NGƯỜI VIỆT TỰ NGẮM MÌNH
Người Việt tự ngắm mình I. Lý do để cuốn sách này có mặt - Nhìn người mà ngẫm đến ta “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” Tự xét đoán để khỏi bị xét đoán Không có quan toà nào lớn hơn ta cả “Yên Quốc rồi mới yên gia” Làm việc thì dễ, làm người mới khó II. Thước để ngắm mình Thành thật là nội dung thật của mọi hạnh phúc ở đời Phân biệt minh bạch trật tự, và phán xét là điều kiện tất yếu cho mỗi cá nhân và xã hội phát triển Sở trường là con đường phát huy cao nhất, là sở thích đạt tới hạnh phúc lớn nhất của cá nhân Ba phần của cơ thể đầu, tim, dạ dày tương ứng với ba cấp độ làm người Sức khoẻ, trí tuệ, điều độ, khoan dung, và công lý là bốn điều kiện sống tất yếu của mỗi cá nhân, cũng như xã hội III. Đào luyện con người Đạo đức là thói quen về điều thiện Mặc cảm tự ti Phản tỉnh căn tính “nô bộc” IV. Nhìn người mà ngẫm đến ta V. Tự ngắm mình Ngồi xổm Đi đất Mặc quần áo ngủ ra đường Văn hay chữ tốt không bằng ngu dốt lắm tiền Dở ông dở thằng, làm thầy không nổi làm tớ cũng chẳng xong Ăn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng Ăn nhanh, đi chậm, đái đường, hôn bụi dậm Ăn xó mó niêu Ăn vặt, khôn vặt, dâm vặt, gian vặt Phép vua thua lệ làng Người khôn ăn nói nửa chừng, làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo Cả vú lấp miệng em - Còi to cho vượt Ngậm miệng ăn tiền Tâm khẩu bất đồng: Khiêm tốn vờ - kiêu hãnh lén - Khen vờ - chê giả Được ăn, được nói, được gói mang về Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình Gia trưởng độc đoán Ích kỷ, đố kỵ. trâu buộc ghét trâu ăn Nịnh trên, đạp dưới, đá ngang Tính khí thất thường: mai nắng - trưa mưa - chiều nồm Đầu voi đuôi chuột Thể hiện nhiều, thực hiện kém VI. Tổng quát I. Lý do để cuốn sách này có mặt Nhìn người mà ngẫm đến ta Dân hai nhăm triệu ai người lớn Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con Tản Đà Đầu thế kỷ XX, thi sĩ Tản Đà là một cây bút thông kim bác cổ, thạo cả Đông học và Tây học, trong tham chiếu tầm vóc của nhân loại, đã đưa ra nhận xét thẳng thắn trên. Nghĩ cho sâu, thấy rằng, thi sĩ, học giả Tản Đà là một người rất yêu quê hương giống nòi. Ông là tác giả của bài thơ “Thề non nước”: Nước non nặng một lời thề Nước đi, đi mãi, không về cùng non Dù cho sông cạn đá mòn Còn non còn nước, hãy còn thề xưa. Nghìn năm giao ước kết đôi Non non nước nước không nguôi lời thề Vậy mà ông phản tỉnh dân tộc một cách thẳng thắn như vậy, chúng ta không thể nào xem nhẹ. Tầm vóc trí tuệ một dân tộc đã phát triển chín chắn được đo bằng cái gì? Nhìn sang Ấn Độ thế kỷ XX, thánh Gandhi còn dậy dân ấn phải có phẩm chất độc lập để sống trong độc lập. Lãnh tụ Tôn Trung Sơn huấn luyện nhân dân bằng “Chủ Nghĩa Tam Dân” để mở màn bước vào thời đại mới, hay Dân tộc Nhật Bản còn đang lo củng cố phong trào “Minh trị Duy tân” Tầm vóc trí tuệ cao nhất của một dân tộc được đo bằng khả năng luận lý của họ! Chính vì vậy mà qua nhiều đại hội quan trọng, qua nhiều phương tiện thông tin, chính phủ cùng các cơ quan hữu quan của ta đã cảnh báo: “công tác lý luận ở ta còn yếu kém”. Đã sang thiên niên kỷ thứ III, từ hạt nhân mà thi sĩ Tản Đà đã gieo hạt, có lẽ rất cần thiết để chúng ta nhìn nhận “cái hay - tật xấu” của người Việt bằng con mắt luận lý. Bởi nếu dân tộc, trước hết là đội ngũ trí thức không nhìn thấy thì dân gian sẽ nhìn thấy bằng cách ám thị và phiếm chỉ, rồi người bên ngoài cũng không thể đứng ngoài hoàn cảnh - đòi nhận xét chúng ta. Mới đây có một câu chuyện tiếu lâm bàn về tầm vóc chưa thành quý ông của người Việt rằng. ở quán karaoke kia, có các em mắt xanh mỏ đỏ chuyên nghề “đưa người cửa trước, rước người cửa sau” tâm sự rằng: “Có nhiều người đến với chúng em, ô tô có, xe máy có, xích lô có, thương gia có, học giả có, quan chức có. Mới đầu, ngoài cửa chúng em gọi họ là “các ông”, “các chú”, “các bác”. Khi vào đến bên trong rồi thì chúng em gọi tất cả bọn họ là “anh”. Nhưng khi xong xuôi, tiễn họ về thì chúng em coi tất cả bọn họ chỉ là “thằng” Như vậy trong mắt các em, một bộ phận đàn ông, dù ông hay bác, dù học cao hay học thấp, dù giầu hay nghèo, dù chức to hay chức nhỏ, vẫn chưa thấy các “quý ông”, mà mới chỉ thấy các “quý thằng” đem ví ra đổi lấy thú vui da thịt. Để hiểu thêm điều này, một lần, có một nhạc sĩ sau khi đi thư giãn “giọng hát vàng” cùng “bàn tay vàng” trong một quán karaoke về tâm sự cùng tôi: Con người nếu không cẩn thận, thì càng già lại càng thụt lùi thành đứa trẻ con nhiều tuổi. Thử ngẫm mà xem lúc trẻ lao vào học hành, trong đầu ôm bao nhiêu hoài bão cùng lý tưởng. Về già, khi có cả tiền, cả danh, cả quyền lại chỉ lo du hí những trò chơi của một thân xác co rút lại, thì có nghèo nàn về tâm hồn không? Ăn nhiều, uống lắm, suốt ngày có phải chỉ lo thêm cho chiếc dạ dày? “Hát mỏi tay” trên làn da của các em, có phải cách chỉ bố xung cho thận? Còn lại đời sống của tâm hồn hay trí tuệ thì nằm ở góc nào? Nếu không có đời sống của tâm hồn, chỉ có đời sống cho bản năng, thì không chỉ 4.000 năm, mà có thể đến cả 4 triệu năm, chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi vòng thơ ấu Vì như các nhà triết học và sinh học đã chắc chắn thừa nhận: Bản năng không bao giờ thay đổi, chỉ có duy trì và bảo tồn. Duy nhất