sau đó liên kết từng mặt để xây dựng một hệ thống khái niệm,phạm trù tiến tới áp dụng được vào van đề nghiên cứu khoa học của dé tai là xây dung
một sản phẩm hoạt hình 2D
Phương pháp định tính: thu thập tài liệu và thông tin về xã hội và con người đểngười nghiên cứu hiểu sâu hơn về xã hội và các yếu tô ảnh hưởng đến hành vi của con
người, từ đó xây dựng và truyền tải được bộ phim mang thông điệp về một thực trạng
xã hội đáng lo ngại và cần được quan tâm
Phương pháp quan sát: nghiên cứu tương tác và hành vi tự nhiên của đối tượng
trong môi trường thực tế, từ đó cung cấp cái nhìn sâu sắc và chân thực về đối tượng
nghiên cứu.
6 Y nghĩa thực tiễn của đề tài
Truyền tải thông điệp về áp lực học hành thông qua phương tiện truyền thông,
như phim, là một cách mạnh mẽ dé tác động đến nhận thức và tư duy của người xem
Bằng cách thé hiện câu chuyện và nhân vật đối mặt với áp lực học tập, phim có thểgiúp người xem nâng cao nhận thức về tình hình thúc đây nhiều học sinh hiện nay
Khan giả có thé đồng cảm và kết nối với những nhân vật này, thấy rang họ không phải
là người đơn độc trong cuộc chiến với áp lực
7 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu, Danh mục thuật ngữ và chữ viết tắt, Danh mục hìnhảnh và tài liệu tham khảo,Khuyến nghị và kết luận, báo cáo gồm 3 phần chính:
Chương I: Tổng quan về phim hoạt hình 2D
Chương II: Nghiên cứu xây dựng phim hoạt hình 2D “Tự hình”
Chương III: Sản xuất phim hoạt hình “Tự hình”
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 13ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
CHUONG I: TONG QUAN VE PHIM HOAT HINH 2D
1.1 Tổng quan về hoạt hình 2D
1.1.1 Thế nào là phim hoạt hình? Hoạt hình 2D là gì?
a Khái niệm phim hoạt hình nói chung
Phim hoạt hình là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang học vé sự chuyên động donhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục Trong phim và trong kỳ nghệ dândựng, hoạt hình ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng khung hình của phim được chế tácriêng rẽ Người ta có thé ding máy tinh, hay bằng cách chụp từng hình ảnh đã vẽ, đã
được tô màu, hoặc băng cách chụp những cử động rất nhỏ của các mô hình dé tạo nên
những hình ảnh này Khi tất cả các hình ảnh được ghép vào với nhau, tạo nên mộtđoạn phim và được chiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo giác là các cử động được
chuyền động liên tục Ảo giác này gây ra do hiện tượng gọi là sự lưu ảnh Hiện nay,
nhờ sự phát triển trong hoạt họa máy tính, phương thức làm phim hoạt hình cũng có sựthay đôi linh hoạt phụ thuộc vao các thể loại phim hoạt hình khác nhau và tốc độ quátrình sản xuất phim đã được tăng lên rất nhiều
nó đang dịch chuyền, thì mắt người sẽ trông đó như một chuyền động liên tục Thôngthường, người họa sĩ sẽ vẽ chỉ cho mọi khung hình, những bức tranh này có thể sẽđược vẽ trên các tam nhựa trong (giấy can) dé tránh phải vẽ lại những cảnh nền cho
mỗi hình.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Hoạt hình thời tiền sử:
Trong một nghiên cứu khảo cô khác tại thành phố Shahr-e Sukhteh thuộc Iran, một số
bình gốm niên đại 3000 năm trước Công Nguyên cũng được tìm thấy với những hình
vẽ trang trí kỳ lạ Tiến sĩ khảo cổ Mansur Sadjadi khám phá ra rằng khi quay tròn
5
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 14ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
chiếc bình, các hình vẽ trên đó sẽ tao ra ảo giác chuyên động cho hình vẽ Hiệu ứngnày khá tương đồng với các loại trò chơi zoetrope, praxinoscope, vốn chỉ được phát
minh tại châu Âu từ thế kỷ 19 Bên cạnh đây, tại châu Á, một số trò chơi truyền thong
có nguyên lí hoạt động và hiệu ứng chuyển động như đèn kéo quân của Trung Quốc và
Việt Nam Những đồ chơi này đều có thê được coi là tiền thân sơ khai của các thiết bịchiếu phim sau này như Magic Lantern, hay máy chiếu phim Do đó, không có gì vô líkhi nhìn nhận những kĩ thuật “ hoạt hình” này như cội nguồn của toàn bộ điện ảnh nói
chung.
“Phim” hoạt hình được khai sinh:
Đến dau thé ki 20, lịch sử mới chính thức ghi nhận các bộ phim hoạt hình đúng nghĩađầu tiên, kết hợp giữa máy quay phim và kỹ thuật vẽ từng khung hình truyền thống
Đó là Humorous Phases of Funny Faces (1906) của J Stuart Blackton và Fantasmagorie (1908) cua Emile Cohl Không lâu sau đó, nam 1914, phim hoạt hình
Gertie the Dinosaur ra đời va chính thức dat nền mong cho hoat hinh hién dai nhuchúng ta biết đến hiện nay Hoa si Winsor McCay, người thực hiện bộ phim, ngày nayđược coi là “ông tổ” thực sự của phim hoạt hình MI
Từ đây, hoạt hình bắt đầu trở thành lựa chọn ưa thích của rất nhiều nhà sáng tạo, tạoban đạp cho cả một nền công nghiệp day tiềm năng Đặc biệt phải ké đến tới Felix the
Cat (1919) và Mickey Mouse (1928), được coi là hai nhân vật hoạt hình thương mại
thành công đầu tiên ở buổi bình minh của chất liệu này Felix là một chú mèo đen
được sáng tạo bởi Otto Messmer và đã trở thành một hiện tượng giải trí ở thời đại
phim câm với 184 phim ngắn từng được trình chiếu Sau đó, với sự xuất hiện củachuột Mickey trong phim ngắn - Steamboat Willie — phim hoạt hình đồng bộ âm thanhđầu tiên ra mắt năm 1928, Walt Disney chính thức ghi tên mình vào lịch sử như mộtnhà tiên phong cho toàn bộ ngành công nghiệp hoạt hình thế giới
Từ thành công của Mickey, Disney đã phát triển hãng phim của mình thành một trong
số những đầu tàu của việc phát triển hoạt hình nói riêng cũng như điện ảnh nói chung.Nhờ phát triển hệ thống camera đa tầng, Walt Disney cho ra đời Snow White and the
Seven Dwarfs (1937) — bộ phim hoạt hình dai chiếu rạp độc lập đầu tiên trên thé giới.Phim hoạt hình đài tập chiếu rạp của Walt Disney trở thành món ăn tinh thần khôngthê thiếu của công chúng yêu điện ảnh cho tới tận bây giờ
Sự bùng nỗ của ngành công nghiệp hoạt hình:
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 15ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
Đối thủ của Walt Disney là anh em Max va Dave Fleischer — những người sáng lập
hãng phim hoạt hình Fleischer Studios Phim hoạt hình của họ có nội dung cùng cách
thé hiện “gai góc” và “người lớn” hon so với Disney Hầu hết những nhân vật thành
công nhất của hãng đều là con người như KoKo the Clown, Betty Boop, Cách tiếpcận về diễn xuất và chuyền động của anh em nha Fleischer “gần với thực tế” hơn, chịu
nhiều ảnh hưởng từ Winsor McCay trước kia Do đó, các bộ phim của hãng cũng được
khán giả người lớn đón nhận nhiều hơn
Giữa sự cạnh tranh khốc liệt đó, một cái tên khác đã ra đời và tham gia vào cuộc duahoạt hình Mặc dù cố tình “nhại lại” dong phim “Silly Symphonies” của Disney,nhưng các phim ngắn của Warner Bros vẫn có phong cách và tinh thần đặc trưng Cáccâu chuyện, nhân vật, thậm chí chuyển động trong các phim này không có sự “chin
chu, trong sáng” như Disney Thay vào đó họ đã đưa vào phim của mình những năng
lượng và nhịp độ nhanh, mạnh mẽ, nghịch ngợm, đôi khi hóm hỉnh một cách mỉa mai.
