1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt

170 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 9,47 MB

Nội dung

4.2.1 Đặc điểm của các hộ chăn nuôi gà đồi huyện Yên thế 724.2.2 Thực trạng chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ nông dân 784.3 Phân tích SWOT và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chănnuôi

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo

trờng đạI học nông nghiệp Hà NộI

-*** -NGUYỄN VĂN LUẬN

PHÁT TRIỂN CHĂN NUễI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NễNG DÂN HUYỆN YấN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyờn ngành: kinh tế nông nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGễ THỊ THUẬN

Hà Nội - 2010

LỜI CAM ĐOAN

Tụi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiờn cứu trongluận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tụi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giỳp đỡ cho việc thực

Trang 2

hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đềuđược chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của

cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn)

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Luận

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới cô giáo, PGS.TS Ngô ThịThuận - Bộ môn Phân tích định lượng - Khoa Kinh tế & PTNT, trường Đạihọc Nông nghiệp Hà Nội - người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tậntình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin được bày tỏ tấm lòng biết ơn các thày cô giáo Viện đào tạo sauđại học, khoa Kinh tế & PTNT, những người đã truyền đạt cho tôi những kiếnthức bổ ích trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cùng các cán bộ, chuyên viên phòngNông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Thống kêhuyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; Ban lãnh đạo cùng các anh chị cán bộkhuyến nông, cán bộ thú y các xã Đồng Kỳ, Tam Tiến, Tiến Thắng, ĐồngTâm, Canh Nậu; các đồng chí tổ trưởng, tổ phó nhóm chăn nuôi các xã nghiêncứu cùng các hộ nông dân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhthực tập tại địa phương

Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể lớp Cao học kinh tế 17B2 - KhoaKinh tế & PTNT và toàn thể bạn bè - những người đã giúp đỡ tôi, cùng tôichia sẻ khó khăn trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện tại trường Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với giađình những người đã nuôi dưỡng, động viên tôi trong quá trình học tập để cóđược kết quả như ngày hôm nay

Hà Nội, tháng 11 năm 2010

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Luận

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan 1

Lời cảm ơn 1

Mục lục 2

Danh mục các chữ viết tắt 4

Danh mục bảng 5

Danh mục hình 7

Danh mục hộp 7

1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

2.1 Lý luận về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân 5 2.2 Thực tiễn chăn nuôi gà trên Thế giới và ở Việt Nam 25

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

4.1 Thực trạng chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế 65 4.1.1 Tình hình chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế 65 4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế 69 4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của các hộ nông dân Yên

Trang 5

4.2.1 Đặc điểm của các hộ chăn nuôi gà đồi huyện Yên thế 724.2.2 Thực trạng chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ nông dân 784.3 Phân tích SWOT và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn

nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 112

4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ

nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 1194.4 Định hướng và các giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi hộ nông

4.4.1 Những quan điểm, định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ

nông dân huyện Yên Thế cho những năm tới 1234.4.2 Định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong

4.4.3 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân 127

Trang 6

Đơn vị tínhGiá trị sản xuấtChi phí trung gianKinh tế xã hộiLao động gia đìnhThu nhập hỗn hợpNông nghiệp và phát triển nông thônNuôi trồng thuỷ sản

Lợi nhuậnSản lượngThức ăn chăn nuôiTrung bình

Tổng cục thống kêTrình độ văn hóaTài sản cố định

Trang 8

4.7 Phân tổ các hộ chăn nuôi theo hướng nuôi, giống và qui mô nuôi

794.8 Kết quả thăm dò ý kiến của hộ chăn nuôi gà về lợi ích của hộ khi

4.9 Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông

4.10 Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông

4.11 Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông

4.12 Chi phí chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ theo qui mô chăn nuôi

964.13 Chi phí chăn nuôi gà đồi theo hướng sản xuất- kinh doanh 1004.14 Chi phí chăn nuôi gà đồi phân theo giống gà nuôi 1024.15 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi theo qui mô 1054.16 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi theo hướng sản

4.17 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi theo giống gà 1104.18 So sánh các chỉ tiêu kết quả chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

2.1 Cơ cấu tổng đàn gia cầm cả nước năm 2007 343.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 444.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm gà đồi tại huyện Yên Thế 694.2 Tỷ lệ hộ mua con giống từ nguồn cố định 804.3 Tỷ lệ hộ mua thức ăn chăn nuôi từ nguồn cố định 834.4 Tỷ lệ hộ mua thuốc và dịch vụ thú y từ nguồn cố định 864.5 Tỷ lệ hộ vay tín dụng cho chăn nuôi gà 88

DANH MỤC HỘP

4.2 Làm sao để chúng tôi có thể mua cám trực tiếp từ nhà máy? 84

Trang 10

1 MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Sau 2 năm hội nhập và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đạt được mứctăng trưởng tốt Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2008 tính theogiá cố định năm 1994 đạt gần 212 nghìn tỷ đồng, tăng 5,62% so với năm

2007, trong đó ngành thủy sản có mức tăng cao nhất (6,69%), tiếp đến là nôngnghiệp (5,44%) và lâm nghiệp (2,2%) [TCTK, 2009] Nông nghiệp Việt Nam

có nhiều thuận lợi để phát triển song vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và tháchthức, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi Ngành chăn nuôi của nước ta đangphải đối đầu với rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng cao,nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm từ các nước phát triển…Vì vậy phát triển chănnuôi là vấn đề rất nóng bỏng và cần thiết được quan tâm

Chăn nuôi là một ngành sản xuất chính, chủ yếu có từ lâu đời và chủyếu của hộ nông dân ở nước ta Chăn nuôi được coi là ngành sản xuất mang lạinguồn thu chính cho nông dân giúp họ nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo

và vươn lên làm giàu Đối với một tỉnh trung du miền núi như Bắc Giang, cơ

sở vật chất còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và chưa hiệuquả thì chăn nuôi còn là nguồn sinh kế của nhiều hộ nông dân Trong xu thếhội nhập đầy khó khăn như hiện nay, vấn đề làm sao để chăn nuôi đem lại hiệuquả cao với người nông dân nói chung và với nông dân Bắc Giang nói riêng làrất cần thiết Thực tế tại Bắc Giang chăn nuôi gà đồi đã và đang mang lại hiệuquả khá cao và mang tính đặc thù riêng của huyện Yên Thế

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang Với đặc điểm đấtđai đa dạng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như câylương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị Thực

Trang 11

hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiệnnay huyện đang tập trung phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà đồi

với việc xây dựng thương hiệu “gà đồi Yên Thế” Do vậy, Yên Thế đã trở

thành địa phương có tổng đàn gà lớn nhất miền Bắc [Trà My, 2008] với rấtnhiều hộ chăn nuôi gà qui mô lớn từ 1000 - 5000 con/lứa và nhiều lứa/năm

Sự phát triển chăn nuôi gà tại huyện không những đã góp phần xoá đói giảmnghèo mà còn làm cho Yên Thế trở thành vùng chăn nuôi gà theo qui mô lớn,mang đặc điểm của sản xuất hàng hoá

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng chịuảnh hưởng nhất định của các biến động kinh tế- xã hội, hiệu quả kinh tế luôn

là mối quan tâm hàng đầu của hộ nông dân Chăn nuôi gà đồi là hình thứcchăn nuôi mang tính đặc thù của huyện nhưng cho đến nay các nghiên cứu vềkinh tế- xã hội để phát triển hơn nữa loại hình chăn nuôi này và tiến tới xây

dựng thương hiệu "gà đồi Yên Thế" chưa có nhiều Do đó, việc nghiên cứu

phát triển, đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới pháttriển chăn nuôi gà đồi là rất cần thiết Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên

cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 12

- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyệnYên Thế, tỉnh Bắc Giang những năm qua;

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi của hộnông dân huyện Yên thế, tỉnh Bắc Giang;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nôngdân huyện Yên thế, tỉnh Bắc Giang cho những năm tới;

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế có những đặc trưng gì?

- Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế hiện nhưthế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi của hộnông dân huyện Yên Thế?

- Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế đang gặpnhững khó khăn, thách thức gì ?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững chănnuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế ?

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộnông dân huyện Yên Thế, cụ thể:

- Theo qui mô: Lớn, trung bình, nhỏ

- Theo hướng sản xuất kinh doanh: Hộ kiêm ngành nghề, hộ thuần nông

- Theo giống gà nuôi: Gà lai, gà ta

Trang 13

1.5 Phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về

- Thực trạng chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế

- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

- Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộnông dân huyện Yên Thế

Trang 14

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

2.1 Lý luận về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

2.1.1 Lý luận về phát triển

2.1.1.1 Khái niệm về phát triển

Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển: phát triển làquá trình là tăng thêm năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứngnhu cầu của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống con người Sảnphẩm của sự phát triển là con người được khỏe mạnh, được chăm sóc sứckhỏe tốt, có nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, được tham gia vào hoạt động sảnxuất theo chuyên môn đào tạo và được hưởng thụ các thành qủa của quá trìnhphát triển Như vậy phát triển không chỉ bao hàm việc khai thác và chế biếncác nguồn tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm mà cònbao gồm các hoạt động không kém phần quan trọng như chăm sóc sức khỏe,

an ninh xã hội, đặc biệt là an ninh con người, bản tồn thiên nhiên,… phát triển

là một tổ hợp các hoạt động, một số mục tiêu xã hội, một số mục tiêu kinh tế,dựa trên tài nguyên thiên nhiên, vật chất, trí tuệ nhằm phát huy hết khả năngcủa con người, được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn

Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiếnđều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinhthần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người Mục tiêu chung của pháttriển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền

tự do công dân của mọi người dân

Khái niệm về phát triển bền vững đã được ủy ban môi trường và pháttriển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứngnhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ

Trang 15

tương lai đáp ứng nhu cầu của họ” Phát triển bền vững lồng ghép các quátrình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làmgiầu môi trường sinh thái Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưngkhông làm ảnh hưởng bất lợi cho thế hệ mai sau.

Theo chúng tôi khái niệm về phát triển bền vững của ủy ban môi trườngthế giới là đầy đủ Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệtchú ý đến tính bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định

2.1.1.2 Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển tăngtrưởng kinh tế được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sảnlượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Do vậy, để biểu thị sự tăngtrưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tếtính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳtrước Đó là mức phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trongmột giai đoạn

Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và vềchất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề

về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia Theo cách hiểu như vậy, phát triển là mộtquá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định Nộidung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:

Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăngthu nhập bình quân trên một đầu người Đây là tiêu thức thể hiện quá trìnhbiến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vậtchất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển

Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế Đây là tiêu thứcphản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia Để phân biệt cácgiai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các

Trang 16

nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh

tế mà quốc gia đạt được

Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội Mục tiêucuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăngtrưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinhdưỡng, sự tăng lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế,nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quần chúng nhân dân Hoàn thiệncác tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển

* Phát triển kinh tế theo chiều rộng: Phát triển kinh tế bằng cách tăng số

lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêmtài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước Trong điềukiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa đượckhai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thìphát triển kinh tế theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưngđồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu Tuy nhiên, pháttriển kinh tế theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xãhội thấp Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang pháttriển kinh tế theo chiều sâu

* Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới

thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổchức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả cácnguồn nhân tài, vật lực hiện có Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố pháttriển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trênthế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tinhọc, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nướccoi trọng chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu Kết quả phát triểnkinh tế theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế,tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và

Trang 17

tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất củađồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người

Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan

có tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển kinh tế theo chiềurộng vẫn còn có vai trò quan trọng Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạchậu, đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết làcác nước trong khu vực, phát triển kinh tế theo chiều sâu phải được coi trọng

và kết hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết vàđiều kiện có cho phép

* Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình phát triển kinh tế,việc nghiên cứu cần thiết phải phân thành hai nhóm với tính chất và nội dungtác động khác nhau đó là nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế

- Nhân tố kinh tế

Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu racủa nền kinh tế Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số sau:

Y = F (Xi)Trong đó: Y: Giá trị đầu ra

Xi: Là giá trị các biến số đầu vàoTrong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộcvào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giátrị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tốnguồn lực tác động trực tiếp

Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳthuộc vào các đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhấtđịnh Mỗi một yếu tố (biến số) có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự giatăng sản lượng, do trình độ phát triển kinh tế mỗi nơi, mỗi lúc quyết định

Trang 18

- Các nhân tố phi kinh tế

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế haycòn gọi là các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động khác Ảnhhưởng của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tácđộng của nó đến tăng trưởng kinh tế Do vậy không thể tiến hành tính toán,đối chiếu cụ thể được, nó có phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xãhội, không thể đánh giá một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất

cả lồng vào nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trongquá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước Chính vì vậy mà người takhông thể phân biệt và đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tốđến nền kinh tế

Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triểnnhư: Thể chế chính trị – xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo trong xãhội, các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viên trong cộng đồng

và khả năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước

Như vậy để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển sản xuất chúng ta khôngnhững chỉ chú ý đến các yếu tố vật chất của sản xuất mà cần quan tâm đến cácthể chế, chính sách, cách tổ chức của người nông dân (hay còn gọi là các yếu

tố phi kinh tế)

2.1.1.3 Khái niệm về sản xuất

Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất rabản thân con người Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sảnxuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội

Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội Trong sản xuấtcon người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làmthay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những

Trang 19

của cải vật chất khác phục vụ cuộc sống.

Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tàinguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ(đầu ra) Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ

sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giưa đầu vào và đầu rabằng một hàm sản xuất:

Q = f(X1, X2,…, Xn)Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,

…., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quátrình sản xuất

Chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm

+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi Đây là sự biếnđổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thịbằng đơn vị riêng của nó Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm làlớn nhất

+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi Đem chiatổng sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP Khi mộtyếu tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào kháckhông thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi

* Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất

+ Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị , cácphương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật Vốn đối với quá trìnhsản xuất là vô cùng quan trọng Trong điều kiện năng suất lao động không đổithì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa Tuynhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật

+ Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản

Trang 20

xuất Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định,nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động.

