1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn môn phân tích chính sách kinh tế xã hội phân tích chính sách tiền tệ nhằm ứng phó dịch covid 19

31 33 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chính sách tiền tệ nhằm ứng phó dịch Covid-19
Tác giả Phạm Thị Bích Ngọc
Người hướng dẫn TS. Đào Văn Thi
Trường học Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Phân tích chính sách kinh tế xã hội
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 880,95 KB

Nội dung

Khái niệm chính sách kinh tế xã hộiTheo quan niệm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.Chính

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-BÀI TẬP LỚN

MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI

Giảng viên: TS Đào Văn Thi

Họ và tên Học viên: Phạm Thị Bích Ngọc

Mã Học viên: CH21326

Lớp: QLKT 2021.2 – lớp 3

Hải Phòng, tháng 5 năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC -

BÀI TẬP LỚN Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Học phần: Phân tích chính sách kinh tế xã hội

Căn cứ vào nội dung môn học, công việc chuyên môn và nhu cầu của học viên Nay giao cho:

Họ tên học viên: Phạm Thị Bích Ngọc

Lớp: QLKT 2021.2 – lớp 3

Mã học viên: CH21326

Chủ đề: “ Phân tích chính sách tiền tệ nhằm ứng phó dịch Covid-19”

Nội dung và hình thức theo hướng dẫn đính kèm

Ngày giao BTL: 13/04/2022

Ngày hoàn thành: 28/05/2022

Điểm đánh giá (điểm số, điểm chữ):

Hải phòng, Ngày 28 tháng 5 năm 2022

Họ tên giảng viên

TS Đào Văn Thi

Trang 3

II Chương 2: Phân tích chính sách chính sách tiền tệ nhằm đối phó dịch

Covid-19

1 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 111.1 Tăng trưởng kinh tế 111.2 Các ngành sản xuất 121.3 Cơ cấu chi tiêu 131.4 Tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp 141.5 Khu vực đối ngoại 161.6 Khu vực tài chính 171.7 Khu vực ngân sách 19

2 Chính sách tiền tệ 202.1 Chính sách lãi suất 202.2 Chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay hỗ trợ doanh

III Tài liệu tham khảo 31

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI1.1 Chính sách kinh tế xã hội

Trang 4

1.1.1 Khái niệm chính sách kinh tế xã hội

Theo quan niệm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại

Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định Chúng vạch

ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể Bằng cách đó, các chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức

Chính sách kinh tế xã hội, xét theo nghĩa rộng, là tổng thể các quan điểm tư tưởng, phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước Chính sách theo quan niệm trên là đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước Ở Việt Nam, đường lối do Đảng Cộng Sản Việt Nam – lực lượng chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội xây dựng

Xét theo nghĩa hẹp, có rất nhiều khái niệm về chính sách kinh tế xã hội (chính sáchcông)

1 “Định nghĩa một cách đơn giản, chính sách kinh tế xã hội là một hành động nào

đó mà Nhà nước lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện.” (SĐD)

2 “ Chính sách công là phương thức hành động được Nhà nước tuyên bố và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.” (SĐD)

3 “ Chính sách là những hành động của Nhà nước nhằm hướng tới mục tiêu của đất nước” (SĐD) Với quan niệm này, chính sách công là một bộ phận của chiến lược, bao gồm những giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu chiến lược

4 “ Chính sách kinh tế xã hội (chính sách công) là quyết sách của Nhà nước nhằmgiải quyết một vấn đề chín muồi đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, thông qua hoạt động thực thi của các ngành, các cấp có liên quan trong

bộ máy Nhà nước” (SĐD)

5 “ Chính sách là phương thức hành động của Nhà nước để tác động tới kết quả của các sự kiện kinh tế - xã hội, bao gồm một tập hợp, mục tiêu của Nhà nước

và các phương pháp được lựa chọn để theo đuổi các mục tiêu đó.” (SĐD)

6 “ Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và các thủ thuật mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng

và khách thể quản lý nhằm đạt đến các mục tiêu trong số những mục tiêu chiến

Trang 5

lược chung của đất nước” (SĐD)

Từ những khái niệm trên đây, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội”

- Chính sách là tư tưởng điển hình về các kiểu can thiệp của Nhà nước vào kinh tế thị trường

- Chính sách kinh tế - xã hội là hành động can thiệp của Nhà nước nhằm giải quyếtmột hoặc một số vấn đề chính sách chín muồi Đó là những vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởngrộng, mang tính bức xúc trong đời sống xã hội

- Chính sách kinh tế - xã hội giải quyết những mục tiêu bộ phận, có thể mang tính dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn, nhưng phải hướng vào việc thực hiện những mục tiêu chung, mang tính tối cao của đất nước

- Chính sách kinh tế - xã hội không chỉ thể hiện kế hoạch của các nhà hoạch định chính sách, mà còn bao gồm những hành vi thực hiện những kế hoạch trên

Chính sách kinh tế - xã hội trước hết thể hiện kế hoạch của Nhà nước nhằm thay đổi và phát triển một lĩnh vực nhất định Song, nếu chính sách chỉ là những kế hoạch, dù được ghi thành văn bản và được các cấp có thẩm quyền thông qua thì nó vẫn chưa phải là một chính sách Chính sách kinh tế - xã hội còn phải bao gồm các hành vi thực hiện những kế hoạch nói trên và đưa lại những kết quả thực tế Chính sách là kế hoạch của những hành động thực tiễn

Chính sách kinh tế - xã hội được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chúng của nhiều người hoặc của xã hội Thước đo chính để đánh giá, so sánh và lựa chọn chính sách phù hợp là lợi ích mang tính xã hội mà chính sách đem lại Đây cũng chính là lý do để cácchính sách kinh tế - xã hội được gọi là các chính sách công Trong thực tế có tình trạng một chính sách đem lại lợi ích cho nhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã hội khác, thậm chí có nhóm còn bị thiệt thòi Khi đó chính sách kinh tế - xã hội phải đứng trên lợi ích của

đa số, của xã hội để giải quyết vấn đề

Chính sách kinh tế - xã hội có phạm bi tác động rộng lớn Chính sách có thể tác dộng đến nọi lĩnh vực của đời sống xã họi, thể hiện sự cần thiết của can thiệp Nhà nước trong các lĩnh vực đó

Tóm lại, chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ của Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước

Trang 6

1.2.2 Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội

Các chính sách kinh tế - xã hội rất đa dạng Có thể phân loại các chính sach kinh tế

xã hội theo nhiều tiêu chí khác nhau

Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các chính sách kinh tế - xã hội có thể được chia thành những nhóm chính sách sau:

- Các chính sách kinh tế: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ kinh tế nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển củađất nước vì đóng vai trò tạo ra cơ sở để thực hiện các chính sách công khác, bao gồm:

+ Chính sách tài chính+ Chính sách tiền tệ, tín dụng+ Chính sách phân phối+ Chính sách kinh tế đối ngoại+ Các chính sách cơ cấu kinh tế+ Chính sách phát triển các ngành kinh tế+ Chính sách cạnh tranh

+ Chính sách phát triển các loại thị trườngv.v

- Các chính sách xã hội: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ xã hội , làm cho xã hội phát triển theo hướng công bằng và văn minh, bao gồm:

+ Chính sách lao động và việc làm+ Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình+ Chính sách đảm bảo xã hội

+ Chính sách bảo vệ sức khỏe toàn dân+ Chính sách xóa đói giảm nghèo+ Chính sách xây dựng nền dân chủ xã hội+ Chính sách bảo vệ môi trường

v.v

- Các chính sách văn hoá: là những chính sách nhằm phát triển nền văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển xã hội Các chính sách văn hóa cơ bản là:

+ Chính sách giáo dục và đào tạo+ Chính sách phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ+ Chính sách văn hóa thông tin

