1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quản trị chiến lược (phân tích thực trạng ngành du lịch việt nam, môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, hoạch định chiến lược cho công ty)

29 5,2K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 817,5 KB

Nội dung

bài tiểu luận về quản trị chiến lược( phân tích thực trạng ngành du lịch việt nam, môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, hoạch định chiến lược cho công ty)

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề tài

Saigontourist Holding Company

Giảng viên hướng dẫn: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

Trang 2

Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 – 11 – 2010

Trang 3

Danh sách thành viên nhóm 4

Trang 4

L ời mở đầu.

Trong thời gian qua, với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi cục diện kinh

tế thế giới Nhưng sang năm 2010, nền kinh tế đã có những bước phục hồi đáng kể Nền kinh tế Việt Nam cũng đã dần khắc phục những khó khăn và phát triển Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những chiến lược mới để đón lấy những cơ hội phát triển sau thời kì khủng hoảng.

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch - Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới và một số tổ chức nghiên cứu thị trường gần đây đều cho thấy bức tranh khá lạc quan cho du lịch Việt Nam trong thời gian tới Trong mắt du khách quốc tế,Việt Nam đang là một điểm mới nổi lên đầy hấp dẫn và an toàn của khu vực.

Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh Với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam, tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường và hướng Việt Nam ngang tầm với du lịch Châu Á Saigontourist đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, vững vàng vượt qua khủng hoảng bằng chính những chiến lược

cụ thể của họ Bối cảnh bên ngoài có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội mới để tăng trưởng và phát triển Nhưng công ty đã vượt qua những điểm yếu, theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh của mình, thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài và tạo được sự khác biệt của họ trên thị trường Đặc biệt, những chiến lược mang tính dài hạn luôn được công ty chú trọng thực hiện là những thành tố góp phần vào việc đối phó thành công với những khủng hoảng Tuy không nằm ngòai vòng xoáy khó khăn, nhưng với những kinh nghiệm tích lũy được cùng những cố gắng vượt bậc, Saigontourist đã tạo được thương hiệu ngày càng lớn mạnh của mình, niềm tin yêu của khách hàng trong và ngoài nước.

Và để hiểu rõ hơn về chiến lược của Saigontourist, nhóm 4 chọn đề tài “Saigontourist-tiềm năng

và phát triển” làm đề tài nghiên cứu Saigontourist có nhiều loại hình kinh doanh nhưng nhóm 4 chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực du lịch lữ hành.

Dù rất cố gắng, nhưng bài tiểu luận khó có thể tránh nhiều sơ xuất, mong cô đánh giá và góp ý để nhóm có thể hoàn thiện bài tiểu luận hơn

Xin chân thành cảm ơn.

Trang 5

oO == Mục lục == Oo

Lời mở đầu

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG _1

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 7

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG _13

CHƯƠNG IV: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY 17

I Chiến lược phát triển thị trường 20

II.Chiến lược phát triển sản phẩm 20

III Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 21

KIẾN NGHỊ ĐẾN CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG, NHÀ NƯỚC _22

1 Chính sách bảo tồn và nâng cấp các giá trị văn hóa,các di tích lịch sử,các làng nghề cổ truyền với sự kết

Bảng phân công công việc 23

Trang 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

I THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH

Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước Năm 2010

dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đờisống dân cư và trong xã hội và là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới

Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và ngày càng quan tâm tới điều kiện về an toàn và sứckhỏe, xu hướng du khách chỉ chọn những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo

vệ môi trường Chỉ những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể

có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phươngmới có thể thu lợi từ du lịch Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, dân số ngày càng tăng, vấn đề

đô thị hóa và nạn xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, kế hoạch dẫn tới việc khai thác và sửdụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng các chất thải và khí thải, nước thải, tiếng ồn làm ônhiễm và xuống cấp môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng dân cư

II THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM

Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịchViệt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước

Số doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiềuthành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành

du lịch

Lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 kháchquốc tế năm 1990 lên 3,58 triệu lượt khách vào năm 2006 Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13ngàn tỷ đồng, đến năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng Hệ thống cơ sở lưu trú dulịch ngày càng phát triển và đa dạng các loại hình Đến nay, cả nước có 8.556 cơ sở lưu trú du lịchvới tổng số 170.551 buồng, tăng 25 lần so với năm 1990 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,6%/năm (trong khi đó trên phạm vi toàn thế giới tốc độ tăng cơ sở lưu trú du lịch bình quân 3% ), trong

6 tháng đầu năm 2009, tình hình hoạt động kinh doanh tại hệ thống Saigontourist đã đạt đượcnhững kết quả như đã đón tiếp và phục vụ 658.953 lượt khách, đạt 43,4% so kế hoạch năm, trong

đó khách lữ hành nội địa: 93.305 lượt khách, tăng 5,8% Công suất phòng bình quân chung khu vựcdoanh nghiệp nhà nước đạt 52%

Trong tháng 10 năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 440.071 lượt, tăng 99,3% sovới cùng kỳ năm 2009 Tính chung 10 tháng năm 2010 ước đạt 4.171.990 lượt, tăng 39,0% so vớicùng kỳ năm 2009

Lượng khách quốc tế đến việt nam tháng 10 năm 2010

Ước tính 10 tháng năm

2010

Tháng 10 so với tháng 9 của 2010

Tháng 10 năm

2010 so với 2009

10 tháng năm

2010 so với 2009

Chia theo phương tiện đến

Đường không 357,571 3,348,347 117.8 226.5 138.9Đường biển 4,500 42,000 90.0 150.0 73.1Đường bộ 78,000 781,643 104.0 130.2 146.9

Chia theo mục đích chuyến đi

Du lịch, nghỉ ngơi 258,458 2,605,685 112.8 185.1 146.6

Đi công việc 86,218 843,724 103.1 177.9 142.9Thăm thân nhân 45,855 470,484 133.4 241.8 108.1

Trang 7

Các mục đích khác 49,540 252,097 136.6 361.5 127.4

Chia theo một số thị trường

Trung Quốc 95,869 771,799 123.4 198.7 190.3Hàn Quốc 39,197 404,576 115.8 265.2 136.2Nhật Bản 37,733 355,460 94.2 162.3 122.2

Mỹ 33,185 358,073 114.0 193.2 107.0Đài Loan 27,545 279,237 114.7 206.3 125.8

Úc 23,244 228,668 110.6 192.1 132.4Campuchia 27,474 217,389 110.8 240.2 197.2Thái Lan 19,463 181,122 110.4 155.5 141.1Malaisia 17,322 167,201 98.6 204.8 128.4Pháp 13,136 160,557 133.0 174.4 115.4Các thị trường khác 136,776 1,078,781 155.6 263.4 140.1

Hình 3: Cơ cấu chi tiêu của du khách nước ngoài

Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, "sân chơi" rộng

mở và luật chơi cũng rõ ràng Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng cácmối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, gĩp phần giúp mơi trườngđầu tư kinh doanh nĩi chung và trong lĩnh vực du lịch nĩi riêng của nước ta ngày một thơng thốnghơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vàhuy động được nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.Ðặc biệt, khả năngthu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện Ðây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành

du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới WTO đang mở ra nhữngviễn cảnh đầu tư mới Hiện tại nhiều tập đồn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và

"đổ bộ" vào đầu tư đĩn đầu trong lĩnh vực du lịch

Tuy nhiên do chưa chú trọng đúng mức đến tính đa dạng về loại hình du lịch nên đến nay, du lịchbiển ở nước ta vẫn thiếu những sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp, độc đáo, cĩ chất lượng và uytín trên thị trường trong và ngồi nước Việt Nam chưa cĩ khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độquốc tế

Trang 8

Hiện nay, sản phẩm du lịch của chúng ta chưa đặc sắc, chưa có nhiều sản phẩm mang tính đặc trưngcủa các địa phương, đất nước Do công tác tuyên truyền, giáo dục chưa tốt nên ở khu du lịch nàocũng bắt gặp hình ảnh những người bán hàng rong đeo bám, chèo kéo khách mua hàng, rác thải thìbữa bãi khắp nơi

Năm 2010,dự tính ngành du lịch phấn đấu mỗi năm tăng 10 - 20% lượng khách quốc tế, đạt 5,5 - 6triệu lượt người; khách nội địa tăng trung bình 15 - 20%/năm, vào năm 2010 đạt 25 triệu lượtngười, trong đó, du lịch biển thu hút khoảng 80% lượng khách đến Việt Nam và chiếm 70% doanhthu Thu nhập du lịch đạt 4 - 5 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2005

III GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAIGONTOUIST.

