Năng lượng chứa trong thành phần chất hữu cơ có trong rác sinh hoạt có thể được xác định bằng cách: sử dụng lò hơi như một thiết bị đo nhiệt lượng, thiết bị đo nhiệt lượng trong phòng th
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở QUẬN BÌNH TÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN
COMPOST
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện :Huỳnh Quốc Thuần MSSV: 0811080043 Lớp: 08CMT
Trang 2của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Quý thầy, cô khoa Môi trường & Công nghệ sinh học – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ
Tp Hồ Chí Minh, Phòng Tài Nguyên và Môi trường quận Bình Tân
Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo Viên Hướng Dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý thầy, cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường
Cảm ơn các cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi trường quận Bình Tân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu về hiện trạng quản lí chất thải rắn
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trên con đường học vấn
Tp Hồ Chí Minh , ngày 04 thán 07 năm
2011
Sinh viên Huỳnh Quốc Thuần
Trang 3Thưa quý Thầy Cô ! Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của em, em đã sưu tập sách báo, internet, tài liệu tham khảo cùng với kiến thức lĩnh hội được trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, cũng như trong quá trình công tác, em đã thực hiện xong đồ án khóa luận của em Khóa luận được thực hiện một cách tốt đẹp là nhờ sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và gia đình, bạn bè cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã thực hiện đồ án của mình mà không sao chép một tài liệu nào khác
Trang 4MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các sơ đồ, hình ảnh vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Giới hạn đề tài 3
4 Nội dung nghiên cứu .3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp luận 3
5.2 Phương pháp cụ thể 4
6 Ý nghĩa thực tiễn 5
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ 6
1.1 Đặc trưng chất thải rắn 6
1.1.1 Nguồn gốc chất thải rắn đô thị 6
1.1.2 Thành phần chất thải rắn đô thị 8
1.1.3 Tính chất chất thải rắn 9
1.1.4 Phương pháp dùng để xác định chất thải rắn 22
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh chất thải 26
1.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn 26
1.2.2 Ảnh hưởng của quan điểm quần chúng và luật pháp đến sự phát sinh chất thải 27
1.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố địa lí tự nhiên tới sự phát sinh chất thải 28
1.3 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 29
1.3.1 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước 29
1.3.2 Tác hại của chất thải rắn tới môi trường đất 30
1.3.3 Tác hại của chất thải rắn tới môi trường không khí 31
Trang 51.3.4 Tác hại của chất thải rắn tới cảnh quan và sức khỏe con người 31
1.4 Tổng quan về công nghệ sản xuất Compost 31
1.4.1 Định nghĩa 31
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới qui trình chế biến Compost 32
1.4.3 Chất lượng Compost 36
1.4.4 Lợi ích và hạn chế của việc chế biến Compost 36
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH TÂN VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN BÌNH TÂN 39
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 39
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 39
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41
2.1.3 Quy hoạch phát triển quận Bình Tân định hướng đến năm 2020 44
2.2 Hiện trạng chất thải rắn và công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Bình Tân 44
2.2.1 Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Quận Bình Tân 45
2.2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Q.BT 49
CHƯƠNG 3 : DỰ ĐOÁN KHỐI LƯỢNG RÁC QUẬN BÌNH TÂN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 77
3.1 Cơ sở để dự đoán khối lượng rác quận Bình Tân đến năm 2020 77
3.1.1 Dự đoán dân số quận Bình Tân đến năm 2020 77
3.1.2 Dự đoán khối lượng CTRSH của Quận Bình Tân đến năm 2020 78
3.1.3 Dự báo các tác động lên môi trường 80
3.2 Đánh giá hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Bình Tân 82
3.2.1 Kết quả được 82
3.2.2 Những vấn đề còn tồn tại 83
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI SINH HOẠT
Trang 64.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ 87
4.1.1 Các nguyên tắc để lựa chọn công nghệ 87
4.1.2 Các phương án công nghệ xử lí rác có nhiều triển vọng 89
4.2 Công nghệ chế biến Compost 96
4.2.1 Sơ đồ qui trình công nghệ biến phân Compost 96
4.2.2 Qui trình công nghệ 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
Kết luận 103
Kiến nghị 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 106
Phụ lục (A) 106
Phụ lục (B) 110
Phụ lục (C) 127
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các nguồn phát sinh CTR đô thị 6
Bảng 1.2 Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt 8
Bảng 1.3 Khối lượng riêng và hàm lượng ẩm của các chất thải có trong rác sinh hoạt 10 Bảng 1.4 Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTR khu dân cư 14
