1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương tỉnh lào cai

66 9,8K 57

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 147,87 KB

Nội dung

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

Trang 1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trên thế giới rừng từ lâu là lá phổi xanh của Trái Đất, nếu như tất cảthực vật trên Trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khí tuyệt đối là64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn(hay 44%), dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu

bọ trên Trái đất trong khoảng 2 năm Không những thế rừng còn đóng vai trònhư một động lực phát triển nền kinh tế ở những nước có nền kinh tế đangphát triển bởi những lâm sản gỗ và phi gỗ mà rừng cung cấp

Rừng Việt Nam là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phongphú, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, là nguồn cung cấpnhiều sản phẩm cho xã hội, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắnvới đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc Theo tài liệu mà MaurandP[12] công bố trong công trình “ Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ 43,7% diện tích lãnhthổ.Vào thời kì đó độ che phủ ở Bắc Bộ vào khoảng 68%, ở Trung Bộ khoảng44% và ở Nam Bộ vào khoảng 13% Trước năm 1945, rừng nguyên sinh ởViệt Nam bị phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi, hiểm trở,nhưng do khả năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già có trữlượng cao (từ 250m3 - 300m3), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núi ViệtNam Quá trình mất rừng sảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm

1990, đặc biệt từ năm 1980 - 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, bìnhquân mỗi năm hơn 100 ngàn ha rừng bị mất

Sự suy giảm tài nguyên rừng không những làm giảm tính đa dạng sinhhọc, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó

mà còn làm xuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứngnhà kính, thủng tầng ôzôn hay gần đây nhất là sự biến đổi như lũ quét, sạt lở,gây thiệt hại nặng nề về người và của, an ninh lương thực bị đe dọa đó làcâu trả lời của thiên nhiên với chính những gì mà con người đã gây ra Chúng

ta chỉ có duy nhất một trái đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh

Trang 2

vườn duy nhất để trồng cây, một bầu dưỡng khí duy nhất để thở những thứ

mà chúng ta chẳng thể có được đến hai lần Vậy chúng ta cần phải bảo vệcuộc sống của chính chúng ta khỏi những đe dọa của thiên nhiên (PhùngNgọc Lan, 1997) [6]

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trang rừng ở nước ta bịsuy giảm lại chính là do con người không có ý thức bảo vệ, khai thác săn bắnbừa bãi với mục đích lợi ích cá nhân Ngoài yếu tố trên còn có những yếu tốsát thực khác như đốt phá rừng trái phép, nạn du canh, du cư đốt nương làmrẫy của các đồng bào dân tộc miền núi đã làm cho trữ lượng rừng của nước ta

bị suy giảm nghiêm trọng Bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật về rừng, về tổchức của lực lượng kiểm lâm chưa hoàn chỉnh, hoạt động thiếu thống nhất,đồng bộ, nên hiệu lực quản lý của nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng

bị giảm sút, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của lực lượng kiểm lâmnhân dân Đây là bài toán khó, cần sự nghiên cứu tổng hợp và có một giảipháp cụ thể đối với công tác quản lý bảo vệ rừng

Để khắc phục và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, hạn chế tớimức thấp nhất những tác hại dẫn đến việc rừng bị suy giảm Đảng và nhànước ta đã kịp thời có những chủ trương chính sách về quản lý bảo vệ rừngnhư: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, thông tư số 34/2009/TT-BNNPPTNT,luật bảo vệ và phát triển rừng, các dự án như 327, 661, 147, đã và đangđược triển khai

Mường khương là một huyện vùng biên, vùng cao của tỉnh Lào Cai.Cuộc sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, đa số người dân sốngchủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp Áp lực cuộc sống khiến cho ngườidân có tác động xấu đến tài nguyên rừng và giảm chất lượng rừng Công tácquản lý, bảo vệ rừng những năm gần đây đã được các cấp chính quyền quantâm và đầu tư, song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức

Như vậy, để góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương

được tốt hơn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai"

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài thực hiện nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quảcông tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng ởđịa phương ngày một tốt hơn

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại địaphương

- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý bảo vệrừng của địa phương

- Đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừngtại địa phương

1.4 Ý Nghĩa đề tài

1.4.1.Ý nghĩa trong hoc tập:

Đề tài có ý nghĩa rất lớn trong công việc:

- Giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học,giúp sinh viên làm quen với thức tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm

- Giúp sinh viên có khả năng giao tiếp, làm việc với người dân

- Nắm bắt được các phương pháp trong điều tra, đánh giá được công tácquản lý bảo về rừng các cấp

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho khoa, trường và địa phương

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:

Đề tài thực hiện nhằm nắm bắt được tình hình thực tế về quản lý bảo vệrừng tại địa phương, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhất giúp ngườidân và chính quyền địa phương có kế hoạch quản lý bảo vệ rừng trong thờigian tới đạt hiệu quả cao

Trang 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học

Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàngloạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ bằng hệthống các lâm luật, chính sách, các nghị định như giao đất, giao rừng, phòngchống lửa rừng

Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần làviệc khai thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo

vệ, tái tạo và phát triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừngtrong việc bảo vệ môi trường sinh thái

Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo

sự phát triển bền vững Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng

bộ các biện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn địnhliên tục những tác dụng và lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau Sự pháttriển bền vững này phải đảm bảo 3 yếu tố sau:

Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì

hệ thống sinh vật, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của

hệ sinh thái

Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ănviệc làm ổn định cho người lao động Đáp ứng được nhu cầu sử dụng tàinguyên rừng của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi íchcủa thế hệ mai sau

Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng phải cho hiệu quả kinh tế cao, năngsuất chất lượng ổn định đồng thời phải được thị trường chấp nhận

Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tàinguyên sinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện bamặt đó là phù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặtkinh tế (PGS.TS Lê Sỹ Trung, 2002) [11]

Trang 5

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới

Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX,

tỷ lệ mất rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra vàgia tăng liên tục Nếu tính cả thế giới thì trong 5 năm thế giới mất đi 56 triệu

ha rừng (mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha)

Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong đó có diện tích rừngnguyên sinh là 8,08 tỷ ha Nhưng dưới sự tác động của con người đã làm chodiện tích rừng trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng Theo số liệu thống kêcủa FAO đến năm 1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717 triệu ha.Trong đó 1,867 triệu ha ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triểnchút ít Còn 1,850 triệu ha rừng nhiệt đới Tính trung bình mỗi năm diện tíchrừng nhiệt đới bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha Trong khi đó diện tích rừngtrồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất tính

