1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

73 389 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
Tác giả Cao Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn TS. Phan Hữu Nghị
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 642 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

Trang 1

Lời mở đầu

Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển tolớn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được diễn ra mạnh mẽ Kể từ khi Việt Namchính thức gia nhập WTO vào tháng 7/2007 đã đặt ra nhiều thuận lợi cũng nhưnhững thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Đảng ta với quan điểmphát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủđạo, định hướng cho các thành phần kinh tế khác phát triển, vì vậy Đảng và Nhànước đã cho phép thành lập các Tổng công ty 90, 91; khuyến khích các Tổng côngty này tự chủ hơn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ để có thể trở thành các Tập đoànkinh tế mạnh, đảm bảo gánh vác trách nhiệm năng nề trong tiến trình công nghiệphóa – hiện đại hóa đất nước.

Ở nước ta đã xuất hiện nhiều mô hình các Tổng công ty/ Tập đoàn kinh tếthành lập công ty tài chính cho riêng mình Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu vốncủa các đơn vị này rất lớn mà chủ yếu là vốn trung và dài hạn để thực hiện các dựán lớn, hiện đại hóa tài sản cố định phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh,các công ty tài chính ra đời có nhiệm vụ điều hòa vốn, đáp ứng đầy đủ vốn cho cácdự án của Tổng công ty / Tập đoàn kinh tế và các đơn vị thành viên 1 số ví dụ nhưCông ty tài chính cổ phần Hóa chất thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam, Công ty tàichính Cổ phần Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam… Tổng Công ty tàichính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một đại diện tiêu biểu, một tổ chức tàichính phi ngân hàng có quy mô lớn và sự hoạt động hiệu quả, với nhiều sản phẩm,dịch vụ tài chính đa dạng, trong đó mũi nhọn là hoạt động thu xếp vốn, đã góp phầntích cực đối với sự lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Trong quá trình thực tập nghiên cứu tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu

khí Việt Nam (PVFC), em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Phát triển hoạt độngthu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam”

Bố cục của chuyên đề như sau:

Chương I : Lý luận cơ bản về hoạt động thu xếp vốn của Công ty tài chính

Chương II : Thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)

Trang 2

Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo – TS Phan Hữu Nghị đã hết sức tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này, tới các anh chị tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợitrong thời gian em thực tập tại đây.

Trang 3

Trên thị trường tài chính, có 2 kênh dẫn vốn từ người có tiền nhưng không cónhu cầu đầu tư đến những người cần tiền cho việc đầu tư vào hoạt động sản xuấtkinh doanh hoặc mua sắm hàng hoá, đó là kênh dẫn vốn trực tiếp tức là người đivay vay vốn trực tiếp từ người cho vay, và kênh dẫn vốn gián tiếp tức người đi vaythông qua các trung gian tài chính để vay vốn từ người cho vay

Khi một nền kinh tế muốn phát triển hơn nữa, bắt buộc phải có thêm nhiềuvốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị kỹ thuật cho đầu tư sản xuất,đây là một nhân tố cơ bản dẫn đến sự gia tăng và phát triển hoạt động của các trunggian tài chính - vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vayvà hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay vàgóp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay: Đốivới người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thứclãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ Hơn nữa còn đảm bảo sự an toàn về khoản tiềngửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi Đối với người đi vay, họ sẽ thỏamãn được nhu cầu vốn kinh doanh tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp, chi tiêu, thanhtoán mà không chi phí nhiều về sức lực thời gian cho việc tìm kiếm những nơi cungứng vốn riêng lẻ Đặc biệt là đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quantrọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảoquá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất Có thểkhẳng định không có trung gian tài chính thì thị trường tài chính không thể có đượclợi ích trọn vẹn do trung gian tài chính nắm bắt được những chi phí thông tin và chiphí giao dịch lớn trong nền kinh tế, vì vậy các trung gian tài chính có vai trò rấtquan trọng trong phát triển nền kinh tế.

Một trong những trung gian tài chính lớn nhất và quan trọng nhất của nềnkinh tế là ngân hàng, tuy nhiên vẫn có một số những quy định giới hạn và rào cảnnhất định cho nên trong một số trường hợp, ngân hàng không thể đáp ứng được hếtnhững nhu cầu về vốn của các cá nhân, tổ chức Vì vậy các trung gian tài chính

Trang 4

khác đã ra đời, trong đó có công ty tài chính, chuyên môn hoá trong một số lĩnh vựchoạt động và khắc phục những hạn chế của ngân hàng

Công ty tài chính là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, có những hoạt động chủyếu và thường xuyên là:

- Huy động vốn từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và cácloại giấy tờ có giá khác; nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cánhân; tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoàinước

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay theo hình thức uỷ thác củaChính Phủ, cá nhân và tổ chức; cho vay tiêu dùng

- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác- Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác- Thực hiện nghiệp vụ cho thuê và thuê mua tài chính

- Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng

- Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư

- Nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngânhàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cánhân theo hợp đồng

Một số điểm khác biệt giữa công ty tài chính và ngân hàng:

- Sự khác nhau về bản chất và phạm vi hoạt động:

Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức nănglà sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cungứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theoquy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không đượcnhận tiền gửi dưới một năm.

Trong khi đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhậntiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

- Mức vốn pháp định: thường thì các ngân hàng có mức vốn pháp định caohơn nhiều so với các công ty tài chính Ở Việt Nam, theo nghị định 141/2006/NĐ-CP thì đến năm 2010, vốn pháp địng của một công ty tài chính là 500 tỷ, còn củacác loại hình ngân hàng thì đều không thấp hơn 3000 tỷ.

Trang 5

- Thời hạn hoạt động: Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50năm Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm Trong khi đó, thờihạn hoạt động của các ngân hàng không bị pháp luật khống chế.

- Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại:

Xét ở khía cạnh nào đó, các công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ởmức độ thấp hơn so với ngân hàng Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thươngmại nước ngoài và công ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công ty tàichính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài Tổ chức tíndụng nước ngoài chỉ được thành lập công ty tài chính liên doanh hoặc 100% vốnđầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trướcthời điểm nộp đơn.

Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúngthì công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty Vìthế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn haynhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng Khi các quan hệ kinh tếtrong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro làkhông lớn.

- Sự điều chỉnh của Chính Phủ: Các công ty tài chính hầu như không phảichịu sự điều hành chặt chẽ của Chính Phủ, Chính Phủ chỉ điều hành hạn mức tíndụng của các công ty tài chính cho các cá nhân vay và kỳ hạn hợp đồng nợ, ngoài rakhông có bất kỳ hạn chế về mở chi nhánh, về tài sản có mà các công ty tài chínhnắm giữ cũng như sự thu hút vốn của các công ty tài chính Điều này đã giúp chocác công ty tài chính đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

Có thể thấy lợi ích mà công ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rấtlớn Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất mộtcông ty tài chính Công ty tài chính là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụngvốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặcnhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, công ty tài chính có thể dễ dàng huy độngcác nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư Với tínhnội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ công ty tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tậptrung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn.

Trang 6

1.1.1.2 Phân loại công ty tài chính

Đi đôi với sự phát triển của thị trường tài chính, các công ty tài chính cũngphát triển đa dạng về loại hình với các chức năng chuyên biệt, phù hợp với nhu cầuvà sự phát triển của nền kinh tế.

- Phân loại căn cứ vào tính độc lập:

+ Công ty tài chính độc lập: là một thực thể độc lập, tự chịu trách nhiệm vềtoàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của mình

+ Công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế: là một đơn vị của Tập đoànkinh tế, được thành lập với tư cách là trung tâm tài chính, với chức năng điều hoàvốn cho Tập đoàn kinh tế, là công cụ để Tập đoàn kinh tế điều hoà, chi phối và điềuchỉnh được hoạt động của các công ty thành viên, tạo mối liên kết chặt chẽ về tàichính cho toàn bộ Tập đoàn Đồng thời, công ty tài chính còn có một nhiệm vụ quantrọng và xuyên suốt là huy động và tìm kiếm các nguồn vốn để tài trợ cho các dự ánvà hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên cũng như của Tậpđoàn kinh tế.

- Phân loại căn cứ vào hình thức sở hữu:

+ Công ty tài chính Nhà nước: là công ty tài chính được thành lập do nhànước đầu tư vốn và tổ chức hoạt động kinh doanh.

+ Công ty tài chính thuộc tổ chức tín dụng: là công ty tài chính được thànhlập từ nguồn vốn tự có của một tổ chức tín dụng, có tư cách pháp nhân và thực hiệnhạch toán độc lập.

+ Công ty tài chính cổ phần: được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần,trong đó các cá nhân và tổ chức cùng nhau góp vốn theo quy định của pháp luật.

+ Công ty tài chính liên doanh: được thành lập bằng vốn góp giữa bên ViệtNam bao gồm một hay nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam với bênnước ngoài bao gồm một hay nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nước ngoài trêncơ sở hợp đồng liên doanh được kí kết.

+ Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài: được thành lập bằng vốn góp củamột hay nhiều tổ chức tín dungj nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Phân loại căn cứ vào đối tượng khách hàng

+ Công ty tài chính bán hàng: nghiệp vụ chủ yếu của công ty tài chính bánhàng là thực hiện món vay cho những người tiêu dùng để mua những món hàng từmột nhà bán lẻ hoặc một nhà sản xuất riêng Các công ty tài chính này trực tiếpcạnh tranh với các ngân hàng về cho vay tiêu dùng và được người tiêu dùng sử dụng

Trang 7

bởi vì các món vay thường được thực hiện nhanh hơn và tiện lợi hơn tại nơi muahàng.