Bảng 1.5 Thành phần có khả năng phân hủy sinh học của hàm lượng chất hữu cơ tính theo hàm lượng lignin 18
Bảng 1.6 Các quá trình chuyển hóa sử dụng trong quản lí chất thải rắn 21
Bảng 1.7 Đơn vị biểu diễn lượng chất thải rắn 23
Bảng 1.8 Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật 33
Bảng 2.1 Khối lượng rác quét đường từ tháng 10/2010 – 04/2011 47
Bảng 2.2 Thành phần và tính chất thường thấy của rác thải sinh hoạt 48
Bảng 2.3 Thống kê các tổ thu gom rác dân lập phường An phường An Lạc 53
Bảng 2.4 Thống kê khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường An Lạc A 54
Bảng 2.5 Thống kê khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường Tân Tạo 55
Bảng 2.6 Thống kê phương tiện thu gom và vận chuyển 57
Bảng 2.7 Thống kê khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường Bình Trị Đông 58
Bảng 2.8 Phạm vi thu gom của các tổ trong phường Bình Trị Đông B 59
Bảng 2.9 Thống kê lực lượng thu gom rác dân lập tại 10 phường 61
Bảng 2.10 Vị trí các điểm hẹn trên địa bàn Q.BT 63
Bảng 2.11 Tổng hợp các quy trình thu gom vận chuyển 73
Bảng 3.1 Kết quả dự đoán dân số của Q.BT đến năm 2020 77
Bảng 3.2 Kết quả dự đoán lượng rác thải Q.BT đến năm 2020 79
Trang 9Bảng 4.1 Đặc điểm của những công nghệ được đề xuất cho việc xử lí CTRSH 91
Bảng 4.2 Mức độ an toàn đối với môi trường của các công nghệ xử lí 92
Bảng 4.3 Khả năng đáp ứng về mặt tài chính 93
Bảng 4.4 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật của các công nghệ 93
Bảng 4.5 Khả năng tận dụng lại chất thải của các công nghệ 94
Bảng 4.6 Mức độ tác động về mặt xã hội của các công nghệ xử lí 95
Bảng 4.7 Tổng kết điểm của các công nghệ xử lí được lựa chọn 95
Bảng 4.8 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 526 – 2002 101
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ định nghĩa phân tích cân bằng vật chất để xác định tốc độ phát sinh
CTR 26
Hình 2.1 Bản đồ qui hoạch quận Bình Tân 40
Hình 2.2 Sơ đồ hành chánh quản lí chất thải rắn 49
Hình 2.3 Qui trình thu gom vận chuyển rác sinh hoạt 51
Hình 2.4 Xử lý rác thải tại bãi rác Đa Phước 75
Hình 4.1 Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến Compost 97
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả
về tốc độ lẫn qui mô, số lượng lẫn chất lượng Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng
bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và hàng loạt các vấn đề về môi trường khác cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để TP.HCM là một thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km² Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào ngày 1 tháng 4 năm
2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật
độ trung bình 3.401 người/km²
Cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, Quận Bình Tân cũng đạt được những thành tích về kinh tế, ngành công nghiệp với giá trị sản xuất đạt 3.858.423 triệu đồng, tăng 31.15% so với năm 2009 Tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Các cơ sở thương mại dịch vụ trên địa bàn khoảng 4050 cơ sở trong đó kinh doanh thương mại chiếm 68.43%
Tuy vậy, Q.BT đang phải đối diện với những vấn đề lớn do dân số tăng quá nhanh Dân số địa bàn Quận Bình Tân trung bình năm 2009 là 575.568 người, trong
đó nữ chiếm 367.465, tốc độ tăng dân số khoảng 15% so với năm 2008 (chủ yếu là tăng cơ học) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng
Trang 12lực rất lớn cho công ty, thu gom và xử lý chất thải rác sinh hoạt Quá trình hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư đặc biệt là nhà trọ (là một loại dịch vụ phát triển rất nhanh) Từ đó, sẽ tạo ra một lượng đáng kể chất thải rắn sinh hoạt Bên cạnh đó việc thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, cụ thể nó tác động trực tiếp lên môi trường đất, nước và không khí làm cho chất lượng môi trường ở đây giảm đi rất nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân sống trong khu vực
CTR nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng nếu không có biện pháp quản lý
và xử lý thích hợp thì sẽ là môi trường sống tốt cho các vật trung gian gây bệnh cũng như các hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các bãi chôn lấp cụ thể là hiện tượng nước rò rỉ hay các khí phát sinh từ đây đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân trong khu vực
Chính vì thế, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Q.BT là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa thực tế Vì vậy,
trước những yêu cầu thực tế, đề tài: “Khảo sát hiện trạng quản lí chất thải rắn
sinh hoạt ở Quận Bình Tân và đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt
để sản xuất phân Compost” được thực hiện với mong muốn sẽ góp phần tìm ra các giải pháp quản lý CTR sinh hoạt thích hợp
2 Mục đích nghiên cứu
Trước sức ép ngày càng gia tăng của khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống quản lí còn những hạn chế, khiếm khuyết trong các khâu thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Q.BT Vì vậy, đề tài này được thực hiện với mục tiêu:
- Đánh giá hiện trạng quản lí chất thải rắn sinh hoạt ở Q.BT
Trang 13- Dự báo khối lượng rác đến năm 2020
- Đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost
3 Giới hạn đề tài
Thời gian: 30/05/2011 – 04/07/2011
Không gian: hệ thống quản lí CTRSH trên địa bàn Q.BT
Do giới hạn về thời gian, điều kiện còn nhiều hạn chế nên nội dung của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hiện trạng quản lí CTRSH ở Q.BT và đề xuất giải pháp tái sử rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost
4 Nội dung nghiên cứu
- Lời mở đầu
- Tổng quan chất thải rắn đô thị
- Tổng quan về Q.BT và hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
- Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Q.BT đến năm 2020, phân tích những mặt còn tồn tại trong công tác thu gom
- Đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost
- Kết luận và kiến nghị
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao và tốc
độ gia tăng dân số diễn ra như hiện nay Đó là tiền đề cho nguồn phát sinh CTRSH
Trang 14ngày càng tăng cả về số lượng và thành phần.Việc thu gom và xử lí rác sinh hoạt hỗn hợp đang gây nhiều khó khăn cho các công ty quản lí môi trường đô thị
Với khối lượng phát sinh lớn, CTR sinh ra chưa được thu gom và xử lí triệt để là nguồn gây ô nhiễm cho cả ba môi trường : đất, nước, không khí Tại các bãi đổ rác , nước rò rĩ và khí bãi rác là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực Do ý thức người dân chưa cao, bên cạnh đó chưa có sự quản lí chặt chẽ của chính quyền địa phương Do đó, CTRSH là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi cộng đồng dân cư, các nhà quản lí môi trường đô thị cũng như các cấp lãnh đạo Vì vậy, hệ thống quản lí CTRSH ở Quận cần được nâng cao hiệu quả hơn nữa để đảm bảo lượng rác được thu gom một cách triệt để, giữ gìn vệ sinh công cộng, đem lại nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng rác hiệu quả cao, đem lại mỹ quan đô thị cho Quận nói riêng và lợi ích môi trường nói chung
Trang 15- Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lí các số liệu ( từ các số liệu thu thập được, tổng hợp lại và đưa ra 1 số liệu thống nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm)
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia (ý kiến đóng góp của thầy cô, một số nhân viên trong phòng Tài nguyên môi trừơng)
- Phương pháp so sánh
6 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp một số cơ sở tìm ra giải pháp tối ưu cho công tác quản lý chất thải rắn tại Quận theo hình thức tổ chức hệ thống thu gom rác của nhà nước trên cơ sở
đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại Quận như:
- Đề xuất biện pháp quản lí có hiệu quả hơn
- Nâng cao nhận thức của người dân
- Đánh giá được tình hình thu gom, vận chuyển, xử lí sơ bộ CTRSH trên địa bàn Quận
- Giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường do CTRSH gây ra
- Mang lại lợi ích kinh tế cho nhà nước trong chi phí xử lý rác, đồng thời tìm ra được giải pháp để giải quyết cho vấn đề đất chôn lấp rác đang thiếu hụt do khối lượng rác gia tăng
Trang 16bỏ đó, chất thải đó được coi như chất thải rắn đô thị nếu như xã hội nhìn nhận như là một thứ mà thành phố có trách nhiệm thu gom và phân hủy
1.1.1 Nguồn gốc chất thải rắn đô thị
CTR đô thị được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: các hộ gia đình, công sở (cơ quan, trường học, bệnh viện,…), khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, quán ăn, chợ,…), đường phố và rác vương vải, khu công cộng (công viên, nhà ga, sân bay,…), xây dựng, công nghiệp, nông trại và trang trại, trạm xử lí chất thải,…được thể hiện cụ
thể qua bảng 1.1
Bảng 1.1 Các nguồn phát sinh CTR đô thị
sinh
Hoạt động hoặc vị trí phát sinh
1
các căn hộ chung cư
Thực phẩm, giấy, cartông, plastic, gỗ, thủy tinh, can thiết, nhôm, các kim loại khác, tro, các “chất thải đặc biệt” (bao
Trang 17gồm vật dụng to lớn, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe,…), chất thải độc hại
2
Khu thương
mại
Cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng, sửa chữa,…
Giấy, cartông, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải độc hại
3
Cơ quan,
công sở
Trường học, bệnh viện, nhà tù, văn phòng cơ quan nhà nước
Các loại chất thải giống như khu thương mại Chú ý, hầu hết chất rắn y tế (rác y tế) được thu gom và xử lí tách riêng bởi vì tính chất độc hại của nó
Gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao, bụi,…
Bùn, tro
6
Công nghiệp Các nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng, nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, các nhà máy chế biến thực phẩm, các ngành
Chất thải sản xuất công nghiệp, vật liệu phế thải, chất thải độc hại chất thải đặc biệt
Trang 187
Nông nghiệp Các hoạt động thu hoạch trên
đồng ruộng, trang trại, nông trường và các vườn cây ăn quả, sản xuất sữa và lò giết mổ gia súc
Các loại sản phẩm phụ của quá trình nuôi trồng và thu hoạch hoặc chế biến như rơm rạ, rau quả, sản phẩm thải của các lò giết mổ heo, bò,…
(Nguồn : George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hiil Inc, 1993)
1.1.2 Thành phần chất thải rắn đô thị
Thành phần của CTR mô tả các phần riêng biệt mà từ đó nó tạo nên dòng chất thải
và mối quan hệ giữa các thành phần này thường được biểu thị bằng phần trăm theo khối lượng Thành phần CTR có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị
xử lí, cũng như hoạch định các chương trình và hệ thống quản lí chất thải rắn
Bảng 1.2 Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
Nguồn thải Thành phần chất thải
Giấy,Carton Nhựa
Vải Cao su Rác vườn
Gỗ Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh…
Nhôm
Trang 19Kim loại chứa sắt
Đồ điện gia dụng Hàng hóa (white goods) Rác vườn thu gom riêng Pin
Dầu Lốp xe Chất thải nguy hại Chất thải từ viện nghiên
cứu, công sở
Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư
và khu thương mại
(Nguồn: TS.Nguyễn Trung Việt – TS.Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Giáo trình quản
lý chất thải rắn, Công ty Môi trường Tầm nhìn xanh)
1.1.3 Tính chất chất thải rắn
Trang 20a) Tính chất lí học
Khối lượng riêng. Khối lượng riêng là khối lượng vật chất trên một đơn vị thể tích,
sử dụng để tính toán khối lượng hay thể tích rác thải phải quản lí Khối lượng riêng của CTRSH tùy vào từng trường hợp: rác để tự nhiên không chứa trong thùng, rác chứa trong thùng và không nén, rác chứa trong thùng và nén Do đó, số liệu khối lượng của CTRSH chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kem theo phương pháp xác định khối lượng riêng Khối lượng riêng của rác sinh hoạt lấy từ các xe ép rác thường dao động trong
kg/m3
Độ ẩm. Độ ẩm của CRT thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô Trong lĩnh vực quản lí chất thải rắn, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn
Bảng 1.3 Khối lượng riêng và hàm lượng ẩm của các chất thải có trong rác sinh hoạt
Loại chất thải
Độ ẩm (% khối lượng)
Rác khu dân cư (không nén)
Trang 21(Nguồn: TS.Nguyễn Trung Việt – TS.Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Giáo trình quản
lý chất thải rắn, Công ty Môi trường Tầm nhìn xanh)
Kích thước và sự phân bố kích thước. Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong CTR đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu hồi vật liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như sàng quay và các thiết bị tách loại từ tính
Khả năng tích ẩm Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được Đây là thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng nước rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp Phần nước dư vượt quá khả năng tích trữ của CTR sẽ thoát ra ngoài thành nước rò rỉ Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện nén ép rác và trạng thái phân hủy của chất thải Khả năng tích ẩm của CTRSH của khu dân cư
và khu thương mại trong trường hợp không nén có thể dao động trong khoảng 50-60%
Trang 22Độ thẩm thấu của rác nén. Tính dẫn nước của chất thải đã nén là thông số vật lí quan trọng khống chế sự vận chuyển của chất lỏng và khí trong bãi chôn lấp Độ thẩm thấu thực chỉ phụ thuộc vào tính chất của CTR, kể cả sự phân bố kích thước lỗ rỗng, bề mặt, và độ xốp Giá trị độ thẩm thấu đặc trưng đối với CTR đã nén trong một bãi chôn
b) Chuyển hóa lí học
Những biến đổi lí học cơ bản có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống quản
lí chất thải rắn bao gồm: phân loại, giảm thể tích cơ học, giảm kích thước cơ học Những đổi lí học không làm chuyển pha (ví dụ từ pha rắn sang pha khí) như các quá trình biến đổi hóa học và sinh học
Phân loại chất thải Phân loại chất thải là quá trình tách riêng các thành phần có trong CTRSH nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồng nhất Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh tái sử dụng được có trong CTRSH, tách riêng những thành phần mang tính chất nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng
Giảm thể tích cơ học. Phương pháp nén, ép thường được sử dụng để giảm thể tích chất thải Ở hầu hết các thành phố xe thu gom thường được lắp bộ phận ép rác nhằm tăng khối lượng rác có thể thu gom trong một chuyến Thông thường, các trạm trung chuyển đều được lắp đặt hệ thống ép rác để giảm chi phí vận chuyển rác thải đến bãi chôn lấp Tương tự như vậy, để tăng thời gian sử dụng bãi chôn lấp, rác thường được nén trước khi phủ đất
Giảm kích thước cơ học. Giảm kích thước chất thải nhằm thu được chất thải có kích thước đồng nhất và nhỏ hơn so với kích thước ban đầu của chúng Cần lưu ý rằng, giảm kích thước chất thải không có nghĩa là kích thước chất thải cũng giảm.Trong một
Trang 23số trường hợp, thể tích của chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn kích thước ban đầu của chúng
1.1.3.2 Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học
a) Tính chất hóa học
Tính chất hóa học của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lí và thu hồi nguyên liệu Ví dụ, khả năng cháy phụ thuộc vào tính chất hóa học của CTR, đặc biệt trong trường hợp chất thải là hỗn hợp của những thành phần cháy được và không cháy được Nếu muốn sử dung CTR làm nhiên liệu cần phải xác định 4 đặc tính quan trọng sau:
- Những tính chất cơ bản
- Điểm nóng chảy
- Thành phần các nguyên tố
- Năng lượng chứa trong rác
