Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang tự tổ chức hạch toán kinh doanh đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị sản xuất với những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng của sản phẩm tiêu thụ nhưng vẫn phải ở mức độ giá cả hợp lý. Điều này buộc các nhà quản trị của doanh nghiệp phải gấp rút tìm ra các giải pháp để giải quyết các khó khăn về tiêu thụ, cũng như quản lý chi phí để doanh nghiệp mình có thể tồn tại và phát triển. Từ đây, phát triển các biện pháp mang tính thiết thực lâu dài để đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất. Để làm được điều này, thì doanh nghiệp phải có một tổ chức kế toán hiệu quả có thể cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các số liệu về doanh thu, chi phí,… giúp cho nhà quản trị cập nhật nhanh chóng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng kiến thức đã đựơc trang bị ở nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hiền Hùng Cường em đã nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh của công ty. Tiêu thụ là khâu cuối cùng và cũng là khâu chi phối mạnh mẽ nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi hoạt động tiêu thụ được thực hiện tốt thì quá trình sản xuất kinh doanh mới diễn ra liên tục, nhịp nhàng, doanh nghiệp mới có doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn và có lợi nhuận, từ đó mới có tích lũy để tái sản xuất mở rộng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ và xác định kế quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Hiền Hùng Cường”
Trang 1MSSV : 25202609638
Đà Nẵng, năm 2023
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Bài báo cáo Chuyên đề tốt nghiệp ngành kế toán với đề tài “Kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Hiền Hùng Cường là kết quả củamột quá trình cố gắng của em trong khoảng thời gian thực tập tại công ty Em đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, cô, bạn bè vàngười thân Qua trang viết này em xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ
em trong thời gian học tập – thực tập tốt nghiệp vừa qua Đặc biệt, em xin tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Hồ Tuấn Vũ và các anh chị trong Công ty TNHH HiềnHùng Cường đã luôn tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập vàgiúp em hoàn thiện bài chuyên đề này
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô trường Đạihọc Duy Tân, ngày càng mạnh khỏe và thành công trong công cuộc trồng người!Xin kính chúc Công ty TNHH Hiền Hùng Cường ngày càng thành công và lớnmạnh hơn nữa!
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Hồng Ngọc
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
doanh
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10
Sơ đồ 1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 13
Sơ đồ 1.3 Kế toán giá vốn hàng bán 19
Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí bán hàng 22
Sơ đồ 1.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 25
Sơ đồ 1.6 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 27
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 30
Sơ đồ 2.2 Nhiệm vụ của Kế toán viên 31
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Giao diện phần mềm Misa 32
Hình 2.2 Hóa đơn giá trị gia tăng bán hàng 01/12/2022 36
Hình 2.3 Giao diện phần mềm hạch toán bán hàng 01/12/2022 37
Hình 2.4 Sổ chi tiết TK 511–1 ( LOP) :“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” 37
Hình 2.5 Sổ chi tiết TK 511 – 2(YEM) :“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” 38
Hình 2.6 Sổ chi tiết TK 511–3 (AC QUY) 38
Hình 2.7 Sổ nhật ký chung TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” 39
Hình 2.8 Trích Sổ cái TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” 40
Hình 2.9 Phiếu xuất kho 01/12/2022 42
Hình 2.10 Sổ chi tiết TK 632 – “Giá vốn hàng bán” 43
Hình 2.11 Sổ nhật ký chung TK 632 – “Giá vốn hàng bán” 43
Hình 2.12 Trích Sổ cái TK 632 – “Giá vốn hàng bán” 44
Hình 2.13 Bảng chấm công tháng 12/2022 45
Hình 2.14 Bảng lương tháng 12/2022 45
Hình 2.15 Hóa đơn GTGT mua dịch vụ ăn uống 46
Hình 2.16 Hóa đơn GTGT mua dịch vụ ăn uống 47
Hình 2.17 Sổ chi tiết TK 6422 - Dịch vụ ăn uống, cước phí 48
Hình 2.18 Sổ nhật ký chung TK 642 – “Chi phí quản lý kinh doanh” 48
Hình 2.19 Trích Sổ cái TK 642 – “Chi phí quản lý kinh doanh” 49
Hình 2.20 Trích Sổ Nhật ký chung 50
Hình 2.21 Sổ cái 911 51
Hình 2.22 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 52
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ 2 1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp 2
1.1.2 Ý nghĩa của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 2
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 3