Sự trỗi dậy của truyền hình:
Những biến động về chính trị xã hội, và cả sự phát triển của những công nghệ mới trên
khắp thế giới đã kéo theo rất nhiều sự thay đổi của ngành hoạt hình tại Mĩ Những cáitên mới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, số lượng lớn họa sĩ từ các hãng phim lớn tách ra
dé tìm kiếm sự nghiệp riêng cho mình, một trong số đó là UPA Hãng phim UPA được
biết tới với phong cách hoạt hình tối giản, chịu nhiều ảnh hưởng bởi trường phái hộihọa lập thé đã tạo nên cá lối đi riêng độc đáo, ảnh hưởng mạnh mẽ đến rất nhiều các
phim hoạt hình hiện đại sau này, đặc biệt là hoạt hình truyền hình.
Năm 1940, Tom and Jerry ra đời dưới bàn tay của William Hanna và Joseph Barbera.
Dù chỉ là một trong số rất nhiều phim hoạt hình tương tự, nhưng những cuộc rượt đuổingộ nghĩnh không hồi kết giữa mèo và chuột đã chiếm được cảm tình của khán giả và
trở thành một trong các thương hiệu hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại
Trên truyền hình, hoạt hình đến được với khán giả nhanh và thuận tiện hơn bao giờ
hết Nhiều bộ phim được thiết kế với sản xuất với cấu trúc giống với phim hài tìnhhuống và dé dang được đón nhận bởi khán giả ở mọi lứa tuổi Tuy nhiên cũng vì thé,nhiều bộ luật đã được đưa ra để định hình và kiểm duyệt nội dung hoạt hình trêntruyền hình chặt chẽ hơn Cũng từ đây, nhiều thế hệ các bộ phim hoạt hình nổi tiếng vàkinh điển đã được ra đời và đến với khán giả qua màn ảnh nhỏ Sau này, rất nhiềukênh truyền hình chuyên về hoạt hình đã được thành lập đề phục vụ khán giả
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 16ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
Trước cuộc xâm chiếm đến từ truyền hình, các hãng phim lớn trước kia như Walt
Disney rơi vào cảnh khó khăn ở các thập niên nay vì chi phí làm phim của họ đã trở
nên quá cao 101 Dalmatians (101 Con chó đốm) (1961) là tác phâm được coi là đã
cứu sống hãng phim nhờ ứng dụng máy photocopy — một phát minh vẫn còn mới ở
thời kì đây Nhờ đó, các công đoạn hoạt hình được rút ngắn và hiệu quả hơn đáng kể.
“Làn gió” hoạt hình Phuong Đông cũng khởi đầu tại Nhật Bản Vốn được biết đến như
“ông tổ” của truyện tranh Nhật Bản (manga), Tezuka Osamu còn nằm trong số nhữngngười tiên phong cho nền công nghiệp hoạt hình của nước nhà (hay còn gọi là anime).Một trong số những tác phâm thành công đầu tiên của ông : Astro Boy (1962) đã địnhhình quy trình làm hoạt hình tiêu chuân cho anime cho đến ngày nay Song song với
Tezuka Osamu, công ty Toei Animation được thành lập năm 1956 cũng trở thành
thương hiệu “tuổi thơ” đối với nhiều thế hệ trẻ em và được coi như “Disney của NhậtBản” Ngày nay, Nhật Bản và nền công nghiệp anime đã lớn mạnh và phát triển như
“một người không lồ” thực sự với kho tàng đồ sộ các tác phẩm có chất lượng nghệ
thuật cao, nội dung đa dạng dành cho mọi lứa tuổi và những phong cách hoàn toàn đặc
trưng, khác biệt so với hoạt hình phương Tây.
Hoạt hình Trung Quốc cũng được ghi nhận là đã bắt đầu từ sớm: Công chúa ThiếtPhiến (1941) và sau là Đại náo Thiên cung (1961) của anh em nhà Vạn, đều chuyên
thê từ tiểu thuyết “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân Hoạt hình ở thập niên 60 tập trungchủ yếu vào nội dung thần thoại, điển tích và còn làm cả nhiệm vụ tuyên truyền Phảiđến thập niên 90, hoạt hình Trung Quốc mới chính thức chuyên mình và hội nhập vớithế giới, ngày nay cũng đang dần phát triển đề trở thành một thị trường sôi động
Dù đang trong thời kỳ chiến tranh, các họa sĩ Việt Nam như Ngô Mạnh Lân, HồQuảng, Lê Minh Hiền vẫn được nhà nước tài trợ để học tập về kỹ thuật hoạt hình từLiên Xô, “Dang đời thằng Cáo” — Bộ phim hoạt hình đầu tiên của Việt Nam được sản
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 17ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
xuất và ra mat vào năm 1959 đã đặt nền móng dau tiên cho Hãng phim Hoạt hình ViệtNam cũng như toàn bộ nên hoạt hình nước nhà sau này
“Thời Phục Hưng” của hoạt hình Mi:
Thập niên 70 — 80 chứng kiến sự trỗi dậy của một số cái tên độc lập có tầm ảnh hưởngkhông nhỏ Ralph Bakshi được coi là người dẫn đầu trong phong trào phản văn hóavới tác phâm Fritz the Cat (1972) mà tới nay vẫn được công nhận là phim hoạt hìnhdành cho người lớn thực sự đầu tiên trong lịch sử Bộ phim không ngần ngại mà đềcập trực diện tới những vấn đề chính trị xã hội phức tạp thời bấy giờ, cũng các cảnh
phim mô tả tinh dục táo bạo Bakshi sau đó tiếp tục làm nên tên tuổi của mình vớinhiều tác phẩm “người lớn” khác Cùng có quan điểm điện ảnh khác biệt với Disney,
nhưng “thân thiện” hơn, Don Bluth cũng là cái tên dành được nhiều sự yêu mến của
khán giả nhờ những bộ phim được đánh giá cao về chiều sâu nội dung
Song quan trọng hơn cả phải kể đến Richard Williams — tác giả của cuốn sách “gối đầugiường” cho bat cứ ai muốn trở thành một hoa sĩ hoạt hình “The Animation Survival
Kit” Từng học việc dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Disney huyền thoại Milt Kahl,
William lập ra hãng phim của riêng minh tại quê hương Anh Quốc Tac phẩm đặt nềnmóng cho thành công của ông là phim ngắn đạt giải Oscar — A Chrismas Carol (1971).Sau một thời kỳ khó khăn và cạnh tranh khốc liệt với những làn gió mới trong ngành,Disney chính thức bước vào “thời kì Phục Hưng” của mình với những tác phẩm ra mắt
vào thập niên 90: The Little Mermaid (1989), Beauty and the Beast (1991), The Lion
King (1994), Mulan (1998), đều là những tác phẩm tới nay đã trở thành kinh điển vichất lượng chuyên môn vượt trội, khang định lại ngôi vị số một vững vàng của Disney.Không chỉ mang trở lại những cảnh phim đẹp mê hoặc truyền thống, thời kỳ này của
Disney còn mang theo cả tư duy điện ảnh hiện đại và phong cách nhạc kịch đặc trưng.
