Đồ án môn học là hệ thống lại tất cả các kiến thức văn bản đã học, đồng thời giúp sinh viên có thêm một số kiến thức mới. Sau một thời gian nghiên cứu, sưu tập tài liệu, sàng lọc lại tất cả các kiến thức đã học để hoàn thành cuốn đồ án với đề tài môn học là “Nghiên cứu phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền may, ứng dụng phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền cho mã hàng” đã giúp em hiểu rõ hơn về việc phân chia ghép bước công việc và bố trí mặt bằng cho dây chuyền may may công nghiệp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ MAY
ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY
CÔNG NGHIỆP TÊN ĐỒ ÁN:
Nghiên cứu phân công công việc, bố trí mặt bằng dây chuyền may cho sản phẩm
và ứng dụng phân công công công việc, bố trí mặt bằng dây chuyền cho mã hàng
jacket 251U tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Giảng viên Th.S: Nguyễn Văn Thư
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Huyền Lớp: ĐHM12-K2
Mã sinh viên: 1750010683
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đồ án môn học là hệ thống lại tất cả các kiến thức văn bản đã học, đồng thờigiúp sinh viên có thêm một số kiến thức mới Sau một thời gian nghiên cứu, sưu tậptài liệu, sàng lọc lại tất cả các kiến thức đã học để hoàn thành cuốn đồ án với đề tàimôn học là “Nghiên cứu phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền may,ứng dụng phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền cho mã hàng” đã giúp
em hiểu rõ hơn về việc phân chia ghép bước công việc và bố trí mặt bằng cho dâychuyền may may công nghiệp
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, em luôn được nhà trường tạo điều kiện
để em có thể hoàn thành nội dung bài đồ án đúng thời hạn Em xin chân thành cảm
ơn tất cả các thầy cô trong khoa Công Nghệ May của trường Đại Học Công NghiệpDệt May Hà Nội và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn ThS Nguyễn Văn Thư đã tậntình giúp đỡ, hướng dẫn, chia sẻ thông tin kinh nghiệm về đề tài để em hoàn thànhđược đề tài một cách tốt nhất
Trong quá trình thực hiện cuốn đồ án đã giúp em tích củng cố kiến thức cũ
và tích lũy kiến thức để làm nền tảng cho thực tập tốt nghiệp, làm khóa luận tốtnghiệp sắp tới và nghề nghiệp trong tương lai
Do chưa được làm việc thực tế nên việc thực hiện đồ án hoàn toàn dựa trên
lý thuyết vì vậy không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của quý thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
I MỞ ĐẦU………
1 Lý do chọn đề tài………8
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát 9
2.2 Mục tiêu cụ thể 10
3 Đối tượng nghiên cứu 10
4 Phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Bố cục của đồ án 11
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………
Chương 1 Tổng quan về phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền 1.1 Một số quan điểm, khái niệm về phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền……….12-13 1.2 Tầm quan trọng của phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền…13 1.3 Cơ sở phân công công công và bố trí mặt bằng dây chuyền……… 14-15 1.4 Yêu cầu phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền………… 15
1.5 Nguyên tắc phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền………
1.5.1 Nguyên tắc phân công công việc………15-16 1.5.2 Nguyên tắc bố trí mặt bằng dây chuyền……….16
Trang 41.6 Quy trình thực hiện phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền1.6.1 Quy trình thực hiện phân công công việc………16-221.6.2 Quy trình thực hiện bố trí mặt bằng dây chuyền……….25-271.7 Yếu tố ảnh hưởng đến phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền1.7.1 Yếu tố ảnh hưởng đến phân công công việc………281.7.2 Yếu tố ảnh hưởng đến bố trí mặt bằng dây chuyền ……… 28
Kết luận chương 2……… 58 Chương 3 Đánh giá kết quả
3.1 Đánh giá kết quả đạt được………593.2 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đồ án……… 59-60
Kết luận chung 61 Tài liệu tham khảo 62 Phụ lục
Trang 5DANH MỤC BẢNGBảng 1.1 Bảng quy trình công nghệ may sản phẩm
Bảng 1.2 Bảng ghép bước công việc mẫu 1
Bảng 1.3 Bảng ghép bước công việc mẫu 2
Bảng 1.4 Bảng dự kiến thiết bị
Bảng 2.1 Bảng quy trình may sản phẩm mã 251U
Bảng 2.2.Bảng phân công lao động cho công nhân 1
Bảng 2.3 Bảng phân công lao động cho công nhân 2
Bảng 2.4 Bảng phân công lao động cho công nhân 3
Bảng 2.5 Bảng phân công lao động cho công nhâ 4
Bảng 2.6 Bảng phân công lao động cho công nhân 5
Bảng 2.7 Bảng phân công lao động cho công nhân 6
Bảng 2.8 Bảng phân công lao động cho công nhân 7
Bảng 2.9 Bảng phân công lao động cho công nhân 8
Bảng 2.10 Bảng phân công lao động cho công nhân 9
Bảng 2.11 Bảng phân công lao động cho công nhân 10
Bảng 2.12 Bảng phân công lao động cho công nhân 11
Bảng 2.13 Bảng phân công lao động cho công nhân 12
Bảng 2.14 Bảng phân công lao động cho công nhân 13
Bảng 2.15 Bảng phân công lao động cho công nhân 14
Bảng 2.16 Bảng phân công lao động cho công nhân 15
Bảng 2.17 Bảng phân công lao động cho công nhân 16
Bảng 2.18 Bảng phân công lao động cho công nhân 17
Bảng 2.19 Bảng phân công lao động cho công nhân 18
Bảng 2.20 Bảng phân công lao động cho công nhân 19
Bảng 2.21 Bảng phân công lao động cho công nhân 20
Bảng 2.22 Bảng phân công lao động cho công nhân 21
Trang 6Bảng 2.23 Bảng phân công lao động cho công nhân 22
Bảng 2.24 Bảng phân công lao động cho công nhân 23
Bảng 2.25 Bảng phân công lao động cho công nhân 24
Bảng 2.26 Bảng phân công lao động cho công nhân 25
Bảng 2.27 Bảng phân công lao động mã 251U
Bảng 2.28 Bảng dự kiến thiết bị mã 251U
Trang 7DANH MỤC HÌNHHình 1.1 Hình vẽ biểu đồ phụ tải
Hình 2.1 Hình vẽ biểu đồ phụ tải mã 251U
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí mặt bằng dây chuyền, đường đi BTP mã 251U
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTBTP: Bán thành phẩm
Tổng T/G: Tổng thời gian
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam với kim ngạch xuấtkhẩu đứng thứ 2 cả nước Năm 2019 giá trị xuất khẩu của ngành đóng góp tới 16%tổng GDP Trong 5 năm qua, ngành dệt may liên tục tăng trưởng với tốc độ bìnhquân 17% hàng năm Năm 2019 ngành dệt may Việt Nam thu được 39 tỷ đô la Mỹ từxuất khẩu Đặc biệt khi hiệp định EVFTA đã được Nghị viện Châu Âu thông qua vàongày 12/2/2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩucho ngành dệt may, đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may đã chịu tác động khôngnhỏ của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung suốt năm rưỡi qua và mới đây là dịchbệnh covid 19, các doanh nghiệp may mặc gặp phải rất nhiều khó khăn Để vượt quathời kì khó khăn này và tiếp cận thời cơ về hiệp đinh EVFTA đòi hỏi các doanhnghiệp phải nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất, giảmgiá thành của sản phẩm Để thực hiện được điều này thì việc phân công công việc và
bố trí mặt bằng dây chuyền phù hợp đóng vai trò không hề nhỏ trong hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp Việc phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyềnmay công nghiệp phù hợp, hiệu quả giúp cho chuyền hoạt động hiệu quả, phát huytối đa năng lực của công nhân, công suất của máy móc thiết bị cũng, tao môi trườnglàm việc công bằng, giúp loại bỏ một số loại lãng phí trong quá trình sản xuất từ đógiúp quá trình lao động hiệu quả, tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sảnphẩm Ngược lại nếu việc phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền khônghợp lý sẽ dẫn đến chuyền làm việc không hiệu quả, gây lộn xộn trong chuyền, côngnhân không được bố trí đúng công việc dẫn đến hiệu quả làm việc thấp, năng suất,chất lượng giảm, giá thành sản phẩm tăng lên đôi khi còn phải tốn thêm chi phí đểsửa chữa hàng hỏng
Đối với bản thân em khi vừa mới được trải qua môn học công nghệ sản xuất maycông nghiệp 2, nắm được những kiến thức cơ sở lí luận cơ bản về phân công côngviệc và bố trí mặt bằng dây chuyền công nghiệp và áp dụng vào thực hành một số mãhàng đơn giản mà chưa thực hiện được các mã hàng có độ khó và phức tạp Chính vì
Trang 10vậy em lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu phân công công việc và bố trí mặt bằng dâychuyền may công nghiệp” để tìn hiểu sâu sắc hơn, đông thời là những cơ sở đầu tiêncho công việc trong tương lai.
2 Tổng quan đề tài nghiên cứu
a Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực đồ án
Hiện nay các đề tài nghiên cứu về phân công công việc và bố trí mặt bằng dâychuyền không nhiều, chỉ có một số giáo trình, tài liệu học tập viết về phân công côngviệc và bố trí mặt bằng dây chuyền, có thể tổng quan các tài liệu sau:
- Tài liệu học tập môn Công nghệ sản xuất may công nghiệp 2 của Trường Đại họcCông nghiệp Dệt may Hà Nội( tài liệu lưu hành nội bộ) Ở chương 3( thiết kế dâychuyền may công nghiệp) đã đề cập đến nguyên tắc, quy trình, phương pháp phâncông công vệc và bố trí mặt bằng dây chuyền
- Giáo trình Thiết Kế Dây Chuyền May 2 do Lê Thị Kiều Liên chủ biên( tài liệu lưuhành nội bộ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) Ở bài 6 và bài 7 viết về bố trí dâychuyền sản xuất và mặt bằng thiết bị
- Giáo trình môn học Công Nghệ May 5 do TS Võ Phước Tấn, KS Bùi Thị CẩmLoan và KS Nguyễn Thị Thanh Trúc chủ biên).ở chương VII( thiết kế và điều hànhchuyền may) đã đề cập đến các công thức tính các chỉ số của dây chuyền, nội dungghép chuyền, bố trí mặt bằng sản xuất
- Luận văn Xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất áo jacket nam 2 lớp mãhàng L45500 tại công ty Tinh Vina( Thanh Miện- Hải Dương) của Đoàn Thị Quỳnh
đã đưa ra quy trình thiết kế chuyền và bố trí mặt bằng dây chuyền mã hàng L45500Nhìn chung các liệu này đã có nhiều đóng góp ý nghĩa về phân công công việc và
bố trí mặt bằng thiết bị Tuy nhiên các tài liệu này chỉ mới dừng lại ở việc cung cấpnhững kiến thức lý thuyết cơ bản, cơ sở lý luận về phân công công việc và bố trí mặtbằng dây chuyền may công nghiệp cho những mã hàng đơn giản mà chưa đi sâu vàocác mã hàng cụ thể có độ phức tạp cao
b Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước thuộc lình vực đồ án
Chưa tìm thấy tài liệu
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Quy trình phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Ghép bước công việc cho áo Jacket mã 251U
- Bố trí mặt bằng dây chuyền cho áo Jacket mã 251U
Trang 11- Xây dựng tiêu chí đánh giá ghép bước công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền cho
áo Jacket mã 251U
- Đánh giá chất lượng phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
- Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến phân công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền,nguyên nhân, giải pháp
- Đưa ra và đánh giá phát sinh lỗi trong quá trình phân công công việc và bố trí mặtbằng dây chuyền
4 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
- Phân công công việc cho mã hàng Jacket 52
- Bố trí mặt bằng dây chuyền cho mã hàng jacket 52
- Xây dựng tiêu chí đánh giá phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
- Đánh giá chất lượng phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
5 Đối tượng nghiên cứu
Phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
6 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu phương pháp, quy trình phâncông công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền tại Trường Đại học Công nghiệpDệt may Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: Thực hiện trong giai đoạn 21/10/2020- 18/12/2020
7 Câu hỏi nghiên cứu
- Quy trình phân công công việc dựa trên cơ sở lý luận nào?
- Quy trình bố trí mặt bằng dây chuyền dựa trên cơ sở lí luận nào?
- Quy trình phân công công việc mã hàng Jacket 52 được thực hiện như thế nào?
- Quy trình bố trí mặt bằng dây chuyền mã hàng Jacket 52 được thực hiện như thếnào?
- Đánh giá chất lượng phân công công việc theo những tiêu chí nào?
- Đánh giá chất lượng bố trí mặt bằng dây chuyền theo những tiêu chí nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân công công việc?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bố trí mặt bằng dây chuyền?
8 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin: từ các tài liệu thu thập được, phân tíchlàm rõ các nội dung của đề tài nghiên cứu, luận giải các vấn đề nghiên cứu rõ ràngđảm bảo tính khoa học, chính xác đồng thời tổng hợp, sắp xếp các tài liệu đã thu thậnđược một cách khoa học, có hệ thống phục vụ cho việc nghiên cứu dễ dàng hơn
9 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về phân công công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyềnChương 2 Phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền cho mã hàng Jacket52
Trang 12Chương 3 Xây dựng tiêu chí đánh giá phân công công việc và bố trí mặt bằng dâychuyền
Chương 4 Đánh giá chất lượng phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ BỐ TRÍ MẶT
BẰNG DÂY CHUYỀN
1 Một số khái niệm, quan điểm về phân công công việc và bố trí mặt bằng dây
chuyền
1.1 Bước công việc
Bước công việc là đơn vị cơ sở của quá trình sản xuất được thực hiện trên nơi làmviệc bởi một nhóm công nhân sử dụng 1 loại máy móc thiết bị trên một đói tượngnhất định
Trang 13Dây chuyền sản xuất là tập hợp một số nhóm người cùng tham gia sản xuất trongphân xưởng may nhưng mỗi người được phân công làm việc nhất định Người làmsau làm tiếp công việc người làm trước để cuối cùng hoàn thành sản phẩm với thờigian ngắn nhất.
1.1.3 Trình tự công việc
Trình tự công việc là thứ tự các bước mà một người công nhân phải tuân thử khi thựchiện công việc
1.1.4 Thời gian chế tạo
Thời gian chế tạo là thời gian cần thiết để 1 sản phẩm được làm ra
1.1.5 Thời gian chính
Thời gian chính là thời gian trực tiếp sử dụng thiết bị may
1.1.6 Thời gian hao phí
Thời gian hao phí là thời gian không hoạt động bao gồm thời gian vệ sinh cá nhân,nghỉ giải lao, nghỉ do sự cố thiết bị chờ hàng
Trang 141.1.12 Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực của người lao động được thể hiện bằng số lượng sảnphẩm hoặc khối lượng công việc có thể hoàn thành trong một đơn vị thời gian hay sốthời gian cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoặc khối lượng công việc trong điều kiện
tổ chức kĩ thuật nhất định
1.1.13 Bố trí mặt bằng sản xuất
Bố trí mặt bằng sản xuất là phương pháp sắp xếp đem lại hiệu quả cao nhất cho máymóc và thiết bị cũng như sự giảm tối đa chi phí sản xuất bằng cách cung cấp vật liệu
và bán thành phẩm nhanh nhất và giảm tối đa công việc chuyển giao từ vị trí này snag
vị trí khác trong suốt quá trình sản xuất từ khi nhận nguyên iệu cho đến khi giao sảnphẩm cuối cùng
1.2 Tầm quan trọng của phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
Việc phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền trong sản xuất may côngnghiệp là vô cùng quan trọng Phân công, ghép bước công việc và bố trí mặt bằngdây chuyền giúp phát huy đươc tối đa năng lực , tay nghề của người công nhân, nângcao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị Từ đó rút ngắn được đường đi bán thànhphẩm, giúp bán thành phẩm được vận chuyển liên tực theo 1 chiều Như vậy việcphân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền phù hợp sẽ giúp dây chuyền hoạtđộng hiệu quả, tránh các hiện tượng ùn tắc, trì trệ trong quá trình sản xuất từ đó laoij
bỏ các lãng phí trong sản xuất như vận chuyển, chờ đợi,…, giảm chi phí sản xuất,nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm
1.3 Cơ sở phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
Để phân công công việc và bố trí mặt bằng đạt hiệu quả cao, đảm bảo độ chính xác,thì ta phải dựa vào các cơ sở sau:
- Căn cứ vào bước công việc của quy trình may sản phẩm: các bước công việc củaquy trình được phân tích cụ thể cách lắp ráp hoàn thiện của một sản phẩm, vì vậy nógiúp cho việc phân công công việc chính xác hơn
Trang 15- Căn cứ trang thiết bị của xí nghiệp: Thiết bị là phương tiện thực hiện chế tạo rasản phẩm, vì vậy khi thiết kế chuyền ta phải nắm được số lượng thiết bị cần thiết đểchế tạo ra sản phẩm từ đó xem xét và bố trí trang thiết bị hợp lý hơn.
- Căn cứ vào số lượng mã hàng và ma trận tay nghề của công nhân trong chuyền:sản lượng và tay nghề của công nhân cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhịp dâychuyền, bố trí công nhân làm các vị trí công việc phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến
kế hoạch sản xuất do hiện tượng tắc nghẽn trong quá trình sản xuất, chậm tiên độgiao hàng
- Căn cứ vào tổng thời gian chế tạo sản phẩm và thời gian làm việc của công nhântrong ngày: thời gian chế tạo sản phẩm và thời gian làm việc trong ngày của côngnhân nó giúp ta có cơ sở để tính toán chính xác những yêu cầu cần thiết Như sốcông nhân,thiết bị, năng suất, đơn giá của mỗi công đoạn, kế hoạch sản xuất đơnhàng
- Căn cứ vào số lượng lao động trong chuyền: dựa vào số lượng công nhân trongchuyền để tính năng suất chuyền trong 1 ngày, số lượng sản phẩm phải được trongmột ngày, thời gian của từng bước công đoạn và nhịp độ sản xuất của mỗi ngườicông nhân trong dây chuyền khi tham gia hoàn chỉnh 1 sản phẩm
- Kế hoạch sản xuất đơn hàng: cung cấp thời gian ngày bắt đầu sản xuất, thời giankết thúc mã hàng và sản lượng mã hàng, dựa vào đó đua ra năng suất/ ngày cần đạtcủa một chuyền, năng suất cần đạt được của mỗi công nhân, thời gian hoàn thànhcủa một sản phẩm và thời gian làm việc trong ngày của công nhân
- Sản phẩm mẫu: Dựa vào sản phẩm mẫu đểphân tích cụ thể kết cấu, nghiên cứuquy trình thực hiện, quy cách, hương pháp may, tính chất của nguyên phụ liệu , xácđịnh được sự ảnh hưởng của nó tới thời gian thực hiện may, thiết bị may có phùhợp không, sử dụng triệt để các thiết bị chuyên dụng cữ gá phù hợp từ đó phân côngcông việc và bố trí mặt bằng cho phù hợp
1.4 Yêu cầu trong phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
- Đưa các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến nhất để sản xuất đạt kết quả cao,nhưng phải phù hợp với năng lực sản xuất cơ sở
- Tổ chức dây chuyền phải đảm bảo tính chuyên môn hóa cao, bước công việc phải
là nhỏ nhất( sử dụng nhịp dây chuyền để làm căn cứ để phân chia bước công việc)
- Tổ chức và bố trí nơi làm việc hợp lý:
Phải được tổ chức theo thứ tự các công đoạn
Trang 16 Trong quá trình thiết kế chuyề cần chú ý đến quan hệ giữa việc sắp xếp các côngđoạn và hình thức liên hệ với nhau
Xem xét đầy đủ cơ sở và kỹ năng của thao tác viên( người lao động)
- Trong quá trình tổ chức sản xuất phải đảm bảo đều kiện lao động an toàn, hơp vệsinh, các công việc có tính chất nặng nhọc cần cơ khí hóa, tự động hóa để góp phầnnâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động
- Thiết bị phải đáp ứng trình độ chuyên môn hóa với năng lực sản xuất cơ sở Các
bộ phận có thể đưa chân vịt, cữ gá lắp ráp cải tiến giúp nâng cao hiệu quả và chấtlượng của sản phẩm
1.5 Nguyên tắc phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
1.5.1 Nguyên tắc phân công công việc
- Căn cứ vào nhịp của dây chuyền, trong quá trình phân công việc do tính chất củatừng công việc và thời gian chế tạo có thể dịch chuyển tăng hoặc giảm so với nhịpdây chuyền không quá 10% (đảm bảo trong vùng giao động Rmax, Rmin)
- Chỉ được chia nhỏ một bước công việc khi số lao động lớn hơn 1 công nhân
- Các bước công việc có tính chất khác nhau thì không được đưa quá vị trí làm việcchính
- Các công việc có tính chất khác nhau thì không được bố trí vào cùng một vị trílàm việc
- Công đoạn phụ ghép với công đoạn chính cần cân nhắc kỹ để người công nhân ítphải đi lại, tránh gây lộn xộn trên chuyền
-Sắp xếp hợp lý tay nghề của công nhân: phân chia theo ma trận tay nghề, sởtrường, sở thích của công nhân
- Thời gian phân bổ cho một công nhân phair tương đương nhịp chuyền hoặc tối ưunhất( nhịp ±5%)
- Thợ chạy chuyền phải nhanh nhẹn
1.5.2 Nguyên tắc bố trí mặt bằng dây chuyền
- Đúng quy trình công nghệ, các vị trí làm việc sắp đặt hợp lý, đảm bảo sản xuất tốt,đáp ứng các điều kiện của nhà xưởng
- Máy móc sắp đặt thuận tiện cho công tác kiểm tra
- Khoảng cách chuyển giao là tối thiểu
Trang 17- Máy móc thiết bị không cản trở lối đi, hành lang nhà xưởng
- Phải đảm bảo diện tích cho mỗi vị trí làm việc Các đường di chuyển hàng hóaphải thông thoáng để đảm bảo an toàn lao động
- Sử dụng hết không gian sẵn có, đảm bảo nhà xưởng thoáng, độ chiếu sáng tốt, vậnchuyển thuận lợi
1.6 Quy trình thực hiện công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
1.6.1 Quy trình phân công công việc
1.6.1.1 Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu đặc điểm kết cấu của sản phẩm
- Nghiên cứu tài liệu để thu thập các thông tin: thời gian bắt đầu sản xuất, thời giangiao hàng, tên công ty, tên khách hàng, tổng thời gian chế tạo sản phẩm, sốlượng lao động trực tiếp, thời gian lao động trong 1 ca, thời gian hao phí
- Tiếp nhận thông tin từ bộ phận phân tích thao tác chuẩn: bảng phân tích thao táccủa tất cả các công đoạn theo quy trình công nghệ
- Thu thâp thông tin về ma trận tay nghề của công nhân các chuyền
1.6.1.2 Tính các chỉ số của dây chuyền
- Tính nhịp dây chuyền: dựa vào thời gian hoàn thành sản phẩm, số lượng côngnhân trong chuyền hoặ sản lượng thực hiện hằng ngày để tính nhịp độ sản xuất
S P
Trang 18Td: Thời gian hao phí( dừng nghỉ) 1 ca sản xuất
P: Công suất của chuyền
Tsp: Tổng thời gian chế tạo sản phẩm
S: Số lao động trực tiếp trên chuyền
- Tính số lao động cho từng công đoạn
Si = Ti/ r( người hoặc thiết bị)
Trong đó: Si: Số lao động của công đoạn thứ i
Ti: Thời gian định mức của công đoạn thứ i
r: Nhịp của dây chuyền
- Công suất của dây chuyền
P = ( sản phẩm)
Trong đó: Tca : Thời gian 1 ca làm việc
r: nhịp của dây chuyền
- Năng suất lao động
N = ( Sp/ ca/ cn)
Trong đó: N: Năng suất lao động
P: Công suất chuyền
S: Số lao động trực tiếp trên chuyền
1.6.1.3 Lập bảng quy trình công nghệ may sản phẩm
Dựa vào bảng phân tích thao tác để lập bảng quy trình may sản phẩm theo cụm chitiết
Bảng 1.1 Bảng quy trình công nghệ may sản phẩm
Tca
r
P
S
Trang 19Cấp bậc
kỹ thuật
Ghichú
1.6.1.4 Lập bảng ghép bước công việc
Bảng 1.2 Bảng ghép bước công việc mẫu 1THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN MÃ:
Tên công ty: Tổng thời gian: Năng suất:Khách hàng: Lao động: Năng suất 8h:Tổng đơn giá: Thời gian bình quân:
Thời gian Lao
động
Cấpbậc KT
Thiết bị Ghi chú
Đm T tế
Trang 20Bảng 1.3 Bảng ghép bước công việc mẫu 2.
THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN MÃ:
Tên công ty: Tổng thời gian: Năng suất:
Tổng đơn giá: Lao động: Năng suất 8h:
Số lượng: Thời gian bình quân:
Thiếtbị
Tổngthờigian
Tổngnăngsuất/
h
Đơn giácôngđoạnsảnphẩm
Côngnhân
BCV
Nội dungBCV
Thiết bị Tổng
thờigian
Tổngnăngsuất/
h
Đơn giácôngđoạnsảnphẩm
Trang 221.6.1.5 Ghép bước công việc
- Ghép bước công việc trong sản xuất là ghép và tách các bước công việc trong quytrình công nghệ may sao cho mỗi vị trí sản xuất có hệ số lao động bằng 1
- Vị trí đơn vị sản xuất là một đơn vị sản xuất có
1 công nhân+ 1 thiết bị
1 công nhân+ 1 bàn làm việc+ dụng cụ
- Hệ số lao động của mỗi vị trí theo lý thuyết bằng 1
- Thực tế có sự chênh lệch giữa hệ số lao động của bước công việc( Xbcv) và hệ sốlao động của vị trí làm việc( xvt)
- Sự chênh lệch cho phép:
Trong dây chuyền hàng dọc ±5%( 0.95≤ B ≤ 1.05)
Trong dây chuyền cụm ±15%( 0.85≤ B≤ 1.15)
- Nguyên tắc ghép bước công việc
- Căn cứ vào nhịp của dây chuyền, trong quá trình phân công việc do tính chất củatừng công việc và thời gian chế tạo có thể dịch chuyển tăng hoặc giảm so với nhịpdây chuyền không quá 10% (đảm bảo trong vùng giao động Rmax, Rmin)
- Chỉ được chia nhỏ một bước công việc khi số lao động lớn hơn 1 công nhân
- Các bước công việc có tính chất khác nhau thì không được đưa quá vị trí làm việcchính
- Các công việc có tính chất khác nhau thì không được bố trí vào cùng một vị trílàm việc
- Công đoạn phụ ghép với công đoạn chính cần cân nhắc kỹ để người công nhân ítphải đi lại, tránh gây lộn xộn trên chuyền
-Sắp xếp hợp lý tay nghề của công nhân: phân chia theo ma trận tay nghề, sởtrường, sở thích của công nhân
Trang 23- Thời gian phân bổ cho một công nhân phải tương đương nhịp chuyền hoặc tối ưunhất( nhịp ±5%).
- Thợ chạy chuyền phải nhanh nhẹn
1.6.1.6 Lập bảng dự kiến thiết bị
Bảng 1.4 Bảng dự kiến thiết bị BẢNG DỰ KIẾN THIẾT BỊ MÃKhách hàng Chuyền:
Stt Tên thiết bị Số lượng Đơn vị tính Ghi chú
Bảng 1.3 Bảng dự kiến thiết bị1.6.1.7 Vẽ biểu đồ phụ tải
- Mục đích của vẽ biểu đồ: Kiểm tra nhịp độ của dây chuyền, sự đồng đều của cácnguyên công
Thời gian các nguyên công nằm trong vùng dao động cho phép Kết luận dâychuyền cân đối
Nhiều nguyên công có thời gian nằm ngoài vùng dao động Kết luận dây chuyềnmất cân đối
- Các bước vẽ biểu đồ phụ tải
Trang 24 Xác định dữ liệu vẽ biểu đồ phụ tải: Dựa vào bảng thiết kế chuyền( bảng ghépbước công việc để xác định số lao động trên chuyền, thời gian dự kiến cho từng laođộng trong chuyền, xác định nhịp của dây chuyền, rmax, rmin.
- Tiến hành vẽ biểu đồ phụ tải theo các dữ liệu vừa xác định
Hình 1.1 Hình vẽ biểu đồ phụ tải
- Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ
Xác định rõ nhịp dây chuyền, vùng dao động
Vẽ biểu đồ phải căn cứ vào thời gian dự kiến cho từng lao động
Số công nhân5
4 3
2 1
Trang 25Trên biểu đồ phải thể hiện đầy đủ số lao động trực tiếp trong chuyền
Trong trường hợp biểu đồ mất cân đối( nhiều lao độngnằm ngoài vùng dao động)thì xem xét lại bảng phân chia ghép bước công việc để điều chỉnh cân đối
1.7 Bố trí mặt bằng dây chuyền may
Lựa chọn phương thức bố trí dây chuyền may: gồm 4 loại dây chuyền
- Dây chuyền hàng dọc
Đặc điểm
Máy kê dọc hai bên băng chuyền
Bố trí máy trên chuyền theo quy trình công nghệ may sản phẩm
Công việc trong chuyền thuận theo 1 chiều từ đầu chuyền đến cuối chuyền
Bán thành phẩm đi trong chuyền có thể dọc, ngang, chéo, chữ Z
Công nhân làm việc trên chuyền phụ thuộc vào nhau
Phù hợp với kế hoạch sản xuất ngắn số lượng nhỏ
Ưu điểm
Diễn tiến hợp lý các công đoạn về phía trước
Thời gian thoát chuyền ngắn
Đào tạo công nhân thực hiện chuyên môn hóa nhanh
Dễ dàng kiểm tra tiến độ sản xuất, điều khiển công việc trên chuyền
Nhược điểm
Phải cân đối các vị trí làm việc
Trang 26 Nếu công nhân nghỉ đột xuất chuyền xáo trộn phải có công nhân nhảy chuyền
Phải có người điều hành theo dõi chuyền, luôn bám sát cân đối các vị trí làm việc
- Dây chuyền hàng ngang
Đặc điểm
Máy xếp theo hàng ngang, ngồi làm việc xung quanh băng chuyền
Phù hợp với kế hoạch sản xuất dài, số lượng hàng nhiều, điều kiện mặt bằngthoáng, rộng
Ưu điểm
Năng suất lao động cao
Dễ thay thế, điều động khi cần thiết
Nhược điểm
Lượng hàng may dở nhiều
- Dây chuyền cụm
Đặc điểm
Các loại máy bố trí theo cụm, loại công việc, chủng loại máy
Các bước công việc được thực hiện theo cụm, phân chia công đoạn cân đối như
chuyền hàng dọc
Rất mềm dẻo trong sản xuất
Có thể thiết kế dây chuyền cố định
Ít bị ảnh hưởng bởi công nhân vắng mặt, nghỉ đột xuất
Trang 27Ưu điểm
Tiết kiệm được thời gian đi lại từ công nhân do có người vận chuyển hàng đến, đi
Tiết kiệm tối đa thời gian do hàng ở mỗi vị trí nhiều, không lãng phí thời gian chờđợi
Nhược điểm
Lượng hàng trong chuyền nhiều
Phải có người vận chuyển hàng vì các bộ phận làm việc độc lập với nhau
Khó cân đối các vị trí làm việc trong nhóm
Thời gian hàng ra chuyền chậm vì lượng hàng trên chuyền nhiều
- Dây chuyền bán tự động và tự động
Đặc điểm
Chuyền treo tự động là một hệ thống xích tải mang những móc treo vận chuyển tựđộng bán thành phảm từ trạm làm việc này đến trạm làm việc khác theo quy trìnhmay đã lập sẵn trên máy tính Mỗi sản phẩm mang lại một mã số riêng tương ứngvới mã số của móc treo chuyền chính có nhiệm vụ mang các bán thành phẩm đếncác trạm làm việc theo sự điều khiển của máy tính Hệ thống còn có thể theo dõiquá trình sản xuất giúp chuyền trưởng dễ dàng quản lý và cân đối chuyền
Trang 28 Đảm bảo vận chuyển chính xác bán thành phẩm đem đến các trạm ngay khi trênchuyền có các mã hàng khác nhau
Tiết kiệm chi phí xử lý, bó buộc, cởi ra, lấy phiếu sản phẩm và các công việc ghichép
Theo dõi được quá trình sản xuất của công nhân trong chuyền như: năng suất, thờigian làm việc, lượng hàng tồn Từ đây có những điều chỉnh kịp thời
Dễ tìm được công nhân đã may sản phẩm không đạt yêu cầu bởi mỗi sản phẩmmay thì đều có một mã số, lý lịch của sản phẩm được lưu lại trên máy tính điềuchỉnh
Tăng năng suất hơn so với dây chuyền khác và việc quản lý công nhân dễ dàng
hơn
Nhược điểm
Đầu tư sản xuất lớn
Tốn nhiều diện tích nhà xưởng
1.7.1 Xem xét các điều kiện trước khi bố trí mặt bằng sản xuất
- Đang chuẩn bị sản xuất cho loại sản phẩm nào: quần âu, sơ mi, Jacket, váy,…
- Tổng số lượng của đơn hàng phải sản xuất
- Yêu cầu của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm
- Diện tích mặt bằng phân xưởng
- Thông số của các loại máy móc thiết bị cần đưa vào bố trí
- Số lượng, chủng loại máy móc thiết bị mà doanh nghiệp hiện đang có
- Số lượng công nhân lao động trực tiếp
Trang 29- Trình độ tay nghề của công nhân và năng lực sử dụng các loại máy móc, thiết bị
- An toàn lao động
- Phương tiện vận chuyển
- Bố trí mặt bằng sản xuất cho một chuyền hay nhiều chuyền
Việc xác định rõ các điều kiện như trên góp phần bố trí mặt bằng sản xuất nhanhhơn, hiệu quả, chính xác đảm bảo chuyền hoạt động hiệu quả theo năng lực của từngdoanh nghiệp, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất cũng như an toàn của côngnhân trahs đươc các tai nạn nghề nghiệp, máy móc đực sử dụng với hiệu suất tối đa
từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
1.7.2 Thực hiện bố trí mặt bằng dây chuyền
Bố trí mặt bằng dây chuyền theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn
a Bố trí mặt bằng dây chuyền theo các nguyên tắc
-Đúng quy trình công nghệ, các vị trí làm việc sắp đặt hợp lý, đảm bảo sản xuất tốt,đáp ứng các điều kiện của nhà xưởng
- Máy móc sắp đặt thuận tiện cho công tác kiểm tra
- Khoảng cách chuyển giao là tối thiểu
- Máy móc thiết bị không cản trở lối đi, hành lang nhà xưởng
- Phải đảm bảo diện tích cho mỗi vị trí làm việc Các đường di chuyển hàng hóaphải thông thoáng để đảm bảo an toàn lao động
-Sử dụng hết không gian sẵn có, đảm bảo nhà xưởng thoáng, độ chiếu sáng tốt, vậnchuyển thuận lợi
b Tiêu chuẩn bố trí mặt bằng dây chuyền
- Tiêu chuẩn chỗ làm việc và thiết bị trong dây chuyền
Trang 30 Đối với nơi làm việc may sơ mi, váy áo nhỏ thì tiêu chuẩn nơi làm việc là1.2m*0.7m
Đối với nơi làm việc may áo khoác ngoài to thì tiêu chuẩn nơi làm việc là1.4m*0.8m
Khoảng cách băng chuyền đến thiết bị là 0.2m
Khoảng không tối thiểu tường đến nơi làm việc( kể cả đầu cuối, xung quanh dâychuyền) là 1m
Tiêu chuẩn của các loại máy móc thiết bị
Bảng 1.5 Bảng tiêu chuẩn một số thiết bị may
Trang 31Fmb là diện tích mặt bằng sản xuất dây chuyền
Lcd là chiều dài dây chuyền
Rdc là chiều rộng dây chuyền
Scn là số cong nhân làm việc trên các thiết bị của chiều dài dây chuyền
Kđld là khoảng không đi lại 2 đầu dây chuyền
Kdl là khoảng không đi lại trong dây chuyền
Rtb là chiều rộng chiếm chỗ của thiết bị
Rbc là chiều rộng chiếm chỗ của băng chuyền trung bình từ 0.6- 0.8
1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền
1.8.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân công công việc
Trang 32- Nhịp dây chuyền : nhịp dây chuyền quyết định thời gian để 1 sản phẩm được chếtạo ra, giúp cho công việc của công nhân mặc dù ở các công đoạn khác nhau nhưng
có thời gian làm việc đồng đều như nhau Nhịp chuyền là cơ sở để cán bộ ghép bướccông việc vào các vị trí làm việc sao cho thời gian làm việc gần với nhịp dây chuyềnnhất đảm bảo dây chuyền hoạt động hiệu quả
- Số lượng công nhân trong chuyền: số lượng công nhân trong chuyền quyết địnhtrong chuyền bố trí các bước công việc vào các vị trí làm việc bằng đúng số lượngcông nhân lao động trực tiếp đấy Nếu không xác định đúng, đủ số lượng công nhântrong chuyền dãn đến trong quá trình ghép chuyền sẽ thừa hoặc thiếu vị trí làm việc.-Trình độ tay nghề của công nhân: đảm bảo cho việc phân công công vệc đúng ngườiđúng việc tránh tình trạng công việc bố trí quá nhẹ nhàng hoặc quá sức so với nănglực của người công nhân
- Trình độ năng lực của cán bộ kỹ thuật phụ trách ghép chuyền: Người cán bộ quyếtđịnh việc ghép bước công việc có hiệu quả, chính xác đảm bảo cho chuyền hoạtđộng hiệu quả, ngược lại nếu trình độ năng lực của cán bộ kỹ thuật còn thấp, khôngnắm được quy trình công nghệ may sản phẩm sẽ dẫn đến phân công công việckhông phù hợp, chuyền hoạt động kém hiệu quả thậm chí có thể gây ùn hàng, tắcnghẽn quá trình sản xuất
1.8.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bố trí mặt bằng dây chuyền
- Quy trình công nghệ may sản phẩm hình cây: quy trìnhcông nghệ may sản phẩmđúng đảm bảo cho việc bố trí mặt bằng dây chuyền theo quy trình công nghệ maysản phẩm theo dòng nước chảy
- Trình độ, năng lực của cán bộ kỹ thuật: quyết định công nhân nào phù hợp với sửdụng loại thiết bị nào, ở vị trí công việc nào, bố trí máy móc trên chuyền một cáchhợp lý, khoa học nhất
- Máy móc thiết bị trên chuyền
Trang 33KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy ở chương 1 đã cung cấp toàn bộ cơ sở lý luận về việc phân công công việc
và bố trí mặt bằng dây chuyền Chương 1 đã chỉ rõ được các khái niệm, điều kiện,tầm quan trọng, yêu cầu, nguyên tắc, nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình phân công công việc và bố trí mặt bằng dây chuyền Đây chính là cơ
sở giúp bản thân em hiểu rõ, sâu hơn về các cơ sở, lý luận về phân công công việc
và bố trí mặt bằng dây chuyền, từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện chương 2 ápdụng các cơ sở lý luận vào thực hiện phân công công việc và bố trí mặt bằng dâychuyền cho áo Jacket mã 251U đạt hiệu quả, hạn chế các sai lỗi trong quá trình làmchương 2
Trang 34
Chương 2: PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CHO MÃ HÀNG JACKET 251U
2.1 Đặc điểm chung của mã hàng 251U
− Sản phẩm là áo jacket 2 lớp, mũ liền, đóng cúc ở nẹp, gấu gập kín mép
− Thân trước chính có túi 2 viền có hầm có khóa, thân sau có cầu vai
− Tay 2 mảnh gồm tay to và chèn tay, cửa tay bo chun
− Thân trước lót phải có túi có khóa
2.2 Điều kiện phân công công việc cho mã hàng jacket 251U
− Tài liệu kỹ thuật mã hàng, sản phẩm mẫu