1.1.4 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp 4
1.1.5 Các phương thức thanh toán 6
1.2 KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.2.1 Kế toán tiêu thụ 7
1.2.2 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH HIỀN HÙNG CƯỜNG 28
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HIỀN HÙNG CƯỜNG 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hiền Hùng Cường .28 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Hiền Hùng Cường 30
2.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Hiền Hùng Cường 31
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH HIỀN HÙNG CƯỜNG 34
2.2.1 Mặt hàng kinh doanh tại Công ty TNHH Hiền Hùng Cường 34
2.2.2 Đặc điểm hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH Hiền Hùng Cường 34
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH HIỀN HÙNG CƯỜNG 53
Trang 73.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH HIỀN HÙNG CƯỜNG 53
3.1.1 Ưu điểm 543.1.2 Hạn chế 55
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH HIỀN HÙNG CƯỜNG 56 KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch hoáquan liêu bao cấp sang tự tổ chức hạch toán kinh doanh đã nảy sinh vấn đề cạnhtranh gay gắt giữa các đơn vị sản xuất với những yêu cầu ngày càng cao của kháchhàng về chất lượng của sản phẩm tiêu thụ nhưng vẫn phải ở mức độ giá cả hợp lý.Điều này buộc các nhà quản trị của doanh nghiệp phải gấp rút tìm ra các giải pháp
để giải quyết các khó khăn về tiêu thụ, cũng như quản lý chi phí để doanh nghiệpmình có thể tồn tại và phát triển Từ đây, phát triển các biện pháp mang tính thiếtthực lâu dài để đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất Để làm được điềunày, thì doanh nghiệp phải có một tổ chức kế toán hiệu quả có thể cung cấp đầy đủ,chính xác, kịp thời các số liệu về doanh thu, chi phí,… giúp cho nhà quản trị cậpnhật nhanh chóng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Bằng kiến thức đã đựơc trang bị ở nhà trường và thời gian thực tập tại Công tyTNHH Hiền Hùng Cường em đã nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng củahoạt động tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh của công ty Tiêu thụ là khâu cuốicùng và cũng là khâu chi phối mạnh mẽ nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉkhi hoạt động tiêu thụ được thực hiện tốt thì quá trình sản xuất kinh doanh mới diễn
ra liên tục, nhịp nhàng, doanh nghiệp mới có doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn và
có lợi nhuận, từ đó mới có tích lũy để tái sản xuất mở rộng, đồng thời góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ và xác định kế quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Hiền Hùng Cường”
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP
Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanhnghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạtđộng trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.Trong khi đó, thành phẩm, hàng hóa tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới có lợinhuận Vì vậy có thể nói tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là hoạt động hết sứcquan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh nóiriêng
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ 1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp
Khái niệm về tiêu thụ
Tiêu thụ hàng hóa là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của các thành phẩm,hàng hóa, dịch vụ, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đồng thờichuyển giao quyền sở hữu chúng cho khách hàng
Thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ được ghi nhận là đã tiêu thụ khi và chỉ khidoanh nghiệp đã giao cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấpnhận thanh toán Kết quả tiêu thụ là so sánh giữa một bên là doanh thu đạt được cònbên kia là giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Khái niệm về xác định kết quả tiêu thụ
Kết quả tiêu thụ là kết quả cuối cùng về mặt tài chính của hoạt động sản xuấtkinh doanh Nói cách khác, kết quả tiêu thụ là phần chênh lệch giữa doanh thu bánhàng,các khoản giảm trừ doanh thu với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giáhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2 Ý nghĩa của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Ý nghĩa quan trọng nhất của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Trang 10Ý nghĩa quan trọng nhất của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ làcung cấp một cách kịp thời, chính xác cho nhà quản trị những thông tin về hoạtđộng kinh doanh, lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp Từ đó có thể phân tích,đánh giá và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp.
Những thông tin từ kết quả hạch toán tiêu thụ là thông tin rất cần thiết đối vớicác nhà quản trị trong việc tìm hướng đi cho doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp tùythuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình và tình hình tiêu thụ trên thịtrường mà đề ra kế hoạch sản xuất tiêu thụ cho phù hợp Việc thống kê các khỏandoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh chính xác, tỉ mỉ và khoa học sẽ giúp cácnhà quản trị doanh nghiệp có được các thông tin chi tiết về tình hình tiêu thụ cũngnhư hiệu quả sản xuất của từng mặt hàng tiêu dùng trên thị trường khác nhau Từ
đó, nhà quản trị có thể tính được mức độ hoàn thành kế hoạch, xu hướng tiêu dùng,hiệu quả quản lý chất lượng cũng như nhược điểm trong công tác tiêu thụ của từngloại sản phẩm hàng hóa Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xác định được kết quả kinhdoanh, thực tế lãi cũng như số thuế nộp ngân sách Nhà Nước Và cuối cùng nhàquản trị sẽ đề ra được kế hoạch sản xuất của từng loại sản phẩm trong kỳ hạch toántới, tìm ra biện pháp khắc phục những yếu điểm để hoàn thiện công tác tiêu thụ sảnphẩm trong doanh nghiệp
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Công tác tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nóliên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Sau đây là những nhiệm vụquang trọng trong kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ bao gồm:
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình tiêu thụ hàng hóacủa doanh nghiệp trong cả kỳ về số lượng và giá trị hàng hóa bán trên tổng số, trêntừng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng
- Tính toán và phản ánh chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụđồng thời phân bổ chi phí mua cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng
- Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý công nợ,thời hạn và tình hình trả nợ
Trang 11- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản liên quan đến bán hàng thực tếphát sinh và kết chuyển các chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ làm căn cứ để xácđịnh kết quả tiêu thụ.
- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạođiều hành hoạt động kinh doanh
- Xác định kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm
1.1.4 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp
Phương thức tiêu thụ trực tiếp
- Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho(hoặc trực tiếp tại phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp Hàng hoá khi bàngiao cho khách hàng được khách hàng trả tiền hay chấp nhận thanh toán, số hànghoá này chính thức coi là tiêu thụ thì khi đó doanh nghiệp bán hàng mất quyền sởhữu về số hàng hoá đó Phương thức này bao gồm bán buôn và bán lẻ:
- Bán buôn: Là quá trình bán hàng cho các đơn vị, tổ chức để tiếp tục đưa vào
quá trình sản xuất, gia công chế biến tạo ra sản phẩm mới hoặc tiếp tục đượcchuyển bán Do đó đối tượng của bán buôn rất đa dạng và phong phú có thể là cơ sởsản xuất, đơn vị kết quả tiêu thụ hàng hoá thương mại trong nước và ngoài nướchoặc các công ty thương mại tư nhân Đặc trưng của phương thức này là kết thúcnghiệp vụ bán hàng, hàng hoá vẫn nằn trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnhvực tiêu dùng Hàng bán theo phương thức này thường là với khối lượng lớn vànhiều hình thức thanh toán Do đó muốn quản lý tốt thì phải lập chứng từ cho từnglần bán Khi thực hiện bán hàng, bên mua sẽ có người đến nhận hàng trực tiếp tạikho của doanh nghiệp Khi người nhận đã nhận đủ số hàng và ký xác nhận trênchứng từ bán hàng thì số hàng đó không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nữa
mà được coi là hàng đã bán Khi bên mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thìdoanh nghiệp hạch toán vào doanh thu và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụNhà nước Chứng từ kế toán sử dụng là hoá đơn giá trị gia tăng hoặc phiếu xuất kho
do doanh nghiệp lập
- Bán lẻ: Theo hình thức này, hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêudùng, bán lẻ là giai đoạn cuối cùng của quá trình vận động của hàng hoá từ nơi sảnxuất đến nơi tiêu dùng Đối tượng của bán lẻ là mọi cá nhân trong và ngoài nước
Trang 12Đặc trưng cùa phương thức bán lẻ là kết thúc nghiệp vụ bán hàng thì sản phẩm rờikhỏi lĩnh vực lưu thông đi vào lĩnh vực tiêu dùng giá trị sử dụng của sản phẩm đượcthực hiện Hàng bán lẻ thường có khối lượng nhỏ, và thanh toán ngay và thườngbằng tiền mặt nên thường ít lập chứng từ cho từng lần bán Bán lẻ được chia làm 2hình thức:
+ Bán lẻ thu hồi trực tiếp
+ Bán lẻ thu hồi tập trung
Phương thức tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận
Theo phương thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký, đến ngày giao hàng,doanh nghiệp sẽ xuất kho để chuyển hàng cho bên mua bằng phương tiện của mìnhhoặc đi thuê ngoài đến địa điểm đã ghi trong hợp đồng, chi phí vận chuyển này dobên nào chịu tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên và được ghi trong hợp đồngkinh tế Hàng gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi người muathông báo đã được nhận hàng vàchấp nhận thanh toán thì số hàng đó được coi làtiêu thụ, doanh nghiệp hạch toán và doanh thu Chứng từ sử dụng trong trường hợpnày là hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập,chứng từ này được lập thành 4 liên: 1 liên gửi cho người mua, 2 liên gửi cho phòng
kế toán để làm thủ tục thanh toán, 1 liên thủ kho giữ
Phương thức bán hàng qua các đại lý (ký gửi)
Hàng hoá gửi đại lý bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và chưađược coi là tiêu thụ Doanh nghiệp chỉ được hạch toán và doanh thu khi bên nhậnđại lý thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán Khi bán được hàng thì doanhnghiệp phải trả cho người nhận đại lý một khoản tiền gọi là hoa hồng Khoản tiềnnày được coi như một phần chi phí bán hàng và được hạch toán vào tài khoản bánhàng Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ mà không được trừ đi phần hoahồng trả cho bên nhận đại lý
* Các trường hợp hàng hoá gửi đi được coi là tiêu thụ:
- Hàng hoá bán bán theo phương thức bán hàng trực tiếp
- Hàng hoá gửi bán chỉ được coi là tiêu thụ và hạch toán vào doanh thu và giávốn trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp nhận được tiền do khách hàng trả
Trang 13+ Khách hàng đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
+ Khách hàng đã ứng trước số tiền mua hàng về số hàng sẽ chuyển đến
+ Số hàng gửi bán áp dụng phương thức thanh toán theo kế hoạch khi nhậnhàng
- Phương thức tiêu thụ nội bộ: Là việc mua bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ,dịch vụ giữa các đơn vị với nhau trong cùng một công ty, tập đoàn, liên hiệp các xínghiệp
1.1.5 Các phương thức thanh toán
Thanh toán bằng tiền mặt
Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếpchi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.Phương thức này thường được sử dụng đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh số
Trang 14tiền nhỏ, tính chất của nghiệp vụ đơn giản, hai bên đối tác nằm trong một địa bànnhỏ hẹp hay thanh toán cho công nhân viên, đối với các nghiệp vụ kinh tế có giá trịlớn hơn phương thức này sẽ gây trở ngại vì phức tạp và không đảm bảo an toàn.
Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sự xuất hiệncủa tiền mặt mà chỉ là tiền ghi sổ, nghĩa là dựa trên số tiền tại tài khoản tiền gửi tạiNgân hàng của các đơn vị, các doanh nghiệp Có nhiều hình thức thanh toán khôngdùng tiền mặt khác nhau tùy thuộc vào từng thương vụ, từng loại khách hàng màviệc thanh toán có thể thực hiện theo một số hình thức như: Thanh toán theo hìnhthức chuyển tiền; Thanh toán bằng sec; Thanh toán bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệmchi; Thanh toán bằng thư tín dụng, bằng thẻ thanh toán
1.2 KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Kế toán tiêu thụ
1.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán số 14:
Đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Trang 15- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 bao gồm có 6 tài khoản cấp 2:
- TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá
- TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm
- TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- TK 5118 - Doanh thu khác
b Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Hóa đơn GTGT (đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)
- Hóa đơn bán hàng thông thường (đối với doanh nghiệp nộp thuế theophương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh các mặt hàng không chịu thuế GTGT)
Trang 16- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Phiếu chi, phiếu thu
- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua
- Sổ cái tài khoản 511
- Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương
tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo radoanh thu và không được ghi nhận là doanh thu
- Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu như doanhthu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức
và lợi nhuận được chia Trong từng loại doanh thu cần được chi tiết theo từng thứdoanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sảnphẩm, hàng hoá… nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinhdoanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kết quảkinh doanh của doanh nghiệp
- Cần hạch toán riêng biệt các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinhtrong kỳ Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận banđầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kếtoán
- Cuối kỳ kế toán, phải kết chuyển toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ
để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 17(2a) Giá trả ngay.
(2b) Mức chênh lệch giữa giá bán trả góp với giá bán thanh toán ngay.
(2c) Phân bổ lãi trả góp.
(3) Doanh thu bán hàng và CCDV chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
(4) Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng.
(4a) Doanh thu thành phẩm, hàng hóa đem đi đổi.
(4b) Giá trị hàng hóa dịch vụ đã được nhận.
Trang 18(5) Thanh toán tiền hàng đại lý sau khi trừ hoa hồng đại lý.
(6) Thuế GTGT phải nộp (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).
(7) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu.
(8) Kết chuyển doanh thu để xác định KQKD
1.2.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làmgiảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong
kỳ kế toán Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trảlại
Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai qui cách, lạc hậu với thị hiếu hay không đúng theo yêu cầu trong hợpđồng đã kí kết
Hàng bán bị trả lại: là các sản phẩm đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàngtrả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bịmất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách
a.Tài khoản sử dụng
Tài khoản 521 - “Các khoản giảm trừ doanh thu”
- Số chiết khấu thương mại đã chấp
nhận thanh toán cho khách hàng
- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận
cho người mua hàng
- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã
trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ
vào khoản phải thu khách hàng về số
sản phẩm, hàng hóa đã bán
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ
số CKTM, GGHB, doanh thu của hàng
bản bị trả lại sang tài khoản 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ” để xác định doanh thu thuần của kỳbảo cáo
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 521 bao gồm có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại
Trang 19- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại.
- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán
Chiết khấu thương mại:
- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoảnchiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phảithanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thìdoanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàngphản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần)
- Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệpchi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phảithanh toán trên hóa đơn Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theogiá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp) Khoản chiết khấu thương mạicần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợpnhư:
+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàngđược ghi trên hoá đơn lần cuối cùng Trường hợp này có thể phát sinh do ngườimua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoảnchiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng
+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phânphối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiếtkhấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ
Trang 20Giảm giá hàng bán:
- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoảngiảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phảithanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bánhàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm(doanh thu thuần)
- Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảmgiá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giángoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất
Hàng bán bị trả lại: Thủ tục cần có đối với hàng bán bị trả lại là hai bên lập
và ký: Biên bản ghi nhận lý do hàng trả lại và Biên bản giao nhận hàng trả lại
- Bên trả lại hàng:
+ Nếu bên mua là đối tượng có hóa đơn khi đó sẽ xử lý như sau: Lập Phiếuxuất kho trả lại hàng đồng thời lập Hoá đơn trả lại hàng cho bên giao hàng (ghi giátheo lúc mua), trên hoá đơn phải ghi rõ: “Hàng hoá trả lại người bán do không đúngquy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có)” đồng thời bên bán không cần thuhồi hóa đơn đã lập
+ Nếu bên mua là đối tượng không có hóa đơn (cá nhân không kinh doanh) thìkhi đó xử lý như sau: Ký vào Biên bản trả lại hàng có ghi rõ loại hàng, số lượng, giátrị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bánhàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng đồng thời bên bán phảithu hồi hóa đơn đã lập
- Bên nhận hàng trả lại: Lập phiếu nhập kho hàng trả lại, kho hàng cần làm
đúng các thủ tục cần thiết theo đúng quy định của nhà nước và quy trình của công
ty
Phương pháp hạch toán:
Trang 21Sơ đồ 1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.1.3 Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm hay là giá trị của sảnphẩm được tiêu thụ trong một kỳ sản xuất cụ thể (gồm cả chi phí mua hàng phân bổcho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại) hoặc giá thànhthực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khácđược tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
Giá vốn hàng bán phản ánh giá trị gốc của hàng hóa, dịch vụ đã được thựchiện tiêu thụ trong kỳ Khi hàng hóa đã tiêu thụ và được phép xác định kinh doanhthì đồng thời giá trị hàng xuất kho cũng được phản ánh theo giá vốn hàng bán đểxác định kết quả kinh doanh trong kỳ Có 3 phương pháp xác định giá vốn hàngxuất kho:
Phương pháp thực tế đích danh
Theo phương pháp này giá trị thực tế của hàng hóa, vật tư, sản phẩm xuất rathuộc lô hàng nào thì sẽ căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá thực tế xuất khocủa hàng hóa, vật tư, sản phẩm đó Phương pháp này được áp dụng với các loại vật
tư, hàng hóa, sản phẩm có giá trị lớn, ít chủng loại, có điều kiện quản lý, bảo vệriêng theo từng lô hàng trong kho, mặt hàng ổn định, nhận diện được
Người ta theo dõi chặt chẽ của từng lô hàng nhập vào tức là tổ chức theo dõi
để biết được những nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa trong kho của đơn
TK 632
Gía nhập kho hàng bán
trả lại
TK 156,157 Thuế GTGT đầu ra
Các khoản giảm trừ doanh thu (theo
phương pháp trực tiếp)
TK 111,112,131 TK 521 TK 511
TK 3331
K/C các khoản giảm trừ doanh thu CKTM, GVHB, HB bị trả lại
(Doanh thu không có thuế)
Trang 22vị thuộc những lần nhập kho nào, giá cả khi nhập kho là bao nhiêu để khi xuất kho
lô hàng nào thì lấy đích danh giá nhập của lô hàng đó (khi xuất kho kế toán chỉ việclấy số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa nhân với đơn giá nhập của
lô hàng đó) Phương pháp này chỉ dùng được cho các nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ, hàng hóa có số hiệu cụ thể
Ưu điểm: Đây là phương pháp tốt nhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế
toán, chi phí phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đem bán phùhợp với doanh thu mà nó tạo ra, và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theogiá trị thực tế của nó
Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt
khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trịlớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụngđược phương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thìkhông thể áp dụng được phương pháp này
Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá thực tế của từng loại nguyên vật liệu, công cụdụng cụ, hàng hóa xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa tồn kho từ đầu kỳ và giá trị của từng loại nhậpkho trong kỳ, hay nói cách khác giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,hàng hóa xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá bìnhquân
Giá trị NVL, CCDC, HH
Số lượng NVL,CCDC, HH xuất kho Đơn giá bình quânTrên thực tế, có thể tính đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ hay bình quân mỗi khi
có nghiệp vụ nhập (bình quân sau mỗi lần nhập) hoặc tính giá bình quân cuối kỳtrước
- Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá bình
quân sau mỗi
lần nhập
= Lượng thực tế NVL , CCDC , HH tồnkho sau mỗi lầnnhập Giá thực tế NVL ,CCDC , HH tồn kho sau mỗilần nhập
Ưu điểm: Độ chính xác cao, đồng thời đảm bảo được tính cập nhật, kịp thời
cho mỗi lần xuất kho
Trang 23Nhược điểm: Sau mỗi lần nhập kế toán phải tính toán, xác định đơn giá bình
quân của các loại hàng mua về Căn cứ vào đơn giá bình quân và khối lượng xuất khogiữa hai lần nhập liên tiếp để xác định giá xuất kho Qua đây, ta có thể thấy kế toántính toán đơn giá xuất kho theo cách này sẽ tốn nhiều công sức do phải tính toánnhiều lần
- Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình
quân cả kỳ
dự trữ
= Lượng thực tế NVL , CCDC , HH tồnkho đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá thực tế NVL ,CCDC , HH tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ
Nhược điểm: Độ chính xác không cao Hơn nữa đến cuối tháng kế toán mớitính đơn giá bình quân và giá trị hàng xuất kho nên khối lượng công việc sẽ bị dồnnhiều vào cuối kỳ Cũng chính đến cuối tháng mới có giá xuất kho do đó mỗinghiệp vụ xuất kho vì thế mà không được cung cấp kịp thời giá trị xuất kho
Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóanhập trước sẽ được sử dụng trước theo đúng giá nhập kho của chúng Hay nói cáchkhác theo phương pháp này đơn giá của lô hàng nào được nhập vào trước thì đượcxuất ra trước, xuất hết số nhập trước mới xuất đến số nhập liền sau cho đến khi đủ
số lượng cần xuất Theo đó, trị giá thực tế xuất kho được xác định bằng số lượngxuất kho và đơn giá của những lần nhập cũ nhất
Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay giá vốnhàng xuất kho của từng lần xuất hàng, do vậy nó cung cấp số liệu kịp thời cho kếtoán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh FIFO tuân theo dòng tồn kho tự nhiên,các sản phẩm lâu đời sẽ được bán trước giúp cho việc ghi sổ kế toán được thực hiện
dễ dàng và ít xảy ra các sai sót hơn so với các phương pháp khác.Trị giá vốn củahàng tồn kho sẽ tương đối đúng với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêuhàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn
Nhược điểm: Phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại khôngphù hợp với những khoản chi phí hiện tại Đối với phương pháp này, doanh thu hiện tạiđược tạo ra bởi giá trị vật tư, hàng hoá có được từ cách đó rất lâu Và nếu số lượng,
Trang 24chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập - xuất liên tục, dẫn đến những chi phí cho việchạch toán cũng như khối lượng công việc của kế toán sẽ tăng lên nhiều.
- Chi phí NVL, chi phí nhân công vượt
lên mức bình thường và chi phí sane xuất
chung định kỳ không phân bổ
- Các khoản hao hụt mất mát của hàng
tồn kho sau khi trừ phần bồi thường
- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá
HTK phải lập năm nay lớn hơn số dự
phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàngtồn kho cuối năm tài chính (chênh lệchgiữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏhơn số đã lập năm trước)
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanhBĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xácđịnh kết quả kinh doanh
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 632 không có tài khoản cấp 2
b.Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Các chứng từ liên quan khác
- Nhật kí chung
Trang 25Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên
cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiệnđược nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảmgiá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã kýđược hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giátrị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn vềviệc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng
Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị,phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán
Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vàogiá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có)
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vượt mức bình thường, chiphí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩmnhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồithường, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưa được xác định là tiêu thụ
Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đãtính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó đượchoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán
Trang 26(3) Kết chuyển doanh thu thuần.
(4) Doanh thu chưa thuế
(5) Thuế GTGT phải nộp
(6) Xuất hàng gửi bán
(7) Giá vốn hàng bán
(8) Số giảm trừ doanh thu chưa thuế
(9) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
(10) Thuế GTGT tương ứng phải nộp
Trang 27TK 3331 (10)
Sơ đồ 1.3 Kế toán giá vốn hàng bán 1.2.2 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
1.2.2.1 Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng được hiểu là khoản chi phí được dùng vào mục đích xâydựng quy trình bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đến với kháchhàng Các chi phí này gồm có các khoản chi phí cơ bản như sau:
- Chi phí đóng gói, bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa đi tiêu thụ
- Chi phí quảng cáo, giới thiệu, bảo hành sản phẩm
- Chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân viên bộ phận BH
- Chi phí hoa hồng trả cho các đại lý
- Các chi phí khác bằng tiền như: Chi phí hội nghị khách hàng, chi phí giaodịch, tiếp khách
a.Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 - “Chi phí bán hàng”
- Tập hợp các chi phí phát sinh liên
quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ
- Các khoản được ghi giảm chi phí bánhàng trong kỳ
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh” để xác định kết quả kinh doanhtrong kỳ
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 641 bao gồm có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên
- Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì
- Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng
- Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ
Trang 28- Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành.
- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác
và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán tiến hành tínhtoán, kết chuyển hoặc phân bổ CPBH vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quảkinh doanh" để tính giá thành toàn bộ và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: chi phí nhânviên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phíbằng tiền khác Tùy theo đặc điểm kinh doanh của từng công ty, yêu cầu quản lý chitiết từng ngành TK 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí
Trang 29TK 133
TK338 Thuế GTGT
(3)
TK 133 (2)
TK 133
TK 352
Hoàn nhập dự phòng phải trả về CP bảo hành sản phẩm
(3) Số phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác về các khoản đã chi hộ liên quan đếnhàng uỷ thác
Trang 30Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí bán hàng
1.2.2.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình
tổ chức các hoạt động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho quản lý, điềuhành sản xuất, kinh doanh và các khoản chi phí chung cho toàn doanh nghiệp, như:
- Chi phí tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của nhân viên
bộ phận quản lý doanh nghiệp
- Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng
- Chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ dùng cho quản lý
- Các loại thuế phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
- Các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự
phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự
phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng
hết)
- Các khoản được ghi giảm chi phíQLDN
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi,
dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số
dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dựphòng đã lập kỳ trước chưa sử dụnghết)
- Kết chuyển chi phí QLDN vào tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 642 bao gồm có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý
- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ
Trang 31- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí.
- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng
- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác
Trong quá trình hạch toán cần theo dõi chi tiết theo các yếu tố chi phí khácnhau để phục vụ cho việc quản lý, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố và xácđịnh đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh trong từng kỳ
Cuối kỳ, căn cứ vào tổng số chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ đã tậphợp được và tình hình thực tế kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán tiếnhành tính toán, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí QLDN vào bên Nợ tài khoản 911
"Xác định kết quả kinh doanh" để tính giá thành toàn bộ và xác định kết quả kinhdoanh trong kỳ
Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định Tuỳtheo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được
mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý
ở doanh nghiệp
Trang 32TK 352
Hoàn nhập dự phòng phải trả về CP bảo hành
Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 331.2.2.3 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Kết quả tiêu thụ là kết quả cuối cùng về mặt tài chính của hoạt động sản xuấtkinh doanh Nói cách khác, kết quả tiêu thụ là phần chênh lệch giữa doanh thu bánhàng,các khoản giảm trừ doanh thu với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giáhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Xác định kết quả hoạt động tiêu thụ là việc xác định và phản ánh kết quả hoạtđộng tiêu thụ trong một kỳ kế toán năm của doanh nghiệp
- Kết quả tiêu thụ = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Cáckhoản giảm trừ doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN.a.Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”
- Chi phí thuộc hoạt động tiêu thụ trừ
vào kết quả kinh doanh trong kỳ (giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp)
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hànghóa, BĐS đầu tư và dịch vụ đã bántrong kỳ
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
Trang 34TK 632
TK641
TK 642
TK 911 TK 511 Kết chuyển chi phí giá vốn hàng bán
Sơ đồ 1.6 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Qua việc phân tích cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêuthụ thì ta càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác tiêu thụ và xác định kết quảtiêu thụ trong doanh nghiệp Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất.Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụđược sản phẩm hay không Tiêu thụ tốt thể hiện uy tín sản phẩm của doanh nghiệptrên thị trường, thể hiện sức cạnh tranh cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu thịtrường của doanh nghiệp.Vì vậy hoạt động tiêu thụ và việc xác định kết quả tiêu thụ
Trang 35trong doanh nghiệp là một việc hết sức quan trọng và mang tính chất sống còn đốivới mỗi doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
TẠI CÔNG TY TNHH HIỀN HÙNG CƯỜNG
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HIỀN HÙNG CƯỜNG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hiền Hùng Cường
a Giới thiệu về Công ty TNHH Hiền Hùng Cường
Thông tin chi tiết
Tên doanh nghiệp:Công ty TNHH Hiền Hùng Cường
Mã số thuế:0401674655
Tình trạng hoạt động:Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Nơi đăng ký quản lý:Chi cục Thuế khu vực Thanh Khê - Liên Chiểu
Địa chỉ:176 Huỳnh Ngọc Huệ, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Đà NẵngĐại diện pháp luật: Trần Thị Thu Hiền
Ngày cấp giấy phép:24/04/2015
Ngày bắt đầu hoạt động:27/04/2015
Trải qua hơn bảy năm thành lập, dù công ty còn gặp nhiều khó khăn trong hoạtđộng Từ năm 2018-2019, tình hình kinh doanh của Công ty phát triển nhanh chóng,mang lại hiệu quả kinh doanh cao Nhưng đến đầu năm 2020-2021 tình hình dịchcovid đã làm ảnh hưởng khá lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Trang 36Với những sự cố gắng và nỗ lực hết mình thì Công ty đã vượt qua được giai đoạnkhó khăn đó và hoạt động ổn định trở lại với tình hình kinh doanh khả quan hơn Vànhờ thường xuyên nâng cấp, thiết lập một hệ thống kho hàng có diện tích đủ rộng
để tồn trữ một lượng hàng hoá lớn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công tydiễn ra thông suốt Công ty còn tìm kiếm nguồn hàng tốt, giúp nâng cao chất lượngsản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường, việc đầu tư mở rộngkinh doanh và nhờ sự nỗ lực của ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viêntoàn công ty vẫn đạt kết quả khả quan
b Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Hiền Hùng Cường
45200: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
4610: Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa
4661: Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
c Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Hiền Hùng Cường
Chức năng
Với mục tiêu đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, Công ty luôn cung ứngcho khách hàng những sản phẩm tốt nhất trên thị trường, đồng thời lựa chọn cácloại hàng hoá, thiết bị có các đặc tính kỹ thuật cao, thiết kế cấu tạo ưu việt với mứcgiá tốt nhất phục vụ cho khách hàng Những tiêu chí trên đã giúp cho Công ty ngàycàng phát triển vững mạnh và giành được sự tin yêu của khách hàng, đối tác
Nhiệm vụ