Do đó chất lượng lao động quyết đinh kết quả và hiệu quả sản xuất

+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng vớingành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp Đất đai

là yếu tố cố đinh lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn

và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đấtđai Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng,biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất

+ Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất laođộng và chất lượng sản phẩm Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụngtrong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người laođộng và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tếcủa xã hội

+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: quy mô sản xuất, các hình thức tổchức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trườngtiêu thụ sản phẩm… cũng có quyết định tới quá trình sản xuất

2.1.2 Lý luận về kinh tế hộ nông dân

2.1.2.1 Các khái niệm

- Hộ gia đình: Theo Trai A Nốp nhà kinh tế của Nga thì hộ gia đình

được dùng để biểu thị các thành viên của nó có chung huyết tộc, quan hệ hônnhân và có chung một cơ sở kinh tế

- Hộ nông dân: Theo Ellis năm 1988, thì hộ nông dân là hộ có phương tiện

kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luônnằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi

Trang 21

sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao.

- Kinh tế hộ nông dân: là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản

xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệusản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủchung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất- kinh doanh và đờisống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điềukiện để phát triển Do vậy hộ không thuê lao động nên không có khái niệm vềtiền lương và không tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức Nông hộ chỉ có thunhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế Đó là sản lượng thu được hàngnăm của hộ trừ đi chi phí mà hộ đã bỏ ra để phục vụ sản xuất [Đỗ Văn Viện,Đặng Văn Tiến- 2000]

2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế hộ nông dân

- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và

sử dụng các yếu tố sản xuất

- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ

- Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao

- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của ngườilao động

- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả

- Kinh tế hộ sử dụng sức lao động và nguồn vốn của hộ là chủ yếu

2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân

- Đất đai

- Kiến thức và kỹ năng của người sử dụng nguồn lực

- Cơ sở hạ tầng của sản xuất

- Biện pháp kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất

- Thời tiết, khí hậu

- Chính sách của Chính Phủ

- Cơ cấu thị trường

Trang 22

2.1.3 Khái niệm và đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi

2.1.3.1 Khái niệm

Chăn nuôi gà là một nghề truyền thống của người dân có từ rất xa xưa.Trước đây chăn nuôi gà trong mỗi gia đình ở nước ta chủ yếu là chăn thả đơnthuần, qui mô nhỏ lẻ, chỉ đảm bảo một phần nào đó cho nhu cầu của gia đình,hoàn toàn chưa có ý thức trở thành nhu cầu trao đổi hàng hoá

Chăn nuôi gà truyền thống là hình thức chăn thả tự nhiên và hiện nay

nó vẫn còn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn của các nước đang pháttriển và các nước chậm phát triển Việt Nam là một nước nông nghiệp vớigần 80% dân số sống ở nông thôn, việc chăn nuôi gà theo phương thức nàyvẫn là chủ yếu

Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là: đầu tư vốn ít, thời giannuôi kéo dài Do chăn thả tự do, tận dụng cùng với môi trường không đảmbảo vệ sinh nên vật nuôi tăng trưởng kém, dễ bị mắc bệnh, hiệu quả chăn nuôikhông cao Gần một thế kỷ qua do sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh

mẽ về khoa học, kỹ thuật trên toàn thế giới và trong mọi lĩnh vực, ngành chănnuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng cũng không ngừng pháttriển Từ chăn nuôi theo phương thức quảng canh, chăn thả tự nhiên đãchuyển sang phương thức chăn nuôi theo hướng hàng hoá qui mô lớn, nhằmđáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của toàn xã hội Những đột phá về mặt côngnghệ tạo con giống, thức ăn, thiết bị chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sócnuôi dưỡng đã tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển Phương thức sản xuất

cũ đã không còn phù hợp nữa và dần dần được thay thế bằng phương thứcchăn nuôi mới cho năng suất, hiệu quả cao hơn

Chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có thể

hiểu: "là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng các giống gà lai để tạo ra năng

Trang 23

suất, hiệu quả cao trong cùng một thời gian, cùng với sự đầu tư về trang thiết

bị máy móc, chuồng trại trong chăn nuôi Thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gà đồi là thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp kết hợp với thức ăn có sẵn trong sản xuất nông nghiệp như: cám gạo, cám ngô, cám mạch, rau xanh…,điều kiện môi trường chăn nuôi được chủ động điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi nhất là trong giai đoạn đầu của gà con".

2.1.3.2 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật

* Đặc điểm sinh học: Gà (danh pháp khoa học: Gallus gallus) là một loài

chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng ngàn năm Một số ý kiếncho rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừnglông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á Trong thế giới loài chim chúng là loài

áp đảo nhất, thống kê 2005 [ Bách khoa toàn thư, 2008]

Bảng 2.1 Những đặc tính chung và riêng của gà

Đặc tính thích Đặc tính không thích

- Đùa và làm theo nhau - Ẩm ướt

- Ăn cái mới, sỏi đá (30%) - Rét

- Ánh sáng, chạy nhẩy - Mặm

- Chọn đôi giao phối - Ngột ngạt

Nguồn: Đề án phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững huyện Yên Thế 2008-2011

Đặc điểm các giống gà địa phương và các giống gà lai nuôi tại địaphương thường tăng trọng chậm so với các giống nhập ngoại, nhưng giá trịdinh dưỡng cao, ngoại hình lại đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng[Phòng NN& PTNT huyện Yên Thế, 2008]

Trang 24

Giống gà địa phương và gà lai tạo với các giống nhập nội dễ chăm sócnuôi dưỡng, có sức chịu đựng bệnh tật tốt hơn các giống lai và giống nhậpngoại, phù hợp với các điều kiện chăn thả hoặc bán chăn thả [Phòng NN&PTNT huyện Yên Thế, 2008].

* Đặc điểm kỹ thuật: Gà là một loại vật nuôi dễ thích nghi với môi trường

sống, dễ nuôi, có thể nuôi dưới nhiều phương thức khác nhau Môi trườngthích hợp với nuôi gà nhất là chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ, nền chuồngkhông được ẩm ướt, luôn phải giữ khô ráo, thoáng khí Ngược lại, nếu môitrường nuôi không thích hợp, gà dễ mắc bệnh và xảy ra đại dịch gây ra tổnthất rất lớn trên quy mô rộng khắp

Với ưu thế cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, phương thức chăn nuôi

theo hướng bán công nghiệp (thả vườn đồi) đã được người chăn nuôi sớm

chấp nhận Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là việc áp dụng cácthành tựu của khoa học kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi cùng với việc đầu tưđồng bộ về trang thiết bị cho sản xuất và mang tính chuyên môn hoá caotrong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi, cụ thể:

- Về chuồng trại và bãi chăn thả: Chuồng trại được thiết kế, xây dựng

theo qui mô lớn, phải đảm bảo ấm áp, khô ráo trong mùa đông và thoáng mát

về mùa hè; diện tích chuồng nuôi không quá 8 con/m2; đáp ứng tốt cho việcsinh trưởng và phát triển của vật nuôi Các điều kiện sống cho vật nuôi nhưchế độ ánh sáng, nhiệt độ, nước được cung cấp chủ động, khoa học và phùhợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển Trong chăn nuôi gà đồi, cácđiều kiện về môi trường sống cho vật nuôi trong mỗi thời kỳ sinh trưởng vàphát triển luôn được đảm bảo tối ưu nhất là giai đoạn đầu của gà (từ tuần đầucho đến tuần thứ 6) và hoàn toàn chủ động, không phụ thuộc vào các điềukiện môi trường khí hậu bên ngoài Nhìn chung về chuồng trại trong chănnuôi gà đồi ở giai đoạn đầu có vai trò hết sức quan trọng vì nó thường xuyên

Trang 25

được tập trung một mật độ cao các con vật nuôi trong một không gian hẹp, do

đó chuồng trại phải được bố trí một cách khoa học nhằm tạo ra một môitrường sống phù hợp từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển của vật nuôi;bãi thả có độ dốc 50 - 450 là tốt nhất, khô thoáng không đọng nước, diện tíchtối thiểu 3m2/ gà, các bãi thả phải chia nhiều khu để chăn thả luân phiên

Người nuôi phải vệ sinh sau mỗi lứa nuôi, sát trùng chuồng nuôi và bãithả 2 đến 3 lần trước khi nuôi Chất độn chuồng trước khi nuôi cũng được khửtrùng và đảm bảo không có mầm bệnh

- Về hình thức chăn nuôi: Trong phương thức chăn thả truyền thống,

vật nuôi được chăn thả tự do, mang nặng tính quảng canh tận dụng Đối vớichăn nuôi thả đồi, để đạt được hiệu quả kinh tế cao và hạn chế mức tối đanhững ảnh hưởng bất lợi từ môi trường đến quá trình sản xuất nên đã sử dụnghình thức nhốt hoàn toàn trong giai đoạn đầu với hệ thống chuồng trại hiệnđại nhằm chủ động về môi trường sống cho vật nuôi (trong giai đoạn này vậtnuôi dễ bị mắc bệnh do môi trường mang lại)

- Thức ăn trong chăn nuôi gà đồi: Thức ăn có vai trò vô cùng quan trọng

quyết định đến sự thành bại của việc chăn nuôi Trong chăn nuôi thức ăn chiếmkhoảng 70% giá thành sản phẩm Chăn nuôi truyền thống trước đây thức ănchủ yếu là tận dụng những phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày, những sảnphẩm này được chế biến thô sơ với thành phần dinh dưỡng thấp và không cânđối Do vậy, kết quả đạt được không cao, tăng trọng của vật nuôi kém và phátsinh nhiều bệnh dịch Trong chăn nuôi gà đồi, nguồn thức ăn được lựa chọn rất

kỹ, được xử lý và chế biến một cách khoa học với hàm lượng dinh dưỡng cânđối và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng như với mụcđích của quá trình chăn nuôi Thức ăn được lựa chọn trong chăn nuôi qui môlớn theo phương thức bán công nghiệp là các loại thức ăn sạch, không có mầmbệnh, chủ yếu dưới dạng thức ăn đã được pha trộn hoàn chỉnh

Trang 26

- Về con giống: Trong chăn nuôi con giống và thức ăn là yếu tố chính

tạo nên giá thành và quyết định đến tính hiệu quả của quá trình chăn nuôi.Trong chăn nuôi gà đồi, mặc dù con giống chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổnggiá thành sản phẩm song con giống lại là yếu tố chính tạo nên sự thành bạicủa quá trình chăn nuôi

Nên chọn con giống ở những cơ sở có độ tin cậy cao, gà bố mẹ có chấtlượng giống tốt đã được tiêm phòng và đảm bảo miễn dịch các bệnhGumboro, Newcastel Chọn những con khoẻ mạnh, thân hình cân đối, mắtnhanh và sáng, lông khô bóng sạch, nên mua gà mới ấp xong [Phòng NN&PTNT huyện Yên Thế, 2008]

Hiện nay, việc tạo ra con giống chủ yếu là áp dụng các tiến bộ khoa họctiên tiến, tận dụng tối đa ưu thế lai nhằm tạo ra con giống có chất lượng vàphẩm chất tốt tuỳ theo hướng sản xuất đã được xác định từ trước: giốngchuyên cho thịt, chuyên cho sữa, chuyên trứng Như vậy, các con giốngđược sử dụng trong chăn nuôi gà đồi là những con giống tốt, phù hợp theohướng sản xuất mà các nhà chăn nuôi đã lựa chọn

- Về vốn đầu tư: Trong chăn nuôi gà đồi, tập trung qui mô lớn đòi hỏi

phải có một lượng đầu tư nhất định về vốn Ngoài việc đầu tư xây dựng hệthống chuồng trại hoàn chỉnh, đầy đủ còn cần một nguồn vốn khá lớn để muacon giống và thức ăn Do vậy, mà phương thức chăn nuôi theo hình thức nàycần có một sự đầu tư tập trung lớn về vốn cho sản xuất

- Về thú y phòng bệnh: Trong chăn nuôi truyền thống do trình độ của

các nhà chăn nuôi còn thấp, hơn nữa do việc chăn nuôi chỉ mang nặng tínhchất tận dụng những phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày cho nên việcphòng trừ dịch bệnh hầu như không được quan tâm chú ý Người chăn nuôichỉ quan tâm tới vấn đề chữa bệnh cho vật nuôi khi dịch bệnh đã xảy ra, rất ítchú ý đến vấn đề phòng dịch Điều này đã làm cho dịch bệnh lan rộng gây

Trang 27

thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như làm giảm hiệu quả của quá trình chănnuôi và môi trường.

Bảng 2.2: Quy trình phòng bệnh cho gà

2 đến 5

Vitamin c Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá Pha cho uống Bcomlex Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá Pha cho uống Colivit, Tetra Phòng bệnh lỵ, tiêu chẩy phân trắng Pha cho uống

6 đến 7 Vacxin lasota lần 1 Phòng Newcastel Nhỏ

8 Bcomlex Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá Pha cho uống

Colivit, Tetra Phòng bệnh lỵ, tiêu chẩy phân trắng Pha cho uống

10 đến 11 Vacxin Gumboro lần 1 Phòng Gumboro Nhỏ miệng

12 đến 13 Anti Gumboro Chống stress do dùng vaxin Gumboro Pha cho uống

Ampicolium Phòng tiêu chẩy phân xanh Pha cho uống

16 đến 18 Bcomlex Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá Pha cho uống

20 Bcomlex Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá Pha cho uống

Vacxin lasota lần 2 Phòng Newcastel Nhỏ

23 đến 25

Ampicolium Phòng tiêu chẩy phân xanh Pha cho uống

28 đến 30 Bcomlex Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá Pha cho uống

30 đến xuất Bcomlex Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá Pha cho uống

Nguồn: Phòng nông nghiệp & PTNT huyện Yên Thế, 2010

Trong chăn nuôi gà đồi, do quy mô sản xuất lớn, mật độ gia cầm rất caotrên một đơn vị chuồng trại nên thường xuyên xảy ra dịch bệnh nguy hiểm.Chính vì vậy cần phải có biện pháp để kiểm soát dịch bệnh một cách nghiêmngặt Điều này đòi hỏi người chăn nuôi phải có một kiến thức cơ bản về thú y,phòng bệnh nhất định, cũng như việc phải tuân thủ hoàn toàn những qui định

về phòng dịch bệnh cho trang trại của mình và luôn có các phương án chủ động

Trang 28

đối phó ngay mỗi khi dịch bệnh xảy ra Nhằm đảm bảo tốt cho quá trình sảnxuất và tránh được những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Nguyên tắc dùng thuốc thú y là dùng đủ liều lượng, đúng bệnh, đúngthời điểm, đúng cách, bảo quản thuốc tốt Dùng thuốc tiêm phòng đúng thờiđiểm và đầy đủ, tất cả các loại thuốc dùng trước khi xuất bán ít nhất 7 đến 10ngày