Hoạt hình Stop Motion:
Song hành với sự phát triển của hoạt hình 2D, kỹ thuật Stop motion (hoạt hình tĩnh
vật) có đóng góp vô cùng quan trọng , nhưng cũng có những ngã rẽ khác biệt Bộ phim
hoạt hình đầu tiên được ghi nhận dir dung kĩ thuật này là “The Humpty Circus” (1898)được thực hiện bởi Albert E.Smith, sử dụng một bộ đò chơi búp bê rạp xiếc để làmphim Năm 1902, “Fun in Bakery Shop” ra đời, kết hợp giữa kĩ thuật stop motion với
diễn xuất người đóng Willis O Brien là cái tên được hầu hết các họa sĩ hoạt hình ngày
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 18ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
nay coi là ông tô của không chi stop motion mà còn cả ngành công nghiệp kĩ xảo điệnảnh cho phim người đóng Ông đã thực hiện cho khủng long và quái vật trong các bộphim kinh điển như “The Lost World” (1925) và King Kong (1933) từng làm choáng
ngợp cả thế giới vào thời điểm đó
Ngoài ứng dụng cho kỹ xảo trong phim điện ảnh người đóng, stop motion cũng là chấtliệu cho nhiều các tác phẩm thuần hoạt hình Đáng kể đến nhất là “Neighbours” (1952)của Norman McLaren với đề tài mang nhiều hàm ý chính trị và kĩ thuật pixilation độcđáo (hoạt hình stop motion sử dụng người thật thay cho con rồi)
Sự xuất hiện của truyền hình cũng mang lại những biến chuyên khó lường cho stopmotion Trên màn ảnh nhỏ MTV và một số đài truyền hình thường xuyên đặt hàng các
họa sĩ stop motion sản xuất những đoạn giới thiệu chương trình, quảng cáo ngắn, hoặcnhững video âm nhạc cho các nghệ sĩ Có những đoạn quảng cáo nỗi tiếng trở nên nồi
tiếng còn hơn cả chính sản phẩm mà họ muốn bán như “The Noid” và “The California
Raisins”.
Từ đó đến nay, hoạt hình truyền thống đã lùi lại và nhường hào quang cho hoạt hình3D Nhưng đâu đó thỉnh thoảng những tác phẩm stop motion vẫn được sản xuất và ramắt khiêm tốn giữa sự náo nhiệt của Hollywood
Năm 2009 đánh dấu sự ra đời của studio LAIKA và tác phẩm đầu tiên của hộ Coraline Giám đốc Travis Knight của hãng đã chứng minh được tầm nhìn của mìnhkhi tập hợp được những họa sĩ stop motion truyền thống với việc không ngừng nghiêncứu và phát triển công nghệ máy tính hỗ trợ cho quy trình làm phim LAIKA đã giúpstop motion tiễn một bước lớn day tự tin vào thời đại mới
-Trong khi đó, hoạt hình 2D vẫn là lựa chọn phô biến với các nhà làm phim châu Au
Các cơ sở giáo dục, trường học, học viện chuyên đảo tạo về hoạt hình ở châu lục này
chưa bao giờ có dấu hiệu từ bỏ hoạt hình 2D bất chấp sự lớn mạnh không ngừng củacông nghệ 3D Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của các studio châu Âu chuyên
về hoạt hình 2D có quan điểm nghệ thuật đặc trưng, kĩ thuật làm phim hiện đại nhưCartoon Saloon (Ireland), The SPA Studios (Tây Ban Nha) bắt đầu mang lại nhiều hy
vọng mới cho nganh hoạt hình.
Dù từng là thế lực cạnh tranh đối với các ông lớn, hoạt hình trên truyền hình ngày nay
lại là nơi tiếp tục giữ gìn truyền thống với hoạt hình 2D Ngoài Nhật Bản với nền công
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 10
Trang 19ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
nghiép hoat hinh da phat trién vượt bậc va lớn mạnh, các bộ phim hoạt hình 2D đượcchiếu trên các kênh truyền hình quốc tế cũng ngày càng đa dang [1]
1.2 Quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D
1.2.1 Chuẩn bị
Xác định yêu cầu và mục đích của bộ phim
Cần nắm rõ được yêu cầu và mục đích của dự án hoạt hình 2D mà mình sẽ thựchiện Với mỗi hình thức và thể loại khác nhau, dự án hoạt hình 2D sẽ cần đáp ứng
những mục đích khác nhau Thường với những dự án mang tính thương mại sẽ có kèm
theo yêu cầu của khách hàng, nêu rõ mục đích mà họ mong muốn video hoạt hình đó
sẽ hướng tới Bên cạnh đó, chúng ta cần xác định được thời lượng của sản phẩm, cũng
như việc sản phẩm hoạt hình đó sẽ được sử dụng ở đâu
Xác định đối tượng khán giảĐây là câu hỏi chúng ta cần đặt ra trước khi bắt đầu Thông thường việc càng đivào chỉ tiết trong việc xác định đối tượng người xem là vô cùng quan trọng trong việc
quyết định sản phẩm hoạt hình tạo ra được những hiệu ứng mà chúng ta mong muốnhay không Yếu tố này sẽ quyết định rất lớn nội dung, phong cách thiết kế và ngôn ngữ
sử dụng trong video Sau đây là một số câu hỏi chúng ta có thê đặt ra để xác định đối
tượng của sản phẩm:
- Lita tuổi người xem mà bạn hướng đến là gi?
- Nam giới hay nữ giới sẽ thích thú với sản phẩm hoạt hình này hon?
- Doi tượng người xem hướng đến ở địa phương nào?
- Ho thường xem những sản phẩm sáng tao/phim ảnh/ hoạt hình như thé nào?
- Ho sẽ xem sản phẩm của bạn trong hoàn cảnh nào và vào lúc nào?
Thời gian, tiền bạc và công sức
Ở bước nay chúng ta cần xác định được những tài nguyên mà mình có thé sử dụngcho dự án Đội ngũ sản xuất có bao nhiêu người, từ đó đưa ra thời gian và chỉ phí sảnxuất Thực hiện được một sản phẩm hoạt hình không phải là một quy trình dễ dàng
Quy trình này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều đội ngũ
Lên kế hoạch
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 H
Trang 20ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
Lén ké hoạch là một bước mà nhiều người vội bỏ qua Lên một kế hoạch cụ thê,chỉ tiết với sự phân bé hợp lý về thời gian, nhân lực cũng như khối lượng công việc sẽgiúp cho bạn quản lý được quy trình sản xuất một cách khoa học và chặt chẽ hơn
Dé tránh những sai sót trong quá trình sản xuất nên chúng ta cần lên kế hoạch tùy
thuộc vào phương pháp làm việc của mỗi người.
Tim reference
Chúng ta có thé tham khảo những vi dụ có đặc điểm tương đồng về nội dung,
phong cách, chuyển động, dé vừa hoc được những cái hay, vừa tránh được nhữngsai lầm không đáng có
Trước khi sản phẩm hoạt hình được thực hiện, cách dễ nhất để giúp khách hàngmường tượng ra được sản phâm cuối cùng, đó là sử dụng những reference đã có sẵn
mà những người đi trước đã từng thực hiện.
Một số yêu tố chuyên môn mà chúng ta nên xác định trước khi bắt đầu sản xuất và sẽhữu ích khi được minh họa băng reference: nội dung/cách kê chuyện; phong cách vẽ;cách thé hiện (nét vẽ, màu sắc); chuyên động
1.2.2 Tiền kỳ
Viết kịch bản
Viết kịch bản là một bước khá cơ bản trong lĩnh vực truyền hình/ điện ảnh Viếtkịch bản cũng yêu cầu người biên kịch cần phải có am hiểu về cấu trúc của một câu
chuyện, cũng như form tiêu chuẩn của một kịch bản chuyên nghiệp
Đối với hoạt hình, việc viết kịch bản chữ hoản toàn là không bắt buộc, nhưng sẽ vô
cùng hữu ích nếu đó là một bộ phim có nội dung phức tạp, nhiều nhân vật và nhiềutuyến câu chuyện
Thiết kế nhân vật
Tổng quan: Những câu chuyện tuyệt vời thu hút sự chú ý của chúng ta và gắn bó
với chúng ta trong nhiều năm, ăn sâu vào tâm trí chúng ta Nhưng những câu chuyệnnày sẽ ra sao nêu không có thiết kế nhân vật phát huy tác dụng Ở trung tâm của mỗicâu chuyện hay, bạn sẽ tìm thấy những nhân vật tuyệt vời Cho dù họ gặp nguy hiểmkhi thực hiện một nhiệm vụ nguy hiểm hay chỉ đơn giản là sống hết mình hết mức cóthé, mỗi người sẽ đóng một vai trò không thé thiếu trong việc thúc day câu chuyện
tương ứng của họ tiếp tục Bạn có thể tìm thấy những nhân vật này trong phim,
12
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 21ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
chương trình truyén hình, trò choi và các trang sách yêu thích của bạn, nhưng khôngnhân vật nào tôn tại nếu không có thiết kế nhân vật Công việc của nhà thiết kế nhân
vật là thôi sức sống vào các nhân vật trong những câu chuyện này Nếu không có điềunay, câu chuyện sẽ buồn tẻ và thiếu sức sống
Storyboard
Storyboard là gì?
Trong ngành công nghiệp sản xuất phim ảnh, đặc biệt là hoạt hình, storyboard là một
phần không thể thiếu Về cơ bản, storyboard giống như 1 quyên tập truyện tranh, là
phan trình bày bằng tranh dé thé hiện toàn bộ câu chuyện của biên kịch Tuy nhiên,nếu dé ý kĩ, bạn sẽ thấy storyboard là tập hợp của nhiều khung hình, mỗi khung hìnhtương ứng với từng cảnh quay, với rất nhiều những ghi chú về góc máy, cỡ cảnh,
những gì diễn ra trong cảnh, cũng như lời thoại của nhân vật trong cảnh.
Thiết kế layout và background
Thiết kế background là thiết kế không gian — bối cảnh, thiết kế đồ vật và thiết kế
ánh sáng cho phim.
Vẽ phối cảnh là một trong những bước đầu tiên trong quá trình vẽ cảnh nền Phối cảnh
là một hệ thống gồm một số quy tắc dé họa sĩ vẽ trên mặt phẳng 2D nhưng lại tao racảm giác 3D về chiều sâu, khoảng cách xa — gan, tỉ lệ to — nhỏ của vật thé trong khônggian Vẽ cảnh nền dựa trên phối cảnh là cách để nhân vật khớp với cảnh vật xung
Trang 22ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
chi có một diém tụ duy nhất, lam trién tiêu và kéo người nhìn ra xa diém hơn Nói
chung, phối cảnh không dùng dé đo khoảng cách, nhưng nó có thể biểu thị phần lớn
không gian trong bức tranh và chứng minh mối quan hệ giữa khoảng cách, thường
được sử dụng để tạo hiệu ứng không gian và sự rộng rãi
Phối cảnh góc còn được gọi là phối cảnh hai điểm, tức là hiệu suất phối cảnh với haiđiểm tụ Phối cảnh góc có thể hiển thị mặt trước và mặt bên của vật thể và cảm giác bachiều, đồng thời có hiệu ứng tương phản mạnh giữa sáng và tối Góc phối cảnh có thélàm cho đối tượng hoặc hình ảnh có ba chiều và phong phú hơn
Phối cảnh xiên hay còn gọi là phối cảnh ba điểm, tức là kéo dài tất cả các đường phối
cảnh của vật thể sao cho chúng hội tụ với nhau tạo thanh 3 điểm tụ trong ảnh Trong
đó, hai điểm nằm trên đường chân trời và điểm còn lại năm vượt tầm mắt Phối cảnhxiên là một biểu thức phối cảnh có trải nghiệm thị giác mạnh mẽ, chu yếu thể hiện hiệu
ứng nhìn xuống hoặc nhìn lên Phối cảnh xiên có thể nâng cao cảm giác về không gian
trong ảnh.