chỉ có lý trí mới phát triển và tiến bộ. Lý luận là chặng phát triển cao nhất của trí tuệ. Vậy mà nhìn vào đời sống tri thức cũng như văn hoá của chúng ta hiện nay, thấy đâu đâu cũng nhan nhản các hội thơ về hưu, hội thơ xã, hội thơ chị em, hội thơ thanh xuân Ngay Tết Nguyên tiêu Quý Mùi vừa qua, tại Văn Miếu Hà Nội, đã diễn ra “Ngày thơ Việt Nam”, hay còn gọi là “lễ hội thơ”. Nhiều tờ báo đã đăng tải ngày lễ buồn đến vạ vật của thơ, không có khán giả, chỉ có vài nhà thơ không phân biệt cấp quốc gia hay làng xã, ra ra vào vào, đọc mấy vần thơ tẻ nhạt. Báo “An ninh Thế giới” ra ngày 20/2/2003, viết bài “Nàng Thơ cũng nhạt, phản ánh rõ ngày hội không đủ sinh khí thở hiu hiu của các nhà thơ xứ ta. Tại sao, “Kễ thờ” diễn ra ở một nơi trang nghiêm nhất, thậm chí được kéo cả cờ thơ, nghĩa là được Nhà nước và nhân dân ưu đãi mọi lẽ mọi đàng, mà lại chỉ có niềm vui rặt rẹo đến vậy? Câu trả lời là: - Thứ nhất: Lễ hội là sinh hoạt làng xã đến thế kỷ XXI sẽ không mấy thích hợp với các nhà thơ - được mệnh danh là ngành chữ nghĩa. Chữ nghĩa thì phải đem giáo hoá, đem sống giữa cuộc đời bằng những “giáo luật” sáng tác từ não, từ tim một cách nghiêm cẩn. Đằng này, các nhà thơ không chịu khó leo lên tháp ngà đó (đa số rất thiếu chuẩn bị về học vấn và văn hoá), đành lui xuống “chơi thơ” theo lối lễ hội làng. Than ôi, lễ hội làng thật, còn diễn trò nọ trò kia cho người đến xem, như người đời bảo “có tích mới dịch lên trò”. Đằng này các nhà thơ chẳng có thứ “tích” nào ngoài vài câu văn vần mang nặng cảm tính hoa - lá - cỏ vụn vặt, thì hòng gì diễn lên trò. Lại chỉ có lối khoe khéo khoe khôn xếp vần vặt vãnh thì làm sao có người đến xem cho nổi? - Thứ hai: Triết gia Hegel cho rằng: Một cuộc họp mặt muốn thành công chí ít phải có một diễn văn hay. Diễn văn - nghĩa là tính tư tưởng, hoặc tính “Đề tài” phải nổi lên mạnh mẽ và cuốn hút. Nhưng làm sao nổi? Vào lúc này, độc giả thừa biết, các nhà thơ lổn nhổn được cả nước, cả dân tộc cưng chiều từ trung ương đến làng xã, không có đủ trình độ đúc kết mấy vần thơ cảm xúc thành “đề tài”. Vì thế mà tại “lễ thơ”, khi dân tộc đã giành cho các nhà thơ mọi điều kiện ưu đãi nhất, họ cũng không thể “có bột mà gột lên hồ”. Nền văn hoá của một dân tộc nếu mới chỉ lấy nền thơ chung làm đỉnh điểm thì chưa thể có nhận thức trưởng thành. Không chỉ với thơ, nhìn qua kịch bản “Màn ảnh du lịch” ở xứ ta thì thường thấy. Mở màn ống kính quay núi non hùng vĩ, sông duyên dáng, thành phố cổ kính; rồi sau đó là các cô gái trẻ đi bộ hoặc thong dong đạp xe cả nhóm Điều đó nói lên cái gì? Trong các chương trình giới thiệu của thế giới, mở màn người ta sẽ quay những quang cảnh thuộc “văn hoá vật thể” tức các công trình kiến trúc: quảng trường, nhà thờ, nhà hát Sau đó sẽ quay về các văn hoá “phi vật thể” thuộc giá trị của lịch sử, tinh thần, hay danh nhân. Vậy mà nếu chúng ta không biết phô mình, thì thành phố dù cổ kính rêu phong đến đâu, rút cục chẳng có gì trưởng thành để khoe, ngoài vài cô gái chưa có gì nhiều hơn “vốn tự nhiên”. Khi thi sĩ Tản Đà nhìn ra: Dân hai nhăm triệu ai người lớn Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con thì có cay nghiệt, quá quắt không? Ngay Trung Quốc là một cường quốc về dân số và lịch sử, vậy mà trong cuốn “Chủ Nghĩa Tam Dân” của mình, lãnh tụ Tôn Trung Sơn cũng nói. ở Trung Quốc, mới chỉ có các cuộc chiến tranh liên miên giành đất, giành ngôi báu, và giành đàn bà, mà chưa có các cuộc chiến tranh giành tư tưởng và tôn giáo. Đất đai, ghế ngồi, đàn bà mới chỉ là những quyền lợi cho bản năng, chưa thể là những lý do chứng tỏ sự trưởng thành của những con người chín muồi về tư tưởng. Thiết nghĩ, cái nhìn của Tôn Trung Sơn rất gần gũi với dân tộc Việt Nam, và như vậy chúng ta không nên quá ngạc nhiên trước cái nhìn của thi sĩ Tản Đà. Và tôi viết cuốn sách này, mục đích của nó là mong ngụp lặn về chiều dọc - chiều sâu cỗi rễ của dân tộc, “gạn đục khơi trong” mong được cùng dân tộc có ngày gầy đây được khải hoàn ca trên quảng trường Tiến bộ - Lương tri - Nhân bản, sánh vai cùng những bước chân hàng đầu của toàn nhân loại. 1 “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” Có một nhà tư tưởng nói: “Một dân tộc không biết xấu hổ về mình thì chẳng thể khiến mọi người tôn trọng”. Điều này thật không thể tranh cãi! Một dân tộc là tầm vóc bao trùm của một quốc gia, gồm nhiều tộc người, nhiều hạng người, nhiều cá nhân, vậy mà dân tộc đó còn không biết tự soi lấy mình, thấy cái dở để tránh, thấy cái hay để học, thì làm sao có thể là môi trường sống kiểu mẫu cho các công dân của nó? Từ lâu đời, theo gốc Hán tự, người Việt vẫn nói, loại người không biết xấu hổ, chỉ là hạng “Vô sỉ” - tức không biết sỉ nhục, thì chỉ là hạng “vô lại” - không thành người được, cũng không đáng kể gặp lại. Người Trung Hoa còn lý giải rằng: Tri tuệ bất nhục Tri sĩ bất đãi Nghĩa là: Nếu hiểu biết thì sẽ không bị nhục. Nếu biết cái xấu hổ sẽ không bị ngược đãi. Từ cổ chí kim, từ Đông chí Tây, từ Ai Cập vòng qua Hy Lạp, đến La Mã, đến vùng Lưỡng Hà, đến Trung Quốc, rồi vòng qua châu Mỹ của người da đỏ, các dân tộc đều hình thành một lẽ sống khởi đầu đạo đức rằng: biết thẹn là giường mối đầu tiên của đạo - hạnh. Đơn giản như một thiếu nữ, nếu không hề