1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) môn quản trị họcphân tích sự ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệplên các hoạt động của doanh nghiệp

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Sự Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Lên Các Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Tác giả Đoàn Phương Hạnh
Người hướng dẫn ThS. Đỗ Thị Thanh Hương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Với hầu hết những người lao động và công nhân viên rất ít đượcnghe tới cụm danh từ “Văn hóa doanh nghiệp” , vì vập họ chưa thấy được giá trị đíchthực của môi trường văn hóa nơi mà họ thư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH oooooooooo oooooooooo0

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN QUẢN TRỊ HỌC

PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÊN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Hà Nội, 2023

Lớp tín chỉ : QTTR303(HK1-2324)2.1

Giáo viên hướng dẫn : ThS Đỗ Thị Thanh Hương

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, nếu người ta coi phần cứng của một doanh nghiệp bao gồm cấu trúc mô hình, tổ chức, các hệ thống, quy trình, quy định, các kênh phân phối, cơ chế giao quyền, thì phần mềm của doanh nghiệp đó, chính là những giá trị, niềm tin, chuẩn mực hành vi, phương châm hành động hay nói cách khác, văn hoá chính là phần mềm của một tổ chức Giống như hoạt động của một chiếc máy tính, phần mềm chính là cái mang lại sức sống cho phần cứng, văn hoá chính là sức sống của doanh nghiệp Nói như vậy để ta thấy sự cấp thiết về việc phát triển văn hóa doanh nghiệp hiện nay

Tuy nhiên, khái niệm văn hóa doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam Với hầu hết những người lao động và công nhân viên rất ít được nghe tới cụm danh từ “Văn hóa doanh nghiệp” , vì vập họ chưa thấy được giá trị đích thực của môi trường văn hóa nơi mà họ thường gắn bó và làm việc Sức mạnh của doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân trong doanh nghiệp đó nhận thức được đầy đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình VHDN chính là tài sản vô hình, là sự kết dính màu nhiệm giữa con người với tổ chức, con người với con người Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá thì có thể khẳng định không thể phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay Đó là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện đại

Vì lí do trên, em xin phép phân tích văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina để thấy được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh như thế nào Bài tiểu luận được tiến hành nghiên cứu với trình độ có hạn, sự giới hạn của thời gian, nên đề tài chỉ có thể giải quyết những vấn đề hết sức cơ bản Vậy nên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Vậy nên, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của cô

Em xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 4

doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, niềm tin, các nguyên tắc kinh doanh, các truyền thống, các phương pháp hoạt động và môi trường làm việc trong nội

bộ tổ chức Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau và tác động đến suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa xã hội, vừa mang bản sắc của văn hóa truyền thống theo khu vực địa lí, vừa thể hiện tính thích nghi với môi trường hoạt động của doanh nghiệp hay thể hiện cả bản sắc của văn hóa giao lưu và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới theo thời gian

Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ con người, do con người hình thành và phát triển, là một nguồn lực vô hình có ảnh hưởng đến khả năng phát triển lâu dài của từng doanh nghiệp Theo Edgar Schein: VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và ứng xử với môi trường xung quanh Còn theo PGS TS Dương Thị Liễu Trường Đại học Kinh tế quốc dân thì VHDN là toàn bộ những nhân tố văn hóa (vật thể, phi vật thể) được doanh nghiệp lựa chọn, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp đó Nhìn từ bên ngoài thì VHDN là nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó, phân biệt nó với doanh nghiệp khác về cả yếu

tố vật thể (một mẫu đồng phục của tất cả các nhân viên; một kiểu thiết kế phòng làm việc cho mọi người hay thậm chí là một kiểu dây đeo thẻ…) và phi vật thể (cách chào đón khách; sự nhiệt tình, hòa hứng khi trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, sự nỗ lực làm việc của toàn bộ nhân viên…) Nhìn từ bên trong thì VHDN là những chuẩn mực mà tất cả thành viên đều tuân thủ hay bị chi phối, từ chuẩn mực về trang phục, giao tiếp đến làm việc và phấn đấu cho mục tiêu dài hơn

Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa doanh nghiệp cũng có những đặc trưng nhất định Trước hết, VHDN là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững Nó xác lập một hệ thống các giá trị được

Trang 5

mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó Đồng thời VHDN còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp

Mô hình văn hóa doanh nghiệp Edgar Schein chỉ rõ VHDN bao gồm 3 cấp độ sau: “Tạo tác” và các hành vi – Hữu hình (Artefacts)

Các quá trình và yếu tố hữu hình của doanh nghiệp nó bao gồm: kiến trúc nội ngoại thất; cơ cấu tổ chức; các lễ hội, lễ nghi; logo; mẫu mã sản phẩm…Đây là yếu tố đầu tiên mà ta có thể nhận thức về VHDN, nó giúp chuyển tải một phần về văn hóa của doanh nghiệp đó Vào Trường Đại học Ngoại thương, với các tòa nhà học, giảng đường, khu thể chất, logo được thiết kế với màu sắc chủ đạo là đỏ và trắng; hệ thống các phòng học được xây dựng đúng tiêu chuẩn; thư viện với đầy đủ các loại giáo trình, tài liệu ngoài ra các phòng thực hành với các thiết bị hiện đại…là một yếu tố để khẳng định về phương châm hướng tới chất lượng của nhà trường Tuy nhiên, nó không phải

là bản chất và cũng là thành phần dễ thay đổi nhất, nó được ví như phần nổi của tảng băng trôi luôn được thể hiện ra bên ngoài

Các giá trị được đồng thuận – tuyên bố ( Espoused values)

Những giá trị được chấp nhận chính là chiến lược, mục tiêu và triết lí kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng bao gồm những quy tắc trong hoạt động của doanh nghiệp Yếu tố này do các nhà quản trị tạo ra và phổ biến nó đến từng nhân viên trong doanh nghiệp Khi đây là các yếu tố tích cực, được sự đồng thuận, thuấn nhuần của tất cả các thành viên thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi nhiều ở nhà quản trị với kỹ năng định hướng và truyền cảm hứng cho nhân viên Tại chuỗi cửa hàng Thế giới di động, có thể thấy rõ được điều này khi mọi thành viên trong công ty, từ các nhà quản trị cấp cao đến các

4

Trang 6

nhân viên đều luôn có chung mục tiêu là tận tình trong cách phục vụ khách hàng; vui

vẻ, cởi mở với đồng nghiệp và tôn trọng cấp trên, bạn hàng

Quan niệm nền tảng – ngầm định (Basic Assumptions) Những quan niệm chung, đó chính là niềm tin; nhận thức; suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức và dường như nó mặc nhiên được chấp nhận trong doanh nghiệp Yếu tố này quyết định rất nhiều đến cách làm việc, ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp Nó thường đến từ các yếu tố thuộc về bản thân người lao động (văn hóa của bản thân) nhưng cũng đồng thời đến từ những giá trị, triết lí mà doanh nghiệp đó đang chia sẻ, khi những yếu tố này phù hợp và đa “thấm vào máu thịt” của họ thì đứng trước một tình huống cụ thể, mọi người đều “vô thức” và hành động giống nhau Như ở Trường Đại học Ngoại thương, văn hóa doanh nghiệp của chúng ta chính là hoạt động

“Học thật – thi thật” dù không được truyền bá rộng rãi, thông báo trong toàn trường nhưng từ bao lâu nay văn hóa này vẫn luôn luôn tồn tại, được ngầm chuyển giao giữa bao thế hệ học sinh

Cả ba cấp độ trên của văn hóa doanh nghiệp luôn hòa quyện và tương thích với nhau cùng hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó

hiệp:

Giáo sự James L.Heskett (giáo sự về Kinh doanh Logistics) từng nói rằng: “Văn hóa trong doanh nghiệp có thể chiếm đến 20-30% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.” Văn hóa trong doanh nghiệp thực sự quan trọng trong các tổ chức, công ty Vậy đâu là những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp? Đó là:

a Tầm nhìn của người lãnh đạo Tầm nhìn chính là bức tranh người lanh đạo muốn vẽ ra trong tương lai Một nền văn hóa lớn lao được bắt đầu từ một tầm nhìn đa diện Tầm nhìn đó có thể bao quát với

Trang 7

Discover more

from:

QTR69420

Document continues below

Quản Trị Học

Trường Đại học…

742 documents

Go to course

Quản Trị Học - Giáo Trình

Quản Trị

Học 100% (59)

184

Phân tích thực trạng hoạt động tuyển… Quản Trị

Học 100% (18)

23

Trắc nghiệm QTH Quản Trị

Học 100% (9)

25

TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG CỦA Vingroup Quản Trị

Học 100% (9)

20

Đáp án 222 câu QUẢN TRỊ HỌC Quản Trị

Học 100% (6)

18

Trang 8

những mục tiêu xa hơn, từ mục tiêu đó từng bước định hướng rõ ràng hơn Một công

ty, tổ chức xác định được hướng đi cho mình, họ sẽ tiến hành theo từng bước một Có thể nói tầm nhìn giống như là một kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ, quyết định và hành động

b Giá trị của doanh nghiệp

Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của tổ chức, doanh nghiệp đó Tầm nhìn cho thấy mục tiêu của công ty nhưng nhờ những giá trị đó làm thước đo, làm tiêu chuẩn để điều chỉnh từng hành vi, quan điểm để có thể có thể đạt được tầm nhìn đó Và nhiều doanh nghiệp đa tìm thấy những giá trị của họ xoay quanh các chủ đề như khách hàng, tính chuyên nghiệp,…

c Thực tiễn

Những giá trị đó thực hiện có tốt hay không phụ thuộc vào thực tiễn của doanh nghiệp đó Ví dụ, một doanh nghiệp có đưa ra giá trị “Con người là tài sản lớn nhất” thì công ty đó nên đầu tư trực tiếp vào con người theo những cách thức nhất định mà họ từng đưa ra Trong trường hợp doanh nghiệp đó có giá trị “thấp” thì lanh đạo doanh nghiệp đó buộc phải khuyên khích từ những nhân viên vị trí thấp đến các quản lí cấp cao cùng đưa ra ý kiến về những “giá trị chung” tránh ảnh hưởng những điều tiêu cực

d Con người

Ai sẽ là người đưa ra tầm nhìn, chia sẻ những giá trị cốt lõi đó? Nhân sự nào sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện những giá trị này?… Con người chính là yếu tố góp phần xây dựng nên nền văn hóa trong doanh nghiệp Đó cũng là lí do vì sao các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những nhân sự giỏi, phù hợp với công ty

e Sức mạnh vô hình

Đó chính là sự tự giác của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp Mỗi việc họ làm, thực

sự sẽ trở thành sức mạnh của cả tập thể, giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và mang đến những thành công mới

222 câu trắc nghiệm Quản trị học có đáp… Quản Trị

Học 93% (14)

18

Trang 9

f Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả

Yếu tố cuối cùng tạo nên văn hóa doanh nghiệp đó chính là xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, thành công Trong môi trường làm việc năng động như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra các cách riêng biệt giúp các thành viên làm việc nhanh và đạt hiệu quả đó là hình thành thói quen, lề lối làm việc cùng phương thức ứng

xử cùng hành vi lịch sự, văn minh Chính điều này góp phần tạo nên nét độc đáo cho từng văn hóa trong doanh nghiệp