Ngoài phối cảnh chúng ta cũng cần nắm rõ bố cục dé dẫn lỗi người xem Có rất nhiều
loại bố cục khác nhau trong vẽ cảnh nền: bố cục đối xứng, bố cục đường dẫn, đườngchéo, tỉ lệ vàng, Những bố cục này luôn nhằm mục dich là làm nổi bật cái cần nỗi
bật: nhân vật chính, một chủ thé khác cần chú ý đầu tiên
Việc kết hợp tốt bố cục với tỉ lệ to — nhỏ, gần — xa trong phối cảnh sẽ tạo ra những
hiệu ứng thị giác theo đúng kịch bản.
Animation
Animation (bắt nguồn từ “animate”) đơn giản là “tạo ra sự sống” cho nhân vật Cáchhiểu này chuyên sâu hơn rất nhiều so với chỉ “tạo ra chuyển động” thông thường, vì nócòn bao gồm cả cảm xúc và trải nghiệm của nhân vật trong đó Với lĩnh vực digitalanimation 2D hiện đại (sử dụng những phần mềm diễn hoạt chuyên nghiệp như ToonBoom Harmony), thì việc làm animation sẽ có thê được chia làm 2 phong cách chính:
cut-out animation và hand-drawn animation.
Hand-drawn animation bat nguồn từ phong cách hoạt hình vẽ tay trên giấy truyềnthống (traditional animation), yêu cầu người làm hoạt hình phải trực tiếp vẽ chuyên
động cho nhân vật theo từng khung hình một (frame by frame) Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, thì công việc này được hoàn toàn thực hiện trên máy tính
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 14
Trang 23ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
(paperless), giúp cho quy trình thực hiện dé dang và nhanh hon rất nhiêu Phong cáchhoạt hình hand-drawn animation thường được biết đến với những chuyên động mượt
mà, và trải nghiệm sản xuất vô cùng thú vị (yêu cầu phải vẽ tay rất nhiều trên bảng vẽ
điện tử).
Bên cạnh đó là cut-out animation, một phương pháp thực hiện mới trong những thập
kỷ gan đây nhờ các công cụ hỗ trợ Phương thức diễn hoạt này yêu cầu các animatorsphải tạo cho nhân vật một khung xương “ảo” (rig), và từ đó tạo chuyền động cho nhânvật Cut-out animation sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình sản xuất,
nhưng lại không có sự linh hoạt như với phương pháp hand-drawn Tuy nhiên, đây
cũng là một sự lựa chọn tối ưu cho những dự án hoạt hình thương mại, hoặc tv-series,
không có yêu cầu quá cao về kỹ thuật sản xuất
Ngoài ra, 12 nguyên lý chuyển động của hoạt hình là các nguyên tắc chính mà bat ky
một người diễn hoạt nào cũng phải nắm vững
Composition
Sau khi đã hoàn thiện background va animation của một cảnh, ban đã có thể ghép
2 yếu tô đó vào với nhau thành một sản phẩm hoạt hình “gần như” là hoàn thiện Công
đoạn này được gọi là composition.
1.2.4 Hậu kỳ
Editing
Công việc cắt dựng thường sử dụng những phần mềm chuyên dụng như Final CutPro hay Adobe Premiere Pro - những công cụ cho phép người sử dụng có thể nhanhchóng cắt gọt, tùy biến những thước phim mà bạn có, để có được một sản phẩm hoạthình hoàn thiện cuối cùng
Đề làm được việc này, editor cần phải có cảm nhận rất tốt về nhịp phim (vi dụ như:đoạn phim này nhanh hay chậm, cảnh này thừa hay thiếu, làm thế nào để cho cảnh này
thú vi hơn, v V )
Voice, Sound và Music
Công đoạn tiếp theo đó là lồng tiếng, âm thanh và âm nhạc Một lỗi mà nhữngngười làm hoạt hình thường xuyên mắc phải đó là bỏ qua (hoặc đánh giá thấp tầm
quan trọng) của công đoạn nay Không quá ngạc nhiên khi hoạt hình thường chỉ xoay
quanh phần “hình ảnh”
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 Is
Trang 24ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHUONG I
Ở công đoạn nay, nếu như được làm việc với những diễn viên lông tiếng, hay nhữngaudio producer chuyên nghiệp, mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều! Tuy nhiên, dé tiết
kiệm chi phí, bạn cũng có thể tự mình thử sức với công đoạn nay xem sao, với phầnmềm Adobe Premiere Pro hoặc Adobe Audition
Visual Effects
Kỹ xảo hình ảnh là những hiệu ứng (visual effects) mà ban có thé bổ sung thêm
vào dự án của mình để sản phẩm đầu ra cuối cùng được hoàn thiện và sống động nhất
có thê Những hiệu ứng, kỹ xảo này có thể được trực tiếp thực hiện trên những phần
mềm làm hoạt hình của bạn (Toon Boom Harmony) hay trên những phần mềm cắt
dựng (Adobe Premiere Pro hay Adobe After Effects).
