TUYẾN TẬP BAO CAO KHCN TOÀN QUÓC NĂM 2013 KC08.25/11-15 ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỤC HỎI HỆ SINH THÁI ĐẢM, HÒ ĐÃ BỊ SUY THOÁI O VEN BO MIEN TRUNG, VIET NAM Nguyễn Văn Quân,
Trang 1
x Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai,
bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Mã số KC.08/11- 15
Trang 2
TUYẾN TẬP BAO CAO KHCN TOÀN QUÓC NĂM 2013 KC08.25/11-15
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỤC HỎI
HỆ SINH THÁI ĐẢM, HÒ ĐÃ BỊ SUY THOÁI
O VEN BO MIEN TRUNG, VIET NAM
Nguyễn Văn Quân, Chu Thế Cường, Nguyễn Thị Thu,
Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Thế
Tóm tắt: Các đầm hồ ven biển miền Trung được đánh giá là khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao, giàu tài nguyên sinh vật và khoáng sản, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cơ bản cho con người Người dân đã sinh sống xung quanh dam, khai thác và nuôi trồng nguồn lợi thủy sản tại đây qua nhiều thế hệ Tuy nhiên, các đâm hô miền Trung đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng Nguyên nhân của sự su thoái này là do yếu tô tự nhiên như việc đóng mở các cửa gây xáo trộn môi trường và địa hình, yếu tổ con người như việc khai thác và nuôi trằng thủy sản thiếu kiểm soát và việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tang xung quanh đâm hồ Do
đó, công tác phục hoi sinh thai hé sinh thai va quan lý bền vững nguồn lợi tại các đâm hồ ven
bờ miền Trung là nhu câu cấp bách trong thời điểm hiện tại Đề đáp ứng yêu câu này, các nhóm giải pháp được định hướng nghiên cứu bao gôm: nhóm giải pháp quy hoạch và quản lý
bên vững, nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái, bảo vệ các loài động thực
vật có giá trị trong đâm hồ và nhóm giải pháp công trình
Từ khóa: Đầm hỗ (phá), da dạng sinh học, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản, phục hồi
I MO DAU `
Đầm, hồ ven biển (coastal lagoon) là một loại thủy vực ven bờ phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới theo tất cả các đới địa lý — khí hậu, từ vĩ độ cao tới vĩ độ thấp, từ vùng băng tới vùng khô
ẩm Kiểu loại thủy vực này được đặc trưng bởi sự pha trộn của của nước ngọt từ lục địa và
nước biển thành nước lợ, nước mặn và thậm chí siêu mặn, ngăn cách với biển nhờ một dạng tích tụ cát chắn ngoài và có một hay nhiều cửa thông với biển Mỗi đầm hồ ven biển tương ứng với một hệ sinh thái, chứa đựng nhiều sinh cảnh sống khác nhau như sinh cảnh ngập
nước, thảm thực vật ven bờ (rừng ngập mặn, các thảm rong, cỏ biển), các bãi triều ngập nước (bãi bùn hoặc rạn đá), các đầm nuôi thủy sản nhân tạo , chúng tạo nên hàng loạt nơi ở đặc trưng và quyết định mức độ đa dạng sinh họp trong vùng Ở ven bờ miền Trung Việt Nam có
12 đầm hồ tiêu biểu phân bố ở khoảng 11° — 16° vi bắc (từ Ninh Thuận tới Thừa Thiên Huế)
và chiếm khoảng 21% chiều dai đường bờ biển (Hình 1) Thành phần khu hệ sinh vật thủy sinh đầm hồ ven biển miền Trung bao gồm cả những loài nguồn gốc nước ngọt và nguồn gốc nước mặn và chúng phát triển ưu thế theo mùa thay thé nhau, tạo nên sự đa dạng cao về thành