+ Công ty tài chính người tiêu dùng: thực hiện những món vay cho nhữngngười tiêu dùng để mua những món hàng riêng Các công ty tài chính người tiêudùng là các công ty riêng biệt hoặc do các ngân hàng sở hữu Nói chung, các côngty này cho những người tiêu dùng nào vay mà không có tín dụng từ những nguồnkhác và thu các lãi suất cao hơn.

+ Các công ty tài chính kinh doanh: cung cấp các dạng tín dụng đặc biệt chocác doanh nghiệp bằng cách mua những khoản tiền sẽ thu có chiết khấu ( bao thanhtoán ), ngoài ra các công ty tài chính này còn chuyên môn hoá trong việc thuê thiếtbị là những thứ họ mua và sau đó cho các nhà kinh doanh thuê một số năm.

1.1.2 Vai trò của công ty tài chính

Các công ty tài chính từ khi ra đời đã tỏ rõ ưu điểm của nó và ngày càngkhẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính Công ty tài chính góp phầnđem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả những người thừa vốn, những người cầnvốn và cho nền kinh tế.

- Công ty tài chính góp phần mang lại lợi ích trọn vẹn cho thị trường tàichính do hoạt động của nó giúp giảm bớt những chi phí thông tin và chi phí giaodịch cho nền kinh tế Để những người cho vay nhận ra được những người muốn vayvà để những người muốn đi vay nhận ra được những người muốn cho vay là mộtđiều khó khăn và đòi hỏi chi phí đắt tiền Đồng thời ngoài những chi phí thông tin,quá trình thực tế cho vay cũng cần đến các chi phí giao dịch Vì thế, các công ty tàichính với tính chuyên môn hoá và tinh thông trong nghề nghiệp, sẵn sàng đưa ranhững dịch vụ tài chính tiện lợi với giá rẻ, góp phần đáp ứng đầy đủ, chính xác vàkịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn, góp phần thúc đẩy quá trìnhlưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.

- Thị trường tài chính phát triển khiến cho sự cạnh tranh giữa các định chế tàichính ngày càng gay gắt, vì thế để tồn tại, bản thân các định chế tài chính trong đócó công ty tài chính phải đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụtài chính; thường xuyên thay đổi lãi suất một cách thích hợp làm cho nguồn vốnđược tài trợ cho đầu tư tăng lên mức cao nhất.

Trang 8

1.1.3 Hoạt động cơ bản của Công ty tài chính1.1.3.1 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động truyền thống của các Tổ chức tín dụng nói chung vàcác công ty tài chính nói riêng Lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động này chiếm tỷtrọng khá lớn trong tổng lợi nhuận của Công ty tài chính Hoạt động tín dụng đượccác Công ty tài chính cung cấp dưới các hình thức:

- Cho vay: Là việc Công ty tài chính cho khách hàng mượn tiền với cam kết

khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định như đã thoảthuận trong Hợp đồng cho vay Do đặc điểm của nguồn huy động vốn của Công tytài chính như đã nói ở trên nên lãi suất cho vay của các Công ty tài chính thườngcao hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại, vì vậy việc tìm kiếm cáchợp đồng cho vay của các Công ty tài chính là tương đối khó khăn Công ty tàichính có thể cho vay với các hình thức:

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

+ Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước+ Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp

+ Cho vay dự án đầu tư.

- Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá: là hình thức cấp tín dụng theo đócác công ty tài chính nhận các giấy tờ có giá và trao cho khách hàng một số tiềnbằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí màcông ty tài chính được hưởng

- Bảo lãnh: là nghĩa vụ của công ty tài chính sẽ thanh toán cho bên thụ

hưởng của hợp đồng một khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ tronggiấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụcủa mình như đã nêu trong hợp đồng.Bảo lãnh giúp giảm thiểu rủi ro cho kháchhàng, đồng thời khách hàng không phải thanh toán ngay cho bên đối tác do đã cóbảo lãnh của công ty tài chính do đó có cơ hội trì hoãn trong việc thanh toán và làmtăng tài sản lưu thông hiện có.

- Cho thuê: là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc công ty tài

chính cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trêncơ sở hợp đồng cho thuê giữa công ty tài chính và khách hàng Bên cho thuê là cáccông ty tài chính cam kết mua các máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển theoyêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với tài sản thuê trong suốt quá trìnhcho thuê Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời

Trang 9

hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng thuê trướcthời hạn Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lạihoặc tiếp tục thuê lại các tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận.

Các công ty tài chính không được huy động vốn bằng cách vay vốn từ cửa sổchiết khấu của Ngân hàng Nhà nước giống như các Ngân hàng thương mại; bù lại,các công ty tài chính không phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà chỉ phải duytrì các tỷ lệ đảm bảo an toàn nhất định ( tỷ lệ đảm bảo về vốn tự có, tỷ lệ an toànvốn tối thiểu, giới hạn tín dụng đối với khách hàng, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệtối đa của vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, giới hạn gópvốn, mua cổ phần ) và các quỹ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ỞViệt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 457/ 2005/QĐ-NHNNngày 19 tháng 4 năm 2005 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn của các tổ chức tíndụng

Các công ty tài chính thường đưa ra lãi suất huy động cao hơn so với cácngân hàng thương mại do các khoản mà công ty tài chính huy động thường là vaytrung và dài hạn, có độ rủi ro cao vì thế chi phí huy động vốn cao.

1.1.3.3 Hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư của công ty tài chính có 2 mảng lớn:

- Đầu tư vốn vào các dự án, doanh nghiệp: các công ty tài chính với nguồnvốn tự có của mình, vốn uỷ thác của Tổng công ty/ Tập đoàn kinh tế, Chính phủ,các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư vốn vào các dự án; Hợp đồnghợp tác kinh doanh; thành lập công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH;

Trang 10

hoặc đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp thông qua việc mua cổ phần hoặc gópvốn liên doanh.

- Đầu tư vào chứng khoán, kỳ hạn chứng từ có giá và các giấy tờ có giá khác:đây cũng là một kênh kiếm lợi nhuận cho các tổ chức tài chính nói chung và công tytài chính nói riêng bởi chứng khoán là một phương tiện đầu tư có tính linh hoạt vàan toàn cao, giúp cho nhà đầu tư cơ cấu nguồn vốn của mình hiệu quả thông qua cơcấu nguồn thu nhập cố định, bên cạnh đó giúp tăng hiệu quả vòng quay vốn khi lãisuất trên thị trường biến đổi theo chiều hướng có lợi và khi công ty tài chính có ưuthế và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính Danh mục đầu tư của côngty tài chính thường là trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, hoặc cổ phiếu của cáccông ty tiềm năng bởi đấy đều là những chứng khoán có độ an toàn cao.

- Uỷ thác đầu tư: đây là hình thức đầu tư gián tiếp, theo đó các công ty tàichính đại diện cho khách hàng đầu tư tài chính vào các cơ hội đầu tư tốt như: cổphần của các công ty cổ phần thực hiện IPO, các công ty cổ phần hoặc góp vốn vàocác dự án do khách hàng chỉ định hoặc do công ty tài chính cung cấp.

1.1.3.4 Các hoạt động khác

Ngoài các hoạt động cho vay, huy động vốn, đầu tư, thì công ty tài chínhcòn thực hiện một số hoạt động khác như: tư vấn và thu xếp vốn, tư vấn cổ phầnhoá, kinh doanh ngoại hối, vàng; định giá công ty, lập phương án tài chính cho dựán, nhận uỷ thác vốn, nhận uỷ thác bao thanh toán Những dịch vụ này đã giúp chocông ty tài chính thực hiện các hoạt động tương tự như một ngân hàng, trong đó cóhoạt động thu xếp vốn là một loại hình dịch vụ tài chính mới mẻ nhưng có ý nghĩaquan trọng nhất là đối với các công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế.

1.1.4 Đặc trưng của các công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế

Ngày nay, nhiều Tập đoàn kinh tế lớn ở nước ta cũng như trên thế giới đềuthành lập công ty tài chính để phục vụ cho hoạt động của Tập đoàn, và không thểphủ nhận những lợi ích mà công ty tài chính mang lại cho Tập đoàn kinh tế Có thểhiểu về công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế nhu sau:

- Về bản chất: trong mô hình của Tổng công ty, sự ra đời của công ty tàichính là dấu hiệu để phân biệt Tổng công ty hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinhdoanh với mô hình Tổng công ty kiểu cũ.

- Về tư cách pháp nhân: các công ty tài chính chịu sự quản lý của Tập đoànkinh tế về chiến lược phát triển, tổ chức hoạt động và nhân sự; chịu sự quản lý củaNgân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ Công ty tài

Trang 11

chính có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, được Tập đoànkinh tế cấp vốn điều lệ ban đầu Hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và tựchịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hoạt động theo luật doanh nghiệp và quychế hoạt động của các tổ chức tín dụng.

- Vêf vai trò, nhiệm vụ: công ty tài chính có nhiệm vụ huy động và cho vayđáp ứng nhu cầu vốn của Tổng công ty/ Tập đoàn kinh tế và các đơn vị thành viên.Quan hệ tín dụng giữa công ty tài chính và các đơn vị thành viên của Tập đoàn đượcthực hiện theo nguyên tắc có vay có trả Trường hợp công ty tài chính thực hiện chovay đối với các cá nhân, tổ chức cá nhân khác ngoài Tập đoàn phải được sự đồng ýcủa Hội đồng quản trị.

