1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH GVMN HẠNG 2. Vai trò của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

14 250 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non
Người hướng dẫn Giáo viên Trường Đại Học An Giang
Trường học Trường Đại Học An Giang
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Bài thu hoạch
Thành phố An Giang
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 41,51 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Lý do chọn chủ đề Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục mầm non không ngừng cải tiến và phát triển Việc nghiên cứu giáo dục mầm non phải tuân theo yếu tố thực tiễn, giá trị định hướng, đá.

Trang 1

MỞ ĐẦU

- Lý do chọn chủ đề: Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục mầm non không ngừng cải tiến và phát triển Việc nghiên cứu giáo dục mầm non phải tuân theo yếu tố thực tiễn, giá trị định hướng, đáp ứng được nhu cầu về sự phát triển Nghiên cứu giáo dục mầm non thực chất là một ngành khoa học có mục đích, đối tượng cụ thể Có thể dựa vào các phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non để thực hiện nghiên cứu dễ dàng hơn Qua quá trình học tập và nghiên cứu 11 chuyên đề dưới sự hướng dẫn của các thầy cô Trường Đại học An Giang Em đã nắm bắt thêm nhiều kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp, đặc biệt em

tâm đắc với chuyên đề “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non” vì chuyên đề mang tính ứng dụng cao Những kiến thức được

giáo viên truyền đạt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bản thân em trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Do đó, em chọn đề tài: “Vai trò của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non” để có cơ hội tìm hiểu lí thuyết và ứng dụng thực tiễn

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập các chuyên đề của khóa bồi dưỡng, đặc biệt là chuyên đề chọn viết thu hoạch: 11 chuyên đề được học trong khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đều có ý nghĩa quan trọng về lí luận và thực tiễn trong giáo dục mầm non Đặc biệt chuyên đề

“Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non” trang bị

những kiến thức về:

(1) Những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

(2) Quy trình tổ chức triển khai đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

(3) Thực hành kỹ năng thực hiện một số đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng

- Những mục tiêu cần đạt sau khóa bồi dưỡng cho cá nhân, cho tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường: Nghiên cứu những nội dung của các chuyên đề và ứng dụng vào thực tiễn

- Các nhiệm vụ được đặt ra cho bài viết thu hoạch:

(1) Trình bày kết quả kiến thức, kĩ năng qua 11 chuyên đề được học (2) Xây dựng kế hoạch cho bản thân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng (3) Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của chuyên đề “Nghiên cứu khoa học

sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non”

NỘI DUNG PHẦN 1 KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG

Trang 2

1 Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập

Chuyên đề 1: Quyết định hành chính nhà nước

1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quyết định hành chính nhà nước

a Khái niệm quyết định hành chính nhà nước

b Đặc điểm của quyết định hành chính nhà

c Vai trò của quyết định hành chính nhà nước

2 Phân loại quyết định hành chính nhà nước

a Phân loại theo tính chất pháp lý

b Phân loại theo chủ thể ban hành

3 Các yêu cầu đối với quyết định hành chính nhà nước

a Yêu cầu về tính hợp pháp

b Yêu cầu về tính hợp lý

4 Quy trình xây dựng, ban hành quyết định hành chính nhà nước

a Quy trình xây dựng, ban hành quyết định hành chính nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

b Quy trình xây dựng, ban ngành quyết định hành chính nhà nước của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

c Quy trình xây dựng ban hành quyết định hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp

Chuyên đề 2: giáo dục mầm non trong xu thế đổi mới

1 Xu hướng phát triển giáo dục mầm non trên thế giới

a Xu hướng chung của giáo dục mầm non trên thế giới

b Xu hướng giáo dục mầm non của một số nước tiêu biểu

2 Chủ trương chính sách phát triển giáo dục và học giáo dục mầm non ở Việt Nam qua các thời kỳ

2.1 Giai đoạn 1946-1965

2.2 Giai đoạn 1965-1975

2.3 Giai đoạn 1975-1985

2.4 Giai đoạn 1985 đến nay

3 Định hướng phát triển giáo dục mầm non và chương trình giáo dục

mầm non hiện nay 3.1 Định hướng phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016-2025 3.2 Chương trình giáo dục mầm non hiện nay

