MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Mục tiêu xây dựng và phát triển nền giáo dục hiện đại đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhân lực quản lý của giáo dục - những chủ thể trực tiếp vận hành hệ thống giáo dục. Nói cách khác, sự thành công của giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), trong đó các nhà lãnh đạo giáo dục là đầu tàu quyết định sự phát triển của nền giáo dục nói chung và của các cơ sở giáo dục nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII xác định: Đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam là một tất yếu khách quan thể hiện quy luật về sự quy định của xã hội đối với giáo dục. Một trong những khâu đột phá trong đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay là đổi mới công tác quản lý giáo dục. Phát triển đội ngũ cán bộ QLGD có chất lượng chính là tiền đề cho đổi mới QLGD trên quy mô quốc gia cũng như ở từng cơ sở giáo dục. Nghị quyết hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 16 khóa XII đã và đang đặt vấn đề nóng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL nói chung và CBQLGD nói riêng. Vì vậy, đào tạo để có đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ mới là trách nhiệm của xã hội và của ngành GD hiện nay. Phát triển đội ngũ CBQLGD gồm 3 khâu có liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau như: Qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá, trong đó đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có tri thức khoa học, là tiền đề và là một trong những khâu quyết định chất lượng giáo dục. Một trong những giải pháp nâng cao năng lực cho CBQL ngành giáo dục hiện nay là đào tạo CBQL giáo dục có trình độ thạc sĩ, nâng cao trình độ để họ có năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề của thực tiễn đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục. Luật Giáo dục hiện hành qui định: Học viên có trình độ thạc sĩ cần nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. Họ được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành, có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình [64][65]. Theo đó, học viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD cần có tri thức chuyên sâu về khoa học quản lý, thành thạo các kĩ năng quản lý: nhận thức, giao tiếp làm việc với mọi người và kĩ năng kĩ thuật hay cụ thể hơn là kiến thức và kĩ năng của người lãnh đạo về: lập kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính, quản lý chất lượng dạy học, giáo dục, quản lý nguồn lực, giải quyết sáng tạo các tình huống quản lý phức tạp, có năng lực tư duy sáng tạo cao, thành thạo tin học, ngoại ngữ,... Đây là những yêu cầu đối với nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới QLGD ở Việt Nam. 1.2. Đối với giáo dục và đào tạo trong thời gian vừa qua thể hiện yếu kém ở một số mặt, trong đó có những hạn chế về năng lực quản lý, điều hành ở một bộ phận CBQL, tư duy chậm đổi mới, hành động chưa khoa học, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của xã hội đối với của ngành. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục đặt ra yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất và năng lực của người CBQLGD, do đó phương thức tổ chức các khóa bồi dưỡng như trước đây không còn phù hợp. Bối cảnh thực tiễn mới đòi hỏi đội ngũ CBQLGD cần phải được đào tạo ở trình độ chuyên nghiệp và chuyên sâu về khoa học quản lý, từ trình độ cử nhân đến thạc sĩ và tiến sĩ QLGD. Thực tiễn đào tạo ThS QLGD ở Việt Nam trong những thập niên qua cho thấy, với tính chất đặc thù của khoa học quản lý giáo dục là khoa học tổng hợp mang tính chất liên ngành, các cơ sở đào tạo đã tận dụng được tiềm năng trí tuệ của các đối tượng giảng viên đến từ nhiều lĩnh vực đào tạo gốc rất khác nhau nhưng có những trải nghiệm thực tế, có năng lực về quản lý và lãnh đạo mà đội ngũ giảng viên này đã đảm đương một khối lượng lớn các công việc đào tạo về lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục. Cũng do nhu cầu thực tiễn của đất nước mà có sự phát triển tương đối nhanh về quy mô đào tạo ở các cơ sở đào tạo thạc sĩ QLGD trong những năm qua thể hiện có nhiều trường ĐH trong cả nước đang đào tạo trình độ ThS chuyên ngành Quản lý Giáo dục, làm xuất hiện mâu thuẫn giữa tăng trưởng về số lượng với yêu cầu đảm bảo chất lượng. Sự phát triển nhanh về quy mô đào tạo cũng đang bộc lộ những bất cập, hạn chế ở một số thành tố của quá trình đào tạo khiến cho dư luận xã hội đang có những ý kiến khác nhau về các cơ sở được đào tạo trình độ sau đại học nói chung và đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD nói riêng. Trong số các ý kiến phản biện từ xã hội, cũng có không ít ý kiến chưa thấy hết tính chất đặc thù liên ngành của khoa học này. Nếu cứ đem so sánh đào tạo thạc sĩ QLGD với đào tạo thạc sĩ trong một số ngành khoa học cơ bản mang tính chất chuyên sâu, đơn ngành, đã có bề dày lịch