Các Tổng công ty muốn mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinhdoanh đều cần có nhu cầu vốn lớn cho chiến lược phát triển trung và dài hạn,vì vậykhi các Tổng công ty này trở thành các Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hìnhCông ty mẹ - Công ty con thì công ty tài chính ra đời với những hoạt động được sựđiều chỉnh bằng các văn bản pháp luật do Ngân hàng nhà nước ban hành, có thể trởthành công cụ để Tập đoàn tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của Tậpđoàn thông qua các nghiệp vụ:

- Huy động vốn: nhận tiền gửi có kỳ hạn của Tập đoàn, các doanh nghiệp

thành viên, các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh kỹ thuật và các cán bộ côngnhân viên trong Tập đoàn Công ty tài chính cũng có thể thực hiện các nhiệm vụnhư: phát hành tín phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình trong vàngoài nước theo quy định của pháp luật, vay của các tổ chức tài chính và tín dụngtrong và ngoài nước Nhưng cũng theo điều lệ mẫu này thì tổng vốn huy độngkhông được quá 20 lần vốn tự có của công ty tài chính ( Vốn tự có của công ty tàichính bao gồm: vốn điều lệ, quỹ dự trữ rủi ro, lợi nhuận chưa chia, phần giá trị tăngthêm do định giá lại tài sản cố định, các loại vốn và quỹ khác ).

Như vậy, thông qua công ty tài chính, Tập đoàn kinh tế có thể huy độngđược một lượng vốn không nhỏ phục vụ cho các chiến lược phát triển mở rộng hoạtđộng hoặc đầu tư chiều sâu.

- Sử dụng vốn vay: Công ty tài chính có thể cho vay ngắn hạn, trung và dài

hạn trên cơ sở cân đối vốn trung và dài hạn ( không được cho vay trung và dài hạnbằng vốn vay ngắn hạn ) Tuy nhiên, điều lệ cũng quy định: dư nợ cho vay ngắn hạncủa một khách hàng không quá 10% của công ty tài chính, riêng đối với nhữngkhách hàng là Tập đoàn hay các công ty thành viên thì dư nợ cho vay không quá

Trang 12

15% vốn tự có của công ty tài chính Trong trường hợp cho vay trung và dài hạntheo dự án của Tập đoàn thì phải dựa trên cân đối nguồn vốn thích hợp và căn cứvào các dự án đã được cấp và có thẩm quyền phê duyệt với mức cho

vay một dự án không quá 20% vốn tự có của công ty tài chính ( nếu có bảo lãnh củaHội đồng quản trị thì tỷ lệ này có thể lên đến 30%, nếu vượt qua tỷ lệ này nữa thìphải được sự chấp thuận bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).Nhưng lãi suất cho vay và huy động vốn của công ty tài chính lại do Tổng giám đốcTập đoàn quyết định theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị dựa trên khung lãi suất doThống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định Công ty tài chính có thể sử dụng vốn tựcó để hùn vốn, liên doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp thành viên vàthực hiện các nghiệp vụ khác như: tiếp nhận vốn uỷ thác trong và ngoài nước baogồm cả nguồn vốn Tập đoàn giao cho để đầu tư vào những công trình dự án của Tậpđoàn hay các doanh nghiệp thành viên Công ty tài chính cũng có thể làm đại lýphát hành trái phiếu cho Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên, tư vấn về tiền tệvà quản lý tài sản khác theo yêu cầu của các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn.

Như vậy, khi thực hiện các nghiệp vụ sử dụng vốn tự có của mình, công tytài chính đã đại diện cho Tập đoàn tham gia vào việc điều hoà vốn của Tập đoàn.Đây cũng chính là công cụ chủ yếu để Tập đoàn kinh tế ( đóng vai trò như công tymẹ ) có thể chi phối và điều chỉnh hoạt động của các công ty thành viên, tạo mốiliên kết chặt chẽ về tài chính, tạo sức mạnh cho Tập đoàn Theo mô hình này thìcông ty mẹ thực hiện việc đầu tư vào các công ty thành viên thông qua công ty tàichính Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn kinh tế, công ty tài chính trở thành trungtâm điều phối vốn hoạt động cho các công ty thành viên thông qua việc nắm giữphần lớn vốn hoạt động ( trong đó có thể bao gồm cả vốn cổ phần ).

Đồng thời, Tập đoàn kinh tế là công ty mẹ phải thực hiện được các yêu cầucơ bản sau:

- Về báo cáo tài chính: các công ty con hạch toán độc lập và tự lập các báocáo tài chính định kỳ để gửi về công ty mẹ Trên cơ sở đó, định kỳ công ty mẹ tiếnhành hợp nhất các báo cáo tài chính để lập thành báo cáo tài chính cho toàn bộ Tậpđoàn

- Về đầu tư và quản lý vốn: Thông qua công ty tài chính, vốn của công ty mẹ( vốn chủ sở hữu và vốn huy động ) được đầu tư vào các công ty con theo chiếnlược của công ty mẹ, đồng thời căn cư vào quy mô hoạt động của từng công ty con.Các công ty con có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cũng như tự chịu trách

Trang 13

nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn từ công ty tài chính lẫn vốn huy động được từ bênngoài

- Về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận: cả công ty mẹ và công ty conđều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chính Công ty mẹ cóthể quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trên lượng vốn gópcủa mình tại từng công ty con thông qua hoạt động của công ty tài chính

1.2 Hoạt động thu xếp vốn của công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế1.2.1 Khái niệm về hoạt động thu xếp vốn

Do là một trung gian tài chính, cho nên các công ty tài chính thuộc Tập đoànkinh tế cũng thực hiện hoạt động cho vay, giống như các tổ chức tín dụng khác Tuynhiên, hoạt động tín dụng đơn thuần không phải là một mục tiêu hàng đầu và xuyênsuốt khi thành lập công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế mà mục tiêu chủyếu là chuyên môn hoá các hoạt động tài chính, nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệuquả các hoạt động tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, và điển hình củaviệc chuyên môn hoá hoạt động tài chính của các Công ty tài chính trực thuộc Tậpđoàn kinh tế là hoạt động thu xếp vốn Hoạt động thu xếp vốn ra đời là một giảipháp để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án, đem lại lợi ích kinh tế lớncho Tập đoàn kinh tế và các đơn vị thành viên Nguyên nhân vì các Công ty tàichính do có vốn điều lệ thấp hơn so với các Ngân hàng thương mại, đồng thời cáckhoản vay lại bị khống chế bởi hạn mức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhànước, nên không thể cung cấp đủ vốn tín dụng cho nhu cầu vốn đầu tư của các dựán Nhưng bù lại, các Công ty tài chính lại có ưu thế là có trình độ chuyên môntrong việc tìm kiếm nguồn vốn, nguồn hỗ trợ cho các dự án và có sự am hiểu về cácdự án đặc biệt là các dự án trong ngành về mặt kỹ thuật

Có thể hiểu, hoạt động thu xếp vốn là một dịch vụ bao gồm một tập hợp cácnghiệp vụ do Công ty tài chính tiến hành nhằm thu xếp cho khách hàng có đượcnguồn vốn với các điều kiện yêu cầu.

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động thu xếp vốn

Phân tích các đặc điểm của hoạt động thu xếp vốn sẽ giúp ta hiểu rõ hơn kháiniệm hoạt động thu xếp vốn và vai trò của nó tại các công ty tài chính:

- Hoạt động thu xếp vốn mang tính “ tín dụng” : “thu xếp vốn” là một

thuật ngữ chỉ việc Công ty tài chính tìm kiếm một khoản vốn vay cho chủ đầu tư đểtài trợ cho dự án đi vào hoạt động, trên cơ sở đó Công ty tài chính được hưởng phíthu xếp vốn, do vậy hoạt động thu xếp vốn mang tính tín dụng chứ không mang tính

Trang 14

đầu tư Bản chất tín dụng của hoạt động thu xếp vốn còn được thể hiện rõ hơn khicác Công ty tài chính thực hiện hoạt động thu xếp vốn bằng hình thức đồng tài trợhoặc cấp tín dụng trực tiếp bằng nguồn vốn tự có hoặc nguồn vốn uỷ thác của Tổngcông ty hay các tổ chức tín dụng khác, khi này, quan hệ giữa Công ty tài chính vàchủ đầu tư dự án là quan hệ vay mượn trực tiếp, chủ đầu tư phải hoàn trả cả gốc vàlãi cho Công ty tài chính.