Những hiệu ứng này bao gồm: làm mờ (blur), rung lắc (shaking), chỉnh mau (colorgrading), hay thậm chí là cả những hiệu ứng phức tạp hơn nữa mà bạn có thể chủ độngtìm hiểu, thử nghiệm và áp dụng
Export/ Rendering
Trong giai đoạn Export/Rendering san phẩm cuối cùng, điều quan trong là phảicân nhắc kỹ lưỡng các yêu cầu đặc thù từ phía khách hàng và nhà sản xuất, cũng nhưtuân thủ các tiêu chuân và định dạng được quy định bởi các nền tảng phân phối Điềunày bao gồm việc chú trọng đến các thông số kỹ thuật như kích thước màn hình, tốc độkhung hình (được tính bằng số khung hình trên giây), chất lượng âm thanh, và các yếu
tố kỹ thuật khác Việc tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu này đảm bảo rằng sản
phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí đã được đề ra, từ đó tối ưu hóa khả
năng phân phối và tiếp cận của sản phẩm trên thị trường
1.3 Tiểu kết chương 1
Hoạt hình đã trải qua xấp xi 100 năm phát minh và phát triển, vẫn luôn là một chat
liệu cùng sự tiến bộ chung của điện ảnh Việc năm bat và hiểu rõ về nó là một trongnhững điều kiện quan trọng nhất dé hiểu và tôn trọng những thách thức, sáng tạo và
thành công mà những người đi trước đã trải qua Đây chính là kho tàng kiến thức đángquý, đồi dào, là nguồn cảm hứng, nơi truyền lửa cho chúng ta
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 16
Trang 25ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHIM
tức, ai đó đập cửa phòng liền hồi, mạnh dần mạnh dần và phá cửa đi vào Là một con
ma rong hồn không mắt! San sợ hãi nhảy khỏi cửa số phòng chạy trốn thật nhanh
Đang chạy thì San đụng trúng một người đi đường, người đó liền cúi gập mình, ômbụng và nôn ra một đống giấy bút, sách vở, và bài kiểm tra San hoảng hốt, vội vãchạy khỏi thì vấp ngã và bị biến thành một con cóc rơi xuống ngồi vào bàn học ở vùng
đất lạ
Tại vùng đất lạ, một cái đồng hồ đang quay kim đồng hồ thật nhanh, cóc San vội vãcam bút viết Mặt trăng lên cao, cóc San lay chăn đắp lên người chuẩn bị ngủ Nhưngtrăng tròn sáng và đẹp và ngày một to dần và to dần Cóc San nhìn trăng không ngủđược Trăng ngày một sáng và to và rồi rơi thăng vào cóc San đang năm Mặt trăng nỗbùm thành một đống giấy bút, sách vở, bài kiểm tra, bàn ghế
San biến lại thành cô học sinh ngụp lội trong đống sách vở chới với Trong “biển sách”
có nhiều người khác cũng đang ngụp lội, vùng vẫy như San Ma rỗng hồn bay trên
biển sách, dừng lại và ấn mấy người đang chới với xuống biển Khi San ngang mặt lên,một con ma rỗng hồn cũng lù lù trên đầu San và đưa tay ấn San chìm hắn xuống
Ngay khi bị ấn xuống, một tiếng gõ cửa làm San bất ngờ ngừng nhắn chuột San quaytrở lại phòng minh, đang ngồi trước máy tính dé chuẩn bị kiểm tra kết quả Me háo
hức đi vào San mở kết quả thi và hai mẹ con vui mừng vì San đủ điểm đỗ vào cấp 3
Khi hai mẹ con vui vẻ nhảy múa thì San ngất xiu
2.1.2 Cảm hứng
Nguồn cảm hứng lớn về đề tài được lấy từ chính trong thực trạng đời sống Cụ thể,
là thông qua vụ việc nam học sinh lớp 10 nhảy từ tầng 28 xuống đất tại Hà Nội(4/2022) đã réo lên hồi chuông về trầm cảm tuổi học đường tại thời điểm đó [5] Dé
truyền tải thông điệp của thực trạng về van nạn áp lực học đường sao cho phù hợp với
mục tiêu của mình, người thực hiện đô án sẽ lây cảm hứng về hình ảnh, nội dung và
17
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 26ĐÔ AN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
cách truyền tải thông điệp của các sản phẩm đã được công chiếu từ trước đó để làm
góc nhìn tham khảo, tham chiếu cho sản phẩm của bản thân Điều này giúp đảm bảo
được tính logic của sản phẩm, tính liên văn bản và phong phú hóa ý nghĩa của sản
phẩm hơn
Ngoài ra, với mong muốn được đưa màu sắc văn hóa Việt Nam quê hương vào phimảnh, bên cạnh việc truyền tải thông điệp về áp lực học tập ở giới trẻ, tác giả đồng thờimuốn gửi gam phan nào những dang vẻ, hình thái của Việt Nam vào trong sản pham
của mình.
Plague (tạm dịch: Dai dịch) là một phim hoạt hình ngắn nói về bối cảnh thời điểm
đại dịch Covid 19 đang diễn ra căng thăng năm 2020 Nội dung phim xoay quanh vềmột cậu học sinh ngồi trong lớp học, tưởng tượng hàng loạt viễn cảnh phải chạy trốnkhỏi “plague doctor” - “Bác sĩ chữa bệnh dịch” vì cậu nghi ngờ bản thân mắc bệnhCovid 19 Cách mà nhân vật chính tưởng tượng mình chạy trồn khỏi các bác sĩ vì sợ hãibản thân mắc bệnh và cuối cùng bừng tỉnh khỏi trí tưởng tượng đó là một cảm hứng déngười thực hiện đồ án đưa ra truyền tải thông điệp đề tài cho khán giả Cách truyền đạt
đó thé hiện được nội dung sâu sắc - sự đáng sợ của dịch bệnh hoành hành, hay tâm lýhoảng sợ của con người trong thời điểm đại dịch; đến cuối phim, khi phát hiện mọi nỗikinh hoàng của cuộc chạy trốn là là những gì nhân vật tưởng tượng ra lại giúp người
xem cam thấy bớt nghiêm trọng, thoải mái hơn khi phải đối mặt và suy ngẫm về van dé
đó.
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 18
Trang 27ĐÔ AN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
Missing Halloween (tạm dịch: Halloween Đã Mat) là phim hoạt hình ngắn về
hai đứa trẻ chơi “cho kẹo hay bị ghẹo” trong mùa lễ hội Halloween Trong phim, nhân
vật cậu bé hay bị bắt nạt, bị cô lập; cậu đã tưởng tượng ra một người bạn nữ vậy nêncậu được bác si chan đoán là mắc bệnh “Imaginary Friend” - “Người bạn tưởngtượng” Nhưng đến cuối phim, người bạn tưởng tượng đó là có thật và đã chết, có lẽ
linh hồn cô bạn đã mong muốn cậu bé tìm thấy thi thê của mình sâu trong rừng nơi màkhông ai đi vào dé tìm cô bé khi cô bé bị mat tích
Cách đứa trẻ tưởng tượng ra người bạn: ban đầu tưởng là thật, sau hóa ra là giả,cuối cùng lại thành thật khiến cho nhịp phim gay cấn, hồi hộp va là yếu tố tạo “kinh
di” lớn cho nội dung phim Cách đưa căn bệnh tưởng tượng vào trong mach phim của
“Missing Halloween” cũng là nguồn cảm hứng để người thực hiện đồ án quyết định
đưa trí “tưởng tượng” của đê tải vào trong sản phâm.
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 19
Trang 28ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
Entropy (tạm dịch: Sự Hỗn Loan) là câu chuyện kê về Harmony - một cô gái trẻ
sống trên Trái đất lạnh lẽo, hoang văng, cô đơn và khao khát tình bạn Một đêm nọ,
khi đang cố gắng dò dai trên đài phát thanh tại nhà, cô ấy chọn được một giai điệu dẫn
cô ấy lên mặt trăng Ở mặt trăng và Harmony đã vô tình gặp một con người đồng điệu
với mình, họ đã chơi nhạc cùng nhau và vui vẻ - trái ngược với nỗi cô đơn, lẻ loi của
Harmony khi ở trên Trái Dat
Cheese ([I[I) (Pho mát) là phim về ba chú chuột con vạch ra kế hoạch lênđến mặt trăng dé lay pho mát mang về cho người ông sắp qua đời Mặt trăng trong
phim này cũng được sử dụng làm hình anh biểu tượng cho một khối pho mát không 16
- thứ mà ba chú chuột ao ước và khao khát được chạm tới.
