MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Về lí luận
2.2. Về thực tiễn
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
5.2. Phạm vi nghiên cứu
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
6.2.2. Phương pháp đàm thoại
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6.3. Phương pháp thống kê toán học
NỘI DUNG
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
1.1.2. Một số vấn đề về kĩ năng quan sát
1.1.2.1. Khái niệm “kĩ năng”
1.1.2.2. Khái niệm “quan sát”
+ Quan sát là nhìn, xem xét để thấy, để biết rõ sự vật, hiện tượng nào đó ( Theo từ điển tiếng Việt)
1.1.2.4. Đặc điểm phát triển kĩ năng quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi
Như chúng ta đã biết, quan sát là mức độ phát triển cao của tri giác. Đó là loại tri giác có chủ định, tương đối đọc lập và lâu dài, nhằm phản ánh đầy đủ, rõ rệt các sự vật hiện tượng và những biến đổi của chúng.
Năng lực quan sát của mỗi người khác nhau. Đó chính là khả năng tri giác một cách nhanh chóng và chính xác đặc điểm của sự vật. Năng lực cảm giác cũng là một nhân tố chủ yếu của năng lực quan sát.
Đến tuổi mẫu giáo, trẻ đã bắt đầu làm chủ tri giác của mình, đó là tính chủ định trong tri giác là đã tri giác có chủ định hay còn gọi là quan sát. Tính chủ định trong tri giác chưa được lâu và rất cần đến sự động viên, khuyến khích, gây hứng thú của nhà giáo dục, ở trẻ 5 – 6 tuổi sự phát triển tri giác có chủ định đạt được chất lượng mới. Thể hiện mức độ của quá trình tri giác rõ ràng hơn, khả năng phân tích, tổng hợp tốt hơn. Độ nhạy cảm của các giác quan tinh nhạy hơn, vốn từ phong phú hơn. Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng quan sát hai hay nhiều đối tượng để khái quát hóa, phân nhóm đối tượng.
Trẻ 5 - 6 tuổi có khả năng năng quan sát hai hay nhiều đối tượng cùng
loại, tìm ra những đặc điểm đặc trưng của chúng. Đặc biệt trẻ mẫu giáo lớn khả năng quan sát thể hiện rõ nét hơn hẳn mẫu giáo bé và tìm ra điểm chung của một nhóm đối tượng để khái quát và phân loại chúng.
Khả năng quan sát của trẻ 5- 6 tuổi phát triển hơn và có thể nói nó đạt được mức chất lượng mới, do đó việc quan sát của trẻ đạt hiệu quả cao và thông qua quan sát trẻ có thể tạo ra được một hay nhiều hình tượng khác nhau. Tuy nhiên nó không phải đều đạt được ở tất cả trẻ mẫu giáo lớn, vì khả năng quan sát của mỗi trẻ là không giống nhau. Nếu được rèn luyện trong điều kiện giáo dục tốt có định hướng, có mực đích và có kế hoạch thì khả năng quan sát của trẻ sẽ phát triển tốt và đồng đều hơn…
- Khi quan sát, trẻ khảo sát, mô tả có trình tự, tỉ mỉ từ bộ phận đến chi tiết.
Ví dụ: Trẻ quan sát con gà trống, đầu tiên trẻ quan sát tổng thể chỉ ra các bộ phận của con gà, sau đó trẻ đi vào quan sát chi tiết và nêu lên những đặc điểm của bộ phận đó.
- Khi khảo sát đồ vật, trẻ cầm lên xoay trở, ngắm nghía kĩ, sờ mó,...qua đó phát hiện những đặc điểm đặc trưng của đối tượng mặc dù có vẻ thứ yếu.
- Trẻ 5 – 6 tuổi có khả năng quan sát hai hay một nhóm đối tượng cùng loại, tìm ra những đặc điểm đặc trưng của chúng. Đặc biệt trẻ mẫu giáo lớn khả năng quan sát thể hiện rõ nét hơn hẳn mẫu giáo bé và tìm được những điểm chung của nhóm đối tương để khái quát hóa và phân loại chúng.
- Trẻ 5 – 6 tuổi có thể quan sát và phân tích đúng đắn các dấu hiêu không gian cơ bản của vật thể: hình dáng, độ lớn, độ xa. Vị trí của một vật thể trong nhiều vật thể khác.
- Độ nhạy cảm, năng lực cảm giác, năng lực tri giác của trẻ mẫu giáo lớn rất phát triển , thể hiên ở đô nhanh, độ chính xác trong kết quả hoạt động.
- Để rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi trẻ cần được rèn luyện trong điều kiện giáo dục cảm giác tốt, trong sư tổ chức, sự định hướng tri giác có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục thì khả năng quan sát của trẻ sẽ phát triển tốt và đồng đều.
1.1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi
Có rất nhiều yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến quá trình quan sát của trẻ như:
* Đặc điểm phát triển của trẻ
- Đặc điểm phát triển cảm giác, tri giác: trẻ 5 – 6 tuổi cảm giác, tri giác ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Cảm giác của trẻ trở nên nhạy cảm hơn, độ nhạy cảm của các giác quan được hình thành nhanh hơn cho phép trẻ định hướng vào những thuộc tính và những mối liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện thượng. Trẻ tri giác chính xác hơn, phân biệt các đối tượng nhanh hơn. Tri giác gắn với hoạt động của trẻ, nếu cho trẻ tham gia tích cực các hoạt động thì các sự vật hiện tượng hấp dẫn sẽ giúp trẻ tri giác tốt hơn.
- Đặc điểm tư duy: trẻ 5 – 6 tuổi có 3 loại tư duy là tư duy trực quan hành động, tưu duy trực quan hình tượng, tư duy trừu tượng, trong đó tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Do đó, thông qua hoạt động tạo hình trẻ sẽ phát triển kĩ năng quan sát tốt hơn.
- Đặc điểm trí nhớ: trẻ 5 – 6 tuổi ghi nhớ ngày càng có tính chủ định hơn do trẻ sử dụng một số phương thức nhắc lại hay liên hệ với các sự kiện khác nhau. Những gì gây hứng thú hay ấn tượng mạnh hoặc gắn liền với hoạt động của trẻ sẽ được ghi nhớ lâu hơn.
- Đặc điểm phát triển chú ý: trẻ 5 – 6 tuổi sự chú ý tập trung hơn, bền vững hơn. Trẻ biết tự giác định hướng sự chú ý của mình vào đối tượng cụ thể. Mặc dù ở giai đoạn này chú ý có chủ định phát triển mạnh nhưng chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Trẻ sẽ rất khó chú ý vào một hoạt động đơn điệu và ít hấp dẫn với mình.
* Môi trường hoạt động của trẻ và sự tổ chức hướng dẫn của người lớn
- Môi trường hoạt động của trẻ: là yếu tố thực sự quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đó chính là con người, thiên nhiên, các đồ vật, hay các mối liên hệ giữa mọi người,… trong cuộc sống. Môi trường hoạt động hay các đồ vật tươi sáng, đẹp và phong phú sẽ kích thích hứng thú và trẻ quan sát tích cực, chủ động hơn. Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình trẻ bắt buộc phải tri giác các đối tượng trong MTXQ để phản ánh lại chúng bằng việc tạo ra sản phẩm. Chính vì thế, hoạt động tạo hình đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kĩ năng quan sát của trẻ.
- Sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn: ở trường mầm non sự tác động của giáo viên mang một ý nghĩa rất lớn đối với trẻ. Giáo viên khơi gợi như cầu hứng thú cho trẻ, tạo ra các tình huống, sự vật hiện tượng hấp dẫn, sử dụng các phương pháp phù hợp để giúp trẻ tri giác tốt hơn, quá trình quan sát đạt hiệu quả cao hơn.
1.1.2.6. Điều kiện tiến hành quan sát
Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ quan sát, từ đó xây dựng kế hoạch quan sát và chuẩn bị các điều kiện khác để tiến hành quan sát. Mục đích quan sát cần phù hợp với lứa tuổi, thời gian qan sát.
- Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Địa điểm quan sát: rộng rãi, sạch sẽ
+ Đối tượng quan sát: phong phú, đa dạng, phù hợp với chủ đề và mục tiêu hoạt động, rõ ràng, dễ cho trẻ quan sát.
+ Đảm bảo tất cả trẻ có thể quan sát được đối tượng quan sát
- Điều kiện về tinh thần: Trẻ đảm bảo sức khỏe, tinh thần thoải mái vui vẻ.
- Điều kiện về thời gian: Thời gian quan sát phù hợp với đối tượng quan sát và phù hợp với lứa tuổi cụ thể.
1.1.2.7. Ý nghĩa của việc quan sát đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Trẻ mẫu giáo đang ở thời kì phát triển mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần, các mối quan hệ xã hội, thời kì này rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thông qua quá trình quan sát sẽ giúp trẻ bồi dưỡng khả năng nhận thức hiện thức có tính chuyên biệt bằng hình ảnh, nó có vai trò to lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trước khi cho trẻ tiến hành thực hiện bất cứ hoạt động nào việc cần cho trẻ tiếp xúc, làm quen, tìm hiểu, ghi nhớ hình dạng, kích thước, cấu trúc, màu sắc và cách sắp xếp một cách có mục đích. Để có được những điều đó chính là nhờ vào quá trình quan sát đối tượng của trẻ. Qua đó, góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển ở trẻ các thao tác tư duy (phân tích, so sánh, khái quát hóa), phát triển tư duy trực quan hình tượng, phát triển trí nhớ, tưởng tượng sáng tạo. Trong quá trình phân tích đối tượng thì trẻ em nắm được tên gọi, màu sắc, hình dạng, trẻ tự kể về sản phẩm mình tạo ra, đánh giá nhận xét sản phẩm của bản thân và của bạn bè.
1.1.2.8. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 -6 tuổi
1.1.3. Hoạt động tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
1.1.3.1.Khái niệm tạo hình và hoạt động tạo hình.
Trong từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê đã giải thích: Tạo hình là tạo ra các hình thể bằng đường nét màu sắc, hình khối.
Tạo hình là hoạt động nghệ thuật nói chung, một trong những hoạt động nghệ thuật quan trọng và được trẻ mầm non yêu thích. Là một hoạt động rất lí thú và bổ ích, nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, dễ dàng hòa nhập – cảm thụ vẻ đẹp phong phú đa dạng của thế giới xung quanh. Nó rèn luyện phát triển cho trẻ khả năng sang tạo ra cái đẹp và đặc biệt là hình thành bồi dưỡng cho trẻ các cảm xúc, tình cảm, thẩm mĩ, trí tuệ, một yếu tố cơ bản trong việc hình thành nhân cách toàn diện.
Tạo hình là một môn học tổng hợp, ở đó trẻ không chỉ được rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, phát triển trí tuệ, mà còn được hình thành các cảm xúc thẩm mĩ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ. Vì thế, khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ cần đưa ra các phương pháp, iện pháp, cách thức sao cho phù hợp với tâm lí trẻ em. Không nên đưa ra các nội dung quá khó khan hoặc quá dễ dàng đối với trẻ điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Hoạt động tạo hình là một trong những môn học hấp dẫn, gây hứng thú đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, quan sát, khám phá và phát hiện ra thế giới xung quanh có rất nhiều điều kì diệu gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm đặc biệt.
Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.
Như vậy, có thể hiểu hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực sống bằng những hình tượng nghệ thuật trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối… gửi gắm tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ vào các tác phẩm nghệ thuật.
1.1.3.2. Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi
1.1.3.3. Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi
Ngôn ngữ tạo hình của trẻ ở đây có thể hiểu như các phương tiện truyền cảm màn tính tạo hình mà trẻ biết sử dụng để hiện những hiểu biết, suy nghĩ, tình cảm của mình qua các hình ảnh, hình tượng.
Trẻ nhỏ làm quen và tìm kiếm các phương tiện truyền cảm rất sớm, ngay từ thời kì tiền tạo hình. Khi đứa trẻ có điều kiện có thể sử dụng giấy, bút, màu,... trước mắt của trẻ mở ra một thế giới mới của những cấ trúc đồ họa, những màu sắc, ánh sáng, đường nét hòa quyện với nhau tạo ra những sự phối hợp rất đa dạng, hấp dẫn gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm, kích thích trẻ và làm thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm kiếm thế giới đang không ngừng nảy sinh ở trẻ.
- Đặc điểm khả năng thể hiện đường nét, hình dạng: Do sư phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp và sự khéo léo của vận động, trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng tạo nên đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú hơn của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tượng xúc cảm, tình cảm, trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu nhận ra đựơc sự hạn chế và vẻ thiếu hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những hình vẽ đơn điệu, sơ lược. Với trình độ phát triển chung của năng lực nhận thức thẩm mĩ và kĩ năng vận động, trẻ ở độ tuổi này đã có thể cảm nhận được tính nguyên thể của các hình ảnh đối tượng miêu tả và biết dùng đường nét liền mạch, mềm mại uyển chyển để chuyền đạt hình dáng trọn vẹn của mọi vật trong cấu trúc hợp lí, đồng thời thể hiện tư thế vận động, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo. Đặc biệt trẻ 5 – 6 tuổi đã khá linh họat trong việc biến đổi, phối hợp tính chất đường nét và hình thể, thể hiện tính chất độc đáo rất riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể.
- Đặc điểm khả năng thể hiện bằng màu sắc: Trong tranh vẽ trẻ em, hình dạng là dấu hiệu hàng đầu tạo nên hình ảnh sự vật, nhưng màu sắc mới là yếu tố mang lại hiệu quả thẩm mĩ cho hình ảnh và gây tác động thẩm mĩ mạnh nhất tới “ họa sĩ tí hon”. Sang tuổi mẫu giáo lớn, trẻ tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: “ màu không bắt chước” và “ màu bắt chước”. Tình trạng vẽ màu chưa suy nghĩ vẫn còn khá phổ biến. Điều này có nghĩa là, trẻ có thể vẽ màu bắt chước kiểu thuộc lòng mà theo quy định theo chuẩn mẫu hoặc trẻ vẽ mà không bắt chước kiểu tự do, ngẫu nhiên hoàn toàn không liên hệ với nội dung ý đồ miêu tả. Hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của tranh vẽ, làm giảm sức truyền cảm của hình tượng đã được trẻ tạo nên, làm giảm niềm hứng thú và sự say mê của trẻ khi hoạt động tạo hình.
Ở tuổi mẫu giáo lớn, một số trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật, hiện tượng trong thực hiện và làm quen qua quá trình tri giác với một số cách phối hơp mà sắc. Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó mà biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình.