- Hoạt động thu xếp vốn là một loại hình dịch vụ tài chính: Bởi vậy mà

hoạt động thu xếp vốn mang tính vô hình, không ổn định và khó xác định chấtlượng Một đặc điểm khác biệt giữa hoạt động thu xếp vốn và hoạt động cho vayđơn thuần đó là thu nhập của hoạt động thu xếp vốn chủ yếu là từ phí, có một phầnlà tiền lãi ( nếu Công ty tài chính thực hiện thu xếp vốn bằng nguồn vốn tự có củamình ), trong khi đó thu nhập của hoạt động cho vay phần lớn là từ tiền lãi Phí củahoạt động thu xếp vốn được hiểu là khoản tiền “trả công” cho Công ty tài chính khiCông ty tài chính thực hiện các giao dịch để thu xếp vốn thành công cho các dự áncủa khách hàng và các chi phí khác liên quan tới khoản vay trong quá trình giảingân và thu nợ, lãi

- Hoạt động thu xếp vốn có đối tượng là các dự án trung và dài hạn, mứcđộ rủi ro cao: là vì các dự án trung và dài hạn thường đòi hỏi tổng số vốn đầu tư

ban đầu lớn, vượt quá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của Công ty tài chính hoặcvượt quá hạn mức vay mà Ngân hàng nhà nước cho phép Do đó các dự án này cầnmột tổ chức tài chính đứng ra dàn xếp vốn Ngược lại, hoạt động thu xếp vốn khôngphù hợp với các khoản vay ngắn hạn bởi những khoản vay ngắn hạn thường là cáckhoản vay tài trợ cho tài sản lưu động, nhu cầu vốn vay không lớn mà các Công tytài chính có thể đáp ứng được mà không vi phạm tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểumà Ngân hàng Nhà nước quy định Mặt khác, hoạt động thu xếp vốn cần nhiều thờigian để tiến hành giao dịch, đàm phán với các tổ chức tham gia đồng tài trợ cũngnhư cần thời gian để tiến hành thẩm định dự án, thực hiện thu xếp và quản lý cáckhoản vốn tài trợ Vì vậy hoạt động thu xếp vốn không phù hợp với các khoản vaydưới 1 năm

Ngoài ra, các dự án trung và dài hạn thường có độ rủi ro cao nên việc sửdụng hoạt động thu xếp vốn cho các dự án sẽ như một biện pháp nhằm giảm thiểurủi ro cho các nhà tài trợ Khi có rủi ro xảy ra, rủi ro sẽ san cho các nhà tài trợ tươngđương với tỷ lệ tham gia tài trợ, chứ không một ai chịu hoàn toàn rủi ro.

Trang 15

- Hoạt động thu xếp vốn đòi hỏi các dịch vụ tư vấn tài chính và các dịchvụ khác đi kèm: bên cạnh việc công ty tài chính thực hiện thu xếp vốn đầy đủ và

kịp thời cho các dự án của khách hàng, khách hàng còn được Công ty tài chính tưvấn về các phương án tài trợ vốn tín dụng cho dự án, giúp khách hàng chọn lựađược phương án tài trợ có lãi suất cạnh tranh nhất và tối thiểu hoá các chi phí phảitrả cho các khoản vay, nâng cao hiệu quả dự án Đặc điểm này còn được thể hiện ởchỗ Công ty tài chính cam kết với khách hàng về việc chịu trách nhiệm đến cùng vềdự án của khách hàng thông qua việc hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả với các vấn đềphát sinh trong quá trình giải ngân Ngoài ra, khách hàng còn được Công ty tàichính cung cấp các dịch vụ khác như quản lý khoản vay ( chịu trách nhiệm về cácgiao dịch thu gốc và lãi ), dàn xếp thuê mua tài chính nếu khách hàng có nhu cầu

1.2.3 Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động thu xếp vốn, việc tìmkiếm nguồn vốn tài trợ cho các dự án là hết sức quan trọng Sau đây là sơ đồ minhhoạ các nguồn vốn mà công ty tài chính có thể huy động:

Trang 16

Sơ đồ 1: Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn

- Nguồn vốn tự có của Công ty tài chính: đây là cơ sở đầu tiên để công ty tàichính đưa ra các phương án thu xếp vốn Khi nhận được hồ sơ đề nghị thu xếp vốncủa khách hàng thì trước tiên công ty tài chính sẽ phải xem xét bản thân công ty tàichính có khả năng cho vay bao nhiêu và lãi suất cho vay như thế nào, vì điều nàyphụ thuộc vào quy mô vốn điều lệ của Công ty tài chính và hạn mức tín dụng màNgân hàng nhà nước quy định Nếu Công ty tài chính bằng số vốn tự có của mìnhkhông thể đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng, sẽ phải tìm kiếm nguồn vốntừ bên ngoài để có thể cung cấp đủ số vốn thu xếp theo yêu cầu của khách hàng.

Vốn tự có của Công ty tài chính bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2:

+ Vốn cấp 1: bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận không chia.

Nguồn vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức ( không bao gồm TCTD)Nguồn vốn tự

có của Công ty tài chính

Nguồn vốn từ các TCTD trong và ngoài

Công ty tài chính - Đầu mối thu xếp vốn

Dự án

Trang 17

+ Vốn cấp 2: bao gồm 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định đượcđịnh giá theo quy định của pháp luật; 48% phần giá trị tăng thêm của các loại chứngkhoán đầu tư ( kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp ) được định giá lại theo quy định củapháp luật; trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành thoả mãncác điều kiện theo mục 1.2.c khoản 1 điều 3 của quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN; và các công cụ nợ khác thoả mãn các điều kiện theo mục 1.2.d khoản 1điều 3 quyết định số 457/QĐ-NHNN.

- Nguồn vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức ( không bao gồm các TCTD): đây là nguồn vốn quan trọng phục vụ cho hoạt động thu xếp vốn của Công ty tàichính Vốn huy động bao gồm tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm của các cá nhân và tổchức, vốn từ phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, chứngchỉ tiền gửi , vốn uỷ thác cho vay của các cá nhân và tổ chức ( nguồn vốn uỷ tháccho vay của các cá nhân và tổ chức được hiểu là số vốn mà bên uỷ thác giao choCông ty tài chính là Bên nhận uỷ thác thông qua Hợp đồng uỷ thác cho vay, đểCông ty tài chính sử dụng số vốn này trực tiếp cho vay đến các đối tượng kháchhàng có yêu cầu thu xếp vốn hoặc vay vốn).

Ngoài ra, Công ty tài chính thường nhận vốn uỷ thác cho vay từ Chính phủ,Tổng công ty/ Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tổng công ty/ Tập đoàn Nhưvậy công ty tài chính mà cụ thể là các Công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tếcó thể thực hiện được chức năng của mình là vận hành và kinh doanh có hiệu quảcác nguồn vốn của ngành trên thị trường tài chính.

- Nguồn vốn từ các TCTN trong và ngoài nước: Đây cũng được coi là nguồnvốn quan trọng sử dụng trong hoạt động thu xếp vốn Công ty tài chính huy độngvốn từ các TCTD trong và ngoài nước để tài trợ cho hoạt động thu xếp vốn củamình dưới 2 hình thức chủ yếu là nhận vốn uỷ thác cho vay của các TCTD và mờigọi các TCTD tham gia vào hoạt động thu xếp vốn cho dự án dưới hình thức đồngtài trợ.

+ Nhận vốn uỷ thác từ các TCTD trong và ngoài nước: Nhờ có nguồn vồn này mà Công ty tài chính có thể huy động được nguồn vốn lớn trong thời gian dài Mặt khác, đây cũng là cơ hội tốt để cho các NHTM nói riêng và các TCTD nói chung có cơ hội tiếp cận và cho vay các dự án ngành tốt, có hiệu quả kinh tế cao vì Công ty tài chính là TCTD có sự am hiểu nhất định về ngành khi thẩm định dự án đặc biệt là các công ty tài chính trực thuộc Tổng công ty/ Tập đoàn

Trang 18

+ Mời gọi các TCTD trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động thu xếp vốn cho dự án dưới hình thức đồng tài trợ: Các TCTD thường lựa chọn hình thức này khi tham gia hoạt động thu xếp vốn vì rủi ro phải gánh chịu được giảm thiểu Theo khoản 1 điều 2 của quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của các TCTD có nêu rõ: “Việc đồng tài trợ của các TCTD là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng do một tổ chức tín dụng làm đầu mối cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống ( gọi tắt là dự án ).” Cũng theo khoản 4 điều 2 của quyết định 286, công ty tài chính không được phép đứng ra với tư cách là đầu mối đồng tài trợ để thực hiện quản lý, tổ chức đồng tài trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên tài trợ Khi có một hợp đồng thu xếp vốn của khách hàng được thực hiện dưới hình thức đồng tài trợ, công ty tài chính sẽ phải tổ chức mời chào các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ và nhờ một ngân hàng thương mại đứng ra làm đầu mối đồng tài trợ, có trách nhiệm dự thảo hợp đồng đồng tài trợ, lấy ý kiên thống nhất của các thành viên tham gia đồng tài trợ và chịu trách nhiệm đôn đốc các thành viên sử lý các vấn đề phát sinh khi thực hiện thu xếp vốn ( theo khoản 3 điều 16 của quyết định 286) Đồng tài trợ được áp dụng trong các trường hợp:

 Nhu cầu xin cấp tín dụng của để thực hiện dự án của bên nhận tài trợ vượt giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh của TCTD theo quy định hiện hành.

 Khả năng tài chính và nguồn vốn của một TCTD không đáp ứng đượcnhu cầu cấp tín dụng của dự án.

 Nhu cầu phân tán rủi ro của TCTD.

 Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều TCTD khác nhau.+ Ngoài 2 hình thức trên, Công ty tài chính có thể huy động vốn từ các TCTD trong và ngoài nước thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

Trang 19

1.2.4 Quy trình của hoạt động thu xếp vốn

Sơ đồ 2: Quy trình thu xếp vốnTrách

phòngnghiệp vụ

_ _

Lãnh đạophòngnghiệp vụ

_ 4

Lãnh đạocông ty

_

Kết thúcHướng dẫn khách hàng hoàn thiện

hồ sơ

Thẩm định, lập báo cáo thẩm địnhvà đề xuất thu xếp vốn hoặc kết

thúcKiểm

Kết thúc

Lập phương án thu xếp vốn cho Dựán

Kiểm tra

Phê duyệtuyÖt

Triển khai phương án thu xếp vốn được duyệt

Theo dõi và thu phí thu xếp vốn

Trang 20

CBTXV

Giải thích nội dung các bước:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thu xếp vốn của khách hàng:

Cán bộ thu xếp vốn (CBTXV) có trách nhiệm tiếp cận hồ sơ đề nghị thu xếpvốn của khách hàng, xem xét hồ sơ này Bộ hồ sơ thu xếp vốn bao gồm các giấy tờquan trọng sau: Giấy đề nghị thu xếp vốn, hồ sơ pháp lý của khách hàng và hồ sơdự án.

Trường hợp thấy có lý do để từ chối thu xếp vốn, CBTXV lập tờ trình vềviệc từ chối thu xếp vốn gửi Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ (TXV & TDDN) Trên cơsở xem xét tờ trình, Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ quyết định tiếp tục thực hiện thu xếpvốn hoặc lập tờ trình gửi Lãnh đạo Công ty về việc từ chối thu xếp vốn Việc từchối thu xếp vốn đối với khách hàng có thể được thực hiện dưới hình thức công vănchính thức hoặc từ chối miệng.

Trường hợp chưa thấy có lý do để từ chối thu xếp vốn, CBTXV hướng dẫnkhách hàng hoàn thiện Bộ hồ sơ đề nghị thu xếp vốn.

- Bước 3: Lập phương án thu xếp vốn

Trong trường hợp Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ quyết định tiếp tục lập phươngán thu xếp vốn Việc khảo sát nguồn có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc bằnggiao dịch miệng Trong trường hợp chưa có được cam kết chính thức bằng văn bảncủa các chủ nguồn về việc cam kết tài trợ ( trong trường hợp có sử dụng nguồn khác

Thanh lý các hợp đồng, kết thúc và lưu hồ sơ

Phòng kế hoạch

Trang 21

ngoài nguồn PVFC cho vay trực tiếp), CBTXV có trách nhiệm lập ít nhất mộtphương án thu xếp vốn dự phòng.

- Bước 4: Trình lãnh đạo Công ty phương án thu xếp vốn

Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra, thông qua và trình đềxuất về việc thu xếp vốn cũng như các phương án thu xếp vốn đề xuất thực hiện.

Lãnh đạo Công ty là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc có hay khôngthực hiện dịch vụ thu xếp vốn cũng như ra quyết định phương án thu xếp vốn lựachọn thực hiện.

- Bước 5: Triển khai phương án thu xếp vốn được duyệt

Tổ nghiệp vụ dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ, chủ động thựchiện phương án thu xếp vốn được phê duyệt, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Công tynhững khó khăn, vướng mắc nảy sinh và đề xuất phương án khắc phục, giải quyết.

- Bước 6: Thu phí thu xếp vốn

+Trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết và các giấy tờ có liên quan (khế ướcnhận nợ của Bên vay ) , Phòng nghiệp vụ có trách nhiệm tính Phí thu xếp vốn vàlập Tờ trình thu Phí xếp vốn (nêu rõ tiền, thời gian và phương thức thu phí) trìnhLãnh đạo Công ty quyết định

+Trên cơ sở phê duyệt của Lãnh đạo Công ty về việc thu Phí xếp vốn.,Phòng kế toán tiến hành thu phí thu xếp vốn.

- Bước 7: Thanh lý hợp đồng thu xếp vốn

Sau khi kết thúc hợp đồng, cán bộ thu xếp vốn sẽ chuyển hồ sơ vào kho dựtrữ theo quy định hiện hành của Công ty.

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu xếp vốn

1.2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động thu xếp vốn

- Số lượng dự án mà Công ty tài chính thực hiện thu xếp vốn ( bao gồm cảdự án trong ngành và ngoài ngành )

- Tổng giá trị vốn được thu xếp

Để đánh giá chính xác hơn về quy mô hoạt động thu xếp vốn, nên kết hợpđánh giá cả 2 chỉ tiêu trên, bởi nếu chỉ đánh giá riêng biệt từng chỉ tiêu sẽ khôngtoàn diện Công ty có nhiều dự án được thu xếp vốn thành công nhưng giá trị thuxếp vốn của từng dự án lại nhỏ thì quy mô hoạt động thu xếp vốn chưa phải là lớn,hoặc Công ty có số lượng dự án thu xếp vốn ít nhưng giá trị mỗi dự án lớn thì quymô hoạt động thu xếp vốn vẫn được đánh giá là lớn.

Trang 22

Nếu muốn đánh giá riêng quy mô của hoạt động thu xếp vốn cho các dự ántrong ngành hay ngoài ngành có thể sự dụng kết hợp chỉ tiêu số lượng dự án trongngành được thu xếp vốn và tổng giá trị thu xếp vốn của chúng hoặc số lượng các dựán ngoài ngành được thu xếp vốn và tổng giá trị vốn được thu xếp của các dự ánngoài ngành.

- Phí thu xếp vốn: khi đánh giá quy mô hoạt động thu xếp vốn, nếu đánh giáchỉ tiêu này riêng biệt thì chỉ mang tính chất tham khảo, bởi vì việc so sánh phí thuxếp vốn qua từng năm là khó khăn bởi có 2 cách tính phí thu xếp vốn Nếu phí thuxếp vốn được tính theo một tỷ lệ phần trăm của dư nợ thực tế và thu theo kỳ thu lãikhoản vay của khách hàng thì phí thu xếp vốn của dự án được thu xếp vốn trongnăm trước có thể bị tính nằm trong phí thu xếp vốn của năm sau Vì vây, nếu dựavào chỉ tiêu này khó có thể đánh giá quy mô hoạt động thu xếp vốn là lớn hay nhỏ,tăng hay giảm, vì vậy nên phân tích kết hợp chỉ tiêu này và hai chỉ tiêu đã được nêuở trên

1.2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu xếp vốn

- Số lượng các dự án trong ngành được thực hiện thu xếp vốn/ Tổng số dự ántrong ngành cần thu xếp vốn: tuy chỉ tiêu này không đánh giá được hết hiệu quả củahoạt động thu xếp vốn của Công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế bởi hoạtđộng thu xếp vốn không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành, nhưng chỉ tiêu này có ýnghĩa rất quan trọng khi đánh giá hiệu quả thu xếp vốn của Công ty tài chính trựcthuộc Tập đoàn kinh tế bởi một trong những mục đích chính khi thành lập Công tytài chính là thu xếp vốn cho các dự án trong ngành Vì thế, chỉ tiêu này cao chứng tỏmức độ hiệu quả, mức độ hoàn thành kế hoạch đặt ra của hoạt động thu xếp vốncàng cao.

- Số tiền được giải ngân và sử dụng đúng mục đích/ Tổng giá trị vốn đượcthu xếp: chỉ tiêu này đánh giá khá chính xác hiệu quả hoạt động thu xếp vốn, chobiết trong tổng số vốn được thu xếp đã có bao nhiêu tiền được giải ngân đáp ứng kịpthời tiến độ của dự án và được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết trong hợpđồng tín dụng Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả hoạt động thu xếp vốn càng cao vàngược lại.

- Số dự án thực hiện thu xếp thành công / Tổng số dự án được thực hiện thuxếp vốn: Một dự án được coi là thu xếp vốn thành công khi giá trị thu xếp vốn đượcthu xếp đúng như thoả thuận trong Hợp đồng thu xếp vốn Khi tỷ lệ này càng caothì số dự án thực hiện thu xếp vốn thành công chiếm phần lớn trong tổng số các dự

Trang 23

án được thực hiện thu xếp vốn Chỉ tiêu này đánh giá khá tốt hiệu quả hoạt động thuxếp vốn.

- Phí thu xếp vốn cho các dự án trong ngành/ Phí thu xếp vốn cho toàn bộcác dự án và phí thu xếp vốn cho các dự án ngoài ngành/ Phí thu xếp vốn cho toànbộ các dự án: 2 chỉ tiêu này cũng góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động thu xếp vốncho các dự án trong ngành và ngoài ngành

- Chất lượng thẩm định dự án: Vì hoạt động thu xếp vốn mang tính tín dụng nên thẩm địng đóng vai trò rất quan trọng khi thực hiện thu xếp vốn Kết quả thẩm định sẽ quyết định việc Công ty tài chính có đồng ý thực hiện thu xếp vốn cho dự ánhay không Như vậy, chất lượng thẩm định tốt, Công ty tài chính đã lựa chọn được một dự án tốt, có tiềm năng dẫn đến khả năng thực hiện thu xếp vốn thành công chodự án là rất cao.

1.2.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động thu xếp vốn

- Quyền lợi của bên nhận tài trợ và bên tài trợ của hoạt động thu xếp vốn: khiđánh giá quyền lợi của hai bên nhận tài trợ và tài trợ của hoạt động thu xếp vốn có thể cho biết chất lượng của hoạt động thu xếp vốn Khi quyền lợi của cả hai bên được đảm bảo tới mức tối ưu tức Công ty tài chính chịu trách nhiệm đến cùng với các dự án của bên nhận tài trợ, luôn có những giải pháp xử lý thích hợp với những tình huống nảy sinh trong quá trình thu xếp vốn cho khách hàng và luôn đảm bảo thu xếp vốn đầy đủ, tiến trình giải ngân đúng tiến độ, không làm ảnh hưởng đến dự án, đồng thời Công ty tài chính luôn đảm bảo cung cấp cho bên tài trợ đầy đủ, chínhxác những thông tin về dự án thì khi đó có thể thấy hoạt động thu xếp vốn đạt chất lượng tốt.

- Quy trình hoạt động thu xếp vốn: Quy trình thu xếp vốn chặt chẽ là một quy trình được thiết kế đảm bảo tính logic và có thể dự đoán trước được những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện thu xếp vốn để kịp thời điều chỉnh Trong quy trình, bước lập phương án thu xếp vốn cần được coi trọng do Công ty tài chính đã ký kết hợp đồng thu xếp vốn cho khách hàng mà không thực hiện được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của mình Và chỉ khi quy trình hoạt động thu xếpvốn chặt chẽ thì hoạt động thu xếp vốn mới đảm bảo chất lượng tốt.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển hoạt động thu xếp vốn của Công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Trang 24

- Khả năng huy động vốn sử dụng cho hoạt động thu xếp vốn: Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động thu xếp vốn, vì vậy nếu như Công ty tài chính huy động được một nguồn vốn dồi dào và đa dạng thì khả năng tăng cường hoạt động thu xếp vốn là rất lớn.

- Chất lượng cán bộ thu xếp vốn nói riêng và các cán bộ khác nói chung: Conngười là một trong những yếu tố quan trọng nhất mang tới thành công cho doanhnghiệp Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào yếu tố conngười vì con người không chỉ cấu thành nên doanh nghiệp mà còn góp phần điềuhành, quản lý doanh nghiệp, quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp Vì vây,chất lượng nhân sự là nhân tố tác động tới khả năng tăng cường hoạt động thu xếpvốn Muốn tăng cường hoạt động thu xếp vốn thì cán bộ phải có trình độ chuyênmôn nhất định, nắm vững nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng để từ đó tìmkiếm các dự án mới hấp dẫn, có khả năng thu hút các nhà tài trợ cùng tham gia vàohoạt động thu xếp vốn Chất lượng cán bộ nói chung cũng tác động không nhỏ tớikhả năng phát triển hoạt động thu xếp vốn, bởi đây là một hoạt động tổng hợp, đòihỏi sự tham gia phối hợp của cán bộ nhiều phòng ban Cụ thể, khi nhận được giấyđề nghị thu xếp vốn của khách hàng, cán bộ thu xếp vốn sẽ là người tiếp xúc vớikhách hàng đầu tiên, và xem xét tất cả các nguồn lực của công ty tài chính để có thểđưa ra phương án thu xếp vốn tối ưu cho khách hàng Hỗ trợ cho cán bộ thu xếpvốn, cán bộ quản lý dòng tiền sẽ xem xét số vốn tự có của công ty và số dư trong tàikhoản của công ty tại ngân hàng, nếu như không đủ để thu xếp vốn cho dự án thì sẽkêu gọi đồng tài trợ hoặc huy động thêm nguồn vốn uỷ thác cho vay; cán bộ phòngquản lý vốn uỷ thác sẽ khai thác và tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nguồn vốn ủy tháccho vay của các cá nhân, tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng, và các cán bộphòng thẩm định sẽ thực hiện khâu thẩm định dự án hoặc tái thẩm định Như vậy,nếu chuyên môn của các cán bộ khác không vững, sẽ ảnh hưởng tới khả năng tăngcường hoạt động thu xếp vốn Chỉ khi các cán bộ được đào tạo chuyên môn vững vàcó sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban sẽ tác động tốt tới khả năng phát triểnhoạt động thu xếp vốn.

- Khả năng Marketing của Công ty tài chính: Marketing giữ vai trò khá quantrọng trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay bởi Marketing là cầu nối giữa hoạtđộng của công ty với thị trường, đảm bảo hoạt động của công ty hướng theo nhucầu của thị trường Marketing còn đặc biệt quan trọng hơn nữa khi mà hoạt độngthu xếp vốn là một loại hình dịch vụ tài chính mới Do đó, nếu các Công ty tài chính

Trang 25

có chính sách Marketing hiệu quả, sáng tạo thì không những bản thân Công ty cóthể xác định thị trường chính và thị trường tiềm năng cho hoạt động thu xếp vốn,hoàn thiện dịch vụ theo hướng phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển của thịtrường, đồng thời góp phần quảng bá, khuyếch trương dịch vụ thu xếp vốn, kíchthích khách hàng sử dụng dịch vụ

- Uy tín của Công ty tài chính trong hoạt động thu xếp vốn trên thị trường tàichính: được biểu hiện bằng sự tin tưởng của các bên nhận tài trợ ( là khách hàng củahoạt động thu xếp vốn ) và bên tài trợ chấp nhận cho Công ty tài chính trở thành đầumối thu xếp vốn Để nâng cao được uy tín của mình đối với bên nhận tài trợ, cácCông ty tài chính buộc phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu xếp vốn cho kháchhàng khi đã kí kết hợp đồng, đồng thời chịu trách nhiệm đến cùng khi có các sự cốxảy ra Mặt khác, để đảm bảo uy tín của mình với bên tài trợ cho dự án, Công ty tàichính phải đảm bảo theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình thu xếp vốn, giải ngân vàthu nợ, lãi; đồng thời đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả củabên nhận tài trợ Một khi có được sự tín nhiệm của đồng thời hai bên tài trợ và nhậntài trợ, sẽ là động lực lớn giúp phát triển hoạt động thu xếp vốn của Công ty, giúpCông ty tài chính có được chỗ đứng trên thị trường tài chính

1.3.2 Nhân tố khách quan

- Tình hình phát triển nền kinh tế quốc gia: Với những quốc gia có nền kinhtế trì trệ, kém phát triển, nhu cầu vốn đầu tư không nhiều sẽ làm giảm sự năng độngtrong hoạt động của hệ thống tài chính nói chung, gây khó khăn cho khả năng pháttriển của các Công ty tài chính và dịch vụ thu xếp vốn nói riêng Ngược lại, đấtnước đang đà phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho sảnxuất kinh doanh, y tế, giáo dục cũng như các dịch vụ giải trí rất lớn, tạo điều kiệncho các Công ty tài chính phát triển dịch vụ thu xếp vốn của mình.

- Mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước: Mục tiêu, đườnglối phát triển kinh tế của đất nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cáctổ chức kinh tế nói chung và các tổ chức tài chính nói riêng Nếu như định hướngphát triển của đất nước chú trọng vào một số lĩnh vực then chốt thì sẽ khiến cho nhucầu đầu tư vốn vào ngành đó rất lớn Đồng thời, đường lối phát triển nền kinh tếquốc gia sẽ kéo theo việc quy định sự thắt chặt hay nới lỏng hoạt động của các tổchức kinh tế trong đó có Công ty tài chính Điều này kéo theo sự gia tăng hay hạn

Trang 26

chế các dự án cần thu xếp vốn và những cơ hội cho các Công ty tài chính trong việctăng cường hoạt động thu xếp vốn.

- Khả năng tài trợ dự án của bản thân chủ đầu tư: Khi chủ đầu tư có đủ khảnăng tài trợ cho dự án của mình hoặc có thể tự tìm kiếm cho mình nhà tài trợ hoặclựa chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn của các tổ chức tài chính khác nhưNgân hàng thương mại với quy mô lớn hơn hẳn Công ty tài chính và có đủ khả năngđáp ứng nhu cầu vốn cho dự án thì lúc này chủ đầu tư sẽ ít mặn mà tới dịch vụ thuxếp vốn của các Công ty tài chính và ngược lại ( Sự phát triển của hệ thống Ngânhàng, liên Ngân hàng)

- Chiến lược phát triển của Tập đoàn kinh tế mà Công ty tài chính trực thuộc:Các Tập đoàn kinh tế mới được thành lập hoặc gặp khó khăn về tài chính, hoặc cóchiến lược phát triển chú trọng trong phạm vi ngành mình thì Công ty tài chính chỉcó cơ hội thu xếp vốn cho các dự án nội ngành; ngược lại, với các Tập đoàn kinh tếlớn mạnh về tiềm lực tài chính hoặc có chiến lược phát triển ra các lĩnh vực kinh tếkhác sẽ tạo cơ hội cho Công ty tài chính tham gia vào các dự án ngoài ngành cótiềm năng hơn.

Trang 27

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Với tiền thân là Tổng cục Dầu khí, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt ViệtNam, tháng 06/1960 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở các

đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam; tháng 08/2006 - Tổng công ty Dầu khí

Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định làCông ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gọi là Tập đoàn dầu khí Việt Nam) theoQuyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006 Tên giao dịch quốc tế:VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN.

Hiện nay với hơn 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh, lực lượng lao

động với hơn 22.000 người và doanh thu 2006 đạt 174.300 tỷ đồng (khoảng 11 tỷđô la Mỹ), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và các lĩnhvực khác không chỉ ở lãnh thổ Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Là Tập đoàn thuộc quyền quản lý của Nhà nước, PetroVietNam được giaonhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện,

khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam Kể từ

khi được thành lập, hoạt động kinh doanh của PetroVietNam đã phát triển mạnh mẽvà rộng khắp, mang lại hiệu quả cao từ khâu đầu đến các khâu sau

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), tiền thân làCông ty tài chính Dầu khí, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng là thành viên100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra đời với phương châm hoạt độngvì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Việc thành lập Công tyTài chính Dầu khí là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lượcphát triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinhtế Việt Nam trong thế kỷ 21.

Ngay từ khi ra đời, Công ty đã nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng TổngCông ty Dầu khí Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các định chế tài chính

Trang 28

trong nước và quốc tế Công ty xác định hợp tác chặt chẽ, chân thành với các tổchức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn vốn chocác dự án của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam - Yếu tố quan trọng đầu tiên đảmbảo sự thành công của Công ty.

"Tầm nhìn tăng trưởng - Cam kết vững chắc - Thành công tài chính" là tôn chỉ hoạtđộng của Công ty Tài chính Dầu khí Tư tưởng của tôn chỉ thể hiện rõ nhiệm vụchiến lược của Công ty là: đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của ngànhDầu khí Việt nam và vận hành sinh lời hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính tiền tệ củangành Dầu khí.

Để thực hiện thành công các mục tiêu và cam kết trên, Công ty tài chính Dầukhí coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, văn hoá Công ty và hiện đại hoá hệthống công nghệ thông tin tài chính ngân hàng Chiến lược phát triển nguồn nhânlực đặt trọng tâm vào công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ với chế độ đãi ngộ hợplý và môi trường làm việc văn minh hiện đại Văn hóa Công ty được tập thểCBCNV xây dựng và đồng tâm thực hiện qua hệ thống các quy trình công việc,giao tiếp ứng xử và phong cách kinh doanh hiện đại của định chế tài chính Công tyđang xây dựng hệ thống công nghệ thông tin với các phần mềm chuyên ngành hiệnđại để đáp ứng yêu cầu quản trị và phát triển của công ty.

Thành công của Công ty Tài chính Dầu khí là thành công của sự lãnh đạo,chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, của Ban lãnh đạo công ty, sự hợp tác chặt

chẽ của các đơn vị thành viên Tổng Công ty và các tổ chức tài chính ngân hàng

trong và ngoài nước vì mục tiêu phát triển bền vững của ngành kinh tế mũi nhọnViệt Nam.

Xu thế hội nhập và xu thế toàn cầu hoá trên thế giới sẽ mang đến cho mọidoanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức Bằng lòng quyết tâm, đoàn kếtvà trí tuệ tập thể, CBCNV Công ty Tài chính Dầu khí sẽ thực hiện thành công sứmệnh của mình với nguyện vọng góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp xâydựng thành công Tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí ở ViệtNam- Công ty Tài chính Dầu khí niềm tin mới của sự phát triển

PVFC đã trải qua chặng đường phát triển đầu tiên của mình với tất cả khókhăn và thách thức của một định chế tài chính còn mới mẻ ở Việt Nam trong quátrình hội nhập PVFC đã khẳng định được sứ mệnh chiến lược quan trọng thiết yếucủa mình trong công cuộc đổi mới nhằm xây dựng TCT Dầu khí trở thành tập đoànkinh tế mạnh của Việt Nam Từ khi thành lập đến nay, Công ty liên tục đạt được các

Trang 29

thành tựu quan trọng, các chỉ tiêu tăng trưởng ổn định và vững chắc, tổ chức kinhdoanh càng được củng cố và hoàn thiện, hệ thống quản lý được nâng cấp theo tiêu

chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000, đội ngũ được đào tạo và phát

triển, văn hoá PVFC được hình thành Tất cả đã sẵn sàng bước vào một giai đoạnphát triển mới còn nhiều thách thức nhưng với tinh thần phấn chấn và tự tin hướngtới tương lai

Với tất cả tinh thần đó, đội ngũ cán bộ của PVFC cùng với hơn 30 loại hìnhsản phẩm dịch vụ của mình đang phát huy hoạt động ngày một hiệu quả sẽ tiếp tục

đáp ứng ngày càng hoàn thiện hơn các nhiệm vụ do TCT (Tổng công ty) Dầu khí

giao và các yêu cầu của khách hàng khắp mọi nơi trong cả nước

Tong Công ty Tài chính Dầu khí cam kết không ngừng sáng tạo, hoàn thiệnđể cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ chất lượng cao vì sự phồn thịnh của Quýkhách hàng, xứng đáng là Niềm tin mới của sự phát triển

Lịch sử phát triển PVFC

 Ngày 30/3/2000: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký quyết định số 04/2000/QĐ/VPCP về việc thành lập Công ty Tài chính Dầu khí

 Ngày 19/6/2000: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ký

quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Tài chính Dầu khí

 Ngày 1/10/2000: Công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạt độngđầu tiên tại 34B Hàn Thuyên - Hà Nội và Khai trương hoạt động phòng giaodịch số 10

 Ngày 5/2/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đãđược tổ chức trọng thể tại Hà Nội

 Ngày 30/10/2001: - Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 11 - Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 20 - Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 30  Ngày 19/6/2002 : Khai trương hoạt động phòng giao dịch chứng khoán

BSC - PVFC

 Ngày 1/10/2002 : Khai trương Website Công ty Tài chính Dầu khí http://www.pvfc.com.vn

 Ngày 3/9/2003 : Phát hành thành công trái phiếu Dầu khí

 Ngày 21/5/2003 : Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chínhDầu khí tại thành phố Hồ Chí Minh

 Ngày 5/5/2004:

Trang 30

- Ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty Tài chính Dầu khí - Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩnISO 9001:2000 do tổ chức SGS (Thuỵ Sỹ) cấp

Ngày 1/12/2004: Vốn điều lệ của Công ty đạt mức 300 tỷ VNĐ

 Đến ngày 31/12/2004:

- Thu xếp vốn cho các dự án của PetroVietnam đạt 5.000 tỷ VNĐ - Tổng tài sản đạt hơn 4.000 nghìn tỷ VNĐ

- Doanh thu đạt trên 200 tỷ VNĐ

 Ngày 28/2/2005: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầukhí tại Vũng Tàu

 Ngày 26/4/2006 : Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng

 Ngày 19/6/2006: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài Chính DầuKhí tại Đà Nẵng.

 Ngày 29/6/2006: Chuyển địa điểm Phòng Giao dịch Chứng khoán BSC –PVFC và phòng Giao dịch số 11 đến Số 4 Láng Hạ- Ba Đình – Hà Nội Ngày 18/9/2006 Thành lập phòng giao dịch số 31 và số 32 tại TP Vũng

 Ngày 18/12/2006: Thành lập phòng Giao dịch Trung Tâm Láng Hạ.

 Theo quyết định số 091/QĐ-DKVN ngày 3/1/2007 của Tập đoàn Dầu khíViệt Nam : Thành lập Công ty tài chính Dầu Khí – Chi nhánh Thăng Long Theo quyết định số 093/QĐ-DKVN ngày 3/1/2007 của Tập đoàn Dầu khí

Việt Nam : Thành lập Công ty tài chính Dầu Khí – Chi nhánh Sài Gòn Theo quyết định số 81 /QĐ-TTg ngày 17 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng

chính phủ: Chuyển Công ty Tài chính dầu khí thành Công ty Trách nhiệmhữu hạn một thành viên Tài chính Dầu khí

 Ngày 30/1/2007: Thành lập Phòng giao dịch Trung tâm Quận I – Chi nhánhCông ty Tài chính dầu khí TP HCM

 Ngày 14/2/2007 : Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng

 Theo quyết định số 967/QĐ-NHNN ngày 8/5/2007 của Ngân hàng nhànước Việt Nam: Thành lập Công ty Tài chính dầu khí – Chi nhánh Cần Thơ Theo quyết định số 966/QĐ-NHNN ngày 8/5/2007 của Ngân hàng nhà

nước Việt Nam: Thành lập Công ty Tài chính dầu khí – Chi nhánh NamĐịnh

Trang 31

 Ngày 18/5/2007: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài Chính dầukhí tại Hải Phòng.

 Ngày 18/6/2007: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài Chính dầukhí tại Nam Định.

 Ngày 22/6/2007: Theo quyết định số 1492/QĐ-NHNN cho phép thành lậpchi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại TP HCM – CN Sài Gòn.

 Ngày 28/6/2007: Theo quyết định số 1543/QĐ-NHNN cho phép thành lậpchi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Hà nội – Chi nhánh Thăng Long. Ngày 8/9/2007: PVFC là đơn vị duy nhất trong ngành Tài chính – Ngân

hàng được cùng lúc trao tặng hai giải thưởng “Nhà quản lý giỏi 2007” và“Cúp vàng ISO 2007”.

 Ngày 8/10/2007: Khai trương hoạt động ba công ty thành viên: Công ty Cổphần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest); Công ty Cổ phầnKinh doanh Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC Land); Công ty Cổphần Truyền thông Tài chính Dầu khí (PVFC Media).

9/1/2008: PVFC nhận Giải thưởng “Ngôi sao Kinh doanh” - TOP 10 doanh

nghiệp hội nhập thành công nhất.

18/3/2008: Chính thức ra mắt Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí

Việt Nam và công bố cổ đông chiến lược nước ngoài PVFC chính thứcchuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty với VĐL là 5000 tỷ VNĐ, trong đóMogan Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% VĐL của PVFC. 31/12/2009: PVFC nằm trong top 500 công ty hàng đầu, đứng thứ 11 trong

số 23 tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam – theo đánh giá của nhóm nghiêncứu Vietnam Report.