II: Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina

ực phẩm Orion Vina

Được thành lập vào tháng 7/2005, Công ty TNHH thực phẩm ORION VINA Orion Food Vina Co LTD là doanh nghiệp thực phẩm có 100 vốn đầu tư Hàn Quốc thứ hai tại Bình Dương, nhưng là nhà máy sản xuất bánh ngọt đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và cũng là chi nhánh thứ 5 trong số các chi nhánh nước ngoài của Tập đoàn Orion nổi tiếng thế giới với nhãn hiệu bánh Choco Pie Riêng tại châu Á thì đây là nhà máy lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Nga Hiện nay ở Việt Nam, có hai nhà máy sản xuất bánh kẹo của ORION:

Nhà máy tại KCN Yên Phong – Yên Phong – Bắc Ninh Nhà máy tại KCN Mỹ Phước II - Bến Cát - Bình Dương

Hiện trên thị trường bánh kẹo Việt Nam, sản phẩm của Orion chiếm 40 thị phần bánh ngọt và giữ vị trí số một trong số những doanh nghiệp bánh kẹo nước ngoài đầu

tư tại Việt Nam Ông Tam Chul Gon, Chủ tịch tập đoàn Orion cho biết chiến lược của tập đoàn là phát triển nhà máy sản xuất ở Việt Nam trở thành nhà máy chính sản xuất bánh của Orion trên toàn cầu

7

Trang 10

Orion là 1 trong 3 công ty thực phẩm lớn nhất Hàn Quốc Tiền thân Orion là tập đoàn Tongyang, được thành lập năm 1956 khi nhà sáng lập Lee Yang-Gu mua lại nhà máy bánh kẹo lớn thứ 2 Hàn Quốc lúc bấy giờ là nhà mày Pungguk Năm 1957, Orion cho ra mắt cơ sở vật chất sản xuất kẹo cứng đầu tiên tại Hàn Quốc, sản xuất bán quy cứng, caramel,… Những năm 1960s, Orion tập trung đầu tư cho nghiên cứu và cho ra mắt nhiều sản phẩm phổ biến hơn như bánh quy mềm Mommy Biscuit và bắt đầu sản xuất các sản phẩm có vị socola như Nimege Chocolate, No.1 Chocolate

Năm 1971, Orion đối mặt với rủi ro phá sản khi đơn vị Tong Yang Cement của tập đoàn gặp vấn đề về thu hồi nợ Năm 1974, Orion vượt qua cơn khủng hoảng bằng việc cho ra mắt sản phẩm Orion Choco Pie với mức tăng trưởng 100% ngay trong năm đầu tiên Từ đây Orion phát triển thêm nhiều sản phẩm khác bên cạnh sự thành công của Choco Pie như kẹo mềm My Gummy, kẹo cao su, snack,… và mở rộng kinh doanh

ra nước ngoài Mặc dù có lịch sử gần nửa thế kỷ nhưng hoạt động kinh doanh của Orion khá tập trung dựa trên 9 nhóm hàng chính theo 3 nhóm thương hiệu chính gồm: MarketO (bánh quy, socola handmade cao cấp), Dr.You (thực phẩm nhiều dinh dưỡng)

và Orion (gồm bánh xốp, snack, bánh quy,

phẩm Orion Vina

- Đối với nhân viên:

Coi trọng nhân viên Bảo vệ nhân viên thông qua các chế độ và tiêu chuẩn đạo đức doanh nghiệp Chia sẻ lợi nhuận (profit share)

Thúc đẩy tương tác và chia sẻ thông tin nhanh chóng Nâng cao chất lượng đời sống của nhân viên Cải thiện chế độ/phúc lợi thông qua phản ánh ý kiến của nhân viên

- Đối với khách hàng:

Làm hài lòng khách hàng

Trang 11

Cung cấp sản phẩm chất lượng với giả cả hợp lý

Quản lý vệ sinh và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn tốt nhất

Tăng cường sự hài lòng của Khách hàng thông qua dự án

Bao bì thành thật

Phản ánh ý kiến của Khách hàng và phản ánh đề xuất trong chính sách sản phẩm

- Đối với đối tác:

Phát triển song phương

Tăng cường chính sách/ hoạt động thông qua tổ chức phát triển song phương

Mở rộng hỗ trợ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm

Rút ngắn ngày thanh toán (áp dụng thanh toán tiền mặt)

Hợp tác cùng có lợi và mở rộng chia sẻ hiệu suất

Lựa chọn công ty đối tác và giao dịch minh bạch, công bằng

- Đối với xã hội:

Có trách nhiệm với xã hội

Hoạt động cống hiến xã hội: tiến hành các hoạt động xã hội với sự tham gia của nhân viên, lớp học vui, v.v

Kinh doanh thân thiện môi trường: thiết lập và tiến hành chính sách thân thiện môi trường trong toàn bộ quá trình phát triển, sản xuất, kinh doanh, thải bỏ

Tuân thủ pháp luật: tiến hành hoạt động dự phòng trước (wpm) nhằm quản lý rủi ro pháp luật - đạo đức

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cũng giảm mạnh thì chiến lược mở rộng quy mô, đa dạng hệ thống sản phẩm của Orion được đánh giá là bước đi khá mạo hiểm Tuy nhiên, lãnh đạo công ty khẳng định việc cho ra mắt liên tiếp các thương hiệu mới là kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong một thời gian dài trước đó Bên cạnh đó, năm

2022, Orion được công nhận là nhãn hàng snack khoai tây số 1 Việt Nam Đây cũng có thể xem là một trong những bước tạo đà để năm 2023 trở thành thời điểm phù hợp giúp

9

Trang 12

Orion tự tin tung sản phẩm ra thị trường, khẳng định thương hiệu và tự tin đi tiếp hành trình gần 30 năm chinh phục thị trường Việt Nam

Dù là đơn vị đi sau trong một thị trường cạnh tranh rất mạnh nhưng Orion tin rằng

"sự khác biệt" chính là điều giúp thương hiệu được đón nhận và ủng hộ từ người tiêu dùng Sự khác biệt đến từ chất lượng và giá thành sản phẩm Trong khi giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, Orion đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để vừa đảm bảo chất lượng ổn định cho sản phẩm, vừa duy trì mức giá mua ổn định cho khách hàng Chủ trương không tăng giá cũng là cách để Orion đồng hành cùng người tiêu dùng trong thời điểm khó khăn và củng cố thương hiệu tại thị trường Việt Điển hình là từ năm

2014 - 2023, bánh ChocoPie không hề tăng giá và đây là điều mà rất hiếm doanh nghiệp nào làm được trên thị trường bánh kẹo hiện nay

"Kinh doanh thực phẩm chính là kinh doanh đạo đức Do đó các sản phẩm của Orion không chỉ phải ngon, chất lượng, mà còn phải tốt cho sức khỏe, phải an toàn dựa trên các nguyên tắc bắt buộc về chuẩn mực đạo đức Không chỉ sản phẩm mà chính con người, đội ngũ nhân viên bán hàng của Orion cũng luôn áp dụng nó trong mọi hoạt động, khía cạnh công việc Đạo đức quyết định hành vi và từ đó tạo nên một văn hóa doanh nghiệp tích cực, khác biệt", đại diện Orion Food Vina nhấn mạnh Văn hóa Orion tạo ra bản sắc riêng, sự khác biệt của Orion giữa hàng trăm nghìn doanh nghiệp

ở Việt Nam và hàng trăm triệu doanh nghiệp trên thế giới Chỉ có sự khác biệt mới tạo

ra thế mạnh của doanh nghiệp

Xây dựng nhãn hiệu Chocopie-Orion: Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác Hiểu được tầm quan trọng và sự ảnh hướng lớn của nhãn hiệu đến sản phẩm, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, ngay từ khi chính thức có mặt trên thị trường, Orion đã không ngừng xây dựng và phát

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w