phần loài các nhóm sinh vật như cá, giáp xác, thân mềm và rong cỏ biên Một số tài nguyên phi sinh vật đáng kể khác của đầm hồ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như cát xây dựng, sa khoáng (zircon và inmenit), than bùn cũng phân bố ở một số đầm hồ
Trang 3KC08.25/11-15 TUYẾN TẬP BÁO CÁO KHCN TOÀN QUỐC NĂM 2013
Tuy nhiên, các đầm hồ ven biển miền Trung Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc khai thác và nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát, các hoạt động đô thị hóa ven bờ và bồi lấp các cửa là các nguyên nhân chính làm mắt đi các bãi
cỏ biển là bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy hải sản quan trọng trên hệ thống đầm phá Xuất
phát từ yêu cầu của đề tài KC.08.25.11/15: “Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm,
hồ ven biển đã bị suy thoái ở khu vực miền Trung, bài báo này sẽ đi sâu vào tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về hiện trạng nghiên cứu về suy thoái và các mô hình phục hồi hệ sinh thái đầm, hồ nhằm đúc rút những kinh nghiệm cho việc triển khai hiệu quả các nội dung nghiên cứu chỉ tiết của đề tài
I SUY THOAI HE SINH THAI DAM HO VEN BIEN MIEN TRUNG
IL.1 Nguyên nhân gây suy thoái
Suy thoái hệ sinh thái theo Begon e ai, 1996 được hiểu là một vấn đề môi trường, làm giảm khả năng sinh tồn của các loài sinh vật Hiện tượng suy thoái xảy ra thông qua nhiều dấu hiệu khác nhau và được thê hiện thông qua việc suy giảm mức độ phong phú của hệ sinh thái cũng như đa dạng sinh học, suy giảm các chức năng sinh thái của hệ cùng các dịch vụ hệ sinh thái
kèm theo, do đó ảnh hưởng đến các loài bản địa và / hoặc di cư Suy thoái các hệ sinh thái có
thê trực tiếp liên quan đến khai thác quá mức các nguồn tài nguyên (sinh vật và phi sinh vật),
nhằm phục vụ một mục tiêu phát triển kinh tế ngắn hạn, sẽ có tác động trực tiếp tiêu cực đến
'sự phát triển phén thịnh và bền vững của các cộng đồng dân cư sống quanh vùng trong trung
và dài hạn Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái về trạng thái tự nhiên ban đầu là cơ sở nền
tảng quan trọng đối với phát triển kịnh tế - xã hội bền vững của địa phương theo hướng thân thiện với môi trường Các nguyên nhân chính gây suy thoái hệ sinh thái đầm hồ ven biển bao gồm:
1 Các quá trình động lực biển san bằng bờ luôn đe đọa tới trạng thái tồn tại của cửa, làm
giảm tính ôn định của hệ, tác động toàn diện tới tài nguyên và môi trường đầm hồ Các tai
biến tự nhiên như xói lở đường bờ, mưa bão, dâng cao của mực nước biển do tác động của biến đổi khí hậu đe dọa sự ổn định về cấu trúc địa chất, môi trường tự nhiên của các loài thủy sinh vật trong đầm hồ
2 Suy giảm chất lượng môi trường (nước, không khí, đất, trầm tích ) do các hoạt động đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, khai thác sa khoáng dẫn tới ô nhiễm cục bộ, tất yếu dẫn tới suy giảm nguồn lợi thủy sản
3 Khai thác quá mức, đánh bắt hủy diệt và phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ đầm hồ dẫn
tới suy giảm đa dạng sinh học, làm mất đi nơi sinh cư, gia tăng các loài có khả năng bị đe doa, nguy cơ xâm nhập của các loài ngoại lai gây hại, làm mắt các bãi giống, bãi đẻ vốn có của các loài thủy hải sản
244
Trang 4TUYẾN TẬP BÁO CÁO KHCN TOÀN QUỐC NĂM 2013 KC08.25/11-15
` Nam — ⁄
CAMPUCHIA {
(
CHÚ GIẢI
Quy Nhơn ©
| Vị trí đầm phá:
1-Tam Giang-Cau Hai, 2-Lang Cô,
3-Trường Giang, 4 - An Khê, 5 -
Nước Mặn, 6-Trà Ô; 7-Nước Ngọt, Tuy Hoa ©
8-Thị Nại, 95-Cù Mông, 10-Ô Loan,
1 - Thủy Triều, 12 - Nại
II - V: Cấu trúc cơ bản các đầm
phá:
1I-Đề cát chắn, III-Các thành tạo
Đá gốc, V- Đường mực biển trung bình/thấp nhất
Rang
Hình 1 Sơ đồ phân bố các đầm h ven biển miền Trung Việt Nam
(nguồn: Nguyễn Hữu Cử và nnk, 201 0) IH.2 Suy thoái do hiện tượng đóng mở các cửa
Đầm hồ ven biển là hệ thống tương đối kín, chỉ liên hệ với vùng biển bên ngoài thông qua hệ
thống cửa Hiện tượng đóng/mở các cửa sông, đầm hồ ven biển xảy ra chủ yếu tại các nơi có các bãi ngang hứng sóng và độ lớn thủy triều nhỏ Việc mở cửa thường xảy ra trong mùa mưa
Trang 5KC08.25/11-15 TUYỂN TẬP BAO CAO KHCN TOAN QUOC NAM 2013
bão (sóng to, mưa lớn, nước dâng ), việc đóng cửa thường xảy ra ngay sau khi bão hoặc áp thấp nhiệt đới ngừng tác động, hoặc có thể sau đó vài ngày, vài tháng, vài năm tùy thuộc vào quá trình tương tác giữa sông và biển Hiện tượng đóng/mở các cửa sông, đầm hồ đã được ghi nhận tại cửa Hòa Duân (Tam Giang — Cầu Hai, Thừa Thiên-Huế); Cửa Lở (Sông Trường Giang, Quảng Nam); Cửa Lở (Sông Trà Khúc, Quảng Ngãi); Cửa An Hải-Đầm Ô Loan, Cửa
Đà Rằng và Cửa Đà Nông (Phú Yên), Quy luật đóng/mở các cửa sông, đầm hồ có nguyên nhân, cơ chế rất phức tạp, hậu quả của chúng gây ra rất nặng nề đến môi trường cũng như kinh tế-xã hội (Trần Đức Thạnh và cs (2000, 2002) Việc đóng/mở các cửa sông, đầm phá làm luồng lạch ra vào các cửa sông, đầm phá bị thay đổi gây khó khăn rất lớn cho sự họat động của ghe, thuyền Việc mở cửa thường giúp sự trao đổi nước giữa sông, đầm phá và biển được tốt hơn, nước mặn xâm nhập sâu hơn, tốt cho việc nuôi trồng thủy sản nhưng có hại cho trồng trọt (tia, hoa màu) Quá trình đóng cửa thường làm giảm quá trình trao đổi nước giữa sông, đầm hồ và biển, nước mặn khó xâm nhập, mực nước trong sông, đầm phá sẽ giảm, môi trường trong sông, đầm phá sẽ bị ngọt hóa, nhiệt độ nước tăng, tích lãy ô nhiễm tăng, Việc đóng cửa sẽ tốt cho việc trồng trọt nhưng có hại cho nuôi trồng hải sản Đặng Trung Thuận và
cs, 2001 đã phân tích nguyên nhân việc bồi lấp cửa Hà Ra và dap đập ngăn mặn ở Hòa Tân đã thúc đây nhanh quá trình ngọt hóa Mặc dù tạo ra một số lợi thế cho phát triển nông nghiệp nhưng lại gây khó khăn cho việc nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy sản vì quá trình diễn thế theo hướng biến thành vùng đất đầm lầy Cũng theo nghiên cứu này, theo thời gian cho tới nay | cá chinh mun — loai quy hiém da duoc ghi trong Sach Do Viét Nam hầu như đã bị mắt nguồn lợi do đặc tinh di cư sông — biển trong mùa sinh sản đã không thể thực hiện do cửa đầm
đã bị lắp Như vậy, việc đóng/mở các cửa đều tác động đến môi trường, sinh thái cũng như về kinh tế - xã hội trong khu vực cửa sông, đầm phá
11.3 Suy thoái do ô nhiễm nhân sinh và phát triển cơ sở hạ tầng ven bờ
Các nghiên cứu gần đây nhất về động thái môi trường và diễn biến xu thế do nhóm tác giả Nguyễn Hữu Cử và cs (2nt6, 2010) thực hiện đã cho thấy hàm lượng các thông số dinh dưỡng nước như amôni (NH4 ) va nitrat (NO3°) hau hét la vuot tiéu chuẩn cho phép Ô nhiễm cục bộ đối với các thông số dầu “mỡ trong trầm tích đầm hồ ven bờ miền Trung (Tam Giang
— Cầu Hai, Lăng Cô, Trường Giang, Nại) vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép Đã phát hiện được 36 loài vi tảo độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường, đe dọa trực tiếp đến an toàn thực phẩm và sức khỏe của các cộng đồng dân cư sống quanh đầm hồ Số lượng các loài vi tảo độc hại tập trung ở các đầm hồ có diện tích lớn như Tam Giang - Cầu Hai, Trường Giang, Lap An N guyén nhân gây ra sự ô nhiễm này chủ yếu là do các hoạt động của người dân sống xung quanh đầm và quá trình xây dựng, phát triển các cơ sở hạ tầng Tại nhiều khu vực đầm phá, rác thải và nước thải sinh hoạt được người dân đưa trực tiếp ra đầm
mà không qua bất kỳ quá trình xử lý nào Thói quen nay đã được thực hiện trong một thời gian dài, các chất thải, chất ô nhiễm tích lũy trong nước, lắng đọng trong trầm tích Bên cạnh
“ đó, một số đầm hồ ven biển có sự đóng mở cửa bat thường hoặc trao đổi nước kém đã dẫn đến sự ô nhiễm ngày càng tăng cao
246
Trang 6TUYẾN TẬP BÁO CÁO KHCN TOÀN QUÓC NĂM 2013 KC08.25/11-15
I.4 Suy thoái do các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản trong đầm hồ
Sự suy giảm về chất lượng môi trường từ các hoạt động tự nhiên và con người là hệ quả tất yếu của sự gia tăng nhanh các quá trình diễn thế sinh thái trong hệ sinh thái đầm hồ ven biển miền Trung diễn ra theo chiều hướng ngày càng bắt lợi cho sự phát triển của các quần xã sinh vật sống kèm Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến và cs, 2000 đã chỉ ra khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát và các hoạt động đô thị hóa ven bờ là các nguyên nhân chính làm mắt đi các bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy hải sản quan trọng trên hệ thống đầm phá Tam Giang — Cầu Hai Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Yết va cs, 2010 sử dụng công cụ ảnh viễn thám để quan trắc các thảm cỏ biển đã cho thấy sự suy giảm nhanh chóng về
diện tích các bãi cỏ biển ở đầm Tam Giang — Cau Hai: nếu như thời kỳ 1999 — 2000 tổng diện
tích các bãi cỏ biên Tam Giang — Cau Hai 1a 2.200ha, nam 2006 — 2007 còn 1.800 ha (mất đi
18% diện tích), đến năm 2009 — 2010 chỉ còn gần 1.200 ha (mất đi hơn 30% điện tích) Trong
10 năm mắt đi gần 50% tổng diện tích, trung bình mỗi năm mắt 100ha tương đương diện tích
01 bãi cỏ biển)
Phát triển thiếu kiểm soát các loại nghề đánh bắt trong phạm vi đầm hồ là nguyên nhân phá
vỡ cân bằng trong cấu trúc nguồn lợi thủy hải sản và dẫn tới sự suy kiệt nguồn lợi do đánh bắt quá mức Các nghiên cứu của Đỗ Công Thung và cs, 2007, Lăng Văn Kén và Nguyễn Văn Quân, 2007 cho thấy trong tổng số 14.525 tấn sinh vật đáy có trong đầm Tam Giang — Cầu
Hai thì có tới 3594 tan rong nước ngọt va lo, 8075 tấn ốc là đối tượng ít có giá trị kinh tế Chi
có khoảng 4.218 tấn, bao gồm 2.729 tấn thân mềm, 81 tắn cua biển, 1.408 tấn cá là có giá trị
khai thác Như vậy tỷ lệ giữa sản phẩm có giá trị chỉ đạt ước khoảng 29,04% tổng trữ lượng của đầm So sánh sản lượng đánh bắt thủy sản của đầm vào năm 1997 so với số liệu thống kê trước năm 1975 thì mặc dù cường lực khai thác CPUE tăng một cách nhanh chóng nhưng sản
lượng khai thác đã giảm tới 40% Do nguồn lợi có giá trị có trữ lượng thấp, nên các loài có
giá trị kinh tế của đầm đã bị săn bắt đến cạn kiệt
Hiện tượng suy thoái hệ sinh thái đầm hồ sẽ làm mất đi các chức năng sinh thái của hệ, suy
giảm các dịch vụ hệ sinh thái cung cấp cho con người, giảm khả năng chống chịu với các yếu
tố bất thường của biễn đổi khí hậu Tác động trực tiếp tới việc duy trì sinh kế, duy trì sự phát triển phon thinh kinh tế của địa phương và xa hơn nữa sẽ là thách thức đối với công tác xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân cư ven biển của Việt Nam
II ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỤC HỘI HỆ SINH THÁI ĐẢM HÒ
VEN BIEN MIEN TRUNG
HI.1 Các tiêu chí cần đạt khi xây dựng giải pháp phục hồi hệ sinh thái
Cho tới nay những nghiên cứu về đầm, hồ ven biển miền Trung còn ở mức độ thấp, nằm rải
rác ở các đề tài dự án và thiếu tính đồng bộ Các nghiên cứu mang tính chất định hướng cho
việc xây dựng các giải pháp phục hồi chưa theo kịp thực trạng phát triển nhanh chóng về kinh
tế - xã hội của địa phương và nhu cầu hài hòa giữa bảo tồn — phát triển Chính vì vậy, bước
Trang 7KC08.25/11-15 TUYEN TAP BAO CAO KHCN TOAN QUOC NAM 2013
các giải pháp phục hồi sau này Cách tiếp cận hệ sinh thái ở đây cần được hiểu là cần nhìn
nhận hệ sinh thái đầm, hồ ven biển trong hệ thống của hệ sinh thái cửa sông có tính mềm dẻo
rất cao nhưng cũng dễ bị tổn thương nhất trước các tác động từ tự nhiên và con người Bằng
những nghiên cứu thực tế tại hiện trường và nguồn tải liệu lịch sử sẵn có sẽ đưa ra được hiện
trạng suy thoái các hệ sinh thái đầm, hồ ở khu vực nghiên cứu Từ đó có thể đưa ra được
những kết luận ban đầu về khả năng can thiệp về mặt kỹ thuật để phục hồi
Các giải pháp phục hồi hệ đầm, hồ ven biển miền Trung được đưa ra trong nghiên cứu này cần đáp ứng một số tiêu chí:
1 Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện có của địa phương, hoặc ít nhất không gây nên các xáo trộn cho các quy hoạch đã được phê duyệt
2 Các can thiệp về mặt kỹ thuật cần phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường đặc thù của đầm, hồ ven biển miền Trung: : biến đổi tính chất của khối nước mặn, lợ theo mùa
(mùa mưa và mùa khô), chu kỳ đóng/mở cửa đầm tự nhiên, việc xây dựng các đập chứa thượng nguồn, các thách thức của hiện tượng biến đổi khí hậu
3 Giải pháp kỹ thuật đặt ra cần phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói
chung và của các tỉnh miền Trung nói riêng: dễ áp dụng, giá thành rẻ, không có tác động
gây hại về lâu dài tới môi trường hiện có của đầm hồ
4 Duara duge quy trình, lộ trình cụ thể trong công tác phục hồi các hệ sinh thai đầm hồ ven biển miền Trung đã bị suy thoái trên cơ sở các nghiên cứu hệ thống về hiện trạng suy
thoái của từng đầm, hồ, có sự sàng lọc, phân loại Các chương trình phục hồi theo giai đoạn cần được phân kỳ đầu tử kèm theo đề xuất nguồn vốn cần huy động từ nhà nước,
các tổ chức dân sự, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước khác
5 Đề xuất quản lý về môi trường đầm, hồ ven biển miền Trung nhất thiết cần áp dụng mô hình quản lý tổng hợp tất cả các hoạt động có liên quan đến sử dụng tài nguyên, tránh những xung đột liên ngành và hài hòa lợi ích của các ngành, các cộng đồng địa phương
có liên quan
I2 Các giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm hồ ven biến miền Trung
HI.2.1 Nhóm giải pháp quy hoạch và quản lý
Xói lở, bồi tụ bờ biển, bồi lắp cửa đầm, hỗ sẽ làm cho tính chất môi trường của hệ bị thay đổi
theo hướng ngọt hóa hoàn toàn Chính vì vậy việc duy trì lưu thông nước qua cửa và trong nội tại của đầm, hồ là vấn đề mấu chốt đặt ra khi thực hiện đồng bộ các giải pháp Do đây là quá trình có nguồn gốc tự nhiên, do đó chỉ nên can thiệp bằng giải pháp công trình trong các trường hợp thật sự cần thiết Điều quan trọng là phải dự báo được chính xác và kịp thời các khu vực, các đoạn bờ có nguy cơ xói lở, các cửa đầm có khả năng bị bồi lắp để có biện pháp phòng chống kịp thời Trong trường hợp phải dùng biện pháp công trình chỉnh trị, nhất thiết phải dựa trên cơ sở khoa học chắc chắn để không gây xói lở và phá vỡ hệ sinh thái của các vùng bờ lân cận Các giải quy hoạch và quản lý có thể được áp dụng bao gồm:
248
Trang 8TUYẾN TẬP BÁO CÁO KHCN TOÀN QUÓC NĂM 2013 KC08.25/11-15
+ Tổ chức theo dõi diễn biến xói lở bờ biển, bồi lắp cửa đầm về qui mô, cường độ, hướng dịch chuyển theo định kỳ: hàng năm, hàng tháng, ngày giờ và không theo định kỳ với các tình
huống bão, lũ xảy ra Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát xói lở, theo địa bàn huyện, tỉnh bao gồm cả bản đồ hiện trạng, bản đồ dự báo, cảnh báo khả năng xói lở, bồi lấp cửa đầm Tắt cá
các thông tin về xói lở, bồi tụ phải được cập nhật thường xuyên, phải được phân tích, đánh giá
tổng hợp trên quan điểm hệ thống để cảnh báo kịp thời và được lưu trữ bằng hệ thông tin địa
ly (GIS)
+ Sắp xếp lại các hoạt động đăng sáo trong đầm hồ, giải phóng một phần đăng sáo chiếm cứ diện tích đầm, hồ nhằm đảm bảo cho việc lưu thông nước trong nội tại đầm được tốt hơn
+ Tuyên truyền giáo dục cộng đồng xây dựng quy chế bảo vệ, khai thác hệ thống kênh rạch + Áp dụng hệ thống thu phí môi trường (chi trả dịch vụ hệ sinh thái hay PES) cho các hoạt
động có sử dụng tài nguyên đầm, hồ
IHỊ2.2 Nhóm giải pháp bảo tôn và phát triển
Đây là giải pháp được trông đợi nhằm thúc đây nhanh quá trình phục hồi tự nhiên của hệ bao gồm một số nội dung chủ yếu sau đây:
+ Cấm, hạn chế phá rừng phòng hộ, khôi phục thảm thực vật ven bờ biển Khoanh vùng bảo
vệ và trồng phục hồi các thảm cỏ biển đã bị suy thoái do các hoạt động đăng sáo, nuôi trồng thủy sản trong đâm, hô
+ Cấm triệt để các hoạt động đánh bắt hủy diệt và đồ thải các chat 6 nhiễm gây nguy hại cho
môi trường đầm, hồ
+ Khôi phục các bãi giống, bãi đẻ truyền thống của các loài thủy hải sản ở các khu vực vùng
triều lầy, vùng triều rạn đá
+ Khôi phục các đầm nuôi thủy hải sản đã bị bỏ hoang do suy thoái môi trường
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài ngoại lai xâm nhập gây hại có khả năng tác động đến
cân bằng sinh thái của hệ
11.2.3 Nhém giải pháp công trình
Các cửa đầm, hồ ven biển miền Trung nằm trong vùng có điều kiện thủy văn có chế độ thuỷ
hải văn phức tạp, cho nên công trình bảo vệ sẽ rất khó đạt hiệu quả nếu chỉ gia cỗ trực tiếp
mái bờ, cho dù công trình có kiên có đến đâu Bãi biển do bị mắt cân bằng tải cát, ngày càng
bị xâm thực và bị hạ thấp cao trình mặt bãi, làm cho công trình gia cố bờ bị sập xuống, đẩy đường bờ lùi dần vào lục địa gây ra hiện tượng biển lấn Trong trường hợp này, chúng ta có
thể chỉ cẦn dùng những giải pháp chống xâm thực bãi biển, hoặc kết hợp giữa gia cé bờ và
công trình chống xâm thực bãi Chống xâm thực bãi biển thông thường được thực hiện thông qua hai chức năng chủ yếu của các biện pháp là ngăn cát, giảm sóng Thông thường để chống xói lở bờ, bãi biển và bồ lấp cửa đầm, hồ người ta thường sử dụng 5 giải pháp:
Trang 9KC08.25/11-15 TUYẾN TAP BÁO CÁO KHCN TOÀN QUỐC NĂM 2013
+ Trồng rừng ngập mặn chống sóng, giữ cát ở phía ngoài bãi biển
+ Nuôi bãi nhân tạo bằng cách đưa cát từ nơi khác (từ các bãi bồi cửa sông hoặc từ phía ngoài đới sóng vỗ ở độ sâu trên 10m) đến bồi đắp vào vùng bãi bị xói
+ Đê chắn sóng từ ngoài bờ và song song với đường bờ dạng đê nhô hoặc đê ngầm
+ Hệ thống mỏ hàn ngăn dòng bùn cát dọc bờ
+ Hệ thống mỏ hàn hình chữ T nhằm ngăn dòng bùn cát dọc bờ và giảm sóng và dòng bùn cát
từ bờ đưa ra phía biển sâu (công trình tổng hợp)
IV KET LUẬN
Hệ thống đầm hồ ven bờ miền Trung đã bị suy thoái nghiêm trọng trong một thời gian dài Sự suy thoái này không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người dân sống xung quanh đầm mà còn ảnh hưởng lâu dài đến đến môi trường, đa dạng sinh học và nguồn lợi trong các đầm hồ Nguyên nhân của sự suy thoái là do các yếu tố tự nhiên như việc đóng
mở các cửa và yếu tố con người như phát triển cơ sở hạ tầng, đánh bắt thủy sản quá mức và nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát Để phục hồi hệ sinh thái đầm hồ ven bờ miền Trung cần phải thực hiện các nhóm giải pháp như sau: giải pháp quy hoạch và quản lý, giải pháp bảo tồn
và phát triển nguồn lợi, giải pháp công trình Các nhóm giải pháp này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm xây dựng phương án tối ưu, phù hợp với các tiêu chí phục hồi đã được đặt ra TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Hữu Cử và nnk, 2006 Nghiên cứu động thái môi trường đầm phá ven bờ miền
Trung Việt Nam làm cơ sở lựa èhọn phương án quản lý Báo cáo dé tài Hợp tác Việt Nam
- Italia Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng
2 Nguyen Huu Cu, 2008 Effects of coastal hazards on lagoonal ecosystems in the Centre
of Vietnam and measures for mitigation Coastal ecosystems-Hazards, Management and Rehabilitation, Chapter 26, p 355 - 363 Daya Publishing House, Delhi-110 035
3 Nguyễn Hữu Cử và nnk, 2010 Đánh giá chất lượng môi trường, lịch sử và xu thế một số thủy vực quan trọng làm cơ sở quản lý: Các đầm phá ven bờ miền Trung và một số hồ có liên quan Báo cáo tổng kết 12EE6 Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải
Phòng
4 Nguyễn Chu Hồi, Lăng Văn Kẻn, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử và nnk, 1995
Nghiên cứu sử dụng hợp lý một số hệ sinh thái tiêu biểu vùng biển ven bờ Việt Nam -
Phần hệ sinh thái đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam Báo cáo đề tài cấp Nhà nước
KT 03 - 11 Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển
5 Nguyễn Minh Huyền và cs, 2009 Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương
pháp lượng giá kinh tế tài nguyên một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển Hải Phòng, và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững” Báo cáo hiện lưu giữ tại Viện TN & MT biển
250
Trang 10TUYẾN TAP BAO CAO KHCN TOAN QUOC NAM 2013 KC08.25/11-15
6 Nguyén Văn Quân, Lăng Văn Kén, 2007 Hién trang và biến động nguồn lợi sinh vật hệ đầm phá Tam Giang — Cau Hai Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, phụ trương số 1 (7) trang 44 — 52
7 Trần Đức Thạnh, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Nam, Nguyễn Miên, 2005 Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Hội thảo toàn
quốc về đầm phá Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế, trang 283 -
294,
8 Đỗ Công Thung và cs, 2007 Báo cáo Hiện trạng tài nguyên sinh vật hệ đầm phá Tam
Giang — Cau Hai và định hướng sử dụng hợp lý Đề tài IMOLA/Huế
9 Đặng Trung Thuận và nnk, 2000 Nghiên cứu vùng đất ngập nước đầm Trà Ô nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững vùng ven đầm NXB Nông nghiệp
10 Nguyễn Văn Tiến và cs, 2000 Điều tra khảo sát các bãi giống, bãi đẻ của các loài hải sản
kinh tế đầm phá Thừa Thiên — Huế và đề xuất các giải pháp bảo vệ Báo cáo đề tải cấp
tỉnh Thừa Thiên - Huế Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
11 Kennish, M.J, and H.W Paerl 2010 Coastal Lagoons: Critical Habitats of Environmental
Change CRC Press, 568 pages
ABSTRACT
Coastal lagoon system in the center of Vietnam has been considered as one of the richest areas in biodiversity value, biological and mineral resources Thus, it provides the basic ecosystem services forshuman wellbeing For many centuries, the lagoon system has supported local people in living, fishing and culturing inside its boundary However, these lagoons have been suffering serious degeneration That phenomenon could be claimed to the natural process such as opening and/or closing of inlets, and/or human activities such as overfishing, un-projected aquaculture, and infrastructure developments etc Therefore, it is necessary to restore the habitats and sustainably manage the resources in lagoons In order
to response to these requirements, groups of solutions have been oriented to study, including sustainable management and planning, rehabilitation of ecosystems and conserving of key species in combination with constructive adjustment