Nghiên cứu trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm phát triển du lịch bền vững
Trang 1-
Bộ giáo dục vμ đμo tạo Trường đạI học sư phạm hμ nội - -
lê văn minh
nghiên cứu trung tâm du lịch hảI phòng - quảng ninh trên quan điểm phát triển du lịch bền vững
Chuyên ngμnh: địa lý học M∙ số: 62 31 95 01
Tóm tắt luận án tiến sĩ địa lý
hμ nội, 3/2009
Trang 2Ph¶n biÖn 1: GS TSKH Đặng Trung Thuận
Ph¶n biÖn 2: PGS TS Trần Minh Hòa
Trang 3Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tμi
Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh đã được xác định là một trong
5 trung tâm du lịch lớn của cả nước, có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối phát triển Ngành du lịch đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn… Đó là những điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng ở mỗi địa phương
Trong những năm qua, ngành Du lịch ở Trung tâm Hải Phòng - Quảng Ninh phát triển nhanh và đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội Số lượng khách du lịch, chất lượng các dịch vụ du lịch ngày càng tăng; thu nhập xã hội từ du lịch và đóng góp của Ngành trong nền kinh tế có mức tăng trưởng khá; du lịch phát triển đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho xã hội,
đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương; góp phần vào việc tôn tạo và bảo tồn các nguồn tài nguyên
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch ở Hải Phòng và Quảng Ninh, ngoài những lợi ích kể trên còn nảy sinh những mặt tiêu cực và còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc Đó là việc quản lý và khai thác tài nguyên còn nhiều bất cập và chồng chéo giữa các ngành, các cấp; các nguồn tài nguyên du lịch
bị khai thác quá tải ở nhiều nơi; môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội bị xuống cấp Những hạn chế và tồn tại trên đã làm giảm sức hấp dẫn khách
du lịch, giảm khả năng thu hút khách quốc tế, một nguồn lực để thu ngoại tệ quan trọng, và từ đóảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch
Đứng trước thực trạng như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm phát triển du lịch bền vững” là rất cần thiết, nhằm đánh giá toàn diện các nguồn lực phát triển và
khả năng khai thác, cũng như đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên quan
điểm phát triển bền vững Từ đó tìm ra những hạn chế, khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ; những mâu thuẫn cần giải quyết trong các hoạt động du lịch;
và đưa ra những định hướng, giải pháp, những đề xuất nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao
Trang 42
2 Mục tiêu vμ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tμi
2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng lý luận và
thực tiễn về tổ chức lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững, đề tài
đánh giá toàn diện các nguồn lực chính phát triển du lịch, đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh về tiềm năng
du lịch, đảm bảo sự đóng góp của ngành Du lịch vào sự phát triển KT-XH và khai thác sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường
2.2 Các nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững
- Nghiên cứu thực trạng tài nguyên, môi trường và khả năng khai thác phục
vụ du lịch Đánh giá hiện trạng và khả năng phục vụ phát triển du lịch của
hệ thống kết cấu hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Hải Phòng và Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững; bao gồm: Thị trường; thu nhập; đóng góp của Ngành trong nền kinh tế; cơ sở vật chất kỹ thuật; lao động
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch và đúc kết được các vấn đề then chốt cần giải quyết để làm cơ sở xây dựng những định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
3 các Phương pháp nghiên cứu của đề tμi
- Phương pháp thu thập tài liệu
4 đối tượng vμ phạm vi nghiên cứu của đề tμi
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn liên
quan đến hệ thống lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững trong mối liên hệ với Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh; các nguồn lực phát triển du lịch (tài nguyên môi trường, sơ sở hạ tầng ); các chỉ tiêu phát triển
du lịch; các tuyến điểm, các lãnh thổ ưu tiên phát triển du lịch
Trang 54.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Toàn bộ lãnh thổ TP.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh
(Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010)
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong 15 năm (từ 1992 - 2007)
và định hướng cho tương lai khoảng 12 năm (từ 2008- 2020)
- Về mặt nội dung: Nghiên cứu hiện trạng phát triển ngành du lịch; các
nguồn lực chính phát triển du lịch và khả năng khai thác Đề xuất những
định hướng, những giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững
5 Lịch sử nghiên cứu
- Trên thế giới: Các vấn đề về phát triển bền vững và phát triển du lịch bền
vững đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn từ lâu Đặc biệt đối với những nước có ngành du lịch phát triển và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Mỹ, Pháp, úc, Malaysia, Nepal…) thì việc nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã được tiến hành từ những năm của thập kỷ 70 (thế kỷ 20)
- Trong nước: ở nước ta các vấn đề về phát triển bền vững và phát triển du
lịch bền vững còn tương đối mới mẻ Các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững còn ít được đề cập đến Tuy nhiên, thông qua các bài học kinh nghiệm và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở nhiều quốc gia, thì nhận
thức về một phương thức phát triển du lịch mới: phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng
đồng… đã xuất hiện dưới nhiều hình thức như “du lịch sinh thái”, “du lịch thiên nhiên”, “du lịch xanh”, “du lịch hướng về cội nguồn”
Năm 2000, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch bắt đầu nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam Một số tổ chức quốc tế đang hoạt
động tại Việt Nam cũng đã đề cập đến các vấn đề về phát triển bền vững, các vấn đề về bảo tồn, phát triển cộng đồng, phát triển bền vững ở những vùng sâu vùng xa Việc nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở những địa bàn
cụ thể còn hạn chế và chỉ mới bắt đầu ở một số nơi Đối với Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh, đến nay mới có một số nghiên cứu về phát triển lãnh thổ du lịch, phát triển thị trường du lịch ở phạm vi hẹp (Tổ chức lãnh thổ du lịch TP.Hải Phòng năm 1997 của Nguyễn Thanh Sơn…), chưa có nghiên cứu tổng thể nào về phát triển du lịch bền vững ở đây Do vậy, đây là
đề tài mới nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Trung tâm
du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh
Trang 64
6 Những đóng góp cơ bản của đề tμi
- Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về hệ thống lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững trong mối liên hệ với địa bàn nghiên cứu (Trung tâm du lịch Hải Phòng-Quảng Ninh)
- Đánh giá toàn diện các nguồn lực chính phát triển du lịch (tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ) và khả năng khai thác thuộc địa bàn Hải Phòng và Quảng Ninh
- Đánh giá các hoạt động du lịch trên quan điểm phát triển bền vững trong thời gian 15 năm (thuộc địa bàn Hải Phòng và Quảng Ninh)
- Phát hiện những mặt tốt; những vấn đề còn bất cập, chồng chéo trong việc khai thác tài nguyên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng; và trong công tác tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn
- Đề xuất những định hướng cơ bản và những giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch bền vững ở Hải Phòng và Quảng Ninh (2008-2020)
7 bố cục của đề tμi
phần mở đầu
phần nội dung
Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức l∙nh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững
chương 2: tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển du lịch ở trung tâm du lịch hải phòng - quảng ninh trên quan
điểm phát triển bền vững
chương 3: định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở trung tâm du lịch hải phòng - quảng ninh
kết luận
Chương 1: cơ sở lý luận vμ thực tiễn về tổ chức l∙nh thổ du lịch vμ phát triển du lịch bền vững 1.1 tổ chức l∙nh thổ du lịch
phân bố về mặt không gian của du lịch căn cứ trên sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, của các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Tổ chức lãnh thổ du lịch phải được dựa trên sự phân bố không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ nghiên cứu và mối quan hệ về du
lịch với các lãnh thổ lân cận
lãnh thổ du lịch khác nhau như thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, hệ thống lãnh thổ du lịch, vùng du lịch…
- Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, theo E.A.Kotliarov - 1978 là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật được liên kết với nhau qua các mối liên hệ kinh tế, sản xuất, phân phối… và cùng sử dụng chung các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế - xã hội của lãnh thổ
Trang 7- Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu
tố có quan hệ đa chiều và mật thiết với nhau như nhóm khách du lịch; nhóm các nguồn lực du lịch; nhóm quản lý, điều hành và phục vụ
- Vùng du lịch, theo E.A.Kotliarov - 1978 là một lãnh thổ hoàn chỉnh với
sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chuyên môn hóa du lịch; đó không chỉ
là lãnh thổ để chữa bệnh, nghỉ ngơi, du lịch mà còn là một bộ máy kinh tế hành chính phức tạp; vùng du lịch còn bao gồm các xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, các cơ sở văn hóa; vùng du lịch được hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực dịch vụ
trong tổ chức lãnh thổ du lịch được sử dụng rất khác nhau ở những nước khác nhau ở nước ta, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã nghiên cứu và đưa ra một hệ thống phân vị gồm 5 cấp là: Vùng du lịch, á vùng du lịch, tiểu vùng
du lịch, trung tâm du lịch và điểm du lịch
- Điểm du lịch: Là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị và có quy mô
nhỏ Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ Theo điểm
8, điều 4 Luật Du lịch thì “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”
- Trung tâm du lịch: Trung tâm du lịch gồm nhiều điểm du lịch, các điểm
chức năng được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế - kỹ thuật và
tổ chức, có khả năng thu hút khách du lịch Trung tâm du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch tương đối tốt Như vậy, trung tâm du lịch là một lãnh thổ có tài nguyên
du lịch phong phú, có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối tốt, có khả năng tạo vùng và khả năng thu hút khách cao
- Tiểu vùng du lịch: Là một tập hợp các điểm và trung tâm du lịch Về quy
mô, tiểu vùng du lịch có thể bao gồm lãnh thổ của một vài tỉnh, và có nguồn tài nguyên đa dạng Trên thực tế có thể phân biệt hai loại tiểu vùng du lịch: Tiểu vùng du lịch đang hoạt động và tiểu vùng du lịch tiềm năng
- á vùng du lịch: Là tập hợp các tiểu vùng, các trung tâm và các điểm du
lịch thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn Xét về các mối
Trang 86 quan hệ dân cư và việc cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì á vùng du lịch bao gồm cả những địa phương ít tài nguyên á vùng du lịch được coi như một cấp trung gian giữa vùng và tiểu vùng Sự hình thành
và phát triển của á vùng du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố Có thể trong một
số vùng du lịch sự phân hóa lãnh thổ chưa dẫn đến hình thành các á vùng; ngược lại khi hội tụ đủ các yếu tố (có trung tâm tạo vùng đủ mạnh để thu hút khách từ các lãnh thổ khác) thì á vùng du lịch sẽ trở thành vùng du lịch
- Vùng du lịch: Là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị, đó là một kết hợp
lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm, và điểm du lịch Nói cách khác vùng du lịch là một thể thống nhất của các đối tượng và hiện tượng
tự nhiên, nhân văn, bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường KT-XH xung quanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch Nói đến vùng du lịch phải nói đến chuyên môn hóa các hoạt động du lịch Nó chính
là bản sắc của vùng du lịch, làm cho vùng này khác hẳn với vùng kia
Ngoài 5 cấp của hệ thống phân vị trong tổ chức lãnh thổ du lịch cấp quốc gia, trên thực tế ở quy mô nhỏ hơn như cấp tỉnh, thành phố, một số khái niệm khác thường được sử dụng gồm: cụm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch
Cụm du lịch là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với một tập hợp các
điểm du lịch trên một lãnh thổ, trong đó hạt nhân là một hoặc vài điểm du lịch có giá trị thu hút khách
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường
(điểm 7, điều 4 Luật Du lịch, 2005)
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không (điểm 9, điều 4 Luật Du lịch)
1.1.4 Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh trong hệ thống l∙nh thổ
du lịch Việt Nam: Trong hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam đã
được xác định trong "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010", lãnh thổ du lịch Việt Nam được phân chia thành 3 vùng du lịch:
Vùng du lịch Bắc Bộ (gồm 29 tỉnh, thành phố phía Bắc, từ Hà Tĩnh trở ra); Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến
Trang 9Quảng Ngãi); Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ (gồm 29 tỉnh, thành phố từ Bình Định trở vào) Ngoài ra, trong hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam còn xác định các trung tâm du lịch: Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh, Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, Trung tâm du lịch Huế -
Đà Nẵng, Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, Trung tâm du lịch TP.Hồ Chí Minh và phụ cận
1.2 lý luận về phát triển du lịch bền vững
và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro (1992), Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tương lai
Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các
hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”
Quan điểm của đề tài: Phát triển du lịch bền vững là phát triển các hoạt