biết thẹn về sự hở hang cơ thể của mình, thì làm gì mong với được đến đức trinh tiết? Một người đàn ông không biết xấu hổ về sự nhút nhát của mình, làm sao có được lòng dũng cảm? Một người không biết xấu hổ về sự dốt nát của mình, chẳng muốn vươn lên, cố gắng học hỏi, sao có được ngày trở thành thông tuệ? Người Việt có câu “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Điều đó diễn tả, nếu trong nhà, tức “đơn vị gia đình hạt nhân”, còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống, cách ăn, nết ở gương mẫu, trong nhà còn ẩu đả hỗn loạn, không có chữ Nhân, chẳng có chữ Hiếu, cũng không với được chữ Đức, khinh nhau như mẻ, cha không từ, con không hiếu, chữ Hiếu không tòng (chữ Trung - tức những giá trị công lý của quốc gia và nhân loại bị xem thường, không tìm thấy nổi một kẽ hở để rót ánh sáng vào), gia đình ấy bịt bùng trong bóng tối “giá áo túi cơm” của chính mình, không hắt ra khỏi cửa bất kỳ tia sáng phẩm chất, danh dự, sự tốt lành, tri thức, vinh quang nào làm sao có thể để mọi người tôn trọng được? * * * “Anh em khinh trước làng nước khinh sau” câu phương ngôn này của dân tộc ắt phải là một lẽ sống không thể nào chối cãi. Giờ đây, dân số nước ta đang tiến gần đến con số một trăm triệu (đứng hàng thứ 14 trên 192 nước thế giới), có thể coi như một cường quốc về dân số, nhưng thu nhập bình quân đầu người, nền kinh tế quốc dân, cũng như trình độ văn minh nói chung còn đang ở tốp cuối. Vậy “đây là lúc, có lẽ chẳng sớm sủa gì, khi chúng ta nên cùng nhau nhìn lại những “cái sỉ” của dân tộc, gạt cái xấu, cái bẩn qua một bên, làm cơ thể tự nhiên sạch sẽ và tốt đẹp. Người Việt có một câu hát mà ai cũng thích, nếu không thích thì cũng không thể nào không chấp nhận, đó là: “Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người”. Tại sao chương I của cuốn sách này lại có đề mục “Lý do để cuốn sách này có mặt”? Vì viết về quê hương là viết về cùng một lúc chiếc nôi lớn, nôi vừa, nôi bé nôi nước, nôi thôn, nôi làng, nôi xóm, nôi lọt lòng từ giữa bầu thai của mẹ, đó là một chiếc nôi ken dầy đặc tầng tầng lớp lớp nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người, vì vậy dường như ai cũng ái ngại, thậm chí lảng tránh nói về nó. Giống như một đứa con đi xa về quê, chỉ giành cho chú - bác - cô - gì họ mạc những nụ cười thân mật, mà rất ngại nói thẳng sợ rằng “sự thật mất lòng”. Nhưng đó mới chỉ là tình cảm máu mủ ruột rà thông thường, chưa phải là tình cảm của lương tri, mong gia đình, họ mạc, xóm giềng, quê hương, tổ quốc “lau sạch những tì vết” dù cho phải “thuốc đắng dã tật”, để tác thành một tầm vóc lớn của tri thức, danh dự và sự hùng cường. Để làm người có liêm sỉ, chắc hẳn con đường tiên quyết không thể nào khác được, đó là phải biết tự xét mình. Từ thời cổ đại Hy Lạp trong đền thờ Delphes đã ghi câu phương ngôn “Hãy tự hiểu mình” (connais toi - toi même). Để dạy người ta hãy nhìn lại chính mình, để phản tỉnh, ngõ hầu thấy cái sai mà sửa. Tại ấn Độ, Đức Phật Thích Ca cũng đã phát ra phương ngôn “Hãy tự giác ngộ mình” rồi sau đó mới có thể giác ngộ người khác. Còn người Việt vẫn nói một câu cửa miệng: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Dăn dạy người ta, bất cứ việc gì, trước hết hãy tự xét mình - xem có đáng trách không, sau đó hãy xét đến người khác. Vì khi ta xét mình, mở đầu ta đã thiết lập cái “biết sỉ” về đạo đức của mình, đó cũng là Tự trọng, và là danh dự. Đó là cách tự làm hùng mạnh chính mình. Muốn người khác trọng ta, trước hết ta phải biết “tự khinh”, gột rửa mọi cái “đáng khinh” thành cái “đáng trọng”, thì hiển nhiên, người đời sẽ nhìn ta cách tôn trọng. Đó không phải là Tự ti, mà là Tự trọng. Trái lại, nếu ta tự vênh vênh vác vác nâng mình lên trong tư thế Tự tôn, không tự gạn lọc những cái thấp hèn của mình, để nó bày ra trước mắt thiên hạ, thì làm sao tránh nổi con mắt khinh thị của người đời. Kinh Thánh có câu rằng: “Kẻ nào nâng lên sẽ bị hạ xuống, kẻ nào hạ xuống sẽ được nâng lên”, đó là ý nghĩa của việc Tự hạ - Tự xét mình lại được nâng lên; trái lại muốn Tự tôn - lờ đi việc xét mình lại bị hạ xuống. Ngắm cái gương của thiên hạ, gần ta nhất, không đâu đông dân như Trung Quốc, cũng chẳng đâu tự tôn như Trung Quốc đã từng coi mình là thiên tử, trung tâm của thiên hạ, vậy mà họ cũng đã xét mình qua cuốn sách “Người Trung Quốc xấu xí”. Chẳng đâu giầu như Nhật Bản (thu nhập đứng thứ nhì thế giới) vậy mà họ cũng đã xét mình qua cuốn sách “Người Nhật xấu xí”. Bên kia Đại Tây Dương, một nước Mỹ, kinh tế hùng mạnh, khoa học tiên tiến hàng đầu, vậy mà họ cũng phải can đảm nhận ra nhiều cái xấu của mình trong cuốn “Người Mỹ xấu xí”. Ngay thủ đô Paris kia, được mệnh danh là thành phố đẹp nhất thế giới, vậy mà các văn hào của họ, đặc biệt là Victor Hugo đã đua nhau dè bỉu một “vũng bùn hoa lệ” bên dòng sông Seine ô uế, ẩn nấp đầy rẫy tội lỗi ghê tởm ở dưới cống ngầm. Tất cả các tác giả của các cuốn sách đó, không phải những nhà vệ sinh lẩm cẩm, đòi “bới bèo ra bọ”, chê bai quê hương, mà.chính là, họ tìm cách lặn sâu vào cái đầm lầy “biết sỉ” của dân tộc, mong dân tộc trở nên trong lành hơn, mạnh mẽ hơn, và kiêu hãnh hơn. Tự sỉ là con đường không thoát khỏi để có được lòng Tự trọng. Bởi nếu chúng ta không tự nhìn thấy