1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp Qhsdđ Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất 5 Năm Kỳ Đầu(2011 -2015) Của Xã Điện Phương

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp QHSDĐ Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất 5 Năm Kỳ Đầu(2011 -2015) Của Xã Điện Phương
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quy Hoạch Sử Dụng Đất
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2011
Thành phố Điện Bàn
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an n

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,

là thành phần quan trọng của môi trường sống

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Điều

18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật,đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả.”

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọngtrong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại Khoản 2 Điều 6của Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư; Thông tư số 19/2009/TT-TNMTngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập,điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điện Phương là xã đồng bằng của huyện Điện Bàn, cách trung tâm huyện

5 km về hướng Đông Nam Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.025 ha, dân số13.996 người Trong những năm qua, xã Điện Phương không ngừng đầu tư pháttriển mạnh về kinh tế, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và các lĩnh vực đời sốngdân sinh

Quy hoạch sử dụng đất của xã Điện Phương được lập năm 2003, giai đoạn(2003 -2010), đến nay kỳ hạn quy hoạch đã hết hiệu lực Để có cơ sở pháp lý vàkhai thác sử dụng đất một cách hiệu quả, tiết kiệm, đúng pháp luật, đáp ứng hàihòa các mối quan hệ về đất đai cho các mục đích sử dụng trong giai đoạn tới,việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5năm kỳ đầu (2011-2015) là hết sức cần thiết và cấp bách

II MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

1 Mục tiêu:

Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp với chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của xã Điện Phương, huyện Điện Bàn Góp phần quản lýchặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hoá việc giao đất cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất, từ đó có thể sử dụng đất một cách hiệu quả trên

cơ sở tiết kiệm, sử dụng ổn định, gắn phát triển với bảo vệ sinh thái môi trườngnhằm phát triển bền vững

2 Yêu cầu:

- Điều tra thu thập số liệu phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất trên địa bàn xã

Trang 2

- Xác định phương hướng, mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm,hiệu quả toàn bộ quỹ đất đến năm 2020, xây dựng phương án quy hoạch sử dụngđất phù hợp, đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, anninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất hợp lý trên cơ sởbảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái

III NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THÔNG TIN, TÀI LIỆU ĐỂ LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.

1 Căn cứ pháp lý:

- Luật Đất đai năm 2003;

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thihành luật đất đai;

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định

bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ táiđịnh cư;

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất;

- Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất áp dụng chocông tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quyết định số 53/2008/QĐ-UBND ngày 26/12/2008 của Ủy ban nhândân tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy định hạn mức giao, hạn mức công nhậnquyền sử dụng các loại đất và diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở trên địa bàntỉnh Quảng Nam

2 Căn cứ kỹ thuật và cơ sở thông tin, tài liệu:

- Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ xã Điện Phương lần thứ XI nhiệm

kỳ 2010-2015;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Điện Bàn đến năm

2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Đề án xây dựng huyện Điện Bàn trở thành thị xã vào năm 2015;

- Quy hoạch sử dụng đất xã Điện Phương - huyện Điện Bàn thời kỳ 2010;

2003 Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội năm 2010 phương hướng nhiệm vụnăm 2011;

- Quy hoạch xây dựng các khu thị tứ Thanh Chiêm, làng nghề ĐôngKhương và dự thảo quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Bàn giai đoạn 2011-2020;

Trang 3

- Đề án quy hoạch, định hướng quy hoạch sử dụng đất các ngành giao thông,công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, y tế, giáo dục… của huyện Điện Bàn;

- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của xã Điện Phương;

- Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2008, 2009, 2010;

- Các thông tin tài liệu khác có liên quan

3 Sản phẩm của dự án:

- Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch

sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của xã Điện Phương;

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020;

Trang 4

Phần I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.

1.1 Điều kiện tự nhiên:

1.1.1 Vị trí địa lý:

Điện Phương là xã đồng bằng nằm về phía Đông Nam của huyện ĐiệnBàn, cách trung tâm huyện khoảng 5 km, cách thành phố Tam Kỳ 45 km về phíaBắc và thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Nam

Về ranh giới hành chính, tiếp giáp với các xã:

- Phía Bắc giáp : Xã Điện Nam Đông

- Phía Nam giáp : Huyện Duy Xuyên

- Phía Đông giáp : Thành phố Hội An

- Phía Tây giáp : Xã Điện Minh và xã Điện Phong

Tổng diện tích tự nhiên là 1.025,57 ha, dân số năm 2010 có 13.966 người,mật độ dân số 1.355 người/km2

Xã Điện Phương có hệ thống giao thông khá thuận lợi cả đường bộ vàđường thuỷ Nằm gần các trung tâm kinh tế trọng điểm: Khu công nghiệp ĐiệnNam - Điện Ngọc, thành phố Đà Nẵng và Thành phố cổ Hội An Đây là điềukiện thuận lợi tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của xã

1.1.2 Địa hình, địa mạo:

Địa hình trên địa bàn xã khá bằng phẳng và có hướng thấp dần từ Tâysang Đông Địa hình chịu sự ảnh hưởng sông Thu Bồn, do vậy các khu vực vensông đất đai luôn biến động sạt lỡ và bồi lấp

Nhìn chung, địa hình tương đối thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp cũngnhư bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển về công nghiệp - TTCN,thương mại dịch vụ Tuy nhiên, do địa hình thấp nên vào mùa mưa bão ở nhữngkhu vực gần sông thường bị ngập lụt, gây khó khăn đến sản xuất, sinh hoạt củanhân dân

1.1.3 Khí hậu:

Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiềutheo mùa Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa

- Nhiệt độ trung bình năm: 25,60C

- Lượng mưa trung bình năm: 2.456 mm

- Độ ẩm trung bình: 85%

- Gió chịu ảnh hưởng của 2 hướng chính:

+ Gió mùa Đông Bắc: xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau

Trang 5

+ Gió mùa Đông Nam: xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9, đặc biệt từtháng 5 đến tháng 7 xuất hiện gió mùa Tây Nam khô nóng.

Với điều kiện khí hậu thuận lợi cho xã Điện Phương phát triển đa dạng vềsản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, trong năm lượng mưa phân bố không đều, nêncần có các biện pháp phòng chống khô hạn vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa

để tránh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng

1.1.4 Thủy văn:

- Thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn;

sông Thu Bồn bao bọc phía Nam và phía

Đông của xã Đây là con sông lớn của tỉnh,

là tuyến đường thuỷ quan trọng nối liền các

huyện Đông Tây, lòng sông rộng từ 200

-300 m, lưu lượng và lưu tốc rất lớn vào

mùa mưa Ngoài ra còn có sông Lai Nghi,

sông Phú Triêm và các ao hồ lớn nhỏ nằm

trong khu dân cư và trong vùng đất sản

xuất nông nghiệp

Nhìn chung, hệ thống thủy văn ở đây có tác động trực tiếp đến đời sốngsản xuất của người dân, do hiện tượng sạt lở các khu dân cư, khu vực sản xuấtven sông, đất đai biến động hàng năm Tuy nhiên đây là nguồn tài nguyên vôcùng quan trọng, cung cấp nước tưới, phù sa cho sản xuất nông nghiệp và mộtphần điều hòa được khí hậu trong khu dân cư

1.2 Các nguồn tài nguyên:

1.2.1 Tài nguyên đất:

Theo tài liệu về thổ nhưỡng của viện Quy hoạch Bộ nông nghiệp, xã ĐiệnPhương ngoài đất sông suối mặt nước chuyên dùng có hai nhóm đất chính, đượcphân thành các loại đất sau:

* Đất phù sa chua:

Diện tích khoảng 600 ha, chiếm 60% diện tích tự nhiên Loại đất này cóhầu hết trên địa bàn xã, đất tương đối đồng nhất về màu sắc và thành phần cơgiới Màu sắc thường có màu xám hoặc nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹđến thịt trung bình, tầng dày trên 100 cm, đất có độ phì tốt, loại đất này rất thíchhợp cho các loại cây trồng hàng năm

* Đất phù sa glây:

Đất phù sa glây có diện tích khoảng 250 ha, chiếm 25% diện tích tựnhiên Phân bố chủ yếu ở phía bắc của xã Đất ở địa hình thấp, thường xuyênngập nước Thành phần cơ giới thịt trung bình, đất có màu xám đen, xám xanh

Độ sâu xuất hiện tầng glây thường dưới 30 cm, loại đất này thích hợp cho sản

Sông Điện Bình

Trang 6

xuất nông nghiệp, như trồng rau màu, cần có biện pháp tiêu úng để giảm bớt độglây trong đất.

