1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn

70 697 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

Trang 1

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

GIS : Geographic Infomational SystemUBND : Ủy ban nhân dân

CSDL : Cơ sở dữ liệu

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTTTĐL : Hệ thống thông tin địa ký

NSBQ : Năng suất bình quân

ĐTQHR : Điều tra quy hoạch rừng

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình khí hậu thủy văn năm 2010 17

Bảng 4.1 Tọa độ các điểm khống chế trong quá trình định vị 35

Bảng 4.2 Kết quả thống kê diện tích đất năm 2006 41

Bảng 4.3 Kết quả thống kê diện tích các trạng thái rừng xã Nông Hạ năm 2006 theo chức năng 42

Bảng 4.4 Kết quả thống kê diện tích đất năm 2011 45

Bảng 4.5 Kết quả thống kê diện tích các trạng thái rừng xã Nông Hạ năm 2011 theo chức năng 46

Bảng 4.6 Bảng Ma trận biến động hiện trạng rừng xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2011 49

Bảng 4.7 Bảng thống kê diện tích biến động hiện trạng rừng giai đoạn 2006 – 2011 xã Nông Hạ 50

Bảng 4.8 Diện tích rừng trồng theo dự án 661 xã Nông Hạ 54

Bảng 4.9 Diện tích rừng do nhân dân tự trồng xã Nông Hạ 55

Bảng 4.10 Bảng diện tích rừng trồng khoanh nuôi bảo vệ xã Nông Hạ 56

Bảng 4.11 Bảng thu giữ số lượng gỗ khai thác trái phép 56

2

Trang 3

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Ranh giới xã Nông Hạ 15

Hình 3.1 Quá trình định vị ảnh 24

Hình 3.2 Màn hình layer control 25

Hình 3.3 Màn hình tạo cơ sở dữ liệu 26

Hình 3.4 Màn hình Mapsource 28

Hình 3.5 Quá trình đưa dữ liệu từ GPS vào máy tính 28

Hình 3.6 Chuyển đổi file *dxf sang file Tab 29

Hình 3.7 Màn hình chuyển đuôi sang Arc View 31

Hình 3.8 Quá trình chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 và 2011 bằng Arc View 32

Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng đã scan năm 2006 xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn 34

Hình 4.2 Kết quả định vị bản đồ hiện trạng rừng xã Nông Hạ 35

Hình 4.3 Lớp thông tin ranh giới 36

Hình 4.4 Lớp thông tin đường giao thông 37

Hình 4.5 Lớp thông tin thủy văn 37

Hình 4.6 Lớp thông tin địa hình 38

Hình 4.7 Lớp thông tin khoảnh rừng 38

Hình 4.8 Lớp thông tin ranh giới lô rừng 39

Hình 4.9 Lớp thông tin hiện trạng rừng xã Nông Hạ năm 2006 39

Hình 4.10 Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 40

Hình 4.11 Tỉ lệ loại đất, loại rừng xã Nông Hạ năm 2006 40

Hình 4.12 Tỷ lệ diện tích theo 3 loại rừng xã Nông Hạ năm 2006 43

Hình 4.13 Lớp thông tin hiện trạng rừng xã Nông Hạ huyện Chợ Mới Tỉnh Bắc Kạn năm 2011 44

Hình 4.14 Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 44

Hình 4.15 Tỉ lệ loại đất, loại rừng xã Nông Hạ năm 2011 45

Hình 4.16 Tỉ lệ diện tích 3 loại rừng xã Nông Hạ năm 2011 47

Hình 4.17 Kết quả thành lập bản đồ biến động rừng giai đoạn 2006 – 2011 xã Nông Hạ 48

Hình 4.18 Biểu đồ diện tích rừng xã Nông Hạ năm 2006 – 2011 51

Hình 4.19 Biểu đồ biến động diện tích rừng xã Nông Hạ giai đoạn

2006 – 2011 51

3

Trang 4

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích của đề tài 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3

Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu đánh giá biến động hiện trạng rừng 4

2.1.1 Bản đồ hiện trạng rừng 4

2.1.2 Cở sở khoa học của biến động hiện trạng rừng 7

2.2 Những nghiên cứu trên thế giới 9

2.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam 12

2.4 Điều kiện tự nhiên kinh tế và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 15

2.4.1 Điều kiện tự nhiên 15

2.4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 18

2.4.3 Đặc điểm tài nguyên đất 22

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23 3.1 Đối tượng, thời gian và nội dung nghiên cứu 23

3.2 Địa điểm nghiên cứu 23

3.3 Nội dung nghiên cứu 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu 23

3.4.2 Tiến hành số hóa bản đồ hiện trạng 2006 và thống kê diện tích 24

3.4.3 Phương pháp kiểm tra ngoại nghiệp 27

3.4.4 Cập nhật cơ sở dữ liệu cho lớp hiện trạng năm 2011 và biên tập bản đồ 29

4

Trang 5

3.4.6 Chồng xếp và đánh giá biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2006 - 2011 .31

3.4.7 Phân tích nguyên nhân gây ra biến động rừng 33

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 Thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 34

4.1.1 Kết quả quét ảnh bản đồ 34

4.1.2 Kết quả định vị bản đồ 34

4.1.3 Kết quả số hóa các lớp thông tin bản đồ 36

4.2 Thống kê diện tích theo trạng thái và chức năng năm 2006 40

4.2.1 Thống kê diện tích theo trạng thái 40

4.3 Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 43

4.4 Thống kê diện tích theo trạng thái và chức năng năm 2011 44

4.4.1 Thống kê diện tích theo trạng thái 44

4.5 Biến động rừng xã Nông Hạ giai đoạn 2006 - 2011 47

4.6 Các giải pháp để nâng cao công tác quản lý bảo bệ rừng tại địa bàn nghiên cứu 56

4.4.1 Đối với người dân 57

4.4.2 Đối với cán bộ 57

4.4.3 Về cơ chế chính sách 57

4.4.4 Giải pháp khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguôn nhân lực58 Phần 5: KẾT LUẬN, VÀ KIẾN NGHỊ 60

5.1 Kết luận 60

5.2 Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

5

Trang 6

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là

cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quantrọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy

và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu

mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sứctàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ônhiễm không khí Nhưng ngày nay, nguồn tài nguyên quý giá đó đang dần bịsuy thoái Những năm qua, ở Việt Nam nạn phá rừng, mất rừng ngày càngnghiêm trọng, hàng ngàn diện tích ha rừng càng bị thu hẹp lại Mất rừng vàsuy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất tại nhiều địaphương Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức

sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khókhăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tìnhtrạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặcbiệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng khác…

Ngày nay, việc nghiên cứu ứng dụng GIS đối với việc thu thập và quản

lý các đối tượng đang được quan tâm và xu hướng hiện nay trong quản lý tàinguyên rừng, sử dụng tối đa khả năng cho phép của GIS đang được phát triểnmạnh mẽ Đó cũng là tiền đề để áp dụng công nghệ GIS cùng với công nghệphân loại và xử lý trước đây để khắc phục nhiều hạn chế của phương pháptruyền thống và hiệu quả trong xử lý số liệu và hình thành bản đồ phân bố,phân loại trạng thái rừng, đồng thời có thể cung cấp cho các nhà quản lýthông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn về các biến động và các diễn biến đang

Trang 7

diễn ra tại khu vực đang quản lý và bảo vệ, từ đó hình thành nên cơ sở dữ liệuphục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Trước đây theo phương pháp truyền thống, việc đánh giá diễn biến tàinguyên rừng chủ yếu dựa vào quá trình điều tra, quan sát, trắc địa, tổng hợp phântích thông tin thu thập được ngoài thực địa thành bảng tổng hợp hay chỉ ở dạngcác bản đồ mô tả địa hình, ranh giới hiện trạng rừng hay chỉ là các văn bản lưutrữ, các số liệu thống kê hay là sự kết hợp giữa chúng Do đó phương pháp nàytiêu tốn nhiều thời gian và kinh phí, đồng thời độ tin cậy không cao, hơn nữaviệc cập nhật quản lý những biến đổi là khó khăn và không mang được nhữngthông tin về sự thay đổi trên phạm vi rộng như rừng

Xã Nông Hạ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn là một xã có diện tích rừnglớn nhưng từ năm 1999 đến nay đã có phần giảm xuống do thiên tai, cháyrừng, và một số người dân ý thức kém liên tiếp khai thác trái phép tài nguyênrừng Trong giai đoạn 2006 - 2011 dưới sự chỉ đạo của Nhà nước và các cơquan trong tỉnh diện tích rừng được cải thiện đáng kể Kế hoạch giao đất giaorừng được bà con trong huyện hưởng ứng

Để ứng dụng GIS vào nghiên cứu đề tài thuận lợi cho quá trình đánh giá tài nguyên thiên có áp dụng các công cụ kĩ thuật hiện đại tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài : “Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006-2011 tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn”

1.2 Mục đích của đề tài

Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng nhằm đánh giá được biến động rừngtrong một giai đoạn nhất định, từ đó thấy được những hiệu quả trong công tácquản lý, hiệu quả trong việc áp dụng các chính sách quản lý và phát triểnrừng Mặt khác qua kết quả biến động thấy được những kết quả không tốttrong quản lý bảo vệ, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải phápnhằm nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng

Trang 8

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Thành lập được bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 xã Nông Hạ huyệnChợ Mới tỉnh Bắc Kạn

- Thành lập được bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 xã Nông Hạ huyệnChợ Mới tỉnh Bắc Kạn

- Đánh giá được sự biến động về diện tích, trạng thái rừng tại giai xãNông Hạ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn đoạn 2006 - 2011

- Phân tích được các nguyên nhân gây biến động rừng và đề xuất các giảipháp để nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Nông Hạ huyện ChợMới tỉnh Bắc Kạn

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúpsinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác nghiêncứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Góp phần khẳng định tính ưu việt của phương pháp làm bản đồ số sovới phương pháp làm bản đồ truyền thống mà trước hết là ứng dụngHTTTĐL trong xây dựng khai thác thông tin bản đồ phục vụ theo dõi, đánhgiá biến động sử dụng rừng và quản lý rừng

Trang 9

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu đánh giá biến động hiện trạng rừng

2.1.1 Bản đồ hiện trạng rừng

2.1.1.1 Khái niệm

Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề tài nguyên rừng biên vẽtrên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vịtrí, diện tích các loại rừng phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê tàinguyên rừng theo định kỳ Bằng việc sử dụng màu sắc và các ký hiệu thíchhợp hiển thị các thông tin trạng thái rừng khác nhau, nó thấy rõ sự phân bốtài nguyên rừng trên khu vực

Bản đồ tài nguyên rừng là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tácquản lý, phát triển tài nguyên rừng và cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khácđang sử dụng và khai thác tài nguyên rừng,

Bản đồ hiện trạng rừng được thành lập nhằm mục đích:

- Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê rừng trên bản vẽ

- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý, phát triển tài nguyên rừng

- Là tài liệu phục vụ và xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp, kếhoạch sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, lập phương án bảo vệ, quản lý rừng,đất rừng và kiểm tra thực hiện kế hoạch lâm nghiệp đã được phê duyệt củacác địa phương và các ngành kinh tế

Bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng cho từng cấp hành chính: xã,huyện, tỉnh, toàn quốc

2.1.1.2 Tỷ lệ

Tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng được quy định trong quy trình thành lập bản

đồ hiện trạng rừng – Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 1991 như sau:

Trang 10

3 Đường giao thông

4 Điểm dân cư

5 Các đối tượng: Công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa – xã hội như lâmtrường, xí nghiệp, đường tải điện…

6 Ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã

7 Ranh giới tiểu khu, lô

8 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Bản đồ phải thể hiện được tỷ lệ xích và hướng quy ước (hướng Bắc)

2.1.1.4 Khái niệm rừng, phân loại rừng

a Phân loại rừng theo chức năng

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân chia thành baloại sau đây:

Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản,đặc sản

Rừng phòng hộ: Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệđất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu,góp phần bảo vệ môi trường

Trang 11

Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫuchuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứukhoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụnghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

b Phân loại rừng theo Loeschau

1) Nhóm I:Nhóm chưa có rừng

Đây là nhóm không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng, chỉ có cỏ, câybụi hoặc thân gỗ, tre nứa mọc rải rác, có độ che phủ dưới 30% Tuỳ theohiện trạng, nhóm này được chia thành:

* Kiểu IA: trạng thái này được đặc trưng bởi lớp thực bì, lau lách hoặcchuối rừng

* Kiểu IB: kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cây bụi, có thể cómột số cây gỗ, tre mọc rải rác

* Kiểu IC: kiểu này được đặc trưng bởi lớp cây thân gỗ tái sinh với sốlượng đáng kể nằm trong hai kiểu trên Chỉ được xếp vào kiểu 1C khi sốlượng cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 mét đạt từ 1000 cây/ha trở lên.2) Nhóm II:

Rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ Dựa vào hiện trạng vànguồn gốc, nhóm này chia thành:

* Kiểu IIA: đây là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy được đặctrưng bởi lớp cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và cókết cấu 1 tầng

* Kiểu IIB: là trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt Phần lớntrạng thái này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối

ưa sáng Thành phần loài phức tạp, không đều tuổi do tổ thành loài cây ưuthế không rõ ràng Vượt lên khỏi tán rừng có thể còn sót lại một số cây của

Trang 12

quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể Đường kính của tầng cây phổbiến không vượt quá 20cm.

3) Nhóm III:kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động Bao gồm các quần thụrừng đã bị khai thac bởi con người ở nhiều mức độ khác nhau khiến cho kếtcấu rừng bị thay đổi

* Kiểu IIIA: quần thụ đã bị khai thác nhièu nhưng hiện tại đã bị hạnchế Cấu trúc ổn định của rừng đã bị thay đổi cơ bản hoặc phá vỡ hoàntoàn Kiểu này được chia thành 1 số kiểu phụ

- Kiểu phụ IIIA1: rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡtừng mảng lớn Tầng trên có thể còn sót lại 1 số cây tầng cao, to nhưngphẩm chất xấu Nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn Tuỳ theo tình hìnhtái sinh, kiểu phụ này được chia nhỏ thành:

+ IIIA1-1: thiếu tái sinh (<1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng/ ha).+ IIIA1-2: đủ cây tái sinh (>1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng/ ha)

- Kiểu phụ IIIA2: rừng đã khai thác quá mức nhưng đã có thời gianphục hồi tốt đặc trưng là đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thếsinh thái với lớp cây đại bộ phận có đường kính 20-30cm Rừng có 2 tầngtrở lên, tầng trên tán không liên tục, được hình thành chủ yếu từ những câycủa tầng giữa trước đây, rải rác còn những cây to, khoẻ vượt tán của tầngrừng cũ để lại Kiểu phụ này chia nhỏ thành:

+ IIIA2-1: thiếu tái sinh (< 1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng)

+ IIIA2-2: đủ tái sinh (> 1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng).4) Nhóm IV:là nhóm rừng thứ sinh giàu phục hồi hoàn toàn và rừngnguyên sinh

2.1.2 Cở sở khoa học của biến động hiện trạng rừng

Như chúng ta đã biết rừng là một hiện tượng khách quan luôn biến đổitheo thời gian dưới tác động của thiên nhiên và con người Nếu được tácđộng tốt rừng sẽ phát triển, ngược lại nếu gặp tác động xấu rừng sẽ suy

Trang 13

kiệt Vì vậy sự biến động tài nguyên rừng chính là một đặc trưng hết sức cơbản xét ở trạng thái động của nó.

Trong Lâm nghiệp khi đánh giá tài nguyên rừng người ta thường sử dụnghai nhóm chỉ tiêu đó là: Biến động về số lượng và biến động về chất lượng

2.1.2.1 Biến động về số lượng

Biến động về số lượng phân chia ra các loại biến động như sau:

- Biến động về tổng diện tích rừng

- Biến động về một số kiểu rừng chủ yếu

- Biến động rừng theo 3 khu vực: Sản xuất, phòng hộ, đặc dụng

- Biến động do sự chuyển hóa giữa các loại rừng và các loại đất khác

- Biến động rừng theo đai cao theo vùng sinh thái

- Biến động rừng theo hình thái quản lý

- Biến động rừng theo hệ thống giao thông và khu dân cư tập trungTrong đó, biến động về tổng diện tích rừng thường xác định cho mộtphạm vi lớn như một tinh, một vùng, thậm chí cho toàn quốc

2.1.2.2 Biến động về chất lượng rừng

Biến động về chất lượng rừng như: Biến động về tổ thành loài, phẩmchất gỗ, tỷ lệ thương phẩm, độ phì của đất… khi chất lượng rừng bị giảmsút người ta gọi đó là sự suy thoái của rừng Sự suy thoái của rừng chính là

sự thay đổi kết cấu, tổ thành rừng, có thể từ rừng kín sang rừng thưa, rừnggiàu sang rừng nghèo, từ rừng gỗ sang rừng tre nứa… sự thay đổi nàykhông có lợi cho quần thụ hoặc lập địa, khả năng cung cấp lâm sản cũngnhư phòng hộ môi trường, tiềm năng du lịch sinh thái cảnh quan cũng bịsuy giảm

2.1.2.3 Các nguyên nhân gây biến động

Các nguyên nhân chính gây ra thay đổi diện tích rừng và đất lâmnghiệp bao gồm:

Trang 14

2.2 Những nghiên cứu trên thế giới

(HTTTĐL) được sử dụng sớm nhất vào năm 1854 bởi một người Anh tên làJohn Snow Ông đã mô tả sự lây lan của bệnh dịch tả ở Luân Đôn bằng cách đánhdấu các điểm dịch lên bản đồ, và cách làm của ông đã mang lại hiệu quả trongviệc xác định hướng lây lan của dịch bệnh và kịp thời ngăn chặn

Năm 1962, (HTTTĐL) đầu tiên hoạt động thực sự trên thế giới được rađời tại Canada, được phát triển bởi cục phát triển nông lâm nghiệp Canada

Đó là công trình nghiên cứu của tiến sĩ Roger Tomlinson có tên là CanadaGeographic Information System (CGIS) Hệ thống này được sử dụng để lưutrữ, phân tích và quản lý các dữ liệu được thu thập cho Canada LandInventory (CLI), một tổ chức xác định tiềm năng đất đai cho nền nông nghiệpCanada bằng cách ánh xạ các thông tin về đất, rừng, các loại động vật, sôngsuối, đất nông nghiệp… vào bản đồ với tỉ lệ 1:50.000

CGIS là hệ thống thông tin địa lí đầu tiên trên thế giới và là một sự cảitiến các ứng dụng Mapping, các cơ chế Overlay, đo đạc và số hóa… Nó hỗtrợ các thông tin về hệ thống tọa độ quốc tế, các thông tin về thuộc tính và địađiểm được lưu trữ trong các file tách biệt Chính vì thế, Tomlinson được xemnhư là cha đẻ của GIS, đặc biệt khi ông sử dụng overlay trong việc đề xướngphân tích không gian của sự hội tụ dữ liệu hình học Đến năm 1990, CGIS đãxây dựng được một cơ sở dữ liệu số về tài nguyên đất lớn nhất ở Canada Nó

Trang 15

được phát triển như một hệ thống khung chính, quản lý việc sử dụng và hoạchđịnh các tài nguyên đất ở các bang.

Năm 1964, Howard T Fisher thành lập phòng thí nghiệm đồ họa máytính và phân tích không gian tại trường Harvard Graduate School of Design,nơi mà một số khái niệm lý thuyết quan trọng về vận dụng dữ liệu không gianđược phát triển Vào năm 1970, họ đã đưa ra code của hệ thống còn sơ khai

và các hệ thống như “SYMAP”, “GRID”, “ODYSSEY” như là một sự pháttriển thương mại đến các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và các tổchức trên thế giới

Theo Ducker (1979): “GIS là trường hợp đặc biệt của hệ thống thôngtin ở đó cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố khônggian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng không nhưđiểm, đường, vùng”

Trong GIS không quản lý các hình ảnh cụ thể mà nó quản lý một cơ sở dữliệu, thường cơ sở dữ liệu của GIS là cơ sở dữ liệu quan hệ tập trung được tạo lậpbởi các dữ liệu không gian đi kèm theo thuộc tính của chúng [14]

Theo Star and Estes (1990): “GIS là một hệ thống thông tin được thiết

kế để làm việc với các dữ liệu tham chiếu bởi các tọa độ không gian hayđịa lý” [15]

Theo Davis (2001): “GIS là một công nghệ dựa trên máy tính và phươngpháp luận thu nhập, quản lý, phân tích, mô hình hóa, và trình bày dữ liệu địa

Trang 16

Viện tài nguyên thế giới (World Resoure Insitute – WRI) đã sử dụngGIS để đánh giá ảnh hưởng của phá rừng với các quốc gia và người dântrên toàn thế giới Ứng dụng GIS để kiếm soát diện tích rừng trên toancầu.Ngoài ra GIS con hỗ trợ phân tích so sánh diện tích rừng hiện nay sovới diện tích rừng trong quá khứ, cho thấy xu hướng thu hẹp ngày nhanhcủa diện tích này và tốc độ thu hẹp ở các vùng khác nhau.Với phần mềnGIS, các dự báo có thể phân tích dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ.

Tại Malaysia, công nghệ GIS đã được coi như là một nhiệm vụ quantrọng trong các nghành công nghiệp liên quan đến dầu khí, quản lý thiêntai… GIS cũng rất hữu ích cho Chính phủ và các đồn điền lớn nhằm nỗ lựchơn trong việc hướng tới mục tiêu than thiện môi trường Nhiều công ty ởMalaysia đang tạo ra lợi nhuận từ công nghệ lập bản đồ trên máy tính sửdụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý GIStrong các hoạt động như: Xác định cây trồng phù hợp cho từng địa phương

và theo mùa, tối ưu hóa phân bón và số lương thuốc trừ sâu, tính toán chínhxác năng suất cho từng loại cây trồng

Bằng quá trình định dạng địa hình, vị trí địa lý, kỹ thuật xây dựng, GIS

có thể giúp dự báo thời gian và địa điểm có thể xảy ra các sự cố như độngđất, núi lửa cũng như hậu quả có thể có Cơ quan kiểm soát sự cố địa chấncủa Portland, bang Oregon, Hoa Kỳ đã sử dụng phần mền ARC/INFOArcView GIS và Map Objects để trợ giúp dự báo và chuẩn bị đối phó vớicác sự cố

Với ứng dụng rộng rãi, GIS đã trở thành công nghệ quan trọng Nótham gia vào hầu hết lĩnh vực con người và ngày được quảng bá rộng dãi.Hơn nữa với xu thế phát triển hiện nay, GIS không chỉ dừng lại ở một quốcgia đơn lẻ mà ngày càng mang tính toàn cầu hóa Đồng thời GIS gắn với vị

Trang 17

trí địa lý và các dữ liệu có liên quan, do đó có khả năng rất lớn trong phântích, quản lý các hệ sinh thái, phân bố, tái sinh loài…

2.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, mặc dù được biết đến khá sớm, nhưng mãi đến năm

2000, tức sau khi có được những kết quả về việc tổng kết chương trình GISQuốc gia ở Việt Nam, GIS mới thực sự được chú ý đến và bước đầu pháttriển Từ đó, có những quan điểm về GIS như sau:

Bảo Huy (2009) Hệ thống thông tin địa lý (Geographic InformationSystem – GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin và ngày càng đượcphát triển rộng rãi GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiềuhoạt động kinh tế xã hội, quản lý môi trường của nhiều quốc gia trên thếgiới GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan Chính phủ, các nhà quản lý, cácnhà doanh nghiệp, các cá nhân… đánh giá được hiện trạng các quá trình,các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập,quản lý, phân tích, truy vấn và tích hợp các thông tin được gắn với một nềnđịa lý nhất quán và của các cơ sở dữ liệu đầu vào [3]

Nguyễn Kim Lợi (2006), hệ thống thông tin địa lý (GIS) được địnhnghĩa như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, cácthao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian(Geographically or Geospatial), nhằm hỗ trợ việc thu nhận lưu trữ, quản lý,

xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giảiquyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra,chẳng hạn như: Để hỗ trợ cho việc ra các quyết định cho việc quy hoạch vàquản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, giao thông, dễdàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ các dữliệu hành chính [5]

Trang 18

Tại Việt Nam công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và đến nay đượcứng dụng trong khá nhiều nghành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lýrừng, đo đạc bản đồ, quản lý đô thị… đã mang lại hiệu quả bước đầu chohoạt động phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta vàđang có nhiều triển vọng phát triển nhanh trong thời gian tới Hàng loạt cácchương trình, dự án GIS với sự tham gia của các trường đại học, các việnnghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước đã được triển khai có thể

kể đến như:

Dự án của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United NationDevelopment Programme) ứng dụng viễn thám ở Việt Nam là nâng cao nănglực về thống kê rừng ở viện Điều tra quy hoạch rừng vào những năm 80 Sau

đó, UNDP tiếp tục tài trợ dự án thứ hai mà đối chính là các nhà khoa họcthuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam trong vài năm Vào những năm

90, Việt Nam đã thu hút một số lớn các dự án quốc tế trong lĩnh vực nâng caoquản lý môi trường vào quản lý tài nguyên trong đó GIS luôn là hợp phầnquan trọng

Ngoài các dự án được đầu tư theo các chương trình dự án, trong nhữngnăm gần đây các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứuứng dụng GIS liên quan đến quản lý tài nguyên rừng:

Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS để giám và đánh giá nhanh sựthay đổi của lớp phủ thực vật ở khu vực diện tích rừng mới mở rộng ở huyệnNam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế của vườn quốc gia Bạch Mã

Chu Hải Tùng (2007) nghiên cứu khả năng ứng dụng kết hợp ảnh vệ tinhradar và quang học để thành lập một số lớp thông tin về lớp phủ mặt đất cókết luận rằng: “…Việc kết hợp các ảnh Radar và quang học cung cấp thêmnhiều thông tin về các đối tượng trên bề mặt tại các dải sóng khác nhau.Nhiều đối tượng khó phân biệt trên ảnh quang học nhưng trên tổ hợp có thể

Trang 19

nhận biết được rất rõ ràng nhờ có các thông tin được tích hợp từ ảnh radar.Hơn nữa các tập dữ liệu kết hợp còn cho phép phân biệt giữa các đối tượng cómật độ khác nhau trên bề mặt…” [9]

Nguyễn Trường Sơn (2007) nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và côngnghệ GIS trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng thử nghiệm tại 1 khuvực cụ thể thấy rằng: Phương pháp viễn thám kết hợp GIS mang ý nghĩa quantrọng và có tính ưu việt hơn so với các phương pháp truyền thống khác trongnghiên cứu lớp phủ rừng tại các khu vực miền núi như khả năng xác địnhnhanh diện tích lớp phủ, giám sát và đánh giá biến động rừng trên phạm virộng lớn Đề tài bước đầu xây dựng được quy trình giám sát hiện trạng tàinguyên rừng bằng công nghệ viễn thám kết hợp GIS thông qua việc lập báocáo nhanh về biến động diện tích rừng tại khu vực thử nghiệm [8]

Phạm Ngọc Tùng (2009) Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừngtại công ty Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông [10]

Nguyễn Văn Sinh (2009) nghiên cứu sự biến động lớp phủ thực vật bằngảnh vệ tinh đa thời gian và ảnh hưởng của tới sự đa dạng sinh học ở các khubảo tồn thiên nhiên Nam Bộ [7]

Ngoài ra, ở một số địa phương như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh,Bình Định, Đồng Nai, Vĩnh Phúc cũng đã áp dụng công nghệ viễn thám vàGIS để cập nhật bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/25000 theo chỉ thị số32/2000CT – BNN – KL về việc tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

và đất lâm nghiệp trên cả nước

Nhìn chung, viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng khá nhiều tronglĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên để ứng dụng các công tácbảo tồn như quản lý dữ liệu ảnh hưởng đến biến động tài nguyên rừng và xây

Trang 20

dựng được bản đồ hiên trạng rừng… nhìn chung còn nhiều hạn chế, trong khi

đó đây là công nghệ thích hợp và có hiệu quả để theo dõi diễn biến tài nguyênrừng và quản lý có hiệu quả

2.4 Điều kiện tự nhiên kinh tế và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu

2.4.1 Điều kiện tự nhiên

2.4.1.1 Vị trí địa lý

Nông Hạ là một xã của Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, xã có hình dạng kéo dàitheo chiều đông – tây với vị trí:

Hình 2.1 Ranh giới xã Nông Hạ

- Phía Bắc giáp xã Thanh Mai, Cao Kỳ

- Phía Đông giáp xã Yên Cư, Yên Hân

- Phía Nam giáp xã Bình Văn, Như Cố, Thanh Bình và Nông Thịnh

- Phía Tây giáp xã Tân Thịnh của huyện Định Hóa - Thái Nguyên

2.4.1.2 Đặc điểm địa hình địa thế

Hệ thống các núi thuộc cánh cung sông Gâm chạy dọc phía tây của địabàn huyện Nham thạch chủ yếu ở đây là đá phiến – thạch anh, cát kết, đá

Trang 21

vôi… nằm trên nền đá kết linh cổ Địa hình cao ở phía bắc - tây bắc vớinhững đỉnh núi cao trên 1000m và khi xuống phía nam giam dần thành nhữngđồi núi thấp dạng bát úp, ít hiểm trở với độ cao vài trăm mét Núi đồi ở đây cóđỉnh bằng,sườn thoải, cao nhất là đỉnh núi thuộc dãy Nam Khiếu Thượng với

độ cao khoảng 1640m, nơi thấp nhất khoảng 40m thuộc khu vực Quảng Chu.Trên địa bàn có chợ Chu hợp lưu tại thị trấn Chợ Mới, nhánh NaRi bắtnguồn từ xã Yên Cư phía tây nam huyện chảy theo hướng đông bắc, đến xãLương Thành hợp lưu sông Bắc Giang tại Pác Cáp

2.4.1.3 Đặc điểm đất đai

Đất feralit có màu đỏ nâu, đỏ vàng có địa tầng sâu 40cm chứa nhiều Fe,

Al có phản ứng chua Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâunghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp

Hầu hết các loại đất trên địa bàn xã có độ dầy từ trung bình đến khá,thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng Các chất dinh dưỡng như đạm, lân,Kali, Can xi, Magie trong đất có hàm lượng thấp không đủ cung cấp cho quátrình sinh trưởng, phát triển của cây trồng Do đa phần đất đai nằm trên độdốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện phápbảo vệ đất, bảo vệ rừng, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất

Độ dốc trung bình 25 độ Nhìn chung địa hình của xã phức tạp gây nhiềukhó khăn cho phát triển kinh tế xã hội

2.4.1.4 Khí hậu thủy văn

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn, xã Nông Hạmang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi vùng cao phíaBắc, được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 thời tiết

Trang 22

nắng nóng, mưa nhiều Mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau thời tiếthanh khô, lạnh và ít mưa.

Được thể hiện cụ thể theo bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Tình hình khí hậu thủy văn năm 2010

(Nguồn : Trạm khí tượng huyện Chợ Mới- Bắc Kạn)

Lượng mưa trung bình hàng năm ở Chợ Mới trong khoảng 1,60mm –1386,3mm Cũng như chế độ nhiệt, mưa ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt mùamưa trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với 85% -90% lượng mưa cả năm Thời gian còn lại là mùa ít mưa Trong mùa mưa, cónhững tháng có thể tới 15 – 20 ngày có mưa Mùa ít mưa với số ngày mưa

Trang 23

trong tháng là dưới 10 ngày và lượng mưa không đáng kể, có khi gần như cảtháng không có mưa hoặc chỉ mưa phùn, mưa mù.

Mùa ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) có thể chia thành 2 thờikỳ: Đầu mùa (thường từ tháng 4 đến tháng 1 năm sau) do ảnh hưởng các khốikhí lục địa lạnh, khô nên rất ít mưa, có khi cả tháng hanh khô, với thời tiếttrong xanh, ngày nắng úa, đêm lạnh, gây hạn hán và hay có sương muối Thời

kỳ cuối mùa khô, do độ ẩm không khí cao, mây mù, mưa phùn, gây cảm giácrất lạnh, ẩm thấp

Trên địa bàn xã có hệ thống Sông Cầu chảy qua, nguồn nước này phục

vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Ngoài ra sông Cầu còn lànơi nông dân khai thác cát, sỏi làm nguyên liệu xây dựng, góp phần làm tăngthu nhập và giải quyết việc làm lúc nông nhàn

2.4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

2.4.2.1 Điều kiện kinh tế

Ngoài ra trong xã còn trong xã còn trồng một số loại cây như: ngô, khoaimon, khoai lang, sắn, mía, lạc phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như làmthực phẩm, thức ăn chăn nuôi cho lợn, gà, trâu, bò

* Chăn nuôi:

Diện tích chăn thả trâu, bò đan xen với diện tích đất rừng sản xuất Tổng

số trâu năm 2005 là 370con, bò có 1300 con, lợn là 1497con, gia cầm là 9876

Trang 24

con Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu vềsản xuất trong nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ở trong xã

* Ngành lâm nghiệp:

Trong những năm gần đây sản xuất lâm nghiệp tập trung vào sản xuấtrừng trồng Đất rừng trong xã hầu hết đã có chủ rừng quản lý nên việc nuôitrồng và sản xuất rừng chủ yếu theo quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình từ năm 2000đến nay xã đã tiếp nhận một số dự án trồng rừng trồng keo, mỡ .cung cấpnguyên liệu cho ngành công nghiệp ngành công nghiệp giấy, gỗ

2.4.2.2 Giao thông

Trên địa bàn huyện có tuyến quốc lộ 3 chạy qua đây là tuyến đườnghuyết mạch nôi Nông Hạ với thị trấn Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn các tuyếnliên thông liên xã đã được nhà nước đầu tư xây dựng dịch vụ thương mạithuận lợi hơn, các tuyến đường liên thôn như thôn Nà Cằn, Nà bản trướckia người dân phải đi dường suối khi trời mưa đi lại gặp rất nhiều khó khănnày nhà nước đã hỗ trợ xã để mở đường lơn vẫn chưa được xây dựng xong vàdang ngừng trệ nên việc đi lại của người dân vẫn còn khó khăn

2.4.2.3 Thủy lợi

Nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã ngày càng hoàn thiện hệ thống kênhmương nội đồng đã được bê tông hóa, tuyến mương thôn Nà Quang dài270m, tuyến mương thôn Khe Thuổng dài 217m, mương Nà Cù – Nà Cắn dài2400m, mương Nà Cắn – Nà Bia – Tổng Vạc dài 1200m, tuyến mương BảnTết dài 1800m hệ thống mương tập trung phía đông nguồn nước dồi dào nênthuận lợi cung cấp nước cho đồng ruộng nhưng một số nơi của xã vẫn thiếunước vào mùa sản xuất chậm thời gian sản xuất nông nghiêp vì vậy xã cầnphải chú trong nhiều hơn vấn đề thủy lợi

2.4.2.4 Tình hình dân số

Tính đến 31/07/2005 dân số toàn xã là 3676 nhân khẩu, 853 hộ trong đó

có 7 hộ gia đình tập thể Dân số phân bố không đồng đều, tập trung đông dọctrục đường quốc lộ 3, số còn lại phân bố rải rác các làng bản trong xã

Trang 25

2.4.2.5 Về dân tộc

Nông Hạ có 5 dân tộc anh em như: Dao, Tày, Nùng, Kinh, Sán chí Phân

bố trên 14 thôn (bản) Dân số phân bố không đều, những năm gần đây do làmtốt những công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số giảm Năm

2005 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5%

2.4.2.6 Về lao động

Tổng số lao động trong xã có 2289 lao động, chiếm 62,3% dân số Trongđó: Lao động nông, lâm nghiệp chiếm 89% tổng số lao động toàn xã Phầnlớn là lao động chưa qua đào tạo Hiện nay, việc làm cho người lao động đang

là vấn đề được chính quyền cũng như nhân dân rất quan tâm, đặc biệt là laođộng nông nhàn lúc kết thúc mùa vụ, để giải quyết việc làm cho người laođộng cần phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề

sử dụng lao động phổ thông Gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lượcphát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân và trật tự an toàn xã hội

2.4.2.7 Về văn hóa

Hoạt động văn hóa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương tới ngườidân, cụ thể tuyên truyền trên loa truyền thanh 1 lần/1 tuần Các phong tràotoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới trong các khu dân cư và bài trừ các

tệ nạn xã hội đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, phong trào xây dựng “Nếpsống văn minh, gia đình văn hóa” cho đến nay 2 đơn vị đạt “Làng văn hóa cấptỉnh”, 2 đơn vị đạt “làng văn hóa cấp huyện”, có 6 đơn vị đạt “Khu dân cưtiên tiến”

2.4.2.8 Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Để đảm bảo cho công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.Dưới sự chỉ đạo của cấp Đảng và Chính quyền, lực lượng an ninh của xã đi

Trang 26

sâu, đi sát nắm bắt tình hình trên từng địa bàn thôn (bản) Quản lý tốt nhânkhẩu, hộ khẩu, đi và đến tạm trú, tạm vắng và kịp thời phát hiện các biểu hiệntiêu cực xã hội Giải quyết các vụ việc tiêu cực xã hội một cách kịp thời vàtriệt để.

Nông Hạ là một xã có vị trí thuận lợi của huyện, xã có quốc lộ 3 chạyqua, nên có điều kiện giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các cơ quan vàcác xã trong huyện, với nội tỉnh và các tỉnh bạn

Kinh tế của Nông Hạ có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân diện tích đấtsản xuất nông nghiệp trên đầu người là 1110,177 ha so với các xã lân cận,điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng

đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có phát triển nhưng còn chậm, sản xuấtvẫn mang tính tự cung, tự cấp, trang trải, chưa mang tính hàng hóa, đời sốngcủa người dân được cải thiện, nhưng không phải không còn khó khăn

Do nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi phải có sự sắpxếp lại lao động và phân bố một cách hợp lý các nguồn lực để tạo ra một bướcphát triển toàn diện dân số phát triển, các nhu cầu về sản xuất và đới sống,cũng như các công trình xây dựng về: Giao thông, Thủy lợi, Dịch vụ vàThương mại, về sử dụng điện năng, các khu văn hóa – thể thao, khu dân cưngày càng cao Sẽ gây áp lực mạnh đối với đất đai Đó là việc xây dựngphương án quy hoạch sử dụng các loại đất để đáp ứng kịp thời các nhu cầuphát triển đó

2.4.2.9 Về y tế

Trên địa bàn có một trạm y tế với 1 bác sỹ, 3 y sỹ và 10 giường bệnh.Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và thực hiệncác chương trình y tế Quốc gia như: Các hoạt động khám chữa bệnh được duy

Trang 27

trì hàng năm Tiêm chủng 6 loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi, tiêm phòng viêmnão Nhật Bản Bên cạnh đó y tế xã tham gia tích cực công tác dân số, kếhoạch hóa gia đình, chương trình phòng chống sốt rét, chống bướu cổ, tư vấntuyên truyền phòng chống HIV/ AIDS.

2.4.2.10 Về giáo dục

Nông Hạ có trường tiểu học, trường mầm non của huyện được xây dựngtrên địa bàn xã, trong những năm vừa qua cả hai ngành học Mầm non và Phổthông đảm bảo duy trì tốt về số học sinh đến trường tương đối Đặc biệt vàotháng 1 năm 2005 được phòng giáo dục chọn làm điểm thi điền kinh, cả haitrường Tiểu học, THCS đều đạt giải nhất toàn huyện Phong trào thi đua “Dạytốt – học tốt” được duy trì thường xuyên và có hiệu quả

2.4.3 Đặc điểm tài nguyên đất

Đất đai ở xã Nông Hạ chia thành hai loại chính

- Đất ruộng: Là do tích tụ phù xa của sông Cầu và các suối, đất có tầng phù

xa dày, có màu sám đen, có hàm lượng đạm, lân, kali ở mức trung bình, loại đấtnày phù hợp cho các loài cây lương thực và các loại cây hoa màu

- Đất đồi: là đất feralit màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trungbình, nghèo dinh dưỡng và ở nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thíchhợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng

- Tình hình sử dụng đất đai của xã: do địa hình núi dốc, đất đai chia cắtphức tạp hình thành các tiểu khí hậu khác nhau về điều kiện tự nhiên và môitrường tập quán sản xuất, do đó quá trình sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiềukhó khăn và hạn chế

Trang 28

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, thời gian và nội dung nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Diện tích và trạng thái rừng tại Xã Nông Hạhuyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 1/ 2011 đến tháng6/ 2011 tại xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biến động rừng là đề tài lớn và phứctạp và cần nhiều thời gian Đề tài chỉ tập trung kế thừa số liệu, ứng dụng côngnghệ thông tin địa lý thành lập bản đồ đánh giá biến động tài nguyên rừng vềmặt diện tích, trạng thái và tìm hiểu nguyên nhân gây biến động rừng

3.2 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là Xã Nông Hạ huyện ChợMới tỉnh Bắc Kạn, quy mô nghiên cứu ở đây là cấp Xã

3.3 Nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng được mục đích nêu trên, đề tài tiến hành giải quyết các nộidung sau:

- Thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 từ bản đồ giấy

- Thống kê diện tích rừng năm 2006 theo trạng thái và chức năng

- Thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011

- Thống kê diện tích năm 2011 theo trạng thái và chức năng

- Phân tích và đánh giá sự biến động về diện tích, trạng thái rừng tại địabàn nghiên cứu

- Điều tra nguyên nhân tác động đến biến động rừng và phân tích đượccác nguyên nhân gây biến động rừng từ đó đề xuất các giải pháp để nâng caocông tác quản lý bảo bệ rừng tại địa bàn nghiên cứu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

3.4.1.1 Thu thập tài liệu liên quan đến bản đồ

- Thu thập bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng của phân viện điều tra Tây Bắc

Bộ năm 2006 tại Viện điều tra quy hoạch rừng

- Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội, báocáo kinh tế xã hội

Trang 29

- Thu thập các kết quả điều tra và thống kê rừng tại chi cục kiểm lâm tỉnhBắc Kạn Các kết quả trồng rừng giai đoạn 2006 – 2011 Kết quả thực hiệncác chính sách kinh tế xã hội.

3.4.2 Tiến hành số hóa bản đồ hiện trạng 2006 và thống kê diện tích

- Scan bản đồ hiện trạng 2006

- Tiến hành định vị bản đồ bằng phần mềm Mapinfo: Mở chương trìnhMapinfo/File/Open Table (trong bảng này File of type ta chọn Raster Image)/nhấn Register/Đăng ký tọa độ ít nhất 4 điểm theo tọa độ cho trước, sau khinạp xong tọa độ kiểm tra sai số tại cột Error (pixel )/Ok (Hình 3.1)

Hình 3.1 Quá trình định vị ảnh

Trang 30

- Tách lớp, số hóa các lớp bằng phần mềm Mapinfo: Lệnh: Map/Layercontrol hoặc vào biểu tượng layer control trên thanh công cụ Main, hộp thoạihiện ra như hình 3.2/Tích vào ô Edit able của lớp Cosmetic Layer, chọnOk/Hộp công cụ Drawing sẽ hiện sáng các biểu tượng chọn để vẽ các đốitượng điểm, đối tượng đường, đối tượng vùng Chọn công cụ thích hợp để sốhóa đối tượng/Lưu lại (Map/Save Cosmetic Object, nếu lớp đã được tạo rồi tadùng lệnh File/Save Table).

Hình 3.2 Màn hình layer control

Trang 31

- Tạo cơ sở dữ liệu: Lệnh Table/Maintenance/Table Structure/Hộp thoại

hiện ra (Hình 3.3)/Nếu muốn thêm các trường dữ liệu khác ta chỉ việc nhấmvào Add Field, muốn xóa trường dữ liệu đã có ta chọn trường dữ liệu đó vànhấn vào Remove Field/Ok

Hình 3.3 Màn hình tạo cơ sở dữ liệu

- Biên tập bản đồ và in ấn bằng phần mềm Mapinfo

- Xuất dữ liệu ra EXCEL và thống kê diện tích: Query/Select/ SelectRecords from Table chọn trường cần xuất dữ liệu/Assist/Function chọnCartesianArea (obj,”hectare”)/Ok/Ok/Table/Export/Chọn trường xuất dữ liệu/Export/Save (đuôi *dbf)

Trang 32

3.4.3 Phương pháp kiểm tra ngoại nghiệp

Để thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011, đề tài tiến hành như sau:

- Sử dụng bản đồ hiện trạng 2006, tiến hành kiểm tra thực địa, cập nhật

và khoanh vẽ lại các trạng thái thay đổi trên các tuyến với yêu cầu như sau:

- Tuyến phải đi qua các loại trạng thái rừng và kiểu sử dụng đất đai

- Tuyến phải đi qua các kiểu địa hình đặc trưng tại địa bàn xã Nông Hạ

- Tận dụng các đường mòn, đường ô tô, khe suối, số lượng tuyến thiết kếcho việc kiểm tra chiếm từ 5 – 15% diện tích các loại rừng, loại đất hiện có

- Tuyến đi sẽ được xác định bằng GPS 60CSx (76CSx) và chấm điểmtrên bản đồ

- Đối chiếu và kiểm tra, chỉnh sửa tên và mã các loại rừng, loại đất trênbản đồ cho phù hợp với thực địa

- Khoanh vẽ bổ sung diện tích rừng mới phục hồi do cháy rừng và phárừng, rừng mới trồng mà trên ảnh không phát hiện kịp thời Những lô rừngthay đổi như vậy có 2 hướng để xác định và khoanh vẽ: dùng GPS để khoanh vẽ,

sử dụng phương pháp truyền thống là xác định vị trí đứng rồi khoanh vẽ lô theodốc đối diện Sau khi đi khoanh vẽ ngoài thực địa bằng GPS tiến hành cập nhậtvào bản đồ bằng phần mềm Mapsource, cuối cùng là hoàn thiện bản đồ

+ Sau khi đi khoanh vẽ ngoài thực địa bằng GPS tiến hành cập nhật vàobản đồ bằng phần mềm Mapsource chuyển vào Mapinfo để chỉnh sửa và hoànchỉnh, trình tự như sau:

Bước 1 Kết nối máy GPS đã có dữ liệu với máy tính bằng cáp (USB), sử

dụng phần mềm Mapsource để chuyền dữ liệu

Trang 33

 Khởi động Mapsource, màn hình hiện ra như sau:

Hình 3.4 Màn hình Mapsource

Transfer\Receive From Device…: (hoặc nhấp vào biểu tượng

trên thanh Menu

Tại hộp thoại Receive From Device, tích dấu vào WayPoints, Tracks,

Trang 34

Chọn File/Save as để lưu lại file

Chọn đường dẫn để lưu lại khung Save in, và cài đặt tên tệp tin lưu trữ

trong khung File name, Save as type ta chọn DXF (*.dxf) dữ liệu phần mềm

Autocad để kết xuất dữ liệu sang phần mềm Mapinfo và nhấn Save

Chuyển dữ liệu *dxf vao trong Mapinfo để khoanh vẽ vào bản đồ sốnhư sau :

- Mở Mapinfo/vào Tool/Ta sử dụng công cụ Universal Translator/đổiđuôi từ *dxf sang đuôi Tab như hình sau :

Hình 3.6 Chuyển đổi file *dxf sang file Tab 3.4.4 Cập nhật cơ sở dữ liệu cho lớp hiện trạng năm 2011 và biên tập bản đồ

- Khởi động Mapinfo/File/Open/chọn file hiện trạng 2011

Trang 35

- Tiến hành nhập thông tin cho các trường vừa tạo: Dùng công cụ Infotool để nhập cơ sở dữ liệu và Update Column để nhập CSDL.

Từ kết quả kế thừa lớp bản đồ địa hình, sông suối, đường giao thông xã lớp hiện trạng rừng ta tiến hành biên tập bản đồ như sau:

B1 Tạo màu và chú giải

- Mở file hiện trạng, thủy văn, đường, địa hình

- Chọn Menu Map/Create Legend/Next và chỉnh sửa/tạo màu theo quyđịnh màu

B2 Tạo Lưới, khung

- Chọn menu Tool/Run Mapbasic Program/Gid Maker/biểu tượng quả cầuhiện ra màn hình chính của Mapinfo/chọn quả cầu có tên Create grid

- Spacing between line: 2000 (hoặc 1000), đơn vị là meter

- Tạo khung: sử dụng công cụ Rectangle trên thanh drawing để tạo khung

- Tạo Kim Nam châm: Chọn Symbol style/Font: chọn Mapinfo arrow,Symbol: chọn kim nam châm

- Click 2 lần vào bản đồ và nhập tỷ lệ bản đô vào trong ô Scale 1cm =

250, 100 nếu bản đồ tỷ lệ 1:25000 hay 1:10000

- Chỉnh sửa khổ giấy Vào Menu File/Page setup/Phần Size: chọn khổgiấy, tùy theo bản đồ mà ta để chiều khổ giấy ngang (lanscape) hay đứng(portrait) ở phần Orirentation

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo công tác HĐND (2008), (2009), (2010), (2011). Xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác HĐND
Tác giả: Báo cáo công tác HĐND (2008), (2009), (2010)
Năm: 2011
2. Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc (2011), Ước tính sinh khối bề mặt tán rừng sử dụng ảnh vệ tinh Alos Avnir – 2. Trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ước tính sinh khối bề mặt tán rừng sử dụng ảnh vệ tinh Alos Avnir – 2
Tác giả: Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc
Năm: 2011
3. Bảo Huy (2009), GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường. Nxb tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường
Tác giả: Bảo Huy
Nhà XB: Nxb tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2009
4. Hoàng Trọng Khánh (2007), Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng thử nghiệm tại khu rừng tự nhiên huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Trường Đại học Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng thử nghiệm tại khu rừng tự nhiên huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông
Tác giả: Hoàng Trọng Khánh
Năm: 2007
6. Đặng Hùng Phi (2010), Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố tái sinh loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk. Trường Đại học Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố tái sinh loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
Tác giả: Đặng Hùng Phi
Năm: 2010
8. Nguyễn Trường Sơn (2007), Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng tại một khu vực cụ thể.Trung tâm viễn thám quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng tại một khu vực cụ thể
Tác giả: Nguyễn Trường Sơn
Năm: 2007
9. Chu Hải Tùng (2007), Nghiên cứu khả năng ứng dụng kết hợp ảnh vệ tinh radar và quang học để thành lập một số lớp thông tin về lớp phủ mặt đất.Trung tâm viễn thám quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng ứng dụng kết hợp ảnh vệ tinh radar và quang học để thành lập một số lớp thông tin về lớp phủ mặt đất
Tác giả: Chu Hải Tùng
Năm: 2007
12. Clarke (2001), Getting Started with Geographic Information Systems. Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Getting Started with Geographic Information Systems
Tác giả: Clarke
Năm: 2001
13. Davis (2001), GIS: A Visual Approach. Canada: Onword Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Visual Approach
Tác giả: Davis
Năm: 2001
15. Star and Estes. J (1990), Geographic Information Systems: AnIntroduction .Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Geographic Information Systems: "AnIntroduction
Tác giả: Star and Estes. J
Năm: 1990
11. Trang Website: http://www.kiemlam.org.vn* Tài liệu nước ngoài Link
5. Nguyễn Kim Lợi (2006), Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Văn Sinh (2009), Nghiên cứu sự biến động lớp phủ thực vật bằng ảnh vệ tinh đa thời gian và ảnh hưởng của tới sự đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Bộ Khác
10. Phạm Ngọc Tùng (2009), Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại công ty Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông Khác
14. Ducker (1979), Land resource information system: a review of fifteen years' experience Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Ranh giới xã Nông Hạ - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 2.1. Ranh giới xã Nông Hạ (Trang 18)
Bảng 2.1. Tình hình khí hậu thủy văn năm 2010 - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Bảng 2.1. Tình hình khí hậu thủy văn năm 2010 (Trang 20)
Hình 3.1. Quá trình định vị ảnh - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 3.1. Quá trình định vị ảnh (Trang 27)
Hình 3.2. Màn hình layer control - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 3.2. Màn hình layer control (Trang 28)
Hình 3.3. Màn hình tạo cơ sở dữ liệu - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 3.3. Màn hình tạo cơ sở dữ liệu (Trang 29)
Hình 3.4. Màn hình Mapsource - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 3.4. Màn hình Mapsource (Trang 31)
Hình 3.6. Chuyển đổi file .*dxf sang file .Tab - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 3.6. Chuyển đổi file .*dxf sang file .Tab (Trang 32)
Hình 3.7. Màn hình chuyển đuôi sang Arc View - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 3.7. Màn hình chuyển đuôi sang Arc View (Trang 34)
Hình 3.8. Quá trình chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 và 2011   bằng Arc View - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 3.8. Quá trình chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 và 2011 bằng Arc View (Trang 35)
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng đã scan năm 2006 xã Nông Hạ, huyện   Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng đã scan năm 2006 xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn (Trang 37)
Bảng 4.1. Tọa độ các điểm khống chế trong quá trình định vị - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Bảng 4.1. Tọa độ các điểm khống chế trong quá trình định vị (Trang 38)
Hình 4.3. Lớp thông tin ranh giới - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 4.3. Lớp thông tin ranh giới (Trang 39)
Hình 4.5. Lớp thông tin thủy văn - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 4.5. Lớp thông tin thủy văn (Trang 40)
Hình 4.4. Lớp thông tin đường giao thông - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 4.4. Lớp thông tin đường giao thông (Trang 40)
Hình 4.6. Lớp thông tin địa hình - Ứng dụng GIS dánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn
Hình 4.6. Lớp thông tin địa hình (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w