1 Tổng quan

Lịch sử hình thành

Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được hìnhthành và đi vào hoạt động từ năm 1975 Đến ngày 31/03/1999 theoquyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công

ty Du lịch Sài Gòn được thành lập, bao gồm nhiều đơn vị thành viên,trong đó lấy Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt.UBND TP.HCM đã ban hành quyết định chuyển đổi mô hình doanhnghiệp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn thành Tổng Công ty Du lịch SàiGòn – TNHH Một Thành viên

Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH Một Thành Viên

Tên tiếng anh: Saigontourist Holding Company

Tên viết tắt Saigontourist

Logo

Giấy phép thành lập Quyết định số 1833/QĐ-UB-KT, ngày 30/03/1999 của UBND Tp HCMĐăng ký kinh doanh Giấy chứng nhận số 103426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 04.06.1999 Vốn tổng công ty 3.186,8 tỉ đồng

Tài khoản nội tệ

007.1.00.000523.2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

102010000098801 Ngân hàng Công thương Việt Nam 540.A.03799 Sài Gòn Công thương Ngân hàng

200014851047446 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam 4211.10.00.00.0310 Ngân hàng Phương Đông

Tài khoản ngoại tệ 007.137.0081794 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

2000014851022794 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Mã số thuế 0300625210 - 1

Trụ sở chính

23 Lê Lợi, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ĐT: (84.8) 3829 2291 - 3822 5874 - 3822 5887 - 3829 5000 Fax: (84.8) 3824 3239 - 3829 1026

Email : saigontourist@sgtourist.com.vn Website: www.saigon-tourist.com

6 Văn phòng cho thuê

7 Đào tạo chuyên ngành du lịch

8 Sản xuất & chế biến thực phẩm

9 Sơ đồ tổ chức

Trang 9

2 Quá trình phát triển

Khởi đầu từ một doanh nghiệp với 236 cán bộ, công nhân viên (CBCNV) quản lý một số nhà hàng,khách sạn, đi vào hoạt động từ tháng 8/1975, đến nay Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (SaigontouristHolding Company) đã trở thành tập đoàn du lịch hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam

Saigontourist hiện quản lý trên 100 doanh nghiệp, công ty du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhàhàng, khu vui chơi giải trí cùng hàng loạt các hình thức liên quan đến du lịch, hoạt động rộng khắptrên địa bàn cả nước với đội ngũ CBCNV trên 17.000 người, hàng năm, đón tiếp và phục vụ trên 2,5triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt khoảng 9.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách hàng năm trên 1.000

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

P.Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ

Uỷ viên: Nguyễn Huyên

Uỷ viên: Phan Bạch Mai

Uỷ viên: Hồ Duy Hùng

Uỷ viên: Võ Anh Tài

Uỷ viên: Dương Hồng Việt

Tổng GĐ Nguyễn Hữu Thọ

P.TGĐ Nguyễn Huyên

P.TGĐ Trần Hùng Việt

P.TGĐ

Lê Ngọc Cơ Chủ tịch: Đỗ Văn Hoàng

Ban Tổng Giám đốc

Trang 10

tỷ đồng/năm Xây dựng công nghệ quản lý Saigontourist, công nghệ quản lý du lịch VN Trongquan hệ quốc tế, Saigontourist hợp tác với khoảng 300 đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới.Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Saigontourist hợp tác với khoảng 300 đối tác tại nhiều quốc gia trênthế giới Tập đoàn du lịch này cũng có nhiều đóng góp trong những sự kiện quan trọng của đất nước

và TP.HCM như: phối hợp tổ chức thành công sự kiện SEA Games 22, sự kiện Diễn đàn Hợp tácKinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC 14, hội nghị ASEAN-Nhật Bản AJBM lần thứ 35…Đặc biệt, Saigontourist đã đề xuất và triển khai tổ chức sự kiện Lễ hội Tết Nguyên đán từ năm 2004đến nay, góp phần xây dựng thành công lễ hội văn hóa định kỳ của TP.HCM vào dịp Tết, trở thànhmột sự kiện du lịch có sức thu hút khách quốc tế và Việt kiều về quê ăn Tết với các sự kiện nổi bậtnhư: Đường hoa Nguyễn Huệ, Ngày hội bánh Tét, Pháo hoa đêm giao thừa, Phố đêm tỏa sáng…Với những thành tựu to lớn đã đạt được trong 35 năm qua,Tổng công ty Saigontourist và nhiều đơn

vị thành viên đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: bình quânhàng năm có khoảng 3 đơn vị và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động, khoảng 5 đơn

vị được bằng khen/cờ chính phủ, trên 5 đơn vị đạt giải thưởng Top ten Lữ hành và Top ten Kháchsạn do Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng…

Công tác môi trường luôn được Tổng Công ty đặc biệt quan tâm Từ năm 2004, Saigontourist đã ápdụng chương trình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, sử dụng tiết kiệm, hiệu quảnguồn tài nguyên, góp phần theo đuổi loại hình du lịch bền vững của du lịch VN Bên cạnh công táckinh doanh, Saigontourist luôn quan tâm đến cộng đồng xã hội, thông qua chương trình

“Saigontourist vì cộng đồng” hằng năm Saigontourist trích trên 8 tỉ đồng tham gia vào các hoạtđộng xã hội, từ thiện, hướng đến cộng đồng

BIỂU ĐỒ TỔNG DOANH THU VÀ TỔNG LÃI GỘP CỦA CÔNG TY

Nguồn: văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tổng công ty du lịch Sài Gòn

Trang 11

Nguồn: văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tổng công ty du lịch Sài Gòn

3 Tầm nhìn

Saigontourist sẽ phát triển thành tập đoàn kinh tế du lịch mạnh, bền vững,phát triển nhượng quyềnthương hiệu; gia tăng năng lực cạnh tranh và chi phối thị trường trong nước, thương hiệu hội nhậpsâu rộng khu vực và toàn cầu

6 Triết lý kinh doanh

“Tập trung hướng đến kinh doanh, hướng đến khách hàng, hướng đến nhân viên và cộng đồng”

○ Tập trung hướng đến kinh doanh: mọi kế hoạch và hành động của Công ty đều hướng

đến mục tiêu phát triển kinh doanh

○ Tập trung hướng đến khách hàng: mọi kế hoạch và hành động phải tập trung phục vụ tốt

khách hàng, đáp ứng những nhu cầu du lịch của khách hàng với dịch vụ tốt nhất, đáng tin cậy, được thực hiện một cách trung thực nhằm giữ vững khách hàng hiện có và phát triển được thêm khách hàng tiềm năng

Tập trung hướng đến nhân viên: luôn nỗ lực phục vụ khách hàng, phát triển kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh của công ty, từ đó có điều kiện tăng thu nhập, điều kiện sống của nhân viên, tăng động lực làm việc tích cực của nhân viên Bên cạnh đó, nhân viên luôn được chú ý đào tạo, có những điều kiện làm việc tốt nhất về vật chất và tinh thần để phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng

○ Tập trung hướng đến cộng đồng: các sản phẩm du lịch, các hoạt động của công ty luôn

được thực hiện trên cơ sở “vì cộng đồng”, thân thiện với môi trường thiên nhiên, phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế – xã hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng và luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng

Trang 12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

I Môi trường vĩ mô

1 Yếu tố kinh tế

Tuy phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua,nhưng với tiềm lực của mình, công ty đãtừng bước vượt qua khó khăn Hiện tai nền kinh tế đã có những bước chuyển biến quan trọng, đãtừng bước ổn định và phát triển trở lại, tạo nhiều cơ hội phát triển cho công ty Tuy nhiên tình trạnglạm phát hiện nay, làm giá cả tăng cao làm giảm lượng khách nội địa

Trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, công ty sẽ sử dụng một lượng lớn nguồn vốn tín dụng từ cácngân hàng để tài trợ cho các dự án đang triển khai Do đó, việc biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởngnhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Việc thanh toán bằng ngoại tệ của Công ty đối với các dịch vụ phòng phần nào gây khó khăn choCông ty khi trong năm 2010 giá đô la Mỹ có nhiều biến động bất thường

2 Yếu tố chính trị

Hiện nay,luật đầu tư đã có nhiều sữa đổi như đã tăng thêm các khu vực đầu tư,các dự án dưới 15 tỷ thì không cần làm thủ tục đăng kí đầu tư,các nhà đầu tư nước ngoài không còn bị hạn chế bởi 1 loại hình doanh nghiệp, không phân biệt quốc tịch,các lĩnh vực kinh doanh, khi xảy ra tranh chấp có quyền dùng trọng tài quốc tế

Tuy nhiên luật vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới lượng đầu tư vào công ty: thủ tục thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư nếu thực hiện sẽ bị vi phạm luật môi trường, còn nếuthực hiện theo luật môi trường thì vi phạm luật đầu tư, do đó phần lớn các doanh nghiệp chấp nhận

vi phạm luật môi trường Việc không có sự thống nhất trong hệ thống luật cũng như sự rắc rối trong công tác thủ tục giấy tờ đã làm hạn chế lượng đầu tư

Ví dụ cho việc rắc rối trong công tác hành chính: 1 dự án du lịch đầu tư vào tỉnh A( có xây dựng công trình) nhà đầu tư phải liên hệ với cơ quan nhà nước 38 lần, cung cấp 67 loại giấy tờ( trong đó

có 10 lạo giấy tờ trùng nhau), thời gian trung bình là 451 ngày

Như vậy luật đầu tư không những không cần thiết mà còn dẫn tới tình trạng chồng lấn,giẫm chân nhau giữa các luật khác

Ngoài ra, mức thuế, qui định về giao dịch ngoại hối, một số thủ tục hành chính đối với du kháchnước ngoài như các thủ tục xuất nhập cảnh, cơ chế hai giá đối với người nước ngoài, phân biệt giữadoanh nghiệp quốc doanh và ngoài doanh nghiệp … cũng phần nào tác động tới hoạt động kinhdoanh của Công ty

3 Môi trường du lịch

Việt Nam có một nền chính trị ổn định, an toàn đã tạo được niềm tin cho nhiều du khách ngoạiquốc Tuy nhiên, du khách ngoại quốc tìm đến Việt Nam không chỉ với mục đích tìm kiếm cơ hộikinh doanh, mà còn mong tìm thấy ở Việt Nam những nét đặc trưng riêng biệt của phong cảnh, conngười và dân tộc Từ khi đất nước chuyển biến từ một cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường vớinhững biến đổi để hội nhập quốc tế, nhiều thay đổi đã gây những tác động ngược chiều, ảnh hưởngxấu tới môi trường du lịch và trực tiếp tác động tới các hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch

○ Một môi trường thiên nhiên hoang sơ, những địa điểm du lịch đẹp và sạch là một lợi thế

ưu đãi cho ngành kinh doanh khách sạn và du lịch Tuy nhiên, ý thức con người, thái độ

và trách nhiệm quản lý đã bị biến đổi trong cơ chế thị trường, như việc gây ra những ô

Trang 13

nhiễm cảnh quan môi trường, khai thác thiên nhiên một cách thiếu qui hoạch và nạn phárừng đã và đang từng ngày tàn phá tài nguyên du lịch tự nhiên của đất nước.

○ Các di tích lịch sử văn hóa, các di tích khảo cổ, các lễ hội, các làng nghề thủ công truyềnthống, các yếu tố gắn bó với phong tục tập quán hay các hoạt động sản xuất đặc trưngcủa mỗi dân tộc ở Việt Nam đều là những nguồn thu hút du khách trong và ngoài nước.Tuy nhiên, do việc khai thác quá mức mà không tu bổ hay cải tạo kịp thời, các di tíchlịch sử văn hóa đang có nguy cơ xuống cấp Các làng nghề thủ công truyền thống đangthu hẹp dần do không có sự trợ giúp hay định hướng phát triển Tốc độ đô thị hoá thiếuqui hoạch đã nhanh chóng làm biến đổi các khu phố cổ

○ Hiện nay rất nhiều khu vui chơi giải trí được xây dựng trong cả nước Tuy nhiên, việcquy hoạch thiếu tổ chức, hệ thống giao thông không thuận tiện đã không thu hút được dukhách, đặc biệt là du khách ngoại quốc Ngoài ra, hoạt động quản lý yếu kém, vệ sinhkhông bảo đảm đã tạo ra nhiều ấn tượng không tốt cho khách tham quan Mặt khác, cáckhu vui chơi giải trí còn quá đơn điệu và nghèo nàn về nội dung và hình thức chưa đápứng nhu cầu du khách

○ Mặc dù Nhà nước đã có những đầu tư đáng kể, nhưng hạ tầng cơ sở của Việt Nam vẫncòn rất yếu kém Đường xá chưa được nâng cấp nhiều, phương tiện giao thông lạc hậu

và thiếu an toàn Thường xuyên xảy ra kẹt xe ở các thành phố Hệ thống xe lửa cũ, chậm

và thiếu tiện nghi Hàng không Việt Nam còn nhiều bất cập về thời gian cũng nhưchuyến bay, thường xuyên xảy ra tình trạng thay đổi giờ bay và hủy chuyến, đặc biệt đốivới các chuyến bay tới các tỉnh lẻ Những bất lợi đó đã làm giảm thời gian lưu trú cũngnhư chi tiêu của du khách ở Việt Nam

○ Một yếu tố khác phần nào gây tác động tới môi trường du lịch đó là các dịch vụ phụ kèmtheo như chính sách 2 giá cước đối với người nước ngoài, cước điện thoại, e-mail ở ViệtNam hiện nay còn quá cao so với các nước khác trong khu vực Một số tệ nạn xã hội như

ăn xin, móc túi, cướp giật, đeo bám, nài ép du khách ngoại quốc đã để lại hình ảnhkhông đẹp về môi trường du lịch của Việt Nam và phần nào ảnh hưởng tới số lượng dukhách tới Việt Nam (theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam: chưa tới 5% dukhách trở lại Việt Nam lần thứ 2, trong khi ở Thái Lan con số là 37%)

4 Môi trường toàn cầu

Du lịch là một lĩnh vực chịu tác động của những biến động có nguồn gốc từ bên ngoài ViệtNam.Hình ảnh hấp dẫn của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, như phong cảnh thiênnhiên riêng biệt, đặc tính dân tộc khác lạ, những con người chân thật mến khách và sự phát triểnkinh tế năng động đã tạo ra một sức thu hút đặc biệt đối với du khách ngoại quốc Tuy nhiên, trongthời gian qua, hình ảnh tươi đẹp này đã phần nào bị lu mờ bởi những biến động chính trị và kinh tế.Tình trạng bắt cóc du khách làm con tin ở Philipine, Malaysia, bộc phát bạo động chủng tộc, tôngiáo ở Indonesia… tất cả những biến động đó đã làm xấu đi hình ảnh của khu vực Đông Nam Á,vàcũng gián tiếp ảnh hưởng tới ngành du lịch Việt Nam nói chung và công ty nói riêng

Mặt khác, bản thân mỗi nước trong khu vực luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau để thu hút du khách.Cũng như Việt Nam, các nước lân cận trong khu vực luôn có những chương trình quảng cáo khuyếnmãi lớn để lôi kéo du khách ngoại quốc Với mục tiêu, chiến lược rõ ràng và có sự trợ giúp từ phíaChính phủ, các chương trình của họ đã đạt được thành quả đáng kể Bên cạnh tác động tích cực làxây dựng được những hình ảnh đẹp và hấp dẫn, các hoạt động này đã phần nào ảnh hưởng tới nhucầu của du khách ngoại quốc, khi mà Việt Nam có thể bị loại khỏi sự lựa chọn của du khách hay bịbiến thành một điểm phụ trong chương trình

Trang 14

Các dấu hiệu cải thiện về kinh tế, chính trị, xã hội, như sự phục hồi kinh tế chung, sự ổn định vềchính trị và các chính sách nhất quán và đồng bộ nhằm chuyển biến tình hình tại các nước ĐôngNam Á trong giai đoạn gần đây, đã dần cải thiện hình ảnh của các nước trong khu vực Lượng dukhách quốc tế đến Việt Nam cũng đã tăng lên rõ trong giai đoạn cuối năm 2010 và cho hy vọng vàomột tương lai tốt đẹp hơn của ngành du lịch.

5 Công nghệ thông tin - truyền thông:

Hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách rất mạnh mẽ, giúpcho doanh nghiệp quảng bá về hình ảnh của công ty một cách dễ dàng hơn tới người tiêu dùng bằngnhiều cách khác nhau: quảng cáo trên Internet,trên truyền hình, show quảng cáo…

Saigontourist đã làm chiến dịch truyền thông khá tốt, đầu tư không ít vào truyền thông để quảng bácho mọi người biết về hình ảnh và lợi ích của thương hiệu Ví dụ như phát đồng loạt các clip quảngcáo sản phẩm trên các đài truyền hình trung ương, địa phương…

Bên cạnh đó công nghệ thông tin ngày càng phát triển và việc ứng dụng vào quản lý doanh nghiệp

đã trở nên tất yếu CNTT đã hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý các thông tin, nguồn lực,…,tổ chức,chuyên môn hóa nhiệm vụ trong các doanh nghiệp

6 Môi trường tự nhiên

6.1 Vị trí địa lý

Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc)nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương.Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ởphía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào vàCampuchia phía tây Lãnh thổ đất liền Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam

là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km, với đường bờ biểndài 3.260 km không kể các đảo

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Saigontourist dễ dàng mở rộng hoạt động với cácđối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng các tour du lịchtrên đường bộ, đường thủy và đường hàng không

6.2 Khí hậu

Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa hàng nămlớn và nhiệt độ trung bình ở mức cao:

○ Hàng năm có 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm

○ Độ ẩm không khí trên dưới 80%

○ Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C

○ Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ/năm

○ Nhiệt độ bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm2

Những đặc điểm khí hậu này khiến nhu cầu du lịch ở vùng biển của người dân trên toàn lãnhthổ rất cao,cung cấp cho Saigontourist một thị trường rộng lớn với lượng khách hàng đôngđảo

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam

có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền,gây khó khăn choviệc nghiên cứu các loại hình dịch vụ của doanh nghiệp

Khí hậu Việt Nam cũng bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6 – 10 cơn bão

và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán thường xuyên đe doạ Điều này cũng ảnh hưởng khálớn tới hoạt động và doanh thu của công ty

Ngày đăng: 24/04/2014, 13:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3: Cơ cấu chi tiêu của du khách nước ngoài - tiểu luận quản trị chiến lược (phân tích thực trạng ngành du lịch việt nam, môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, hoạch định chiến lược cho công ty)
Hình 3 Cơ cấu chi tiêu của du khách nước ngoài (Trang 6)
Sơ đồ tổ chức. - tiểu luận quản trị chiến lược (phân tích thực trạng ngành du lịch việt nam, môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, hoạch định chiến lược cho công ty)
Sơ đồ t ổ chức (Trang 8)
Hình ảnh ,thương hiệu công ty ra thế - tiểu luận quản trị chiến lược (phân tích thực trạng ngành du lịch việt nam, môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, hoạch định chiến lược cho công ty)
nh ảnh ,thương hiệu công ty ra thế (Trang 23)
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC: - tiểu luận quản trị chiến lược (phân tích thực trạng ngành du lịch việt nam, môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, hoạch định chiến lược cho công ty)
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC: (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w