* Đất cồn cát trắng vàng:

Diện tích khoảng 100 ha, chiếm 10 % diện tích tự nhiên Loại đất nàyphân bố tập trung ở khu vực giáp sông Thu Bồn, đất có màu trắng, xám vàng,thành phần cơ giới hạt thô, rời rạc, giữ nước kém

Nguồn tài nguyên đất trên địa bàn xã phần lớn là đất phù sa, độ phì tươngđối tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây ngắn ngày Tuy nhiên,trong quá trình sản xuất nông nghiệp, để tránh tình trạng phân hoá đất, cần phải

có các biện pháp bảo vệ, cải tạo để nâng cao độ phì trong đất, làm tăng hiệu quả

* Nguồn nước ngầm:

Hiện nay chưa có tài liệu khảo sát cụ thể về nguồn nước ngầm trên địabàn xã, qua khảo sát thực tế nguồn nước ngầm nằm ở độ sâu khoảng 5 - 8 m.Nguồn nước ngầm chủ yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân

Nguồn nước ở đây có trữ lượng khá lớn có thể cung cấp đầy đủ nước tướicho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt và các hoạt độngkhác Tuy nhiên, vào mùa khô trữ lượng nước bị hạn chế do đó cần phải có biệnpháp sử dụng nguồn nước hợp lý

1.3 Thực trạng môi trường:

Sự phát triển về dân số, phát triển về các ngành công nghiệp - TTCN, dịch

vụ, bên cạnh đó xã Điện Phương có tuyến quốc lộ 1A chạy qua, lưu lượng xequa lại rất nhiều làm cho mức độ ô nhiễm của môi trường không khí ngày càngcao vì khói bụi giao thông;

Trong lĩnh vực nông nghiệp, để đạt được năng suất cao trong sản xuất,người dân đã lạm dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu cho các loại câytrồng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước và không khí

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn huyện, kinh

tế của xã không ngừng tăng trưởng Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể,

hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện hơn

Trang 7

Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 18,20 %/năm Tổng giá trịsản xuất năm 2010 ước đạt 131,32 tỷ đồng, trong đó thương mại dịch vụ - dulịch tăng 23,84 %/năm, Công nghiệp – XDCB tăng 12,78 %, Nông nghiệp tăng4,06 %.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng là: Thương mại dịch vụ, Côngnghiệp - XDCB; Nông nghiệp, tỷ trọng giá trị ước thực hiện năm 2010 là 69,52

%-18,44 % - 12,04 % Trong cơ cấu kinh tế của xã, tỷ trọng ngành Công nghiệp,dịch vụ ngày càng tăng nhanh, bên cạnh đó tỷ trọng về nông nghiệp giảm dần,đây được coi là phát triển theo chiều hướng tích cực

(Nguồn: Báo cáo Chính trị Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 -2015)

2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

2.2.1 Khu vực kinh tế dịch vụ:

Hoạt động phát triển về dịch vụ, thương mại cũng khá ổn định và ngày càngphong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân.Tập trung chủ yếu ở dọc các tuyến đường quốc lộ 1A, các tuyến đường liên xã vàkhu vực chợ Tổng số hộ đăng ký kinh doanh đến nay 205 hộ Phát triển mạnh cácdịch vụ vận tải, trao đổi hàng hoá, bưu chính viễn thông và dịch vụ ăn uống giảikhát Tổng doanh thu thương mại dịch vụ năm 2010 đạt 91,28 tỷ đồng, tăng bìnhquân 23,84 % /năm

2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp:

Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển Công nghiệp TTCN giai đoạn 2003

-2010, địa phương đã phối hợp nhân dân khôi phục làng nghề truyền thống, tăngcường công tác đào tạo, nhân cấy nghề, thực hiện tốt các hoạt động khuyến công,tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động sản xuất CN -TTCN và làng nghềtruyền thống của địa phương phát triển Hiện nay toàn xã có 19 doanh nghiệp cơ

sở sản xuất CN đang hoạt động, nhiều cơ sở đạt doanh thu khá cao và giải quyếtnhiều lao động tại địa phương, nhất là các ngành nghề đúc đồng, gốm, mây tre,mộc dân dụng…Điển hình là cơ sở chạm khắc gỗ Nguyễn Văn Tiếp, gốm mỹnghệ Lê Đức Hạ, mây tre Trúc Quảng…

Gốm mỹ nghệ Lê Đức Hạ

Trang 8

Ngoài ra địa phương cũng tập trung khôi phục một số làng nghề như: đúcđồng Phước Kiều, dệt chiếu Triêm Tây, bánh tráng Phú Chiêm…

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-XDCB ước đạt

24,22 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 12,78 %/ năm (trong đó CN –TTCN đạt 19,92 tỷ đồng, tăng 15,69 %/năm)

2.2.3 Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của xã trong những năm qua cũng phát triểnkhá rõ nét Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 15,697 tỷ đồng Tốc

độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 là 4,06 %

* Về trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm 470,5 ha, trong đó diện tích cây lúagiữ ổn định 230 ha, năng suất lúa hàng năm đều đạt khá cao, sản lượng lươngthực bình quân hàng năm đạt trên 3.300 tấn Về cây màu đã đưa một số câytrồng như: như ngô lai, bông vải, ớt vào sản xuất Tổ chức thực hiện các môhình xen canh, đưa một số giống mới vào sản xuất phù hợp với điều kiện thổnhưỡng và yêu cầu thị trường Giá trị bình quân trên một đơn vị canh tác đạt từ

2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

- Theo số liệu thống kê dân số xã Điện Phương đến năm 2010 là 13.996người, trong đó:

+ Tổng nữ: 7.318 người, chiếm 52,29%

+ Tổng nam: 6.678 người, chiếm 47,71%

+ Tỷ lệ phát triển dân số chung bình quân 5 năm (2005 – 2010): 1,54 %

- Toàn xã có khoảng 8.441 lao động trong độ tuổi, chiếm 60,31 % dân sốtrong toàn xã phân bổ theo các ngành như sau:

+ Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 63,48 %;

+ Lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 20,26%;+ Lao động dịch vụ thương mại chiếm khoảng 16,26%

Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 14,48 % năm 2005 đến nay còn 4,54 %.Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, cùng với sự phát triển của công

Trang 9

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tạo việc làm cho một số người dân địaphương.

Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện nay khoảng 8.900.000đồng/người/năm

2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:

Các khu dân cư trên địa bàn xã hình thành lâu đời, gắn liền với các làngnghề truyền thống, các khu dân cư phân bố tương đối tập trung, tập trung nhiềudọc theo tuyến quốc lộ 1A, đường ĐH 2 và các thôn Triêm Nam, Đông Khương.Mật độ dân cư, mật độ xây dựng khá lớn; hệ thống giao thông và các công trìnhcông cộng trong khu dân cư cơ bản được đảm bảo Phần lớn nhà cửa ở các khudân cư trong xã đã được xây dựng kiên cố, khang trang Ngoài các khu vực đãnêu trên các khu dân cư còn lại có khả năng mở rộng Mật độ dân số trung bìnhtrên địa bàn xã là 1.355 người/km2

2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

2.5.1 Hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Điện Phương gồm các tuyến đường sau:

2.5.1.1 Giao thông đường bộ:

* Quốc lộ 1A: Chạy qua xã gồm 3 tuyến

+ Quốc lộ 1A-01 tuyến tránh Vĩnh điện đoạn qua xã dài 0,35 km, nềnđường rộng 15,5 m;

+ Quốc lộ 1A-02 tuyến đường dẫn cầu Câu Lâu đoạn qua xã dài 1,75 km,nền đường rộng 15,5 m;

+ Quốc lộ 1A-03 tuyến quốc lộ 1A cũ đoạn qua xã dài 1,5 km, nền đườngrộng 15,5 m;

Cả 3 tuyến đường trên đều được kết cấu bê tông nhựa, đây là tuyến giaothông huyết mạch của xã Điện

Phương nói riêng và của huyện Điện

Bàn cũng như của tỉnh Quảng Nam

Trang 10

- Tuyến (Chợ Tổng đi Cống Đá), có chiều dài 3,8 km, nền đường rộng6m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng.

* Đường liên thôn, đường trong khu dân cư và giao thông nội đồng:

Trên địa bàn xã có khoảng 41 km đường liên thôn, liên xóm, trong khudân cư và đường nội đồng, trong đó đã bê tông xi măng 35,47 km, thâm nhậpnhựa 2,6 km, còn lại đường đất là 2,92 km

2.5.1.2.Giao thông đường thủy:

Sông Thu Bồn có tổng chiều dài khoảng 97 km, đoạn qua xã dài khoảng1,97 km, rộng 300 m Đây là tuyến giao thông đường thuỷ có một vị trí rất quantrọng, có thể vận chuyển hàng hoá bằng xuồng máy đến các huyện trong vàngoài tỉnh, gắn kết chặt chẽ giữa du lịch Hội An, Mỹ Sơn và du lịch làng nghề

Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn xã cơ bản được đảm bảo và

đa dạng, đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá, nhu cầu tham quan

du lịch của người dân, góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địaphương Tuy nhiên một số tuyến đường còn nhỏ hẹp, chưa tương xứng với tiềmnăng phát triển của xã

2.5.2 Thuỷ lợi:

Các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được chú trọngđầu tư, hiện nay xã Điện Phương đã xây dựng 1 trạm bơm phục vụ nước tưới chosản xuất nông nghiệp ở thôn Triêm Nam Diện tích còn lại sử dụng nguồn nướctưới từ trạm bơm Vĩnh Điện và trạm bơm Điện Minh qua hệ thống kênh dẫn

Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác khai hoang, tăng vụ, tăng khả năng sản xuất, chủ động trong công tác tưới tiêu

2.5.3 Năng lượng:

Nguồn điện phục sản xuất, sinh hoạt của xã từ lưới điện Quốc gia thôngqua hệ thống hạ thế đến các thôn Hiện tại trên địa bàn tỷ lệ hộ dùng điện hiệnnay đạt 100 % số hộ trong xã

2.5.4 Bưu chính, viễn thông:

Mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư nâng cấp chung cả khu vực,các mạng di động đã được kết nối, phủ sóng trên địa bàn toàn xã Bên cạnh đótoàn xã có khoảng 1.844 thuê bao điện thoại cố định, bình quân 7,96 người/máyđảm bảo thông tin liên lạc kịp thời cho nhân dân Gần trung tâm huyện lỵ nêncác hoạt động bưu tín, bưu phẩm cũng rất thuận lợi

2.5.5 Cơ sở văn hóa:

Hiện tại trên địa bàn xã có 11/11 thôn có nhà sinh hoạt văn hóa được xâydựng kiên cố Đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tổ chức các lễ hội củanhân dân Tuy nhiên khu văn hoá xã chưa được đầu tư xây dựng

Đường huyện (ĐH 2)

Trang 11

2.5.6 Cơ sở y tế:

Trạm y tế xã nằm ở khu vực trung tâm, hoạt động y tế được chú trọngtrong việc nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh và trung chuyển bệnh lêntuyến trên, thực hiện đầy đủ các chương trình tiêm chủng mở rộng Công tác xãhội hóa y tế được đầu tư, đội ngũ cán bộ chuyên môn được nâng cao nghiệp vụ.Đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành được quan tâm đầu tư, đáp ứngđược nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người dân trên địa bàn xã

2.5.7 Cơ sở giáo dục - đào tạo:

Hệ thống giáo dục của xã đầy đủ các cấp học từ mẫu giáo đến trung họcphổ thông Đa số các cơ sở giáo dục đều được đầu tư, nâng cấp đảm bảo cho nhucầu dạy và học

Tổng số học sinh các cấp 3.840 em, chiếm tỷ lệ 26,14 % tổng dân số Trong đó:

- Trường THPT tổng số : 1.429 học sinh

- Trường THCS tổng số : 950 học sinh

- Trường tiểu học tổng số : 1.092 học sinh

- Trường mẫu giáo tổng số : 369 học sinh

Nhìn chung chất lượng giáo dục của các cấp học trên địa bàn xã trongnhững năm qua tiếp tục được nâng lên Cơ sở vật chất được trang bị tương đốiđầy đủ Đó là động lực lớn để nền giáo dục của xã phát triển hơn nữa trong thờigian đến

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật QuảngNam cơ sở 2, quy mô 14 phòng học, 700 chỗ ngồi, tổng số học sinh hiện nay

Trang 12

2.5.9 Chợ:

Trên địa bàn xã hiện nay có chợ Cầu Mống và chợ Hương Đàn Cáchoạt động mua bán ở đây phần lớn đã giải quyết được nhu cầu mua bán traođổi hàng hóa hằng ngày của người dân địa phương Hiện nay diện tích cácchợ nhỏ hẹp, việc mua bán ảnh hưởng đến giao thông trên các tuyến đường,nhất là quốc lộ 1A tại chợ Cầu Mống Trong định hướng cần có kế hoạch mởrộng hoặc di dời, đảm bảo việc mua bán trao đổi hàng hoá, thúc đẩy thươngmại dịch vụ phát triển

III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG.