Trang 32

- Nghị định số 72/2002/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động của Công ty tàichính và Nghị định 81/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghịđịnh 72/2002/NĐ-CP

- Điều lệ Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam được Đại hội cổđông lần I thông qua ngày 17/02/2007 và được Ngân hàng Nhà nước Việt Namchấp thuận theo quyết định số 540/QĐ-NHNN ngày 17/03/2008 về việc chuẩn yđiều lệ của Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.

PVFC là một đơn vị thành viên, một định chế của Tập đoàn Dầu khí ViệtNam, được Tập đoàn uỷ quyền về đầu tư tài chính và quản trị vốn đầu tư PVFCđược hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó PVFC là công tymẹ, các công ty con là hệ thống công ty các công ty cổ phần chuyên ngành trongcác lĩnh vực đầu tư tài chính, quản lý quỹ, truyền thông, và một số công ty TNHH 1thành viên tài chính trong khu vực

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại PVFC:

- Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất của công ty, có đầy đủ quyền hạn

để thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến lợi ích và mục tiêu củacông ty Hiện nay, cơ cấu Hội đồng quản trị của PVFC gồm 05 thành viên.

- Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, điều hành,

quản trị của công ty Ban kiểm soát của PVFC hiện tại gồm 03 thành viên.

- Ban tổng giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc.

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hànhcao nhất mọi hoạt động kinh doanh của Công ty PVFC hiện tại có 01 Tổng giámđốc và 05 phó Tổng giám đốc.

Sơ đồ3: Mô hình tổ chức của PVFC

Trang 33

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trịBan Tổng giám đốc

Khối quản lýVăn phòngPhòng hành chính

quản trị

Phòng kế toánPhòng tổ chức nhân

sự và tiền lương

Phòng thẩm định độc lập

Quản lý rủi ro và tín dụng đầu tưTrung tâm TT và

CNTNTrung tâm đào tạo

Phòng thị trường và phát triển sản

phẩmPhòng kế hoạch

Các công

ty thành

viênCác

chi nhánh

Kiểm toán nội bộBan kiểm soát

Ban quản lý dòng tiềnBan dịch vụ tài

chính doanhnghiệpBan thu xếp vốn và tín dụng doanh

nghiệpBan đầu tưKhối kinh doanh

Trang 34

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tài chính Cổphần Dầu khí Việt Nam ( PVFC )

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC giai đoạn 2005-2009

Đơn vị: triệu đồng

Tài sản và nguồn vốn

Tổng tài sản 6.828.142 18.143.649 30.288.394 45.104.099 64.648.855Vốn chủ sở hữu 359.674 1.134.859 3.153.487 6.055.604 6.055.604

Kết quả kinh doanh

Doanh thu 429.127 1.023.421 3.144.000 3.746.000 4.325.000

Lợi nhuận trước thuế 28.864 126.302 616.600 367.000 611.444Thuế TNDN phải nộp 10.512 34.095 156.300 317.140 105.337Lợi nhuận thực hiện sau

Tỷ suất lợi nhuận trước

Tỷ suất lợi nhuận sau

Trang 35

khả quan, đã phản ánh tốc độ tăng trưởng bền vững và hiệu quả trong hoạt động củaPVFC

10 năm xây dựng và phát triển trong tiến trình đi lên của đất nước, với số vốnđiều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, đến nay PVFC đã tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng,trong đó PetroVietnam nắm giữ 78%, cổ đông chiến lược nước ngoài là MorganStanley (MSIHI) nắm giữ 10%, còn lại là các cổ đông pháp nhân và thể nhân khác.Mạng lưới hoạt động của PVFC từng bước được củng cố, mở rộng và phát triển với5 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tài chính, đầu tư tài chính,quản lý quĩ…, 9 chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cảnước Đội ngũ cán bộ, nhân viên của PVFC hầu hết còn rất trẻ, năng động, sáng tạovà được đào tạo bài bản về chuyên môn Đặc biệt, kể từ ngày thành lập đến nay, banlãnh đạo PVFC đã xây dựng thành công môi trường văn hoá hoanh nghiệp, ở đómỗi cán bộ, nhân viên đều gắn bó, đoàn kết trong một ngôi nhà chung và muốncống hiến sức trẻ, nhiệt tình xây dựng để PVFC phát triển như ngày hôm nay Đó làtài sản quí báu để PVFC phát huy tối đa nội lực, nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ,chỉ tiêu và định hướng phát triển trong từng giai đoạn, phục vụ nhiệm vụ chính trịcủa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Những năm đầu hoạt động, trước khi cổphần hoá, kết quả kinh doanh của PVFC luôn đạt mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêutài chính năm sau luôn tăng hơn năm trước Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009,PVFC đã phát hành thành công trái phiếu Dầu khí và là doanh nghiệp đầu tiên niêmyết trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Đặc biệt ngày 19/10/2008 PVFC đãchuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con với tên gọi Tổng Công ty Tàichính cổ phần Dầu khí Việt Nam Từ khi hoạt động theo mô hình mới với vốn điềulệ được tăng lên tới 5000 tỷ đồng, PVFC đã trở thành một tổ chức tín dụng phi ngânhàng có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Với sứ mệnh quan trọng là thu xếpnguồn vốn cho đầu tư phát triển của PetroVietNam, PVFC đã chủ động hợp tác vớicác tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước để đảm bảo nhucầu về vốn cho PetroVietnam và các đơn vị thành viên hoàn thành việc triển khai vàthực hiện đúng tiến độ các dự án, đáp ứng mục tiêu tăng tốc phát triển của ngànhdầu khí nước ta Riêng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009, PVFC thực hiệntham gia tài trợ, thu xếp vốn vốn thành công cho các dự án với tổng vốn tài trợ lêntới 557,4 triệu USD và 1.280 tỷ đồng Cụ thể, một số dự án lớn như Nhà máy Nhiệtđiện Nhơn Trạch 1 của PVPower; dự án đầu tư tàu chở dầu thô của PVTrans; dự ánđầu tư đóng dàn khoan của PVShipyard Trong giai đoạn 2010 đến 2015, PVFC tiếp

Trang 36

tục tham gia thu xếp vốn cho các dự án của ngành với tổng nhu cầu vốn dự kiến thuxếp lên tới 5,5 tỷ USD Tiêu biểu trong số đó là các dự án lớn như: đường ống dẫnkhí, dự án nhiệt điện có nhu cầu vay từ 500 triệu đến 1 tỷ USD mỗi dự án.

Bước vào năm 2009 PVFC đã tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, hiệu quả vàtiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng hoàn thiện mô hình của một ngânhàng hiện đại Doanh thu năm 2009 của PVFC đạt 4.325 tỷ đồng, bằng 145% kếhoạch cả năm 2009 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua (kế hoạch: 3.000 tỷđồng); Lợi nhuận trước thuế 506,107 tỷ đồng, bằng 144,6% kế hoạch cả năm 2009đã được đại hội đồng cổ đông thông qua sau trích lập dự phòng tín dụng và trích lậpdự phòng đầu tư (kế hoạch 350 tỷ đồng); Tổng tài sản của PVFC tính đến ngày31/12/2009 là 64.649 tỷ đồng.Đặc biệt năm 2009 PVFC đã khánh thành và đưa vàosự dụng công trình Trung tâm Tài chính Dầu khí ở 22 Ngô Quyền – Hà Nôi Côngtrình đã vinh dự được gắn biển kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long –Hà Nội.

2.2 Thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầukhí Việt Nam ( PVFC )

2.2.1 Hoạt động thu xếp vốn tại PVFC

2.2.1.1 Những nét chung về hoạt động thu xếp vốn tại PVFC

Hoạt động thu xếp vốn hình thành cùng với sự ra đời của PVFC Và kêt từ khi thành lập đến nay, PVFC luôn luôn phấn đấu đưa hoạt động thu xếp vốn trở thành một trong những sản phẩm, dịch vụ muĩ nhọn của Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC hoạt động với phương châm “ Đảm bảo thu xếp vốncho tất cả các dự án đầu tư của ngành Dầu khí và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật với các điều kiện tối ưu nhất” PVFC cũng cam kết sẽ “ Chịu trách nhiệm đếncùng với các dự án đầu tư của khách hàng”.

Những ưu thế và lợi ích khi sử dụng dịch vụ thu xếp vốn của PVFC:- Đối với khách hàng:

 Được đảm bảo nguồn vốn cho dự án với lãi suất cạnh tranhnhất

 Giảm thiểu chi phí và thời gian tiếp cận nguồn vốn.

 Được PVFC chịu trách nhiệm đến cùng với độ ổn định củanguồn vốn.

 Nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Được hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả đối với các phát sinh trongquá trình thực hiện dự án

Ngày đăng: 26/11/2012, 15:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn - Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
Sơ đồ 1 Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn (Trang 16)
Sơ đồ 2: Quy trình thu xếp vốn Trách - Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
Sơ đồ 2 Quy trình thu xếp vốn Trách (Trang 19)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC giai đoạn 2005-2009 - Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC giai đoạn 2005-2009 (Trang 34)
Bảng 3 : Tỷ trọng các nguồn tài trợ cho hoạt động thu xếp vốn - Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
Bảng 3 Tỷ trọng các nguồn tài trợ cho hoạt động thu xếp vốn (Trang 43)
Bảng 5 : Vốn điều lệ của các công ty tài chính - Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
Bảng 5 Vốn điều lệ của các công ty tài chính (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w