mình, thì thiên hạ sẽ “chỉ tận tay day tận trán” những cái xấu của ta. Chúng ta không nên lầm tưởng như một số cây bút luôn tự tôn phiến diện cho rằng: người phương Tây đang đổ về nghiên cứu tinh hoa của người phương Đông. Đã là khoa học, thì bất cứ cái gì cũng có thể trở thành đối tượng để nghiên cứu. Cho dù là phương Tây, phương Đông, một vạt rừng châu Phi, một sa mạc châu úc, hay một cánh đồng châu á, đến con muỗi, con ruồi, con vi khuẩn cũng đều trở thành đối tượng để nghiên cứu. Trên thực tế, mới ở thế kỷ XIX và XX thôi, người phương Tây coi các dân tộc châu á chỉ là thứ man di mọi rợ cần khai hoá. Họ coi thường nắm đấm và khí tiết của người Trung Hoa đến mức, chỉ có vài chục tay súng trường xông thẳng vào Thiên An Môn, hạ gục cung đình nhà Thanh, đang cầm quyền một dân tộc đông nhất thế giới, có số tuổi lão niên già đời hạng nhất lịch sử. Vào mỗi lần quốc khánh, các sử gia Trung Quốc lại ôn lại bài học cay đắng, hồi đó ngay vườn hoa Bắc Kinh, người phương Tây đặt các biểu ghi: “Cấm chó và người Trung Hoa”. Thật phỉ báng, họ coi người Trung Hoa chỉ bằng con chó (về việc này, chúng ta sẽ tham khảo lời của lãnh tụ Tôn Trung Sơn và các văn hào Trung Quốc bàn ở những trang sau). 2 Tự xét đoán để khỏi bị xét đoán Không thể nào khác được, như một câu trong Kinh Thánh: “Nếu chúng ta biết xét đoán mình thì khỏi bị xét đoán” (1). Chúng ta không xét đoán mình, đừng tưởng người khác cũng sẽ bỏ qua không xét đoán ta, trái lại họ càng xét đoán mạnh hơn bao giờ hết. Đây, chúng ta hãy nghe một chuyên gia triết học, bàn đến cái vị thế của người Phương Đông. Trong bài tiểu luận “Những kỹ năng của cơ thể” (Les techniques du corps) được in trong cuốn sách “Con người và thế giới”.(L’Home et le Monde), tác giả Mauss viết như sau: “Bạn có thể phân biệt nhân loại ngồi xổm và nhân loại ngồi ghế. Và theo đó, phân biệt những người có ghế và những người không ghế và không bệ ngồi. Những người có vị trí và những người không vị trí. Những con người có bàn và những con người không có bàn” (Vous pouvez distinguer l’humanité accroupie et l’humanité assie. Et, dans celle - ci distinguer les gens à bancs; les gens à sièges et les gens sans sièges il a les gens qui ont des tables et les gens qui n’en ont pas) (2). Theo cách nhìn mang tính khoa học rất vững này, tác giả không chỉ phân tích vào chủng tộc, xã hội, địa lý của người Châu Phi, châu á, mà còn xem xét chi ly đến từng “kỹ thuật” vận động của cơ thể. Ngồi xổm là cách ngồi của một con ếch, một con cóc, ở đó con người chưa xác định cái vị thế ít nhất của mình là một chỗ ngồi trên ghế. Người Việt vẫn quở những kẻ sống cùn, chầy bửa, bất cần rằng “Ngồi bệt rồi còn sợ gì ngã”. Ngồi bệt là ngồi thẳng xuống đất, ngồi lúc nào thì ngồi, bạ đâu ngồi đấy, muốn đi lúc nào thì phủi đít đứng lên đi, thật thoải mái, tuỳ tiện, và như vậy là một cơ thể sống bản năng, chưa xác định nổi cho mình một quyền sở hữu vị thế - là một chiếc ghế nào đó. Ngồi xổm còn tệ hơn, đó là cách nửa ngồi nửa đứng, đến cái mặt đất của chung cũng không dám tự tin đặt đít ngồi, nhấp nhổm, thấy bất lợi thì đứng phắt dậy, chuồn cho nhanh. Bởi thế tác giả Mauss còn suy diễn rằng: Ngồi xổm là chưa có chỗ ngồi! Chưa có ghế ngồi thì chưa phải là ông chủ! Đi xa hơn, không ngồi ghế thì cũng chẳng có bàn, không có bàn là không thể viết chữ, đó chỉ là hạng người nô bộc, bạ đâu ngồi đấy, chưa có chữ viết, và chưa thể có trí tuệ, cũng như chưa thể có ý thức về danh dự. Về kỹ thuật con người này, người Việt cũng có một câu nói dân gian giành cho những gã “Chí phèo”, hãnh tiến mà ngu dốt rằng: “kẻ ngồi xổm trên dư luận”. Ngồi trên dư luận là kẻ bất cần đến chữ “sỉ”, mặc người nói ra nói vào thế nào thì nói, nói chan tương đổ mẻ vào danh dự của ta cũng mặc. Nhưng đáng thương thay kẻ đó không dám ngồi trên dư luận bằng ghế ngồi, mà ngồi xổm như một kẻ thiếu văn hoá và hèn nhát. Ngồi xổm để còn tiện nhổm đít lên mà chạy. 3 Không có quan toà nào lớn hơn ta cả Nếu ta mắc lỗi nhỏ, tự ta biết sửa lấy mình thì sẽ không chuốc lấy cái xấu hổ bị người khác vạch ra. Nếu ta không biết sửa mình từ lầm lỗi nhỏ, để mắc vào tội lỗi sẽ phải chuốc lấy sự phán xét của người khác. Lúc đó ta trở thành bị cáo, trước con mắt quan toà của người đời. Bởi thế thi hào Đức Sin-le (Schiller 1759 - 1805) mới khẳng nhận cách con người phải tự phán xét lấy mình để không bị rơi vào nỗi nhục phải làm bị cáo. Ông nói: “Không có quan toà nào lớn hơn ta cả” (3). Một cách thẳng thắn hơn, triết gia Nietzsche cho rằng, con người không biết tự nhìn nhận thanh tẩy làm mới chính mình, sẽ tự huỷ, tự hoại, giống như con rắn không tự lột da thì sẽ chết. Văn hào Nga Dostoievski thì diễn tả, trong tâm hồn mỗi con người, đều có một bãi chiến trường đấu tranh giằng co từng gang từng tấc một giữa quỷ và người và chỉ khi nào phần người trong tâm hồn thắng thì con người mới sống đạo hạnh, trái lại phần quỷ trong tâm hồn thắng thì con người sẽ nhảy vào vòng tội lỗi để thoả thê dục vọng của mình. Ông nói: “Nếu nhìn rõ tâm hồn của mọi người thì chẳng ai là người không mắc lỗi”. Bởi vì trong tâm hồn ai cũng như ai đều nảy sinh những dục vọng, thấy nhà cao thì muốn chiếm, thấy ghế cao thì muốn tranh, thấy tiền nhiều thì sinh lòng tham, thấy gái đẹp thì muốn tận hưởng từ ngoài vào trong Những dục vọng cồn cào mạnh như quỷ dữ vừa thiêu đốt vừa lôi kéo con người; nhưng sở dĩ người đạo hạnh vẫn sống đạo hạnh, vì lẽ giữa bãi chiến trường của tâm hồn, phần người của anh ta luôn thắng phần quỷ dữ. Trái lại, những kẻ mắc lỗi là những kẻ đã để cho phần quỷ chiến thắng phần người. Bởi thế mà, từ cổ chí kim, người ta đều cho rằng, chiến thắng mình là chiến thắng đầu tiên nhất, quan trọng nhất, sau đó mới có thể nói đến việc chiến thắng cái khác. Như một nhà tư tưởng nói: “Chính mình chẳng kiềm chế nổi mình mà cứ muốn cài đạp người thì thật là ngu” (khuyết danh) Còn Chúa Jê-sus thì tuyên ngôn: “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình”. Tại sao phải chiến thắng mình? Các chuyên gia y tế tính rằng, dù hùm beo, hổ báo, rắn rết vừa mạnh mẽ, vừa chứa nọc độc đến vậy nhưng hàng năm trên thế giới, chỉ có khoảng trăm người chết vì chúng. Nhưng kinh khủng thay, mỗi năm có cả triệu triệu người chết vì những con vi trùng bé nhỏ. Tại sao vậy? Vì vi trùng có thể chui sâu vào tận lục phủ ngũ ngũ tạng của con người, phá huỷ từ trong phá huỷ ra thì cách gì để tránh? Vì thế con người không biết tự gột rửa mình từ trong tâm hồn cũng vậy, khi đó cả con người từ thể xác đến tâm hồn sẽ biến thành môi trường “khả nhiễm” để mọi thế lực từ ngọn gió bên ngoài đến vi khuẩn bên trong tấn công làm suy sụp, tiêu vong. Chúng ta thử hình dung, một con người mạnh khoẻ, nhảy ùm xuống đại dương tắm, cũng chẳng hề hấn gì; nhưng một người thể trạng yếu ớt chỉ cần mắc vài giọt nước mưa, cũng hoá cảm, rồi lâm trọng bệnh. Nhiều người ra chiến trường, gặp tên bay đạn lạc, vẫn có thể được cứu chữa bằng cách gắp viên đạn ra, nhưng có thể không cách nào cứu vãn nếu chỉ bị một chiếc rằm đâm vào chỗ hiểm. Người Trung Hoa nhất khoát chỉ ra rằng: “Thiên tác nghiệt do khả vị, tự tác nghiệt bất khả hoạt”. Nghĩa là: Trời tác oai tác quái gieo tai ách cho con người từ lũ lụt đến động đất núi lửa, vẫn có thể tránh được; nhưng khi tự con người gieo những mầm hoạ cho chính mình sẽ phải trôi vào vực thẳm Nhân - Quả, hái phải những tai họa không thể nào tránh được. Trong các môn võ thuật thôi, để luyện tập sức địch muôn người, võ sĩ trước hết phải luyện tập và vượt qua sự chống đối của chính mình, cũng như sự trì trệ, ngáng trở, cản ngăn của chính trọng lực mình. Hãy hình dung, ta là kẻ thù sát cách nhất của ta, mà ta không chiến thắng nổi ta, thì hòng gì đòi chiến thắng người. Và cũng hãy hình dung, ta là kẻ thân thiết nhất với ta, mà ta không quyến rũ nổi ta tin tưởng rằng ta là người tự trọng, có danh dự cao, có đạo hạnh nhiều, có kiêu hãnh lắm, thì làm sao thuyết phục nổi người đời rằng: ta là người đáng trọng? Vì thế mà triết gia Descartes cho rằng: “Tự thắng mình còn hơn thắng vũ trụ”. 4 “Yên Quốc rồi mới yên gia” Người Pháp cho rằng: Người ta chỉ có thể tựa vào mình bằng cách tốt nhất là biết “chống” lại chính mình. Như khi chúng ta ngồi một chiếc ghế tựa chẳng hạn, lưng chúng ta không ngã ra sau, không bị mỏi, là tựa vào chính phần nâng cao của ghế vừa chống - vừa đỡ lấy lưng chúng ta. Khi muốn chống đỡ một ngôi nhà tranh cho khỏi đổ cũng vậy, người ta thường làm những cây tre chống vào dui-mè từ bốn phía, những cây chống, chính là những cây vừa đỡ - vừa cho tựa để chiếc nhà không đổ. Chỉ có điều ngôi nhà là vật vô tri, nó phải cần sự chống - đỡ từ bên ngoài nó. Còn con người là một thân chủ hữu tri, nó phải biết phòng vệ mình bằng chính sức tự chống đỡ của mình. Tự phân tỉnh mình là cách tất yếu xây lên chính con người mình đến vậy, nhưng nhân gian, đặc biệt trong hoàn cảnh nước ta, chưa thoát khỏi nền sản xuất tiểu nông lạc hậu bao lâu, nên còn thủ cực rất nhiều tư tưởng tự tôn - ích kỷ, chỉ biết vơ vào theo lối vinh thân - phì gia. Không ít trường hợp có những học giả cao học nói trên truyền hình rằng: “không thể tin vào một người nào đó không biết yêu gia đình mình, không biết vì vợ con mình, lại có thể yêu được quốc gia”. Đây là một câu nói ngô nghê, không hề chứa đựng bất cứ một hạt nhân chân lý nào. Anh ta nói vậy, sao không chịu nhớ, tổ tiên ta từ xa xưa đã dạy. Yên quốc rồi mới yên gia Yên cửa yên nhà rời mới yên thân. Xưa nay, từ các sắc tộc bán khai thài có “lệ làng”, các quốc gia văn minh thì có luật lệ, đều là những giá trị công truyền - công lý để dẫn dắt mọi công dân của nó, vì thế triết gia Aristote từ thời cổ đại đã nói: “Con người là động vật xã hội”, các nhà xã hội học đương thời từ Đông chí Tây thì coi “Gia đình chỉ là tế bào của xã hội”. Vì vậy, người ta phải quy chiếu ánh sáng từ xã hội rộng lớn về nhà, để tác thành những công dân ưu tú, sau đó mới là người con có hiếu, người chồng có nghĩa. Chữ Trung ở trên chữ Hiếu nghĩa là, cái công lý, cái mang tính nhân quần phải lớn hơn các giá trị cá nhân rời rạc. Trái lại, không thể lấy hình ảnh vun vén trong gia đình ra, để quy chiếu cho tình yêu của quốc gia luôn đòi hỏi đức tận hiến đến vong thân. Để diễn tả chân lý này, Chúa Jê-sus đã từng dạy các môn đệ rằng: “Kẻ nào không biết từ bỏ thân quyến mình vác thập giá theo ta, thì chẳng xứng bước vào Nước Trời”. Với nhiều quốc gia thì điều này đã quá rõ ràng, ngay từ trước công nguyên, khi xây dựng thành phố, cái quan trọng hàng đầu của họ, là xây dựng quảng trường, để mọi người có thể đến trao đổi đàm đạo hay học biết những gì “Tiếng nói chung”- cũng là công lý dạy bảo; sau đó xây dựng đấu trường để các chàng trai luyện tập sức mạnh chiến đấu, đức can trường, lòng dũng cảm dám xả thân cho dân tộc - là đất sống của chung; sau nữa là kịch trường để mọi người đến rèn luyện tinh thần văn hoá nhân bản - biết sống sẻ chia, cao thượng với đồng loại. Vậy thì, một dân tộc nếu không học biết lương tri, chỉ nhờ cậy vào tình cảm ích kỷ nhặt nhạnh từ nhà ra xã hội sẽ chỉ chuốc lấy suy vong. Triết gia Hegel, người được coi là cha đẻ của môn lịch sử hiện đại đã quả quyết rằng: “Chẳng hạn người ta không thể nào giúp đỡ được gì với một dân tộc dân chủ bao gồm những người công dân ích kỷ hay đánh lộn, nhẹ dạ, kiêu căng, không có tin tưởng, cũng không có kiến thức, nói nhảm, khoe khoang. Một dân tộc như vậy thế nào cũng đi đến chỗ tan rã do chính sự ngu dốt của mình”(4). Về “lợi riêng - lẽ chung”, người Trung Quốc có một câu truyện trong “Cổ học tinh hoa”, xác định rõ ràng rằng. Ngày trước có một ông vua dẫn đoàn quân đông đảo sang xâm lược nước láng giềng. Đoàn quân kéo đến biên giới, trăm họ già, trẻ, gái, trai chạy tán loạn. Nhà vua nhìn thấy một thiếu phụ đang cuống quýt cùng ba đưa bé. Trước hết thiếu phụ bỏ đứa bé trên tay xuống cắp lấy hai đứa bé hai bên tay, rồi chạy. Chạy được một quãng, thiếu phụ đứng lại suy nghĩ, rồi bỏ một đứa bé bên tay xuống, chạy trở lại cắp đứa bé bị bỏ rơi lại đầu tiên, rồi chạy tiếp. Nhà vua cho bắt thiếu phụ, để hỏi ngọn ngành. - Tại sao, lúc đầu cô bỏ lại một đứa bé, chạy thục mạng; rồi sau đó bỏ một đứa bé đang bế trên tay xuống, quay lại đón đứa bé đã bị bỏ rơi? - Thiếu phụ trả lời: Ba đứa bé, hai đứa là con đẻ của tôi, còn đứa kia là cháu. Lúc đầu, do sợ hãi, và bản năng làm mẹ tôi, bỏ lại đứa cháu - con của anh tôi, bế lấy hai con mình. Nhưng chạy một đoạn tôi nghĩ lại, nếu mình cứu con mình chỉ là tình mẹ con trong gia đình. Nhưng nếu cứu cháu mình, thì sẽ là tình cảm thuộc về nghĩa lớn, thuộc dòng tộc, thuộc quốc gia. Và nếu con mình có chết, thì chỉ có mình đau khổ. Nếu cháu mình chết, họ hàng, xóm giềng sẽ coi mình là thứ vô tâm, ích kỷ, không tròn bổn phận với xã tắc. - Nghe vậy, nhà vua liền quay trở lại nói với những đạo quân. Một phụ nữ bình thường mà còn biết sống nghĩa lý như thế, thì xã tắc của họ làm sao có thể bị chinh phạt. Nói xong, nhà vua từ bỏ ý định xâm lược nước láng giềng, dẫn đoàn quân quay về. Một người phụ nữ của thời còn thắp đuốc, thắp mỡ ngày xưa, mà biết nhận ra lẽ sống “xả kỷ hiến tha” đến vậy, thử hỏi những con người, những cây bút, dù học cao mà còn quan niệm “vì cha mẹ, vợ con, gia đình trước, sau mới có thể vì thiên hạ”, thật hẹp hòi, lạc hậu làm sao. 5 Làm việc thì dễ, làm người mới khó Sau sự lẫn lộn về tình cảm của “cá nhân - dân tộc” ấy, không ít người lầm lẫn về mặc cảm tự tôn dân tộc. Người ta cho rằng, người Việt rất thông minh, bằng cớ là con em của chúng ta đã đoạt giải cao, huy chương vàng, huy chương bạc trong các kỳ thi toán quốc tế. Đúng, hẳn đó là điều đáng tự hào. Nhưng như nhiều giáo sư cảnh tỉnh: Cho đến nay, chưa một người trong các thần đồng đoạt giải quốc tế, từ thầy đến trò, trở thành một nhà toán học lý thuyết. Các thí sinh của ta mới chỉ là những “con gà chọi” được đào tạo qua các trường chuyên lớp chọn, mang chuông đi gõ xứ người, khoe khéo khoe khôn, nhưng giải thưởng dường như là mục đích cuối cùng, chứ không phải là bước khởi đầu để cho thí sinh giật giải vàng bước vào con đường tiến bộ chông gai vạn dặm. Nhiều người nói, người Việt chúng ta luyện cho mình một đôi cánh vạm vỡ, như học gạo, nỗ lực, phấn đấu, nhưng đôi cánh đó không được dùng để bay đi, mà sau khi được cấp chứng chỉ hạng ưu nó chỉ tìm cho mình một chỗ đậu vừa vững - vừa ấm, sao cho chức cao, lộc hậu, ở nhà to. Điều đó không chỉ đúng với những thí sinh đi thi quốc tế, mà đúng với đa số các thí sinh dự các kỳ thi mong kiếm được mảnh bằng kiếm sống. Người Trung Hoa có câu: “Làm việc thì dễ, làm người mới khó”. Đi học trước hết là để nâng cao trí thức, văn hoá, phẩm giá làm người, chất lượng sống của tâm hồn; nhưng trong đầu chúng ta chủ yếu mới là cách nghĩ: đi học để làm quan. Đi học để chức cao lộc hậu hơn người. Một ngày tôi được xem chương trình phát trên VTV3, về cá nhân xuất sắc, có kể chuyện về một thiếu niên vừa đoạt huy chương vàng qua một kỳ thi toán quốc tế. Trước hết, câu chuyện rất cảm động, và rất đáng trọng. Nhà em nghèo, bố mẹ tần tảo, nhịn ăn, nhịn mặc, quần quật làm thêm, mong giành tất cả điều kiện cho em ăn học. Đến cái ngày em đi thi, rồi đăng quang giải vàng, em chạy ngay ra chợ, sắm cho bố một bộ com-lê, sắm cho mẹ một sợi dây chuyền. Và em đem về, rưng rưng tặng cha - tặng mẹ. Bố mẹ em rưng rưng đón nhận quà, và cả ba đều như đang dự hưởng niềm vui: từ nay nhà ta hết khổ, đã đổi đời rồi. Câu chuyện tất nhiên là rất cảm động, tất nhiên là một tấm gương kiểu mẫu cho muôn nhà noi theo. Nhưng đúng lúc đó trong đầu tôi bỗng dội lên một câu hỏi: Bố mẹ em đã hy sinh tất cả cho em đạt tới thành công trong kỳ thi quốc tế, nhưng liệu bố mẹ em có dám trường kỳ hy sinh tiếp tục để em vác huy chương vàng như hành trang đầu tiên dấn bước trong hành trình cuộc đời? Với gia đình thì chưa rõ. Nhưng với bao gia đình thì dường như không thể, tóm lại, tất cả mọi người đã “gục ngã” thư giãn, tận hưởng, “thôi đủ lắm rồi” ngay ngưỡng cửa của vinh quang. Điều đó lý giải tại sao, chúng ta đã có rất nhiều thí sinh thông thái ở đẳng cấp cao nhất thế giới, vậy mà không có nổi một nhà toán học lý thuyết. Tại sao? Câu trả lời thật là đơn giản: Chúng ta mới chỉ biết lọt qua cửa khẩu một cách xuất sắc, sau đó vào trong thành tìm một nơi nghỉ ngơi, chè chén say sưa, tận hưởng vị ngọt cuộc đời, một lần cho tất cả, mà không tiếp tục hành trình. Nghĩa là, chúng ta mới chỉ có những thí sinh xuất sắc, mà chưa có những kẻ “hành hương” xuất sắc! Nhiều người lý do lý chấu rằng, vì Việt Nam còn nghèo khổ nên chưa có đáp ứng đầy đủ những điều kiện đi xa. Nói vậy là không đúng, vì toán học là môn tư duy thuần khiết, chỉ cần một chiếc bút và những tờ giấy là đủ điều kiện cho việc nghiên cứu, tư duy, tìm tòi toán học. Nói rộng hơn, mở ra các môn cần phương tiện như âm nhạc chẳng hạn, có nhiều nhạc công của ta từng du học ở nước ngoài, trong tay đã có sẵn đàn, vậy mà nhiều người thành thật tâm sự: - Với tôi, âm nhạc giờ đây đơn giản chỉ là hãy đam mê “văn ôn võ luyện” mỗi ngày, để cho nghề tinh thông hơn; nhưng phải thừa nhận tôi còn quá mải lo chuyện kiếm ăn mỗi ngày, chuyện gìn giữ tình cảm vợ chồng, vì thế những say mê lý tưởng càng ngày càng khô cạn trong đầu. Con người, ai chẳng muốn trở thành phi thường, muốn vậy phải đi bằng cách phi thường, nhưng hầu hết chúng ta vẫn tìm những lối đi bình thường - luôn luôn mở đầu từ “giá áo túi cơm”, nhìn xa xa vẫn chỉ thấy túi cơm cùng giá áo, thì làm sao mong đợi có thể hái được những vì sao của khát vọng. Hãy xem, chẳng phải Anh - xtanh (Einstein) chỉ với cây bút chì mới vài tờ giấy đã phát minh ra “Lý thuyết tương đối” vĩ đại là gì?. Thi hào Goethe có nói: “Một người mà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền thì không thể nào làm lý tưởng của minh đơm hoa kết trái”. Người Việt ta không chỉ lúc nghèo, lúc thiếu ăn mới kêu la về tiền, mà thậm chí lúc sung túc cũng kêu là về tiền, không biết cách dùng đồng tiền vào việc có ích hơn. Chẳng hạn có rất nhiều lần chính phủ rót những khoản tiền khá lớn cho các cuộc hội thảo, nhằm đầu tư cho một công trình nghiên cứu nào đó, nhưng việc đầu tiên người ta làm là chia số vốn đầu tư đó vào các phong bì rồi phát đều cho mỗi người, từ gần đến xa, từ vòng trong đến vòng ngoài của công trình. Lĩnh tiền xong ai cũng hỉ hả, và họ lại tiếp tục kêu ca về việc chưa có đầu tư để phục vụ công trình nghiên cứu. Giả dụ, chính phủ lại rót tiếp cho một khoản nữa, thì số tiền đó cũng chưa chạy ngay đến công trình, thêm một lần nữa nó lại bị xé lẻ, chạy tản mát ra các phong bì, chia đều cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu, và cán bộ của mọi phòng ban. Và nếu có n lần rót, thì vẫn có n lần sự chi chác xảy ra. Đó đúng là cách tiểu nông, luôn có cái nhìn xé lẻ, vụn vặt, chia chác, vơ vào cho quyền lợi cá nhân vị kỷ; đối nghịch hẳn lại với tinh thần khoa học, cần những cái nhìn tập trung cao độ nhắm đến mục đích lý tưởng. Cái nhìn vụ lợi tức thì, vội đem hạt giống ra ăn, làm thui chột cả những vụ mùa lớn của tương lai, không chỉ xảy ra với các thiếu niên chưa kịp bước vào đời, mà đáng tiếc thay xảy ra với cả những lớp cao học, thạc sĩ nọ, tiến sĩ kia đã dày dạn cả kiến thức lẫn kinh nghiệm trường đời. Đã qua mấy trục năm, lớp tinh hoa của nước nhà đã đi du học những nước tiên tiến ở khắp địa cầu, thử hỏi trong cả vạn người đầy ắp kiến thức và sở trường chuyên môn, có mấy người làm công tác chuyên môn, hay hầu hết đều nhảy sang làm công tác quản lý, giữ ghế này ghế nọ? Nhà triết học cổ đại Socrate cho rằng: Hạnh phúc lớn nhất của một con người, cũng như tài năng lớn nhất của con người đó là được sống trong Sở trường để phát huy chính Sở trường đó của mình. Nói dễ hiểu, thí dụ như cầu thủ Carlos người Brazil đang đầu quân cho đội Réal Madrid kia. Anh ta thuận chân trái, và trở thành hậu vệ trái hay nhất thế giới. Do đó chân trái cũng đem lại vinh quang tột đỉnh cho anh, rồi lương được trả cao, rồi anh càng đá càng hăng. Vì đá bóng vừa là đam mê sở trường của anh, vừa là tất cả sự nghiệp, và là những lợi ích anh thu được cho cuộc đời mình, cũng như cho đội bóng Réal Madrid, cũng như cho đội tuyển bóng đá Brazil. Người Trung Hoa có câu: “Một chiếc móng ngựa hỏng có thể mất một viên tướng, mất một viên tướng có thể mất một trận đánh, mất một trận đánh có thể mất một quốc gia”. Lịch sử loài người đã từng chứng kiến, cuộc chiến tranh của quân Hy Lạp với thành Tơ-roa ròng rã chín năm trời, chẳng thu được kết quả gì, nhưng cuối cùng do mất cảnh giác quân Tơ-roa đã ăn phải bả con ngựa gỗ bỏ lại của quân Hy Lạp. Thế là bao quân hùng tướng mạnh chống cự bấy lâu bỗng chốc trở tay không kịp với mấy mống người từ bụng ngựa gỗ chui ra. Hay chuyện thiên tài quân sự Napoléon kia, thất bại trong trận Oa-téc-lô (Waterloo), theo văn hào Victor Hugo vào đúng lúc đối kỵ linh hùng mạnh nhất xuất hiện vào thời điểm then chốt nhất để quyết định thắng lợi, nhưng than ôi tất cả đã lao xuống và lấp đầy chiếc khe nằm khuất sau quả đồi. Trận chiến thất bại chỉ vì đội quân của Napoléon đã sơ xảy thiếu điều tra kỹ lưỡng địa hình. Người Việt nói “sai một ly đi một dặm”. Giờ đây, chúng ta thử đặt câu hỏi và trả lời chính câu hỏi rằng: Vậy hầu hết số người cao học - du học - chuyên gia - tiến sĩ của ta đều bỏ sở trường chuyên môn được đào tạo của mình lao sang săn lòng các ghế quản lý, thì dân tộc có phải chỉ được hưởng tài năng sở đoán của họ mà thôi? Thực ra, đây là cái dớp còn lại sau nghìn năm Bắc Thuộc, vẫn cái kiểu “Học nhi ưu tắc sĩ” (học giỏi làm quan) của lớp học trò lều chõng ngày xưa. Đến đây, có lẽ cũng nên nhắc lại câu nói của người Trung Hoa “Làm việc thì dễ, làm người mới khó”. Cách làm người của tầng lớp tri thức ở ta đạt đến [...]... hại cái khôn” II Thước để ngắm mình Người việt có câu “Muốn tròn thì phải có khuôn, muốn vuông thì phải có thước” Đề tài cuốn sách của tôi là Người Việt tự ngắm mình Chúng ta ngắm mình không phải bằng cách chỉ ra hết tật xấu này đến tật xấu kia, những tật xấu mà trước hết có tôi, gia đình tôi, họ hàng tôi tham dự vào đó, mà chúng ta phải soi cái nét hay cùng tật xấu của mình qua một chiếc gương Vậy... phân biệt người mạnh người yếu, người giầu người nghèo, người sang người hèn, người chủ người tớ, người nam người nữ Mô hình này được thể hiện qua cơ chế Nhà nước là Quốc hội - Dân chủ Nghị Viện ) Và mô hình Cộng hoà này được Platon viết kỹ trong cuốn “Cộng hoà” (La République) (5) Đây là một trong cuốn sách lớn nhất của Platon ghi lại các cuộc đối thoại của thầy mình là Socrate - được coi là người chính... ta còn rất yếu ớt Nhiều người chữa mặc cảm tự ti bằng cách Tự tôn, tự cầm tóc mình nhấc lên, nhấc rễ cho cây cao tưởng sẽ là “Binh pháp” cải thiện vị trí của mình Chẳng hạn, tôi đã gặp vài nữ nhà văn, có chị vừa đưa truyện ngắn của mình cho người khác đọc vừa bảo: “Anh đừng chê nhé Nếu chê em không chịu được đâu!” Như vậy mở màn chị ta đã ngăn cản không muốn người khác nhận xét mình Với nhiều nhà văn,... đều biết cả - Thứ nhất: Mở đầu anh ta tự nhận mình còn rất quê mùa - Thứ hai: Tự sỉ mình còn chưa ra gì để tránh việc người khác sỉ mình Nhiều cây bút viết kịch bản phim truyền hình và điện ảnh thấy nhiều người chê quá, nên chưa kịp để người khác mở miệng, họ đã bảo: “ối dào, phim làm để kiếm tiền ấy mà, nó dở đến mức chính mình cũng không dám xem lại cái của mình (họ nói thế như thể hàm ý, đúng là... cơ hội nào dù nhỏ nhất, để ban thưởng cho mình Nhiều người vẫn nói hài hước, người Việt ta thấy con chuột chết ném ra đường cũng bổ ra, xúm đông xúm đỏ lại xem Phản tỉnh mặc cảm tự ti không chỉ với những quốc gia còn nhỏ, còn nghèo, còn lạc hậu, mà nó diễn ra với cả những dân tộc lớn, chẳng hạn như người Mỹ đã viết Người Mỹ xấu xí”, hay người Nhật cũng viết Người Nhật xấu xí” Và đây, chúng ta hãy xem... lý của mọi người Bởi lẽ, nếu đòi lấy chiếc gương của mình soi cho người khác thì thật nực cười, cũng như các nhà mỹ học nói: “Mỗi người một sở thích”, người ta không thể lây sở thích của mình như thích uống chè chê sở thích của người uống cà phê là kém Chiếc gương để chúng ta soi mình phải là chiếc gương của công lý Muốn tiến đến Công lý thì trước hết phải đưa ra Công truyền bàn bạc Vì vậy tự thân tôi... nhà sư không ăn để giúp cho mình kiêng cữ; sãi cũng vậy, cũng như người bán rau, bán gạo, bán thịt, bán vàng khác có thể ăn thịt, có thể ăn chay, đều phải thừa nhận, thịt nhiều dinh dưỡng hơn rau Như thế, người mạnh không thể “cường từ đoạt lý” ức hiếp, cướp lấy cái lý của người yếu, người lớn không thể cướp lý của trẻ con, người nam không thể cướp lý của người nữ, như người Việt nói, chớ có: Cha nói... của bạn với giá cao” Người nước ngoài đến đây, họ thấy người Việt bỏ tiền nhiều mua lụa tơ tằm, thì họ cũng bỏ tiền để mua Vì lụa tơ tằm khi đó chí ít đã có sự thẩm giá ở nơi sở tại Hay đơn giản họ thấy người Việt quý con cá Ba - sa, thì ở Mỹ, ở châu Âu người ta cũng biết quý theo Vậy mà tại đây, người Việt coi thơ rẻ như bèo, thì làm sao có thể nằm mơ ở phương trời nào đó có người cầm bèo tấm lên... vậy, lẽ nào người Việt còn tìm thấy lý do tự tôn” nào để đứng ra ngoài cuộc soi ngắm chính mình? 1 Lãnh tụ Tôn Trung Sơn bàn đến các thói hư tật xấu của người Trung Quốc, trong cuốn “Chủ nghĩa Tam dân” (Người dịch Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri) (12) Theo ý tôi về phương diện tề gia, người nước ngoài có thể không hiểu rõ gia đình Trung Quốc, nhưng về phương diện “tu thân”, họ có thể thấy rõ người Trung... thường, người Trung Quốc đều không quan tâm Thí dụ khi người Trung Quốc mới tới Mỹ, người Mỹ vốn đối xử bình đẳng, chẳng có gì phân biệt người Trung Quốc hay người Mỹ Về sau các khách sạn lớn của Mỹ đều không cho người Trung Quốc ở, các tiệm ăn lớn cũng không cho người Trung Quốc tới ăn uống Đó là do người Trung Quốc không có công phu tu dưỡng cá nhân Tôi có lần nói chuyện với một chủ tầu người Mỹ . phát minh ra “Lý thuyết tương đối” vĩ đại là gì?. Thi hào Goethe có nói: “Một người mà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền thì không thể nào làm lý tưởng của minh. năm rõ mười, để minh chứng cho luận điểm trên. Hồi tôi làm thuê cho công ty giầu khí Shell đống ở 21 Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh. Cách vài chủ