Nhìn chung, xã Điện Phương có đầy đủ những lợi thế và thách thức choviệc phát triển kinh tế - xã hội Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển cần khai tháctối đa các lợi thế hiện có của địa phương và áp dụng linh hoạt các chính sách,chủ trương của Nhà nước để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài

* Thuận lợi:

Xã Điện Phương nằm trên tuyến Quốc lộ 1 A, gần các khu kinh tế trọngđiểm của tỉnh Quảng Nam, bên cạnh đó xã còn những thuận lợi rất lớn về giaolưu hàng hóa với các vùng trên địa bàn tỉnh bằng đường bộ và đường thủy, nhờvậy tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển sản xuất hàng hoá; đẩymạnh giao lưu văn hoá, xã hội với các khu vực khác

Địa hình ở đây bằng phẳng, đất đai màu mỡ, được bao bọc bởi con sôngThu Bồn và sông Phú Triêm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như bố tríxây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ

Gần trung tâm hành chính của huyện Điện Bàn, thành phố Hội An, cơ sở hạtầng cơ bản được đảm bảo, thương mại dịch vụ được chú trọng đầu tư phát triển, cónhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, nhiều khu vực còn giữnguyên mặt nước hoang sơ Đây là một trong những tiềm năng để Điện Phươngphát triển dịch vụ thương mại và du lịch

* Khó khăn:

Điện Phương có địa hình khá thấp, vào mùa mưa dễ bị lũ lụt ngập úng,mùa nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp và sinhhoạt của nhân dân

Do quá trình phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của công nghiệp TTCN và dịch vụ, giao thông đi lại nhiều đã tạo ra một lượng khí thải ra môitrường khá lớn làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm

-Do địa hình thấp, việc đầu tư phát triển công nghiệp - TTCN, thương mạidịch, sản xuất kinh doanh gặp nhiều hạn chế

Trang 13

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã được thực hiện từ năm 2003, (giai đoạn

2003 -2010), phần lớn việc sử dụng đất trong những năm qua đều phù hợp vớiquy hoạch đã được duyệt, góp phần rất lớn trong công tác quản lý đất đai trênđịa bàn xã Tuy nhiên những năm về cuối thời kỳ quy hoạch một số chỉ tiêukhông còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội hiện nay Để đápứng kịp thời phát triển kinh tế - xã hội, UBND xã phối hợp các ngành chức nănglập quy hoạch xây dựng một số điểm như: Điều chỉnh quy hoạch thị tứ ThanhChiêm, quy hoạch cụm làng nghề Đông Khương…

Kế hoạch sử dụng đất được thực hiện thường xuyên theo luật định trên cơ

sở quy hoạch Phần lớn các công trình được bố trí, thu hồi đất, giao đất, cho thuêđất đều nằm trong kế hoạch sử dụng đất được duyệt

 Nhìn chung, công tác quản lý và sử dụng đất của xã đã đi vào nề nếp.Việc giải quyết các vấn đề về đất đai được nhanh chóng, góp phần quan trọngvào sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn

II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng đất:

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.025,57 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp : 355,23 ha, chiếm 34,64 %

- Đất phi nông nghiệp : 454,14 ha, chiếm 44,28 %

- Đất chưa sử dụng : 216,20 ha, chiếm 21,08 %

Trang 14

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010

Tổng diện tích tự nhiên: 1025,57 ha

454,14 ha 44%

355,23 ha 35%

216,2 ha 21%

Đất Nông nghiệp Đất Phi nông nghiệp Đất Chưa sử dụng

2.1.1 Đất nông nghiệp:

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010

(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của xã Điện Phương)

Diện tích hiện trạng đất nông nghiệp là 355,23 ha, chiếm 34,64 % tổng diệntích tự nhiên của xã Trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng lúa nước là 239 ha,chiếm 67,28 % diện tích đất nông nghiệp Cụ thể như sau:

2.1.1.1 Đất lúa nước:

Diện tích đất lúa nước hiện trạng là 239,00 ha, chiếm 67,28% diện tích đấtnông nghiệp Đất lúa nước ở Điện Phương chủ yếu là lúa 2 vụ được phân bố tậptrung nhiều ở các cánh đồng phía bắc của xã, thôn Triêm Nam 1 và rải rác ở cáckhu vực khác Phần lớn diện tích này đều chủ động tưới tiêu, đất đai phì nhiêu,sản xuất thường cho năng suất cao

2.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại:

Diện tích hiện trạng là 84,72 ha, chiếm 23,85 % diện tích đất nông nghiệp.Tập trung chủ yếu ở khu vực ven sông, cây trồng chủ yếu là ngô, ớt, lạc, rau đậucác loại

Những năm gần đây, nhờ đổi mới cơ chế trong sản xuất, chuyển đổi cơcấu cây trồng và tiến hành thâm canh, xen vụ trồng các loại cây họ đậu, cây hoa

Trang 15

quả, rau sạch và cây nguyên liệu như bông vải…giá trị bình quân đạt từ 60 - 65triệu đồng/ha.

2.1.1.3 Đất trồng cây lâu năm:

Diện tích hiện trạng là 30,25 ha, chiếm 8,52 % diện tích đất nông nghiệp.Đây là những diện tích trồng các loại cây như: bạch đàn, keo, tre ven sông cácloại cây ăn quả Phần lớn diện tích này nằm xen trong khu dân cư, hiệu quảkinh tế đêm không cao Tuy nhiên các khu vực này có chức năng quan trọngphòng hộ các khu dân cư trong mùa mưa lũ

2.1.1.4 Đất nông nghiệp còn lại:

Diện tích hiện trạng là 1,26 ha, chiếm 0,35 % diện tích đất nông nghiệp.Đây là những diện tích đất nông nghiệp khác, hiện nay đang sử dụng

2.1.2 Đất phi nông nghiệp:

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,94 0,43

(Nguồn: Số liệu kiểm kê năm 2010 của xã Điện Phương)

Diện tích hiện trạng đất phi nông nghiệp của xã Điện Phương là 454,14

ha, chiếm 44,28 % diện tích tự nhiên của xã Trong đó:

2.1.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:

Diện tích hiện trạng là 0,69 ha,chiếm 0,15 % diện tích đất phi nôngnghiệp Đây là diện tích đất trụ sở làmviệc của UBND, HĐND xã, hợp tác xã.Khuôn viên diện tích trụ sở đáp ứngđược điều kiện làm việc của cán bộ vànhân dân trong xã hiện nay và trongtương lai

Trụ sở UBND xã Điện Phương

Trang 16

2.1.2.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

Diện tích hiện trạng là 1,94 ha, chiếm 0,43 % diện tích đất phi nôngnghiệp, gồm diện tích đất các trạm xăng dầu, đất dịch vụ du lịch ở thôn TriêmTây Trên thực tế loại đất này khá lớn, tuy nhiên sản xuất kinh doanh trên địa bàn

xã thường kết hợp với nhà ở nên không được thông kê

2.1.2.3 Đất di tích danh thắng:

Diện tích hiện trạng là 0,23 ha, chiếm 0,05 % diện tích đất phi nông nghiệp,bao gồm Đình Nhơn An, di tích Dinh Trấn Thanh Chiêm Hiện nay các di tíchdanh thắng đang được đầu tư bảo vệ trung tu nhằm bảo vệ những chứng tích trênđịa bàn xã

2.1.2.4 Đất phát triển hạ tầng:

Theo thống kê năm 2010 diện tích đất phát triển hạ tầng là 72,85 ha, chiếm 16,04 % diện tích đất phi nông nghiệp, đây là đất để xây dựng các công trình giaothông, thuỷ lợi, đất năng lượng, đất bưu chính viễn thông, đất cơ sở văn hoá, cơ

sở y tế, đất cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở thể dục - thể thao và đất chợ

Trong những năm qua, xã đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối đồng

bộ, cơ sở vật chất các ngành như y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao trên địabàn xã đã được đầu tư, đảm bảo được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.Riêng đối với lĩnh vực giao thông thuỷ lợi, xã đã quan tâm đầu tư thường xuyên,tuy nhiên nguồn kinh phí còn hạn hẹp, do đó giao thông ở một số khu vực trên địabàn xã chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

