1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Khoa học công nghệ: Nghiên cứu giải pháp hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng (cấp, thoát và xử lý nước) phục vụ nuôi tôm vùng ven biển ĐBSCL

305 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu giải pháp hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng (cấp, thoát và xử lý nước) phục vụ nuôi tôm vùng ven biển ĐBSCL
Tác giả TS Nguyễn Phú Quỳnh, ThS Đỗ Đắc Hải, ThS Ưng Ngọc Nam, ThS Nguyễn Văn Lân, PGS.TS Vũ Hoàng Hoa, ThS Đinh Thị Thùy Trang, KS Nguyễn Thị Khay, ThS Nguyễn Tài Thiện, KS Đỗ Hồng Lam, KS Trần Văn Trương
Trường học Trường đại học Thủy lợi
Định dạng
Số trang 305
Dung lượng 26,82 MB

Cấu trúc

  • Chương 1.Chương 1. MỞ ĐẦU (0)
    • 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG (0)
      • 1.1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm (0)
      • 1.1.2 Các hình thức nuôi tôm nước lợ phổ biến ở Viện Nam hiện nay (0)
    • 1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC (0)
      • 1.2.1 Vài nét về tình hình NTTS toàn cầu (0)
      • 1.2.2 Một số mô hình cấp, thoát và NTTS trên thế giới (0)
      • 1.2.3 Một số công nghệ và phương pháp xử lý nước cải thiện môi trường (0)
      • 1.2.4 Tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài 14 (0)
    • 1.3 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (0)
      • 1.3.1 Những hạn chế và tồn tại trong các nghiên cứu liên quan (0)
      • 1.3.2 Sự cần thiết thực hiện nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài (0)
    • 1.4 MỤC TIÊU, CÁCH TIẾP CẬN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, (0)
      • 1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (0)
      • 1.4.2 Cách tiếp cận (0)
      • 1.4.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.4.4 Nội dung nghiên cứu (0)
      • 1.4.5 Phương pháp nghiên cứu & kỹ thuật sử dụng (0)
      • 1.4.6 Trang thiết bị và kỹ thuật sử dụng trong quá trình nghiên cứu (0)
  • Chương 2.Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN (72)
      • 2.1.1 Vị trí địa lý (72)
      • 2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo (73)
      • 2.1.3 Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng (75)
      • 2.1.4 Đặc điểm địa chất (78)
      • 2.1.5 Đánh giá chung về nguồn lực tự nhiên (79)
      • 2.1.6 Đặc điểm khí tượng (80)
      • 2.1.7 Mạng lưới sông ngòi (87)
      • 2.1.8 Đặc điểm thuỷ triều vùng ven biển ĐBSCL (93)
      • 2.1.9 Đặc điểm thủy văn (96)
      • 2.1.10 Xâm nhập mặn (99)
      • 2.1.11 Chất lượng nước mặt (100)
      • 2.1.12 Nguồn nước ngầm (101)
    • 2.2 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU (104)
      • 2.2.1 Dân số và quan hệ xã hội (104)
      • 2.2.2 Kinh tế nông hộ và thu nhập (106)
      • 2.2.3 Đánh giá chung về nguồn lực xã hội (106)
    • 2.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (107)
      • 2.3.1 Tăng trưởng kinh tế (107)
      • 2.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (108)
      • 2.3.3 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính liên quan đến lĩnh vực NTTS (109)
    • 2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 (123)
  • Chương 3.Chương 3. HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ NTTS CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐBSCL (0)
    • 3.1 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY LỢI VEN BIỂN (124)
      • 3.1.1 Hệ thống đê biển, đê cửa sông, bờ bao (124)
      • 3.1.2 Hệ thống các cấp kênh (124)
      • 3.1.3 Hệ thống cống (125)
      • 3.1.4 Trạm bơm nước (125)
    • 3.2 VÀI NÉT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO CÁC HOẠT ĐỒNG NTTS VEN BIỂN ĐBSCL (126)
      • 3.2.1 Đánh giá chung về hiện trạng chất lượng nước và ô nhiễm nước vùng nuôi tôm ven biển ĐBSCL (126)
      • 3.2.2 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước (130)
      • 3.2.3 Các nguồn ô nhiễm chính tác động lên nguồn nước NTTS ven biển ĐBSCL (134)
      • 3.2.4 Ảnh hưởng của việc NTTS ven biển đến môi trường (136)
      • 3.2.5 Định hướng phát triển bền vững NTTS theo yếu tố môi trường (139)
    • 3.3 HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ THỦY LỢI PHỤC VỤ NTTS (141)
    • 3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (147)
      • 3.4.1 Về cấp, thoát nước và kiểm soát mặn (147)
      • 3.4.2 Về kiểm soát ngập lũ (147)
      • 3.4.3 Về phòng chống ngập úng và triều cường (147)
      • 3.4.4 Về cấp thoát nước cho các khu NTTS (148)
      • 3.4.5 Góp phần phát triển giao thông (148)
    • 3.5 NHỮNG TỒN TẠI CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI (148)
      • 3.5.1 Chi tiết những tồn tại về HTTL ở các tiểu vùng (150)
    • 3.6 QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ VÙNG ĐBSCL ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (153)
      • 3.6.1 Một số nội dung chính của quyết định số 5528/QĐ-BNN-TCTS (154)
      • 3.6.2 Một số nội dung trong báo cáo quy hoạch (160)
    • 3.7 QUY HOẠCH THỦY LỢI PHỤC VỤ NTTS (164)
      • 3.7.1 Quan điểm và nguyên tắc phát triển thuỷ lợi (164)
      • 3.7.2 Mục tiêu (165)
      • 3.7.3 Phân vùng – phân khu thủy lợi (166)
      • 3.7.4 Giải pháp cấp nước cho NTTS ven biển (172)
      • 3.7.5 Biện pháp công trình cấp nước (177)
    • 3.8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 (188)
  • Chương 4.Chương 4. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRONG VÙNG NTTS (0)
    • 4.1 KHÁI QUÁT HTTL NỘI ĐỒNG PHỤC VỤ NTTS (190)
      • 4.1.1 Thực trạng HTTL nội đồng cấp, thoát và xử lý nước trong nuôi tôm nước lợ ĐBSCL (190)
      • 4.1.2 Đánh giá tình hình HTTL nội đồng phục vụ NTTS ven biển (194)
    • 4.2 CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI CẤP, THOÁT VÀ XỬ LÝ NƯỚC TRONG VÙNG NUÔI TÔM (195)
      • 4.2.1 Tính đồng bộ, hợp lý (195)
      • 4.2.2 Tính đa mục tiêu (197)
      • 4.2.3 Đảm bảo cấp và thoát nước đúng yêu cầu nuôi bền vững (197)
      • 4.2.4 Góp phần phát triển bền vững (198)
      • 4.3.1 HTTL nội đồng đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh (199)
      • 4.3.2 HTTL nội đồng đối với vùng nuôi luân canh tôm - lúa có nguồn tiếp ngọt (200)
      • 4.3.3 HTTL nội đồng đối với vùng nuôi luân canh tôm - lúa không có nguồn tiếp ngọt (201)
      • 4.3.4 HTTL nội đồng đối với vùng nuôi quảng canh tôm rừng (202)
    • 4.4 BỐ TRÍ MẶT BẰNG HỆ THỐNG THỦY LỢINỘI ĐỒNG VÙNG NUÔI 179 (204)
      • 4.4.1 Bố trí mặt bằng HTTL nội đồng trong vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh (204)
      • 4.4.2 Bố trí mặt bằng HTTL trong vùng nuôi luân canh tôm - lúa có nguồn tiếp ngọt (207)
      • 4.4.3 Bố trí mặt bằng HTTL nội đồng trong vùng nuôi luân canh tôm - lúa không có nguồn tiếp ngọt (209)
    • 4.5 QUY MÔ HTTL NỘI ĐỒNG TRONG VÙNG NTTS (210)
      • 4.5.1 Chu trình nuôi và tiến độ cấp nước (210)
      • 4.5.2 Tính toán xác định hệ số cấp nước cho nuôi tôm ven biển (212)
      • 4.5.3 Tính toán hệ số tiêu nước cho vùng luân canh tôm - lúa (219)
      • 4.5.4 Quy mô các công trình thủy lợi trong vùng NTTS (221)
    • 4.6 QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG PHỤC VỤ NUÔI TÔM (225)
      • 4.6.1 Đặt vấn đề (225)
      • 4.6.2 Quy trình vận hành HTTL vùng nuôi tôm luân canh tôm - lúa có nguồn tiếp ngọt (226)
      • 4.6.3 Quy trình vận hành HTTL vùng nuôi luân canh tôm - lúa không có nguồn tiếp ngọt (227)
    • 4.7 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 (227)
  • Chương 5.Chương 5. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỦY LỢI TRONG KHU NUÔI VÙNG NTTS (0)
    • 5.1 MẶT BẰNG BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH HTKT CẤP, THOÁT VÀ XỬ LÝ NƯỚC TRONG KHU NUÔI (229)
      • 5.1.1 Mặt bằng bố trí công trình HTKT thủy lợi trong khu nuôi thâm canh, bán thâm canh (229)
      • 5.1.2 Mặt bằng bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật với kênh cấp, kênh thoát (239)
    • 5.2 Quy mô công trình HTKT khu nuôi (240)
      • 5.2.1 Quy mô các ao và hệ thống cấp - thoát trong khu nuôi (240)
      • 5.2.2 Hình dạng, kết cấu công trình (249)
      • 5.2.3 Một số điều quan trọng cần lưu ý trong việc bố trí công trình HTKT (257)
    • 5.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 (258)
  • Chương 6.Chương 6. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT NUÔI TÔM (0)
    • 6.1 CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỦY LỢI (259)
      • 6.1.1 Kênh mương kết cấu lắp ghép (259)
      • 6.1.2 Cống lắp ghép (261)
      • 6.1.3 Trạm bơm (261)
      • 6.1.4 Đập tạm (264)
    • 6.2 CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG AO (265)
      • 6.2.1 Đắp đất sét chống thấm (265)
      • 6.2.2 Lót đáy và mái bờ ao bằng màng chống thấm HDPE (266)
      • 6.2.3 Kết hợp lót đáy và bờ ao bằng màng chống thấm, gia cố và bảo vệ mái bờ ao bằng tấm bê tông đúc sẵn (268)
    • 6.3 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC (268)
      • 6.3.1 Ứng dụng công nghệ Nano bạc trong xử lý nước (269)
      • 6.3.2 Ứng dụng công nghệ khử trùng bằng tia cực tím (UV) (269)
    • 6.4 CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC (270)
    • 6.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 6 (270)
  • Chương 7.Chương 7. VÍ DỤ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CHO (0)
    • 7.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (272)
      • 7.1.1 Tên dự án (272)
      • 7.1.2 Chủ đầu tư: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (272)
    • 7.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ (272)
    • 7.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC DỰ ÁN (274)
      • 7.3.1 Vị trí vùng dự án (274)
      • 7.3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực dự án (275)
      • 7.3.3 Hệ thống sông ngòi và xâm nhập mặn (277)
      • 7.3.4 Một số vấn đề về nguồn nước và chất lượng nước (280)
      • 7.3.5 Tổng quan về nuôi tôm tại huyện Cần Giờ (281)
    • 7.4 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN (282)
      • 7.4.1 Mục tiêu chung (282)
      • 7.4.2 Mục tiêu cụ thể (282)
    • 7.5 NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN (283)
    • 7.6 THIẾT KẾ SƠ BỘ HTTL NỘI ĐỒNG VÀ HTKT THỦY LỢI KHU NUÔI (283)
      • 7.6.1 Sơ đồ mặt bằng bố trí hệ thống HTKT Thủy lợi khu nuôi (284)
      • 7.6.2 Quy mô các hạng mục công trình (286)
      • 7.6.3 Tính toán tổng mức đầu tư và lợi nhuận nuôi (289)
    • 7.7 KẾT LUẬN CHƯƠNG 7 (290)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (300)

Nội dung

Ngành Thủy sản có vị trí quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Trong những năm qua sản xuất thủy sản đã đạt những thành tựu đáng kể. Năm 2011 tổng sản lượng thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn (tăng 5,1 lần so với năm 1990, bình quân tăng 8,49 % năm), trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt trên 3,0 triệu tấn, sản lượng khai thác đạt 2,2 triệu tấn. Hàng thủy sản Việt Nam có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ngày càng gia tăng năm 2012 đạt gần 6,2 tỷ USD (tăng 30 lần so với năm 1990, bình quân tăng 18,6% năm) trong đó chủ yếu là tôm và cá tra. Thủy sản luôn trong tốp đầu các mặt hàng xuất khẩu của cả nước và giữ vị trí tốp 10 trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của cả nước, với diện tích nuôi tôm năm 2012 bằng 90,6% diện tích nuôi tôm của cả nước, đạt trên 595,7 nghìn ha. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây sản lượng nuôi tôm vùng ven biển tăng trưởng không nhanh như giai đoạn trước. Năm 2011 diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh ở khu vực ĐBSCL lên đến 97.691ha, năm 2012 dịch bệnh tiếp tục hoành hành trải dài theo các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Kiên Giang làm cho hơn 40.000 ha diện tích nuôi tôm bị thiệt hại.Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh trong nuôi tôm có nhiều nhưng tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân đến từ môi trường nước không đảm bảo, cụ thể là giải pháp thủy lợi cấp, thoát xử lý nước, tái sử dụng nước từ nguồn đến mặt ruộng chưa thực sự khoa học, chưa có quy trình vận hành, chưa có các giải pháp kỹ thuật, công nghệ hướng dẫn bố trí, xây dựng v.v.... Chính vì vậy, đề tài Nghiên cứu giải pháp hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng (cấp, thoát và xử lý nước) phục vụ nuôi tôm vùng ven biển ĐBSCL được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng nghiên cứu với sản phẩm tập trung chủ yếu vào việc xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật kỹ thuật thủy lợi nội đồng (cấp, thoát và xử lý nước) phục vụ cho các mô hình nuôi tôm vùng ven biển ĐBSCL là hết sức cần thiết.

1 MỞ ĐẦU

2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Hình 2.10: Phạm vi nghiên cứu của đề tài [63]

Vùng ven biển của ĐBSCL từ tỉnh Long An đến tỉnh Kiên Giang, thuộc địa bàn 8 tỉnh có diện tích tự nhiên 2.147.000 ha và dân số 7,55 triệu người (Bảng 1.2) Vị trí giới hạn vùng dự án như sau:

- Phía Bắc: Kênh T5 - kênh Rạch Giá-Hà Tiên - ngọn Cái Bé-Cái Tư - rạch Xẻo Chít – Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp – Cái Côn – sông Măng Thít – ranh tỉnh Bến Tre – kênh Chợ Gạo – sông Vàm Cỏ Tây – kênh Thủ Thừa – ranh huyện Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An.

- Phía Đông và Nam: là biển Đông từ cửa Soài Rạp đến Mũi Cà Mau, chiều dài khoảng 400 km bờ biển.

- Phía Tây: là biển Tây, chiều dài khoảng 350 km bờ biển

2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Vùng dự án có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, cao trình phổ biến từ 0,5 ÷ 1 m so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sông hoặc sông

- biển hỗn hợp có địa hình cao hơn; các khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc đầm lầy có địa hình thấp hơn (trung bình và thấp trũng) chiếm tới 89% Cao độ thấp nhất từ 0,0 ÷ 0,4 m, phân bố nhiều ở vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp, U Minh Thượng, ven sông Cái Lớn - Cái Bé, Cao độ cao nhất từ + 2,0 ÷ 2,5 m, phân bố ở vùng Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Vĩnh Châu, Bạc Liêu. Hướng dốc chính của vùng nghiên cứu là từ Đông Bắc – Tây Nam

Bảng 2-3: Diện tích phân theo cao độ các vùng dự án- đơn vị; (ha) [63]

Hình 2.11: Bản đồ địa hình ĐBSCL

Tác động của thủy triều, tiêu thoát nước mưa vùng nội địa đã hình thành nên ở vùng ven biển một hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, phân chia vùng thành nhiều ô nhỏ Phù sa và tác động của sóng biển, đã tạo nên ở vùng phía Đông Bắc của dự án có một số giồng cát gần với bờ biển, với cao độ từ 1,5 đến 3,0m (Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu) Phù sa

B B sông Tiền, sông Hậu, cũng đã hình thành các dải đất cao ven các sông rạch lớn.

Các khu vực tiếp giáp với biển có nhiều bãi bồi với mức độ ngập nước khác nhau, đa số các bãi bồi ngập nước không thường xuyên, ngập nước vào lúc đỉnh triều cao (đỉnh triều) và lộ đất vào lúc triều thấp (chân triều).

Như vậy về mặt địa hình, nếu giữ nguyên độ cao tự nhiên chỉ phù hợp cho các loại cây chịu ngập nước như rừng ngập mặn, rừng tràm, lúa nước, NTTS Việc trồng cây ăn trái, xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình dân dụng, khu dân cư đòi hỏi phải chi phí tôn cao mặt bằng rất lớn.

Phù sa và tác động của sóng biển, đã tạo nên ở vùng phía Đông Bắc của dự án có một số giồng cát gần với bờ biển, với cao độ từ 1,5 đến 3,0 m (như vùng Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu) Phù sa sông Tiền, sông Hậu, cũng đã hình thành các dải đất cao ven các sông rạch lớn

Các khu vực tiếp giáp với biển có nhiều bãi bồi với mức độ ngập nước khác nhau, đa số các bãi bồi ngập nước không thường xuyên, ngập nước vào lúc đỉnh triều cao (đỉnh triều) và lộ đất vào lúc triều thấp (chân triều) Dọc bờ biển có nhiều rừng ngập mặn, điển hình tại bờ biển của Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Tổng chiều dài bờ biển của vùng dự án (kể cả các vịnh nhỏ) khoảng

775 km, trong đó, bờ biển có núi đá dài 18 km, loại bãi bùn cát dài 607 km và loại bãi bùn cửa sông dài 150 km Dưới tác động rất phức tạp của chế độ thủy, hải văn và tác động của sóng gió, diễn biến đường bờ biển ĐBSCL phức tạp. Nhìn chung, bờ biển phần lớn có xu thế được bồi, tiến ra biển Tuy nhiên, cũng có một số nơi bị xói lở trầm trọng như cửa rạch Bùn (Gò Công), Long Toàn (Trà Vinh), cửa Gành Hào, Hố Gùi (Cà Mau).

2.1.3 Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng

2.1.3.1 Các nhóm, loại đất chính

Vùng dự án có 9 nhóm đất phân thành 24 loại đất, trong đó đất thủy thành có 8 nhóm và đất địa thành có 2 nhóm (đất trơ sỏi đá và đất đỏ vàng) phân bố chi tiết các loại đất như sau:

- Nhóm đất mặn: 758.985 ha, chiếm 40,49% diện tích tự nhiên trong đó tỉnh Cà Mau: 222.572 ha, tỉnh Sóc Trăng: 141.018 ha; tỉnh Bạc Liêu: 118.392 ha, v.v…

- Nhóm đất phèn: 596.046, chiếm 31,8% diện tích tự nhiên, trong đó tỉnh Kiên Giang: 277.328 ha, tỉnh Cà Mau: 201.545 ha và tỉnh Bạc Liêu: 82.431 ha.

- Nhóm đất líp (đất xáo trộn) có diện tích lớn thứ 3: 272.371 ha, chiếm: 14,53% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở hầu hết vùng dự án.

- Nhóm đất phù sa là loại đất thủy thành tốt nhất, thích hợp với nhiều loại cây trồng, có diện tích 78.757 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên trong đó tỉnh Kiên Giang 30.201 ha, tỉnh Long An 20.280 ha và tỉnh Trà Vinh 11.374 ha Nhóm đất này không có ở 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Năm nhóm còn lại có diện tích không lớn, gồm nhóm đất cát 27.839 ha, nhóm đất than bùn 25.950 ha, nhóm đất xám 12.732 ha, nhóm đất đỏ vàng

743 ha, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 614 ha.

Dải đất dọc bờ biển chủ yếu là đất mặn, trong đó phần lớn là đất mặn nhiều, một số nơi như Ngọc Hiển và rải rác ở Duyên Hải (Trà Vinh) là đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn Ở ven biển Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Gò Công có nhiều dải đất cát hẹp với địa hình cao Sát với dải đất ven bờ biển là dải đất mặn trung bình đến mặn ít; độ rộng thay đổi theo từng nơi từ 2- 3 km đến trên 10 km; Kế tiếp là dải đất phèn mặn trên địa hình thấp trũng.

Tóm lại, vùng dự án có 8/9 nhóm đất thuộc "đất có vấn đề” như đất cát thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng; đất xám thành phần cơ giới nhẹ, đặc biệt 3 nhóm đất mặn, đất phèn, đất than bùn phèn có tổng diện tích lên đến: 1.380.981 ha, chiếm 73,67% diện tích tự nhiên.

2.1.3.2 Tính chất lý học đất

Nhóm đất có thành phần cơ giới nhẹ gồm đất cát, đất xám, đất đỏ vàng còn lại 5 nhóm đất phù sa, đất mặn, đất phèn, đất than bùn, đất líp có thành phần cơ giới nặng do quy luật lắng đọng của phù sa, càng xa nguồn phát sinh thì hạt phù sa càng mịn Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ sét đối với 5 nhóm đất kể trên từ 53,14% - 63,0%.

Nguồn: Viện QHTL miền Nam

Hình 2.12: Bản đồ thổ nhưỡng vùng ĐBSCL Đất cát giồng nghèo hữu cơ (0,3 - 0,83%), các loại đất thủy thành (Pf,

ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Dân số và quan hệ xã hội

Tính đến năm 2013, diện tích tự nhiên của vùng dự án là 2.146.962 ha, với 8 đơn vị hành chính cấp tỉnh Toàn vùng có 6 thành phố thuộc tỉnh, 2 thị xã, 58 huyện và 739 xã, phường, thị trấn Ngoài ra, các đơn vị hành chính còn được phân nhỏ tới cấp ấp, khóm.

Vùng dự án có dân số 7.512.154 người (thống kê 2013), chiếm 42,04% dân số trung bình ĐBSCL và chiếm 8,65% dân số cả nước Mật độ dân số trung bình 351 người/km 2 , thấp hơn nhiều so với bình quân toàn ĐBSCL (447 người/km 2 ), nhưng cao hơn mật độ dân số trung bình toàn quốc (268 người/km2) Dân số vùng dự án phân bố không đều, mật độ dân số ở các phường, thị trấn cao hơn nhiều lần so với các xã, nhất là các xã ven biển.

Bảng 2-10: Hiện trạng dân số vùng dự án năm 2013

Phân theo T ỷ lệ dân số thành thị

Giới tính Thành thị & nông thôn

Na m Nữ Thà nh thị

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh năm 2013

Dân số đô thị vùng dự án có tốc độ tăng liên tục trong giai đoạn 2005 -

2013 (đạt 0,7%/năm) nhưng vẫn còn thấp Tỷ trọng dân số thành thị tăng từ17,85% năm 2005 lên 19,26% năm 2013, thấp hơn so với mức trung bình của ĐBSCL (23,35%) và cả nước (31,94%).

Trong giai đoạn gần đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vùng đã giảm đáng kể từ 13,49% năm 2004 xuống còn 9,46% năm 2012, tuy nhiên tỷ lệ sinh đẻ cũng như tỷ lệ tăng tự nhiên của vùng vẫn còn ở mức cao so với các vùng khác.

2.2.2 Kinh tế nông hộ và thu nhập

Tổng sản phẩm bình quân đầu người các tỉnh vùng dự án năm 2013 đạt 28,97 triệu/người, tăng 2,56 lần so với 2005 (11,32 triệu đồng/người), nhưng vẫn thấp hơn so với mức bình quân của ĐBSCL (34,0 triệu/người) và cả nước (34,8 triệu/người)

Trong những năm qua, vùng dự án đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác kế hoạch hóa gia đình, tốc độ tăng dân số đã giảm, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao nhưng mức độ phân hóa giàu nghèo của vùng vẫn còn lớn Đến năm 2013, tỷ lệ hộ đói nghèo ở vùng dự án vẫn còn 12,01% (ĐBSCL 9,3%, cả nước 11,76%), tốc độ giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong thời kỳ 2005 - 2013 đạt 4,7% /năm (ĐBSCL 10,7%/năm, cả nước 7,8%/năm)

Phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, khoảng chênh lệch thu nhập của nhóm có thu nhập thấp với nhóm có thu nhập cao đã tăng từ 7,2 lần năm

2005 lên 7,5 lần năm 2013 Đặc biệt, ở Sóc Trăng tỷ lệ này luôn duy trì ở mức 9%. Để khắc phục tình trạng đói nghèo, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp: chuyển đổi loại hình sản xuất, ngành nghề; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đô thị hóa, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển mạnh giáo dục và đào tạo để chuyển dịch lao động giữa các khu vực trong vùng và ra ngoài vùng.

2.2.3 Đánh giá chung về nguồn lực xã hội

Dân số trong độ tuổi lao động cao, đồng thời có khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật nhanh Mức sống của nhân dân trong vùng đang ngày càng được nâng cao, các sản phẩm của vùng (thủy sản, lúa gạo, trái cây ) đang dần dần khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước, cũng như thị trường thế giới, điều này góp phần làm cho người dân yên tâm tập trung sản xuất.

Trang thiết bị về y tế cũng như đội ngũ cán bộ chuyên môn có chất lượng khá tốt nên đời sống sức khỏe của người dân được chăm lo, cải thiện rõ rệt.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp, các chỉ số về giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong vùng còn thấp xa so với mức bình quân chung của ĐBSCL và cả nước Một bộ phận dân cư có cuộc sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nhất là ở vùng có đồng bào Khơme Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong vùng vào loại cao Phần đông lực lượng này trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật còn thấp; ngoài ra một số phong tục tập quán của họ cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển kinh tế gia đình, địa phương.

Dân số gia tăng tạo sức ép lớn lên các đô thị, đặc biệt là các đô thị trung tâm vùng, tiểu vùng Trên thị trường lao động ở vùng dự án hiện nay, cung lao động vẫn lớn hơn cầu lao động, sức ép về việc làm tương đối lớn, xu hướng lao động đi làm việc ngoại tỉnh, chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ tương đối phổ biến.

Chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân chưa tốt do cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện, trạm y tế còn thiếu, không đồng bộ và lạc hậu Nhìn chung, số dân tính trên 1 đơn vị trang thiết bị y tế của vùng đều cao hơn so với mức trung bình của cả nước, như máy cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp, thiết bị nội soi, máy sốc tim, xe cứu thương,

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Vùng dự án đã có tốc độ phát triển khá nhanh trong hơn 10 năm qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 của các địa phương trong vùng bình quân đạt 11,34%/năm (cả nước 7,5%/năm) và 10,61%/năm trong các năm 2011 - 2013 Cơ cấu các ngành kinh tế các địa phương trong vùng đều chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

Bảng 2-11: GDP theo giá so sánh và tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng dự án

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Tốc độ TT (%/năm)

Nông- lâm-thủy sản 35.238,10 52.459,56 58.934,17 8,28 3,96 Công nghiệp và xây dựng 14.797,59 27.913,28 34.587,38 13,53 7,41

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh năm 2013

Với tốc độ tăng trưởng cao, mức GDP bình quân đầu người của vùng dự án đã được nâng lên rõ rệt và rút ngắn khoảng cách chênh lệch với mức GDP bình quân đầu người của cả nước Năm 2013, mức GDP bình quân đầu người của vùng (theo giá hiện hành) đạt 28,97 triệu đồng, xấp sỉ so với mức bình quân của cả nước (34,8 triệu đồng)

Hình 2.18: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

2.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm vừa qua, cơ cấu kinh tế của vùng dự án đã có sự chuyển dịch đúng hướng với việc giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản còn cao, đến năm 2013 là 37,24% (so với tỷ trọng khu vực NLT trong tổng GDP cả nước năm 2013 là 19,67%)

Hình 2.19: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển ĐBSCL

2.3.3 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính liên quan đến lĩnh vực

Sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá, có đóng góp đáng kể vào sản xuất lúa và các nông sản khác của vùng ĐBSCL và cả nước Đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung Đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển dịch sản xuất luân canh trên nền đất lúa, các mô hình chuyển đất lúa sang NTTS, trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao

Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2005-2010 là 9,42%/năm, giai đoạn 2011-2013 đạt 7,63%/năm, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng đến năm 2013 đã đạt 112.117,5 tỷ đồng gấp 2,92 lần so với năm 2005

Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất đã góp phần đáng kể gia tăng giá trị nông sản và thu nhập trên 1 ha đất sản xuất Giá trị SXNN bình quân trên 1 ha đất NN tăng từ 32,44 triệu năm 2005 lên khoảng 77,82 triệu đồng năm 2013.

2.3.3.2 Thuỷ sản a Diện tích NTTS vùng ven biển ĐBSCL

NTTS khu vực ven biển vùng ĐBSCL trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng; từng bước phát triển thành một nghề sản xuất quy mô hàng hóa, có tính cạnh tranh cao Diện tích nuôi của vùng tăng từ 607.460 ha năm 2005 lên 712.210 ha năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,01%/năm Trong đó, diện tích NTTS nước mặn lợ là 626.643 ha (chiếm 87,99%) và diện tích NTTS nước ngọt là 85.567 ha (chiếm 12,01%) tổng diện tích NTTS.

(Nguồn: Chi cục NTTS/TS các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, năm 2013)

Hình 2.20: Diễn biến diện tích NTTS vùng ven biển ĐBSCL giai đoạn 2005 –

 Diện tích NTTS nước mặn, lợ

Trong giai đoạn 2005-2013, diện tích NTTS mặn, lợ vùng ĐBSCL tăng từ 543.312 ha năm 2005 lên 626.643 ha năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân 1,80%/năm Xét theo các địa phương, trong 8 năm qua, tốc độ tăng diện tích NTTS vùng ĐBSCL có sự khác nhau giữa các tỉnh; cao nhất là tỉnh Tiền Giang (9,99%/năm) kế đến là tỉnh Kiên Giang (4,98%/năm) Tuy nhiên, diện tích nuôi mặn lợ tỉnh Long An lại có xu hướng giảm 4,74%/năm và Sóc Trăng giảm 1,94%/năm.

Diện tích NTTS nước mặn, lợ của vùng ĐBSCL chủ yếu tập trung cao nhất ở tỉnh Cà Mau với 268.237 ha (chiếm 42,81% diện tích nuôi nước mặn,lợ), kế đến là Bạc Liêu với 126.031 ha (chiếm 20,11%), Kiên Giang đạt97.151 ha (chiếm 15,50%); các tỉnh còn lại có diện tích nuôi mặn lợ khá thấp như Sóc Trăng (46.887 ha, chiếm 7,48%), Bến Tre (39.422 ha, chiếm 6,29%),Trà Vinh (34.210 ha, chiếm 5,46%), Tiền Giang (10.011 ha, chiếm 1,60%) và

Long An (4.694 ha, chiếm 0,75%); tỉnh Vĩnh Long không có diện tích NTTS mặn, lợ

(Nguồn: Chi cục NTTS/TS các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, năm 2013)

Hình 2.21: Diện tích NTTS nước mặn, lợ vùng ven biển ĐBSCL 2005 – 2013

 Diện tích theo cơ cấu các đối tượng NTTS vùng ven biển

Năm 2013, tôm Sú vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các đối tượng nuôi mặn, lợ của vùng Diện tích nuôi tôm Sú đạt 563.112 ha (chiếm 89,86%).Tôm chân trắng bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2008, đến năm 2013 diện tích đạt là 40.403 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 6,45% tổng diện tích NTTS mặn, lợ của vùng và còn lại là diện tích nuôi các đối tượng khác (cua, cá biển, nhuyễn thể,…) là 23.128 (chiếm 3,69%) Đối với nuôi nhuyễn thể chỉ tập trung ở vùng hạ lưu sông Tiền và sông Hậu thuộc các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, TiềnGiang và vùng Bán đảo Cà Mau (xem Hình 2.13)

Tôm TCT; 6.45% Thủy sản khác; 3.69%

(Nguồn: Chi cục NTTS/TS các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, năm 2013)

Hình 2.22: Cơ cấu diện tích NTTS nước mặn, lợ vùng ven biển ĐBSCL năm

Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Kiên Giang Vĩnh Long 0%

Tôm Sú Tôm TCT Thủy sản khác

(Nguồn: Chi cục NTTS/TS các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, năm 2013)

Hình 2.23: Cơ cấu diện tích NTTS nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL năm

Bảng 2-12: Diện tích các đối tượng thủy sản nước lợ vùng ven biển ĐBSCL năm 2013

(Nguồn: Chi cục NTTS/TS các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, năm 2013)

Hình 2.24: Bản đồ Hiện trạng NTTS vùng ven biển ĐBSCL – năm 2013 b Về sản lượng NTTS

Với tổng diện tích NTTS vùng ven biển từ 607.460 ha (năm 2005) tăng lên 712,210 ha vào năm 2013, tổng sản lượng NTTS toàn vùng vẫn có nhịp độ tăng trưởng khá lớn, khoảng 9,77%/năm trong suốt giai đoạn.

SL nuôi nước ngọt SL nuôi nước mặn lợ Tổng SL NTTS

(Nguồn: Chi cục NTTS các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, năm 2013)

Hình 2.25: Diễn biến sản lượng NTTS vùng ven biển ĐBSCL giai đoạn 2005 -

Năm 2013, mặc dù diện tích nuôi nước mặn, lợ của vùng là rất lớn (đạt626.643 ha), cao hơn diện tích nuôi nước ngọt (85.567 ha) hơn 7,32 lần, tuy nhiên, sản lượng lại chỉ cao hơn 1,45 lần, nguyên nhân là sản lượng rất cao từ đối tượng cá Tra.

Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Sóc Trăng Bạc Liêu

Cà Mau Kiên Giang Vĩnh Long

(Nguồn: Chi cục NTTS/TS các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, năm 2013)

Hình 2.26: Diễn biến sản lượng NTTS các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL 2005 –

Diện tích NTTS cao là nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng NTTS tăng cao qua các năm giữa các tỉnh Tuy nhiên, trong đó vẫn có sự khác biệt từ đối tượng nuôi cá Tra với năng suất rất cao (đạt từ 200 – 300 tấn/ha/vụ), cùng với sự khác biệt của các mô hình nuôi tôm nước lợ Sản lượng cá Tra cao là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng sản lượng của tỉnh Bến Tre; trong khi đó, tổng sản lượng NTTS tỉnh Sóc Trăng tăng cao hơn so với các tỉnh khác chủ yếu từ diện tích nuôi tôm nước lợ TC c Diễn biến sản lượng NTTS nước mặn, lợ

Sản lượng NTTS nước mặn lợ tăng trong suốt giai đoạn 2005-2013, từ 321.447 tấn (năm 2005) đạt 621.888 tấn (năm 2013), tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng thủy sản nuôi nước lợ vùng ĐBSCL 8,60%/năm

Sản lượng NTTS các đối tượng nước mặn, lợ chủ yếu là tôm Sú, TCT và các đối tượng cua, cá mặn, lợ, nhuyễn thể; tập trung chủ yếu tại các tỉnh CàMau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre; các tỉnh còn lại đều có sản lượng NTTS nước mặn lợ thấp hơn 50.000 tấn vào năm 2013

Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Vĩnh Long

Sả n lư ợ g n n u ô i n ư ớ c m ặn lợ ( tấ n )

(Nguồn: Chi cục NTTS/TS các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, năm 2013)

Hình 2.27: Diễn biến sản lượng NTTS nước lợ các tỉnh vùng ven biển 2005 –

2013 2.3.3.3 Đánh giá về thiệt hại do dịch NTTS nước lợ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này đã mô tả các khía cạnh đặc trưng nhất trong điều kiện tự nhiên vùng ĐBSCL nói chung và 8 tỉnh ven biển ĐBSCL, trong đó đề cập sâu đến đặc điểm khí tượng, thủy văn, sông ngòi, đặc điểm thủy triều, đặc điểm xâm nhập mặn, chất lượng nước mặt, nước ngầm , là những yếu tố tác động chính đến hoạt động sản xuất NTTS ven biển Đã đánh giá chung đặc điểm kinh tế - xã hội vùng ven biển ĐBSCL,quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như phân tích hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính liên quan đến hoạt động sản xuấtNTTS Qua đó thấy được vai trò của NTTS nói chung và nuôi tôm nước lợ ven biển ĐBSCL nói riêng nhằm từng bước thay đổi cấu SXNN, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, và đặc biệt là trong điều kiện hạn, mặn diễn ra ngày càng trở nên gay gắt.

3 HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ NTTS CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐBSCL

4 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRONG VÙNG NTTS

5 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỦY LỢI TRONG KHU NUÔI VÙNG NTTS

6 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT NUÔI TÔM

7 VÍ DỤ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CHO

Ngày đăng: 17/06/2022, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009, Báo cáo “Những vấn đề và giải pháp quản lý khai thác, sử dụng nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề và giải phápquản lý khai thác, sử dụng nước
17. Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ thủy lợi phục vụ phát triển bền vững vùng NTTS nước ngọt ở ĐBSCL”; Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; 2008-2010; Chủ nhiệm: Mai Văn Cương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ thủy lợiphục vụ phát triển bền vững vùng "NTTS" nước ngọt ở ĐBSCL
18. Đề tài cấp Bộ: “Cơ sở khoa học thích ứng với BĐKH, nước biển dâng”;Trường Đại học Thủy lợi, 2009-2011, Chủ nhiệm: GS Nguyễn Sinh Huy Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ sở khoa học thích ứng với BĐKH, nước biểndâng”
19. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu các giải pháp KHCN Thủy lợi phục vụ NTTS vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau”; Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các giải pháp KHCN Thủy lợi phục vụ NTTSvùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau”
21. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu các giải pháp KHCN đánh giá và quản lý nguồn nước HTTL có cống ngăn mặn ở ĐBSCL”;Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam; 2003 - 2005; Chủ nhiệm: PGS.TS Tăng Đức Thắng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các giải pháp KHCN đánh giá và quản lý nguồnnước HTTL có cống ngăn mặn ở ĐBSCL”
22. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp, hoàn thiện HTTL nội đồng phục vụ một số mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở ĐBSCL”;Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; 2004 - 2005; Chủ nhiệm: GS.TS Lê Sâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp, hoàn thiện HTTL nộiđồng phục vụ một số mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở ĐBSCL
23. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN thủy lợi phục vụ phát triển bền vững vùng NTTS nước ngọt ở ĐBSCL”;Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; 2008-2010; Chủ nhiệm: Mai Văn Cương Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN thủy lợi phục vụphát triển bền vững vùng NTTS nước ngọt ở ĐBSCL”
24. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu diễn biến môi trường nước do hoạt động nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau ảnh hưởng tới môi trường và đề xuất các biện pháp khắc phục”;Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; 2001-2003; Chủ nhiệm: Ths. Lê Thị Siêng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu diễn biến môi trường nước do hoạt động nuôitôm ở tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau ảnh hưởng tới môi trường và đề xuất các biệnpháp khắc phục”
25. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo đảm phát triển bền vững các trang trại nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL”;Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; 2010-2012; Chủ nhiệm: TS. Trịnh Thị Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo đảm phát triển bền vữngcác trang trại nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL”
26. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu giải pháp xây dựng mới và nâng cấp các công trình kiểm soát mặn ở ĐBSCL nhằm thích ứng với BĐKH”; Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; 2009 -2011; Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Phú Quỳnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu giải pháp xây dựng mới và nâng cấp các côngtrình kiểm soát mặn ở ĐBSCL nhằm thích ứng với BĐKH”
28. Đề tài cấp Bộ:”Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bền vững cho các tiểu vùng sinh thái duyên hải miền Trung”;Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng tổng hợp nguồn nướcphục vụ phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bền vững cho các tiểuvùng sinh thái duyên hải miền Trung”
29. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp xử lý suy thoái môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùng nuôi tôm các tỉnh ven biển bắc bộ và vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL”; Viện Môi trường Nông nghiệp 2013-2015, chủ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp xử lýsuy thoái môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùngnuôi tôm các tỉnh ven biển bắc bộ và vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL
30. Đề tài cấp Nhà nước KC-08-18: “Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang NTTS ở các huyện ven biển ĐBSCL và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất”;Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; 2007-2009; Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Văn Lân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá suy thoái môi trường trong quátrình chuyển đổi đất nông lâm sang NTTS ở các huyện ven biển ĐBSCL và đềxuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất”
32. Đề tài cấp Nhà nước KC08-18: “Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển ĐBSCL”;Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2001 - 2005; Chủ nhiệm: GS.TS Lê Sâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội vùng ven biển ĐBSCL”
33. Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn môi trường vùng nuôi tôm ven biển”; Viện Môi trường và Tài nguyên; 2002-2003; Chủ nhiệm GS. TS Lâm Minh Triết Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải phápnhằm đảm bảo an toàn môi trường vùng nuôi tôm ven biển”
34. Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá - Kiên Giang;Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; 2011-2014;Chủ nhiệm: TS Nguyễn Phú Quỳnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biểnVịnh Rạch Giá - Kiên Giang
35. Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để xử lý môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùng NTTS tại các tỉnh ven biển Bắc Bộ và vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL”;Viện Môi trường Nông nghiệp; 2012-2015; Chủ nhiệm: PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp đểxử lý môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùngNTTS tại các tỉnh ven biển Bắc Bộ và vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL”
36. Đề tài cấp Nhà nước: KC-07-06 “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công trình thủy lợi phục vụ NTTS tại các vùng sinh thái khác nhau” - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2007- 2010; Chủ nhiệm: PGS.TS Hà Lương Thuần Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật côngtrình thủy lợi phục vụ NTTS tại các vùng sinh thái khác nhau”
37. Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác bền vững vùng Bán Đảo Cà Mau”; Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2007- 2010; Chủ nhiệm: PGS.TS Tăng Đức Thắng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khaithác bền vững vùng Bán Đảo Cà Mau”
39. Dự án “Quy hoạch chi tiết nuôi tôm 2 huyện Hòn Đất và Kiên Lương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch chi tiết nuôi tôm 2 huyện Hòn Đất và Kiên Lương

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w