Chuyên đề 3: Kỹ năng tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non

1 Động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non

1.1 Khái niệm động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non

Trang 3

1.2 Vai trò, ý nghĩa của kỹ năng tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non

2.1 Các yếu tố thuộc bản thân người giáo viên mầm non 2.2 Các yếu tố thuộc về công việc

2.3 Các yếu tố thuộc về tổ chức 2.4 Môi trường và điều kiện làm việc của tổ chức

3 Các bước tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non 3.1 tìm hiểu đối tượng tạo động lực làm việc

3.2 xây dựng kế hoạch tạo động lực làm việc 3.3 tiến hành tạo động lực làm việc

3.4 đánh giá kết quả tạo động lực làm việc

4 Các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc cho giáo viên mầm non

4.1 Nhóm biện pháp tác động trực tiếp đến giáo viên mầm non

4.2 Nhóm biện pháp liên quan đến nhà quản lý 4.3 Nhóm biện pháp liên quan đến điều kiện về nguồn lực phục vụ, cơ sở vật chất

4.4 Nhóm biện pháp liên quan đến môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ

Chuyên đề 4: Kỹ năng quản lý xung đột

1 Những xung đột có thể xảy ra trong trường mầm non

1.1 Khái niệm xung đột

1.2 Phân loại xung đột trong trường mầm non

1.3 Các cấp độ xung đột trong trường mầm non

1.4 Các giai đoạn xung đột

2 Các bước quản lý xung đột trong trường mầm non

2.1 Chiến lược quản lý xung đột trong trường mầm non

2.2 Các bước quản lý xung đột trong trường mầm non

3 Rèn luyện kỹ năng quản lý xung đột trong trường mầm non 3.1 Vai trò của hiệu trưởng trong giải quyết xung đột

3.2 Các kỹ năng quản lý xung đột của cán bộ quản lý trong trường mầm non

3.3 Những khó khăn trong quản lý xung đột ở trường mầm non 3.4 Một số tình huống xung đột và vận dụng kỹ năng quản lý xung đột của hiệu trưởng trường mầm non

Chuyên đề 5: Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường

Trang 4

1 Khái niệm mục đích yêu cầu Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường

1.1 Khái niệm quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường

1.2 Mục đích ý nghĩa quản lý phát triển chương trình

1.3 Yêu cầu đối với công tác quản lý trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường

2 Nội dung và các hoạt động quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường

2.1 Quản lý theo chức năng

2.2 Quản lý theo quy trình phát triển chương trình

3 Thực hành các hoạt động quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường

3.1 Thực hành hoạt động quản lý phát triển chương trình theo chức năng quản lý

3.2 Thực hành hoạt động quản lý phát triển chương trình theo quản lý quy trình

Chuyên đề 6: Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập

1 Những vấn đề chung về xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập

1.1 Khái niệm cộng đồng học tập và xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập

1.2 Ý nghĩa của việc xây dựng nhà trường mầm non hình cộng đồng học tập

1.3 Bản chất của nhà trường - cộng đồng học tập

2 Cách thức xây dựng nhà trường Mầm non thành cộng đồng học tập

2.1 Các bước xây dựng nhà trường Mầm non thành cộng đồng học tập

2.2 Các biện pháp xây dựng nhà trường mầm non thành cộng đồng học tập

3 Thực hành các biện pháp xây dựng nhà trường Mầm non thành cộng đồng học tập

3.1 Với vị trí hiệu trưởng nhà trường mầm non 3.2 Với vị trí giáo viên, nhân viên trong trường mầm non

Chuyên đề 7: Kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá ngoài trường mầm non

1 Những vấn đề chung về chất lượng giáo dục và Kiểm định chất lượng giáo dục

Trang 5

1.1 Những vấn đề chung về chất lượng giáo dục 1.2 Những vấn đề chung về kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

