1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

162 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Nội Bộ Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Nam Định, Tỉnh Nam Định
Tác giả Phạm Thị Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Ngọc Giao
Trường học Học viện Quản lý Giáo dục
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, giáo dục phổ thông đều giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục. Giáo dục phổ thông là một chiếc cầu nối rất cơ bản, là cấp học có tính nền tảng của cả hệ thống giáo dục ở các quốc gia. Trước tiên, chất lượng của giáo dục phổ thông ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học và sâu xa hơn, mở rộng hơn, nó chính là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động từng nước. Chính vì lý do đó nên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục ở nước ta, giáo dục phổ thông luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng và coi là nền tảng của cả hệ thống giáo dục quốc dân. Trong trường phổ thông, việc thực hiện công tác KTNB trường học thực chất là thực hiện chức năng quản lý giáo dục - chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý giáo dục. KTNB trong trường học được coi là một công cụ sắc bén để góp phần làm tăng cường hiệu lực quản lý trong mỗi nhà trường. KTNB còn góp phần làm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mỗi CBQL, nếu không thực hiện kiểm tra, giám sát thì coi như không lãnh đạo. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp Hiệu trưởng các nhà trường có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình, đồng thời xác định được các mức độ và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, tác giả nhận thấy: công tác KTNB của nhiều cơ sở giáo dục còn mang tính hình thức, chưa được thực hiện theo nguyên tắc một cách khoa học nên hiệu quả chưa cao và ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá kết quả giáo dục của các nhà trường. Những hạn chế, thiếu sót đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý hoạt động KTNB của các trường THPT chưa thực sự hiệu quả. Xuất phát từ những lý do nêu trên, mà vấn đề “Quản lý hoạt động KTNB các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTNB, đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố Nam Định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTNB của các nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động KTNB ở trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT tại thành phố Nam Định. 4. Giả thuyết khoa học Xác định được vai trò, vị trí của hoạt động KTNB, trong những năm qua, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã có nhiều đổi mới trong quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT và đã thu được kết những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động KTNB ở các nhà trường vẫn còn những hạn chế. Trên cơ sở lý luận của khoa học quản lý, nếu khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp thì hiệu quả của hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố Nam Định sẽ được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTNB ở trường trung học phổ thông. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố Nam Định. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố Nam Định. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Quản lý hoạt động kiểm tra ở trường THPT có rất nhiều nội dung, tuy nhiên, nội dung nghiên cứu trong đề tài này giới hạn trong phạm vi quản lý hoạt động KTNB các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Các trường THPT thành phố Nam Định. 6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát CBQL, Tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán các trường THPT thành phố Nam Định và chuyên viên thuộc Văn phòng Sở GD&ĐT. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa,… qua đó làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTNB ở trường phổ thông. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: để tiến hành điều tra thu thập một số thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả đã xây dựng phiếu hỏi để khảo sát đối với CBQL, Tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán các trường THPT thành phố Nam Định và chuyên viên thuộc Văn phòng Sở GD&ĐT nhằm tìm hiểu những nội dung liên quan đến thực trạng quản lý hoạt động KTNB. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: tác giả tiến hành thu thập, nghiên cứu các kế hoạch và hoạt động liên quan đến hoạt động KTNB và quản lý hoạt động KTNB các trường THPT thành phố Nam Định như: kế hoạch KTNB, các biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra,… - Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến của lãnh đạo Thanh tra Sở GD&ĐT, Lãnh đạo các nhà trường, các báo cáo khoa học về quản lý hoạt động KTNB để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm KTNB của một số trường phổ thông, kinh nghiệm tiến hành hoạt động KTNB của CBQL và GV cốt cán trong các nhà trường,… - Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn một số CBQL, GV cốt cán trong các nhà trường,… nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết làm sáng tỏ kết quả nghiên cứu. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Tiến hành xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng các phương pháp thống kê toán học thông qua các phần mềm máy tính,… 8. Đóng góp mới của đề tài Quản lý hoạt động KTNB là đề tài đề cập đến và bắt đầu được triển khai đại trà từ một số năm trở lại đây. Đây là một hướng nghiên cứu mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố Nam Định, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý một cách khoa học, phù hợp, giúp cho Hiệu trưởng các nhà trường quản lý hoạt động KTNB có hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTNB ở trường THPT. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố Nam Định. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố Nam Định.

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-˜˜˜ -PHẠM THỊ HIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-˜˜˜ -PHẠM THỊ HIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8 14 01 14

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NGỌC GIAO

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi và

được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Ngọc Giao Tất cả các số liệu và

các tài liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này khôngtrùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó

Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hiền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới:

Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục cùng quý thầy giáo, côgiáo tham gia giảng dạy, quản lý, cán bộ, chuyên viên hỗ trợ đào tạo đã cung cấpnhững kiến thức, giúp đỡ tác giả trong suốt trong quá trình học tập và nghiên cứu tạiHọc viện

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: PGS.TS Trần

Ngọc Giao - người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý để tác giả có thể hoàn thành

luận văn này

Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên cáctrường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định (trường THPTChuyên Lê Hồng Phong, trường THPT Trần Hưng Đạo, trường THPT NguyễnKhuyến, trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Ngô Quyền) đã tạo mọi điềukiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, thựctiễn công tác lại vô cùng sinh động, chắc chắn luận văn không thể tránh được nhữngthiếu sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, côgiáo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hiền

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Đóng góp mới của đề tài 3

9 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Các khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Kiểm tra 10

1.2.2 Kiểm tra nội bộ nhà trường 12

1.2.3 Quản lý 13

1.2.4 Trường trung học phổ thông 14

1.2.5 Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường trung học phổ thông .14

1.3 Vị trí vai trò và chức năng của hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông 15

1.3.1 Vị trí vai trò của hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông 15

1.3.2 Chức năng của hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông 16

1.3.3 Các nguyên tắc kiểm tra 16

1.4 Nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông 17

1.4.1 Nội dung kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông 17

1.4.2 Phương pháp kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông 23

1.4.3 Hình thức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông 24

1.5 Nội dung quản lý hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ ở trường trung học phổ thông 26

1.5.1 Thành lập Ban kiểm tra nội bộ 26

1.5.2 Xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ 26

Trang 7

1.5.3 Tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra nội bộ 27

1.5.4 Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch kiểm tra nội bộ 27

1.5.5 Kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ 29

1.6 Phối hợp giữa các tổ chức, các đơn vị trong nhà trường để thực hiện Kế hoạch kiểm tra nội bộ 30

1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông 31

1.7.1 Các yếu tố khách quan 31

1.7.2 Các yếu tố chủ quan 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 35

2.1 Khái niệm về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục của Thành phố Nam Định 35

2.1.1 Vài nét về kinh tế - xã hội của thành phố Nam Định 35

2.1.2 Khái quát về thực trạng giáo dục thành phố Nam Định 36

2.1.3 Đặc điểm các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định 38

2.2 Khái quát hoạt động khảo sát thực trạng 39

2.2.1 Mục đích khảo sát 39

2.2.2 Nội dung khảo sát 39

2.2.3 Đối tượng khảo sát 40

2.2.4 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu khảo sát thực trạng 41

2.3 Thực trạng về hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường trung học phổ thông thành phố Nam Định 43

2.3.1 Nhận thức về hoạt động kiểm tra nội bộ của cán bộ, giáo viên 43

2.3.2 Thực trạng hoạt động kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở giáo dục 54

2.3.3 Thực trạng hoạt động kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của nhà giáo 55

2.3.4 Thực trạng hoạt động kiểm tra tổ/ nhóm chuyên môn 56

2.3.5 Thực trạng hoạt động kiểm tra công tác tổ chức và hành chính 58

2.3.6 Thực trạng hoạt động kiểm tra công tác phát triển đội ngũ 60

2.3.7 Thực trạng hoạt động kiểm tra công tác cơ sở vật chất, kế toán 62

2.3.8 Thực trạng hoạt động kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá học sinh 65

2.3.9 Đánh giá về năng lực hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông 67

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông trong thành phố Nam Định 68

2.4.1 Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở trường trung học phổ thông 68

Trang 8

2.4.2 Đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện các nội dung quản lý

hoạt động kiểm tra nội bộ trường trung học phổ thông 69

2.4.3 Đánh giá hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường trung học phổ thông 71

2.4.4 Đánh giá về năng lực quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông 73

2.4.5 Đánh giá chung về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định 74

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 78

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 79

3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 79

3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 79

3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 79

3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa 79

3.2 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định 80

3.2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trong nhà trường 80

3.2.2 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ cho cán bộ quản lý, giáo viên làm nhiệm vụ kiểm tra nội bộ nhà trường 82

3.2.3 Xác định những nội dung trọng tâm và phương pháp phù hợp về kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới công tác thanh tra 84

3.2.4 Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông gắn với chất lượng, hiệu quả quản lý 92

3.2.5 Tăng cường công tác động viên khen thưởng hoạt động kiểm tra nội bộ ở các nhà trường 93

3.2.6 Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra nội bộ 94

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý 95

3.4 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 96

3.4.1 Khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp quản lý 96

3.4.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý 98

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

1 Kết luận 101

2 Khuyến nghị 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô đội ngũ CBQL, GV các trường THPT công lập thành phố

Nam Định, tỉnh Nam Định 37Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh các trường THPT

công lập TPNĐ, tỉnh Nam Định 37Bảng 2.3: Thống kê số lượng phiếu khảo sát CBQL, GV các trường THPT

thành phố Nam Định 40Bảng 2.4: Thống kê số lượng phiếu khảo sát CBQL thuộc Văn phòng Sở

GD&ĐT 40Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu nghiên cứu của CBQL,Tổ trưởng chuyên môn, GV

cốt cán 41Bảng 2.6: Đánh giá nhận thức về mức độ cần thiết và nhận thức về mức độ

thực hiện nội dung Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lýtrường học 44

thực hiện việc Hiệu trưởng kiểm tra các nội dung hoạt động củacác tổ chức trong nhà trường 50Bảng 2.10: Đánh giá nhận thức về mức độ cần thiết và nhận thức về mức độ

thực hiện nội dung kiểm tra việc học tập và rèn luyện của học sinh 52Bảng 2.11: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện

nhiệm vụ được giao của CBQL các trường THPT 54

Trang 10

Bảng 2.12: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện

nhiệm vụ được giao của nhà giáo của hoạt động KTNB tại trườngTHPT 56Bảng 2.13: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về hoạt động của

tổ/nhóm chuyên môn của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trườngTHPT 57Bảng 2.14: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác tổ chức và

hành chính của hoạt động KTNB tại trường THPT 58Bảng 2.15: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác phát triển

đội ngũ của hoạt động KTNB tại trường THPT 61Bảng 2.16: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác cơ sở vật

chất và kế toán của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT 62Bảng 2.17: Thống kê mô tả của CBQL và GV về công tác kiểm tra, đánh giá

học sinh của hoạt động KTNB tại trường THPT 65Bảng 2.18: Đánh giá về năng lực hoạt động KTNB trường học của Hiệu

trưởng các trường THPT 67Bảng 2.19: Đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung quản lý hoạt động

KTNB trường THPT 68Bảng 2.20: Đánh giá về mức độ thường xuyên thực hiện các nội dung quản lý

hoạt động KTNB trường THPT 70Bảng 2.21: Đánh giá hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động

KTNB trường THPT 72Bảng 2.22: Đánh giá về năng lực quản lý hoạt động KTNB trường học của

Hiệu trưởng các trường THPT 73Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý 97Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp quản lý 98

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, giáo dục phổ thông đều giữ một vị trí

vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáodục Giáo dục phổ thông là một chiếc cầu nối rất cơ bản, là cấp học có tính nền tảngcủa cả hệ thống giáo dục ở các quốc gia Trước tiên, chất lượng của giáo dục phổthông ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học và sâu xa hơn, mởrộng hơn, nó chính là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng củanguồn lực lao động từng nước Chính vì lý do đó nên trong chiến lược phát triểnnguồn nhân lực và phát triển giáo dục ở nước ta, giáo dục phổ thông luôn đượcĐảng và Nhà nước chú trọng và coi là nền tảng của cả hệ thống giáo dục quốc dân

Trong trường phổ thông, việc thực hiện công tác KTNB trường học thực chất

là thực hiện chức năng quản lý giáo dục - chức năng thiết yếu của các cơ quan quản

lý giáo dục KTNB trong trường học được coi là một công cụ sắc bén để góp phầnlàm tăng cường hiệu lực quản lý trong mỗi nhà trường KTNB còn góp phần làmnâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường Trong công tác lãnh đạo,chỉ đạo của mỗi CBQL, nếu không thực hiện kiểm tra, giám sát thì coi như khônglãnh đạo Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúpHiệu trưởng các nhà trường có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình,đồng thời xác định được các mức độ và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyênnhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả Như vậy, kiểm tra vừa

là tiền đề, vừa là điều kiện để bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, tác giả nhận thấy: công tác KTNB của nhiều

cơ sở giáo dục còn mang tính hình thức, chưa được thực hiện theo nguyên tắc mộtcách khoa học nên hiệu quả chưa cao và ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giákết quả giáo dục của các nhà trường Những hạn chế, thiếu sót đó xuất phát từ nhiềunguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lýhoạt động KTNB của các trường THPT chưa thực sự hiệu quả

Xuất phát từ những lý do nêu trên, mà vấn đề “Quản lý hoạt động KTNB các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định” được tác giả chọn làm

đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTNB,

đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố NamĐịnh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTNB của các nhà trường

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động KTNB ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT tại thành phố Nam Định

4 Giả thuyết khoa học

Xác định được vai trò, vị trí của hoạt động KTNB, trong những năm qua, SởGD&ĐT tỉnh Nam Định đã có nhiều đổi mới trong quản lý hoạt động KTNB ở cáctrường THPT và đã thu được kết những kết quả nhất định Tuy nhiên, trên thực tế,hoạt động KTNB ở các nhà trường vẫn còn những hạn chế Trên cơ sở lý luận củakhoa học quản lý, nếu khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất và thựchiện đồng bộ các giải pháp thì hiệu quả của hoạt động KTNB ở các trường THPTthành phố Nam Định sẽ được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học củacác nhà trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTNB ở trường trunghọc phổ thông

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trườngTHPT thành phố Nam Định

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPTthành phố Nam Định

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Quản lý hoạt động kiểm tra ở trường THPT có rất nhiều nội dung, tuy nhiên,nội dung nghiên cứu trong đề tài này giới hạn trong phạm vi quản lý hoạt độngKTNB các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Các trường THPT thành phố Nam Định

6.3 Giới hạn về khách thể khảo sát

Trang 13

CBQL, Tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán các trường THPT thành phốNam Định và chuyên viên thuộc Văn phòng Sở GD&ĐT.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, kháiquát hóa,… qua đó làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTNB ở trườngphổ thông

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: để tiến hành điều tra thu thập một số thông tin cầnthiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả đã xây dựng phiếu hỏi để khảo sát đốivới CBQL, Tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán các trường THPT thành phố NamĐịnh và chuyên viên thuộc Văn phòng Sở GD&ĐT nhằm tìm hiểu những nội dungliên quan đến thực trạng quản lý hoạt động KTNB

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: tác giả tiến hành thu thập,nghiên cứu các kế hoạch và hoạt động liên quan đến hoạt động KTNB và quản lýhoạt động KTNB các trường THPT thành phố Nam Định như: kế hoạch KTNB, cácbiên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra,…

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến của lãnh đạo Thanh tra SởGD&ĐT, Lãnh đạo các nhà trường, các báo cáo khoa học về quản lý hoạt độngKTNB để làm cơ sở cho việc nghiên cứu

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: tổng hợp, tổng kết kinhnghiệm KTNB của một số trường phổ thông, kinh nghiệm tiến hành hoạt độngKTNB của CBQL và GV cốt cán trong các nhà trường,…

- Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn một số CBQL, GV cốt cántrong các nhà trường,… nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết làm sáng tỏ kếtquả nghiên cứu

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Tiến hành xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng các phương phápthống kê toán học thông qua các phần mềm máy tính,…

8 Đóng góp mới của đề tài

Trang 14

Quản lý hoạt động KTNB là đề tài đề cập đến và bắt đầu được triển khai đạitrà từ một số năm trở lại đây Đây là một hướng nghiên cứu mới nhằm nâng caochất lượng dạy và học trong nhà trường Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tácquản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố Nam Định, tác giả đề xuấtcác biện pháp quản lý một cách khoa học, phù hợp, giúp cho Hiệu trưởng các nhàtrường quản lý hoạt động KTNB có hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay.

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu thamkhảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTNB ở trường THPT Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành

phố Nam Định

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT thành

phố Nam Định

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Hoạt động KTNB cũng gần giống như nghiên cứu hoạt động tự đánh giá.Hoạt động KTNB sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội để cải thiện việchoạch định, kiểm tra và giám sát những giá trị và chuẩn đầu ra KTNB khác vớinghiên cứu tự đánh giá ở các loại vấn đề mà nó muốn truyền đạt (Smith, 1987), cácvấn đề của KTNB tập trung vào quản lý và các chính sách được đưa ra, chứ khôngphải chỉ riêng những câu hỏi về nghiên cứu đánh giá (Arnold J Love, 1991) [dẫntheo 29]

Một số nước trên thế giới, hoạt động KTNB trong nhà trường được nghiêncứu, tìm hiểu theo nhiều góc độ khác nhau và được khái niệm, gọi tên bằng nhiềucách khác nhau (R Nelson, M Ehren and D Dodfrey, 2015) Cụ thể:

+ Công trình nghiên cứu về: “Quản lý chất lượng giáo dục tại Mauritius và

các quyết định của Hiệu trưởng đến cải thiện môi trường giáo dục” tại Hà Lan được

tác giả tập trung vào nghiên cứu vai trò của KTNB trong công tác quản lý của ngườiHiệu trưởng thông qua việc sử dụng hệ thống dữ liệu quản lý chất lượng nội bộ Từkết quả nghiên cứu, tác giả cho thấy: KTNB đóng vai trò quan trọng trong việc raquyết định của người Hiệu trưởng trong quá trình quản lý nhà trường (Jean ClaudeAh-teck, 2014) [23]

+ Ở Thụy Điển, Xcốt-len, Anh, Phần Lan và Đan mạch: “GV của các nước

này tin rằng việc đánh giá và KTNB có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình dạy cũng như chất lượng học tập của học sinh KTNB đem lại nhiều lợi ích hơn đánh giá ngoài”.

+ 2 tác giả người Anh là Hall, C., và Noyes, A (2007) đã nghiên cứu “Ảnh

hưởng của tự đánh giá trường học đến quan điểm của GV tại Anh về công tác giảng dạy của bản thân” [22] Qua nghiên cứu, các tác giả đã phân tích nhận thức

và hiểu biết của GV về quy trình KTNB, đồng thời xem xét mối liên hệ giữa thanhtra viên và các thành viên trong nhóm KTNB của trường kể từ khi các trường thựchiện công tác KTNB trường học Kết quả cho thấy: tập thể nhà trường hưởng ứng

và thực hiện tốt công tác KTNB trường học, bên cạnh đó, GV sử dụng kết quảKTNB như một công cụ, biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân

Ở Việt Nam: theo Đức Vượng (2000) [19], kiểm tra là một trong những chứcnăng của công tác quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng Kiểm tra đượccoi là một khâu quan trọng và có vai trò to lớn trong sự phát triển của một tập thể

Trang 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định tầm quan trọng của kiểm tra trong tácphẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”.

Đảng và nhà nước ta đánh giá cao về tầm quan trọng của công tác kiểm tratrong công cuộc nâng cao tinh thần lao động của đội ngũ và phát triển sự nghiệp, nógắn liền với công tác quản lý nhằm bảo đảm thực hiện đúng các đường lối của Đảng

và chính sách, pháp luật của nhà nước, giúp cho nhà quản lý kịp thời sửa chữa, giúp

đỡ khi có sai phạm

Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục học sinh dưới sự giámsát của GV, là nơi giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xã hội Chính vìthế, công tác quản lý trường học cần phải được bảo đảm về chất lượng và chú trọngvào các chức năng quản lý đặc thù về giáo dục, trong đó có KTNB Trong hệ thốngcác cơ sở giáo dục của nước ta hiện nay, KTNB không còn là một khái niệm mới

mẻ, xa lạ KTNB là hoạt động cần thiết và là cơ sở để đánh giá chất lượng tại các cơ

sở giáo dục

Trong quá trình phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo luôn giữ một vaitrò vô cùng quan trọng Quan tâm phát triển giáo dục là điều không thể thiếu đượcđối với sự tồn tại, sự phát triển và đi lên của xã hội Phát triển giáo dục là hoạt độngtất yếu và có tính đặc thù của xã hội loài người Ngay từ thời xa xưa, để duy trì sựtồn tại của mình và để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đãphải kết hợp thành từng nhóm và cũng từ đây, quá trình lao động đòi hỏi có sự tổchức, điều khiển và phối hợp hành động, tức là cần có sự quản lý Quản lý nhằmmục đích tạo ra sự hợp lực, chung sức, tạo một thuộc tính mới, một môi trường

thuận lợi để đạt được mục tiêu của nhóm, của tập thể Các Mác đã từng nói: “Tất cả

mọi hoạt động lao động trong xã hội, dù là lao động trực tiếp hay lao động chung, khi nào quá trình lao động được tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì dù ít hay nhiều cũng cần đến có sự chỉ đạo để điều tiết các cá nhân và thực hiện những nhiệm vụ chung nảy sinh từ sự vận động của hệ thống cơ sở vật chất, khác với những sự vận động của các khí quan độc lập với nó Một người độc tấu vĩ cầm thì

tự mình điều khiển chính mình, nhưng một dàn nhạc thì rất cần phải có người nhạc trưởng” [11].

Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục ngay từnhững ngày đầu thành lập và giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo Trong suốt những chặngđường thăng trầm của lịch sử, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của giáo dục trong việcphát triển đất nước và khẳng định vị thế "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" TrongNghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã

nêu: “Phải thực sự coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu” [14], cả xã hội

phải chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo Ngày nay, giáo dục được coi là nềntảng cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật, là tiền đề, là nguồn cội để dân giàu,

Trang 17

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần

thứ X đã nêu bật nội dung: "Tạo được chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và

đào tạo Phải phấn đấu để xây dựng một nền giáo dục hiện đại, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm sự công bằng về cơ hội học tập cho tất cả mọi người, phải tạo điều kiện cho toàn xã hội được học tập và học tập suốt đời, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” [15].

Hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là một trong những nhân

tố quan trọng góp phần làm cho giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, làđộng lực để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Từ trước đến nay đã

có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận giáo dục, đặc biệt là về quản lý giáo dụccủa các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước: tác giả Đặng Quốc Bảo “Một

số khái niệm về quản lý giáo dục - đào tạo”; tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Nhữngkhái niệm cơ bản về quản lý giáo dục”; tác giả Trần Kiểm “Khoa học quản lý giáodục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; tác giả M.I.Cônđacốp “Cơ sở lý luận khoahọc quản lý giáo dục”;… Các công trình trên có thể xem là cẩm nang cho các nhàquản lý giáo dục các cấp trong lý luận cũng như thực tiễn quản lý giáo dục, quản lýnhà trường

Khi nói đến quản lý nhà trường, các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sỹ Hồ,Đặng Quốc Bảo đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt động dạy

- học, từ đó chỉ rõ một số biện pháp quản lý nhà trường, cụ thể:

+ Trong tập hai của cuốn “Những bài giảng về quản lý trường học” của tác

giả Hà Sĩ Hồ (1985) đã nêu rõ quan điểm rằng: “chức năng kiểm tra đặc biệt quan

trọng vì quá trình quản lý đòi hỏi những thông tin chính xác, kịp thời về thực trạng của đối tượng quản lý, về việc thực hiện các quyết định đã đề ra, tức là đòi hỏi những liên hệ ngược một cách chính xác, vững chắc giữa các phân hệ quản lý” hay

"Quản lý mà không kiểm tra thì quản lý sẽ ít hiệu quả và trở thành quản lý quan

luận: "như vậy, theo lý thuyết Xibecnêtic, kiểm tra giữ vai trò liên hệ nghịch trong quá

Trang 18

trình quản lý Kiểm tra giúp cho chủ thể quản lý điều khiển một cách tối ưu hệ quản lý.Không có kiểm tra, không có quản lý" [24].

Trong một số bài giảng của các lớp bồi dưỡng thanh tra, cộng tác viên giáodục của Học viện quản lý giáo dục, trong một số báo cáo tổng kết của các lớp tậphuấn về công tác thanh tra giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tácthanh tra chuyên ngành và trên một số bài viết được đăng trên cuốn Tạp chí thôngtin Quản lý giáo dục trong những năm gần đây , nhiều tác giả đã rất quan tâm đếncác nội dung liên quan đến công tác thanh tra giáo dục Tuy nhiên, các tác giả chủyếu đề cập đến các nội dung chung xung quanh hoạt động thanh tra, một GV, đánhgiá một nhà trường, quy trình tiến hành một cuộc kiểm tra, thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo,… nhưng chưa có nhiều nội dung chỉ đạo, hướng dẫn nội dung,quy trình, cách thức tổ chức hoạt động KTNB của các cơ sở giáo dục Vì vậy, việc

tổ chức các buổi tập huấn và triển khai công tác KTNB tới các nhà trường gặpkhông ít khó khăn

Kế thừa những nghiên cứu lý luận của các tác giả đi trước, một số học viên

đã có công trình nghiên cứu về chức năng kiểm tra và quản lý hoạt động kiểm tratrong quản lý giáo dục Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới dừng lại ở nghiêncứu về hoạt động KTNB ở một trường cụ thể hoặc nghiên cứu khái quát Tính đếnnay, một số đồng nghiệp đã có đề tài nghiên cứu về công tác KTNB trường họcnhư: “Một số giải pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT huyện ThoạiSơn, tỉnh An Giang” của tác giả Quách Tấn Triều (2013), “Quản lý hoạt độngKTNB trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” của tác giả Trần VănHương (2016), “Quản lý hoạt động KTNB ở các trường tiểu học huyện Lâm Bình,tỉnh Tuyên Quang” của tác giả Nông Quốc Duy (2017), “Quản lý hoạt động KTNBtại các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đáp ứngnhu cầu đổi mới giáo dục” của tác giả Bùi Văn Sỹ (2017); “Quản lý hoạt độngKTNB ở các trường THPT quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh” của tác giả Ngô Thị

Phương Hiền (2018), Các tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu một số vấn đề

chung nhất về công tác thanh tra, kiểm tra trong giáo dục, công tác KTNB trong nhàtrường và các giải pháp để nâng cao được chất lượng, hiệu quả trong công tác quản

lý hoạt động KTNB Ngoài những công trình nghiên cứu ở cấp Tiểu học, Trung học

cơ sở, cần có các công trình nghiên cứu một cách cụ thể, sâu sắc về việc quản lýhoạt động KTNB ở các trường THPT Chính vì thế, vấn đề này cần phải được tiếptục nghiên cứu làm sáng tỏ Tất cả những tài liệu nghiên cứu về công tác kiểm tra,thanh tra, đánh giá trong giáo dục của các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục như đãnêu ở trên là những tư liệu quý giá và thiết thực để giúp tác giả tham khảo trong quátrình thực hiện đề tài: nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạtđộng KTNB các trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, từ

Trang 19

đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THPT nhằm góp phầnthực hiện tốt những mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.

Bên cạnh các kết quả nghiên cứu, có nhiều văn bản quy định và chỉ đạo thựchiện công tác KTNB

+ Trong “Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giáo dục và Đào

tạo” ban hành kèm theo Quyết định số 478/QĐ ngày 11/3/1993, trong Khoản 1,

Điều 22, Chương VI: “Công tác KTNB trong các trường học và các đơn vị trong

ngành” đã nêu: "Hiệu trưởng các trường, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình Những hoạt động kiểm tra phải được thực hiện một cách thường xuyên, công khai và dân chủ; kết quả của quá trình kiểm tra phải được ghi nhận bằng văn bản và phải được lưu trữ Hiệu trưởng hay thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này" [2].

+ Trong Mục 4 Thông tư 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/03/2004 của Bộ

GD&ĐT về “Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt

động sư phạm của GV phổ thông” đã đề cập đến công tác quản lý của người Hiệu

trưởng: “Phải coi trọng công tác tự kiểm tra của cá nhân, của tập thể GV, công

nhân, nhân viên và học sinh Trong quá trình kiểm tra, Hiệu trưởng phải đánh giá được tiến độ và kết quả giáo dục, phải phát hiện được những thiếu sót và đề xuất được các phương hướng, biện pháp hữu hiệu để phát huy thành tích (đặc biệt là phải coi trọng thực chất của việc thi đua Hai tốt), đồng thời sửa chữa những khuyết điểm và điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch” [3].

+ Tại Mục II Thông tư 43/2006/TT-BGD&ĐT ngày 20/10/2006 của Bộ

GD&ĐT về “Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và

thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo” đã nêu: “Phải đánh giá được đúng thực trạng về tình hình của cơ sở giáo dục trong mối quan hệ chung, từ đó có sự so sánh, đối chiếu với mặt bằng của địa phương, của khu vực, vùng miền và những tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia theo các quy định của Bộ GD&ĐT Khẳng định được những mặt tốt, những mặt đã làm được để phát huy, đồng thời tư vấn các biện pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém; đưa ra những kiến nghị đối với các cấp quản lý để điều chỉnh, bổ sung các chính sách và những quy định cần thiết cho phù hợp với thực tế” [4].

- Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ ban hành Nghịđịnh về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục Trong Khoản 1 Điều 5 Mục 1 có chỉ

rõ về vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ GD&ĐT: “Thanh tra GD&ĐT (sau

đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ GD&ĐT, giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Trang 20

(sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật” [13].

- Tại Công văn số 3950/BGDĐT-TTr của Bộ GD&ĐT ngày 10/9/2021 vềviệc Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2021-2022, trong Mục II.5 có

nêu rõ: “Cơ sở giao dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên:

xây dựng kế hoạch KTNB của cơ sở giáo dục có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm năm học; tổ chức thực hiện kế hoạch linh hoạt phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, đặc biệt chú ý kiểm tra việc thực hiện các quy định triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học và thu chi tài chính” [9].

Từ những chỉ đạo trên cho thấy: việc KTNB không chỉ là một công đoạnnằm trong công tác quản lý nữa mà nó được cho là một hoạt động quan trọng và bắtbuộc của nhà quản lý giáo dục

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Kiểm tra

Theo từ điển Tiếng Việt thì khái niệm kiểm tra được hiểu như sau: “Kiểm tra

chính là việc xem xét tình hình thực tế để nhận xét, đánh giá”

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Khanh (2014) thì: “Kiểm tra

chính là những hoạt động đo lường nhằm đưa ra được các kết quả, nhận xét và những phán quyết dựa trên những thông tin đã thu được từ công cụ được chuẩn bị trước với mục đích là xác định xem những gì đã đạt được, những gì chưa đạt được

và tìm ra nguyên nhân,…” [26].

Tác giả Đặng Bá Lãm (2003) có nêu: “Kiểm tra chính là quá trình xác định

những mục đích, nội dung và lựa chọn các phương pháp để tập hợp số liệu, bằng chứng, từ đó xác định các mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển” [16]

Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2007) đã nêu: “Kiểm tra là việc thu thập, tổng

hợp, diễn giải các thông tin về quá trình rèn luyện và học tập của học sinh để từ đó đưa ra được các kết luận, phán đoán hoặc những quyết định nhằm cải thiện tình hình dạy học thực tế” [36]

Như vậy, qua các nghiên cứu trên có thể rút ra: kiểm tra chính là một trong

các chức năng cơ bản của quá trình quản lý Kiểm tra được coi là quá trình xem xét

tình hình thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng, khuyến khích những mặt làm tốt, phát hiện ra những sai lệch để điều chỉnh nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra, góp phần đưa hệ thống quản lý đạt tới một mức độ cao hơn Kiểm tra được hiểu là hoạt động nghiệp vụ của người quản lý mà ở bất kì cấp học nào cũng phải thực hiện để

Trang 21

nắm được các kế hoạch, mục tiêu đề ra so với thực tế đã đạt được Qua đó, người quản lý đề ra các biện pháp nhằm động viên, uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh để thúc đẩy tập thể phát triển

Quá trình kiểm tra có 4 bước cơ bản sau:

- Xác lập chuẩn kiểm tra và phương pháp đo lường;

- Tổ chức việc đo lường;

- So sánh thực tế đã đạt được với chuẩn mực đề ra để thấy được sự phù hợp,chưa phù hợp;

- Kết luận và điều chỉnh

Tất cả bốn bước cơ bản của quá trình kiểm tra nêu trên có mối liên hệ chặtchẽ với nhau và không thể tách rời nhau, bởi nếu thiếu một trong các bước đó thìquy trình kiểm tra coi như không hoàn chỉnh, không phát huy tác dụng vốn có vàcần phải có của nó

Khi tiến hành kiểm tra, căn cứ vào các nội dung chuyên đề, có thể xác địnhcác loại kiểm tra theo các nguồn khác nhau như:

+ Kiểm tra của cấp trên và từ bên ngoài hệ thống: đó là hình thức kiểm trađược người lãnh đạo cấp trên và từ bên ngoài cơ sở giáo dục thực hiện đối với cơ sởgiáo dục Trong giáo dục, hình thức kiểm tra này thường được Bộ, Sở và PhòngGD&ĐT thực hiện Hình thức kiểm tra của cấp trên đối với đơn vị cấp dưới trựcthuộc có tính hành chính pháp chế cao Kết luận của hình thức kiểm tra này thể hiện

rõ sự đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục Tuy nhiên,trong thực tế: việc kiểm tra của cấp trên trực tiếp trong cùng một hệ thống với cấpdưới thường với mục đích chỉ đạo để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể có tính chấtgiám sát, từ đó phát hiện ra những ưu điểm và những hạn chế để có hướng điềuchỉnh cho phù hợp

+ Kiểm tra của các tổ chức chính trị xã hội: theo Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội có nhiệm vụ và chức năng giámsát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, việc thựchiện các quyết định đối với thủ trưởng và các bộ phận giúp việc trong đơn vị

+ Tự kiểm tra: là một quá trình mà ở đó từng cá nhân trong các tổ chức, đơn

vị phải tự đánh giá, tự xem xét và tự điều chỉnh

+ Kiểm tra của thủ trưởng: là quá trình kiểm tra của người quản lý theo chứcnăng, nhiệm vụ của mình để đánh giá việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của

cơ quan hoặc đánh giá được từng cá nhân trong đơn vị mình Kiểm tra của Hiệutrưởng trường THPT được gọi là KTNB trường học mang tính chất hành chính phápchế nhà nước Tính chất này chỉ được thể hiện trong một phạm vi hẹp và của một đơn

vị cụ thể Những kết luận của Hiệu trưởng trong hoạt động kiểm tra đối với các GVđược sử dụng để làm căn cứ tham khảo trong các đợt kiểm tra, thanh tra của cấp trên

Trang 22

Trong công tác quản lý, một trong những mục đích quan trọng đó là phảibiến hoạt động thanh tra, kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra nội bộ đơn vị và tựkiểm tra của từng bộ phận, từng cá nhân trong mỗi cơ quan, tổ chức Hay nói cáchkhác, đó là phải tạo ra sự chủ động, tích cực trong quá trình tự kiểm tra trong nội bộcủa mỗi cơ sở giáo dục Trong từng cơ sở giáo dục, nếu kết hợp được tốt nhiều hìnhthức kiểm tra khác nhau thì sẽ góp phần không nhỏ đối với việc nâng cao hiệu quảtrong công việc.

1.2.2 Kiểm tra nội bộ nhà trường

KTNB nhà trường được hiểu là hoạt động mà người quản lý xem xét, đánhgiá từng hoạt động giáo dục, các điều kiện để dạy, học và giáo dục trong phạm vinội bộ của đơn vị mình với mong muốn phát triển tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục,phát triển nhà trường và phát triển từng cán bộ, người GV, nhân viên và học sinh

KTNB nhà trường chính là nghiệp vụ hoạt động quản lý của Thủ trưởng cácđơn vị với mục đích là theo dõi, điều tra, kiểm tra, kiểm soát,… từng diễn biến vàkết quả mỗi hoạt động giáo dục trong nội bộ đơn vị, đồng thời đánh giá được kếtquả của từng hoạt động giáo dục để thấy được sự phù hợp hay không phù hợp vớicác mục tiêu, các kế hoạch, chuẩn mực, quy chế,… đã đặt ra Từ đó, người quản lý

có thể kịp thời động viên, khen thưởng những ưu điểm, những mặt tốt và có kếhoạch uốn nắn, điều chỉnh các nội dung chưa đạt chuẩn để nâng cao chất lượng giáodục và đào tạo trong đơn vị mình

Kiểm tra từng công việc, từng hoạt động và các mối quan hệ của các thànhviên trong cơ sở giao dục là trách nhiệm và cũng là quyền hạn của người Hiệutrưởng Trong phạm vi quyền hạn của mình, người Hiệu trưởng có thể chỉ đạo cấpdưới của mình (như: Phó Hiệu trưởng, các Tổ trưởng chuyên môn và các cán bộ,

GV khác) để thay mình kiểm tra với tư cách là người được ủy quyền hoặc trợ lý.Tuy nhiên, Hiệu trưởng vẫn phải là người nắm quyền quyết định tất cả các vấn đềquan trọng nhất của quá trình kiểm tra và phải là người đưa ra kết luận cuối cùng,đồng thời phải chịu trách nhiệm về những kết luận kiểm tra được ban hành

KTNB nhà trường thực chất chính là kiểm tra việc tác nghiệp, đây là hoạtđộng tự kiểm tra của nhà trường, gồm hai hoạt động cơ bản:

- Hoạt động 1: Hiệu trưởng nhà trường tiến hành kiểm tra các yếu tố để cấuthành nên hệ thống nhà trường, trong đó chú trọng đến kiểm tra các hoạt động, côngviệc, mối quan hệ của tất cả các cá nhân và các điều kiện để phục vụ cho hoạt độnggiáo dục ở trong nhà trường

- Hoạt động 2: từng bộ phận, cá nhân trong nhà trường tự kiểm tra việc thựchiện nhiệm vụ của mình; Hiệu trưởng thực hiện việc tự kiểm tra công tác quản lýcủa bản thân

Trang 23

Có thể khẳng định:

+ Một người Hiệu trưởng giỏi không chỉ là người biết cách xây dựng kếhoạch và thường xuyên thực hiện việc kiểm tra mà họ còn phải biết biến quá trìnhkiểm tra của mình thành quá trình tự kiểm tra, tự rà soát của tất cả các tổ chức, các

bộ phận và của mỗi thành viên trong đơn vị mình quản lý

+ Hiệu trưởng giỏi và có kinh nghiệm sẽ biết xây dựng kế hoạch kiểm tra saocho đúng người, đúng việc, Họ xác định được những cá nhân nào, những bộ phậnnào thì phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, còn những cá nhân nào, những bộphận nào thì nên tiến hành kiểm tra ít hơn, thậm chí có những cá nhân, có những bộphận không cần thiết phải thực hiện kiểm tra bởi vì bản thân họ luôn luôn hoànthành xuất sắc các nhiệm vụ được giao mà không cần bất kì một sự thúc đẩy nào cả

+ Người Hiệu trưởng còn phải xác định được thời điểm kiểm tra cho hợp lý:nếu tiến hành kiểm tra quá sớm thì người được kiểm tra không có đủ thời gian cầnthiết để chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu kiểm tra; còn nếu thựchiện việc kiểm tra quá muộn lại dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ có thể xảy ra những sai sót

và khi đó rất khó có thể khắc phục, sửa chữa và hoàn thiện lại, thậm chí có thể xảy

ra những hậu quả nghiêm trọng

1.2.3 Quản lý

Quản lý được coi là một loại hình lao động quan trọng bậc nhất trong cáchoạt động của con người Trên thực tế, để tiến hành hoạt động lao động có hiệu quảthì cần phải có tổ chức và có sự thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được mụctiêu đã đề ra Trong các hoạt động lao động, có một kiểu lao động mang tính chấtđặc thù đó là việc tổ chức, điều khiển con người theo từng hoạt động với các nhữngyêu cầu cụ thể, kiểu lao động đó được gọi là quản lý Xung quanh thuật ngữ quản lý

có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa khái niệm này:

Harold Koontz, trong tác phẩm "Những vấn đề cốt yếu của quản lý", "Quản lý

là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu mà các nhà quản lý đặt ra là phải hình thành được một môi trường mà ở đó mọi người đều có khả năng đạt được các mục đích của

cả nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [20].

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do nhà xuất bản

Giáo dục xuất bản năm 1994 có ghi: “Quản lý là việc trông coi, giữ gìn với các yêu

cầu nhất định, là việc tổ chức và điều khiển những hoạt động theo từng điều kiện cụ thể” [38].

Theo tác giả Hà Sĩ Hồ (1985): “Quản lý được xem là một quá trình tác động

có chủ đích và có tổ chức, dựa trên những thông tin về thực trạng của các đối tượng và của môi trường, nhằm mục đích giữ cho hoạt động của đối tượng được ổn định, đồng thời làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định” [21].

Trang 24

Theo Bùi Minh Hiền (2006): “Quản lý là quá trình tác động có hướng đích

và có tổ chức của chủ thể quản lý đến đối tượng được quản lý nhằm đạt được các mục đích đã đề ra” [10]

Theo tác giả Trần Kiểm (2008): “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý

đến việc phát huy, sử dụng, kết hợp, điều chỉnh,… nhiều nguồn lực ở trong và ngoài đơn vị theo cách tốt nhất để đạt được các mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [35].

Như vậy, có thể thấy: khái niệm quản lý không phải là khái niệm đơn nghĩa,

nó có sự khác nhau giữa khái niệm theo nghĩa rộng và khái niệm theo nghĩa hẹp.Ngoài ra, do có những khác biệt lớn về xã hội, về chế độ,… nên khi có sự phát triểncủa phương thức sản xuất hàng hóa và khi nhận thức của con người được mở rộngtrong thì quan niệm về khái niệm quản lý càng có sự khác biệt rõ rệt

Tuy nhiên, cho dù có tiếp cận bằng cách này hay cách khác thì cũng cần phảinghiên cứu được bản chất của chức năng lao động đặc biệt này Bản chất của hoạtđộng quản lý chính là việc tổ chức, chỉ đạo và điều khiển cho phù hợp với quy luậtcủa chủ thể quản lý để thực hiện một cách hiệu quả các mục tiêu mà đơn vị đã đưa ra

Như vậy, có thể hiểu: quản lý chính là những tác động có mục đích, có kếhoạch và có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể và đối tượng được quản lý để

sử dụng một cách hiệu quả nhất những nguồn lực sẵn có của đơn vị mình nhằm đạtđược những mục tiêu của đơn vị đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường

1.2.4 Trường trung học phổ thông

Trường THPT được hiểu là loại hình đào tạo chính quy ở nước ta, dành chohọc sinh ở độ tuổi từ 15 tới 18 (không kể những trường hợp đặc biệt) TrườngTHPT gồm 3 khối lớp: khối lớp 10 (năm thứ nhất), khối lớp 11 (năm thứ hai), khốilớp 12 (năm thứ ba) Để hoàn thành hệ giáo dục này, học sinh bắt buộc phải thamgia Kì thi tốt nghiệp THPT

Trường THPT được thành lập ở các địa phương trên phạm vi cả nước Thủtrưởng của nhà trường được gọi là "Hiệu trưởng" Trường THPT chịu sự quản lý trựctiếp của Sở GD&ĐT Quy chế hoạt động của trường THPT do Bộ GD&ĐT ban hành

1.2.5 Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường trung học phổ thông

KTNB trường học là hệ thống các hoạt động giám sát và tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến hoạt động nội bộ của đơn vị, hay “việc thực hiện các công việc của nhà trường” làm cho những hoạt động này vận hành, phát triển và đạt được mục tiêu đã được đặt ra trong chiến lược, kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Chủ thể quản lý hoạt động KTNB nhà trường bao gồm:

- Hiệu trưởng: là chủ thể cao nhất và chịu toàn bộ trách nhiệm đối với hoạtđộng KTNB ở trong nhà trường;

Trang 25

- Từng CBQL, GV, nhân viên ở trong nhà trường là chủ thể tự kiểm tra đốivới các công việc và kết quả của quá trình mà bản thân thực hiện những nhiệm vụđược giao.

1.3 Vị trí vai trò và chức năng của hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường

trung học phổ thông

1.3.1 Vị trí vai trò của hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông

Kiểm tra là khâu quan trọng của chu trình quản lý, cung cấp thông tin chínhxác, kịp thời, làm căn cứ đề ra các giải pháp điều chỉnh công tác quản lý, quản trịđơn vị; là công cụ thiết yếu góp phần tăng cường hiệu lực quản lý; tác động đến ýthức, hành vi và hoạt động của cá nhân, bộ phận mỗi đơn vị

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: "Nếu như biết tổ chức kiểm tra

một cách chu đáo thì mọi công việc của chúng ta chắc chắn sẽ tốt hơn gấp mười, gấp trăm lần Kiểm tra không những giúp cho các nhà quản lý thu thập đầy đủ các thông tin về những hoạt động của đối tượng quản lý mà còn giúp cho người quản lý biết được việc xây dựng kế hoạch, việc chỉ đạo và điều hành của mình có hợp lý và khả thi hay không, từ đó người quản lý có những biện pháp để điều chỉnh giúp cho hiệu quả quản lý được nâng cao" [dẫn theo 37]

Trên thực tế, nếu thực hiện kiểm tra, đánh giá chính xác và chân thực thì sẽgiúp người Hiệu trưởng có được những thông tin chính xác, kịp thời về thực trạngcủa cơ sở giáo dục do mình đảm nhận cũng như xác định được các mức độ, các giátrị và những yếu tố ảnh hưởng để tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằmuốn nắn, điều chỉnh sao cho có hiệu quả nhất Như vậy, có thể nói: kiểm tra vừa là

cơ sở, tiền đề, đồng thời là điều kiện để bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.Ngoài ra, kiểm tra còn nhằm đôn đốc, thúc đẩy và giúp đỡ các đối tượng được kiểmtra thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất

KTNB nhà trường là một chức năng quản lý cơ bản, đây là khâu vô cùngquan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý, nó giúp tạo lập được mối liên hệ ngượcmột cách kịp thời và thường xuyên để giúp cho Hiệu trưởng biết cách điều chỉnhphù hợp trong quá trình thực hiện quản lý nhà trường KTNB nhà trường chính làmột công cụ pháp lý hữu hiệu để góp phần làm tăng hiệu lực quản lý trường học, từ

đó nâng cao được chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường

KTNB nhà trường là để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụđược giao của từng cá nhân, từng bộ phận trong nhà trường, tìm ra nguyên nhân củanhững ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, đồng thời phải đề xuất được những giảipháp để phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế KTNB giúp cho ngườiquản lý thực hiện việc động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức một cách chínhxác; khuyến khích những việc làm tốt, tuyên truyền những việc làm hay và chỉ ra

Trang 26

những sai lệch, thiếu sót để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời Như vậy, KTNB là mộttrong những yếu tố để tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong mỗi nhà trường.

1.3.2 Chức năng của hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông

- Tạo kênh thông tin có chọn lọc, phù hợp, chính xác, hệ thống, làm căn cứ

để Hiệu trưởng xây dựng những giải pháp quản lý có hiệu quả

- Kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa

- Động viên, phê phán, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ (tư vấn, hỗ trợ, thúc đẩy)

- Đánh giá và xử lý nếu cần thiết

1.3.3 Các nguyên tắc kiểm tra

Kiểm tra cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

- Kiểm tra phải bảo đảm chính xác, khách quan

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của quá trình kiểm tra Kết quả của quátrình kiểm tra phải thể hiện được chính xác thực trạng của đối tượng được kiểm tra,tránh tình trạng nhận xét theo kiểu suy diễn và tránh tình trạng kiểm tra một cáchhình thức, giả tạo

- Kiểm tra phải bảo đảm hiệu quả

Kiểm tra không có nghĩa là đi “bới lông tìm vết” Kiểm tra phải nhằm mụcđích đôn đốc, thúc đẩy đối tượng được kiểm tra để họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụđược giao Trong giáo dục, người kiểm tra còn phải quan tâm đến hiệu quả giáo dụckhi kiểm tra (ví dụ: khi thực hiện kiểm tra tiết dạy trên lớp của GV nhưng ngườikiểm tra phát hiện GV đã “dạy nháp” từ trước, như thế người kiểm tra không thểđánh giá được đúng thực trạng hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tậpcủa học sinh, nguy hại hơn, việc làm đó còn dẫn tới tác dụng giáo dục không tốt đốivới những học sinh trong lớp)

Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ nhữngthông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấpquản lý trong nhà trường

Khi tiến hành kiểm tra còn phải quan tâm đến những hiệu quả kinh tế dokiểm tra mang lại, nghĩa là những lợi ích mà quá trình kiểm tra mang đến phải nhiềuhơn những chi phí cũng như hậu quả do việc kiểm tra gây ra

- Kiểm tra phải bảo đảm tính thường xuyên, kịp thời

Kiểm tra cũng là một trong các chức năng quản lý, là nhiệm vụ của nhà quản

lý, vì thế người quản lý phải thực hiện kiểm tra thường xuyên, không để tình trạng

“khi có vấn đề” mới tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra phải công khai

Đó chính là việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý Người quản lýphải biết động viên, biết thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình kiểm

Trang 27

tra, phải biết biến quá trình kiểm tra từ bên ngoài thành việc tự kiểm tra từng cánhân, từng bộ phận ở bên trong mỗi nhà trường.

1.4 Nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông

1.4.1 Nội dung kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông

Hoạt động giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phức tạp và nhiều mặt.Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc, hoạt động, mối quan hệ, kếtquả của toàn bộ quá trình dạy học - giáo dục và những điều kiện phương tiện của nó

Để xác định nội dung KTNB cần căn cứ vào đối tượng kiểm tra nội bộ, các

cơ sở pháp lý về thanh, kiểm tra và thông tư về kiểm định chất lượng giáo dục (đốivới trường trung học cơ sở, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học) Trongkhuôn khổ nghiên cứu, tác giả tập trung 07 nội dung KTNB trường học sau:

1.4.1.1 Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ lãnh đạo, quản lý

cơ sở giáo dục

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của cán bộ lãnh đạo, quản lý CSGDđược quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, THPT và trường phổ thông cónhiều cấp học để xây dựng kế hoạch kiểm tra Việc kiểm tra cần tập trung xem xét,phát hiện nhiệm vụ nào chưa được phân công lãnh đạo phụ trách hoặc đã được phâncông nhưng lãnh đạo chưa triển khai,… để kịp thời bổ sung, khắc phục Có thể lựachọn một hoặc một số nội dung sau để kiểm tra:

- Công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học (kế hoạch giáo dục,

kế hoạch các bộ phận, phương án triển khai từng công việc,…);

- Công tác quản lý, thực hiện chế độ, chính sách đối với CBQL, GV, nhânviên, người học và phát triển đội ngũ;

- Việc quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; việc quản lý điểm, đánh giá xếploại học sinh (trên hệ thống sổ điện tử, sổ bản giấy);

- Việc chỉ đạo, quản lý công tác hành chính (phân công, phân nhiệm, thựchiện kỷ luật lao động), tài chính, tài sản;

- Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục;

- Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ sở giáo dục;

- Việc thực hiện công khai trong cơ sở giáo dục;

- Việc thực hiện công tác thi đua, các cuộc vận động trong ngành;

- Việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, việc đánh giá theo chuẩn đốivới GV, Hiệu trưởng;

- Công tác quản lý dạy thêm, học thêm;

- Công tác an toàn trường học; phòng chống bạo lực học đường;

- Một số vấn đề nóng, bức xúc liên quan đến giáo dục được xã hội quan tâm;

Trang 28

1.4.1.2 Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của nhà giáo

Trong trường phổ thông, tất cả GV đều được kiểm tra, đánh giá việc thựchiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục Mục đích của kiểm tra là nhằm giúp đỡ GVnâng cao năng lực sư phạm, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhàtrường, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân Kết quả kiểm tra còn làmminh chứng để đánh giá, xếp loại GV

Trong năm học, căn cứ vào các văn bản định hướng của Bộ và Sở GD&ĐT,Thủ trưởng cơ sở giáo dục lên kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụcủa nhà giáo Việc kiểm tra cần tập trung xem xét cụ thể tình hình và kết quả thựchiện nhiệm vụ, đối chiếu với những yêu cầu, chuẩn nghề nghiệp về phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống, về kiến thức và kỹ năng sư phạm mà nhà giáo cần phải đạtđược nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục Bám sát đặc điểm từng đối tượng kiểm tra

để lựa chọn số lượng nội dung kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được mụctiêu quản lý Có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để kiểm tra GV:

- Phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống;

- Việc thực hiện các nhiệm vụ được giao:

+ Việc thực hiện quy chế chuyên môn (thực hiện kế hoạch giáo dục; các yêucầu về soạn bài; giảng dạy, thí nghiệm, thực hành, sử dụng thiết bị dạy học; thựchiện quy chế kiểm tra, đánh giá học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm trađánh giá, sinh hoạt chuyên môn; bồi dưỡng thường xuyên;…);

+ Trình độ nghiệp vụ, tay nghề (xem xét trình độ và kỹ năng vận dụng kiếnthức, phương pháp giảng dạy thông qua phiếu dự giờ);

+ Kết quả giảng dạy, giáo dục (mức độ tiến bộ trong học tập, rèn luyện củahọc sinh; kết quả lên lớp, tốt nghiệp của các môn mà GV dạy,…);

+ Tham gia công tác khác (công tác chủ nhiệm, tham gia công tác đoàn thể,tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục đạo đức cho học sinh,…)

- Việc thực hiện quy định về dạy thêm học thêm;…

1.4.1.3 Kiểm tra hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn

Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn giúp cho Hiệu trưởng thấyđược bức tranh tổng thể hoạt động sư phạm của tập thể GV, trong đó bộc lộ tất cảcác khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân

và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của tổ trưởng, nhóm trưởng trong cơ

sở giáo dục được quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, THPT và trườngphổ thông có nhiều cấp học để xây dựng kế hoạch kiểm tra Có thể lựa chọn mộthoặc một số nội dung sau để kiểm tra:

- Công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng: nhận thức, vai trò, khả nănglãnh đạo chuyên môn, uy tín

Trang 29

- Hồ sơ chuyên môn, hồ sơ quản lý của tổ/nhóm (kế hoạch giáo dục, biên bảnhọp tổ/nhóm chuyên môn, chất lượng giảng dạy; chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn,sáng kiến kinh nghiệm,…);

- Chất lượng dạy-học của tổ/nhóm chuyên môn (việc thực hiện chươngtrình, chuẩn bị bài giảng, chất lượng dạy học, việc thực hiện đổi mới phương phápdạy học, kiểm tra đánh giá; sử dụng đồ dùng dạy học;…);

- Nền nếp chuyên môn (việc soạn bài, chấm bài; sinh hoạt chuyên môn theochuyên đề, theo nghiên cứu bài học; dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội thảo;…);

- Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh (tổ chức ngoại khóa, thựchành, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh,…)

1.4.1.4 Kiểm tra công tác tổ chức và hành chính

Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch công tác tổ chức, kế hoạch chiếnlược; Phó Hiệu trưởng phụ trách hành chính hoặc Tổ trưởng tổ Văn phòng là ngườixây dựng kế hoạch hành chính

Tùy theo tính chất từng loại kế hoạch mà người lập kế hoạch phải hoàn thànhđúng thời hạn như: kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược – 5 năm), kế hoạch trunghạn (kế hoạch xây dựng cho 3 năm), ngắn hạn (01 năm và từng thời điểm trongnăm) nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường Đối với kếhoạch giáo dục năm học, Hiệu trưởng cần quan tâm quy trình hoàn chỉnh kế hoạchnhư sau:

- Bước 1: Sau khi tổng kết tình hình giáo dục của nhà trường năm học cũ,cập nhật các quy định trong văn bản pháp quy của ngành cho năm học mới, Hiệutrưởng xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục của nhà trường năm học mới;

- Bước 2: Dựa trên dự thảo kế hoạch năm học, các Phó Hiệu trưởng, tổtrưởng chuyên môn, tổ trưởng các phòng ban xây dựng kế hoạch năm học cho bộphận mình hoạt động và trình Hiệu trưởng ký duyệt;

- Bước 3: Sau khi xét duyệt kế hoạch năm học của các bộ phận, phòng ban,Hiệu trưởng hoàn chỉnh kế hoạch giáo dục năm học mới

- Bước 4: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các tổ, các ban, các câu lạc bộ,các Hội đồng giáo dục theo quy định của Điều lệ trường trung học; quyết định phâncông hoặc bổ nhiệm lại các vị trí tổ trưởng, quản lý bậc trung

Thời gian xây dựng kế hoạch: trước khi bắt đầu năm học một tháng nhằmđảm bảo đủ thời gian cho các nguồn lực chuẩn bị cho năm học mới Theo đó, hoạtđộng kiểm tra công tác tổ chức, hành chính sẽ căn cứ theo kế hoạch hoạt động củaHiệu trưởng, cụ thể ở các nội dung:

a) Công tác tổ chức:

Trang 30

Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trườngtrung học và các quy định của Bộ GD&ĐT.

Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường trunghọc Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh, các tổ chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định củaĐiều lệ trường trung học và quy định của pháp luật

Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ Vănphòng theo quy định tại Điều lệ trường trung học

Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường

Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp;đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

b) Công tác hành chính:

Việc soạn thảo, phát hành, lưu trữ công văn đi, công văn đến;

Việc quản lý và sử dụng con dấu; quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo

vụ (sổ đăng bộ, sổ gọi tên ghi điểm, sổ ghi đầu bài, học bạ, sổ quản lý cấp phát vănbằng, chứng chỉ, sổ theo dõi phổ cập giáo dục, sổ nghị quyết nhà trường, sổ kiểm trađánh giá GV về công tác chuyên môn, sổ khen thưởng, kỷ luật học sinh, sổ lưu trữcác văn bản, công văn và các loại hồ sơ khác);

Việc quản lý thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm (nếu có);

Tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên văn thư, văn phòng; việc công khaithủ tục hành chính; công tác cải cách hành chính;

1.4.1.5 Kiểm tra công tác phát triển đội ngũ

Công tác phát triển đội ngũ gồm các khâu: quy hoạch phát triển đội ngũ; sửdụng đội ngũ; bồi dưỡng đội ngũ; kiểm tra, đánh giá đội ngũ Trong khuôn khổnghiên cứu này, tác giả đề cập hai mảng:

- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư số17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GD&ĐT Ban hành Chương trình bồidưỡng thường xuyên GV cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế bồi dưỡng thườngxuyên GV, CBQL cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và GV trungtâm giáo dục thường xuyên

- Kiểm tra, đánh giá GV theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày22/8/2018 của Bộ GD&ĐT Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáodục phổ thông; Thông tư số 29/2021/TT-BGDĐT ngày 20/10/2021 của Bộ GD&ĐTquy định ngưng hiệu lực quy định về chuẩn trình độ đào tạo của Nhà giáo tại một sốThông tư do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành

1.4.1.6 Kiểm tra công tác cơ sở vật chất, kế toán

Trang 31

a) Công tác cơ sở vật chất, gồm các nội dung:

Khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớphọc cần chú ý hai khía cạnh: một là thẩm định tính hợp lý khoa học theo chuẩntrường học, đảm bảo vệ sinh trường lớp; hai là đảm bảo tính an toàn, có giá trị sửdụng nơi làm việc theo quy định của Điều lệ nhà trường

Phòng học, bảng, bàn ghế cho GV, học sinh: số lượng, quy cách, chất lượng

và thiết bị của phòng học, bảng trong lớp học đảm bảo quy định của Điều lệ trườngtrung học và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế; kích thước, vật liệu, kếtcấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ GD&ĐT,

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế; phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quyđịnh Ngoài việc đáp ứng đúng quy định, hoạt động kiểm tra còn nhằm mục đíchnắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng; từ đó, nhà trường có kế hoạch thayđổi hoặc bổ sung

Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và họctheo quy định của Điều lệ trường trung học; khối phòng phục vụ học tập, khốiphòng hành chính - quản trị,… đảm bảo quy định; trang thiết bị y tế tối thiểu và tủthuốc với các loại thuốc thiết yếu theo quy định; các loại máy văn phòng (máy tính,máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụcác hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu

Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thugom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục: công trình vệ sinh riêng cho cán

bộ, GV, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, thuận lợi cho học sinh khuyết tật(nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ; nhà

để xe cho cán bộ, GV, nhân viên và học sinh; có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu

sử dụng của cán bộ, GV, nhân viên và học sinh, hệ thống cung cấp nước uống đạttiêu chuẩn, hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu

Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạyhọc: thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của

Bộ GD&ĐT; việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồdùng dạy học của GV đảm bảo quy định của Bộ GD&ĐT; kiểm kê, sửa chữa, nângcấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm

Thư viện: Hiệu trưởng kiểm tra thư viện, trước hết kiểm tra chức năng hoạtđộng của cán bộ thư viện Thư viện không chỉ là nơi giữ sách mà còn là nơi phổbiến sách báo cho bạn đọc Sách báo phải được bảo quản giữ gìn, thống kê, phânloại theo chuyên môn ngành thư viện Các sách báo phải được bổ sung kịp thờihàng tháng và đầu năm học

Nội dung kiểm tra thư viện gồm: cơ sở vật chất (phòng thư viện, thiết bị, bànghế, kệ, tủ) đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ

Trang 32

GD&ĐT; việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh; được bổ sung sách, báo, tạp chí, bản

đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa, tài liệu tham khảo hàng năm; hoạt độngcủa thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, GV, nhân viên vàhọc sinh; hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trườngđáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường; hoạt động của cán bộ thư viện(việc thực hiện nội qui, việc cho mượn, thu hồi; hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu;thực hiện giờ giấc, tinh thần, thái độ làm việc )

b) Công tác kế toán

Kiểm tra kế toán: kiểm tra việc hệ thống các văn bản quy định về quản lý tàichính, tài sản; việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính;kiểm tra việc lập dự toán; kiểm tra Kế hoạch xây dựng, tạo nguồn ngân sách củatrường; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngânsách; việc xác định các khoản chênh lệch thu, chi hoạt động và trích lập các quỹ;việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền mặt; việc thực hiện quyết toán thuchi tài chính; kiểm tra việc chấp hành các chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính; côngkhai tài chính, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định; việc xây dựngđược Quy chế chi tiêu nội bộ; việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định;…

1.4.1.7 Kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá học sinh

Cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra, đánh giá học sinh: Thông tư số58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy định đánh giá và xếp loại họcsinh trung học cơ sở và học sinh THPT; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày26/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinhtrung học cơ sở và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT; Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành Điều lệtrường Trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;Thông tư 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về việc khen thưởng

và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông

Kiểm tra, đánh giá học sinh gồm hai mảng: học lực và hạnh kiểm Ngay từđầu năm học, Hiệu trưởng duyệt kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh của Phó Hiệutrưởng chuyên môn; trong đó, kế hoạch cần rõ ràng về thời gian và người phụ tráchtừng việc cụ thể các khâu: ra đề; coi và chấm kiểm tra; quá trình xử lý kết quả kiểmtra; quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm

Kiểm tra việc thực hiện các quy định trong Điều lệ nhà trường (nhiệm vụ củahọc sinh) Kiểm tra trình độ văn hóa - khoa học - kỹ thuật của học sinh (ý thức họctập, phương pháp học tập, khả năng tiếp thu tri thức, kỹ năng thực hành, kết quả họctập); Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt (đạo đức, lối sống, ýthức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khỏe, vệ sinh, kỹ năng sống, giao tiếp

Trang 33

ứng xử; biết thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật); khả năng tự quản, tự họccủa học sinh trong học tập và sinh hoạt.

1.4.2 Phương pháp kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông

Để thu thập và có được những thông tin tin cậy, khách quan về nhà trường,

về các hoạt động sư phạm trong nhà trường, cần sử dụng nhiều phương pháp kiểmtra khác nhau Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc đặc điểm đốitượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể trong kiểm tra Nhữngphương pháp kiểm tra phổ biến là:

1.4.2.1 Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm tra Quan sát là sự tập trungtâm trí của mình theo những nguyên tắc vào những vấn đề nhất định Quan sát làmột hoạt động khác hẳn với việc trông thấy

Có hai loại quan sát: quan sát tĩnh và quan sát động Trong kiểm tra, quan sátnhằm thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, trong đó có việc phát hiện các điểmkhông phù hợp, các điểm bất thường Trong kiểm tra nội bộ trường học, các đốitượng quan sát thường là:

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật (tường rào, cổng ngõ, sân chơi, bãi tập, bồn hoa,lớp học, phòng làm việc, bàn ghế, thư viện, thiết bị, đồ dùng dạy học,…): quan sát

độ bền, vệ sinh, tính thẩm mỹ, sự hợp lý trong bố trí, sắp xếp, tính ngăn nắp, việc sửdụng, bảo quản…

- Hoạt động dạy của GV, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ dạy

- học của cán bộ, nhân viên trong trường cũng như mối quan hệ của họ: quan sáttinh thần, thái độ trong thực hiện nhiệm vụ, năng lực trong giải quyết công việc…

- Hồ sơ, tài liệu: quan sát ngày tháng ghi trên các hồ sơ, tài liệu có đúng trình

tự và liên quan chặt chẽ không? độ mờ của giấy và mực có phù hợp với ngày thánglập tài liệu, hồ sơ không?

Điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này là quan sát phải có mục đích, kếhoạch và hệ thống, lựa chọn đúng đối tượng quan sát Trong phương pháp này cóthể sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn nên người kiểm tra phải có kỹ năng

sử dụng phương tiện kỹ thuật, nhưng điều quan trọng là phải có sự tinh tế sư phạmcần thiết

Sử dụng phương pháp quan sát trong KTNB trường học, Hiệu trưởng có thể

“đi dạo quanh trường” Điều quan trọng là Hiệu trưởng phải có một kế hoạch rõ ràngnên “đi dạo” ở đâu và nơi nào là thứ tự ưu tiên hàng đầu Trong những lúc “đi dạo”này, Hiệu trưởng có thể hình thành “những cuộc trò chuyện” với cán bộ, GV, họcsinh Và qua các cuộc trò chuyện này chẳng những làm cho Hiệu trưởng hiểu rõ hơn

về từng hoạt động hiện hành diễn ra trong trường, nguyên nhân thành công và thấtbại, các ý kiến đề xuất từ cấp dưới nhằm cải thiện công việc mà còn để cho đội ngũ

Trang 34

cán bộ, GV, nhân viên… biết rằng Hiệu trưởng quan tâm đến việc điều hành trườnghọc hàng ngày, giúp cho việc điều chỉnh các hoạt động một cách kịp thời.

1.4.2.2 Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm

Phương pháp này cho phép người kiểm tra hình dung lại quá trình hoạt độngcủa đối tượng được kiểm tra Người kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tài liệukhác nhau trong quá trình kiểm tra, như: các loại kế hoạch, giáo án, sổ chủ nhiệm,các loại biên bản, sổ giao ban, các bản sơ kết, tổng kết, vở ghi của học sinh, sổđiểm, bài kiểm tra của học sinh, đồ dùng dạy học tự làm của GV,

1.4.2.3 Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng

Các phương pháp này bao gồm:

- Điều tra bằng phiếu

- Phỏng vấn, trao đổi, nghe báo cáo

- Kiểm tra (miệng, viết)

Sử dụng phương pháp này, người kiểm tra cần có kỹ năng phỏng vấn Mục đíchcủa cuộc phỏng vấn là người kiểm tra mong muốn nhận được càng nhiều càng tốtthông tin từ chính bản thân người được phỏng vấn về vấn đề quan tâm Kỹ năng phỏngvấn thể hiện ở việc đặt câu hỏi, việc lắng nghe và khơi gợi ý kiến người được hỏi

Những câu hỏi nên sử dụng là những câu hỏi mở Đó là những câu hỏi tạo nhiều

cơ hội cho người được phỏng vấn trả lời đầy đủ bằng chính suy nghĩ của họ

Những câu hỏi nên tránh là những câu hỏi dẫn dắt Câu hỏi dẫn dắt thườnggợi ý những câu trả lời phù hợp với mong đợi của người hỏi, hay nói cách khác nómớm lời cho người được hỏi Những câu hỏi mẹo cũng không được khuyến khích,bởi vì chúng sẽ làm cho người được hỏi trở nên tức giận nếu họ nhận thấy đang bịdùng “mẹo” để khai thác họ

Trong cuộc phỏng vấn, người kiểm tra cần biết lắng nghe, đó là: chú ý, tậptrung khi nghe người được hỏi trả lời; ghi lại các câu trả lời (nếu có thể) hoặc ít nhấtnên ghi lại những điểm trả lời chính; tỉnh táo, không để những cảm xúc như nónggiận hay bực bội chi phối quá trình trao đổi; tránh cắt ngang người trả lời; hạn chếnói về mình…

1.4.2.4 Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể: tham dự các sinh hoạt, hoạt động trong và ngoài lớp,…

Chỉ có sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau và biết phối hợp tối ưugiữa chúng mới cho phép rút ra được những kết luận có căn cứ, chuẩn xác để đánh giáđúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng được kiểm tra

1.4.3 Hình thức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông

Các hình thức kiểm tra rất phong phú, có thể phân loại dựa theo các dấu hiệu:

- Theo thời gian:

Trang 35

+ Kiểm tra đột xuất: thường sử dụng hình thức kiểm tra này khi có khiếu nại,

tố cáo, phản ánh của công dân, khi có yêu của cơ quan quản lý giáo dục hoặc doThủ trưởng cơ sở giáo dục chỉ đạo Hình thức kiểm tra này giúp cho người quản lýbiết được tình hình công việc diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày đồngthời có tác dụng duy trì kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần tự giác, tự kiểm tra củacác cá nhân, bộ phận trong nhà trường Kết quả kiểm tra còn giúp Thủ trưởng cơ sởgiáo dục, cơ quan quản lý cấp trên có thông tin, cơ sở, mình chứng xác thực để đánhgiá đúng tình hình hoạt động của đối tượng được kiểm tra ở thời điểm hiện tại sovới những thông tin nhận được để đánh giá, kiến nghị hoặc xử lý sai phạm kịp thời,điều chỉnh công tác quản lý

+ Kiểm tra định kỳ (kiểm tra theo kế hoạch): hình thức kiểm tra này giúp chonhà quản lý đánh giá được mức độ tiến bộ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng nhưnăng lực của đối tượng được kiểm tra Thông thường, kiểm tra định kỳ có báo trướccho đối tượng kiểm tra nên giúp cho đối tượng bộc lộ hết khả năng trong công việccủa mình

- Theo số lượng của đối tượng kiểm tra:

+ Kiểm tra toàn bộ: kiểm tra tất cả đối tượng kiểm tra Ví dụ: kiểm tra tất cảhọc sinh trong một lớp; kiểm tra tất cả các lớp trong một khối;

+ Kiểm tra có lựa chọn (cá nhân, bộ phận): kiểm tra một số đối tượng cụ thểnào đó trong đối tượng kiểm tra Ví dụ: kiểm tra một số học sinh trong một lớp;kiểm tra một vài lớp trong một khối lớp;

- Người ta còn phân chia các hình thức kiểm tra thành ba loại dựa trên thờiđiểm thực hiện việc kiểm tra:

+ Kiểm tra lường trước: được tiến hành trước khi hoạt động diễn ra Mụcđích của nó là tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh để tìm cách ngăn ngừa trước.Ngày nay, kiểm tra lường trước là xu hướng phát triển của quá trình quản lý hiệnđại vì kiểm tra lường trước mang ý nghĩa tích cực hơn mọi hình thức kiểm tra khác

+ Kiểm tra đồng thời: được thực hiện trong khi hoạt động của đối tượngkiểm tra đang được tiến hành Với hình thức kiểm tra này nhà quản lý có thể điềuchỉnh các sai sót một cách kịp thời

+ Kiểm tra phản hồi: được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra Nó giúpcho nhà quản lý tự đánh giá về quyết định của mình để rút kinh nghiệm Nó cung

Trang 36

cấp cho mọi người trong tổ chức những thông tin cần thiết để nâng cao chất lượngcông tác trong tương lai.

1.5 Nội dung quản lý hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ ở trường trung học phổ thông

1.5.1 Thành lập Ban kiểm tra nội bộ

Thủ trưởng đơn vị ban hành Quyết định thành lập Ban KTNB, trong đó cóTrưởng ban, Phó trưởng ban (nếu cần thiết), Thư kí, các ủy viên tùy thuộc vào quy

mô đơn vị và nội dung tiến hành kiểm tra (ủy viên Ban KTNB là các cán bộ lãnhđạo, quản lý, Tổ trưởng/nhóm trưởng, GV, nhân viên có phẩm chất tốt, có uy tín,trách nhiệm cao, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, vững vàng) Các ủy viên trongBan KTNB được phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn

1.5.2 Xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ

1.5.2.1 Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ

Lập kế hoạch là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản lý, là quá trình ấn địnhnhững mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó Nóliên hệ giữa những phương tiện với những mục đích Quản lý công tác lập kế hoạchKTNB trường học là quá trình Hiệu trưởng phải triển khai ngay từ đầu các năm họcthông qua các bộ phận giúp việc trong nhà trường để chỉ đạo lập kế hoạch

Sở GD&ĐT là cơ quan quản lý và chỉ đạo trực tiếp đối với các trường THPT.Ngay từ đầu năm học, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên cùng với điều kiệngiáo dục của nhà trường (quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, biên chế đội ngũ, chấtlượng học sinh, nguồn tài chính, kế hoạch hoạt động của các tổ, nhóm chuyênmôn, ), Hiệu trưởng định hướng công tác KTNB và giao cho Ban KTNB xây dựng

kế hoạch KTNB trong năm học trình Hiệu trưởng phê duyệt Kế hoạch phải đảm bảotính khả thi cao và phải được xây dựng từ các tổ, bộ phận, cá nhân để đi đến xâydựng kế hoạch tổng thể của nhà trường Kế hoạch phải thể hiện được những nội dung

cơ bản sau:

+ Căn cứ xây dựng kế hoạch (phải bảo đảm tính hiệu lực, liên thông, baotrùm được các nhiệm vụ trọng tâm của cấp học và yêu cầu về công tác kiểm tratrong năm học)

+ Mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra

+ Nội dung kiểm tra (xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm của nămhọc; nhiệm vụ thường xuyên; những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm)

+ Hình thức kiểm tra (xác định rõ nội dung, đối tượng được kiểm tra theo kếhoạch; nội dung, đối tượng cần tăng cường kiểm tra đột xuất)

+ Phương pháp kiểm tra (lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp với nộidung, đối tượng được kiểm tra và mục tiêu của việc kiểm tra)

Trang 37

+ Kế hoạch kiểm tra chi tiết (phải thể hiện rõ đối tượng, nội dung, thời điểmkiểm tra theo tuần hoặc theo tháng; lực lượng tham gia kiểm tra Nên trình bàythành phụ lục danh mục các cuộc kiểm tra).

1.5.2.2 Ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra nội bộ

Ngay sau khi Ban KTNB xây dựng xong bản Dự thảo kế hoạch KTNB,Trưởng Ban có trách nhiệm trình kế hoạch KTNB để Hiệu trưởng xem xét, banhành Quyết định phê duyệt kế hoạch KTNB

1.5.2.3 Thông báo công khai kế hoạch kiểm tra nội bộ

Sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch KTNB, Ban KTNB công khai

kế hoạch kiểm tra đến toàn thể cán bộ lãnh đạo, quản lý, GV, nhân viên của nhàtrường bằng một hoặc một số hình thức: niêm yết tại đơn vị, thông báo trong cáccuộc họp, đăng lên Cổng thông tin điện tử của đơn vị,…; đồng thời gửi kế hoạchkiểm tra đến đối tượng được kiểm tra

1.5.3 Tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra nội bộ

Khi các kế hoạch được hình thành, bước tiếp theo là tổ chức các hoạt động

và nguồn lực, như: xác định, phân loại các nhiệm vụ mà kế hoạch đề ra, phân côngnhiệm vụ, chuẩn bị và bố trí nguồn lực nhân sự, vật chất, tài chính cho cấp dưới vàphân bổ các nguồn lực Cụ thể:

- Xác định trọng tâm và phân loại các nhiệm vụ mà kế hoạch KTNB đã đề ra;

- Chuẩn bị lựa chọn và bố trí nhân sự;

- Tổ chức các nhóm thực hiện các nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các cá nhân

và các nhóm công tác;

- Chuẩn bị nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất

1.5.4 Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch kiểm tra nội bộ

Công tác chỉ đạo thực hiện là việc phân tích chi tiết công việc, lựa chọn và

bố trí nhân lực, phân công từng cá nhân trong đơn vị thực hiện từng công việc đãđược xây dựng trong kế hoạch một cách thích hợp nhất Công tác quản lý chỉ đạothực hiện kế hoạch KTNB là việc làm nhằm giúp các bộ phận, các cá nhân đượcgiao nhiệm vụ kiểm tra trong nhà trường làm việc hiệu quả hơn để thực hiện tốt kếhoạch đã xây dựng Để tạo được tiếng nói chung, sự nhất trí trong việc thực hiện kếhoạch tổng thể, cũng như những điều chỉnh cần thiết (nếu có) kế hoạch đã đề ra,việc quản lý công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB trong nhà trường phải đượcquy về một mối thống nhất là Hiệu trưởng Chỉ đạo hoạt động KTNB cần nắm chắccác biện pháp khuyến khích động viên để tạo tâm lý thoải mái, tự tin, nắm vững cácnhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các đồng nghiệp tham gia kiểm trahoàn thành tốt nhiệm vụ Quản lý công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNBtrường học cũng phải chú trọng xem việc thực hiện phải được triển khai theo đúngthời hạn đề ra

Trang 38

Công tác chỉ đạo ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có ý nghĩa quyết định cụ thểthắng lợi của công việc Có thể nói bất kỳ kế hoạch hay các biện pháp tổ chức nào

dù chuẩn bị kỹ càng chi tiết đến đâu trong quá trình thực hiện cũng có những phátsinh ngoài dự kiến Vì vậy công tác chỉ đạo phải được nhìn nhận một cách bao quát,toàn diện đồng thời xử lý kịp thời, chính xác và linh hoạt các vấn đề nảy sinh.Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB trong trường THPT cần đề caovai trò lãnh đạo, chỉ đạo của lực lượng được giao nhiệm vụ để đảm bảo hoạt độngkiểm tra đi đúng hướng có hiệu quả cao

Chỉ đạo triển khai thành công những hoạt động đã được vạch ra trong bản kếhoạch là điều hết sức quan trọng Quản lý công tác tổ chức thực hiện kế hoạchKTNB trường học là quản lý việc sử dụng một cách tối ưu các điều kiện đảm bảo vềcon người và cơ sở vật chất hiện có và yêu cầu nhà trường thực hiện tốt nhất kếhoạch đã được xây dựng Chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB nhà trường, ngườiquản lý phải có tư duy, có căn cứ để dự kiến sát nhất các tình huống quản lý có thểxảy ra để có các biện pháp tổ chức phù hợp Quản lý công tác tổ chức thực hiện kếhoạch KTNB nhằm giúp Hiệu trưởng nắm chắc tiến trình công việc, tìm và phốihợp mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện được kế hoạch một cách hữu hiệu hơn

Thực tế công tác giáo dục rất phong phú nên xây dựng kế hoạch dù có tốtđến đâu mà các giải pháp chỉ đạo của nhà quản lý thực hiện cứng nhắc, thiếu linhhoạt, không phù hợp thực tiễn thì cũng không thể phát huy hiệu quả của công tácKTNB Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, Hiệu trưởng tổ chức tiến hành thựchiện công tác kiểm tra Khi tiến hành kiểm tra Hiệu trưởng cần cụ thể hóa kế hoạch:

dự kiến con người, xây dựng chương trình kiểm tra Phát huy sức mạnh của nhữngngười được giao nhiệm vụ kiểm tra, đội ngũ cốt cán của nhà trường vì Hiệu trưởngkhông thể làm thay họ được tất cả

Căn cứ Quyết định phê duyệt Kế hoạch KTNB năm học của Thủ trưởng đơn

vị, Ban KTNB có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc kiểm tra theo kếhoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả Khi tổ chức thực hiện kiểm tra cần lưu

ý các bước chính sau:

* Chuẩn bị kiểm tra

Tùy thuộc mức độ yêu cầu, tính chất quan trọng của nội dung kiểm tra, BanKTNB tham mưu cho Thủ trưởng cử Tổ kiểm tra để thực hiện cuộc (đợt) kiểm trabằng văn bản; Tổ kiểm tra xây dựng phương án tiến hành kiểm tra, phân côngnhiệm vụ cho thành viên; yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo, giải trình (nếu cần)

* Tiến hành kiểm tra

- Thu thập thông tin, tài liệu; làm việc với các cá nhân, bộ phận liên quan.

- Xác minh kết quả thu thập được

Trang 39

- Đối chiếu thông tin với chuẩn, tiêu chí đánh giá để khẳng định đúng, sai, tốthay chưa tốt; nhận xét, đánh giá, xử lý những thiếu sót, sai phạm (nếu có).

- Chú trọng khâu tư vấn, thúc đẩy cho đối tượng kiểm tra về biện pháp khắcphục từng hạn chế, thiếu sót, sai phạm

- Xây dựng hệ thống biên bản kiểm tra, tập hợp hồ sơ kiểm tra

* Kết thúc kiểm tra

- Khi kết thúc cuộc kiểm tra, Tổ kiểm tra, Ban KTNB hoàn thiện hồ sơ, biểumẫu, biên bản từng nội dung kiểm tra Trưởng ban KTNB chỉ đạo xây dựng Thôngbáo kết quả kiểm tra (có thể theo từng cuộc kiểm tra hoặc tổng hợp theo tuần/theotháng), trong đó cần nêu rõ:

+ Ưu điểm, thế mạnh nổi bật của từng bộ phận, cá nhân theo mỗi nội dungkiểm tra

+ Hạn chế, thiếu sót, sai phạm của từng bộ phận, cá nhân theo mỗi nội dungkiểm tra

+ Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, thiếu sót, sai phạm

+ Trách nhiệm của cá nhân để xảy ra hạn chế, thiếu sót, sai phạm

+ Yêu cầu, kiến nghị đối tượng kiểm tra khắc phục hạn chế, thiếu sót, saiphạm Nêu rõ thời gian phải hoàn thành việc khắc phục

- Giao nhiệm vụ cho cá nhân trực tiếp phụ trách chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc,kiểm tra việc khắc phục hạn chế, thiếu sót, sai phạm của đối tượng kiểm tra

- Thủ trưởng đơn vị công khai Thông báo kết quả kiểm tra đến đối tượngkiểm tra và trong đơn vị

* Xử lý sau kiểm tra

Ngay sau khi công khai Thông báo kết quả kiểm tra, Thủ trưởng đơn vị chỉđạo Ban KTNB tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kịp thời, dứt điểm việc thựchiện kiến nghị Chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện kiến nghị

- Đánh giá kết quả, mức độ thực hiện từng kiến nghị

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kiến nghị; đề xuấtgiải pháp tháo gỡ, biện pháp giải quyết

- Thông báo kết quả thực hiện các kiến nghị và rút kinh nghiệm chung

1.5.5 Kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ

Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về cáchoạt động kiểm tra nội bộ đã được triển khai Phương tiện và căn cứ quan trọng củađánh giá là thực tiễn kiểm tra Đánh giá ở mỗi thời điểm, cuối mỗi giai đoạn kiểmtra sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn kiểm tra mới Vị trí, vai trò của kiểmtra - đánh giá không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn trong công tác

Trang 40

kiểm tra nội bộ mà trong cả quá trình kiểm tra Từ kết quả của kiểm tra đánh giánhững thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và

bổ sung để hoàn thiện thêm kế hoạch KTNB đã đề ra

Quản lý hoạt động KTNB là kiểm tra chuỗi quá trình hoạt động theo kếhoạch, đánh giá, xem xét việc hoạt động kiểm tra nội bộ phải chú trọng tập trungvào các mục tiêu và biện pháp mà kế hoạch đã đề ra Nhà quản lý phải quản lý hữuhiệu các tiêu chuẩn kiểm tra, các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốtquá trình, xác nhận mức độ tin cậy, tính hiệu lực, đo được mức độ thực hiện cácmục tiêu đã được xác định Kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phảnhồi của quá trình kiểm tra Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá phải góp phần làmcho việc kiểm tra đánh giá trở nên linh hoạt, nhanh nhạy hơn trong công việc

Quản lý kiểm tra, đánh giá giám sát hoạt động KTNB trong trường THPTphải được chú trọng đặc biệt Sau mỗi chu kỳ kiểm tra, sau một lần triển khai kiểmtra các đối tượng, sau mỗi hoạt động kiểm tra Hiệu trưởng các nhà trường phải chỉđạo, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cho các bộ phận để tiếp tục triển khai cho cácđợt khác, đối tượng khác được tốt hơn

1.6 Phối hợp giữa các tổ chức, các đơn vị trong nhà trường để thực hiện Kế hoạch kiểm tra nội bộ

Bản chất của việc phối hợp với các tổ chức, các đơn vị trong nhà trường làđạt được sự thống nhất, hiệu quả về công tác KTNB Như vậy, sự phối hợp giữa cáclực lượng giáo dục là một nguyên tắc quan trọng tạo ra sự thống nhất thực hiện mụctiêu KTNB

Hoạt động KTNB ở các trường THPT thành phố Nam Định trong những nămgần đây đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận Một trong những nguyên nhân

để đạt được những kết quả đó là do phần lớn các trường đã làm tốt công tác phốihợp với các tổ chức, các đơn vị trong nhà trường như: phối hợp giữa các Chi bộĐảng, Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể,… từ đó phát huyđược thế mạnh và hiệu quả của công tác KTNB Tuy nhiên, một số trường, mức độnhận thức và khả năng thực hiện công tác phối hợp với các tổ chức, các đơn vị trongnhà trường còn hạn chế, dẫn đến việc kiểm tra đôi khi còn chồng chéo, rời rạc

Quản lý việc phối hợp với các tổ chức, các đơn vị khi thực hiện hoạt độngKTNB trong trường THPT phải được chú trọng đặc biệt Trong mỗi chu kỳ kiểmtra, mỗi hoạt động kiểm tra, Hiệu trưởng các nhà trường phải có biện pháp để chỉđạo, lôi kéo các tổ chức, các đơn vị trong nhà trường cùng vào cuộc để hoạt độngKTNB đạt được kết quả tốt nhất

1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các

trường trung học phổ thông

Ngày đăng: 22/09/2022, 11:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh  các trường THPT công lập TPNĐ, tỉnh Nam Định - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh các trường THPT công lập TPNĐ, tỉnh Nam Định (Trang 47)
Bảng 2.1: Quy mô đội ngũ CBQL, GV các trường THPT công lập - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.1 Quy mô đội ngũ CBQL, GV các trường THPT công lập (Trang 47)
Bảng 2.4: Thống kê số lượng phiếu khảo sát CBQL - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.4 Thống kê số lượng phiếu khảo sát CBQL (Trang 50)
Bảng 2.7: Đánh giá nhận thức về mức độ cần thiết và nhận thức về mức độ - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.7 Đánh giá nhận thức về mức độ cần thiết và nhận thức về mức độ (Trang 56)
Bảng 2.11: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện nhiệm - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.11 Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện nhiệm (Trang 64)
Bảng 2.12: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện nhiệm vụ được giao của nhà giáo của hoạt động KTNB tại trường THPT - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.12 Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện nhiệm vụ được giao của nhà giáo của hoạt động KTNB tại trường THPT (Trang 65)
Bảng 2.13: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.13 Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT (Trang 66)
Bảng 2.14: Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác tổ chức và - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.14 Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác tổ chức và (Trang 68)
Bảng 2.17: Thống kê mô tả của CBQL và GV về công tác kiểm tra, đánh giá - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.17 Thống kê mô tả của CBQL và GV về công tác kiểm tra, đánh giá (Trang 74)
Bảng 2.19: Đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung quản lý hoạt động - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.19 Đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung quản lý hoạt động (Trang 78)
Bảng 2.20: Đánh giá về mức độ thường xuyên thực hiện các nội dung quản lý - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.20 Đánh giá về mức độ thường xuyên thực hiện các nội dung quản lý (Trang 80)
Bảng 2.21: Đánh giá hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động KTNB - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.21 Đánh giá hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động KTNB (Trang 82)
Bảng 2.22: Đánh giá về năng lực quản lý hoạt động KTNB trường học của Hiệu - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 2.22 Đánh giá về năng lực quản lý hoạt động KTNB trường học của Hiệu (Trang 83)
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý (Trang 107)
Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp quản lý - Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý (Trang 108)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w