* Đặc điểm kinh tế- tổ chức: Chăn nuôi gà là một nghề truyền thống gắn liền

với nông dân nước ta từ lâu đời và đã trở thành ngành sản xuất không thểthiếu trong hệ thống nông nghiệp Trước đây chăn nuôi trong mỗi gia đình ởnước ta chủ yếu là chăn thả đơn thuần, qui mô nhỏ lẻ, chỉ đảm bảo một phầnnào đó cho nhu cầu của gia đình, hoàn toàn chưa có ý thức trở thành nhu cầutrao đổi hàng hoá

Chăn nuôi truyền thống là hình thức chăn thả tự nhiên và hiện nay nó vẫncòn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn của các nước đang phát triển và cácnước chậm phát triển Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân sốsống ở nông thôn, việc chăn nuôi theo phương thức này vẫn là chủ yếu

Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là: đầu tư vốn ít, thời giannuôi kéo dài Do chăn thả tự do, tận dụng cùng với môi trường không đảmbảo vệ sinh nên vật nuôi tăng trưởng kém, dễ bị mắc bệnh, hiệu quả chăn nuôikhông cao Gần một thế kỷ qua do sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh

mẽ về khoa học, kỹ thuật trên toàn thế giới và trong mọi lĩnh vực, ngành chănnuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng cũng không ngừng pháttriển Từ chăn nuôi theo phương thức quảng canh, chăn thả tự nhiên đãchuyển sang phương thức chăn nuôi theo hướng hàng hoá qui mô lớn, nhằmđáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của toàn xã hội Những đột phá về mặt côngnghệ tạo con giống, thức ăn, thiết bị chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sócnuôi dưỡng đã tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển Phương thức sản xuất

cũ đã không còn phù hợp nữa và dần dần được thay thế bằng phương thức

Trang 29

chăn nuôi mới cho năng suất, hiệu quả cao hơn.

2.1.3.3 Vai trò, ý nghĩa chăn nuôi gà đồi

* Cung cấp thưc phẩm

Từ lâu, thịt gà là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới.Nếu so sánh với thịt heo và thịt bò, lượng đạm thịt gà cao hơn rất nhiều lần,trong khi đó lượng mỡ ít hơn Ngoài ra, thịt gà được chế biến thành nhiềumón ăn ngon khác nhau: cơm gà, gà chiên , gà nướng, gà hấp, canh gà, gàluộc xé phay Ở các cửa hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng thế giới như

McDonald, KFC , thịt gà luôn được đưa lên hàng đầu thực đơn.

Nhu cầu về thịt gà có lẽ chỉ đứng sau thịt lợn trên thế giới với mức tiêuthụ khoảng 81 triệu tấn hàng năm trong đó tiêu thụ thịt lợn khoảng 102 triệutấn, thịt bò khoảng 60 triệu tấn[World’s Poultry Science Journal, 2006]

*Thịt gà và trứng gà ngoài giá trị dinh dưỡng còn dùng để làm thuốc chữa

bệnh rất tốt

Thịt gà trống vị ngọt, tính ấm, có tác dụng an thai, làm liền xương, trịphù thũng và tê dại Còn thịt gà mái vị chua, tính bình, giúp trị phong hàn,chữa gãy xương, bụng tích hòn cục, bạch đới, lỵ, ung nhọt lâu ngày, làm

mạnh phổi [www.vietbao.vn].

Trứng gà vị mặn, ngọt, tính bình, làm yên 5 tạng, giải nhiệt, mát cổhọng, làm an thai, chữa ho hen, kiết lỵ, tê bại, rôm sảy, giúp dễ sinh Tiết gà

vị mặn, khí bình, trị đau xương, đau bụng, mất sữa, chốc lở, ghẻ nhọt, gãy

xương Xương gà vị mặn, tính ấm, nối liền gân xương, trị sởi, đậu

[www.vietbao.vn]

Màng mề gà (kê nội kim) vị mặn, hơi đắng, tính bình, giúp tiêu thực,hòa vị khí, trị đau bụng, đái dầm, sỏi tiết niệu, đái rắt do sỏi thận, đái ra máu,sỏi mật, chữa lỵ, viêm đại tràng và vết thương lở loét Lông gà trị chứng hạhuyết, làm mạnh phần âm, chữa thận u cục, hóc xương, mụn nhọt, trẻ con

Trang 30

khóc đêm, phụ nữ bị viêm bàng quang, đái rắt [www.vietbao.vn].

Ngoài ra Gà đen (gà có thịt đen, xương đen), không chỉ là món ăn đặcbiệt mà còn là loại thuốc quý của người Mông Một số nghiên cứu cho thấy,thịt gà Mông còn có tác dụng tốt trong chữa bệnh tim mạch[www.vietbao.vn]

* Nguồn phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá

Ngoài sản phẩm chính là gà thương phẩm, gà thuốc, chăn nuôi gà cònthu được một lượng phân bón lớn dùng cho trồng trọt, nguồn phân thải có thểdùng cho đồng ruộng hoặc vườn cây, ao cá… đem lại hiệu quả tối đa trongnông nghiệp

* Mang lại thu nhập cho nông dân

Chăn nuôi gà được đánh giá là ngành có nhiều rủi ro nhưng đây cũng làcho hiệu quả kinh tế cao Điển hình tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang tínhđến 2009 đã phát triển đàn gà lên tới 4,0 triệu con, là địa phương có tổng đàn

gà lớn nhất miền Bắc, nhiều hộ đã vươn lên thành hộ khá, giàu với phong trào

chăn nuôi gà tại nơi đây Nuôi gà tại Yên Thế đã trở thành một điển hình về

hiệu quả kinh tế với tổng giá trị lên tới 550 tỷ đồng hàng năm, được nhiều địa

phương trong và ngoài tỉnh đánh giá cao và tới thăm quan học hỏi Dù gặp

nhiều khó khăn và dịch bệnh nhưng năm 2008 có hộ chăn nuôi đã đạt lợinhuận hơn 40 triệu đồng trên 1 lứa nuôi (1.500 con) [Sở NN&PTNT BắcGiang, 2008]

2.1.4 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển chăn

nuôi gà ở Việt Nam

Với những mục tiêu trước mắt trong giai đoạn 2007 đến 2015 về pháttriển nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng:

- Phấn đấu tăng tỷ trọng thịt gia cầm (cả gà và thủy cầm) đạt 28% năm 2010

Trang 31

và 32% năm 2015 trong tổng sản lượng thịt các loại (so với 2003 là 16-17%).

- Sản lượng thịt gà chiếm 82% năm 2010; 88% năm 2015 trong tổngđàn gia cầm (do chăn nuôi vịt giảm)

- Mức tăng trưởng dự kiến như sau:

+ Giai đoạn 2007-2010: tốc độ tăng đàn là 7,8%/năm, tăng sản lượngthịt là 21,9% Năm 2010 số lượng gà 233 triệu con; sản lượng thịt 1.188 nghìntấn; sản lượng trứng 6.766 triệu quả

+ Giai đọan 2011-2015, tốc độ tăng đàn là 8,5%/năm, sản lượng thịttăng 10,9% Năm 2015 số lượng gà 350 triệu con; sản lượng thịt 1.992 nghìntấn; sản lượng trứng 9.236 triệu quả

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở giết

mổ, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm vệ sinh, an toàn thực phẩm vànâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi Phấn đấu đến năm 2010, cả nước có 120

cơ sở giết mổ với công suất 230 triệu con, đạt 30% so với số đầu con sảnxuất; đến năm 2015, cả nước có 170 cơ sở, công suất giết mổ đạt 385 triệucon, đạt 35% số đầu con sản suất [Cục chăn nuôi, 2008]

Đảng và nhà nước đã có chính sách nhằm phát triển nuôi gà cho giaiđoạn này, cụ thể là những giải pháp như:

2.1.4.1 Chính sách tín dụng

Nhà nước vay vốn ưu đãi (ODA) từ các tổ chức quốc tế, từ các nướccho ngành chăn nuôi gia cầm, giết mổ, chế biến vay ưu đãi để tạo nguồn lựcđổi mới Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 106/2004/NĐ-CP của Chínhphủ ngày 01/4/2004 về Tín dụng phát triển Nhà nước, trong đó, cho phépngành chăn nuôi gia cầm qui mô trang trại, ngành chế biến, giết mổ gia súc,gia cầm công nghiệp được vay vốn tín dụng phát triển từ Quỹ Hỗ trợ phát

Trang 32

triển để tạo nguồn lực đầu tư, xây dựng và đổi mới ngành chăn nuôi và côngnghiệp chế biến, giết mổ.

2.1.4.2 Chính sách hỗ trợ đầu tư

Để khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi chăn nuôi, xây dựng công nghiệpgiết mổ, chế biến gia cầm, ngày 13/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyếtđịnh số 394/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ khuyến khích ngành chăn nuôi giacầm, ngành giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp Trong

đó, nội dung cơ bản là ưu đãi cao nhất về các lọai thuế, tiền thuê đất, hỗ trợchuyển đổi nghề, hỗ trợ 40% lãi suất vốn vay đầu tư Chính sách này được cụthể hóa theo từng địa phương để mọi người dân được tiếp thu nguồn hỗ trợ

2.1.4.3 Quản lý thị trường

Quyết định 3065/QĐ-BNN-NN ngày 07/11/2005 của Bộ Nông nghiệp

và PTNT Quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ,buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm và Quyết định 87/2005/QĐ-BNNngày 26/12/2005 về Quy trình kiểm soát giết mổ động vật bao gồm các nộidung chính:

- Tăng cường kiểm tra, kiểm dịch các chợ buôn bán, các cơ sở giết mổ,chế biến gia cầm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Kiểm tra chặt chẽ việc nhập lậu gia cầm qua biên giới, kiên quyết tiêuhủy, xử lý nặng các trường hợp nhập khẩu gia cầm trái phép qua biên giới[Cục chăn nuôi, 2008]

2.1.4.4 Chính sách phòng dịch bệnh

Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướngChính phủ về việc chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm Nội dung cơ bảnquy định chỉ đạo thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, kiểm soát đàn

Trang 33

gia cầm giống, chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm dịch vận chuyển, giết mổ giacầm để khống chế, không để tái phát trở lại

Chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 22/2004/CT-TTG ngày 15 tháng 6năm 2004 về phòng chống dịch cúm gia cầm Nội dung chỉ thị quy định cácbiện pháp kiểm soát dịch bệnh; chỉ đạo hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho khôiphục, phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm ở địa phương; công tác sản xuất

và nhập khẩu giống gia cầm; công tác kiểm dịch vận chuyển, giết mổ, buônbán gia cầm và các sản phẩm gia cầm, đặc biệt vận chuyển ra khỏi ổ dịch, cácvùng có nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh,…

2.1.4.5 Dự án, đề án phát triển chăn nuôi gà của huyện

- Dự án: "Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Gà đồi Yên Thế cho sản phẩm gà đồi của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang" do Sở

Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang làm chủ dự án Mục tiêu của dự án:

Xây dựng, tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Yên Thế" cho

sản phẩm gà đồi của huyện Yên Thế, nhằm bảo vệ uy tín, nâng cao danh tiếng

và khả năng cạnh tranh của sản phẩm gà thịt trên thị trường góp phần giảiquyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân miền núi củatỉnh Bắc Giang

Trên cơ sở kết quả của dự án này sẽ là mô hình mẫu về việc tạo lập, quản

lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận để nhân rộng ra một số mô hình cho cáchàng hoá truyền thống, đặc sản của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới

- Đề án số 96/ĐA-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhândân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về xây dựng mô hình nuôi gà bố mẹgiống địa phương Đề án đã cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp nhằm khôiphục, phát triển nhanh giống gà địa phương có ngoại hình đẹp, chất lượng tốt

Trang 34

nuôi theo phương thức thả đồi, thả vườn, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu gàgiống thương phẩm cho nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nhập

gà giống từ bên ngoài chất lượng không đảm bảo

- Đề án số 57/ĐA-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhândân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về phát triển chăn nuôi gà đồi bền vữnggiai đoạn 2008 - 2011 Đề án nhằm mục tiêu khai thác lợi thế về đất đai, laođộng, và sản phẩm trồng trọt sẵn có của địa bàn để phát triển an toàn sinh họcđàn gà giống và gà thương phẩm của địa phương, cung cấp sản phẩm sạch

hợp vệ sinh tiến tới xây dựng thành công thương hiệu “gà đồi Yên Thế”

2.2 Thực tiễn chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1 Tình hình nuôi gà trên thế giới

Ngành chăn nuôi gia cầm thế giới 5 năm qua đã có sự tăng trưởng liêntục Sản xuất thịt gà đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với tăng trưởng của

sản xuất thịt bò và thịt lợn Dự kiến trong thời gian dài tới chăn nuôi gia cầm

vẫn tiếp tục đà tăng trưởng cao bởi nhiều lợi thế và cơ hội

- Là ngành tạo ra sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng đều tăng qua hàngnăm ở hầu hết các nước trên thế giới

- Là ngành sản xuất có hiệu quả cao, nhanh tạo ra sản phẩm

- Là ngành sản xuất mà các tiến bộ về di truyền giống, các đổi mớikhông ngừng trong quá trình sản xuất và quản lý đã và tiếp tục tạo hiệu quảngày càng tăng qua từng năm mà không có ngành chăn nuôi nào có được[Đoàn Xuân Trúc, 2008]

Từ trước tới nay chăn nuôi gia cầm vẫn là ngành phát triển mạnh trongnông nghiệp trên thế giới Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sảnphẩm gia cầm trên thế giới phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua Sản lượngthịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt bò và thịt lợn Năm 1970,

Trang 35

sản lượng thịt gia cầm thế giới chỉ đạt 15,1 triệu tấn, thịt lợn là 38,3 triệu tấn,thịt bò 60,4 triệu tấn nhưng đến năm 2005 sản lượng của các loại thịt này tănglên tương ứng là: 81 triệu tấn, 102,5 triệu tấn và 60,4 triệu tấn Sản lượng thịtgia cầm năm 1970 chỉ xấp xỉ 50% sản lượng thịt lợn và bằng 25% sản lượngthịt bò nhưng đến năm 2005 sản lượng thịt gia cầm đã tăng cao hơn 25% sovới thịt bò và bằng 75% thịt lợn Trứng gia cầm tăng từ 19,5 triệu tấn năm

1970 lên 59,2 triệu tấn năm 2005 [World’s Poultry Science Journal, 2006]

Bảng 2.3: Sản phẩm chăn nuôi thế giới giai đoạn 1975- 2005

Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006

Sản lượng thịt và trứng ở các nước đang phát triển trong những nămđầu của thập kỷ 90 vượt trội so với các nước phát triển và chiếm 2/3 sảnlượng trứng thế giới Năm 2005, sản lượng trứng gia cầm ở khu vực Châu Áchiếm hơn 60% và chủ yếu là đóng góp của Trung Quốc (sản lượng của nướcnày chiếm 41% sản lượng trứng thế giới), châu Âu giảm xuống còn 16,8%,khu vực Bắc và Trung Mỹ chiếm 13,6% Các nước Nam Mỹ đã chiếm lĩnhđược thị trường từ năm 1990 nhưng họ đã không giữ được thị trường vì họ mà

Trang 36

chỉ tập trung tăng trưởng về sản lượng Sản lượng trứng của 10 nước đứngđầu chiếm 72,4% tổng lượng trứng thế giới và tập trung ở khu vực có cácnước dẫn đầu về sản lượng thịt Hiện tại, sản lượng thịt của các nước đangphát triển chiếm 55% sản lượng thịt thế giới, sản lượng trứng chiếm 68% Mặtkhác, do tốc độ phát triển nhanh nên đã tạo ra sự mất cân đối: Bắc, Trung Mỹ

và Châu Âu bị chia sẻ thị phần bởi các nước châu Á, Mỹ La tinh như: TrungQuốc, Brazil [World’s Poultry Science Journal, 2006]

2.2.1.1 Về sản lượng thịt

Từ 1970 đến 2005 sản lượng thịt bò và thịt lợn chỉ tăng 88,9 triệu tấnnhưng riêng thịt gia cầm tăng 66,0 triệu tấn Tốc độ tăng trưởng của thịt giacầm trong giai đoạn này tăng 436,5%, trong khi tốc độ tăng trưởng của thịtlợn và thịt bò chỉ đạt 57,6 và 186,4% Trong các loại thịt gia cầm thì thịt gàchiếm tỷ lệ cao nhất Trong những năm giữa của thập kỷ 80 thịt gà chiếm88,3% tổng lượng thịt gia cầm sau đó giảm xuống và ổn định ở mức 86%,phần còn lại là các loại thịt gia cầm khác như thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngan vàthịt ngỗng Ở các nước đang phát triển chủ yếu sản xuất các loại thịt gia cầm(gà, vịt, ngan, ngỗng), còn thịt gà tây chỉ được sản xuất với lượng nhỏ ở cácnước phát triển [World’s Poultry Science Journal, 2006]

Bảng 2.4: Lượng thịt gia cầm 10 quốc gia sản xuất nhiều nhất trên thế giới

Quốc gia Năm 1970

(1.000 tấn)

Cơ Cấu (%) Quốc gia

Năm 2005 (1000 tấn)

Cơ Cấu (%)

Trang 37

Anh 578 3,8 Italia 1.965 2,4

Tổng 10 nước 10.342 68,4 Tổng 10 nước 53.752 66,3

Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006

Tốc độ tăng trưởng của thương mại gia cầm tăng nhanh hơn so với khảnăng sản xuất, năm 1970 chỉ có 521 tấn thịt gia cầm được xuất khẩu nhưngđến năm 2004 đã tăng lên 9,7 triệu tấn Ngược lại, năm 1970 thịt gia cầm chỉchiếm 3,5% trong tổng sản lượng thịt thì đến nay tỷ lệ này là 12% Trongcùng thời gian này, thương mại trứng gia cầm tăng từ 0,4 triệu tấn lên 1,4triệu tấn [World’s Poultry Science Journal, 2006]

2.2.1.2 Về xuất nhập khẩu thịt gia cầm

Năm 1970 xuất khẩu thịt gia cầm của các nước đang phát triển chiếm2,9% thế giới, tỷ lệ này đã tăng lên 37,8% năm 2004 Sản lượng thịt gia cầmxuất khẩu tăng từ 1,4 triệu tấn lên 3,7 triệu tấn, tăng 166% trong giai đoạn1995-2004 Cùng trong giai đoạn này, sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu củacác nước phát triển chỉ tăng từ 4,4 triệu tấn lên 6 triệu tấn, tăng khoảng 38%.Điều đáng ghi nhận là các nước đang phát triển trở thành các nhà xuất khẩuthịt gia cầm chủ yếu trên thế giới [World’s Poultry Science Journal, 2006]

Bảng 2.5: Mười quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới

Quốc gia Năm 1970 (1000 tấn) Cơ cấu (%) Quốc gia Năm 2004 (1000 tấn) Cơ cấu (%)

Trang 38

Pháp 31 6,0 Bỉ 392 4,0

Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006

Sản lượng các loại thịt gia cầm cũng thay đổi theo thời gian, năm 1970,92% thịt xuất khẩu là thịt gia cầm nhưng đến năm 2004 giảm xuống còn75,4% Sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu tăng từ 0,5 triệu tấn lên 9,7 triệu tấntrong giai đoạn 1970-2004 Tốc độ tăng trưởng này là không cân đối Năm

1970, sản lượng thịt xuất khẩu của các nước châu Âu chiếm 84%, sau đó làcác nước thuộc khu vực Bắc và Trung Mỹ nhưng đến năm 2004 các nướcchâu Âu vẫn đứng đầu nhưng sau Mỹ, các nước châu Á chỉ có vai trò nhỏ bétrong xuất khẩu thịt gia cầm [Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006]

Năm 1970, Hà Lan là nước dẫn đầu về xuất khẩu gia cầm chiếm 39%thị phần trên thế giới, sau đó là đến Mỹ và Hungary Ở thời điểm này 8/10nước đứng đầu về xuất khẩu thịt gia cầm nằm ở Châu Âu, 4 trong số 8 quốcgia này là thành viên EC và 3 quốc gia là thành viên của COMECON Năm

2004, khu vực các nước này vẫn là những nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớnchiếm 87% lượng thịt gia cầm xuất khẩu trên thị trường Các nước đứng đầu

về xuất khẩu thịt gia cầm năm 2004 hoàn toàn khác so với năm 1970 Mỹ vàBrazil là hai nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn trên thế giới, chiếm 54,4% Năm

1970, Brazil không phải là nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhưng đến năm

2004, sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu của nước này đứng ở vị trí thứ hai vàvượt trội so với Mỹ Sáu quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn là các nước EU,

Trang 39

trong đó Hà Lan ở vị trí thứ ba Năm 1970, Thái Lan không phải là nhà xuấtkhẩu thịt gia cầm lớn nhưng đến năm 2003 họ đã tiến đến vị trí thứ 5 với sảnlượng thịt gia cầm xuất khẩu đạt 597.163 tấn nhưng sau khi có dịch cúm giacầm sản lượng giảm còn 319.336 tấn năm 2004 [Nguồn: World’s PoultryScience Journal, 2006].

