Để tận dụng tối đa lợi ích từ hội nhập và vượt qua những khó khăn, thách thức, quản lý nhà nước về kinh tế đóng vai trò then chốt, cần có những điều chỉnh và đổi mới phù hợp về thể chế, chính sách và công cụ quản lý. Đặc biệt, cần tập trung vào việc hoàn thiện môi trường pháp lý và năng lực cạnh tranh để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, quản lý tài chính công và thương mại đối ngoại hiệu quả, đảm bảo an ninh kinh tế và an sinh xã hội trong quá trình hội nhập sâu rộng. Vậy nên “Những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước về kinh tế trong quá trình mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam” theo bài tiểu luận sau sẽ phần nào đưa ra những thông tin để có cái nhìn chung.
Trang 1Lớp HP: Quản lý Nhà nước về kinh tế
Mã LHP: 2QLNN29B5
GV: Vũ Thị Hồng Phượng
Nhóm: 04
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1 Đào Thị Phương
2 Ngô Minh Phương
3 Nguyễn Văn Quân
4 Dương Thu Thảo
5 Nguyễn Thanh Thảo
6 Nguyễn Thị Thủy
7 Lê Văn Vũ
8 Lê Thị Như Quỳnh
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,Việt Nam đã và đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới thông qua việc thamgia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương Quá trình này manglại nhiều cơ hội và thách thức đan xen đối với nền kinh tế Việt Nam, đặt ra những vấn
đề cần giải quyết trong quản lý nhà nước về kinh tế
Một mặt, hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ hiệnđại, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Mặt khác, sự cạnhtranh gay gắt từ các nước phát triển và đối thủ cạnh tranh mới nổi buộc Việt Nam phảiđối mặt với nhiều thách thức lớn về cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh vànăng lực quản trị kinh tế vĩ mô
Để tận dụng tối đa lợi ích từ hội nhập và vượt qua những khó khăn, thách thức,quản lý nhà nước về kinh tế đóng vai trò then chốt, cần có những điều chỉnh và đổimới phù hợp về thể chế, chính sách và công cụ quản lý Đặc biệt, cần tập trung vàoviệc hoàn thiện môi trường pháp lý và năng lực cạnh tranh để hỗ trợ doanh nghiệpphát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, quản lý tài chính công và thương mại đối ngoại hiệuquả, đảm bảo an ninh kinh tế và an sinh xã hội trong quá trình hội nhập sâu rộng Vậy
nên “Những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước về kinh tế trong quá trình mở cửa
thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam” theo bài tiểu luận sau sẽ phần nào đưa
ra những thông tin để có cái nhìn chung
2 Mục đích nghiên cứu
Tổng quan quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua,đánh giá những kết quả đạt được và tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước đối vớinền kinh tế trong bối cảnh hội nhập
Phân tích, làm rõ những vấn đề, thách thức chính đặt ra đối với quản lý nhànước về kinh tế Việt Nam khi hội nhập ngày càng sâu rộng, bao gồm: Hoàn thiện thểchế kinh tế và môi trường pháp lý, Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Quản lý hiệu quả tài chính, tiền tệ và thương mại đối ngoại, Đảm bảo an ninhkinh tế và an sinh xã hội trong quá trình hội nhập, Đề xuất các giải pháp và kiến nghị
cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực then chốt để thúcđẩy hội nhập kinh tế quốc tế thành công
Trang 4Góp phần nâng cao năng lực quản trị và điều hành nền kinh tế của Việt Nam,tận dụng tối đa lợi ích từ hội nhập, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh tếtrong quá trình này.
3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiêncứu thực tiễn Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm thu thập, tổng hợp, phântích các nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp từ các báo cáo, nghiên cứu của các tổ chứcquốc tế uy tín như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, OECD, ASEAN và các
bộ, ban ngành trong nước Điều này giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ bối cảnh,quá trình và tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổnghợp, so sánh, đối chiếu để xử lý số liệu thu thập được Đặc biệt, phương pháp đánh giátác động chính sách được vận dụng để dự báo, đo lường hiệu quả của các giải pháp,kiến nghị đề xuất
Tổng hợp các phương pháp trên sẽ đảm bảo tính khoa học, toàn diện và thựctiễn cho kết quả nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về kinh tế trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam
4 Kết cấu bài nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng và tầm quan trọng của việc Quản lý Nhà nước về kinh tếViệt Nam trong quá trình mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế
Chương 3: Bàn luận vấn đề đặt ra và kiến nghị giải pháp thúc đẩy kinh tế ViệtNam trong quá trình mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý luận - Các khái niệm
1.1.1 Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì,như thế nào, cho ai, được quyết định thông qua thị trường, các quan hệ kinh tế đượcthực hiện chủ yếu qua phương thức mua - bán
Nói một cách đầy đủ hơn, kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tếlấy thị trường làm trung tâm, lấy lợi ích kinh tế, cung cầu thị trường và phương thứcmua bán làm cơ chế vận hành của nền kinh tế, phát huy tác dụng điều tiết của Nhànước trong hoạt động kinh tế
Ở nền kinh tế thị trường thì con người mong muốn tìm ra phương án cải tiếncho phương thức làm việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm Kinh tế thị trường
là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng những người có năng lực tốt, nângcao quy trình quản lý kinh doanh, cũng là nơi để đào thải những nhà quản lý chưa đạtđược hiệu quả cao Thúc đẩy các cá nhân sử dụng lao động tạo động lực cho nhữngngười lao động đồng thời sáng tạo ra các công nghệ, phương thức mới nhằm thay đổithể chế quản lý sang hướng có lợi nhiều hơn cho người lao động
Nền kinh tế ở nước ta hiện nay là một nền kinh tế thị trường phát triển theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước
1.1.2 Quản lý Nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng pháp luật và thôngqua hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạtđược mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồnlực trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế
Quản lý nhà nước về kinh tế là một dạng quản lý xã hội của Nhà nước Nó rấtquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng cũng rất phứctạp Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các ngành 247 kinh tế,các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trongtoàn bộ nền kinh tế Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân không chỉ trênphạm vi quốc gia mà còn cả một số hoạt động kinh tế đối ngoại diễn ra ở nước ngoài,như các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài, các hàng hóa xuất nhập khẩu từnước ngoài, thẩm định các công nghệ thiết bị nhập khẩu
Trang 6Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, giải quyết những quan hệ
vĩ mô có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó kinh tế nhà nước đóngvai trò chủ đạo Nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lýsản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường (cánhân, doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế ) Trong quản lý nhà nước về kinh tế, Nhànước sử dụng hệ thống các công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý của mìnhnhư công cụ định hướng (kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế ), công
cụ kinh tế, tài chính tiền tệ (chính sách đầu tư, thuế, chi tiêu ngân sách, hệ thống ngânhàng, lãi suất, tín dụng ), công cụ pháp lý (pháp luật, các văn bản pháp quy ), cáccông cụ tổ chức và giáo dục
Trước thời kỳ đổi mới kinh tế, Nhà nước ta quản lý nền kinh tế bằng cơ chế kếhoạch hóa tập trung mang nặng tính hành chính, quan liêu, bao cấp Cơ chế quản lýkinh tế này dựa vào mệnh lệnh từ trên xuống và dựa vào quan hệ hành chính tổ chứctrực tiếp gắn liền với quan hệ kinh tế cấp phát - giao nộp Cơ chế quản lý này đã đưađến sự thụ động, trông chờ, không cần tính toán hiệu quả, phục tùng triệt để nhữngquy định xơ cứng của cấp trên, thủ tiêu tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới, của cácchủ thể kinh tế Chính vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020(Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI) đã nêu rõ tiếp tục phát huy quyền tự do kinhdoanh theo pháp luật của mọi công dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xãhội Mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùngphát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh, trong đókinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Những thỏa thuận thương mại đa phương và tổ chức quốc tế như Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và hướngdẫn các hoạt động trong thị trường này Chính vì thế, mở cửa thị trường, hay còn gọi
là "tiếp cận thị trường" (market access) là công cụ quan trọng của WTO/GATT nhằmthực hiện mục tiêu tự do hóa và mở rộng thương mại
Trang 7Điều kiện tiên quyết để thực hiện điều này là các nước phải thực hiện chínhsách mở cửa thị trường đối với sản phẩm nước ngoài Một khi các nước thành viênđều chấp thuận mở cửa thị trường của nước mình thì khi đó hệ thống thương mại củaWTO sẽ trở thành hệ thống thương mại đa phương mở lớn nhất trên thế giới.
Về mặt pháp lý, mở cửa thị trường là nghĩa vụ có tính chất ràng buộc đối vớicác nước thành viên, theo đó các nước thành viên cam kết và thực hiện lộ trình mởcửa thị trường cho hàng hóa (trong thời kỳ GATT), dịch vụ và đầu tư nước ngoài(trong thời kỳ WTO) Đối với các nước đối với các nước muốn gia nhập WTO thì việcđưa ra cam kết về lộ trình mở cửa thị trường được coi như điều kiện tiên quyết để gianhập WTO Còn đối với các nước đã là thành viên của WTO thì các vòng đàm phánchính là nơi để các nước đàm phán về nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết mởcửa thị trường Mở cửa thị trường được thực hiện thông qua các cam kết về:
- Cấm áp dụng biện pháp hạn chế số lượng;
- Giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan;
- Xóa bỏ các rào cản phi thuế quan
1.1.4 Hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và cónguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữacon người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải cómối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn pháttriển phải liên kết với các quốc gia khác Và trong một thế giới hiện đại, sự phát triểncủa kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thịtrường khu vực và quốc tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhậpquốc tế
“Hội nhập” có nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa chung nhất làhành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộphận vào một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại (tụhội, tụ nhóm)
Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổvới nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tácquốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và nhằm tạothành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm.Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhaucủa đời sống xã hội Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triểncao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tếkhác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì
Trang 8lợi ích cho đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thựchiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường vănminh, thịnh vượng.
Hội nhập kinh tế quốc tế được các quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện bằngnhững phương thức chủ yếu và có thể phân biệt như sau:
1 Thỏa thuận thương mại ưu đãi
2 Khu vực mậu dịch tự do
3 Hiệp định đối tác kinh tế
4 Thị trường chung
5 Liên minh thuế quan
6 Liên minh kinh tế và tiền tệ
7 Diễn đàn hợp tác kinh tế
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1 Thực trạng việc Quản lý Nhà nước về kinh tế Việt Nam trong quá trình mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế
và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Việt Nam chủ động đàm phán, ký kết và thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế
hệ mới và đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC (năm 2006 và năm 2017), Chủ tịchASEAN (năm 2010 và năm 2020)… giúp Việt Nam phát huy tiếng nói trong cáckhuôn khổ đa phương, cùng các đối tác tham gia quá trình định hình các cấu trúc, xâydựng luật lệ kinh tế - thương mại phù hợp lợi ích chung
Vì vậy, HNKTQT đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ củanước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi
Trang 9trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xãhội; quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế củanước ta trên trường quốc tế.
Thứ hai, HNKTQT đã thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng kim ngạch, mở rộng thị trường và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
HNKTQT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và pháttriển kinh tế, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia Việc mở cửa nền kinh tế trở thànhđộng lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng (GDP tăng bình quân 11,43%/năm) vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,giảm tỷ trọng nông nghiệp), nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp vàsản phẩm
HNKTQT đã góp phần thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vàoViệt Nam Thời kỳ 1995 - 2022, Việt Nam thu hút được 39.313 dự án với tổng vốnđăng ký 541.149,4 triệu USD, tổng vốn thực hiện 269.227,4 triệu USD (chiếm49,75% tổng vốn đăng ký) Số dự án và vốn thực hiện hàng năm có xu hướng gia tăngtrong thời kỳ này, tăng từ 415 dự án với vốn thực hiện là 7.925,2 triệu USD năm 1995lên 2.169 dự án với vốn thực hiện là 22.396 triệu USD năm 2022 Vốn FDI vào ViệtNam chiếm 22,87% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 18,16% GDP và 54,82%kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
HNKTQT đã thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phát triển mạnh mẽ.Quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 53,67 lần trong thời kỳ 1995 - 2022, từ13.604,3 triệu USD năm 1995 tăng lên 730.206,1 triệu USD năm 2022 Kim ngạchxuất nhập khẩu tăng trưởng bình quân 16,61%/năm
Trang 10Hình 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 1995 – 2022
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê; * Sơ bộ HNKTQT là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấuhàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chếbiến chế tạo từ 41,16% năm 2007 lên 85,99% năm 2022, giảm tỷ trọng nhóm hàngnhiên liệu khoáng sản và nông lâm thủy sản từ 19,54% và 20,43% năm 2007 xuốngcòn 1,33% và 8,29% năm 2022 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển dịch theo chiềuhướng tích cực, phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩuhàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho hàng hóaViệt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu
Tham gia các FTA, đặc biệt các FTA thế hệ mới giúp Việt Nam mở rộng và đadạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mởrộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được cácthị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA Hàng hóa xuất khẩu củaViệt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần cóchỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường cóyêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ô Xtrây-li-a
Thứ ba, Việt Nam đã tận dụng, khai thác có hiệu quả các cam kết mở cửa thị trường từ các FTA để phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa
Theo số liệu mới nhất Việt Nam đang có FTA trong đó có 16 FTAs đang có hiệulực, 3 FTA đang đàm phán Doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang dầnnâng cao mức tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA Kim ngạch sửdụng các loại C/O ưu đãi tăng từ 2.269,8 triệu USD (chiếm 8,31% tổng kim ngạchxuất khẩu hàng hóa sang các thị trường ký FTA) năm 2008 lên 16.640,04 triệu USD(32,34%) năm 2012, lên 46.115,7 triệu USD (40,82%) năm 2018 và lên tới 78.276,9triệu USD (33,61%) năm 2022
Trang 11Hình 1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tận dụng ưu đãi từ các FTA
thời kỳ 2008 – 2022 Nguồn: Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương và tính toán của nhóm tác giả; Kim
ngạch tận dụng ưu đãi của 15 FTA Các FTA có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao trong năm 2022 như AIFTA(66,85%),VCFTA (64,57%), VN-EAEU FTA (54,44%), AFTA (39,21%), ACFTA(29,34%), AJCEP (26,93%)… Các mặt hàng có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao như giàydép, nhựa và sản phẩm nhựa, hàng dệt may, thủy sản, cao su và sản phẩm từ cao su,hạt tiêu,
2.1.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, HNKTQT của Việt Nam thời kỳ 1995 - 2022còn những tồn tại, hạn chế sau:
Thứ nhất, quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế,
trước hết là hệ thống luật pháp, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn chặt chẽ với yêu cầu hội nhập
Việc cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn chưa đáp ứng và theo kịp các yêu cầucủa việc thực thi cam kết HNKTQT Tuy nước ta đã có nhiều chính sách, pháp luật đểhội nhập và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và tham gia các FTA, songvẫn thiếu các chính sách cụ thể và hiệu quả để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn
về phát huy nội lực, phát triển nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp trongnước, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập,thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện Chiến lược
Trang 12phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việc điều chỉnh chính sách thực hiện các camkết HNKTQT trong nhiều trường hợp còn thiếu chủ động, chưa đồng bộ.
Thứ hai, năng lực thực thi HNKTQT của Việt Nam còn hạn chế, hiệu quả
HNKTQT chưa cao
Năng lực thực thi HNKTQT của Việt Nam thời kỳ 1995 - 2022 còn hạn chế, việctận dụng ưu đãi từ các FTA để phát triển thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài… cònthấp khi so sánh với các nước ASEAN khác Chẳng hạn, mức tận dụng ưu đãi thuếquan từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa chiếm 33,61% kim ngạch xuấtkhẩu sang các thị trường có FTA, trong khi tỷ lệ này của Nhật Bản và Hàn Quốckhoảng 80%, của Trung Quốc và các nước ASEAN-6 khoảng 70% Các nước thamgia FTA cùng với Việt Nam không những khai thác và tận dụng rất hiệu quả những cơhội và ưu đãi, mà còn có đối sách phù hợp để hạn chế các tác động bất lợi từ các FTAnhanh và hiệu quả cao, điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore,Thái Lan Trong khi đó, năng lực thực thi đóng vai trò then chốt trong HNKTQT Vìthế, hiệu quả HNKTQT của Việt Nam chưa cao
Thứ ba, việc ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môi
trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ
Khả năng nhận định, đánh giá và dự báo xu thế HNKTQT chưa cao Công tác thammưu, xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm tác động trong các lĩnh vực hội nhậpkinh tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới nhìnchung còn yếu Việc ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môitrường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ Điều này đã đượcthấy qua ứng phó của Việt Nam trước tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giớinăm 2008, diễn biến của dịch Covid-19 đối với công tác điều hành xuất nhập khẩu,thu hút FDI… nên đã khiến cho kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2009 giảm11,40% so với năm 2008, thu hút FDI năm 2020 giảm 35,02% số dự án, giảm 24,96%
số vốn đăng ký, giảm 1,96% số vốn thực hiện so với năm 2019…
Nguyên nhân của những hạn chế trong HNKTQT:
- Kinh tế thế giới và liên kết kinh tế quốc tế diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro, đanxen giữa các mảng màu “sáng”, “tối” Tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới phụchồi chậm trong trung 5 hạn và quay lại đà tăng trưởng trong dài hạn Xu hướng tăngcường hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các FTA thế hệ mới, trong đó tiến trình khuvực hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng và sẽ dần thay thế tiến trình toàn cầu hóa.Liên kết kinh tế quốc tế chịu ảnh hưởng mạnh từ điều chỉnh chính sách của các nước,cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và sự phát triển của khoa học công nghệ
Trang 13- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vềHNKTQT có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ, chậm được cụ thể hóa
và thể chế hóa HNKTQT còn bị tác động bởi cách tiếp cận ngắn hạn và cục bộ, do đóchưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức Các cấp,ngành, tổ chức và cá nhân chưa nhận thức sâu sắc và chưa chủ động tận dụng các cơhội và thách thức của hội nhập để chủ động ứng phó
- Quy trình chính sách HNKTQT chưa được xây dựng và tổ chức thực hiện mộtcách khoa học dẫn đến tính khả thi thấp, trách nhiệm không rõ Khả năng nhận đinh,đánh giá và dự báo xu thế HNKTQT chưa cao, việc xây dựng cơ chế nhận biết, cảnhbáo sớm tác động trong các lĩnh vực hội nhập kinh tế còn yếu Công tác tham mưu, tưvấn chính sách vẫn còn hạn chế trong việc phân tích, định hướng và dự báo những vấn
- Quan điểm và nhận thức về HNKTQT, tham gia các FTA ở các ngành, các cấpcòn có sự khác nhau, chưa thống nhất; Nhiều địa phương chủ động, tích cựcHNKTQT Bên cạnh đó, một số địa phương còn lúng túng trong việc triển khai côngtác HNKTQT
- Việc khai thác và tận dụng các cơ hội, thuận lợi từ HNKTQT và tự do hóathương mại, đặc biệt là từ những cam kết trong các FTA Việt Nam đã ký kết để đẩymạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế
2.2 Tầm quan trọng của việc Quản lý Nhà nước về kinh tế Việt Nam trong quá trình mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế
Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước, Việt Nam đã sớm nhận thức vềtầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế Từ đó đến nay, đường lối, chủ trương hộinhập kinh tế quốc tế của Đảng ta không ngừng được hoàn thiện, phù hợp với tình hình
cụ thể của từng giai đoạn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước
và được tích cực thể chế hóa, như: Nghị quyết số 19/NQ-CP, ngày 18-3-2014, củaChính phủ, “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”; Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 10-1-2022,của Chính phủ, “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinhdoanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022”
Trang 14Có thể thấy việc hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường là mục tiêu hàng đầucủa nước ta trong tiến trình phát triển đất nước Trong đại hội Đảng lần thứ XI đã đề
ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủtrương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Nhờ những chínhsách và những chủ trương đúng đắn, đến nay, Việt Nam đã thu về những thành tựuđáng kể góp phần đưa đất nước trở nên lớn mạnh
Để đạt được những điều này là sự nỗ lực và vai trọng đặc biệt quan trọng của Quản lýNhà nước trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế Vai trò này có thể nhận thấy rõràng ở các nhiệm vụ:
2.2.1 Thiết lập quan hệ và ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác và hội nhập kinh tế ở tất cả các cấp độ song phương, khu vực và đa phương.
Kể từ khi đổi mới, đặc biệt là từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991, Việt Nam đãtham gia tất cả các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực chủ chốt như WTO,ASEM,APEC, ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùnglãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường củacác nước và vùng lãnh thổ[1], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần
60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần vànhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhậpkinh tế quốc tế, vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể Ta đã có 3 đối tácchiến lược toàn diện, 15 đối tác chiến lược và 12 đối tác toàn diện – hầu hết đều đượcthiết lập trong giai đoạn 2007-2017.Tiếng nói và vị thế của ta được coi trọng, ghi nhận
ở không ít tổ chức, diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, UNESCO, APEC, v.v
Đặc biệt trong những năm gần đây, nhằm đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế, Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất làcác FTA thế hệ mới Trong đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên TháiBình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu(EVFTA) được đánh giá là những FTA thế hệ mới đang được triển khai tích cực, dovậy cần nắm bắt những cơ hội, vượt qua các thách thức để tận dụng hiệu quả, mang lạinhững lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam như:
- Xóa bỏ các hàng rào về thuế quan và tiếp nhận kịp thời thông tin về các FTA,hưởng các ưu đãi theo FTA, được bảo vệ lợi ích khi thực thi các FTA đồng thờivới trách nhiệm thực thi hiệu quả các FTA
- Các lợi ích về xuất khẩu, mà theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩuhàng hóa sang thị trường các nước thành viên CPTPP sẽ được hưởng cam kếtcắt giảm thuế quan ưu đãi