động du lịch với mục đích mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội và cộng đồng; thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch trên cơ sở khai thác có kế hoạch các nguồn tài nguyên; đồng thời quan tâm đến việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên, đảm bảo môi trường trong sạch; phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường
1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch bền vững, bao gồm:
- Khai thác, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, giảm thiểu các chất thải ra môi trường
- Gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học, đa dạng tính nhân văn
- Phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội
- Chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng địa phương; khuyến khích
và tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch
- Đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên và môi trường cho mọi đối tượng liên quan
- Nâng cao trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch
Trang 108
1.2.3 Các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.2.3.1 Các tiêu chí về kinh tế: Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự
tăng trưởng liên tục, ổn định của các chỉ tiêu kinh tế Theo xu thế phát triển
hiện nay ở trong nước và trên thế giới, các chỉ tiêu kinh tế được phát triển liên tục trong nhiều năm (trên dưới 10 năm) ở mức trung bình 7 - 10%/năm thì được coi là phát triển bền vững Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi điểm của các chỉ tiêu kinh tế, mà mức độ tăng trưởng sẽ cao thấp khác nhau được lựa chọn để đánh giá tính bền vững Với tiêu chí này, cần đề cập đến các chỉ tiêu khách du lịch, doanh thu và tổng sản phẩm
du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động
1.2.3.2 Các tiêu chí về tài nguyên, môi trường: Phát triển du lịch bền vững
phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả tài nguyên Việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển du lịch cần được quản lý và giám sát
để đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tương lai Với mục tiêu này, trong quá trình phát triển, ngành du lịch cần có những đóng góp cho công tác tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường Với
tiêu chí này, cần đề cập đến những chỉ tiêu cơ bản sau: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo và bảo tồn, Số lượng (tỷ lệ) các khu,
điểm du lịch được quy hoạch (theo Tổ chức Du lịch Thế giới, nếu các tỷ lệ
này vượt quá 50% thì hoạt động du lịch được xem là trong trạng thái đang phát triển bền vững)
1.2.3.3 Các tiêu chí về xã hội: Trong phát triển du lịch bền vững, ngành Du
lịch phải có đóng góp cho quá trình phát triển của xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động; tham gia xóa đói giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa; chia sẻ lợi ích từ các hoạt
động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát triển; góp phần hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển Một số tiêu chí cơ bản được sử dụng để đánh giá
bền vững về xã hội bao gồm: Mức độ phát triển hệ thống các doanh nghiệp
du lịch vừa và nhỏ, Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương
đối với các hoạt động du lịch…
1.3 Thực tiễn phát triển du lịch bền vững
Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững từ những năm 80 của thế kỷ 20 Việc phát triển du lịch bền vững được gắn với
Trang 11lợi ích KT-XH của tất cả các đối tượng tham gia; gắn với việc bảo tồn tài nguyên, môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Malaysia phát triển du lịch bền vững dựa trên cơ sở bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, các giá trị đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa truyền thống để tạo các sản phẩm du lịch bền vững, độc đáo Xây dựng mô hình du lịch nghỉ tại nhà dân, khách du lịch được người dân đón tiếp nồng hậu, được coi như thành viên trong gia đình và trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày Thái Lan xác định du lịch sinh thái văn hóa là mô hình để phát triển du lịch bền vững Thái Lan đã phát động phong trào “phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của
đất nước”; kêu gọi các khu làng ở vùng nông thôn hãy giữ vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây xanh, giảm tiếng ồn và ô nhiễm Đây chính là những yếu tố quan trọng, những bản sắc để phát triển du lịch bền vững ở nước này
Việt Nam chưa có chiến lược, chính sách cấp quốc gia để phát triển các mô hình du lịch bền vững; chưa có những mô hình điểm, điển hình để phát triển du lịch bền vững sau đó nhân rộng ra ở quy mô lớn hơn Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số nghiên cứu ứng dụng, một số mô hình
điểm ở quy mô nhỏ liên quan đến phát triển du lịch bền vững như mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa,
du lịch khám phá… Các mô hình phát triển này đều có chung mục đích gắn các hoạt động du lịch với thiên nhiên-môi trường, gắn với văn hóa cộng đồng
và lợi ích của họ, đồng thời quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững Một số mô hònh tiêu biểu là: Phát triển du lịch sinh thái Núi Voi Đà Lạt - Lâm Đồng; Phát triển
du lịch sinh thái Cát Tiên; Phát triển du lịch cộng đồng ở Sapa…
ở Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh chưa có một mô hình điển hình nào về phát triển du lịch bền vững Trên thực tế chỉ có một số hoạt động
du lịch tham quan sinh thái ở vườn quốc gia Cát Bà, vịnh Hạ Long
Chương 2 tμi nguyên vμ thực trạng phát triển du lịch ở trung tâm du lịch hải phòng - quảng ninh
trên quan điểm phát triển bền vững
Trang 122.1 tμi nguyên du lịch
2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên điển hình
- Di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long: Giá trị về cảnh quan, giá trị
về địa chất, giá trị về đa dạng sinh học, giá trị về văn hóa lịch sử
- Khu dự trữ sinh quyển thế giới - Đảo Cát Bà: Có khí hậu mát mẻ, trong
lành; cảnh quan đẹp với nhiều bãi tắm hấp dẫn; tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu
- Bán đảo Đồ Sơn: Có nhiều bãi tắm rộng, nước nông, bờ thoải; có khí hậu
trong lành, mát mẻ; có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp; có nhiều di tích
lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề
- Bãi biển Trà Cổ: Bãi biển đẹp, rộng, bằng phẳng, nền cát trắng mịn, nước biển trong xanh; khí hậu mát mẻ, không khí trong lành…
- Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng: đền thờ Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm, đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, đền Nghè, chùa Vẽ, đền
Bà Đế, đình Kiền Bái, đền thờ Trần Quốc Bảo, hang Vua, núi Voi; di tích danh thắng Yên Tử, đền Cửa Ông, bãi cọc Bạch Đằng, chùa Quan Lạn, miếu Tiên Công, chùa Bắc Mã, di tích danh thắng Núi Bài Thơ
- Các lễ hội truyền thống: Hội Chọi Trâu, hội Ghép đôi, hội làng Phục Lễ,
hội thi pháo đất Vĩnh Bảo, hội bơi chải Cát Bà, Hội Đền Nghè, hội Chùa Vẽ; Hội ó Pò, hội Chèo cạn, tục hát cưới ở Hoành Bồ, hội chùa Yên Tử, hội đền Cửa Ông, hội Tiên Công, hội Chùa Quỳnh Lâm
- Nghề thủ công truyền thống: dệt thảm len Hàng Kênh, thủy tinh Kiến An,
chạm khắc Đồng Minh (Hải Phòng); gốm Đông Triều, nghề dệt thổ cẩm,
đan lát mây tre (Quảng Ninh)
2.2 Thực trạng môi trường
2.2.1 Môi trường tự nhiên
- Môi trường nước: Ô nhiễm các chất vượt TCVN - 1995 từ 3 - 5 lần
vượt 2 lần ở Hạ Long vượt 3-4 lần; Cẩm Phả 3 lần; Uông Bí 5-7 lần
- Môi trường đất: Rác thải chỉ thu gom được 50%
Trang 13- Môi trường sinh thái: 58% các rạn san hô bị phá hủy, độ che phủ còn
20%; sản lượng hải sản giảm 45-46%; rừng ngập mặn chỉ còn 130ha
2.2.2 Môi trường văn hóa - x∙ hội
- Gia tăng dân số cơ học (thu hút lao động, khách du lịch), gây áp lực
đến đời sống xã hội
- ảnh hưởng đến cán cân cung - cầu về lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng khác Giá cả không ổn định, tăng cao
- Du nhập văn hóa không lành mạnh, gia tăng các tệ nạn xã hội, các bệnh truyền nhiễm
- ảnh hưởng đến hoạt động của các làng nghề, các lễ hội, những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân địa phương
2.3 Thực trạng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
2.3.1 Hệ thống giao thông vận tải
A Đường bộ: Những tuyến đường bộ có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn
gồm: Quốc lộ 5 Hải Phòng - Hà Nội dài 106km; quốc lộ 10 Quảng Ninh -
Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa; quốc lộ 18 Bắc Ninh - Chí Linh - Uông Bí - Hạ Long - Cẩm Phả - Khe Tử ; quốc lộ 183 Hải Dương - Chí Linh - Bãi Cháy; quốc lộ 335 Hải Phòng - Đồ Sơn…
B Đường sắt: Có hai tuyến đường sắt chính được nối với hệ thống đường sắt
quốc gia, đó là: Tuyến Hải Phòng - Hải Dương - Hà Nội dài 102km, khổ rộng 1m và tuyến Hạ Long - Bắc Giang - Thái Nguyên dài 75km, khổ rộng
1,435m Chất lượng cầu, đường, nhà ga và phương tiện vận chuyển còn lạc
hậu, không tiện nghi, tốc độ chạy tàu và hệ số an toàn thấp
C Đường thủy: Có nhiều cảng biển như cảng Hải Phòng, Vật Cách, Chùa
Vẽ, Sông Cấm, Đình Vũ, Cẩm Phả, Hòn Gai, Cái Lân Các phương tiện vận chuyển biển đang được sử dụng chủ yếu là tàu có trọng tải nhỏ từ 5.000 - 6.000 tấn và lưu thông trên các tuyến ngắn nội địa Những tàu có trọng tải lớn, vận chuyển trên những tuyến đường dài quốc tế còn ít, chủ yếu nhập của nước ngoài hoặc thuê của các hãng vận tải biển của các nước
D Đường không: Có 2 sân bay là Cát Bi và Kiến An Hai sân bay này được
xây dựng từ thời thuộc Pháp, quy mô nhỏ, đường băng ngắn và trước đây đã
có thời gian không được sử dụng Trong thập kỷ 90 (thế kỷ 20), sân bay Cát