Trang 7

+ Chính sách bảo tồn và phát huy di sản và truyền thống dân tộcv.v

- Chính sách dối ngoại: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ đối ngoại của một đất nước với các quốc gia trên thế giới Đây là bộ phận chính sách rất quan trọng

vì trong điều kiện kinh tế thế giới đang ở thế tăng cường mở cửa và hội nhập, nếu một quốc gia không có những quyết sách đối ngoiạ đúng đắn thì sẽ bị cô lập và tụt hậu

- Chính sách an ninh, quốc phòng: bao gồm các chính sách an ninh và các chính sách quốc phòng Đó là những chính sách hướng vào việc tăng cường tiệm lực quốc phòng, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

1.2 Phân tích chính sách kinh tế xã hội

1.2.1 Khái niệm

Có nhiều khái niệm khác nhau về phân tích chính sách xã hội:

- “Phân tích chính sách là việc phối hợp các phân tích riêng lẻ về hiệu lực và hiệu quả chính sách để đưa ra kết quả tổng hợp về chính sách” (SĐD) Ở đây, phân tích chính sách được gắn liền với quá trình đánh giá kết quả của chính sách

- “ Phân tích chính sách là công cụ tổng hợp thông tin nhằm tạo ra các phương án cho quyết định chính sách, đồng thời cũng là công cụ để xác định thông tin cần thiết cho chính sách trong tương lai” (SĐD)

- “ Phân tích chính sách là ngành khoa học xã hội ứng dụng, sử dụng một tập hợp các phương pháp điều tra và biện luận nhằm tạo ra và truyền đạt những thông tin liên quan đến chính sách có thể sử dụng được trong các quá trình chính trị để giải quyết nhữngvấn đề chính sách” (SĐD)

Như vậy, phân tích chính sách được định nghĩa như là quá trình xem xét, so sánh, đánh giá mục tiêu, nội dung và các ảnh hưởng của chính sách để đưa ra những lời khuyên (kiến nghị) về chính sách trên cơ sở lợi ích xã hội

Trong thực tế, phân tích chính sách là hoạt động được tiến hành ở tất cả các giai đoạn của quá trình chính sách Phân tích chính sách tạo cơ sở về mặt thông tin cho quyết định chính sách và tổ chức thực thi chính sách

1.2.2 Nhiệm vụ của phân tích chính sách

Nhằm mục đích nâng cao năng lực ra quyết định chính sách và năng lực chuyển hóa chính sách thành kết quả thực tế trong hoạt động quản lý Nhà nước, phân tích chính sách cần thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Trang 8

- Hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra các chính sách để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xa hội của đất nước như: nghiêm cứu các quy luật của nền kinh tế thị trường, những ưu điểm cũng như những nhược điểm của thị trường, nhữngthành công và thất bại của Nhà nước trong việc phát huy những ưu điểm và khách phục những nhược điểm của thị trường,

- Xem xét, đánh giá, so sánh các mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm lựa chọn phương án chính sách thích hợp cho sự can thiệp của Nhf nước vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

- Đánh giá các ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của chính sách đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như hoạt động của các chủ thể kinh tế xã hội

- Đề ra khuyến nghị để điều chỉnh, hoàn thiện, đổi mới các chính sách

Như vậy, phân tích chính sách kinh tế - xã hội không phải là tranh luận triết lý về chính sách Đó chính là việc sử dụng những nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật nghiệp

vụ để phục vụ quá trình ra quyết định chính sách và nâng cao năng lực chuyển hóa chính sách ở đầu ra trong hoạt động quản lý Nhà nước

1.2.3 Cơ sở thông tin của phân tích chính sách kinh tế - xã hội

Phân tích chính sách, về thực chất chính là quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin Những nguồn thông tin quan trọng nhất bao gồm:

- Theo nội dung của thông tin:

+ Thông tin kinh tế - xã hội: là số liệu phản ánh những diễn biến và thực trạng diễn

ra trong đời sống kinh tế - xã hội, có ánh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tiến trình chính sách

+ Thông tin chính trị: Chính sách là sản phẩm của các đường lối chính trị nên những sự kiện, những diễn biến về chính trị có thể dẫn đến những thay đổi về chính sách

+ Thông tin quy phạm: là hệ thống những văn bản pháp luật có hiệu lực đang điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội Những văn bản đó là công cụ để thực hiện các chính sách và là cơ sở cho quá trình phân tích chính sách

+ Thông tin khoa học, kỹ thuật, công nghệ, trong đó bao gồm cả những tiến bộ về khoa học chính sách,

- Theo mối quan hệ với hành động chính sách:

+ Thông tin phản hồi: trên thông tin phản hồi, các nhà phân tích chính sách sẽ đưa

ra các kiến nghị để các nhà quan rlý, lãnh đạo và các nhà chính trị điều chỉnh, đổi mới chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế

Trang 9

+ Thông tin dự báo: khai thác được nguồn thông tin này và biết xử lý nó có nghĩa

là đã đi trước được thời gian, tăng nhanh tốc độ phát triển, tạo được thế mạnh trong cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường

- Theo nguồn gốc xuất xứ của thông tin:

+ Thông tin bên trong

+ Thông tin bên ngoài

- Theo kênh thu nhận:

+ Thông tin chính thức

+ Thông tin không chính thức

Thu thập, xử lý các nguồn thông tin phục vụ cho tiến trình chính sách nói chung vàphân tích chính sách nói riêng là khâu rất quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả của các chính sách Để thực hiện được vai trò là chất liệu để phân tích, hoạch định chính sách,các dòng thông tin phải được đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thông tin phải đầy đủ, nếu không đủ lượng thông tin thì quá trình phân tích, đánhgiá sẽ méo mó, sai lệch, kết quả không đúng với thực tế

- Thông tin phải chính xác, trung thực, khách quan

- Thông tin phải kịp thời

- Thông tin phải đảm bảo tính thiết thực

1.3 Sự cần thiết của Phân tích chính sách kinh tế - xã hội

Chính sách là một trong những sản phẩm của quá trình quản lý, nên khi quyết định chính sách, chủ thể quản ly cũng phải phân tích đầy đủ những dữ liệu liên quan đến chính sách Việc giảm sát các hoạt động xây dựng chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách là rất quan trọng trong việc đưa ra các khuyến nghị, giải pháp thúc đẩy sự hìnhthành và phát triển

Về mặt khái quát, thông qua quá trình phân tích mà chủ sở hữu thể quản lý có đầy

đủ thông tin để ra quyết định quản lý Mặt khác, do mục tiêu của chính sách hướng tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội và có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của tổ chức nên chủ thể quản lý cần xem xét, cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định

Cụ thể, phân tích chính sách giúp:

- Chính sách phân tích để được thấy những chính sách mà chủ có thể dự kiến theo đuổi có thiết bị thực thi, khả thi hay phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức không

Trang 10

- Chính sách phân tích để có được hệ thống tính toán của chính sách Chính sách hệthống là các tập hợp các chính sách có các đặc tính giống nhau về mục tiêu hoặc tính chất được sắp xếp theo một định định thứ nhất và theo yêu cầu của chủ thể.

Thông qua quá trình phân tích, các nhà phân tích xem hệ thống tính toán của chính sách thông qua các mặt: Thứ nhất, mới ban hành chính sách có đúng là một chính sách hay chỉ là biện pháp thực thi chính sách Thứ hai, mới ban hành chính sách có phù hợp với hệ thống có hay không, có xung đột gì với sách chính có hay không Thứ ba, mới ban hành chính sách có trợ giúp gì cho hệ thống như phục hồi những thứ tồn tại của hệ thống hay thúc đẩy hệ thống vận hành tốt hơn