sử thì quả thật sẽ còn có rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Tuy nhiên, có một thực tế mà nhiều chuyên gia đề cập đến là sự hạn chế về quản lý trong quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ, việc quản lý đào tạo chưa phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước, cần phải nghiên cứu để khắc phục. Điều này cho thấy cần phải có những công trình nghiên cứu khoa học mới về quá trình đào tạo và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD, giúp cho các cơ sở giáo dục có các giải pháp cần thiết để quản lý đào tạo đội ngũ ThS QLGD ngày một tốt hơn, có chất lượng và hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận án với tiêu đề: "Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại các trường đại học Việt Nam hiện nay". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục ở các trường ĐH Việt Nam, đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục, góp phần xây dựng đội ngũ CBQLGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể: Quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục . 3.2. Đối tượng: Quản lý đào tạo trình độ ThS QLGD tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ và thạc sĩ QLGD trong các trường Đại học. 4.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo trình độ ThS chuyên ngành Quản lý giáo dục tại các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay 4.3. Đề xuất giải pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại các trường Đại học ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. 5. Câu hỏi nghiên cứu 1. Đào tạo và quản lý đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục ở các trường đại học Việt Nam hiện nay đang đặt ra cho các nhà quản lý những vấn đề gì? Có thể phân tích quản lý quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ QLGD theo tiếp cận quản lý các thành tố của nội dung hoạt động đào tạo kết hợp với CIPO để làm cơ sở đánh giá thực trạng và xác định các giải pháp quản lý cho các vấn đề đó được không? 2. Thực trạng quản lý đào tạo trình độ ThS chuyên ngành QLGD ở các trường ĐH Việt Nam, nguyên nhân thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này thế nào? 3. Cần triển khai những giải pháp quản lý nào để quản lý đào tạo trình độ ThS chuyên ngành QLGD ở các trường đại học Việt Nam nhằm khắc phục các hạn chế hiện nay? 6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu quản lý đào tạo trình độ ThS chuyên ngành QLGD là vấn đề có phạm vi nghiên cứu rất rộng. Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất các giải pháp về quản lý đào tạo ThS chuyên ngành QLGD về các khía cạnh: quản lý tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo và quản lý môi trường đào tạo với chủ thể chính là hiệu trưởng các trường đại học, thực hiện các tác động chỉ đạo, điều hành các chủ thể quản lý khác trong trường ĐH để triển khai quá trình đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng. Về phạm vi khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung tại 4 trường ĐH có đào tạo trình độ ThS chuyên ngành QLGD tại Hà Nội bao gồm: Học viện Quản lý Giáo dục; Trường ĐHSP Hà Nội; Trường ĐHGD - ĐHQGHN; Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN. Đây là các cơ sở GD đã và đang đào tạo với số lượng tương đối lớn ThS chuyên ngành QLGD. Có cơ sở giáo dục đại học đã đào tạo ThS QLGD lâu năm, nhưng cũng có cơ sở mới tham gia ĐT. Nghiên cứu các cơ sở đào tạo này để có số liệu so sánh trong quản lý đào tạo trình độ ThS chuyên ngành QLGD hiện nay. Phạm vi đối tượng khảo sát: - CBQL: 50 người - Giảng viên: 250 người - Học viên: 300 người 7. Giả thuyết khoa học Ở các trường ĐH có đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục trong những năm qua đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD đã đạt được những kết qủa nhất định như: số lượng học viên nhiều, kết qủa đào tạo về cơ bản đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, các nội dung quản lý đào tạo thực hiện có hiệu quả... Song quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD vẫn còn nhiều bất cập như: Chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo chưa đảm bảo yêu cầu về tính hiện đại; Tổ chức đào tạo chưa thống nhất cao; tồn tại mâu thuẫn giữa tăng trưởng nhanh chóng về số lượng với yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo cần được giải quyết để đảm bảo yêu cầu phát triển nhân lực QLGD trình độ cao. Nếu đề xuất được các giải pháp quản lý đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QLGD theo tiếp cận CIPO kết hợp với nội dung hoạt động đào tạo và triển khai đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Việt Nam hiện nay. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Đào tạo và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục đã và đang được quan tâm và hoàn thiện trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo do đó sản phẩm của đào tạo trong những năm gần đây đã được xã hội nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo khẳng định bởi các học viên đã được trang bị cơ sở nền tảng kiến thức và kỹ năng quản lý hiện đại, có khả năng nhận diện và giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn để chỉ đạo, điều hành tốt hơn các hoạt động của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung; đồng thời đào tạo CBQLGD có trình độ thạc sĩ là phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuẩn hóa đội ngũ CBQLGD. 8.2. Việc quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD dựa trên quản lý các khâu của quá trình đào tạo theo tiếp cận nội dung hoạt động đào tạo kết hợp với CIPO, gắn với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay sẽ là cách tiếp cận phù hợp và khả thi, tác động tích cực đến chất lượng đào tạo thạc sĩ QLGD. 8.3. Hệ thống giải pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành QLGD đề xuất đồng bộ, tác động đến các khâu của quá trình đào tạo, phân cấp rõ ràng và đảm bảo triệt để tính chịu trách nhiệm của các trường đại học trong đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục hiện nay góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ cao cho ngành giáo dục.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại các trường ĐH Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Các giải pháp này sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể: Quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục
3.2 Đối tượng: Quản lý đào tạo trình độ ThS QLGD tại các trường Đại học ở
Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ và thạc sĩ
QLGD trong các trường Đại học.
4.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo trình độ ThS chuyên ngành
Quản lý giáo dục tại các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay
Để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại các trường Đại học ở Việt Nam, cần đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả Những giải pháp này nên tập trung vào việc cải thiện chương trình giảng dạy, tăng cường đào tạo giảng viên, và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý học tập Đồng thời, việc hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.
Đào tạo và quản lý đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục tại các trường đại học Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức cho các nhà quản lý Việc phân tích quản lý quá trình đào tạo theo hướng tiếp cận các thành tố của nội dung hoạt động đào tạo, kết hợp với mô hình CIPO (Context, Input, Process, Output) là cần thiết để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả cho những vấn đề này.
Thực trạng quản lý đào tạo trình độ ThS chuyên ngành Quản lý Giáo dục (QLGD) tại các trường đại học Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều thách thức Nguyên nhân của thực trạng này bao gồm sự thiếu hụt về nguồn lực, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu, và chương trình đào tạo chưa được cập nhật phù hợp với nhu cầu thực tiễn Bên cạnh đó, các yếu tố như sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục và chính sách quản lý còn chưa đồng bộ cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ để cải thiện tình hình quản lý đào tạo ThS chuyên ngành QLGD tại Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ ThS chuyên ngành Quản lý Giáo dục (QLGD) tại các trường đại học Việt Nam, cần triển khai những giải pháp quản lý hiệu quả Trước tiên, cần cải tiến chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển của ngành Thứ hai, tăng cường đào tạo giảng viên, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng giảng dạy Thứ ba, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo một cách minh bạch và khách quan Cuối cùng, cần tạo điều kiện cho sinh viên tham gia thực tập và nghiên cứu thực tiễn để áp dụng kiến thức vào thực tế.
6 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu quản lý đào tạo trình độ ThS chuyên ngành QLGD có phạm vi rộng lớn, tập trung vào lý luận, thực trạng và giải pháp quản lý trong các lĩnh vực: tuyển sinh, quá trình đào tạo và môi trường đào tạo Luận án nhấn mạnh vai trò của hiệu trưởng các trường đại học trong việc chỉ đạo và điều hành các hoạt động quản lý khác, nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo.
Nghiên cứu này tập trung vào bốn trường đại học tại Hà Nội có đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục, bao gồm Học viện Quản lý Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHGD - ĐHQGHN và Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Các cơ sở này đã và đang đào tạo một số lượng lớn Thạc sĩ chuyên ngành QLGD, với một số trường có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo và một số trường mới tham gia Mục tiêu của nghiên cứu là thu thập số liệu để so sánh hiệu quả quản lý đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành QLGD hiện nay.
Phạm vi đối tượng khảo sát:
Trong những năm qua, các trường đại học đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu, với số lượng học viên đông đảo và kết quả đào tạo tương đối đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề như chương trình đào tạo chưa hiện đại, tổ chức đào tạo thiếu thống nhất, và mâu thuẫn giữa sự gia tăng nhanh chóng về số lượng học viên với yêu cầu đảm bảo chất lượng Để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục, cần đề xuất các giải pháp quản lý theo tiếp cận CIPO, kết hợp với hoạt động đào tạo đồng bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại Việt Nam hiện nay.
8 Những luận điểm bảo vệ
Đào tạo và quản lý chương trình thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục đang được chú trọng và cải tiến, với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo Trong những năm gần đây, các học viên đã được trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý hiện đại, giúp họ nhận diện và giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn trong quản lý giáo dục Việc đào tạo cán bộ quản lý giáo dục có trình độ thạc sĩ không chỉ đáp ứng nhu cầu của xã hội mà còn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục (QLGD) cần dựa trên các khâu của quá trình đào tạo theo tiếp cận nội dung kết hợp với CIPO, phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Hệ thống giải pháp quản lý đào tạo thạc sĩ QLGD cần được đề xuất đồng bộ, tác động đến các khâu của quá trình đào tạo, phân cấp rõ ràng và đảm bảo trách nhiệm của các trường đại học, từ đó nâng cao chất lượng nhân lực có trình độ cao cho ngành giáo dục.
9 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
9.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
9.1.1 Tiếp cận hệ thống
Hệ thống bao gồm các phần tử có mối liên hệ và tương tác lẫn nhau, cũng như với môi trường xung quanh Các phần tử này hoạt động theo những quy luật nhất định để tạo thành một chỉnh thể, từ đó thực hiện các chức năng hoặc mục tiêu đã được xác định trước.
Hệ thống có tính trồi, một đặc tính độc đáo chỉ xuất hiện ở cấp độ hệ thống, không thể tìm thấy ở từng phần tử riêng lẻ Quản lý và điều khiển hệ thống cần dựa vào các nguyên lý quan trọng như nguyên lý mối liên hệ ngược, nguyên lý khâu xung yếu và nguyên lý phân cấp để đạt hiệu quả tối ưu.
Trong đào tạo và quản lý đào tạo, các thành tố trong hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ, và một thành tố không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống Luận án áp dụng tiếp cận hệ thống để phân tích và đánh giá các khâu trong quá trình đào tạo thạc sĩ QLGD, nhằm tạo ra một chỉnh thể thống nhất Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét tác động của quản lý đến các khâu này để nâng cao chất lượng đào tạo Việc kiểm tra và đánh giá quá trình đào tạo là cần thiết để thiết lập kênh liên hệ ngược, từ đó thường xuyên rà soát và phát hiện các khâu yếu, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục, nhằm đảm bảo quá trình đào tạo diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu chất lượng đề ra.
Cách tiếp cận quá trình quản lý theo các chức năng tập trung vào việc liên hệ kiến thức quản lý với nghề nghiệp thực tiễn Theo Koontz H., O’donnell C., Weihrich H., nghiên cứu các vấn đề quản lý theo chức năng cho phép xác định rõ ràng công việc mà người quản lý thực hiện Phương pháp này không chỉ hữu ích và dễ hiểu cho các nhà quản lý mà còn giúp xác định những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nâng cao năng lực thực hiện của họ Trong bối cảnh hiện nay, khi nhu cầu chuẩn hoá nghề nghiệp ngày càng quan trọng, việc áp dụng tiếp cận chức năng trong nghiên cứu hoạt động quản lý trở thành một xu hướng hiện đại và phù hợp.
Luận án này áp dụng tiếp cận chức năng để phân tích vai trò của hiệu trưởng và các chủ thể quản lý trong các trường đại học Việt Nam Mục tiêu là xác định rõ các nhiệm vụ quản lý đào tạo trình độ ThS chuyên ngành QLGD và các yêu cầu thực hiện trong bối cảnh đổi mới giáo dục Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng hiện tại và đề xuất các kế hoạch, giải pháp nhằm cải thiện chất lượng thực hiện công việc quản lý đào tạo.
Tiếp cận phức hợp là phương pháp nghiên cứu đối tượng như một chỉnh thể, bao gồm các thành tố độc đáo và đặc thù Phương pháp này nhấn mạnh mối quan hệ thống nhất giữa đối tượng và môi trường xung quanh.