Đối với phần rác hữu cơ dùng làm phân Compost hoặc thức ăn gia súc, ngoài thành phần những nguyên tố chính, cần phải xác định thành phần các nguyên tố vi lượng
Những tính chất cơ bản. Những tính chất cơ bản cần phải xác định đối vối các thành phần cháy được trong chất thải rắn bao gồm:
nung kín)
- Thành phần carbon cố định (thành phần có thể cháy được còn lại sau khi thải các chất có thể bay hơi)
Trang 24Điểm nóng chảy của tro Điểm nóng chảy của tro là quá trình mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ) Nhiệt dộ nóng chảy đặc trưng đối với quá trình đốt rác sinh hoạt thường dao động
Các nguyên tố cơ bản trong CTRSH. Các nguyên tố cơ bản trong CTRSH cần phân tích bao gồm C (cacbon), H (Hidro), O (Oxi), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH cũng như xác định tỉ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân Compost
Bảng 1.4 Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTR khu dân cư
Thành phần
Phần trăm khối lựơng khô (%)
Trang 25(Nguồn: TS.Nguyễn Trung Việt – TS.Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Giáo trình quản
lý chất thải rắn, Công ty Môi trường Tầm nhìn xanh)
Năng lượng chứa trong các thành phần của chất thải rắn Năng lượng chứa trong thành phần chất hữu cơ có trong rác sinh hoạt có thể được xác định bằng cách: sử dụng lò hơi như một thiết bị đo nhiệt lượng, thiết bị đo nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm và tính toán nếu biết thành phần các nguyên tố Tuy nhiên, phương án sử dụng
lò hơi khó thực hiện nên hầu hết các số liệu về năng lượng của các thành phần chứa
trong rác đều xác định bằng máy đo nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm
Chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác Nếu thành phần chất hữu
cơ có trong CTRSH được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thông quá trình chuyển hóa sinh học (phân compost, methane, ethanol,…) Số liệu về chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác trong chất thải đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu cầu của những sản phẩm sau quá
trình chuyển hóa sinh học
b) Chuyển hóa hóa học
Biến đổi hóa học CTR bao hàm cả quá trình chuyển pha (từ pha rắn sang pha lỏng,
từ pha rắn sang pha khí,…) Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, những quá trình chuyển hóa học chủ yếu được sử dụng trong xử lí CTRSH bao gồm đốt (quá trình oxy
Trang 26Đốt (Oxy hóa hóa học)
Đốt là phản ứng hóa học giữa oxy và chất hữu cơ có trong rác tạo thành các hợp chất bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt
Lượng không khí được cấp dư nhằm đảm bảo quá trình cháy xảy ra hoàn toàn Sản
O2, và phần không cháy còn lại Trong thực tế, ngoài những thành phần này còn có một lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx, và các khí vi lượng khác tùy theo bản chất của chất thải
Nhiệt phân
Vì hầu hết các chất hữu cơ đều không bền nhiệt, chúng có thể bị cắt mạch qua các phản ứng racking nhiệt và bị ngưng tụ trong điều kiện không có oxy, tạo thành những phần khí, lỏng và rắn Trái với quá trình đốt là quá trình tỏa nhiệt, quá trình nhiệt phân
là quá trình thu nhiệt Đặc tính của 3 phần chính tạo thành từ quá trình nhiệt phân CTRSH như sau: dòng khí sinh ra chứa H2, CH4, CO2, CO và nhiều khí khác tùy thuộc vào bản chất của chất thải đem nhiệt phân, hắc ín và/hoặc dầu dạng lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng và chứa các chất như acid acetic, aceton và methanol, và than bao gồm carbon nguyên chất cùng với những chất trơ khác
Khí hóa
Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu carbon để tạo
Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở điều kiện áp suất khí quyển sử dụng không khí làm tác nhân oxy hóa, sản phẩm cuối cùng của quá trình khí hóa sẽ là:
- Khí năng lượng thấp chứa CO2, CO, H2, CH4 và N2
Trang 27- Hắc ín chứa C và các chất trơ sẵn có trong nhiên liệu
- Chất lỏng ngưng tụ giống như dầu pyrolic
1.1.3.3 Tính chất sinh học và chuyển hóa sinh học
- Hemicellulose là sản phẩm ngưng tụ của đường 5 carbon và đường 6 carbon
- Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6- carbon
- Mỡ, dầu và sáp là những este của rượu và acid béo mạch dài
- Lignocellulose
- Proteins là chuỗi các amino acid
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH là các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành các khí, chất rắn hữu cơ trơ và các chất vô cơ Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) có trong rác thải
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ
thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ có trong CTRSH Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học
Trang 28của phần chất hữu cơ có trong CTRSH là không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học (như giấy in báo và nhiều loại cây kiểng)
Bảng 1.5 Thành phần có khả năng phân hủy sinh học của hàm lượng chất hữu cơ tính
theo hàm lượng lignin
rắn tổng cộng TS)
Hàm lựợng lignin (LC), (% VS)
Phần có khả năng phân hủy sinh học (BF)
(Nguồn: TS.Nguyễn Trung Việt – TS.Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Giáo trình quản
lý chất thải rắn, Công ty Môi trường Tầm nhìn xanh)
Sự hình thành mùi
Mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTRSH Ví dụ, trong điều kiện kị
thành H2S Quá trình này có thể biểu diễn theo các phương trình sau :
(Lactate) (Sulfate) (Acetate) (Sunfide)
Trang 29b) Chuyển hóa sinh học
Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong CTRSH có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân Compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản xuất khí methane Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men, và antinomycetes Các quá trình này có thể thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí, tùy theo lượng oxi sẵn có Những điểm khác biệt cơ bản giữa những phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kị khí là bản chất của các sản phẩm cuối của quá trình và lượng oxi thực sự phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển hóa hiếu khí Những quá trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong chất thải sinh hoạt bao gồm quá
Trang 30trình làm phân Compost hiếu khí, quá trình phân hủy kị khí và quá trình phân hủy kị khí với nồng độ chất rắn cao
Quá trình làm phân conpost hiếu khí
Phần chất hữu cơ chứa trong chất thải sinh hoạt sẽ được phân hủy sinh học Mức
độ và thời gian cần thiết cho quá trình phân hủy xảy ra phụ thuộc vào bản chất của chất thải, độ ẩm, dinh dưỡng sẵn có, và các yếu tố môi trừơng khác Dưới điều môi trường được khống chế thích hợp, rác vườn và phần chất hữu cơ có trong CTRSH được chuyển hóa thành phân Compost trong khoảng thời gian ngắn (từ 4 tới 6 tuần) Quá trình composting xảy ra trong điều kiện hiếu khí có thể biểu diễn theo phương trình sau:
Chất hữu cơ + O2 + Dinh dưỡng Tế bào mới + Phần chất hữu cơ + CO2
chứa nhiều lignin là thành phần khó bị phân hủy sinh học trong một khoảng thời gian ngắn
Quá trình phân hủy kị khí
Phần chất hữu cơ chứa trong CTRSH có thể phân hủy sinh học trong điều kiện kị
phương trình sau:
Trang 31Như vậy, các sản phẩm cuối chủ yếu là CO2, CH4, NH3, H2S, và thành phần chất hữu cơ không phân hủy Trong hầu hết các quá trình chuyển hóa kị khí, CO2 và CH4 chiếm hơn 99% tổng lựơng khí sinh ra Phần chất hữu cơ bền còn lại (bùn) phải được tách nước trước khi đưa ra bãi chôn lấp
1.1.3.4 Vai trò của các quá trình chuyển hóa chất thải trong quản lí CTR
Các quá trình chuyển hóa lí học, hóa học và sinh học được áp dụng để:
- Gia tăng hiệu quả vận hành hệ thống quản lí CTR
- Thu hồi các thành phần có khả năng tái sinh và tái sử dụng
- Thu hồi các sản phẩm chuyển hóa và năng lượng
Bảng 1.6 Các quá trình chuyển hóa sử dụng trong quản lí chất thải rắn
phẩm chuyển hóa cơ bản
Lí học
khí
Các thành phần riêng rẽ có trong chất thải rắn sinh hoạt
Hóa học
khác
khác nhau, hắc ín, hoặc dầu, và
Trang 32than
carbon và chất trơ có sẵn trong nhiên liệu, dầu pyrolic
Sinh học
Làm phân compost
hiếu khí
Làm phân compost
kị khí
hủy Mối quan hệ mật thiết giữa quá trình chuyển hóa chất thải trong việc thiết kế hệ thống hợp nhất quản lí CTR có thể chứng minh như sau: nếu quá trình làm phân Compost là một khâu trong chương trình quản lí CTR, thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH phải được tách riêng Muốn vậy việc phân loại chất thải phải được thực hiện tại nguồn phát hay tại nhà máy thu hồi chất thải Nếu phân loại tại nguồn, những thành
phần nào cần được tách riêng để quá trình làm phân Compost đạt tối ưu
1.1.4 Phương pháp dùng để xác định chất thải rắn
1.1.4.1 Các phương pháp đo lường được dùng để xác định khối lượng CTR
Việc xác định khối lượng CTR sinh ra, phân loại để tái sử dụng và thu gom để tiếp tục xử lí hoạc thải bỏ ở bãi chôn lấp nhằm cung cấp những số liệu cần thiết cho công tác xây dựng và thực hiện những chương trình quản lí CTR một cách hiệu quả
Do đó, trong bất kì nghiên cứu quản lí CTR nào cũng phải đặt biệt chú trọng khi lựa chọn thông tin cần thu thập sao cho phân bố kinh phí một cách hợp lí Các phương pháp đo lường để xác định khối lượng bao gồm:
Trang 33Phương pháp đo thể tích và khối lượng
Cả thông số thể tích và số lượng đều được dùng để đo đạc lượng CTR Tuy nhiên, việc sử dụng thông số thể tích để xác định lượng chất thải rắn có thể gây nhầm lẫn ví
chôn lấp Do đó, nếu sử dụng phương pháp thể tích, các giá trị thể xác định được phải tương ứng với mức độ nén ép hoặc khối lượng riêng của chất thải trong điều kiện tồn trữ
Để tránh nhầm lẫn, lượng CTR phải được biểu diễn dưới dạng khối lượng Khối lượng là cách biễu diễn chính xác nhất vì có thể cân trực tiếp không kể đến mức độ nén
ép Biểu diễn bằng khối lượng cũng cần thiết trong quá trình vận chuyển CTR vì lượng chất thải được phép chuyên chở thường được qui định bởi giới hạn khối lượng trên đường cao tốc hơn là thể tích Tuy nhiên, khối lượng và thể tích có ý nghĩa quan trọng
như nhau khi biểu diễn sức chứa của bãi chôn lấp
Phương pháp biểu diễn tốc độ phát sinh chất thải
Cùng với những thông tin về nguồn và thành phần CTR cần phải quản lí, phương pháp biểu diễn lượng chất thải sinh ra cũng không kém phần quan trọng Các đơn vị sử
dụng các nguồn phát sinh chất thải khác nhau được đề xuất trong bảng 1.7 Tuy nhiên,
cần lưu ý, đơn vị phát sinh chất thải đối với các hoạt động thương mại và công nghiệp
có hạn chế Do đó, trong nhiều trường hợp sử dụng đơn vị đối với CTRSH từ khu dân
cư để biểu diễn chất thải từ các hoạt động này
Bảng 1.7 Đơn vị biểu diễn lượng chất thải rắn
Trang 34trước, đơn vị chung thường dùng để biểu diễn tốc độ phát sinh CTR là kg/ng.ngđ Tuy nhiên, thành phần chất thải dao động rất nhiều so với CTRĐT đặc trưng nên việc sử dụng đơn vị kg/ng.ngđ có thể dẫn đến sai số rất nhiều
Từ khu thương mại
Trước đây, tốc độ phát sinh chất thải rắn thương mại cũng được biểu diễn bằng đơn vị kg/ng.ngđ mặc dù trong thực tế, đơn vị này vẫn được sử dụng, nhưng thông tin về bản chất của chất thải sinh ra từ hoạt động thương mại thu được từ cách biểu diễn này không nhiều Cách biểu diễn có ý nghĩa hơn phải thể hiện mối quan hệ đến số lượng khách hàng, trị giá bán được và một số đơn vị tương tự Với cách này cho phép so sánh được số liệu của mọi nơi trong cả nước
Từ công nghiệp
Một cách lí tưởng, chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất phải biểu diễn trên đơn vị sản phẩm có thể đo được, chẳng hạn như kg/xe đối với cơ sở lắp ráp xe hoặc kg/ca đối với cơ sở đóng gói
Số liệu này cho phép so sánh giữa cơ sở có hoạt động sản xuất tương tự trong cả nước
Từ nông nghiệp
Hầu hết số liệu về chất thải sinh ra từ hoạt động nông nghiệp được biểu diễn dựa trên đơn vị sản phẩm có thể đo được, chẳng hạn như kg phân/1400kg bò và kg chất thải/tấn sản phẩm Hiện nay, số liệu số liệu sẵn có về lượng chất thải sinh ra từ hoạt động nông nghiệp liên quan đến trồng lúa và nhiều cây trồng khác
(Nguồn : Tchobanoglous et al.,1993)
1.1.4.2 Các phương pháp ước tính khối lượng chất thải
Trang 35Khối lượng chất thải thường xác định trên cơ sở số liệu tổng hợp từ những nghiên cứu về tính chất chất thải Số liệu thống kê lượng chất thải phát sinh trước đây, hoặc kết hoặc cả hai cách này Các phương pháp chung dùng để đánh giá lượng CTR phát sinh là:
- Phân tích tổng hợp rác trên xe vận chuyển
- Phân tích khối lượng - thể tích
- Phân tích cân bằng vật chất
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hầu hết phương pháp xác định chất thải đều thể hiện không chính xác những số liệu báo cáo, ví dụ: khi dự đoán tốc độ phát sinh CTRSH từ khu dân cư, kết quả đo đạc thường không phản ánh tốc độ phát sinh thực sự vì có nhiều biến ẩn Hầu hết các giá trị tốc độ phát sinh CTR trong báo cáo trước năm 1990 đều dựa trên số liệu về lượng rác thu gom được chứ không phải lượng rác thật sự sinh ra
Phương pháp phân tích tổng hợp lượng rác trên xe
Theo phương pháp này, số lượng xe vận chuyển và tính chất chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ước tính) được ghi lại trong một khoảng thời gian nhất định, cũng có thể cân và ghi lại số liệu Tốc độ phát sinh chất thải được xác định dựa trên số liệu thực tế và nếu cần thiết có thể sử dụng số liệu đã công bố
Phương pháp phân tích khối lượng - thể tích
Mặc dù việc sử dụng số liệu khối lượng – thể tích cụ thể bằng cách cân và đo thể tích của mỗi xe vận chuyển sẽ cung cấp những thông tin chính xác hơn về khối lượng riêng của những loại CTR mà địa phương khảo sát, nhưng vấn đề là thật những thông
tin gì cần thiết cho mục đích nghiên cứu?
Phương pháp phân tích cân bằng vật chất
Trang 36Cách duy nhất để thu được số liệu đáng tin cậy về tốc độ phát sinh và mức dao động của CTR là phân tích cân bằng vật chất một cách chi tiết đối với từng nguồn phát sinh chất thải như từng hộ gia đình, từng hoạt động thương mại hoặc công nghiệp Trong một số trường hợp, phương pháp cân bằng vật chất cần thiết để chứng minh sự phù hợp của các chương trình tái sinh chất thải
Hình 1.1 Sơ đồ định nghĩa phân tích cân bằng vật chất để xác định tốc độ phát
sinh CTR
Phân tích thống kê khối lượng chất thải
Để xây dựng hệ thống quản lí CTR thường cần phải xác định đặc tính hệ thống của tốc độ phát sinh CTR Ví dụ: đối với nhiều hoạt động công nghiệp lớn, việc cung cấp dung tích thùng chứa để trữ lượng CTR lớn nhất ước tính được của một ngày nhất định là không thực tế Dung tích thùng chứa sử dụng phải dựa trên cơ sở phân tích thống kê tốc độ phát sinh chất thải và đặc điểm của hệ thống thu gom
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh chất thải
1.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
Vật liệu lưu trữ (nguyên liệu, sản phẩm, chất thải rắn)
Dòng vào (vật liệu)
Dòng ra (vật liệu)Dòng ra (sản phẩm)
Dòng ra (chất thải rắn, chất thải rắn trong khí thải) Dòng ra (khí đốt và tro)
Trang 371.2.1.1 Giảm chất thải tại nguồn
Việc giảm chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện được qua các bước thiết
kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm với hàm lượng chất độc hại nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian hữu dụng của sản phẩm là dài nhất Việc giảm chất thải cũng có thể xảy ra ở các hộ gia đình, khu thương mại hoặc công nghiệp thông qua khuynh hướng mua một cách chọn lọc và tái sử dụng sản phẩm và vật liệu Một cách khác có thể giảm được chất thải tại nguồn như:
- Thay thế các loại sản phẩm chỉ sử được một lần bằng các sản phẩm có khả năng tái
sử dụng được
Trang 38Khối lượng CTR sinh ra sẽ giảm đáng kể nếu ngừơi dân sẵn lòng thay đổi ý muốn của họ, thay đổi cách sống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm gánh nặng kinh tế liên quan đến quản lí CTR Để có thể thay đổi quan điểm của quần chúng cần thực hiện chương trình giáo dục cộng đồng Có thể nói yếu tố con người quyết định đến việc giảm thiểu CTR tại nguồn Việc thải bỏ chất thải sinh hoạt xảy ra mọi lúc, mọi nơi với khối lượng ngày càng tăng Cùng với lí do đó mà việc giảm thiểu chất thải tại nguồn chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi tất cả mọi ngừơi trong cộng đồng hiểu được những tác hại của việc không phân loại và lợi ích của việc phân loại Chỉ trên cơ sở mọi tầng lớp với nghề nghiệp và cương vị khác nhau có nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc phân loại tại nguồn, có thực hiện đầy đủ mọi chủ trương và biện pháp kĩ thuật phân loại tại nguồn do nhà nước đề ra thì hiệu quả mới đạt được như mong muốn
1.2.2.2 Vai trò của luật pháp
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát sinh của một số loại chất thải
là nhờ vào quy định của nhà nước, địa phương về việc sử dụng các loại vật liệu đặc biệt như luật về vật liệu đóng gói và chứa thức uống Cũng có thể áp dụng các phương pháp khác như khuyến khích mua và sử dụng vật liệu tái sinh được bằng cách giảm giá bán từ 5-10%
1.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố địa lí tự nhiên tới sự phát sinh chất thải
Các yếu tố địa lí tự nhiên như vị trí, mùa trong năm, chu kì thu gom và đặc trong khu vực có thể ảnh hưởng tới lượng chất thải sinh ra và lượng chất thu gom
1.2.3.1 Vị trí địa lí
Vị trí địa lí, khí hậu có thể ảnh hưởng đến khối lượng và cả thời gian phát sinh của một số loại chất thải Ví dụ, sự biến thiên khối lượng rác vườn sinh ra từ những nơi khác nhau phụ thuộc vào khí hậu Ở những vùng ấm áp sẽ kéo dài hơn những nơi khác
Do đó, rác vườn thu gom được không những có khối lượng lớn hơn đáng kể mà thời
Trang 39gian phát sinh cũng lâu hơn Do tính biến thiên khối lượng của một số thành phần chất thải rắn theo khí hậu, nên cần phải thực hiện nghiên cứu trong từng trường hợp cụ thể nếu như các giá trị này ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống thiết kế
1.2.3.2 Mùa trong năm
Khối lượng của một số thành phần CTR cũng bị ảnh hưởng của mùa trong năm
Ví dụ: khối lượng rác thực phẩm liên đến mùa trồng rau và trái cây
1.2.3.3 Tần suất thu gom
Nhìn chung nếu dịch vụ thu gom không bị hạn chế, CTR sẽ thu gom được nhiều hơn Tuy nhiên, kết luận này không cho áp dụng để suy ra CTR sẽ nhiều hơn
Ví dụ: Nếu hộ gia đình chỉ có một hoặc hai thùng chứa rác trong một tuần, do giới hạn sức chứa của thùng, họ sẽ cất riêng báo và những vật liệu khác; trong khi đó, dịch
vụ thu gom không hạn chế, chủ hộ có khuynh hướng thải bỏ luôn cả những phần này Trong trường hợp này, lượng chất thải sinh ra có thể giống nhau nhưng lượng chất thải thu gom được sẽ rất khác nhau Như vậy, ảnh hưởng cơ bản của tần suất thu gom đến
sự phát sinh chất thải vẫn chưa được giải đáp
1.3 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
1.3.1 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất hữu cơ chứa nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ tách ra kết hợp với nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nứơc mặn, hình thành nước rò rỉ Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển chất ô nhiễm ra môi trừơng xung quanh
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất đựơc hình thành trong quá trình
Trang 40cao (COD: từ 3.000 – 45.000 mg/l; N-NH3: từ 10-800 mg/l; BOD5: từ 2000-30.000 mg/l; TOC ( Carbon hữu cơ tổng hợp): 1.500-20.000 mg/l; Phosphorus tổng cộng: từ 1-70 mg/l,… và lượng lớn các vi sinh vật
Nếu nước thải có chứa kim loại nặng, kim loại nặng trong giai đoạn lên men acid
sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men metan Các hợp chất hidroxit vòng thơm, acid humic và acid fulvic có thể tạo thành phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn,… Hoạt động của các vi khuẩn kị khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt có hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như Ni, Pb, Cd,Zn Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm
Ngoài ra, nước rò rỉ có chứa các thành phần hợp chất hữu cơ độc hại như: chất hữu
cơ bị halogen hóa, các hidrocarbon đa vòng thơm,… chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư Các chất này nếu như thấm vào tầng nước ngầm hay nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng
của con người hiện tại và cho thế hệ mai sau
1.3.2 Tác hại của chất thải rắn tới môi trường đất
Các chất hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong 2 điều kiện hiếu khí và kị khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung
thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm
Nhưng với lượng rác quá lớn so với khả năng tự làm sạch của môi trường đất thì sẽ gay ô nhiễm môi trừơng đất Các chất ô nhiễm này cùng các chất độc hại, các vi trùng gây hại ngấm xuống đất xâm nhập vào nguồn nước ngầm hoặc chảy theo dòng nước ra