đa dạng sinh học.[12]

Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm

1980 mất 9 triệu ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng

và Châu Mĩ mất đi 18,4 triệu ha Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất

đi tăng lên 80% so với 10 năm trước Với tôc độ đó một số chuyên gia lâmnghiệp dự đoán chỉ trong vòng một thế kỷ nữa rừng rừng nhiệt đới sẽ bị hủydiệt Ngoài ra mất rừng làm cho diện tích đất rừng và đất trồng rừng bị xóimòn làm biến chất, do tình trạng chặt phá rừng, sa mạc hóa hàng năm trênthế giới làm mất đi khoảng 2 tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra 50tấn lương thực thực phẩm

- Ở Ấn Độ: Khi chính sách lâm nghiệp được thông qua vào những năm

1978 cho rằng “các cộng đồng lâm nghiệp cần được khuyến khích phát triển,

tự xác định vị trí của mình trong việc phát triển và bảo vệ các khu rừng mà họcũng có nhiều quyền lợi trong đó” Trong những năm 1988 - 1989 ở các bangOrussa và Taybengan đã thông qua các hướng dẫn về việc chuyển giao quyềnquản lý một phần rừng cộng đồng lâm nghiệp, tiếp đó một nghị quyết về hợptác quản lý rừng quốc gia được thông qua vào tháng 6 năm 1990 ủng hộquyền lợi và trách nhiệm của các cộng đồng trong suốt 6 năm, sau đó cácbang còn lại của Ấn Độ đều thông qua các hướng dẫn tương tự

Trang 6

- Ở Philipin: Đã áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo

đó chính phủ giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quầnchúng và cộng đồng địa phương trong 25 năm thiết lập rừng cộng đồng vàgiao cho nhóm quản lý Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng.Nếu được giao dưới 310 ha thì năm đầu phải trồng 40% diện tích và 5-7 nămthì phải hoàn thành việc trồng rừng trên diện tích đất được giao

- Ở một số nước khác: Thái Lan, Nam Triều Tiên đều có xu hướngchung là cho phép nhóm người ở các địa phương có nhiều rừng có quyền sửdụng các lợi ích về rừng và quy định rõ trách nhiệm của họ tương ứng với lợiích được hưởng

- Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trongnhững năm gần đây như sau:

+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếusang mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trườngsinh thái

+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp Xu hướng làchuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ươngđến địa phương và cơ sở

+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp củanhà nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp đểtạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn

+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng

kế hoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự Các chính sách cũng rất quantâm đến sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng Vì vậy đãđược quản lý bảo vệ tốt hơn

2.2.2 Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam

Trước đây do dân số còn ít nên việc quản lý bảo vệ rừng ít được chútrọng mà chỉ tập trung vào khai thác Người dân tự do vào rừng lấy tất cảnhững gì từ rừng để phục vụ cho nhu cầu của mình mà gần như không có sựtrở ngại nào

Một thời gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị khai thác để trồngcây công nghiệp Năm 1943, diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha và mật

Trang 7

độ che phủ là 43,3% Trong những năm tiếp theo diện tích rừng nhiệt đới củanước ta bị tàn phá hơn 2 triệu ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh vànhân dân khai phá rừng để sản xuất đất nông nghiệp, Năm 1976 tỷ lệ che phủrừng của nước ta chỉ còn 33,8% và tiếp tục giảm xuống 30% vào năm 1985 và26% vào năm 1995 Sự suy giảm tài nguyên rừng trong những năm gần đâychủ yếu là do dân số tăng nhanh, khai thác rừng không hợp lý và sự yếu kémtrong công tác quản lý đã làm cho diện tích rừng của nước ta vẫn tiếp tục bịphá hoại (Lê Sỹ Trung, 2008)[11]

Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia chương trình Lâm Nghiệpnhiệt đới vói mã số VIE-88-073 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991

Dự án này đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc đánh giá hiện trạnglâm nghiệp Việt Nam và đưa ra khuyến cáo về định hướng phát triển lâmnghiệp cho đến năm 2000 (Phùng Ngọc Lan, 1997)[6]

Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đãđược đang và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách mớinhằm giảm thiểu tình trạng tàn phá tài nguyên rừng:

- Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của chính phủ về việc xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lýlâm sản

- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNN ngày 10/06/2009 của bộ NôngNghiệp & Phát Triển Nông Thôn về quy đinh tiêu chí xác định phân loại rừng

- Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 29/12/2004 do quốc hộisoạn thảo

- Các quyết định 327, 661 đã và đang nhanh chóng đi vào hiện thực.Mục tiêu của đảng và nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý bảo vệrừng trong giai đoạn hiện nay là:

- Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm luật bảo vệ rừng và pháttriển rừng

- Thiết lập các hệ thống chủ rừng trên toàn quốc với từng loại rừng:rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất

- Tạo điều kiện cho nông dân đổi mới cây trồng, vật nuôi, hạn chế và điđến tình trạng xóa bỏ độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy, góp phầnchuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn

Trang 8

- Góp phần bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môitrường sinh thái

2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai với nhiềudân tộc anh em sinh sống Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với 226 thôn bản,

có tổng diện tích tự nhiên là 55 614,53 ha, phân bố trải rộng trên 16 xã, thịtrấn, địa hình chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, người dân chủ yếu làdân tộc thiểu số, trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm89,6% tổng số lao động trên toàn huyện

- Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng

- Phía Đông giáp huyện Bắc Hà, Si Ma Cai Và tỉnh Vân Nam(Trung Quốc)

Là huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, có tổngchiều dài biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc 86,5 km với 2 cửakhẩu là Mường Khương và Pha Long, đây là điều kiện thuận lợi cho việcgiao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung,giữa hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam nói riêng

2.31.2 Địa hình

Mường khương có địa hình được kiến tạo bởi cao nguyên cổ Bắc Hà,thuộc dãy núi Tây Côn Lĩnh Địa hình bị chia cắt, nhiều đồi núi cao và khesuối, độ dốc lớn Độ cao bình quân so với mặt nước biển là 950m đỉnh núi caonhất có độ cao 11591m thuộc xã Pha Long, độ dốc trung bình 25 đến 300

Địa hình được chia thành 3 vùng:

- Vùng thấp bao gồn các xã: Lùng Vai, Bản Lầu, Bản Xen

Trang 9

- Vùng trung bao gồm các xã: Thị Trấn Mường Khương, Tung ChungPhố, Thanh Bình, Nậm Lư, Nậm Chảy.