Cơ cấu (%)

Trang 17

4 Đất cơ sở văn hoá DVH 2,32 3,18

2.1.2.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng:

Diện tích hiện trạng là 0,94 ha, chiếm 0,21 % diện tích đất phi nôngnghiệp, bao gồm diện tích nhà thờ công giáo, chùa phật giáo, tự đường, nhà thờtộc, các miếu đình Hiện nay đang sử dụng ổn định

2.1.2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa:

Diện tích hiện trạng 1,16 ha, chiếm 0,26 % diện tích đất phi nông nghiệp.Phân bố rải rác trong khu dân cư

2.1.2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng:

Diện tích hiện trạng là 8,43 ha, chiếm 1,86 % diện tích đất phi nôngnghiệp; bao gồm diện tích các ao, hồ, đầm, rộc, bàu trên địa bàn xã phân bố rảirác ở các cánh đồng và trong khu dân cư Hiện nay một số ao hồ đã được nhândân khai thác trồng sen, còn lại bỏ hoang hóa Trong định hướng cần nghiên cứuđưa vào sử dụng cho các mục đích, tránh tình trạng bỏ hoang hoá lãng phí tàinguyên đất

2.1.2.8 Đất sông suối:

Diện tích hiện trạng là 212,48 ha, chiếm 46,79 % diện tích đất phi nôngnghiệp Đây là diện tích của sông Điện Bình, Phú Triêm và sông Thu Bồn, hiệnnay nguồn nước ở các sông được khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vàsinh hoạt của nhân dân

2.1.2.9 Đất phi nông nghiệp còn lại:

Diện tích hiện trạng là 149,62 ha, chiếm 32,95 % diện tích đất phi nôngnghiệp Đây là diện tích đất ở nông thôn của xã Điện Phương, phân bố tập trungnhiều ở khu vực ven đường quốc lộ, đường ĐH2 Bình quân đất ở 445 m2/hộ,diện tích đất ở trung bình của mỗi hộ là tương đối cao so với định mức côngnhận quyền sử dụng đất ở cho mỗi hộ gia đình của Nhà nước quy định Hiện naydân số trên địa bàn ngày càng tăng, nhu cầu đất để làm nhà ở cho nhân dân làmột vấn đề cấp thiết, cần nghiên cứu quy hoạch bố trí đất ở một cách hợp lý vàtiết kiệm

2.1.3 Đất chưa sử dụng:

Diện tích hiện trạng đất chưa sử dụng trên địa bàn còn khá cao, theo sốliệu kiểm kê đất đai năm 2010 là 216,20 ha, chiếm 21,08 % diện tích tự nhiên;

Trang 18

phần lớn là đất bãi bồi chưa sử dụng, phân bố chủ yếu các khu vực ven sông.Trong thời gian đến, cần có biện pháp cải tạo đất, đưa đất chưa sử dụng vào sửdụng cho các mục đích, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

2.2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất.

2.2.1 Biến động tổng quỹ đất đai:

Theo số liệu kiểm kê đất đai các năm 2000, 2005 và 2010 tổng diện tích

tự nhiên của xã Điện Phương không đổi Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh

tế - xã hội, phát triển về hạ tầng kỹ thuật đã làm cho đất đai luôn có sự biếnđộng qua lại trong nội bộ tổng quỹ đất của xã, cụ thể biến động như sau:

Bảng 4: Biến động sử dụng đất qua các năm

Đơn vị tính: ha

2000

Diện tích 2005

Diện tích 2010

Tăng, giảm (+/-) Giai

đoạn

2000 2005

-Giai đoạn

2005

-2010

Giai đoạn

2000 2010

1 Đất nông nghiệp 483,12 463,73 355,23 -19,39 -108,50 -127,89

Đất sản xuất nông

nghiệp 480,39 461,74 353,97 -18,65 -107,77 -126,421.1 Đất trồng lúa 254,88 241,09 239 -13,79 -2,09 -15,88 1.2 Đất trồng cây hàng năm 105,35 101,38 84,72 -3,97 -16,66 -20,63 1.3 Đất trồng cây lâu năm 120,16 119,27 30,25 -0,89 -89,02 -89,91

1.5 Đất nông nghiệp còn lại 2 1,26 1,26 -0,74 0,00 -0,74

2 Đất phi nông nghiệp 336,65 350,1 454,14 13,45 104,04 117,49

2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,69 0,69 0,69 0 0,00 0,00

2.2 Đất sản xuất kinh doanh 2,02 1,94 2,02 -0,08 1,94 2.3 Đất di tích, danh thắng 0,23 0,23 0,23 0,00 0,00 0,00 2.4 Đất tôn giáo - tín ngưỡng 0,94 0,94 0,94 0,00 0,00 0,00

2.5 Đất nghĩa trang - nghĩa địa 1,31 1,16 1,16 -0,15 0,00 -0,15

2.6 Đất sông suối và

Trang 19

2.7 Đất phát triển hạ tầng 58,38 68,85 72,85 10,47 4,00 14,47 2.8 Đất phi nông nghiệp còn lại 59,68 64,79 155,41 5,11 90,62 95,

2.2.2 Biến động các loại đất:

Theo số liệu tình hình biến động đất đai thời kỳ 2000 - 2010, biến độngđất đai tập trung ở các loại đất chính là đất nông nghiệp giảm, đất phi nôngnghiệp tăng Cụ thể như sau:

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2000 - 2010 đất nông nghiệp giảm127,89 ha Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 126,42 ha, đất lâm nghiệpgiảm 0,73 ha và đất nông nghiệp còn lại 0,74 ha

* Đất trồng lúa:

Diện tích đất trồng lúa toàn xã năm 2000 là 245,88 ha, đến năm 2010 diệntích đất trồng lúa là 239 ha giảm 6,88 ha, trung bình hàng năm giảm 0,68 ha.Trong đó:

- Từ năm 2000 - 2005 diện tích này giảm 4,79 ha, chuyển sang đất cáccông trình công cộng ;

- Từ năm 2005 - 2010 diện tích đất trồng lúa nước giảm 2,09 ha;

Trong đó:

Giảm do chuyển sang các loại đất trồng cây hàng năm khác 0,42 ha,chuyển sang đất ở 0,05 ha, đất công cộng 1,62 ha

* Đất trồng cây hàng năm còn lại:

Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại năm 2000 là 105,35 ha, đến năm

2010 diện tích là 84,72 ha giảm 20,63 ha, trung bình hàng năm giảm 2,06 ha.Trong đó:

Trang 20

- Từ năm 2000 - 2005 diện tích này giảm 3,97 ha, chuyển sang đất ở nôngthôn 0,18 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,63 ha, đất công cộng1,87 ha, chuyển sang đất phi nông nghiệp khác là 1,29 ha.

- Từ năm 2005 - 2010 diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại giảm16,66 ha, do chuyển sang đất ở 1,28 ha, đất sản xuất kinh doanh 0,45 ha, đấtcông cộng 0,26 ha và do sạt lở đất ven sông chuyển sang đất sông suối là 9 ha,đất chưa sử dụng 6,5 ha

* Đất trồng cây lâu năm:

Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2000 là 120,16 ha đến năm 2010diện tích là 30,25 ha, giảm 89,91 ha, trung bình mỗi năm giảm 8,99 ha

* Đất nông nghiệp còn lại:

Diện tích đất còn lại năm 2000 là 2,00 ha, diện tích năm 2010 là 1,26 ha,bao gồm các loại đất nông nghiệp khác Trong giai đoạn này đất nông nghiệpkhác giảm 0,74 ha chuyển sang đất ở

2.2.2.2- Đất phi nông nghiệp:

0 100 200 300 400 500

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2008

năm 2010

Biến động đất phi nông nghiệp thời kỳ 2000-2010

Đất phi nông nghiệp

Thời kỳ 2000 - 2010 đất phi nông nghiệp biến động tăng 117,49 ha, bìnhquân mỗi năm tăng 11,75 ha, trong đó giai đoạn 2000 - 2005 tăng 13,45 ha, giai

Trang 21

đoạn 2005 - 2010 tăng 104,04 ha; cụ thể trong thời kỳ này các loại đất phi nôngnghiệp biến động tăng giảm như sau:

* Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:

Diện tích đất trụ sở cơ quan năm 2000 là 0,69 ha trong giai đoạn này đấttrụ sở cơ quan không biến động, ổn định diện tích là 0,69 ha

* Đất sản xuất kinh doanh:

Chỉ tiêu đất sản xuất kinh doanh năm 2000 không được thống kê, năm

2005 là 2,02 ha và năm 2010 là 1,94 ha Trong giai đoạn 2005 - 2010 đất sảnxuất kinh doanh giảm 1,87 ha, chuyển sang đất công trình cộng cộng Đồng thờitrong giai đoạn này đất sản xuất kinh doanh tăng 1,95 ha Cân đối trong giaiđoạn 2005 -2010, đất sản xuất kinh doanh giảm 0,08 ha

* Đất di tích danh thắng:

Không biến động, vẫn ổn định diện tích 0,23 ha

* Đất tôn, giáo tín ngưỡng:

Diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng năm 2000 là 0,94 ha, trong những nămqua đất tôn giáo tín ngưỡng không biến động, ổn định diện tích hiện có

* Đất nghĩa trang, nghĩa địa:X

Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2000 là 1,31 ha, năm 2010 là 1,16

ha, giảm 0,15 ha, chuyển sang đất công trình công cộng

* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:X

Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng năm 2000 là 215,42 ha,năm 2010 là 220,92 ha, tăng 5,5 ha Trong đó:

- Giai đoạn 2000 - 2005 đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 4,00,

do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh 1,39 ha, chuyển sang đất công trình côngcộng 2,61 ha

- Giai đoạn 2005 - 2010 diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùngtăng 9,50 ha, do lũ lụt các loại đất bị sạt lở chuyển sang, trong đó tăng từ đấttrồng cây hàng năm còn lại 9,00 ha, đất nông nghiệp khác 0,50 ha

Cân đối trong giai đoạn này đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng5,50 ha

* Đất phát triển hạ tầng:X

Diện tích đất phát triển hạ tầng năm 2000 là 58,38 ha, năm 2010 là 72,85

ha, tăng 14,47 ha Trung bình mỗi năm tăng 1,45 ha Trong đó

- Giai đoạn 2000 - 2005 diện tích tăng 10,47 ha, từ đất lúa 4,79 ha, đấttrồng cây hàng năm khác 1,87 ha, đất trồng cây lâu năm 0,69 ha, đất ở 0,60 ha,đất nghĩa địa 0,14 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 2,61 ha

Trang 22

- Giai đoạn 2005 - 2010 diện tích đất phát triển hạ tầng tăng 4,05 ha, từđất lúa 1,62 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 0,25 ha, đất ở 0,32 ha, đất sảnxuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,87 Đồng thời giảm 0,06 ha chuyển sang đất

ở Cân đối đất phát triển hạ tầng trong giai đoạn này tăng 4,00 ha

2.2.2.3- Đất chưa sử dụng:

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2000 là 215,04 ha, năm 2010 là 216,20 ha,tăng 1,16 ha Trong đó:

- Giai đoạn 2000 - 2005 đất chưa sử dụng giảm 3,30 ha, nguyên nhân giảm

là do chuyển sang đất phi nông nghiệp khác

- Giai đoạn 2005 - 2010 diện tích tăng 6,5 ha, từ đất trồng cây hàng nămcòn lại do lũ lụt bồi lấp chuyển sang Đồng thời giảm 2,04 ha, chuyển sang đấttrồng cây hàng năm còn lại 0,40 ha, đất ở 0,3 ha, đất sản xuất kinh doanh 1,34

ha Cân đối đất chưa sử dụng trong giai đoạn này tăng 4,46 ha

Biến động đất chưa sử dụng thời kỳ 2000 -2010

208 210 212 214 216 218 220

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2008

năm 2010

Đất chưa sử dụng

Qua phân tích, nghiên cứu tình hình biến động đất đai xã Điện Phương từnăm 2000 đến năm 2010, ngoài sai sót số liệu trong quá trình thống kê và sửa đổichỉ tiêu thống kê các loại đất theo Luật Đất đai năm 2003; các loại đất nôngnghiệp có xu hướng giảm dần, đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần qua cácnăm, đất chưa sử dụng biến động nguyên nhân chủ yếu là do lũ lụt hàng năm,

không theo một quy luật nhất định Với tình hình biến động đất đai như trên làtương đối phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã trong nhữngnăm qua

III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2003-2010.

3.1 Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010:

Bảng 5:

Diện tích hiện trạng năm 2003

Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt

Kết quả thực hiện năm 2010

Trang 23

2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

- Kết quả thực hiện đến năm 2010 là 353,23 ha, giảm 108,29 ha so với năm

2003, giảm vượt so với chỉ tiêu được duyệt là 96,52 ha

Cụ thể kết quả thực hiện như sau:

3.1.1.1 Đất lúa nước:

- Diện tích đất lúa nước hiện trạng năm 2003 là 241,09 ha

- Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt đến năm 2010 là 234,53 ha, giảm 6,56 ha sovới năm 2003

- Kết quả thực hiện đến năm 2010 là 239 ha, giảm 2,09 ha so với năm2003

Nguyên nhân đất lúa nước giảm ít hơn so với quy hoạch được duyệt là docác hạng mục công trình trong khu thị tứ Thanh Chiêm và một số khu đất ở quy

Trang 24

hoạch chưa thực hiện nên trong thời kỳ này diện tích đất lúa giảm ít hơn so vớiquy hoạch được duyệt.

3.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại:

- Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại của Điện Phương hiện trạngnăm 2003 là 101,38 ha

- Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt đến năm 2010 là 126,25 ha, tăng 4,87 ha

3.1.1.3 Đất trồng cây lâu năm:

- Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã hiện trạng năm 2003 là119,07 ha

- Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt đến năm 2010 là 110,39, giảm 8,68 ha sovới diện tích hiện trạng năm 2003

- Kết quả thực hiện đến năm 2010 là 30,25 ha, giảm 88,82 ha so với năm2003

Kết quả thực hiện đất trồng cây lâu năm đến năm 2010 giảm nhiều so vớiquy hoạch được duyệt, nguyên nhân là do thay đổi tiêu chí kiểm kê, một số khuvực đất vườn trước đây thống kê vào đất vườn tạp Nay kiểm kê chuyển sang đất

ở Vì vây đất trồng cây lâu năm có sự chênh lệch lớn

3.1.1.4 Đất rừng sản xuất:

Diện tích hiện trạng năm 2003 là 0,72 ha.

- Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt đến năm 2010 là 0,58 ha, giảm 0,14 ha sovới hiện trạng năm 2003;

- Kết quả đến năm 2010 chỉ tiêu này không còn, giảm 0,72 ha so với năm

2003 Nguyên nhân giảm, toàn bộ diện tích này chuyển sang mục đích khác

3.1.1.5 Đất nông nghiệp còn lại:

- Diện tích đất nông nghiệp còn lại hiện trạng năm 2003 là 1,26 ha

- Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt đến năm 2010 là không còn diện tích,giảm 1,26 ha so với hiện trạng năm 2003

Trang 25

- Kết quả thực hiện năm 2010 diện tích này không thay đổi, vẫn ổn địnhdiện tích là 1,26 ha.

3.1.2 Đất phi nông nghiệp:

- Diện tích đất phi nông nghiệp hiện trạng năm 2003 là 343,41 ha

- Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt đến năm 2010 là 389,93 ha, tăng 46,52 ha

so với năm 2003

- Kết quả thực hiện đến năm 2010 là 454,14 ha, tăng 110,73 ha so vớinăm 2003

Cụ thể kết quả thực hiện như sau:

3.1.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:

- Diện tích đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp hiện trạng năm 2003 là0,69 ha

- Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt đến năm 2010 là không đổi so vớinăm 2003

- Kết quả chỉ tiêu đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp đến năm 2010vẫn ổn định diện tích là 0,69 ha

3.1.2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:

- Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp hiện trạng năm

3.1.2.3 Đất di tích danh thắng:

- Trong kỳ quy hoạch 2003 - 2010 đất di tích danh thắng vẫn ổn định0,23 ha

3.1.2.4 Đất phát triển hạ tầng:

- Diện tích đất phát triển hạ tầng hiện trạng năm 2003 là 69,08 ha

- Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt đến năm 2010 là 87,86 ha, tăng 18,78 ha

so với năm 2003

Trang 26

- Kết quả thực hiện đến năm 2010 là 72,85 ha, tăng 3,77 ha so với năm

2003 và tăng 15,01 ha so với quy hoạch được duyệt

Trong giai đoạn 2003 - 2010 đất phát triển hạ tầng thực hiện đạt tỷ lệthấp Nguyên nhân là do các công trình phát triển hạ tầng trong khu quy hoạchthị tứ Thanh Chiêm chưa được thực hiện nên đất phát triển cơ sở hạ tầng đạt tỷ

lệ thấp so với quy hoạch được duyệt

3.1.2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa:

- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa hiện trạng năm 2003, chỉ tiêu quyhoạch đến năm 2010 và kết quả thực hiện đến năm 2010 không thay đổi, vẫn ổnđịnh diện tích 1,16 ha

3.1.2.6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:

- Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng hiện trạng năm 2003

3.1.2.7 Đất phi nông nghiệp còn lại:

- Diện tích đất phi nông nghiệp còn lại hiện trạng năm 2003 là 58,88 ha.Đây là diện tích đất ở và đất phi nông nghiệp khác

- Chỉ tiêu quy hoạch được duyệt đến năm 2010 là 84,56 ha, tăng 25,68 ha

Quy nghiên cứu phân tích tình hình thực hiện quy hoạch dụng đất thời kỳ

2003 - 2010 của xã Điện Phương, phần lớn các công trình đã thực hiện trongthời gian qua theo đúng quy hoạch sử dụng đất được duyệt Các khu quy hoạch

Trang 27

đất ở đã được bố trí cho nhân dân làm nhà, còn lại khu vực Xã Hoè và ChâuBăng chưa được thực hiện Đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, cơbản đã được xây dựng Tuy nhiên đối với khu quy hoạch thị tứ Thanh Chiêmchưa được thực hiện nên mức độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2003 -

2010 đạt tỷ lệ còn thấp

3.2 Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2003-2010.

Quy hoạch sử dụng đất xã Điện Phương thời kỳ 2003-2010 đến nay đã hết

kỳ hạng Nhìn chung, kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳnày vẫn còn thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, trong đó có một số chỉtiêu vẫn chưa thực hiện Những tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch thời kỳ2003-2010 nguyên nhân chủ yếu là do:

- Nguồn vốn đầu tư để thực hiện còn hạn chế; chưa thu hút được nguồnđầu tư từ bên ngoài; chưa phát huy hết nguồn nội lực, huy động vốn tích lũytrong nhân dân cũng như của các tổ chức

- Trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội chưa bám sát cácchỉ tiêu theo quy hoạch được duyệt

- Công tác quản lý, phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành, giữaNhà nước và nhân dân chưa đồng bộ

- Một số chỉ tiêu quy hoạch trước đây không còn phù hợp với chủ trươnghiện nay của Nhà nước nên không thực hiện được

- Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất chưa phù hợp, tính khả thi không cao nên khithực hiện còn gặp nhiều khó khăn

Tóm lại để việc triển khai thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất đạt được kết quả khả quan cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành,các cấp đồng thời cần phải có sự đầu tư về kinh phí phù hợp phục vụ cho côngtác quy hoạch nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện

Trang 28

Phần III ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

I ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

1.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp;

Hầu hết đất đai trên địa bàn xã đều có khả năng thích nghi cho sản xuấtnông nghiệp, ngoại trừ một số khu vực bãi cát trắng và các đầm lầy ao hồ

Điện Phương là xã thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn, thổ nhưỡng chủ yếu làđất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất đai rất tốt, đây là tiềm năng rất lớn để sảnxuất nông nghiệp,

Qua phân tích tình hình phân bố thổ nhưỡng trên địa bàn xã, đất đai chủyếu là nhóm đất phù sa sông suối Theo tính chất lý hoá, độ phì của đất thuận lợicho sản xuất nông nghiệp Chia ra các mức độ thích nghi cho sản xuất nôngnghiệp:

+ Đất thích nghi nhất cho sản xuất nông nghiệp: Có diện tích khoảng 850

ha (83 %) phân bố ở các thôn trong xã Hầu hết diện tích được canh tác lúa vàhoa màu, cho năng suất cao

+ Đất ít thích nghi: Diện tích khoảng 100 ha (9,75 %), bao gồm các cồncát, bãi cát phân bố ở khu vực ven sông, loại đất này chịu tác động rất lớn quacác mùa lũ lụt do sạt lở, bồi lấp Thành phần cơ giới là cát thô, mức độ giữ nướckém, nghèo dinh dưỡng, thường cho năng suất cây trồng thấp và không ổn định

Hiện nay đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp phần lớn đã được khaithác đưa vào sản xuất nông nghiệp và sử dụng cho các mục đích khác Với việcchủ động tưới tiêu, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, áp dụng khoa học kỹthuật tiên tiến nên diện tích này cho năng suất cây trồng cao

1.2 Tiềm năng phát triển công nghiệp, đô thị:

Trang 29

Điện Phương nằm trên tuyến quốc lộ 1 A, ĐT 608, ven sông Thu Bồn làđường thuỷ rất quan trọng để vận chuyển hàng hoá, gần thành phố Đà Nẵng,thành phố Hội An, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Kinh tế mở ChuLai, Khu kinh tế Dung Quất, sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuậnlợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội

Là khu vực nổi tiếng về các ngành nghề truyền thống như: Đúc Đồng,gốm sứ mỹ nghệ, chạm khảm gỗ, mây tre mỹ nghệ…đã hình thành và phát triển

từ bao đời nay, trong những năm gần đây các ngành nghề này có chiều hướngphát triển tốt Hiện nay đã và đang hình thành một số làng nghề tập trung: ĐôngKhương, Đúc đồng Phước Kiều, bê thui Cầu Mống Với nhiều ưu thế về vị trí,

cơ sở hạ tầng, đất đai, nguồn nhân lực, xã có nhiều tiềm năng phát triển về kinh

tế nói chung và ngành TTCN, dịch vụ nói riêng

Hiện nay xã đã lập quy hoạch xây dựng thị tứ Thanh Chiêm Bên cạnh đóhuyện Điện Bàn đang phấn đấu thành lập thị xã vào năm 2015, theo đó xã nằmtrong quy hoạch xây dựng đô thị Phương - Thắng, đây là điều kiện thuận lợi đểđịa phương phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển CN-TTCN, thương mại và dịch

vụ Kinh tế - xã hội phát triển mạnh về mọi mặt sẽ kéo theo quá trình đô thị hoángày càng nhanh Cùng với Điện Minh,Vĩnh Điện, Điện Thắng hình thành nênchủi đô thị vệ tinh quan trọng trên tuyến quốc lộ 1A Với vị trí và điều kiện tựnhiên, xã có tiềm năng rất lớn để phát triển thành đô thị

1.3 Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch:

Điện Phương hình thành và phát triển qua các thời kỳ đã để lại nguồn tàinguyên nhân văn vô cùng phong phú, quý giá, là nơi có nhiều cảnh quan thiênnhiên sông nước hữu tình

Về tài nguyên du lịch tự nhiên: có sông Thu Bồn, sông Đầm, sông Phú

Triêm, sông Điện Bình có cảnh quan đẹp, vị trí khá thuận lợi gần thành phố Hội

An và thị trấn Vĩnh Điện, đô thị Điện Nam - Điện Ngọc, đây là điều kiện thuậnlợi để phát triển du lịch dịch vụ

Các làng nghề: Làng nghề Đúc đồng Phước Kiều, gốm sứ mỹ nghệ, chạm

khảm mộc dân dụng, dệt chiếu cói …

Hệ thống các con sông cùng với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa,con người, làng quê mang đậm nét văn hóa dân gian, là những điều kiện rấtthuận lợi cho phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ với nhiều loại hình du lịch:

du lịch sinh thái sông nước chèo thuyền, du lịch văn hóa, đồng quê, du lịch thamquan các làng nghề, du lịch ẩm thực như bê thui Cầu Mống, bánh tráng, mìQuảng Phú Triêm Đây là một lợi thế của ngành du lịch huyện nói chung, xãĐiện Phương nói riêng

Trang 30

Phần IV

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH.

1.1 Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xuất phát từ những tiềm năng hiện có của địa phương, tiếp tục nâng caohiệu quả sản xuất, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại dịch vụ - du lịch, TTCN, chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, tập trung xây dựngkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, theo hướng đô thị hoá, hiện đại hoá, xây dựng

CN-xã thành phường nội thị của Thị CN-xã Điện Bàn vào năm 2015, chăm lo phát triểnđồng bộ sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội,từng bước cải thiện nâng cao đời sống cho nhân dân Giữ vững ổn định an ninhchính trị trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế

Một số chỉ tiêu về kinh tế của xã Điện Phương đến năm 2015:

Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế hàng năm từ 21 –

22 % Trong đó: TMDV tăng 24 - 25 %, CN - XDCB tăng 16 - 17 %, nôngnghiệp tăng từ 3 - 3,5 % Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế TMDV - CN XDCB -Nông nghiệp tương ứng 80 - 81 %, 14 - 15 %, 4 - 6 %

- Giảm tỷ lệ nghèo đến năm 2015 còn dưới 4 %

(Nguồn: Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ xã Điện Phương lần thứ XII nhiệm kỳ

2010 - 2015)

1.2 Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế.

1.2.1 Thương mại, dịch vụ- du lịch:

Tiếp tục phát huy những lợi thế của xã để phát triển thương mại dịch vụ,

mở rộng quy mô các chợ Cầu Mống, xây dựng mới chợ Hương Đàn, Trung tâmthương mại trong khu thị tứ, phát triển thương mại dịch vụ dọc theo quốc lộ 1A

từ cầu Mống đến Điện Minh, khu trung tâm thị tứ Thanh Chiêm, dọc theo tuyếnđường huyện ĐH 2(Cầu Mống - Cống Đá), các loại hình dịch vụ về vui chơi giảitrí lành mạnh, ăn uống giải khát, vận tải, cung ứng vật tư, dịch vụ Viễn thông,internet, tài chính…đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng tăng

Khai thác tốt tiềm năng lợi thế để phát triển mạnh các loại hình du lịchnhư: Du lịch làng quê, du lịch làng nghề - văn hoá - lịch sử - ẩm thực Cùng với

sự phát triển của khu du lịch sông nước Triêm Tây, du lịch làng nghề ĐôngKhương Đồng thời tiến hành lập quy hoạch chi tiết khu vực Sông Đầm - TriêmĐông 2, để keo gọi đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ

Xây dựng làng nghề bê thui Cầu Mống, phát triển làng nghề bánh tráng

và thương hiệu mì Quảng Phú Triêm…

Trang 31

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 24 %; đến 2015 đónggóp khoảng 80 % vào cơ cấu GDP của xã Tiếp tục phấn đấu phát huy hơn nữanhững thuận lợi sẵn có để phát triển trong giai đoạn tới.

1.2.2 Ngành công nghiệp - TTCN:

Giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 16 - 17 %, chú trọngphát triển công nghiệp, TTCN địa phương theo hướng bền vững, đảm bảo vệsinh môi trường và phục vụ cho yêu cầu phát triển du lịch, dịch vụ

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các hộ sản xuất CN -TTCNvào hoạt động trong khu TTCN làng nghề Đông Khương Tổ chức tốt công tácđào tạo, nhân cấy nghề, hỗ trợ vay vốn, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường,gắn với khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình, mở rộng sảnxuất, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sứccạnh tranh trên thị trường Tập trung vào các ngành như: gốm mỹ nghệ, mộc dândụng, chạm khảm gỗ, mây tre… và các nghề truyền thống như đúc đồng, bánhtráng, dệt chiếu…nhằm tăng giá trị sản xuất và giải quyết lao động tại địaphương

Tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, xây dựng các

mô hình trang trại chăn nuôi tập trung vừa và nhỏ ở những vùng xa khu dân cư.Tăng cường công tác phòng ngừa dịch bệnh, chủ động tiêm phòng cho đàn giasúc, gia cầm Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt tỷ trọngtrên 50 % giá trị toàn ngành

1.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Dân số hiện trạng của xã là 13.996 người

Dự báo đến dân số của xã Điện Phương đến 2015 là 15.293 người, năm

2020 là 16.397 người Lao động trong độ tuổi 9.890 lao động vào năm 2020

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 khoảng 20 triệu đồng/người/năm và đến năm 2020 là 45 triệu đồng/người/năm

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 - Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp Qhsdđ Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất 5 Năm Kỳ Đầu(2011 -2015) Của Xã Điện Phương
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 (Trang 14)
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp - Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp Qhsdđ Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất 5 Năm Kỳ Đầu(2011 -2015) Của Xã Điện Phương
Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp (Trang 15)
Bảng 4: Biến động sử dụng đất qua các năm - Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp Qhsdđ Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất 5 Năm Kỳ Đầu(2011 -2015) Của Xã Điện Phương
Bảng 4 Biến động sử dụng đất qua các năm (Trang 18)
Bảng 6: diện tích phân bổ các loại đất trong kỳ quy hoạch - Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp Qhsdđ Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất 5 Năm Kỳ Đầu(2011 -2015) Của Xã Điện Phương
Bảng 6 diện tích phân bổ các loại đất trong kỳ quy hoạch (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w