20
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 29ĐÔ AN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
Miss Peregrine's Home for Peculiar Children (Mái Am La Ky Của CôPeregrine) dựa trên cuốn tiêu thuyết cùng tên của Ransom Riggs và được đạo diễn bởiTim Burton, là một tác phẩm phiêu lưu, giả tưởng hap dẫn Phim này thu hút lứa tuổithanh thiếu niên và người lớn, nhờ vào yếu tố giả tưởng và huyền bí đầy kỳ ảo, phi
hợp với sự tưởng tượng phong phú của độ tuôi này Mặc dù có một số cảnh quay u ám
và hơi đáng sợ, nhưng chúng không quá ghê rợn hoặc kinh di, làm cho bộ phim trở nên
thích hợp cho người xem từ 12 tuổi trở lên Điểm đặc biệt của phim là những bài họcsâu sắc về long đũng cảm, tình bạn, và sự chấp nhận, rat quan trong trong quá trìnhhình thành nhân cách của thanh thiếu niên
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 1
Trang 30ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
2.2 Nghiên cứu dự án
2.2.1 Các chủ đề liên quan đến đề tài
Thông qua vụ việc thương tâm của nam học sinh lớp 10, người thực hiện đồ án
muốn truyền đạt thông điệp về đề tài một cách “kinh dị” nhẹ tương đồng với bộ phim
“Mái Am Lạ Kỳ Của Cô Peregrine”, vì “kinh dị” thường gây ra một loạt cảm xúc
mạnh mẽ và phức tạp ở người xem, phù hợp với cảm xúc khi mọi người phải đối mặt
với nạn áp lực học tập và kỳ vọng lớn ở phụ huynh vào con cái có thể gây ra nhữnghậu quả không lường trước được Nhưng với mong muốn câu chuyện sẽ có thể vẫntiếp cận được nhiều đối tượng người xem (12 tuổi trở lên), nội dung và màu sắc phim
sẽ mang yếu tô giả tưởng và huyền bí phù hợp với trí tưởng tượng của lứa tuôi thanhthiếu niên Đồng thời, có thêm chút nhí nhảnh, năng động về biểu cảm nhân vật vànhịp phim giúp người xem kết nối được đến tính cách của độ tuổi học sinh cấp 2 - là
độ tuôi day thì dé thay đổi trong tâm sinh lý và là đối tượng người xem hướng đến chủ
yếu trong phim
Trang 31ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
o Người mac tram cảm thuong trai qua tam trang buồn chán, uất ức, va
mắt hứng thú hoặc niềm vui trong nhiều hoạt động mà họ trước đây thích
thú.
2 Mất Năng Lực Hoặc Mét Moi:
o Cảm giác mệt mỏi và mat năng lực thường xuyên, thậm chí khi không có
ly do rõ rang Công việc hàng ngày trở nên gánh nặng và khó khăn.
3 Thay Đồi Trọng Lượng và Ăn Uống:
o Thay đổi trọng lượng có thể xảy ra, có thé là tăng hoặc giảm cân không
lý do.
o Thay đổi trong thói quen ăn uống, có thé là ăn quá mức hoặc mat khâu
phần
4 Khó Khăn Trong Việc Ngủ:
© Ngủ quá nhiều hoặc không đủ giấc ngủ Mắt khả năng duy trì giấc ngủ
o Nhiều người mắc tram cảm có suy nghĩ tự sát hoặc tự tử Day là một tinh
trạng cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi sự hỗ trợ ngay lập tức
7 Khó Chịu và Bat An:
o Cảm giác lo lăng, bat an, và căng thang thường xuyên
8 Sự Mat Quan Tam va Ít Hoạt Động:
© Người mắc tram cảm thường ít quan tâm đến những hoạt động xã hội,
gia đình, và công việc Họ có thé thay mình thụ động và không muốntham gia vào cuộc sống
9 Tăng Cường Nhiệt Độ Cơ Dia:
o Một số người mắc tram cảm cũng có thé trải qua tăng cường nhiệt độ cơ
địa, tức là họ cảm thấy ấm hơn so với bình thường
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 23
Trang 32ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
Con Cóc là hình tượng được lây cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ “Thầy
Đồ Cóc” của Việt Nam Bức tranh chứa đựng hình ảnh một con cóc đang ngồi đọcsách, phản ánh một cách châm biếm đối với một số thầy đồ thời xưa, những người có
kiến thức hạn hẹp nhưng lại tự phụ và tự cao Bức tranh không chỉ mang tính giải trí
mà còn thê hiện quan điểm xã hội sắc sảo về giáo dục và trí tuệ Là một ví dụ điển
hình của nghệ thuật dân gian Đông Hồ, "Thầy Đồ Coc" sử dụng hình ảnh biểu tượng
và đơn giản dé truyền dat thông điệp mạnh mẽ Tác phẩm này không chỉ phản ánh tàinăng sáng tạo trong cách biểu đạt nghệ thuật của người dân Việt Nam mà còn là mộtphần quan trọng của di sản văn hóa, chứng minh cái nhìn tỉnh tế và phê phán của họđối với các van đề xã hội và giáo dục [11]
Thông qua hình tượng con cóc dùng đề phê phán vấn đề xã hội, người thực hiện đồ áncho rằng hình tượng con cóc là phù hợp cho sự chuyên đổi của nhân vật trong kịch ban
phim.
Mặt Trăng với vẻ dep bí an và quyến rũ của nó, đã từ lâu trở thành nguồn cảmhứng sâu sắc trong nghệ thuật (bao gồm thơ ca, hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh, điệnảnh) Hình ảnh Trăng được ví như một biểu tượng của vô vàn những điều mà con
người có thé hình dung, trong đó có điển hình là về tình yêu, sự cô đơn, sự thay đôi;
mang lại cảm giác yên bình và bí ấn; là biểu tượng của sức mạnh nữ tính, tái sinh, và
thời gian Đối với điện ảnh, Mặt Trăng thường xuất hiện như một yếu tố bí ân hoặc là
cánh cửa mở ra thế giới của những khả năng khác
Và vì là nguồn cảm hứng lớn trong nghệ thuật nên hình tượng mặt trăng cũng đượcngười thực hiện đồ án sử dụng làm một biểu tượng cho nỗi niềm khao khát của nhânvật chính sau khi biến đồi từ một cô bé đang sợ hãi chạy trồn khỏi thất bại của học tậpthành một con cóc chỉ biết lo lắng việc học hành Mặt trăng trong kịch bản sẽ biểutượng cho một nỗi niềm khao khát về sự thành công trong học tập của nhân vật, cụ théhơn là điểm 10 Vì là nỗi niềm khao khát của nhân vật, nên trăng ở đây cũng sẽ tạo ramột cảm giác yên bình “tạm thời” cho nhân vật sau nỗi sợ hãi căng thắng của việcchạy trốn khỏi Thất bại học tập Nhưng ngay sau đó, chính nỗi niềm khao khát ấy sẽkhiến cho nhân vật khốn đốn và chìm ngập trong nỗi sợ hãi lớn gấp nhiều lần nỗi sợ
ban đầu, đó là ngụp lội trong “Biển Sách”
Bên cạnh đó, Mặt Trăng có một mối liên hệ mạnh mẽ và quan trọng với đại dương trênTrái Dat thông qua hiện tượng thủy triều tác động bởi lực hấp dẫn Thủy triều lên xảy
24
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 33ĐÔ AN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
ra khi một khu vực trên Trái Đất đối diện hoặc ở gần vi tri đối diện với Mặt Trăng, làm
cho nước dâng cao hơn bình thường Đối với nội dung cốt truyện, mối liên hệ đó khiến
hình ảnh Mặt Trăng đâm vào Trái Đất làm “Biển” xuất hiện trở nên có liên kết, liên
thúc của bộ phim, với hình tượng được thiết kế dé thé hiện sự đáng sợ và uy quyên.
Hình tượng con cú - biểu tượng của trí tuệ và học van - được lựa chọn làm nguyênmẫu cho nhân vật giả tưởng này Bên cạnh đó, các đặc điểm như xúc tua của bạch tuộc
ở phần thân dưới và đôi tay to lớn cũng được thêm vào để tạo nên tính cách và đặcđiểm đặc trưng Ngoài ra, quá trình thiết kế nhân vật còn bao gồm việc tham khảothêm các hình ảnh của nhiều loại quái vật khác nhau, nhằm làm phong phú tư liệu thiết
kế và tạo nên một nhân vật độc đáo và ấn tượng
2.2.2 Moodboard
Gam màu chính tác giả định hướng sử dụng là tông xanh đậm, vàng cam và tím để
làm màu sắc chủ đạo cho phim.
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 25
Trang 34ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
2.2.3 Thiết kế nhân vật
a Phong cách nhân vật
Phong cách được lấy cảm hứng phong cách nghệ thuật từ bộ phim “Helluva Boss”(tam dịch: Sép Tài Ba) và “Hazbin Hotel” (tam dịch: Khách sạn Hazbin) của Vivienne
"VivziePop" Medrano va Series hoạt hình “The Night” (tam dich: Đêm) của Daria
Cohen Đây là hai phong cách nghệ thuật ấn tượng va độc đáo mang màu sắc kếchuyện phù hợp với nội dung kịch ban của đề tai
Helluva Boss và Hazbin Hotel ni bật với phong cách nghệ thuật độc đáo và màu sắcrực rỡ Các nhân vật được thiết kế với phong cách hoạt hình phóng đại, mang đặc
trưng của hoạt hình truyền thống nhưng với một chút hiện đại Điều này tạo nên một
bâu không khí cả hài hước và kỳ ảo.
26
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112
Trang 35ĐÔ AN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
Hình 2 8 Một số hình ảnh trong phim Helluva Boss
The Night có phong cách thiết kế nhân vật độc đáo, pha trộn giữa yếu tổ gothic vàlãng mạn Hình dang của nhân vật trong phim thường rất biểu cảm và phóng đại, điều
này không chỉ tạo nên vẻ ngoài riêng biệt mà còn phan anh tính cách và tâm trang của
nhân vật Ngoài ra, nhân vật trong series thường được biểu hiện qua những cảm xúc rõ
rệt và phong phú Sự biểu cảm này được truyền tải không chỉ qua hành động và ngônngữ cơ thé mà còn qua biểu hiện khuôn mặt, giúp người xem dé dàng cảm nhận và
hiêu về nhân vat.
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 27
Trang 36ĐÔ AN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
"Hazbin Hotel" của Vivienne "VivziePop" Medrano và "The Night" cua Daria Cohen,
dù khác biệt về chủ dé va cốt truyện, lại chia sẻ nhiều điểm chung trong phong cáchthiết kế nhân vật Cả hai series đều nổi bật với phong cách nghệ thuật độc đáo và dễnhận diện, nơi nhân vật được vẽ với phong cách phóng đại, màu sắc rực rỡ và đầy biểucảm Điểm nỗi bật của nhân vật trong cả hai series là sự phức tạp và quyến rũ trong
tính cách, mỗi nhân vật mang một câu chuyện riêng biệt, phản ánh qua từng hành động
và ngôn ngữ cơ thể của nhân vật Yếu tố gothic và lãng mạn cũng được thê hiện rõ néttrong thiết kế, tạo nên bầu không khí ấn tượng và hấp dẫn Đồng thời, sự kết hợp giữahài hước và nghiêm túc trong cách thể hiện nhân vật tạo nên sự đa dạng về cảm xúc,khiến cho người xem vừa có thé cười vừa có thé suy ngẫm Nhờ vào những yếu tố này,
cả "Hazbin Hotel" và "The Night" đều trở thành những tác phẩm hoạt hình đặc sắc vàđáng chú ý, gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả và để lại dấu ấn đặc biệt trong thế giới
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 28
Trang 37ĐÔ AN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
hoạt hình hiện đại Từ điểm chung này, người thực hiện đồ án sẽ đúc kết và thiết kế
nhân vật phủ hợp với đối tượng nhân vật, đối tượng người xem và bối cảnh diễn ra tại
Học sinh cấp 2 có cách ăn vận thường không quá cầu kỳ và điệu đà như học sinh cấp
cao hơn dù là đi học hay mặc trang phục ở nhà Các bạn học sinh nữ độ tuôi này chủ
yếu thường có mái tóc đen, thắng và không tạo kiểu (chưa tính trường hợp tóc xoăn tự
nhiên) Kiểu tóc đa dạng nhưng thường sẽ được buộc đuôi ngựa hoặc thả x6a hoặc cắtngắn Tóc mái cũng đã dạng tùy theo kiêu tóc nhưng sẽ là tóc mái bằng, mái thưa, mái
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 29
Trang 38ĐỎ ÁN TOT NGHIỆP CHƯƠNG II
chéo hoặc không đê mái Do vậy, nhân vật San sẽ mang kiêu tóc đen đuôi ngựa buộc
lửng giữa đầu kết hợp với mái bằng ngé giúp tạo sự trẻ trung, ngây ngô va gần gũi với
Có bồ rất hiền và mẹ là giáo viên cấp 3
Nghề nghiệp | Học sinh cấp 2
Ngoại hình | Gay gò, tóc dai buộc đuôi ngựa lửng giữa đầu, mái bằng ngé dày,
đôi mắt to với lông mi day và mặc trang phục là quần áo yém vớihình đầu thỏ
Tính cách Chăm học, ít nói nhưng một khi đã nói thì nói liên hồi, nhiều khi
là nói linh tinh theo bản năng; phản ứng nhanh khi gặp nguy hiểm;
thích thỏ và những đồ nữ tính trang trí thỏ, trái tim
Cóc San
Lên thiệt kê nhân vat Cóc San băng cách mượn hình ảnh con cóc và êch trong đời sông
và những đặc điểm của thiết kế nhân vật San đã thiết kế trước đó đề thê hiện nhân vật
VŨ THỊ THANH HUYEN - B19DCPT112 30