- Vùng cao gồm các xã: Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng, Lùng KhẩuNhin, Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu, Tả Ngải Chồ

Trên địa bàn huyện có 6 nhóm đất chính, thích hợp cho việc phát triểnnhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp và cây dược liệu:

+ Nhóm đất feralit vàng đỏ trên đá sét và đấ biến chất trên núi cao từ1200m trở lên

+ Nhóm đất feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi trungbình từ 700 đến 1200m

+ Nhóm đất feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi thấp từ

300 đến 700m

+ Nhóm đất feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên vùng đồi + Nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi

+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ [2]

2.3.1.3 Khí hậu, thủy văn

Bảng 2.1 Bảng biểu khí hậu thời tiết của huyện Mường

Khương năm 2011 Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Số giờ nắng (h) Lượng mưa (mm)

Trang 10

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện Mường Khương)

Khí hậu: Nằm sát chí tuyến á nhiệt đới bắc bán cầu nên khí hậu mangtính chất á nhiệt đới gió mùa Một số tiểu vùng trên địa bàn do ảnh hưởng củayếu tố địa hình nên mang khí hậu cận nhiệt đới một năm có hai mùa nhưngkhông có ranh giới rõ rệt mùa đông lạnh nhiệt độ kéo dài bình quân 15- 160C.tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ có thể xuống đến 60C Mùa hè mát mẻnhiệt độ trung bình 32- 330C cao nhất là 350 C lượng mưa trung bình hàngnăm là 1991 mm Cao nhất là 2402mm, thấp nhất là 1358mm Lượng mưaphân bố không đều do địa hình sông Chảy và sông Hồng có độ dốc cao, khíhậu mang nhiều tính chất của khí hậu lục địa Do lượng mưa phân bố khôngđều, địa hình dốc, độ che phủ của rừng thấp nên mùa mưa nước tập trungnhanh gây ra lũ ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp.[2]

Là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnhhưởng của địa hình nên diễn biến của khí hậu khá phức tạp, hình thành 2 vùngtiểu khí hậu khác biệt:

- Vùng thấp: Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa không điển hình,nhiệt độ trung bình năm khoảng 210C chia thành hai mùa tương đối rõ rệt.mùa mưa (tháng 5 - 10), mùa khô (từ tháng 11- tháng 4 năm sau) Tiểu vùngkhí hậu này phù hợp với sinh trưởng phát triển của các loài cây lâm nghiệpnhiệt đới

- Vùng núi cao: Nằm ở đai trên 800 m Đặc trưng khí hậu của vùng này

là cận nhiệt đới không điển hình Một năm có hai mùa, ranh giới không rõrệt Mùa đông lạnh và khô kéo dài Nhiệt độ trung bình từ 15 - 170C thánglạnh nhất nhiệt độ có thể xuống đến 4- 50C Mùa hè mát mẻ nhiệt độ cao nhấtkhông đến 300C Tiểu vùng khí hậu này rất thích nghi với sự sinh trưởng pháttriển của cây lâm nghiệp lá kim

Trang 11

Thuỷ văn: Hệ thống sông suối của huyện nằm ở đầu nguồn của hai con

sông lớn là sông Chảy và sông Nậm Thi Hệ thống thủy văn của huyện khádày đặc với mật độ từ 0,7 - 1 km/km2 và phân bố phức tạp do hiện tượngKASTER hoạt động mạnh tạo nên các dòng chảy ngầm Vì vậy các phần núicao của huyện, nhất là vùng núi đá vôi dòng chảy lớn mặt bị hạn chế mật độsuối giảm có nơi chỉ còn 0,5km/km2

Dòng chảy chủ yếu của các con suối theo hai hướng chính là Tây Bắc Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam Phía Đông huyện có sông Chảy bắtnguồn từ Trung Quốc Phía Tây huyện có có sông Nậm Thi là một nhánh hợplưu của sông Hồng các con suối chính là suối Bản Phiệt, suối Nậm Chảy,suối Pac trà có lưu lượng lớn hơn 50 km2, các suối còn lại có lưu lượngkhoảng 10 - 20 km2 [2]

-2.3.1.4 Tài nguyên rừng

Duy trì thường xuyên công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Triển khai kịp thời công tác khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng theo kếhoạch Huyện đã trồng được 70 ha rừng phòng hộ, 30 ha rừng sản xuất;khoanh nuôi bảo vệ 12.901 ha rừng, đồng thời thực hiện rà soát xong 100 hađất trồng rừng thay thế nương rẫy tại thị trấn Mường Khương

Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp huyện Mường Khương là 30857,1 ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

Trong đó:

- Diện tích có rừng là 23445,22ha

- Diện tích đất trống nồi núi trọc không có rừng là 7411,86ha

- Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ 18088 ha (đất có rừng 13608,59

ha Đất trống 4479, 91 ha)

- Diện tích quy hoạch cho sản xuất 12769,1 ha (đất có rừng 9836,65 ha.Đất trống 2931,95 ha) [3]

Trang 12

2.3.2 Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội

2.3.2.1 Dân sinh

Bảng 2.2 Thống kê số lượng dân số và dân tộc của

huyện Mường Khương

(Nguồn: Phòng KinhTế & Cơ Sở Hạ Tầng huyện Mường khương)

Mường Khương là huyện miền núi với nhiều dân tộc anh em sinh sống.Bao gồm 14 dân tộc khác nhau, người H’Mông là dân tộc đa số trong huyện,chiếm 41,78 % tổng nhân khẩu, dân tộc Nùng chiếm 26,28%, dân tộc kinhchiếm 11,98%, Dao 5,75%, Dáy 3,66%, Pa Dí 2,58%, Phù Lá 2,21%, ThuLao 1,1%, còn lại là các dân tộc khác Dân số toàn huyện có 51481 người,mật độ dân số bình quân 89 người/ km2, nơi có mật độ dân số thấp nhất là xãNậm Chảy với 44 người /km2 Nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấnMường Khương 163 người/km2 Toàn huyện có 26206 người trong độ tuổi laođộng chiếm 55,96% dân số của toàn huyện trong đó, lao động trong khu vực

Trang 13

nông lâm nghiệp chiếm 89,6%, lao động trong nghành công nghiệp, xây dựngchiếm 1,23 %, còn lại là lao động trong các nghành nghề khác

2.3.2.2 Kinh tế

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị tình hình kinh tế - xã hội củahuyện trong những tháng đầu năm tiếp tục có những bước phát triển.Vì vậy,kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh

tế đạt 11,6% Tổng sản lượng lương thực đạt 29.307 tấn, đạt 102,1% kếhoạch, tăng 7,2% so với năm 2010.Tỷ lệ hộ thoát nghèo đạt 7,04% bằng 802hộ; tỷ hộ nghèo còn lại là 55,52% bằng 6.320 hộ Thu nhập bình quân đầungười ước đạt 6 triệu đồng/ người/năm Đời sống vật chất, tinh thần của nhândân được cải thiện

Bảng 2.3 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Mường Khương năm 2011

(Nguồn: Phòng KinhTế & Cơ Sở Hạ Tầng huyện Mường khương)

Kinh tế Mường Khương chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, các sảnphẩm nổi tiếng về nông nghiệp, lâm nghiệp như là: mận, lê, cây thuốc, dượcliệu, thào quả, chè, đậu tương… Mường khương có nguồn lao động trong lĩnhvực nông lâm nghiệp dồi dào, nhưng do tính chất công việc không ổn định,tính chất mùa vụ nên mức thu nhập của người dân thấp Nguồn thu nhậpchính của các hộ gia đình là sản suất nông nghiệp (như trồng cây ăn quả, ngô,lúa nương và chăn thả gia súc)

Trang 14

Những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chếthị trường có sự điều tiết của Nhà Nước Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sátcủa Trung Ương, của Tỉnh và sự nỡi lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền cáccấp và nhân dân các dân tộc trong huyện Tình hình kinh tế - xã hội của huyện

đã từng bước phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nhân dânđược nâng lên Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đường biênmốc giới được giữ vững

Sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện thu được kết quả cao Huyện chỉđạo làm tốt công tác cung ứng vật tư nông nghiệp, tập huấn chuyển giao khoahọc kỹ thuật, phòng chống thiên tai, sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi kịp thời.Các cây trồng chủ yếu sử dụng giống lai, chịu hạn, kháng sâu bệnh, thời giansinh trưởng ngắn, cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao Tổng sản lượnglương thực 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 19.291 tấn, bằng 67% kế hoạch,trong đó: Ngô xuân gieo trồng 5.231ha bằng 100% kế hoạch, tăng 1,6% sovới cùng kỳ, sản lượng đạt 16.739 tấn; lúa xuân gieo cấy được 440 ha bằng100% kế hoạch, tăng 2,3% so với cùng kỳ, sản lượng đạt 2.552 tấn Chươngtrình cây ăn quả, cây công nghiệp được đầu tư có hiệu quả, tăng về cả diệntích, năng xuất và sản lượng: Cây dứa, diện tích 700 ha, sản lượng 10.000 tấn,giá trị đạt trên 40 tỷ đồng; cây chuối, diện tích 272 ha, sản lượng trên 8.000tấn, giá trị đạt trên 90 tỷ đồng; cây chè, diện tích 1.131 ha, sản lượng đạt3.575 tấn, giá trị đạt 14,3 tỷ đồng; cây thuốc lá, diện tích cho thu hoạch 146

ha, sản lượng đạt 132 tấn, giá trị đạt 556,3 triệu đồng Tổng giá trị cây ăn quả,công nghiệp đạt trên 200 tỷ đồng.Một số cây trồng khác như đậu tương, chè,dứa, chuối cơ bản đạt và vượt kế hoạch Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc,gia cầm đạt 91% so với cùng kỳ, đạt 90% kế hoạch, đàn gia súc, gia cầm pháttriển ổn định, công tác phòng trừ dịch bệnh được duy trì thường xuyên, việckhống chế, dập dịch được triển khai tích cực Tuy nhiên, đầu năm do rét đậm,rét hại kéo dài đã làm 154 ha cây thuốc lá phát triển chậm nên không cho thuhoạch và 996 con gia súc bị chết rét, dịch lở mồm long móng bùng phát ở các

xã Pha Long, Cao Sơn, Bản Xen đã làm 128 con gia súc bị mắc bệnh Chănnuôi phát triển ổn định, tăng trưởng đàn gia súc đạt 3% Diện tích ao hồ 80ha,sản lượng đạt 68 tấn, giá trị ước đạt 3,4 tỷ đồng

Trang 15

Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển, các ngànhnghề sản xuất kinh doanh chủ yếu gồm chế biến nông sản, sơ chế chè, đồmộc, khai thác vật liệu xây dựng, rèn đúc Giá trị sản xuất đạt 8.200 triệuđồng, bằng 58% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ

Thị trường hàng hóa đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượngkhu vực dịch vụ thương mại tăng khá Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướnggiảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp,thương mại và dịch vụ

2.3.2.3 Văn hóa xã hội

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, công tác giáo dục - đào tạotừng bước được nâng cao, cơ sở hạ tầng được quan tâm củng cố Tỷ lệ họcsinh từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 98% Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPTđạt 82,8%; bổ túc THPT đạt 71%; THCS đạt 99,7%, chất lượng mũi nhọn tiếptục chuyển biến (có 178 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, 35 học sinhđạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh) Duy trì 16/16 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dụctiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cậpgiáo dục THCS 13 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó có

01 trường đạt chuẩn mức độ 2 Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tếđược thực hiện có hiệu quả Huyện chỉ đạo thực hiện tốt công tác giám sátdịch bệnh, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm do vậy trên địa bàn huyệnkhông có dịch bệnh lớn xảy ra Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được quantâm, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân Hoạt động thể dục,thể thao được đẩy mạnh, tổ chức thi đấu thành công 3 giải thể thao, tham giathi đấu các giải thể thao do tỉnh tổ chức đạt thành tích cao

Thực hiện các chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo, lao động việclàm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn được quan tâm thường xuyên Cácchính sách an sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm Huyện đã tổ chức tốtviệc thăm và tặng quà, tiếp nhận và chi quà của Chủ tịch nước, của tỉnh chocác gia đình chính sách trong dịp lễ, tết đảm bảo đúng đối tượng, với tổng trịgiá 103,3 triệu đồng và 46.290 tấn gạo Cấp phát 40.768 thẻ bảo hiểm y tế chongười dân tộc thiểu số và người nghèo Sáu tháng đầu năm đã giải quyết việclàm mới cho 638 người, bằng 65,8% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động

Trang 16

22 người, đồng thời tiếp tục triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ

về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Theo tiêu chímới tỷ lệ hộ nghèo của Mường Khương là 63,7%; ước tỷ lệ thoát nghèo sáutháng đầu năm giảm 2,1% (150 hộ) Huyện tăng cường chỉ đạo rà soát, điềutra hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn để kịp thời thực hiện các chính sách hỗtrợ của Nhà nước

2.3.2.4 Y tế

Về y tế: Tại các xã đã có đội ngũ y tế thôn bản, có y tá trực 24/24 phụ

vụ nhu cầu khám chữa của bà con

Thực hiện tốt công tác khám chữa, cấp cứu cho người dân, đẩm bảophục vụ cho các đối tượng chính sách, đồng bào nghèo, đối tượng bảo hiểm y

tế Tập trung công tác phòng chống các loại dịch bệnh như bệnh tiêu chảy cấpnguy hiểm, sốt suất huyết Các chương trình y tế quốc qia được thực hiện tốt.Duy trì 100% trạm y tế có y sỹ, khu thôn xóm có nhân viên y tế Tăng cườngkiểm tra vệ snh an toàn thực phẩm Cấp phát 40.768 thẻ bảo hiểm y tế chongười dân tộc thiểu số và người nghèo

Năm 2011 huyện được giao 92 công trình, trong đó 48 công trìnhchuyển tiếp, 44 công trình khởi công mới, tiến độ thi công các công trình

và hoàn thiện thủ tục đầu tư công trình khởi công mới còn chậm Giá trịkhối lượng thực hiện đạt 56.050 triệu đồng; giải ngân đạt 62.900 triệuđồng bằng 61% kế hoạch Đang tiến hành xây dựng các trụ sở mới như

Trang 17

hội trường huyện Khu nhà trụ sở 4 khối cơ quan Tất cả 15 xã đã có trụ

sở xã kiên cố

Toàn huyện có 3 trường trung học phổ thông, 1 trường dân tộc nội trú,

16 trường trung học cơ sở và 56 trường tiểu học phục vụ nhu cầu đi học củacon em các dân tộc trên địa bàn huyện

Điện lưới, 100% số xã đã có điện sử dụng 96,9 % người dân được sửdụng điện lưới quốc gia Huyện có 16 chợ tại các xã và thị trấn Chợ đượchọp theo phiên, một tuần có một phiên

2.3.2.6 An ninh quốc phòng

Quốc phòng, an ninh được duy trì và giữ vững An ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội ổn định, tai nạn, tệ nạn xã hội giảm Tiếp tục đẩy mạnh cảicách hành chính; thực hiện cơ chế “một cửa” trong các cấp, các ngành, đặcbiệt là cơ chế “một cửa” liên thông, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hànhchính theo quy định Thực hiện nghiêm và đúng quy định về công tác tiếpdân, giải quyết đơn thư, khiếu nại - tố cáo, không để tình trạng bức xúc,khiếu kiện đông người xảy ra Công tác phòng, chống tham nhũng và thựchành tiết kiệm, chống lãng phí được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện

có hiệu quả

Thực hiện Nghị quyết 11- NQ/CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ vềkiềm chế lạm phát, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các chi, đảng bộ và cácngành nghiêm túc triển khai thực hiện Số tiền tiết kiệm chi trong năm đạttrên 1,9 tỷ đồng

Trang 18

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đánh giá toàn bộ các hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ rừng đốivới diện tích rừng và đất rừng của hạt đang quản lý

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1 Địa điểm

Tại hạt Kiểm Lâm huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai

3.2.2 Thời gian tiến hành

Từ tháng 2 đến tháng 5/2012

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Một số chủ trương chính sách của đảng có liên quan đến công tácquản lý bảo vệ rừng

- Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyệnMường Khương

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên

cơ sở những kết quả đã làm được và chưa làm được

- Tìm hiểu phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản

lý bảo vệ rừng tại địa phương

- Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng góp phầnnâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Kế thừa tổng hợp thông tin, số liệu tài liệu đã có sẵn, các nghị định,nghị quyết, chỉ thị về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Các tư liệu,

số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên vàcông tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng

Trang 19

3.4.2 Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

+ Phỏng vấn cán bộ, người dân bằng bảng hỏi:

Tiến hành phỏng vấn trên 3 xã đại diện, nơi mà có diện tích rừng lớn.Đối với cán bộ, phỏng vấn 10 người, trong đó:

- 1 đồng chí lãnh đạo hạt kiểm lâm

- 3 cán bộ kiểm lâm huyện

- 3 cán bộ kiểm lâm phụ trách 3 xã

- 3 Cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp của 3 xã

Đối với người dân,chủ rừng, tiến hành phỏng vấn 45 người, tại 3 xã,mỗi xã phỏng vấn 3 thôn, mỗi thôn là 5 người dân, hộ gia đình

+ Nội dung phỏng vấn: Dựa trên những chủ đề, nội dung được chuẩn bị sẵn ở các “phụ lục 01 và 02”.

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi tiến hành thu thập số số liệu, chọn lọc thông tin, tiến hành tổnghợp và phân tích số liệu, theo từng nội dung của đề tài

Trang 20

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1 Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về về quản lý bảo vệ phát triển rừng

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

Việt Nam công bố ban hành

luật bảo vệ và phát triển rừng

- QĐ số 181/HĐBT ngày 06/01/1982 về giao đất giao rừng.

19/7/1995 của Chủ Tịch Nước

Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa

Việt Nam công bố pháp lệnh

xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực quản lý bảo vệ

rừng và quản lý lâm sản

- Chỉ thị số 90/CT ngày 19/03/1992 CTHĐBT về việc thực hiện những biện pháp cấp bách để chặn đứng nạn phá rừng.

- QĐ số 327/CT ngày 15/02/1992 của CTHĐBT về một số chủ trương sử dụng đất trống đồi núi trọc.

- QĐ số 202/TTg quy định về khán và bảo vệ rừng.

- NĐ số 22/CP ngày 09/03/1995 của chính phủ quy định về phòng chống cháy, chữa cháy rừng.

- QĐ số 661/ QĐ-TTg Ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về mục tiêu, nhiệm

vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng"

- NĐ 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử

Trang 21

Văn bản luật Văn bản dưới luật

dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Luật bảo vệ và phát triển rừng

năm 2004 của Quốc Hội Nước

Cộng Hòa Xã Hội CHủ Nghĩa

- Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản

lý lâm sản.

- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNN ngày 10/06/2009 thông tư của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

- QĐ số 07/2012/QĐ -TTg ngày 08/02/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.Chúng ta có thể thấy các văn bản luật và dưới luật đã thể hiện sự quantâm của Đảng và Nhà Nước đối với công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng,đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội vàngười dân tham gia bảo vệ rừng Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóađói giảm nghèo, nâng cao sức sống cho người dân và góp phần giữ vững anninh quốc phòng và giúp họ hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với cuộcsống, xã hội

4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Khương

Quản lý bảo vệ rừng là công việc rất khó khăn phức tạp, nó đòi hỏingười tham gia phải ý thức được việc bảo vệ rừng, cần có sự chung sức củanhiều người, cần phải có một bộ máy tổ chức hoạt động hoàn chỉnh Bộ máy

Trang 22

Cục Phát Triển Lâm Nghiệp

Chi cục kiểm lâm Chi cục lâm nghiệp

Hạt kiểm lâm

BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng quốc gia…

Công ty lâm nghiệp, lâm trường…

Kiểm lâm địa bàn Ban lâm nghiệp

Hộ gia đình, người dân

Cục Kiểm Lâm

Bộ NN&PTNT

đó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng của địaphương, nó quyết định đến tính hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và pháttriển rừng tại địa phương Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà Nước đãchỉ thị các cấp các ngành từ Trung Ương đến địa phương đều phải tham giabảo vệ rừng, cơ cấu tổ chức được phân chia như sau:

Cấp Trung Ương

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức QLBV từ Trung Ương đến địa phương

Hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Khương quản lý một địa bàn khá là rộnglớn (15 xã và 1 thị trấn),tài nguyên rừng không tập trung tại một khu vực.Giao thông đi lại khó khăn trong mùa mưa, đa phần người dân là dân tộc thiểu

số, Lực lượng kiểm lâm tại hạt còn mỏng, nhận thức được những khó khăntrên trong việc quản lý bảo vệ rừng, ban lãnh đạo đã có nhiều kế hoạch, giảipháp cụ thể nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thiện bộmáy quản lý và bảo vệ phát triển rừng của hạt Về cơ cấu bộ máy của hạt Hạt

Trang 23

Hạt trưởng

Hạt phó

bao gồm 20 người, trong đó có 18 người có trình độ chuyên môn về lâmnghiệp Trình độ đại học có 10 người, trình độ cao đẳng có 3 người, trình độtrung cấp có 5 người, Hạt đang có nhiều chính sách cũng như chương trình hỗtrợ các cán bộ nâng cao tay nghề, trình độ nhằm nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ cho cán bộ kiểm lâm Cơ cấu tổ chức QLBVR của hạt đượcthể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 4.2 Cơ cấu QLBVR của hạt kiểm lâm Huyện Mường Khương

1 Hạt trưởng 1 Hạt kiểm lâm Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của

hạt và chịu trách nhiệm với cấp trên

Tham mưu giúp hạt trưởng trong các hoạt động của hạt, giúp hạt trưởng giải quyết công việc khi hạt trưởng vắng mặt, phụ trách về mảng thanh tra pháp chế.

Trực tiếp quản lý diện tích rừng và đất rừng, triển khai các biệp pháp quản lý trên địa bàn Phối hợp cùng người dân cũng như chính quyền các xã tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng thành lập các tổ tuần tra, tổ chức tuần tra canh tác diện tích rừng được giao Tham gia phòng cháy chữa cháy khi có cháy rừng sảy ra Thông báo cho người dân biết về chủ trương chính sách của đảng

và nhà nước trong công tác quản lý bảo

Xã Nậm Chảy Thanh Bình Tung Chung Phố 7

Trang 24

Trạm kiểm lâm cụm Bản LầuTrạm kiểm lâm cụm Cao SơnTrạm kiểm lâm cụm trung tâmTrạm kiểm lâm cụm Pha Long

Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức quản lý lãnh đạo của Hạt Kiểm Lâm

huyện Mường Khương

Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể thấy công tác quản lý bảo vệ rừng củahạt kiểm lâm huyện Mường Khương triển khai từ ban lãnh đạo hạt xuốngphòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn tài nguyên Phòng quản lý bảo vệ rừng

tài nguyên trực tiếp triển khai các hoạt động cũng như chính sách tới trạm

kiểm lâm các cụm Sau đó kiểm lâm các cụm phối hợp cùng với chính quyềncác cấp thuộc địa bàn mình quản lý và phối hợp với bà con cùng thực hiện.Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng sự phối hợp vẫn còn chưa chặt chẽ, khókhăn về giao thông cũng như giao tiếp làm ảnh hưởng đến kết quả hợp tácgiữa cán bộ với người dân

4.3 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

24

Trang 25

4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai

Bảng 4.3 Tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2011

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10490,04 18,86

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Ttrường huyện Mường Khương)

Nhìn vào bảng hiện trạng trên chúng ta có thể thấy tình hình sử dụngđất đai của huyện Mường Khương như sau:

* Đất Nông Nghiệp: Tổng diện tích là 34017,63 ha chiếm tỷ lệ cao nhất

61,17 % diện tích tư nhiên trong đó:

+ Đất sản xuất Nông Nghiệp: Diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp là10490,04 ha, chiếm 18,86% tổng diện tích tự nhiên Tuy diện tích đất sản xuấtnông nghiệp là khá lớn, nhưng do dặc thù về địa hình vùng cao nên diện tíchđất nông nghiệp hiệu quả cao lại rất ít (đất trồng lúa) chỉ chiếm 3,26% tổngdiện tích tự nhiên, đất trồng cây hàng năm khác chủ yếu là đất nương rẫy cóhiệu quả thấp chiếm tới 10,43% tổng diện tích tự nhiên, điều này cho thấy tập

Trang 26

quán canh tác của người dân còn lạc hậu, độ dốc lớn do kiến tạo địa hình nêntình trạng xói mòn đất còn ở mức cao, loại đất này cần được quy hoạch phùhợp, được cải tạo và chuyển đổi sang làm nương rẫy, ruộng bậc thang để nângcao hiệu quả sử dụng và chống xói mòn đất, đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệtương đối lớn trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 4,82% tổng diệntích tự nhiên, phần lớn đây là diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm nhưchè và cây ăn quả như dứa thộc khu vực vùng thấp của huyện Qua khảo sátthực tế, địa bàn huyện có điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc phát triểnnhiều loại cây trồng đặc sản và cây dược liệu quý Do đó việc quy hoạch đểkhai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả là một yêu cầu cấp bách, đồng thời sẽ là

cơ sở để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn

+ Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp là 23445,24 ha, chiếm42,16% tổng diện tích tự nhiên Đất có rừng trên địa bàn huyện chủ yếu là đấtrừng tự nhiên phòng hộ, đây là diện tích đất có tác dụng điều hòa khí hậu, giữnước cải tạo đất, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái của huyện

+ Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản là 79,63 ha,chiếm 0,14 % so với tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là do các hộ gia đình cánhân tự khai thác sử dụng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ và nội vùng.Diện tích đất nuôi trồng thủy sản phân bố chủ yếu tại các xã vùng thấp củahuyện như Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai

+ Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện

là 2776,11 ha, chiếm 4,99% tổng diện tích tự nhiên Những năm gần đây, cácchương trình dự án đã đầu tư trên địa bàn huyện tập trung vào việc xây dựngnhững cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, hệ thốngthủy lợi Qua so sánh đất phi nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên và cácloại đất khác, cho thấy tỉ lệ đất phi nông nghiệp còn thấp, việc đầu tư pháttriển mới chỉ ở mức đáp ứng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sinh hoạt và sản xuất,các loại đất có tính chất thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế hầu như mới ởmức khởi điểm Đây cũng chính là cơ sở cho thấy tình hình phát triển kinh tế

xã hội và chuyển dịch nền kinh tế của huyện còn chưa mạnh

Trang 27

+ Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích đất chưa sử dụng của huyện là18820,79 ha chiếm 33,84% tổng diện tích tự nhiên Trong đó chủ yếu là diệntích đồi núi chưa sử dụng có độ dốc lớn và nằm xa khu dân cư, giao thông đilại khó khăn Những khu vực đất chưa sử dụng hầu hết thuộc vùng có tínhchất phòng hộ xung yếu và cực xung yếu, vì vậy trong những năm tới cần cóbiện pháp hữu hiệu để đưa những diện tích này vào phủ xanh thành rừngphòng hộ

4.3.2 Thực trạng tài nguyên rừng của địa phương

Tổng diện tích đất tự nhiên là 55614,53 ha, diện tích quy hoạch cholâm nghiệp huyện Mường Khương (diễn biến rừng năm 2011) là 30857,1 hachiếm 55,48% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

Trong đó:

- Diện tích có rừng là 23445,22ha

- Diện tích đất trống nồi núi trọc không có rừng là 7411,86ha

- Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ 18088 ha (đất có rừng 13608,59

ha Đất trống 4479, 91 ha)

- Diện tích quy hoạch cho sản xuất 12769,1 ha (đất có rừng 9836,65 ha.Đất trống 2931,95 ha)

Qua số liệu trên ta thấy diện tích quy hoạch trên địa bàn khá lớn chiếm

tỉ lệ 55,48% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đặc biệt là diện tích đất córừng là 23445,24ha (năm 2011) Qua đó cũng cho thấy sự quan tâm của chínhquyền các cấp, các cơ quan ban ngành đối với ngành Lâm Nghiệp của huyệnnhà Từ năm 2005 trở lai đây diện tích rừng của huyện Mường Khương tăng

từ 18790,5ha (năm 2005) lên 23445,24ha (năm 2011) Diện tích đất đồi núitrống đã giảm đi từ 12892,4ha (năm 2005) xuống 7411,86ha (năm 2011) cóđược thành quả này là do hiệu quả của công tác giao đất giao rừng mà hạt đãtriển khai trên địa bàn, người dân đã tham gia tích cực vào công tác này, gópphần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ, nâng cao môitrường và đời sống cho người dân huyện Mường Khương

Trang 28

Bảng 4.4 Thống kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Biểu đồ 1: Diễn biến rừng qua các năm (2005-2011)

Trang 29

39.3 38.4

38.4 37.3

Trang 30

Biểu đồ 2: Độ che phủ của rừng qua các năm (2005- 2010)

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy từ năm 2005 - 2011 diện tích đất

có rừng đã tăng lên 4654,74 ha Có được thành quả đó là nhờ vào sự chỉ đạođúng đắn của cấp ủy chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành như chínhquyền các xã, hạt kiểm lâm huyện, ban quản lý rừng phòng hộ… Trongnhững năm gần đây Hạt Kiểm Lâm huyện đã tiến hành thực hiện các dự án,chính sách của đảng và nhà nước cũng như của UBND tỉnh Lào Cai nhằmnâng cao diện tích rừng trên địa bàn, tăng thu nhập cho người dân sống phụthuộc vào rừng, cho họ thấy được lợi ích từ việc bảo vệ rừng và tầm quantrọng của rừng đối với cuộc sống của con người

Trong những năm vừa qua, diện tích rừng tự nhiên của huyện được duytrì, diện tích rừng rồng đã được tăng lên, cụ thể như sau:

(Nguồn: Phòng QLBVTNR hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Khương- Lào Cai)

Bảng 4.6 Diện tích các loại rừng trong các năm

Trang 31

Diện tích đất có rừng là 23445,24 ha (2011) mới chỉ có chiếm 42,16 %tổng diện tích tự nhiên Diện tích rừng trồng chủ yếu là keo và mỡ… với diệntích rừng trồng có trữ lượng là 6451,59ha, diện tích rừng trồng chưa có trữlượng là 1866,65 ha (2011) Cuộc sống của người dân vẫn còn dựa vào nôngnghiệp là chủ yếu tuy nhiên người dân đã nhận thấy lợi ích từ việc bảo vệrừng, đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn, nơi cung cấp nguồn nướcphục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tránh được lũ quét, xói mòn, rửa trôi, vàxạt lở Đối với một huyện vùng núi cao như Mường Khương, có độ chia cắtphức tạp và độ dốc lớn thì việc tăng diện tích đất có rừng là một yêu cầu cấpthiết để đảm bảo cân bằng sinh thái và điều hoà sản xuất nông nghiệp Hiệnnay diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện chủ yếu là rừng non có tỷ lệ chephủ thấp, về lâu dài cần có phương án củng cố, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện

có, đồng thời chuyển những diện tích đất sản xuất nông nghiệp có độ dốc lớnsang trồng rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn nước, cải tạo đất chống xóimòn Diện tích rừng sản xuất của huyện chủ yếu là rừng trồng thuộc khu vực

hạ huyện, diện tích này cũng chỉ có tính chất sản xuất nửa phòng hộ, đượckhai thác dưới hình thức chặt tỉa để đảm bảo độ che phủ

2011 trên địa bàn huyện đã tổ chức giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất là 23276,7 ha Trong đó:

+ Giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho ban quản lý rừngphòng hộ là 14727,5 ha

Trang 32

+ Giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình là8549,2 ha

+ Số hộ được giao đất giao rừng là 5570 hộ

+ Không có diện tích đất lâm nghiệp cho thuê

+ Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao chưa, cho thuê, hiện đangđược UBND xã quản lý là 7580,4 ha

Triển khai công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và hộgia đình đã góp phần tích cực vào viêc xã hội hóa nghề rừng tạo sự chuyểnbiến căn bản trong lĩnh vực lâm nghiệp Đã gắn trách nhiệm quyền lợi vànghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên diện tích được giao cho

họ quản lý, do đó căn bản đã chuyển ý thức trong công tác quản lý bảo vệrừng và đặc biệt là công tác cháy rừng, công tác phát triển rừng chính vì vậy

mà diện tích rừng tại địa phương đang ngày càng được nâng lên

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tổ chức giao đất, giao rừng chocác tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâmnghiệp Trong những năm qua trên địa bàn huyện Mường Khương đã tiếnhành giao đất cho hộ gia đình, cá nhân và trình UBND tỉnh ký quyết định choban quản lý rừng phòng hộ để sử dụng ổn định, lâu dài, đúng mục đích Tuynhiên trong quá trình triển khai thực hiện do nguồn kinh phí đầu tư cho côngtác giao đất giao rừng còn nhiều hạn chế nên khi tổ chức giao bước đầu chỉxác định được diện tích, vị trí lô đất và khoanh vẽ trên trên bản đồ Khi thựchiện giao đất chỉ dựa vào kết quả kiểm kê trước đây chứ chưa đi điều tra đánhgiá cụ thể về chất lượng, trữ lượng rừng tại thời điểm giao, chưa gắn với việcgiao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và các cơ chế hưởng lợi,chính sách hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp của nhà nước Dẫn đến hiệu quả côngtác quản lý bảo vệ sử dụng đất, sử dụng rừng còn thấp Vẫn còn tình trạngrừng bị cháy, bị phá mà không phát hiện ra đối tượng vi phạm, không quyđược trách nhiệm cho ai Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa

Trang 33

đồng bộ thống nhất Nguyên nhân chủ yếu là do việc quy hoạch sử dụng đấtlâm nghiệp ở một số tiểu khu chưa sát với thực tế, độ chính xác chưa cao nênchưa khuyến khích được người dân, các tổ chức kinh tế tham gia mạnh mẽvào việc phát triển kinh tế lâm nghiệp Công tác tuyên truyền, phổ biến phápluật và cơ chế chính sách về lâm nghiệp còn hạn chế Đời sống người dân cònkhó khăn, họ thiếu đất sản xuất, thiếu ăn từng ngày mà chu kỳ sản xuất củacây lâm nghiệp là dài ngày từ 5 - 7 năm trở lên mới có sản phẩm thu hoạchnên dẫn đến tình trạng một số người dân sử dụng đất không đúng mục đích(họ vẫn sử dụng đất lâm nghiệp vào sản xuất nương rẫy ) từ đó ảnh hưởngđến việc sử dụng đất lâm nghiệp, công tác phát triển rừng và độ che phủ củarừng Việc kiểm tra gia giám sát các chủ rừng sử dụng đất lâm nghiệp củachính quyền một số xã còn chưa sát sao, chưa áp dụng các quy định của nhànước vào công tác quản lý Sau đây là kết quả tổng hợp diện tích rừng là đấtlâm nghiệp đã giao, cho thuê, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo đơn vịhành chính

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TH.S Lương Thị Anh “Lâm sinh” ĐHNL - ĐH Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sinh
3. Hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Khương - Lào Cai, (2011) “Kế hoạch thực hiện việc giao đất giao rừng, cho thuê rừng tại huyện Mường Khương giai đoạn 2011-2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch thực hiện việc giao đất giao rừng, cho thuê rừng tại huyện Mường Khương giai đoạn 2011-2015
4. Phạm Ngọc Hưng (2001) “thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng” Nxb Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp Hà Nội
6. Phùng Ngọc Lan (1997) “Tổng quan lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam
10. Đào Duy Toàn (2011) “Khóa luận tốt nghiệp” ĐHNL - ĐH Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp
11. T.S Lê Sỹ Trung (2008) “Quản lý các loại rừng và lửa rừng” ĐHNL - ĐH Thái Nguyên.II. Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý các loại rừng và lửa rừng
12. Maurand P (1997) “Indo-Chinese forest programs” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indo-Chinese forest programs
2.Báo cáo thuyết minh kết quả sử dụng đất năm 2011 huyện Mường Khương - Lào Cai Khác
5. Nghị định số 02/CP/1994 ngày 15/11/1994 của chính phủ quy định giao đất Lâm Nghiệp cho tổ chức cá nhân, hộ gia đình sử dụng vào mục đích lâm nghiệp Khác
7. Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 16/01/2006 nghị định về phòng cháy chữa cháy rừng Khác
8. NĐ 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Khác
9. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội CHủ Nghĩa Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng biểu khí hậu thời tiết của huyện Mường Khương năm 2011 Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Số giờ nắng (h) Lượng mưa (mm) - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Bảng 2.1. Bảng biểu khí hậu thời tiết của huyện Mường Khương năm 2011 Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Số giờ nắng (h) Lượng mưa (mm) (Trang 9)
Bảng 2.2. Thống kê số lượng dân số và dân tộc của huyện Mường Khương - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Bảng 2.2. Thống kê số lượng dân số và dân tộc của huyện Mường Khương (Trang 12)
Bảng 4.1. Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Bảng 4.1. Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng (Trang 20)
Bảng 4.2. Cơ cấu QLBVR của hạt kiểm lâm Huyện Mường Khương TT Chức danh Số - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Bảng 4.2. Cơ cấu QLBVR của hạt kiểm lâm Huyện Mường Khương TT Chức danh Số (Trang 23)
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức quản lý lãnh đạo của Hạt Kiểm Lâm huyện Mường Khương - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức quản lý lãnh đạo của Hạt Kiểm Lâm huyện Mường Khương (Trang 25)
Bảng 4.4. Thống kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Bảng 4.4. Thống kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp (Trang 29)
Bảng 4.5. Diện tích rừng tự nhiên và rừng rồng Năm Diện tích tự nhiên - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Bảng 4.5. Diện tích rừng tự nhiên và rừng rồng Năm Diện tích tự nhiên (Trang 31)
Bảng 4.7. Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao của huyện  Mường Khương: (31/12/2010) - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Bảng 4.7. Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao của huyện Mường Khương: (31/12/2010) (Trang 35)
Bảng 4.8. Kết quả điều tra sử dụng đất lâm nghiệp ở một số hộ gia đình - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Bảng 4.8. Kết quả điều tra sử dụng đất lâm nghiệp ở một số hộ gia đình (Trang 36)
Bảng 4.10. Tổng hợp tình hình vi phạm về quản lý bảo vệ rừng tại huyện  Mường Khương - Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện mường khương   tỉnh lào cai
Bảng 4.10. Tổng hợp tình hình vi phạm về quản lý bảo vệ rừng tại huyện Mường Khương (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w