2 Một số vấn đề về tự đánh giá trường mầm non

2.1 Huy động các lực lượng trong và ngoài trường tham gia hoạt động Tự đánh giá

2.2 Thành lập hội đồng tự đánh giá 2.3 xây dựng kế hoạch Tự đánh giá 2.4 Thu thập minh chứng

2.5 Viết phiếu đánh giá tiêu chí 2.6 Viết báo cáo tự đánh giá

3 Đánh giá ngoài trường mầm non

3.1 Mục đích đánh giá ngoài trường mầm non 3.2 Quy trình đánh giá ngoài trường mầm non 3.3 Một số lưu ý khi thực hiện đánh giá ngoài trường mầm non

Chuyên đề 8: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

1 Những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

1.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1.2 Vai trò của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

1.3 Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

1 4 Chu trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1.5 So sánh nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với sáng kiến kinh nghiệm

2 Quy trình tổ chức triển khai đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

2.1 Hiện trạng

2.2 Giải pháp thay thế

2.3 Vấn đề nghiên cứu

2.4 Thiết kế

2.5 Đo lường

2.6 Phân tích

2.7 Kết quả

3 Thực hành kỹ năng thực hiện một số đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng

Trang 6

Chuyên đề 9: Kỹ năng biên soạn tài liệu bồi dưỡng về giáo dục mầm non

1 Những vấn đề chung về bồi dưỡng giáo viên mầm non và tài liệu phục vụ bồi dưỡng giáo viên mầm non

1.1 Bồi dưỡng giáo viên mầm non

1.2 Tài liệu phục vụ bồi dưỡng giáo viên mầm non

2 Cái kiểu trình bày tài liệu bồi dưỡng

2.1 Kiểu trình bày tài liệu bồi dưỡng theo tiếp cận mục tiêu 2.2 Kiểu trình bày tài liệu bồi dưỡng theo tiếp cận nội dung 2.3 Kiểu trình bày tài liệu bồi dưỡng theo tiếp cận phát triển 2.4 Kiểu trình bày tài liệu bồi dưỡng dưới dạng môđun

3 Kỹ năng xây dựng tài liệu bồi dưỡng dưới dạng môđun

3.1 Nhóm kỹ năng chuẩn bị

3.2 Nhóm kỹ năng thiết kế một module tài liệu bồi dưỡng

4 Thực hành biên soạn một nội dung bồi dưỡng dưới dạng môđun 4.1 Thống nhất tiêu chí đánh giá tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

4.2 Thực hành đánh giá về các tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên mầm non

4.3 Thực hành biên soạn tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non dưới dạng môđun

Chuyên đề 10: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong phát triển năng lực nghề nghiệp dưới hình thức nghiên cứu bài học

1 Những vấn đề chung về nghiên cứu bài học

1.1 Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường

1.2 Nghiên cứu bài học

2 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học

ở trường mầm non

2.1 Khái niệm

2.2 Quy trình triển khai sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học ở trường mầm non

2.3 Nhiệm vụ của giáo viên để thực hiện hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học ở trường mầm non

3 Vận dụng hình thức nghiên cứu bài học trong sinh hoạt chuyên môn để bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non

3.1 Năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non

3.2 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học để phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Trang 7

3.3 Thực hành tổ chức sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

Chuyên đề 11: đạo đức của cán bộ quản lý trong giải quyết các vấn

đề ở trường mầm non và cộng đồng

1 Các vấn đề trong quản lý nhà trường mầm non

1.1 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ quản lý trường mầm non

1.2 Các vấn đề/ nội dung cơ bản trong quản lý trường mầm non

2 Đạo đức của người cán bộ quản lý và việc giải quyết các vấn

đề ở trường mầm non và cộng đồng 2.1 Đạo đức của người cán bộ quản lý trường mầm non 2.2 Đạo đức của người cán bộ quản lý trong việc giải quyết các vấn đề ở trường mầm non và cộng đồng

3 Thực hành hành vi đạo đức của người cán bộ quản lý trong quan hệ với đồng nghiệp ở nhà trường mầm non

3.1 Xây dựng “tình huống có vấn đề” trong quan hệ với đồng nghiệp cấp trên và cấp dưới

3.2 Phân tích và đề xuất cách giải quyết một số tình huống

sư phạm

2 Thời gian học tập và nghiên cứu các chuyên đề: Thời gian học từ ngày

16/07/2022 đến ngày 06/08/2022

3 Kết quả thu hoạch về lý luận qua chuyên đề được xác định

Chủ đề: Vai trò của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo

dục mầm non

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục Nghiên cứu để thực hiện và đánh giá một tác động/can thiệp sư phạm

và đánh giá ảnh hưởng của nó Tác động/can thiệp đó có thể là việc kiểm chứng tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học khác, sử dụng sách giáo khoa theo kiểu riêng, áp dụng phương pháp quản lý khác, triển khai chính sách mới, sử dụng công cụ mới vv… do giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện Người thực hiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vừa phải tiến hành thực nghiệm, đồng thời kiểm chứng kết quả và đánh giá ảnh hưởng của tác động/can thiệp đó một cách khoa học để quyết định xem có nên sử dụng và phổ biến can thiệp/tác động đó hay không

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một phần trong phát triển chuyên môn của giáo viên ở thế kỉ XXI Với nghiên cứu khoa học sư phạm ứng

Trang 8

dụng, giáo viên sẽ lĩnh hội các kĩ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết các vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác “Trong quá trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, những nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của trẻ trong mối liên hệ với phương pháp giảng dạy” Qúa trình này cho phép những người làm giáo dục hiểu hơn về phương pháp sư phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của trẻ

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một công cụ để từng bước nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong mỗi nhà trường, đảm bảo hiệu quả, ứng dụng được các thành tựu của công nghệ thông tin, khoa học máy tính, dễ thực hiện, được giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang thực hiện

“Nghiên cứu tác động (NCKHSPƯD) là cách tốt nhất để xác định và điều tra

những vấn đề giáo dục tại chính nơi mà vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học - tại

trường học Thông qua việc tích hợp nghiên cứu tác động (NCKHSPƯD) vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề

sẽ được giải quyết nhanh hơn” (Guskey, 2000).

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là cách tốt nhất để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi mà vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học, tại trường học Thông qua việc tích hợp nghiên cứu tác động vào bối cảnh và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia hoạt động nghiên cứu, các phát hiện ứng dụng ngay lập tức, từ đó vấn đề được giải quyết nhanh hơn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ tạo cho giáo viên biết cách tư duy mang tính hệ thống nhằm giải quyết những vấn đề trong hoạt động chuyên môn và quản lý để hướng tới sự phát triển của nhà trường;

Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra những quyết định chuyên môn vì nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đưa ra câu trả lời chính xác cho việc ra quyết định

Hỗ trợ giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá;

Hình thành, phát huy ý thức tiến bộ về nghề nghiệp của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời, giúp họ vững tin để cam kết sự tiến bộ trong suốt quá trình thực hiện các công việc nghề nghiệp của mình;

Tác động trực tiếp lên việc dạy - học và quản lý; Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên Giáo viên tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sẽ tự tin khi tiếp nhận các lý thuyết mới, luôn có ý thức sáng tạo

và đảm bảo việc dạy học theo chương trình với thái độ tích cực

Trang 9

  Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng gắn với một tác động hoặc can thiệp Trong rất nhiều tình huống, người thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sẽ đánh giá hiệu quả của một hành động hoặc can thiệp được thực hiện trong lớp học hoặc trường học Khi giáo viên, cán bộ quản lý tiến hành nghiên cứu hệ thống để đánh giá và đưa ra các kết luận chính xác về kết quả của các hoạt động này, nó được gọi là nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là việc thực hiện các nghiên cứu nhỏ, dễ thực hiện, dễ kiểm chứng và có thể thực hiện liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn, nhiều kết quả nhỏ sẽ đưa đến hiệu quả lớn Các nghiên cứu tác động quy

mô nhỏ này đang dần chiếm ưu thế trong các trường học để tăng cường hiệu quả của việc dạy học và quản lý

Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, dạy học và giáo dục của mình luôn đứng trước những tình huống, những vấn đề cần phải giải quyết

5 Kết quả thu hoạch về kỹ năng

Trong quá trình tham gia khóa bồi dưỡng em được trang bị một số chuyên

đề có những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp của người GVMN là: Kĩ năng quản lí xung đột, Kĩ năng biên soạn tài liệu bồi dưỡng về giáo dục mầm non Mỗi chuyên đề bao gồm những vấn đề chung về cơ sở lí luận từ đó mô tả những kĩ năng cần thiết để học viên nghiên cứu và ứng dụng Ví dụ Kĩ năng quản lí xung đột cung cấp cho em kĩ năng đàm phán, kĩ năng hòa giải, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác Để người học ứng dụng vào thực tiễn Những tri thức kĩ năng em đã thu nhận được phát triển năng lực của người giáo viên từ đó ứng dụng những điều đã học kết hợp những kinh nghiệm đã biết giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động nghề nghiệp

6 Đánh giá về ý nghĩa của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được sau khóa bồi dưỡng

Hiện nay GDMN đang đổi mới theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nên đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực tìm tòi sáng tạo để khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, tích cực tìm kiếm để phát hiện và giải quyết các tình huống trong hoạt động hàng ngày 11 chuyên đề bao gồm những kiến thức phong phú đa dạng từ kiến thức về chính trị quản lí nhà nước như: (1) Quyết định hành chính nhà nước, (2) Giáo dục mầm non trong xu thế đổi mới, (3) Kĩ năng tạo động lực làm việc cho GVMN, (4) Kĩ năng quản lí xung đột Đến những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp: (5) Quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường, (6) Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập, (7) Kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá ngoài trường mầm non, (8) Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non, (9)Kĩ

Trang 10

năng biên soạn tài liệu bồi dưỡng về giáo dục mầm non, (10) Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong phát triển năng lực nghề nghiệp dưới hình thức nghiên cứu bài học, (11) Đạo đức của cán bộ quản lí trong giải quyết các vấn đề ở nhà trường mầm non và cộng đồng, sẽ giúp người học có nhiều kiến thức bổ trợ, bổ sung những nội dung mới, cập nhật những điều bổ ích để quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả nhất

PHẦN 2 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI DƯỠNG

1 Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân

- Giới thiệu sơ lược về bản thân: hiện tại em là giáo viên mầm non công tác tại trường Mẫu giáo Tân Thạnh, công việc chính là chăm sóc, giáo dục trẻ

- Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân: Theo Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo ký ngày 24 tháng 12 năm

2015 về Quy định Điều lệ trường mầm non có quy định về: Điều 35 Nhiệm vụ của giáo viên

(1) Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em

ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

(2)  Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em thao chương trình GDMN: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lí trẻ; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

(3) Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

(4) Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em

(5) Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ để nâng cao chất lượng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

(6)  Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng

2 Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng: Trước khi tham gia khóa bồi dưỡng em nhận thấy bản

Ngày đăng: 05/04/2023, 18:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt Bỉ (2009), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoa học sưphạm ứng dụng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt Bỉ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2009
2. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
3. Phạm Minh Hạc (1981), Phương pháp luận khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 1981
4. Nguyễn Xuân Nghĩa (1995), Phương pháp và kĩ thuật trong nghiên cứu xã hội, Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp và kĩ thuật trong nghiên cứu xãhội
Tác giả: Nguyễn Xuân Nghĩa
Năm: 1995
5. Trần Trọng Thủy (1996), Khoa học chuẩn đoán tâm lí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học chuẩn đoán tâm lí
Tác giả: Trần Trọng Thủy
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
6. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
7. D’Ann Rawlinson – Mary Little (2004), Improving Student Learning through Classroom Action Research, Tallahassee: Florida Department of Education Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Improving Student Learningthrough Classroom Action Research
Tác giả: D’Ann Rawlinson – Mary Little
Năm: 2004
8. Giselle O. Martin – Kniep (2011), Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, NXB Giáo dục Việt Nam (Bản dịch của Lê Văn Canh) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tám đổi mới để trở thành người giáoviên giỏi
Tác giả: Giselle O. Martin – Kniep
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam (Bản dịch của Lê Văn Canh)
Năm: 2011
9. Robert J. Marazano – Debra J. Pickring – Jane E. Pollock (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục Việt Nam (Bản dịch của Nguyễn Hồng Vân) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cácphương pháp dạy học hiệu quả
Tác giả: Robert J. Marazano – Debra J. Pickring – Jane E. Pollock
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam (Bản dịch củaNguyễn Hồng Vân)
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w