- Đặc điểm khả năng xây dựng bố cục: Ngoài đường nét, hình dạng, màu sắc, trẻ mẫu giáo còn sử dụng trong hoạt động vẽ một phương tiện truyền cảm khác đó là sự sắp xếp vị trí các hình ảnh trong không gian tranh hay còn gọi là xây dựng bố cục. Do đặc điểm của lứa tuổi, của trình độ tri giác không gian và tư duy không gian mà trong quá trình vẽ, trẻ nhỏ không sao chụp cách sắp xếp không gian giống như chúng ta nhìn thấy trong thực tế. Trẻ luôn tìm cách bố trí các sự vật trong phạm vi tờ giấy cho phù hợp với nội dung mà chúng nghĩ. Bố cục tranh vẽ của trẻ khác biệt rất rõ so với bố cục tranh vẽ của người lớn ở mối quan hệ giữa ý tưởng với cấu trúc đồ họa. Tính duy kỉ, tính không chủ định trong các quá trình tâm lí thường làm cho các mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tranh trẻ em trở nên lỏng lẻo. Bởi vậy, bố cục tranh của trẻ em thường có vẻ “ mất trật tự” trong mắt người lớn. Tuy nhiên, khi xem xét kĩ tranh của trẻ em chúng ta đã thấy có sự góp mặt của các yếu tố gây truyền cảm bằng sự bố trí, sắp xếp hình ảnh đó. Ngoài khả năng tạo nên nhịp điệu, trẻ mẫu giáo lớn đã biết cách tạo nên bố cục tranh với thế cân bằng qua cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng. Để tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nôi dung và hình thức của tranh, nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động và các mối quan hệ giũa các sự vật hiện tượng, nhân vật để tạo ra không gian có chiều sâu với nhiều tầng cảnh. Tính nhịp điệu trong bố cục tranh vẽ của trẻ 5 – 6 tuuổi đươc thể hiện ở nhiều vẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi, lặp lại của các hình ảnh cùng loại, bằng sự sắp xếp đan xen các hình ảnh không cùng loại, bằng sự phận biệt thể hiện sự phân biệt chính phụ.
Như vậy, hiệu quả sử dụng phương tiện tạo hình trong tranh vẽ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khẳng năng tri giác hình tượng, vào sự lựa chọn góc độ tạo hình và khả năng cảm nhận, vẻ đẹp đa dạng và thế giới xung quanh, đồng thời phụ thuộc vào khả năng tưởng tượng sáng tạo, biến đổi hình tượng và vào mức độ phong phú sâu sắc cuả các xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ.
1.1.3.4. Nội dung hoạt động tạo hình của trẻ ở trường mầm non
HĐTH chính là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng. Bởi vậy, nội dung của chương trình hoạt động tạo hình có thể được xem như hệ thống những nhiệm vụ giáo dục và phát triển cụ thể nhằm hình thành ở trẻ khả năng nhận thức thẩm mĩ, khả năng phản ánh thế giới xung quanh, thâm nhập vào thế giới xung quanh thông qua hoạt động tạo hình.
- Nội dung giáo dục phát triển của chương trình hoạt động tạo hình: Tập trung vào việc hình thành, bồi dưỡng ở trẻ những khía cạnh tâm lí sau:
+ Các năng lực chuyên biệt của hoạt động tạo hình: Khả năng nhận biết, phân biệt đánh giá bằng thị giác các hình dạng, tương quan tỉ lệ về kích thước của các chi tiết ở đối tượng miêu tả, khả năng định hướng không gian, các cảm xúc thẩm mĩ như cảm xúc về màu sắc, tính nhịp điệu, thế cân bằng, vẻ hài hòa, cân đối,…
+ Các kiến thức chuyên biệt cho hoạt động tạo hình: Những hiểu biết sơ đẳng về kiến thức tạo hình cơ bản; hiểu biết các chất liệu, vật liệu tạo hình và khả năng truyền cảm của chúng,…
+ Các kĩ năng chuyên biệt cho hoạt động tạo hình: Khả năng điều chỉnh hoạt động giữa mắt và tay, khả năng vận động của tay đủ đảm bảo cho việc thực hiện các hành động đồ họa ở các mức độ phức tạp nhất định; nắm vững một số kĩ thuật sử dụng các loại công cụ, vật liệu tạo hình.
Ngoài những khía cạnh chuyên biệt trên, nội dung của hoạt động tạo hình còn định hướng vào việc hình thành ở trẻ các phẩm chất nhân cách cần thiết như: sự hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh, các xu hướng, hứng thú, động cơ hoạt động, những ham thích cá nhân, lòng say mê lao động, ý chí và các phẩm chất khác.
Để hình thành và phát triển khả năng nhận thức thẩm mĩ và hoạt động thực tiễn cho trẻ, người ta phân các nội dung giáo dục và phát triển hoạt động tạo hình thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Các kiến thức, kĩ năng, năng lực thể hiện vật mẫu đơn giản ( hoặc một nhóm vật mẫu).
Nhóm 2: Các kiến thức, kĩ năng, năng lực truyền đạt nội dung mạch lạc (chủ đề, cốt truyện,..)
Nhóm 3 Các kiến thức, kĩ năng, năng lực trang trí.
Nhóm 4: Các kiến thức và kĩ năng mang tính kĩ thuật.
Cách phân loại như trên sẽ giúp giáo viên mầm non dễ dàng tự xây dựng chương trình, kế hoạch cho hoạt động cho trẻ và dễ dàng đánh giá toàn diện sự tiến bộ của trẻ trong hoạt động.
- Nội dung miêu tả của chương trình hoạt động tạo hình:
Nội dung miêu tả được xem như là phương tiện, con đường để thực hiện các nội dung và phát triển của hoạt động tạo hình.
Việc tìm kiếm nội dung miêu tả cần xuất phát từ một số nguồn sau:
- Định hướng cho chương trình hoạt động tạo hình được quy định trong chương trình giáo dục mầm non mà Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành .
- Các vấn đề, các nội dung giáo dục mà giáo viên tìm hiểu, thu thập được và muốn đưa đến cho trẻ.
- Các kinh nghiệm hiểu biết, những mong muốn của trẻ liên quan đến hoạt động tạo hình.
Như vậy, muốn có tư liệu để lập kế hoạch cho chương trình hoạt động tạo hình cho trẻ, giáo viên cần tiến hành một số cong việc cơ bản sau:
Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thực hiện các chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành).
Nghiên cứu các nội dung giáo dục và điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non.
Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng hoạt động của trẻ để khai thác xem “ Trẻ muốn gì?”, “ Trẻ thích gì?”, “ Trẻ có thể làm được gì?”,..
Các nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình đã được thu thập, lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ cần được sắp xếp theo hệ thống để có thể dễ dàng sử dụng chúng trong việc tổ chức giáo dục theo hướng tích hợp: vừa nhằm bồi dưỡng cho trẻ những khả năng chuyên biệt của hoạt động tạo hình, vừa phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực giáo dục khác trong toàn bộ chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
Khi tổ chức và thực hiện chương trình HĐTH cần chú ý rằng nội dung miêu tả phải được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với đặc điểm sự phát triển của trẻ, phải liên hệ chặt chẽ với các nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình.
Tóm lại, nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình được lựa chọn từ chính mong muốn, hiểu biết, cảm hứng của trẻ và được trẻ tiếp thu, trải nghiệm thông qua con đường hoạt động thích hợp sẽ tạo cho trẻ vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm phong phú, hình thành khả năng hưởng ứng tích cực với các sự vật, hiện tượng xung quanh và khả năng độc lập, chủ động tìm kiếm những cách thức thể hiện vẻ đẹp của thế giới xung quanh mình một cách sáng tạo nhất.
1.1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non
* Dưới góc độ lí luận và dạy học truyền thống, người ta đã phân ra hai hình thức tổ chức hoạt động tao hình cho trẻ đó là: Hoạt động tạo hình trên tiết học và hoạt động tạo hình ngoài tiết học.
- Hoạt động tạo hình trên tiết học:
Tiết học là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật một cách có tổ chức nhất và tiếp thu các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo một chương trình có hệ thống.
Hoạt động tạo hình có thể tiến hành trên nhiều loại tiết học:
+ Tổ chức hoạt động tạo hình ở tiết tạo hình
+ Tổ chức hoạt động tạo hình trên các lĩnh vực hoạt động khác
- Hoạt động tạo hình ngoài tiết học: Đây là một dạng hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một cách tự ngyện và tự giác. Các hoạt động này có thể diễn ra ở các thời điểm khác nhau trong ngày một cách hợp lí không theo một quy trình chặt chẽ về giờ giấc.
Hình thức này có 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất: Hình thức hoạt động do giáo viên tổ chức hực hiên, được đưa vào kế hoạch chương trình của hoạt động tạo hình.
+ Hoạt động tạo hình kết hợp với hoạt dộng vui chơi.
+ Hoạt động tạo hình ứng dụng vào sinh hoạt: Lễ hội, trang trí môi trường...
+ Hoạt động tạo hình trong những giờ rảnh rỗi.
+ Tổ chức quan sát chuyên biệt.
+ Hoạt động tạo hình theo nhóm ở ngoài trời.
Nhóm thứ 2: Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình do cá nhân trẻ tự lựa chọn và thực hiện.
+ Hoạt động tự do của trẻ ở các góc “ tạo hình”, trong các giờ tham quan, dạo chơi, hoạt động tạo hình ở gia đình,...
+ Chơi – tạo hình tại các góc trong phòng lớp hoặc ngoài trời.
* Căn cứ vào bản chất, đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ em, vào mục đích, nội dung của hoạt động tạo hình ở trường mầm non, vào mối quan hệ biện chứng giữa phương pháp với hình thức tổ chức hoạt động của trẻ, người ta có thể phân loại các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ như sau:
- Phân loại theo loại hình của hoạt động tạo hình được phân loại theo đặc điểm về phương thức tạo hình, biểu cảm ( theo đặc điểm kĩ thuật, chất liệu...)
Nhóm này gồm các hình thức sau:
+ Hoạt động vẽ: Dùng đường nét, mảng màu, màu sắc tạo bố cục thể hiện trên mặt phẳng hai chiều.
+ Hoạt động xếp dán tranh: Sắp đặt, gán ghép các hình mảng rời, tạo bố cục trên mặt phẳng 2 chiều.
+ Hoạt động nặn: Thể hiện hình tượng ở dạng hình khối, các chi tiết với nhiều chất liệu,...
+ Hoạt động tạo hình tổng hợp: Thể hiện hình tượng nghệ thuật bằng các phương thức tạo hình khác nhau, phối hợp các kĩ thuật, chất liệu, vật liệu khác nhau...
Cách phân loại này giúp giáo viên mầm non dễ định hướng trong cách đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ tạo hình của trẻ.
- Phân loại theo tính chất biểu tượng, hình tượng
Theo tính chất của biểu tượng, hình tượng người ta phân ra ba hình thức hoạt động chính:
+ Hoạt động tạo hình mẫu
Đây là hình thức hoạt động rất quan trọng không thể thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò là nên tảng, là môi trường bồi dưỡng, phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đa dạng về hình thái, khả năng cảm thụ tính thẩm mĩ và nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng xung quanh, giúp trẻ có khả năng tự tích lũy vốn biểu tượng, kinh nghiệm trong quá trình sáng tạo sau này.
Các biểu tượng hình tượng mà trẻ thể hiện ở đây được tạo nên từ quá trình chi giác trực tiếp các vật mẫu, bởi vậy trong tâm lí học người ta gọi hình thức này là “ tạo hình theo biểu tượng tri giác trực tiếp”.
+ Hoạt động tạo hình theo đề tài cho sẵn
Đây là hình thức tạo hình mang tính tự do, ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức hoạt động này, trẻ phải thể hiện các hình tượng dựa vào những đề tài cụ thể mà giáo viên đưa ra. Nội dung của đề tài có thể từ đơn giản đến phức tạp. Từ tái hiện đơn thuần đến tái tạo tích cực. Để xây dựng các hình tượng theo đề tài, trẻ phải “làm sống lại” các biểu tượng mới nhờ các quá trình liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo và các xúc cảm, tình cảm.
+ Hoạt động tạo hình theo đề tài tự chọn
Dưới hình thức tổ chức của hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự do lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả (đề tài cụ thể) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân.
Để giúp trẻ lựa chọn được đề tài, giáo viên cần được đưa ra một vấn đề hay một chủ đề lớn mà dựa vào đó giúp trẻ hình thành “dự định” tạo hình.
- Phân loại theo quy mô tổ chức lớp học
Trước đat ở các trường mầm non người ta chỉ quen với việc tổ chức các giờ hoạt động tạo hình cho toàn lớp học. Ở đó mọi trẻ đều thực hiện một công việc như nhau (mang tính loạt), tình trạng này dẫn tới tình tạng kém hoạt động của trẻ, bởi lẽ trong hoạt động tạo hình có những loại hình hoạt động, những kĩ thuật, những loại chất liệu, vật liệu và nội dung có thể thực hiện với hoạt động đại trà của lớp học hoặc nhóm lớn xong ngược lại có loại chỉ thích hợp cho hoạt động của nhóm nhỏ hoặc của cá nhân. Để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình và tăng cường hoạt động tích cực của mỗi cá nhân, cũng như sự hợp tác của trẻ, các nhà sư phạm có thể mở rộng các hình thức tổ chức với quy mô nhóm học như sau:
+ Hoạt động tạo hình theo nhóm nhỏ
Số lượng nhóm từ 2 – 7 trẻ, gồm những trẻ có hứng thú, có năng khiếu tạo hình hoặc ngược lại.
+ Hoạt động tạo hình theo nhóm lớn.
Số lượng trong nhóm thường từ 8 – 15 trẻ. Thành phần nhóm thường gồm những trẻ đồng đều, trình độ, về khả năng.
+ Hoạt động tạo hình chung của toàn lớp học
Sự tham gia của mọi trẻ vào mọi loại hình hoạt động này dường như là bắt buộc, hình thức này chiếm tỉ lệ không lớn trong toàn bộ các giờ hoạt động tạo hình ở trường mầm non, song nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Đây là những giờ hoạt động được xác định, sắp xếp có hệ thống theo một chương trình, theo định hướng chúng về mục tiêu giáo dục, phát triển trẻ em ở từng độ tuổi.
+ Hoạt động phối hợp cá nhân với các nhóm
Phối hợp hoạt động của các nhóm lớn, nhóm nhỏ và hoạt động cá nhân trong một giờ học là một hình thức tổ chức có hiệu quả giáo dục phù hợp với tính chất của một hoạt động như hoạt động tạo hình.
- Phân loại theo môi trường hoạt động
Là một hoạt động biểu cảm mang tính sáng tạo nghệ thuật, hoạt động tạo hình của trẻ em đòi hỏi sự thay đổi không khí thường xuyên để tạo những xúc cảm mới tạo nguồn cảm hứng dồi dào cho hoạt động.
Theo cách phân loại này ta có các hình thức tổ chức phân loại như sau:
+ Hoạt động tạo hình trong lớp học: Bao gồm hoạt động tại trung tâm các lớp học và tại các góc lớp, các phòng.
+ Hoạt động tạo hình ngoài môi trường thiên nhiên: Trẻ được trực tiếp tiếp xúc với thiên nhiên ở ngoài sân chơi, ngoài vườn cây.
1.1.4. Mối liên hệ giữa quan sát và hoạt động tạo hình
Để có được một sản phẩm tạo hình thì trẻ cần trải qua quá trình tri giác các đối tượng từ thế giới xung quanh. Từ đó, trẻ có những hiểu biết về đối tượng mà trẻ muốn thể hiện như: hình dạng, màu sắc, kích thước,… hơn nữa cũng chính nhờ quá trình đó mà trẻ có thể sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo hơn.
Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có thể hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng, hình tượng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như óc sáng tạo, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
Trong quá trình tri giác các đối tượng miêu tả, các tính chất, các thuộc tính của các sự vật hiện tượng như màu sắc, hình dạng, kích thước, tỉ lệ,… được trẻ tích cực ghi nhận, đối chiếu với các chuẩn mực cảm giác mà trẻ đã biết, để có thể phân loại, bổ sung, hình thành biểu tượng về đối tượng.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trẻ thường học qua cách bắt chước. Để tạo ra sản phẩm tạo hình hầu hết trẻ được hướng dẫn và quan sát cách làm mẫu của cô. Trẻ quan sát kĩ vật mẫu và cách làm từng bước người lớn hướng dẫn trẻ sẽ nhanh chóng làm ra sản phẩm. Nếu quan sát không tốt hoặc kĩ năng quan sát không được rèn luyện thường xuyên thì sản phẩm của trẻ sẽ không được trọn vẹn.
Nhờ quá trình tích cực quan sát đối tượng miêu tả mà trẻ thường xuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu khám phá những điều chưa biết về sự vật hiện tượng. Thông qua hoạt động này, trẻ tích lũy được một lượng lớn các thông tin hình ảnh cùng những hiểu bết về các sự vật hiện tượng mà trẻ có dịp năm bắt về các mối quan hệ có tính chất quy luật của mọi vật trong thế giới xung quanh.
1.1.5. Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi.
1.2.1. Mục đích điều tra
Xác định thực trạng về việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Chí Đám, trường mầm non Vân Du - Đoan Hùng – Phú Thọ.
1.2.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi thực hiện quá trình điều tra trên tổng số 33 giáo viên đã đang giảng dạy các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi của hai trường mầm non trẻ địa bàn huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ.
Điều tra 40 trẻ lớp 5 tuổi trường mầm non Chí Đám – xã Chí Đám – huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ và 40 trẻ lớp 5 tuổi trường mầm non Vân Du – xã Vân Du – Huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ.
1.2.3. Nội dung điều tra
Nội dung điều tra bao gồm các vấn đề sau:
- Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 -6 tuổi.
- Biểu hiện về kĩ năng quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi trong quá trình tham gia hoạt động tạo hình.
1.2.4. Phương pháp điều tra
Nhằm đảm bảo cho việc đánh giá kết quả thực trạng được khách quan và chính xác chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thu thập thông tin đó là:
- Sử dụng phương pháp điều tra anket
- Phương pháp quan sát và ghi chép các hoạt động của giáo viên và những biểu hiện của trẻ
- Phương pháp đàm thoại với giáo viên và với trẻ
- Phương pháp toán thống kê để xử lí số liệu
- Nghiên cứu sản phẩm tạo hình của giáo viên và trẻ.
1.2.5. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá
1.2.5.1. Cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá
Để xây dựng các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình chúng tôi dựa vào các cơ sở sau:
- Dựa trên khái niệm kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình.
- Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ và kĩ năng quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi
1.2.5.2. Tiêu chí và thang đánh giá
Quá trình tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ và kĩ năng quan sát bị chi phối bởi nhưng hiểu biết về cách thức thực hiện, nhiệm vụ và mục đích tạo hình, mục đích quan sát. Thái độ của trẻ trong quá trình thực hiện kĩ năng quan sát. Do vậy chúng tôi xây dựng tiêu chí và thang đánh giá quá trình tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ có tính đến sự ảnh hưởng của hai mặt trên.
* Các tiêu chí đánh giá:
Tiêu chí 1: Tiêu chí đánh giá về nhận thức
1.2.6. Kết quả điều tra
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIÊN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ
5 – 6 TUỔI
2.1. Cơ sở định hướng của việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi
2.1.1. Dựa vào đặc điểm quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi
2.1.2. Dựa vào lí luận về cơ sở hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
Trong giai đoạn đất nước phát triển, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng với mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ, thế hệ tương lai của đất nước. Giúp cho trẻ phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo,… tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị cho các bậc học sau có hiệu quả. Giáo dục trẻ trở thành những con người mới tích cực, năng động, sáng tạo và chủ động trong mọi hoàn cảnh khác nhau.
Qua nghiện cứu cơ sở lí luận thì chúng ta có thể thấy, hoạt động tạo hình mà được tổ chức tốt sẽ trở thành nền tảng giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mĩ, tình cảm xã hội và trí tuệ để trẻ trở thành những con người sáng tạo, năng động. Đối với trẻ được tham gia hoạt động, được khám phá và trải nghiệm sẽ giúp trẻ tiếp thu tri thức, rèn luyện tư duy phát triển tốt hơn.
Đến tuổi mẫu giáo, trẻ đã bắt đầu làm chủ tri giác của mình, đó là tính chủ định trong tri giác là đã tri giác có chủ định hay còn gọi là quan sát. Tính chủ định trong tri giác chưa được lâu và rất cần đến sự động viên, khuyến khích, gây hứng thú của nhà giáo dục, ở trẻ 5 – 6 tuổi sự phát triển tri giác có chủ định đạt được chất lượng mới. Thể hiện mức độ của quá trình tri giác rõ ràng hơn, khả năng phân tích, tổng hợp tốt hơn. Độ nhạy cảm của các giác quan tinh nhạy hơn, vốn từ phong phú hơn. Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng quan sát hai hay nhiều đối tượng để khái quát hóa, phân nhóm đối tượng.
Khả năng quan sát của trẻ 5- 6 tuổi phát triển hơn và có thể nói nó đạt được mức chất lượng mới, do đó việc quan sát của trẻ đạt hiệu quả cao và thông qua quan sát trẻ có thể tạo ra được một hay nhiều hình tượng khác nhau. Tuy nhiên nó không phải đều đạt được ở tất cả trẻ mẫu giáo lớn, vì khả năng quan sát của mỗi trẻ là không giống nhau. Nếu được rèn luyện trong điều kiện giáo dục tốt có định hướng, có mực đích và có kế hoạch thì khả năng quan sát của trẻ sẽ phát triển tốt và đồng đều hơn.
2.2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
2.2.1. Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ quan sát
2.2.2. Tăng cường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng quan sát ở thế giới thiên nhiên
Tích cực cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên có thể coi là con đường ngắn nhất, thuận lợi và hiệu quả đối với việc tạo nguồn hứng khởi và bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ. Bởi vì vẻ đẹp trong thiên nhiên là một trong những phương tiện dễ kiếm nhất và vô cùng thú vị đối với trẻ em. Bản thân thế giới xung quanh là những bức tranh tuyệt đẹp tác động đến trẻ như một nguồn cảm hứng vô tận để trẻ quan sát, tri giác khám phá từ đó giáo dục thẩm mĩ cho trẻ phát triển phong phú hơn.
Khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, trẻ có cơ hội gần gũi và khám phá đối tượng, quan sát tỉ mỉ hơn, chi tiết hơn giúp trẻ phát triển kĩ năng quan sát có hiệu quả hơn. Hơn nữa là khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng trẻ sẽ thích thú hơn khi tham gia hoạt động. Cũng qua đó mà trẻ thể hiện vào sản phẩm tạo hình của mình được sắc nét hơn và hoàn hảo hơn, tư duy của trẻ phát triển hơn.
2.2.2.2. Cách thực hiện
- Giáo viên sắp xếp thời gian cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên hàng ngày, càng nhiều càng tốt.
- Lựa chọn những yếu tố thiên nhiên quen thuộc, phù hợp với thời gian, thời điểm và nhận thức của trẻ để làm đề tài quan sát cho trẻ.
Chẳng hạn khóm hoa hồng đang nhiều bông nở; những bông lau đang nghiêng nghiêng trước làn gió đưa; mặt trời đang lên xiên những tia nắng óng ánh xuống thềm nhà; vài con chim đang chuyền cành;…
- Khuyến khích trẻ quan sát, tìm hiểu bằng cách đặt câu hởi về thế giới sự vật hiện tượng xung quanh.
- Đàm thoại với trẻ về môi trường xung quanh, đọc cho trẻ nghe những mẩu chuyện hay về thiên nhiên để thong qua đó giải thích cho trẻ về những hiện tượng thiên nhiên giúp trẻ tưởng tượng, sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
- Cho trẻ tự nói lên cảm xúc của mình hoặc đặt câu với những từ miêu tả thiên nhiên, vừa để bày tỏ tình cảm, vừa để phát triển khả năng tri giác, tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.
- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện những gì trẻ đã thấy, cảm nhận từ thế giới xung quanh vào sản phẩm tạo hình của trẻ để tạo nên sự quen thuộc gần gũi đối với trẻ, hơn nữa trẻ cũng hồi tưởng lại những gì trẻ đã quan sát được một lần nữa trẻ hiểu rõ hơn đặc điểm của các sự vật ngoài thế giới xung quanh.
- Đảm bảo các điều kiện an toàn khi trẻ chơi, quan sát với thiên nhiên xung quanh.
VD: Hôm nay cô tổ chức cho trẻ quan sát vườn rau: trẻ quan sát không chỉ có rau mà trẻ còn quan sát thấy những chú bươm bướm trắng, hay những con sâu. Trong giờ tạo hình nặn cô giáo có thể cho trẻ nặn những con sâu hoặc dùng cánh hoa để chắp ghép thành nhưng chú bướm trắng,…
2.2.3. Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình
2.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, tâm lí, nhân cách của trẻ chỉ phát triển khi trẻ được tham gia vào hoạt động. Trẻ hoạt động tích cực thì tâm lí càng phát triển, trẻ nào ưa hoạt động thì trẻ đó càng thông minh. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn tính tích cực hoạt động có cơ hội giúp trẻ hoàn thiện các chức năng tâm lí.
Việc phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình khám phá đối tượng là rất cần thiết. Trẻ mẫu giáo thường học ở mọi lúc, mọi nơi, trẻ lĩnh hội những tri thức về tự nhiên, xã hội thông qua chơi, qua trải nghiệm. Một trong những quan điểm của giáo dục mầm non là “ dạy học hướng vào trẻ”. Tức là cần phát huy vai trò chủ thể của trẻ, tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động, từ đó giúp trẻ tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Trong quá trình bắt tay vào thực hiện tạo hình trẻ sẽ tìm ra thêm những điều mới mẻ, hấp dẫn hơn, sáng tạo hơn trong mọi hoạt động. Cũng chính nhờ trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ rèn luyện tính tích cực hơn, hăng hái tham gia giải quyết vấn đề hơn từ đó trẻ sẽ có ý thức tự giác tích cực hơn.
2.2.3.2. Cách thực hiện
2.2.4. Tạo tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ sử dụng kết quả quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình
2.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa
Tạo tình huống có vấn đề hấp dẫn trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình, nhằm tạo ra nhu cầu, hứng thú, kích thích trẻ tích cực vận dụng những cái đã biết vào trong những hoàn cảnh và điều kiện mới để giải quyết nhiệm vụ tạo hình đã đặt ra, nâng cao khả năng quan sát cho trẻ.
Biện pháp tạo tình huống có vấn đề hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình sử dụng tình huống có vấn đề để làm tăng sức hấp dẫn của hoạt động, tạo ra hứng thú và duy trì chú ý bền vững của trẻ đối với hoạt động tạo hình, kích thích sự tò mò, sự ham muốn khi làm quen với những điều chưa biết, phát triển khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, trẻ sẽ chủ động, độc lập, sáng tạo. Khi tổ chức cho trẻ quan sát thế giới xung quanh để lấy tư liệu cho trẻ sáng tạo hơn nữa trong hoạt động tạo hình thì giáo viên cần linh hoạt, nhanh nhậy tạo ra những tình huống hấp dẫn, bất ngờ để trẻ hứng thú quan sát, tập trung được sự chú ý của trẻ vào đối tượng cần tri giác. Khi đó trẻ sẽ giải quyết được hoạt động tạo hình một cách tốt nhất đem lại hiệu quả cao.
2.2.4.2. Cách thực hiện
2.2.5. Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức tạo hình
2.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa
Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác cho trẻ nhằm giúp trẻ rèn luyện phản ứng quan sát nhanh nhậy về một hay nhiều đối tượng cần tri giác. Trong quá trình tạo hình sử dụng trò chơi rèn luyện thị giác rất có ý nghĩa nó cung cấp cho trẻ những nhận thức cần thiết về đối tượng mà trẻ quan sát. Giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp, cái hay trong hoạt động tạo hình. Hơn nữa sử dụng trò chơi trong quá trình học tập cũng là một trong những phương pháp giú trẻ tiếp thu bài học một cách có hiệu quả, thoải mái và không gò bó trẻ, gây cho trẻ cảm giác hứng thú trong hoạt động.
Yếu tố chơi sẽ giúp trẻ khám phá đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, củng cố mà mở rộng tri thức của trẻ về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động. Trong hoạt động tạo hình, sử dụng trò chơi và yếu tố chơi đa dạng, phong phú, phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung của bài, giúp trẻ hứng thú và phát triển kĩ năng quan sát.
2.2.5.2. Cách thực hiện
Sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính mục đích: mục đích của trò chơi là phát triển khả năng quan sát của trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động chơi của trò chơi phải đòi hỏi trẻ tích cực sử dụng các giác quan, các thao tác trí tuệ, đặc biệt là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trìu tượng hóa để lĩnh hội các tri thức từ thế giới xung quanh.
- Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: trò chơi phải thật sự hấp dẫn trẻ, kích thích được tính tự lập, sáng tạo của trẻ, đảm bảo tính chủ động. Trò chơi phải tạo nhiều cơ hội, hứng thú để trẻ tự nguyện tham gia hoạt động.
- Nội dung các trò chơi: đòi hỏi trẻ phải dùng khả năng của bản thân để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.
- Trước khi chơi tổ chức cho trẻ đàm thoại nhằm khẳng định hướng vào chủ điểm, giúp trẻ dễ dàng tự lựa chọn khu vực hoạt động, các hoạt động cụ thể theo nhu cầu, hứng thú cá nhân. Trong khi chơi giáo viên cần đi một vòng qua các khu vực hoạt động của trẻ để quan sát trẻ hoạt động nhằm làm rõ sự chủ động của trẻ trong việc lựa chọn trò chơi, các mức độ tương tác của trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Kết thúc trò chơi thì tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái sau khi chơi.
VD: Khi cho trẻ quan sát cây hoa lan, cô giáo có thể hỏi trẻ về các loài hoa mà trẻ biết, sau đó đưa ra cây hoa lan thật hoặc tranh ảnh (tùy theo từng giáo viên) yêu cầu trẻ quan sát thật kĩ. Và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Ai giỏi nhất” cô sẽ cất cây hoa lan đi và cho trẻ thi đua với nhau kể về đặc điểm hay bất cứ những gì trẻ đã quan sát được, đội nào kể đúng và nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng.
Trong quá trình sử dụng trò chơi và yếu tố chơi nên chú ý tạo môi trường chơi thích hợp, tăng dần độ khó của trò chơi, tăng cường sử dụng yếu tố thi đua để kích thích tính tích cực, độc lập tham gia trò chơi của trẻ từ đó giúp trẻ phát triển khả năng quan sát của mình.
2.2.6. Trò chơi hóa sản phẩm
2.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa
Trò chơi hóa sản phẩm là sử dụng sản phẩm của trẻ vào buổi chơi và đời sống sinh hoạt, giúp trẻ ứng dụng linh hoạt, sáng tạo hoạt động và kết quả hoạt động của mình.
Sử dụng sản phẩm tạo hình vào trong các tình huống các hoạt động khác nhau trong quá trình chơi sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận xét, đánh giá và thưởng thức các giá trị thẩm mĩ cũng như chất lượng kĩ thuật của sản phẩm tạo hình đã hoàn thiện.
Trò chơi hóa sản phẩm góp phần giáo dục và làm giàu tâm hồn trẻ thơ, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm đẹp đẽ, yêu thương con người, yêu quý mọi vật xung quanh. Không khí vui vẻ tạo cho trẻ phấn khích, có cảm xúc mới mẻ, đặc biệt làm cho sản phẩm tạo hình của trẻ thêm phần ý nghĩa.
2.2.6.2. Cách thực hiện
- Giáo viên đưa ra đề tài gợi ý để trẻ lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện sản phẩm theo cách riêng của mình.
- Cho trẻ thời gian để thực hiện đến cùng ý tưởng của mình, cô giáo giúp đỡ trẻ khi cần.
- Mở triển lãm tranh cho trẻ trưng bày sản phẩm, tạo hứng khởi cho trẻ.
- Dành thời gian cho trẻ quan sát sản phẩm chung của cả lớp, nhận xét, đánh giá các sản phẩm của bạn và của mình, trao đổi với nhau về cách tạo ra sản phẩm đó.
- Cho phép trẻ được trực tiếp sử dụng sản phẩm đó để chơi với nó, hoặc dùng nó vào mục đích cá nhân của trẻ.
VD: Trong khi tổ chức cho trẻ quan sát cây hoa đại để chuẩn bị cho tiết tạo hình sắp tới. Bé có thể nhặt những bông hoa đại trắng xinh đó để sâu thành vòng tay, vòng cổ,…
Cô cho cháu mang sản phẩm đó vào trong lớp để chơi trò chơi gia đình, thì trẻ rất hứng thú khi được đeo vòng cổ, vòng tay do chính bản thân trẻ tạo ra.
+ Nhân dịp 8/3 trẻ có thể dùng những chiếc lá, những bông hoa khô kết hợp với các loại màu sắc để tạo nên những tấm thiệp chúc mừng ý nghĩa mang về nhà tặng bà, tặng mẹ của mình.
+ Trẻ cũng có thể quan sát và sáng tạo ra những chiếc ô tô qua việc chắp ghép từ vỏ hộp bánh và nắp chai, buộc thêm dây vào để kéo xe trẻ có thể dùng để chơi cùng các bạn khác. Qua đó cũng thể hiện được khả năng quan sát rất tinh nhạy của trẻ.
- Người lớn và các cô giáo khuyến khích trẻ tạo ra đồ chơi cho mình và chính bản thân trẻ sẽ được thử nghiệm sản phẩm của trẻ khi trẻ làm ra. Qua đó giúp trẻ thêm yêu quý hoạt động tạo hình hơn và có thái độ tôn trọng đối với các sản phẩm lao động khác.
2.3. Điều kiện vận dụng
- Tăng cường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng quan sát ở thế giới thiên nhiên.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình.
- Tạo tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.
- Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức tạo hình.
- Trò chơi hóa sản phẩm.
Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau nằm trong một thể thống nhất. Chính vì thế, mỗi nhóm biện pháp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất khi có sự kết hợp linh hoạt, mềm dẻo với các biện pháp khác.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm
3.3. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong 5 tuần từ ngày 21/01 đến ngày 23/02/2019
Tôi tiến hành thực nghiệm toàn bộ các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát trong hai chủ đề về thế giới động vật và thế giới thực vật. Các biện pháp bao gồm:
- Tăng cường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng quan sát ở thế giới thiên nhiên.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình.
- Tạo tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.
- Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức tạo hình.
- Trò chơi hóa sản phẩm.
Các biện pháp này được triển khai thông qua hoạt động giáo dục ở hoạt động tạo hình.
3.4. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng phương pháp th nghiệm, phương pháp dự giờ, quan sát tổ chức hoạt động tạo hình tại trường mầm non.
Sử dụng phương pháp trò chuyện với giáo viên mầm non về các tiêu
chí đánh giá tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thu được.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả trước thực nghiệm
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua quá trình tổ chức thực nghiệm cho trẻ dưới sự tác động của một số biện pháp tổ chức các HĐTH nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 - 6 tuổi, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
Kết quả thực nghệm đã kiểm chứng cho thấy khả năng tạo hình của trẻ ở lớp thực nghiệm có tiến bộ cao hơn so với trước thực nghiệm và so với lớp đối chứng. Ở đây hầu hết các giáo viên đã biết phối hợp một số biện pháp tổ chức các HĐTH nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 - 6 tuổi, do vậy tạo được sự hứng thú cho trẻ trong quá trình tham gia HĐTH.
Trong quá trình thực nghiệm, tôi đã sử dụng một số biện pháp tổ chức HĐTH nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 - 6 tuổi (ở lớp thực nghiệm) thông qua HĐTH. Các biện pháp đó là:
- Tăng cường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng quan sát ở thế giới thiên nhiên.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình.
- Tạo tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.
- Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức tạo hình.
- Trò chơi hóa sản phẩm
Như vậy, với các biện pháp đã đề xuất cùng với sự tham gia nhiệt tình của các giáo viên ở các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tại trường mầm non Chí Đám, chúng tôi đã thu được kết quả khả quan. Chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đề xuất đã được giáo viên và trẻ đón nhận. Việc rèn luyện kĩ năng quan sát thông qua hoạt động tạo hình là vô cùng cần thiết. Giáo viên cần tận dụng thời gian tham gia hoạt động tạo hình của trẻ để khai thác và phát huy khả năng của trẻ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phát triển KNQS cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐTH là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết, nó không chỉ tạo tiền đề phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mà còn góp phần phát triển nhận thức cho trẻ mầm non. KNQS là cơ sở đầu tiên cho mọi sự hiểu biết, nhận thức và là công cụ, phương tiện cho quá trình phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. KNQS được phát triển mạnh mẽ nhất khi trẻ được rèn luyện thông qua HĐTH là điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ phát triển KNQS. Vì vậy giáo viên mầm non cần tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi.
Qua khảo sát giáo viên và trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay cho thấy: chất lượng hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 - 6 tuổi được nâng cao, giáo viên đã biết áp dụng những biện pháp, hình thức tổ chức đổi mới trong quá trình tổ chức HĐTH cho trẻ. Nhưng kết quả tìm hiểu thực trạng cho thấy các biện pháp tổ chức đó chưa thực sự phát huy tính chủ động, tích cực và động cơ của trẻ khi tham gia vào hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 - 6 tuổi. Giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của các hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát.
Từ kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn về việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 - 6 tuổi cho phép chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau đây:
- Tăng cường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng quan sát ở thế giới thiên nhiên.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình.
- Tạo tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.
- Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức tạo hình.
- Trò chơi hóa sản phẩm
Thực nghiệm sư phạm của chúng tôi đã bước đầu thành công, điều đó chứng tỏ rằng những biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 - 6 tuổi đã đưa ra ở trên có tính khả thi, cần được áp dụng vì mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục, có những tác động tích cực đến hoạt động tạo hình và kĩ năng quan sát của trẻ.
2. Kiến nghị
Xuất phát từ những kết quả thu được qua quá trình ghiên cứu của đề tài chúng tôi có một số đề xuất sau:
2.1. Đối với nhà trường
Cần nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phong phú đa dạng để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các hoạt động chuyên môn và trẻ có cơ hội thực hiện, phát triển khả năng của mình.
Cần có kế hoạch cụ thể, hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo.
Tạo điều kiện để giáo viên có thời gian đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, khuyến khích các giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên bộc lộ hết khả năng, năng lực sang tạo của mình trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ.
2.2. Đối với giáo viên
Phải thấy được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ em nói chung và trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi nói riêng.
Tổ chức các hoạt động tạo hình đảm bảo có sự kết hợp linh hoạt với các hoạt động quan sát để giúp trẻ hiểu rõ hơn về các đối tượng tạo hình và đồng thời nâng cao nhận thức của trẻ về sự vật, hiện tường tồn tại ở thế giới xung quanh trẻ.
Giáo viên cần đầu tư vào xây dựng kế hoạch, nội dung, chủ động linh hoạt tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình mới để giúp trẻ phát triển được khả năng sang tạo của mình.
Nhiệt tình tìm kiếm các tài liệu, động viên khuyến khích trẻ lựa chọn đối tượng quan sát hợp lí, phù hợ với độ tuổi, với khả năng tạo ình của trẻ.
Có thể áp dụng một số biện pháp như trong đề tài đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
2.3. Đối với phụ huynh
- Làm tốt các công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo điền kiện sự ủng hộ, đóng góp cả vật chất và tinh thần.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động khá phá môi trường xung quanh hay thường xuyên tổ chức cho trẻ đi tham quan, dã ngoại để trẻ quan sát, tri giác trực tiếp sự vật hiện tượng từ đó có các biểu tượng đúng về thế giới xung quanh
- Khuyến khích trẻ sáng tạo, yêu thích hoạt động tạo hình và tha gia hoạt động tạo hình mọi lúc mọi nơi khi có thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[2] Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Giang (2008), Giáo dục học mầm non- tập 1, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
[3] Phạm Mai Chi, Lê Thu Hương, Trần Thị Thanh (2006), Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp chủ đề, Nxb Giáo dục Việt Nam
[4] Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lí trẻ em lứa tuổi lọt lòng đến 6 tuổi, tập 1,2,3 NXB Giáo dục, Hà Nội.
[5] Lê Thị Đức, Lê Thanh Thủy, Phùng Thị Tường (2013), Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[6] Phạm Minh Hạc (2009), Tâm lí học đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[7] Phạm Việt Hoa, Tiếp xúc với cuộc sống xung quanh là con đường làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ, Tạp chí thông tin khoa học giáo dục.
[9] Nguyễn Quốc Toản (1999), Tạo hình ở mẫu giáo, Trường THSP mầm non.
[10] Nguyễn Ánh Tuyết (2003), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học sư phạm.
[11] Hoàng Thị Phương (2009), Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, Nxb Đại học sư phạm.
[13] Lê Thanh Thủy (2008), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Nxb Đại học sư phạm.
[14] Lê Thanh Thủy(2011), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Nxb Đại học sư phạm.
[15] Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lí học đại cương, NXB giáo dục, Hà Nội.
[16] Đinh Văn Vang (2008), Giáo trình giáo dục học mầm non, NXBGD VN.
[17] Nguyễn Thị Hồng Vân (2017), Tổ chức các hoạt động tạo hình ngoài giờ học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, Đại học Hùng Vương.
[18] Kruteski V.A (1981), Những cơ sở của tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[20] Paul Hersey, Ken Blanc Hard (1995), Quản lí nguồn nhân lực, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[21] Petropxki. A. V (1982), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Tập 1,2 NXB, Hà Nội.
[22] Rudichs P.A (1980), Tâm lí học, NXB thể dục thể thao, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
Để giúp chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “ Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 - 6 tuổi” xin cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vẫn đề sau đây bằng cách đánh dấu √ vào câu trả lời mà cô cho là đúng.
Câu 1: Việc phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình có vai trò như thế nào?
(Rất quan trọng ( Quan trọng ( Không quan trọng
Câu 2: Cô sử dụng các biện pháp nào nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát thông qua hoạt động tạo hình?
Câu 3: Theo cô hoạt động tạo hình và việc phát triển kĩ năng quan sát có mối liên hệ như thế nào?
( Không có quan hệ gì?
( Có mối quan hệ một chiều: HĐTH tác động đến việc phát triển KNQS dựa vào HĐTH.
( Có mối quan hệ hai chiều: HĐTH tác động đến việc phát triển KNQS và ngược lại KNQS dựa vào HĐTH.
Câu 4: Cô quan tâm đến những khía cạnh nào sau đây khi tổ chức HĐTH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm phát triển kĩ năng quan sát?
Câu 6: Xin cô hãy cho biết những khó khăn mà cô gặp phải trong quá trình tổ chức HĐTH nhằm rèn luyện KNQS cho trẻ 5 - 6 tuổi và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó là gì?
&.&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
Xin cô vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân
Họ và tên:………………………Tuổi:……………
Trình độ đào tạo:………………………………….
Thâm niên công tác:…………… Số năm dạy MG 5 - 6 tuổi: …………………
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH TRẺ TRƯỜNG MẦM NON CHÍ ĐÁM
1. Lớp 5 tuổi A - Lớp thực nghiệm
2. Lớp 5 tuổi B - Lớp đối chứng
PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH