1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguồn thu có thể thay thế cho thuế nhập khẩu bị giảm hàng năm của một nước khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tê

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn thu có thể thay thế cho thuế nhập khẩu bị giảm hàng năm của một nước khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả Đường Ngọc Hà Anh, Lê Thảo Anh, Trần Hải Anh, Đào Vũ Linh Chi, Phạm Tuấn Duy, Nguyễn Quỳnh Dương, Phạm Văn Đức
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 633,88 KB

Nội dung

Một trong những chính sách mà các nước tham gia hội nhập kinh tế sẽ phải thực hiện đó là giảm thuế nhập khẩu đối với các quốc gia đối tác, và Việt Nam cũng vậy.. Lý do thuế TNDN có thê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ BÀI: Nguồn thu có thể thay thế cho thuế nhập khẩu bị giảm

h àng năm của một nước khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế?

Trang 2

BIÊN B ẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI T ẬP NHÓM

Ngày: 11/09/2022 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm: 02 - L ớp: N01 -TL1

Tổng số sinh viên của nhóm: 07

+ Có mặt: 07 + Vắng mặt: 0 Có lý do: Không lý do:

Tên bài tập: “Nguồn thu có thể thay thế cho thuế nhập khẩu bị giảm hàng năm của

một nước khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế”

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm

K ết quả như sau:

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Gi áo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình: …

- Điểm kết luận cuối cùng: + Giáo viên đánh giá cuối cùng:

STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV A B C 1 462901 Đường Ngọc Hà Anh x 2 462902 Lê Thảo Anh x

5 462906 Phạm Tuấn Duy (Nhóm trưởng) x

Trang 3

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2022 Trưởng nhóm

Duy

Phạm Tuấn Duy

Trang 4

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

thương mại quốc tế

pháp đối kháng

Trang 5

M ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 5

1 Lý do Việt Nam và các nước tham gia hội nhập kinh tế phải giảm thuế nhập khẩu và tác động của giảm thuế nhập khẩu tới NSNN 5

2 Các nguồn thu có thể thay thế cho khoản thu từ thuế nhập khẩu khi hội nhập kinh tế 6

2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 6

2.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp, đối tượng của thuế thu nhập doanh nghiệp 6

2.1.2 Lý do thuế TNDN có thể là nguồn thu thay thế cho thuế nhập khẩu 6

2.2 Thuế VAT, thuế TTĐB 7

2.3 Trợ giá và các ưu đãi thuế đc loại bỏ khi tham gia WTO 10

2.4 Ngu ồn thu từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài 12

2.4.1 Khái quát v ề đầu tư nước ngoài 12

2.4.2 Gi ải thích lý do việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể thay th ế cho thuế nhập khẩu 12

a Đầu tư nước ngoài làm tăng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 12

b Tăng thu từ thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 13

K ẾT LUẬN 14

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

PH Ụ LỤC 18

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, việc hội nhập kinh tế quốc

tế của các quốc gia là một tất yếu khách quan sẽ phải xảy ra, đặc biệt với nước đang phát triển như Việt Nam Một trong những chính sách mà các nước tham gia hội nhập kinh tế sẽ phải thực hiện đó là giảm thuế nhập khẩu đối với các quốc gia đối tác, và Việt Nam cũng vậy Việc cắt giảm thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới NSNN của nước tham gia hội nhập, chính vì vậy, việc tìm ra các nguồn thu để thay thế cho phần thâm hụt ngân sách do giảm thuế nhập khẩu này là rất quan trọng, thiết yếu Nhóm sinh viên sẽ nêu cụ thể

và giải thích, phân tích rõ ràng từng nguồn thu thay thế cho thuế nhập khẩu của một nước khi tham gia hội nhập kinh tế, cùng với nội dung cụ thể thực tiễn tại Việt Nam

NỘI DUNG

thuế nhập khẩu và tác động của giảm thuế nhập khẩu tới NSNN

Các quốc gia khi tham gia hội nhập đều sẽ cố gắng tham gia vào WTO hoặc các FTA với các nước đối tắc, Việt Nam cũng đã có những hành động này Đến tháng 6/2006, Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương về mở cửa thị trường trong nước với toàn bộ 26 thành viên WTO có yêu cầu đàm phán thuế Tổng hợp chung các kết quả đàm phán cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu, nước

ta đã cam kết cắt giảm 22% thuế nhập khẩu so với mức thuế hiện hành Trong giai đoạn tới, với việc gia nhập WTO và tham gia các FTA với các đối tác có quan hệ thương mại lớn, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế nhập khẩu trong cả trung hạn và dài hạn

Việc cắt giảm thuế này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu NSNN, đặc biệt hiện nay khi số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN so với các nước đang phát triển khác (chiếm khoảng 13% tổng thu NSNN từ thuế, phí và lệ phí) Và theo số liệu được ước tính sơ bộ, tác động trực tiếp về cắt giảm thuế suất sẽ làm số thu giảm khoảng 10% tổng số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu, đây sẽ là một nguồn thâm hụt rất lớn đối với NSNN, do vậy các biện pháp đưa ra nguồn thu thay thế

Trang 7

cần phải được thực hiện.1

hội nhập kinh tế

nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các

tổ chức và cá nhân Thuế thu nhập gồm có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp Đây là loại thuế có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn thu NSNN, là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thể hiện các chính sách công bằng, lành mạnh xã hội Theo điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập Thuế thu nhập doanh nghiệp luôn là nguồn thu quan trọng của NSNN Đến nay, thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn là khoản thu quan trọng, chiếm khoảng

23 - 24% tổng số thu thuế của Việt Nam.2

khẩu

Trước hết, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết góp phần làm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, các doanh nghiệp trong nước có thể nhập các loại nguyên vật liệu sản xuất với giá thành thấp hơn, giúp giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm khi bán ra và nâng

1 “Hội nhập kinh tế quốc tế: Tác động ra sao tới thu ngân sách?”, Cổng thông tin điện từ Bộ Tài chính, nguồn:

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=BTC335182

2 Phạm Khánh Toàn, Chi cục Thuế khu vực Giá Rai – Đông Hải (Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu), “Chính sách thuế thu nhập

doanh nghiệp: Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 9/2022, nguồn:

https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-thuc-trang-va-kien-nghi-351780.html

Trang 8

cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước Việc giảm giá bán ra thị trường rõ ràng sẽ giúp cho nguồn hàng hóa nội địa với giá thành phải chăng được người tiêu dùng quan tâm, tìm mua nhiều hơn, đặc biệt trong thị trường mà thu nhập của người dân không cao, ở đất nước đang phát triển như Việt Nam Với việc tăng lợi thế cạnh tranh về giá cả, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn, từ đó doanh thu được tăng lên, đồng nghĩa với lượng thuế thu nhập được nộp vào NSNN cũng gia tăng Ngoài ra, công cụ bảo hộ còn lại là thuế nhập khẩu đã giảm dần, xuất hiện thêm sức ép của hội nhập kinh

tế buộc các doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong nước phải điều chỉnh cơ cấu lại để có thể củng cố khả năng cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường cũng như tại các thị trường xuất khẩu Các doanh nghiệp trong nước sẽ nỗ lực bắt nhịp, thích nghi với những sự thay đổi khi hội nhập, dần cố gắng ổn định sản xuất, kinh doanh, có kế hoạch phát triển tốt nhằm tối ưu hóa việc tăng lợi

nhuận, đóng góp nguồn thu cho NSNN

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các chính sách hỗ trợ đến từ các

cơ quan nhà nước, giúp cho các doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh, tăng trưởng doanh thu và đóng góp ổn định cho NSNN Trong những năm gần đây, hầu hết các quốc gia đều trải qua tình hình kinh tế ảm đạm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó có Việt Nam, trong bối cảnh mất đi nguồn thu từ thuế nhập khẩu, Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ về thuế rất cần thiết, kịp thời cho những cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh, trong đó có bao gồm

cả việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.3 Mặc dù cắt giảm mức thuế này, nhưng những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, tiền thuê đất cùng với các giải pháp khác mà Chính phủ đã ban hành đã giúp cho cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế vượt qua khó khăn của dịch bệnh, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh trở lại và có nguồn thu, từ đó có nguồn tài chính ổn định để nộp NSNN

Hai trong những nguồn thu có thể thay thế cho thuế nhập khẩu bị giảm hàng năm của một nước khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đó chính là thuế VAT

3 Nhật Minh, “Điều gì giúp thu nội địa về đích sớm 1 tháng so với kế hoạch?”, Thời báo tài chính Việt Nam, nguồn:

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/dieu-gi-giup-thu-noi-dia-ve-dich-som-1-thang-so-voi-ke-hoach-97225.html

Trang 9

và thuế TTĐB

Thuế VAT hay thuế GTGT theo Điều 2 Luật Thuế GTGT năm 2008, được

định nghĩa như sau:“Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng

hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Theo tác giả Trần Đình Hảo, “Thuế GTGT là thuế gián thu, đánh vào việc sử

hành vi chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ” Có thể thấy, thuế GTGT là thuế gián thu, là giá trị được tính thêm theo giá

trị hàng hoá và dịch vụ được tăng thêm từ quá trình sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tới tay người tiêu dùng Do vậy, nói cách khác, số thuế này được tính trên giá bán cho người tiêu dùng - vị trí cuối cùng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ Dĩ nhiên, loại thuế này chỉ áp dụng trong phạm vi tiêu dùng trên lãnh thổ quốc gia Người nộp thuế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ, đóng vai trò là chủ thể trung lập về kinh tế, sẽ phải kê khai đầy đủ thuế và “nộp hộ” nguồn thu này từ người tiêu dùng cho nhà nước, bởi tính gián thu của thuế GTGT Để tăng thuế GTGT trong nước, nhà nước phải có biện pháp kích thích tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ Càng nhiều sản phẩm được bán ra, tiêu thụ, nhà nước sẽ càng nhận được nhiều nguồn thu cho NSNN Khi mà tham gia các hiệp định FTA thế hệ mới, một trong những điều kiện

mà các nước thành viên tham gia phải thực hiện đó chính là giảm thuế nhập khẩu về mức bằng 0% cho một số các mặt hàng nhập khẩu của các nước đối tác, hay nói cách khác, các cam kết FTA đã và sẽ có tác động nhất định, trực tiếp làm giảm nguồn thu NSNN Tuy nhiên, việc giảm thuế này sẽ kích thích gia tăng số lượng, chủng loại hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài đổ vào Việt Nam, tạo điều kiện cho chủ thể tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn Từ đó,

họ sẽ mua sắm, trao đổi hàng hoá nhiều hơn dẫn đến số lượng hàng hoá tiêu dùng tăng, đồng nghĩa với việc nguồn thu từ thuế VAT sẽ tăng, bù đắp vào tổn thất của NSNN khi phải giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu Tỷ trọng thu từ

4 Trần Đình Hảo, Nguyễn Thị Thương Huyền (2003), “Pháp luật thuế giá trị gia tăng - Những vấn đề lý luận và trực tiếp”, Nxb Tài chính, Hà Nội

Trang 10

thuế GTGT (trừ hoàn) chiếm 24,4% trong tổng thu NSNN giai đoạn 2011 -

2020, trong đó, thu thuế GTGT từ sản xuất, tiêu dùng trong nước chiếm 17% tổng thu NSNN.5

Cùng với thuế GTGT, thuế TTĐB cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho NSNN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Thuế TTĐB được quy định cụ thể tại Luật thuế TTĐB 2008 sửa đổi bổ sung 2014 Theo đó, có thể hiểu “Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam; cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước.”

Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán Đặc thù các đối tượng chịu TTĐB là những hàng hoá, dịch vụ xa xỉ phẩm, hoặc các hàng hoá, dịch vụ đặc biệt cần điều tiết tiêu dùng, ví dụ: hàng hóa: thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ; dịch vụ: kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê, ca-si-nô, do

đó mức thuế suất thuế TTĐB đều được áp dụng rất cao ở tất cả các nước Trung bình thuế TTĐB chiếm khoảng 15-18% trong tổng số thuế gián thu và chiếm

từ 9-10% tổng số thu từ thuế và phí hàng năm của nhà nước.6 Do được hưởng các ưu đãi và xóa bỏ các rào cản thuế nên xét về nguyên tắc, các thành viên FTA được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường Cũng có nghĩa nhu cầu

và tính đa dạng thị trường tăng lên, kinh tế phát triển Từ đó, khung cảnh đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, họ sẽ dần chú trọng tới việc tiêu thụ các hàng hoá, dịch vụ hơn, đặc biệt là các xa xỉ phẩm Tương tự như thuế VAT, ta cũng thấy sự xuất hiện gia tăng tiêu thụ trong nước các loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế TTĐB dẫn đến nguồn thu từ thuế TTĐB cũng tăng, góp phần bù vào những tổn hại cho NSNN khi thực hiện giảm thuế

5Trương Bá Tuấn (Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính), Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam số 5/2021, “Phát triển bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam”,

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM221186

6 ThS Phạm Đình Thi ((Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính), “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM153148

Trang 11

nhập khẩu Tỷ trọng thu thuế TTĐB hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng từ 6,3% trong giai đoạn 2011 - 2015 lên 6,9% trong giai đoạn 2016 - 2020.7

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết loại bỏ 1 số loại trợ cấp và các khoản ưu đãi đầu tư, đây là một trong những khoản NSNN tiết kiệm được,

có thể bù lại tiền thuế xuất khẩu giảm hàng năm Các loại trợ cấp và ưu đãi đầu

tư được hiểu như sau:

Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) trong khuôn khổ WTO tại Điều 1 đưa ra định nghĩa về trợ cấp như sau: Việc chứng minh một hành vi là “trợ cấp” phải đáp ứng đồng thời 3 yếu tố sau đây: Chi một khoản đóng góp tài chính ( người chi tiền: Chính phủ hoặc bất kỳ cơ quan công quyền nào trên lãnh thổ của một thành viên kể cả doanh nghiệp Nhà nước) và đem lại lợi ích; Sự đóng góp tài chính có thể là: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ NSNN hoặc miễn hoặc bỏ qua một khoản thu lẽ ra phải nộp cho Nhà nước ( ví dụ: miễn, giảm, thuế, phí…); hoặc Nhà nước mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa ( trừ cơ sở hạ tầng chung) với giá có lợi cho doanh nghiệp hơn bình thường…

Theo Diễn đàn của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), ưu đãi đầu tư được định nghĩa như sau: Khuyến khích đầu tư hay còn gọi là ưu đãi đầu tư là các biện pháp được Chính phủ sử dụng để thu hút đầu tư, hướng các dự án đầu tư vào các ngành các khu vực cần thiết hoặc ảnh hưởng đến tính chất của đầu tư Cơ bản trên thế giới, ưu đãi đầu tư được quy

về hai nhóm chính: chính sách thuế khóa và chính sách phi thuế.8 Chính sách

ưu đãi thuế có mục tiêu góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tập trung

ưu tiên phát triển những ngành, lĩnh vực, địa bàn kém phát triển, hoặc giải quyết được những bài toán khó khăn trước mắt cho các doanh nghiệp trong nước về trình độ và vốn,…

7 Trương Bá Tuấn (Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính), Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam số 5/2021, “Phát triển bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam”,

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM221186

8 Lê Minh Dương, Luận văn thạc sĩ luật học (2018), “Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo pháp luật đầu

tư Việt Nam từ thực tiễn các khu vực ven biển, vùng kinh tế trọng điểm miền trung, tr 13

Trang 12

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã đàm phán để điều chỉnh một số nội dung so với quy định chung về trợ cấp tại Hiệp định SCM, bao gồm:

Trợ cấp đèn đỏ: Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp này

(bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu)

từ thời điểm gia nhập Cụ thể như sau:

Về trợ cấp phi nông nghiệp, ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa Về trợ cấp nông nghiệp, ta cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản

từ thời điểm gia nhập.9 Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này theo điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển,

cụ thể: (i) Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển; và (ii) Trợ cấp cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu.10 Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm

Riêng đối với các ưu đãi đầu tư (ưu đãi về thuế) dựa trên tiêu chí thành

tích xuất khẩu và tỷ lệ nội địa hoá mà cơ quan Nhà nước đã cho phép doanh nghiệp được hưởng từ trước ngày gia nhập WTO thì sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến hết 5 năm kể từ ngày gia nhập (trừ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dệt may)

Các loại trợ cấp khác và các hình thức xử lý vi phạm hoặc biện pháp đối kháng: Tuân thủ Hiệp định SCM

Tóm lại, các doanh nghiệp nội địa và FDI đã thành lập và được hưởng ưu đãi thuế dựa trên tiêu chí xuất khẩu hoặc tỷ lệ nội địa hoá sẽ tiếp tục được hưởng

ưu đãi đến hết 11/1/2012 Trừ ngoại lệ này, tất cả các hình thức trợ cấp khác

mà doanh nghiệp được hưởng lợi sẽ tuân thủ các quy định tại Hiệp định SCM.11 Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo

9 “Bản tóm tắt cơ bản về cam kết WTO của Việt Nam”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, nguồn:

https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=122 , truy cập 10/10/2022

10 Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2011), “Cẩm nang hội nhập WTO”, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, tr.176

11 “Trợ cấp và thuế chống trợ cấp, các hiệp định và nguyên tắc WTO”, tr7, 1-4_trocap.pdf (trungtamwto.vn)

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w