Năm 1970 các nước châu Âu dẫn đầu về xuất khẩu thịt gia cầm thì đến

2004 các nước này lại trở thành các nước nhập khẩu thịt gia cầm, chiếm 50%lượng thịt gia cầm nhập khẩu trên thế giới Bốn nước nhập khẩu thịt gia cầmchính thuộc Châu Á và 1 nước Trung Mỹ Nhưng đến năm 2004, xu thế này

đã thay đổi, Nga là nước nhập khẩu thịt gia cầm lớn chiếm 12,6%, sau đó làTrung Quốc và Nhật Bản Đức ở vị trí thứ 5, chiếm 6,3% tổng lượng thịt nhậpkhẩu của thế giới Điều đó cũng cho thấy rằng thịt gia cầm hấp dẫn hơn cácloại thịt khác [Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006]

Trong năm 2008, Hoa Kỳ vẫn là nước đứng đầu thế giới về thịt gàBroiler sản xuất với sản lượng 17 triệu tấn thịt (đã giết mổ); thứ hai là TrungQuốc và Brazil: 11 triệu tấn mỗi nước, khối EU (27 nước) đứng thứ tư với 8triệu tấn [Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006]

Bốn nhà sản xuất lớn nhất này sẽ chiếm giữ 73% sản lượng thịt gàBroiler toàn thế giới Trong đó, Hoa Kỳ (27%), Trung quốc, Brazil mỗi nướcchiếm giữ 17% Khối EU năm nay chỉ chiếm giữ 12,5% (giảm 1,5% so năm2007) [Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006 ]

Hoạt động mậu dịch của sản phẩm thịt gà Broiler (Công nghiệp) liêntục tăng trưởng từ hơn thập niên qua và được dự báo tiếp tục tăng trưởngtrong năm 2008 và cả thập niên tới Đáng lưu ý là từ 2003 trở về trước thìHoa Kỳ luôn giữ vị trí là nước xuất khẩu nhiều thịt gà Broiler nhất Nhưng từ

2004 đến nay Brazil đã vượt qua Hoa Kỳ để vươn lên là nước dẫn đầu Ướctính 2008, Brazil xuất khẩu tới hơn 3 triệu tấn (trong khi đó cách đây 5 năm

Trang 40

2003, mới xuất khẩu được 1,8 triệu tấn) Năm 2008 Brazil xuất khẩu tới 40%lượng thịt gà Broiler xuất khẩu toàn cầu trong khi đó Hoa Kỳ đứng thứ haivới 33% [Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006].

Năm 2008 Liên bang Nga vẫn tiếp là nước nhập khẩu thịt gà Broilerlớn nhất với sản lượng trên 1,2 triệu tấn, mặc dù sản xuất trong nước đã liêntục tăng trong thời gian qua Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu đứng vị trí thứhai với 750 ngàn tấn, thứ ba là Trung Quốc với 500 ngàn tấn [Nguồn: World’sPoultry Science Journal, 2006]

Tiêu thụ thịt gia cầm năm 2008 vẫn tiếp tục tăng cùng với nguồn cungtăng mạnh đang là yếu tố đảm bảo cho tăng trưởng hoạt động mậu dịch củathịt gà Broiler Hoa Kỳ vẫn đứng đầu với mức tiêu thụ 45 kg thịtgà/người/năm; sau đó lần lượt là Brazil: 40 kg; Mexico: 25 – 30 kg; Liênbang Nga: 15- 20 kg; Thái Lan: 10 - 12kg; Trung Quốc: 7 – 8 kg Trung Quốcvẫn là nước có thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn nhất cho các sản phẩm thịt gàBroiler nhất là thịt đùi, cánh và chân gà [Nguồn: World’s Poultry ScienceJournal, 2006]

Bảng 2.6: Mười quốc gia nhập khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới

Quốc gia Năm 1970

(1000 tấn)

Cơ cấu (%) Quốc gia

Năm 2004 (1000 tấn)

Cơ cấu (%)

Ngày đăng: 23/02/2014, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Những đặc tớnh chung và riờng của gà - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 2.1 Những đặc tớnh chung và riờng của gà (Trang 23)
Bảng 2.2: Quy trỡnh phũng bệnh cho gà - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 2.2 Quy trỡnh phũng bệnh cho gà (Trang 27)
Bảng 2.3: Sản phẩm chăn nuụi thế giới giai đoạn 1975- 2005 - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 2.3 Sản phẩm chăn nuụi thế giới giai đoạn 1975- 2005 (Trang 35)
Bảng 2.4: Lượng thịt gia cầm 10 quốc gia sản xuất nhiều nhất trờn thế giới - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 2.4 Lượng thịt gia cầm 10 quốc gia sản xuất nhiều nhất trờn thế giới (Trang 36)
Bảng 2.5: Mười quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 2.5 Mười quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới (Trang 37)
Bảng 2.6: Mười quốc gia nhập khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 2.6 Mười quốc gia nhập khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới (Trang 40)
Bảng 2.7: Tổng đàn gia cầm cả nước giai đoạn 2000- 2008 - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 2.7 Tổng đàn gia cầm cả nước giai đoạn 2000- 2008 (Trang 41)
Bảng 2.8: Đặc điểm cơ bản của cỏc phương thức chăn nuụi gà - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 2.8 Đặc điểm cơ bản của cỏc phương thức chăn nuụi gà (Trang 46)
Bảng 3.1: Tỡnh hỡnh sử dụng đất đai của huyện Yờn Thế qua 3 năm (2007-2009) - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 3.1 Tỡnh hỡnh sử dụng đất đai của huyện Yờn Thế qua 3 năm (2007-2009) (Trang 56)
Bảng 3.2: Tỡnh hỡnh dõn số và lao động của huyện Yờn Thế qua 3 năm (2007-2009) - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 3.2 Tỡnh hỡnh dõn số và lao động của huyện Yờn Thế qua 3 năm (2007-2009) (Trang 58)
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yờn Thế qua 3 năm (2007-2009) - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yờn Thế qua 3 năm (2007-2009) (Trang 64)
Bảng 3.5: Bảng phõn tớch SWOT - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 3.5 Bảng phõn tớch SWOT (Trang 69)
Bảng 4.1: Giỏ trị và cơ cấu giỏ trị sản xuất ngành chăn nuụi huyện Yờn Thế năm 2007 – 2009 - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 4.1 Giỏ trị và cơ cấu giỏ trị sản xuất ngành chăn nuụi huyện Yờn Thế năm 2007 – 2009 (Trang 74)
Bảng 4.2: Số hộ, số con và sản lượng gà của toàn huyện Yờn Thế - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 4.2 Số hộ, số con và sản lượng gà của toàn huyện Yờn Thế (Trang 75)
Bảng 4.3: Tiờu thụ sản phẩm chăn nuụi gà đồi của huyện Yờn Thế - Tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ppt
Bảng 4.3 Tiờu thụ sản phẩm chăn nuụi gà đồi của huyện Yờn Thế (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w