- Phân tích chính sách để thấy được sự phù hợp giữa chính sách và môi trường Môi trường cho tổ chức hoạt động bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tự

nhiên Để cho tổ chức có thể dứng vững được trước những thách thức của môi trường, chủ thể quản lý cần có những chính sách kịp thời tạo động lực trực tiếp cho tổ chức, bên cạnh đó cũng phải có sự điều chỉnh đối với tổ chức một cách phù hợp để thích ứng với sự biến đổi của môi trường

- Chính sách phân tích để người sử dụng được vui lòng thực hiện với chủ thể ban hành Khi có được sự tin tưởng của người thực hiện, các chính sách do chủ thể ban hành

sẽ phát huy hết tác dụng của nó và đạt được mục tiêu mong đợi

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI

PHÓ DỊCH COVID-19

1 Ảnh hưởng của dịch Covid-19

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Các diễn biến của Covid-19 đều có ảnh hưởng mạnh đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và trung hạn Với riêng Việt Nam, năm 2020 còn

là một năm phải đối mặt với nhiều thiên tai nghiêm trọng như bão và lũ lụt ở khu vuẹc

Trang 11

miền Trung nửa cuối năm Tuy nhiên, mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn cao hơn đáng

kể so với mặt bằng chung của khu vực và trên toàn thế giới

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, GDP năm 2020 của Việt Nam đã tăng 2,91% (trong đó quý I tăng 3,68%, quý II tăng 0,39%, quý III tăng 2,62%, quý IV tăng 4,48%) làmức tăng thấp nhất trong 1 thập niên gần đây (2011-2020)

Hình: Tăng trưởng GDP quý (so với cùng kỳ năm trước)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình: Tăng trưởng GDP nămNguồn: Tổng cục thống kê1.2 Các ngành sản xuất

Theo các ngành sản xuất, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 tăng 2,68% (đây là thành tích rất tốt so với mức tăng 0,61% năm 2019); ngành công nghiệp và xây dựng tăng 3,98% (so với 8,9% năm 2019), và ngành dịch vụ tăng 2,34% (so với 8,3%năm 2019)

Trang 12

Theo Tổng cục Thống kê (2020), tính trong 9 tháng đầu năm 2020, hầu hết tất cả các ngành sản xuất đều tăng trưởng giảm sâu so với năm ngoái, thậm chí có mức tăng trưởng âm như ngành lưu trú và ăn uống (giảm 17%), khai khoáng (giảm 5,4%), vận tải kho bãi (giảm 4%), dịch vụ khác (giảm 4%) Tuy vậy, một số ngành không bị ảnh hưởng nhiều, và cũng là những ngành có cơ hội trong dịch bệnh như ngành y tế (tăng 9,6%), thông tin và truyền thông (7,4%), và ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm (tăng 6,7%).

Hình: Tăng trưởng GDP theo ngànhNguồn: Tổng cục thống kê (2020)Trong khi đó, các ngành sản xuất công nghiệp đều có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với năm 2019 Tính riêng chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) 11 tháng đầu năm

2020 chỉ tiawng 3,1% so với cùng kỳ năm trước Đây là mức tăng khá thấp (mức tăng cùng kỳ năm 2019 là 9,3%), hậu quả của việc gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế, do tác động của dịch bệnh

Trang 13

Hình: Thay đổi chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) so với tháng cùng kỳ năm trước

Nguồn: Tổng cục thống kê1.3 Cơ cấu chi tiêu

Về tình hình vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020 thực hiện theo giá hiện hành đạt 2.164,5 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,4% GDP Trong đó, cơ cấu gồm 33,7% vốn khu vực nhà nước, 44,9% vốn khu vực ngoài nhà nước và 21,4% khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư ngoài Nhà nước và khu vuẹc FDI đều giảm rõ rệt so với năm 2019 (lần lượt tăng 3,1% và giảm 1,3%), phản ánh rõ nét tác động của đại dịch Covid-19 đến đầu tưcủa hai khu vực ngoài Nhà nước Theo đó, Chính phủ đã phải tăng quy mô và mức độ cảuvốn đầu tư Nhà nước để bù đắp một phần, với mức tăng lên đến 14,5% (so với mức tăng 2,6% năm 2019)

Trang 14

Hình: Mức tăng vốn đầu tư xã hội các năm (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê1.4 Tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp

Theo Tổng cục thống kê, tính chung năm 2020, có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng

ký thành lập mới và tổng số lao động đăng ký là 1.043 nghìn lao động, giảm 2,3% về số doanh nghiệp, và giảm 16,9% về số lao động so với năm 2019 Bên cạnh đó, có tới 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục gaiỉ thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước Số lượng việc làm giảmmạnh do tác động của đại dịch Tính đến cuối quý II năm 2020, lực lượng lao động giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm 2019, số lượng lao động làm việc giảm 2,4 triệu so với quý trước đó Tỷ lệ thất nghiệp chung khoảng 2,26% - cao hơn 0,27 điểm phần trăm

so với cùng kỳ năm 2019 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khoảng 2,47% - cao hơn 2,16% so với cùng kỳ năm 2019

Phần lớn các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, nặng nề nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, ăn uống, số lao động thời điểm 1/9/2020 chỉ bằng 53,27% so với năm 2019 (tức là phải cắt giảm 46,73%), tuy nhiên hai lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và công nghệ thông tin thì số lao động thời điểm 1/9/2020 lại tăng so với trung bình năm 2019

Trang 15

Hình: Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp do ảnh hưởng Covid-19 (%)

Nguồn: Kết quả điều tra của NEU, 2020

Hình: Lao động 1/9/2020 so với trung bình 2019 theo ngành sản xuất (%)

Nguồn: Kết quả điều tra của NEU, 2020Nếu xét theo quy mô thì doanh nghiệp càng nhỏ càng phả cắt giảm nhiều lao động, doanh nghiệp có quy mô dưới 5 lao động phải cắt giảm tới 44,08% so với bình quân năm

2019, tuy nhiên những doanh nghiệp lớn thì chỉ phải cắt giảm 3,18%

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Kế hoạch đầu tư (2020a), Dịch COVID-19: Thay đổi của thế giới và ảnh hưởng đến Việt Nam, Tháng 6 năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch COVID-19: Thay đổi của thế giới và ảnh hưởng đến Việt Nam
Tác giả: Bộ Kế hoạch đầu tư
Năm: 2020
5. Bộ Kế hoạch đầu tư (2020b), Báo cáo thảo luận Gói hỗ trợ lần 2 nhằm kịp thời khắc phục các khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định xã hội trong tình hình hiện nay, Tháng 8 năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thảo luận Gói hỗ trợ lần 2 nhằm kịp thời khắc phục các khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định xã hội trong tình hình hiện nay
Tác giả: Bộ Kế hoạch đầu tư
Năm: 2020
6. Chính phủ (2020), Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01năm 2020 về Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 về Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2020
7. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2020), Đề xuất gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và lao động gặp khó khăn[Online] Available: http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=2230298. Bộ Tài chính (2018) Quyết toán Quốc hội phê chuẩn,[Online]Available:https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/slnsnn/sltn/quyettoan?_afrLoop=4664211532837304#%40%3F Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và lao động gặp khó khăn
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh và xã hội
Năm: 2020
10. Bộ Tài chính (2020b), Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gian hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất và đề xuất điều chỉnh thời gian, bổ sung đối tượng gia hạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gian hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất và đề xuất điều chỉnh thời gian, bổ sung đối tượng gia hạn
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2020
2. Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, trường Đại học kinh tế quốc dân – khoa khoa học quản lý, Chủ biên: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn THị Ngọc Huyền, NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
3. ADB (2020), Asian Development Outlook 2020 Update: Wellness in Worrying Time, September 2020 Khác
9. Bộ Tài chính (2020a), Báo cáo kết quả thực hiện NSNN năm 2020 [Online] Available:baochinhphu.vn/Tai-chinh/Quochoi-nghe-bao-cao-ve-ngan-sach-nha-nuoc/411329.vgp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN