1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ

78 535 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Tại Cần Thơ
Tác giả Nguyễn Hoàng Long
Người hướng dẫn Th.S Trần Quốc Dũng
Trường học Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 630,08 KB

Nội dung

M%C L%C -------------------------------------------------------------------------------------------------- CH)*NG 1: GI+I THI,U .................................................. ................................... 1 1.1 t vn  nghiên cu .........

Trang 1

Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy Trần Quốc Dũng đã tận tình chỉ dẫn giúp em hoàn thành quyển luận văn của mình Vì kiến thức và thời gian còn hạn chế và do lần đầu tiên thực hiện đề tài nên không trách khỏi sai sót mong quý thầy cô thông cảm và hướng dẫn Đồng thời em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể nhân viên Chi nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam Tại Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để em hoàn thành đề tài của mình

Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và công tác tốt đạt nhiều thành công trong sự nghiệp của mình… Chúc Ban Giám Đốc cùng toàn thể nhân viên Chi nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam Tại Cần Thơ kinh doanh ngày càng phát triển

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày … tháng … năm 2009 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Long

Trang 2

Ngày … tháng … năm 2009 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Long

Trang 4

Giáo viên hướng dẫn

Trang 5

-

MỤC LỤC -

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghi vấn 4

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 4

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Không gian 4

1.4.2 Thời gian 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 Phương pháp luận 6

2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 6

2.1.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính 7

2.1.3 Nội dung phân tích 9

2.1.4 Tài liệu sử dụng để phân tích 11

2.1.5 Các chỉ số tài chính sử dụng để phân tích 12

2.1.6 Phương pháp phân tích 14

2.1.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh 15

2.2 Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 17

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 18

Trang

Trang 6

3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh 20

3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 23

3.2.1 Tình hình kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2008 23

3.2.2 Phân tích tình hình kinh doanh 24

3.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận 39

3.2.4 Đánh giá kết quả kinh doanh qua các chỉ số tài chính 42

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 48

4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh 48

4.1.1 Nguyên nhân chủ quan 48

4.1.2 Nguyên nhân khách quan 49

4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh 50

4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng năm 2007 so với năm 2006 50

4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng năm 2008 so với năm 2007 53

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM TẠI CẦN THƠ 57

5.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 57

5.1.1 Các biện pháp tăng doanh thu 57

5.1.2 Các biện pháp giảm chi phí 59

Trang 7

-

DANH MỤC BIỂU BẢNG -

Bảng 1: Tình hình kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 21

Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 23

Bảng 3: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập giai đoạn 2006 – 2008 25

Bảng 4: Tình hình doanh thu bán hàng theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2006 – 2008 28

Bảng 5: Tình hình thu nhập tài chính và thu nhập khác giai đoạn 2006 – 2008 30 Bảng 6: Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 32

Bảng 7: Tình hình chi phí tài chính và chi phí khác giai đoạn 2006 – 2008 37

Bảng 8: Tình hình lợi nhuận giai đoạn 2006 – 2008 39

Bảng 9: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2006 – 2008 42

Bảng 10: Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán 43

Bảng 11: Các chỉ số đánh giá khả năng hoạt động 44

Bảng 12: Một số chỉ số về khả năng sinh lợi 46

Bảng 13: Một số chỉ tiêu phục vụ phân tích các nhân tố ảnh hưởng năm 2006 và năm 2007 50

Bảng 14: Một số chỉ tiêu phục vụ phân tích các nhân tố ảnh hưởng năm 2007 và năm 2008 53

Trang

Trang 8

-

DANH MỤC HÌNH

- Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam Tại

Cần Thơ 19 Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam 65

Trang

Trang 9

-

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt

Trang 10

-

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Năm 2008 nền kinh tế thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, đến tất cả các nước trên thế giới và Việt Nam – nền kinh tế non trẻ vừa gia nhập WTO - cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đó Trong ba tháng đầu năm, Việt Nam liên tiếp nhận được các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, một dấu hiệu đầy lạc quan cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Nhưng cũng từ tháng 3 trở đi, cùng với sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đối phó với tình trạng lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ, chỉ số giá tiêu dùng của nhiều mặt hàng tăng cao, giá cả các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng dầu luôn tăng, có thời điểm giá xăng dầu lên đến 19.000 đồng/lít Khi đó Nhà nước đề ra các biện pháp nhằm hạn chế lạm phát như: thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản,… và đến những tháng cuối năm, nhà nước phải “cung tiền”, kích thích tiêu dùng

Chính sự biến đổi phức tạp như thế đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh cần phải có các đánh giá đúng đắn về tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, từ đó có các chính sách kinh doanh hiệu quả nhằm đối phó với sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh Và đề tài phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam Tại Cần Thơ trong giai đoạn 2006 – 2008 nhằm đánh giá tình hình của Chi Nhánh Công ty qua các năm để từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hệu quả kinh doanh

Thông qua phương pháp so sánh, đề tài đã phân tích sự biến động của các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008 Thấy được tình hình tăng giảm, tăng giảm như thế nào, và tốc độ tăng giảm ra sao để từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của Chi nhánh trong các năm qua Đồng thời thông qua phương pháp thay thế liên hoàn, đề tài đã giúp chúng ta thấy được các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh Nhận ra các nhân tố tích cực có tác động tốt kết quả kinh doanh mà cụ thể là làm lợi nhuận tăng Cũng thông qua bước phân tích trên cũng cho chúng ta thấy các nhận tố đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của Chi nhánh, làm giảm lợi nhuận

Trang 11

- Dựa trên các bước phân tích trên đã cho chúng ta thấy rõ tình hình kinh doanh thực tế tại Chi nhánh, các vấn đề còn tồn tại cần khắc phục hay phát huy và từ đó giúp chúng ta có thể đề ra các biện pháp trong kinh doanh nhằm giúp Chi nhánh phát huy các thế mạnh và hạn chế các điểm yếu, giúp cho việc kinh doanh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển Và phần cuối cùng của đề tài là tổng kết lại các vấn đề đã phân tích để khái quát chung tình hình kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008 và đề ra một số kiến nghị cho Chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trang 12

-

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng Khi đó nền kinh tế thế giới luôn phải đối mặt với những khó khăn, với mức độ ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới, và biến đổi phức tạp Đầu năm 2008, kinh tế các nước lớn trên thế giới bắt đầu chao đảo, bắt đầu từ sự khủng hoảng của thị trường thế chấp ở Mỹ, tiêu biểu là sự sụp đổ của hai tập đoàn thế chấp lớn nhất nước Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae, sau đó lan rộng ra khắp nước Mỹ và toàn thế giới, ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả lĩnh vực kinh doanh, gây hậu quả nghiêm trọng Tỷ lệ lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, chỉ số giá tiêu dùng gia tăng dẫn đến xuất hiện tình trạng thiếu lương thực và các mặt hàng thiết yếu, làm cho người nghèo, thiếu ăn gia tăng

Trước cuộc khủng hoảng với quy mô rộng lớn như thế, chắc chắn nền kinh tế Việt Nam – một nền kinh tế non trẻ vừa gia nhập WTO – không thể không bị ảnh hưởng Trong 3 tháng đầu năm 2008, với vị thế một nước vừa gia nhập WTO, có nền chính trị ổn định trong khu vực, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài liên tục tràn vào Việt Nam Mở ra cơ hội phát triển cho Việt Nam, nhưng chúng ta lại không có chính sách, cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả, dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan; và cũng từ tháng 03 năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đổi chiều như: lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ, chỉ số giá tiêu dùng của nhiều mặt hàng tăng cao, giá cả các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng dầu luôn tăng, có thời điểm giá xăng dầu lên đến 19.000 đồng/lít Khi đó Nhà nước đề ra các biện pháp nhằm hạn chế lạm phát như: thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản,… và đến những tháng cuối năm, nhà nước phải “cung tiền”, kích thích tiêu dùng

Chính sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, cũng như cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam Trong năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, biến đổi liên tục

Trang 13

- Chẳng hạn như lãi suất cho vay, khi đó lãi suất cho vay ở những tháng đầu năm lên đến 21%/năm nhưng vào những tháng cuối năm lại liên tục điều chỉnh theo chiều hướng giảm, dao động khoảng 10%/năm Để đối phó với tình hình kinh tế phức tạp như thế, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những chính sách kinh doanh phù hợp, cần biết được những gì đã và chưa đạt được, những lợi thế cũng như những khó khăn của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp cần phải phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh có hiệu quả, đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế

Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi chọn đề tài: “Phân tích kết quả

hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần kho vận Miền Nam chi nhánh Cần Thơ” để thực hiện luận văn tốt nghiệp cho mình

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Bằng cách sử dụng phương pháp so sánh các đối tượng phân tích như doanh thu, chi phí, lợi nhuận giữa các kỳ cho ta thấy được tình hình tăng giảm, cũng như tốc độ tăng giảm của các đối tượng phân tích Từ đó giúp nhà quản trị thấy được tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh

Chẳng hạn như khi chúng ta so sánh lợi nhuận của kỳ phân tích với kỳ gốc cho chúng ta thấy sự tăng giảm, cũng như tốc độ tăng giảm của lợi nhuận Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả khi lợi nhuận qua các kỳ phân tích tăng cũng như tốc độ tăng ổn định qua các kỳ

Ngoài ra, thông qua sự phân tích các chỉ số tài chính, đặc biệt là các chỉ số sinh lời có thể cho chúng ta biết về hiệu quả hoạt động kinh doanh Các chỉ số sinh lời được các nhà quản trị, nhà đầu tư quan tâm, chúng là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Chẳng hạn như chỉ số ROS (tỷ suất lợi nhuận/doanh thu) Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Ngoài ra ta có thể dùng tỷ số này để so sánh với tỷ số của các năm trước để thấy được sự phát triển của doanh nghiệp Hay chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu), tỷ số này cho chúng ta thấy một đồng vốn chủ sở hữu sẽ sinh ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận

Trang 14

-

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta sẽ có cái nhìn

toàn diện về quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Qua đó chúng ta có thể thấy những gì đạt được và chưa đạt được Thấy được các nguồn lực còn tiềm tàng, thấy được các thế mạnh cũng như các hạn chế của doanh nghiệp Từ đó mà các nhà quản trị có các chiến lược kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững trong mọi điều kiện, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển Hiện nay, môi trường kinh doanh rất phức tạp, luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Do đó, kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà quản trị nhận ra các nhân tố tác đọng trong quá trình kinh doanh từ đó có được các quyết định quản trị đúng đắn, giúp cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Thực tế hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đối với một số doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, công tác phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thường không được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện Dẫn đến các doanh nghiệp không thể nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, cũng như không thấy được những hạn chế cần được khắc phục và những ưu điểm cần được phát huy Từ đó doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc đối phó với các biến đổi phức tạp của nền kinh tế, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp

Riêng Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam Tại Cần Thơ trong những năm qua không có đề tài phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cũng như phía Chi nhánh cũng không thực hiện phân tích Chính điều đó đã hạn

chế một phần nào sự phát triển của Chi nhánh trong thời gian vừa qua

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2006 – 2008, qua đó nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh để đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Để thực hiện dược mục tiêu chung, để tài đi vào các mục tiêu sau: + Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Trang 15

- + Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số về tài chính để thấy rỏ hiệu quả của Chi nhánh

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh + Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

- Chi nhánh hoạt động có hiệu quả

- Giá bán tăng thì hiệu quả tăng

- Khối lượng hàng hóa tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng - Chi phí thấp thì hiệu quả tăng

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu

- Doanh thu của Chi nhánh qua các năm trong giai đoạn 2006 - 2008? Tốc độ tăng giảm doanh thu như thế nào?

- Tốc độ tăng giảm lợi nhuận như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh? Nhân tố nào ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian

Luận văn được thực hiện tại Công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam chi

nhánh Cần Thơ

1.4.2 Thời gian

Luận văn được thực hiện từ ngày 02/02/2009 đến 25/04/2009

Số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu là số liệu giai đoạn 2006 - 2008

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian nên việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Phân tích sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm trong giai đoạn 2006 - 2008

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh

- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Trang 16

- Vì vậy, luận văn này còn nhiều thiếu sót Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung của quý thầy cô, ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần kho vận Miền Nam chi

nhánh Cần Thơ để luận văn được hoàn chỉnh hơn

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

- Nguyễn Như Anh, luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang” Bài viết phân tích về tình hình

kinh doanh của công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang Nội dung đạt được của bài viết là phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty trong giai đoạn 2004 – 2006 Cũng như phân tích tình hình tăng giảm và tốc độ tăng giảm của doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh và thay thế liên hoàn để phân tích

- Bùi Trịnh Vân Anh, luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH TM Quang Giàu” Bài viết phân tích hiệu quả hoạt

động kinh doanh của công ty TNHH TM Quang Giàu trong giai đoạn 2004 – 2006 Kết quả đạt được của bài viết là tình hình kinh doanh sản phẩm sắt thép xi măng của Công ty trong giai đoạn năm 2004 – 2006 Cũng như đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn trong bài phân tích

- Nguyễn Quang Thu (2007), “Quản trị tài chính căn bản”, NXB Thống Kê - Phan Đức Dũng (2008), Kế toán tài chính, NXB Thống Kê

- Bùi Văn Trịnh, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh., tủ sách đại học Cần Thơ

Trang 17

kinh doanh, bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách Để quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh

- Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà quản trị

thấy được những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp Bất kể doanh nghiệp nào cũng có thế mạnh riêng Điều cần thiết là doanh nghiệp cần nhận ra và phát huy đúng thời điểm thì hiệu quả mang lại trong kinh doanh sẽ rất cao

- Qua phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà quản trị đánh giá đúng thế mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà phân tích thấy được các nhân tố nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh Cũng như thấy được các hạn chế tại doanh nghiệp ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh Từ đó có được những chính sách kinh doanh hiệu quả nhằm phát huy thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của doanh nghiệp

- Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho nhà quản trị thấy được các nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài daonh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 18

-

2.1.1.3 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh chính là quá trình kinh

doanh và kết quả kinh doanh – tức là những sự việc đã xảy ra; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm chúng đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp

Trong quá trình phân tích, các nhà quản trị sẽ phân tích các nhân tố nội tại hay khách quan bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt của hoạt động kinh doanh Phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, con người, trang thiết bị, cũng như sẽ phân tích các nhân tố bên ngoài trong các quá trình như cung ứng đầu vào, sản xuất và tiêu thụ Phân tích sự tác động của các nhân tố đó như thế nào, đồng thời lượng hóa sự tác động cảu các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phi, lợi nhuận và Báo cáo tài chính 2.1.2.1 Khái niệm về doanh thu

Ta có hai khái niệm về doanh thu: doanh thu và doanh thu thuần

Doanh thu: là toàn bộ doanh số thu được trong kỳ từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần là phần doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại Đây chính là

chỉ tiêu phản ánh tình hình doanh thu thực tế mà doanh nghiệp rất quan tâm Ngoài ra ta còn có khái niệm doanh thu từ hoạt động tài chính, đó là các

khoản thu nhập từ hoạt động tài chính gồm những hoạt động, khai thác, quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiêp nhằm tăng thu nhập, năng cao hiệu quả kinh doanh

2.1.2.2 Khái niệm về chi phí

Chi phí là thể hiện bằng tiền của tổng các hao phí về vật lực và nhân lực

trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị đặc biệt quan tâm về chỉ tiêu chi phí Vì chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt kinh doanh Để sử dụng hiệu quả chỉ tiêu chi phí phục vụ trong việc quản trị, phân tích hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị đã phân chia chi phí ra thành nhiều loại Trong giới hạn của quyển luận văn này, em chỉ trình bày một số loại chi phí phục vụ cho quá trình phân tích

Trang 19

- Chi phí sản xuất đối với một doanh nghiệp sản xuất là tổng các chi phí trong quá trình sản xuất một loại sản phẩm, hình thành nên giá thành của sản phẩm đó Nó bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

Chi phí ngoài sản xuất, bao gồm:

Chi phí bán hàng là tổng các chi phi phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ như chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyến, quảng cáo,…

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nó bao gồm chi phí của nhân viên văn phòng, chi phí mua các tài sản và khấu hao phục vụ cho văn phòng,…

2.1.2.3 Khái niệm về lợi nhuận

Lợi nhuận được tính theo công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí

Dựa vào công thức trên ta thấy lợi nhuận có mối quan hệ trực tiếp với doanh thu và chi phí, lợi nhuận bằng doanh thu trừ đi chi phí đã bỏ ra Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các khoản lợi nhuận sau:

Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính

Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận nằm ngoài danh mục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Như: lợi nhuận từ thanh lý tài sản, lợi nhuận từ

việc thu tiền phạt vi phạm hợp đồng,…

2.1.2.4 Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán Báo cáo tài chính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp

Trang 20

- Thông tin để lập nên các báo cáo tài chính chính là các thông tin trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp dữ liệu cho kế toán Bằng những phương pháp khoa học của mình, kế sẽ hình thành nên cáo bảng báo cáo tài chính Các bàng báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

- Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả

hoạt động kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một kỳ kế toán 2.1.3 Nội dung phân tích

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh

doanh, nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm:

* Phân tích tình hình kinh doanh

Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp chính là phân tích tình hình doanh thu và chi phí trong kỳ phân tích Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho chúng ta các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong kỳ phân tích

Dựa vào đó các nhà phân tích đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong các kỳ phân tích, đã đạt được doanh thu theo kế hoạch đề ra hay chưa, tăng hay giảm, tốc độ tăng giảm như thế nào Tất cả các thông tin trên giúp cho nhà quản trị thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Về các khoản mục chi phí trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho nhà quả trị nắm rõ tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp trong các kỳ phân tích như thế nào, có vượt qua định mức chi phí hay không, có tiết kiệm được khoản mục chi nào không, tình hình chi phí tăng giảm như thế nào, cũng nhu tốc độ tăng giảm ? Từ những thông tin đó giúp cho các nhà phân tích nắm được tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp từ đó có kế hoạch sử dụng hợp lý chi phí nhằm năng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

Trang 21

-

* Phân tích tình hình lợi nhuận

Từ kết quả của việc phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận, nhà phân tích tiếp tục đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận qua các kỳ phân tích, đánh giá lợi nhuận có đạt được như kế hoạch đề ra hay không, lợi nhuận tăng hay giảm và tốc độ tăng giảm như thế nào?

Thông qua việc đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận giúp cho nhà phân tích nhận ra được tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp

* Phân tích kết quả kinh doanh qua các chỉ số tài chính

Việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các kỳ phân tích chỉ mới đánh giá tương đối tình hình tăng giảm các khoản mục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chứ chưa thể đánh giá hết thực lực của một doanh nghiệp Bằng cách kết hợp các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích có thể tính toán một số chỉ số tài chính phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ thông qua các tỷ số mới có thể giúp các nhà phân tích, nhà quản trị cả nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp phân tích Chẳng hạn như thông qua tỷ số ROS giúp cho ta thấy được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ số này càng cao thì càng tốt, điều đó chứng tỏ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình phân tích có các chỉ số tài chính mà nhà quản trị, người đầu tư cần quan tâm phân tích như:

- Các tỷ số về khả năng thanh toán - Các tỷ số về khả năng hoạt động - Các tỷ số về khả năng sinh lời

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Nếu chỉ phân tích các nội dung trên chỉ mới giúp các nhà phân tích đánh giá

được tình hình thực hiện các chỉ tiêu cũng như tình hình tăng giảm và tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu đó, chứ chưa hoàn toàn xác định được các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến kết quả đó

Thông qua việc phân tích tác động của các nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho nhà quản trị xác định được các nhân tố tích cực, thế mạnh đồng thời cũng giúp các nhà phân tích nhận ra các hạn chế ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh Từ đó giúp cho nhà quản trị đề ra các chiến lược kinh

Trang 22

- doanh nhằm phát huy các nhân tố tích cực và hạn chế các nhân tố tiêu cực làm hạn chế kết quả hoạt động kinh doanh

Các nhân tố thường được quan tâm trong quá trình phân tích như: giá bán, sản lượng, kết cấu sản phẩm, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý Xác định xem các nhân tố trên nhân tố nào làm lợi nhuận tăng, yếu tố nào làm lợi nhuận giảm, để từ đó mà có chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm phát huy các nhân tố tích cực hạn chế các nhân tố ảnh hưởng không tốt cho lợi nhuận

Từ kết quả phân tích các nội dung trên cho ta thấy tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như cho ta thấy được thực lực của doanh nghiệp được phân tích qua các tỷ số tài chính, thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh Từ đó giúp cho nhà phân tích đưa ra các biện pháp nhằm phát huy các thế mạnh đồng thời hạn chế các khuyết điểm còn tồn đọng trong doanh nghiệp từ đó năng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

2.1.4 Tài liệu dùng để phân tích

Tài liệu thường được dùng phục vụ cho phân tích bao gồm:

- Các văn kiện của các cấp bộ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của các cấp và các cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua các văn bản trên có thể giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp dưới tác động của môi trường kinh doanh Đồng thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm tận dụng cơ hội phát triển

- Các tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức sản xuất kinh doanh Thông qua các bảng kế hoạch giúp chúng ta có thể phân tích tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp, từ đó kiểm soát được chi phí phát sinh nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Các tài liệu, sổ sách hạch toán: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, … Dựa vào các tài liệu đó giúp chúng ta đánh giá được tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, so với kế hoạch đã hoàn thành chưa, nội dung nào đã hoàn thành, nội dung nào chưa hoàn thành Từ đó nhà phân tích có thể đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Các biên bản hội nghị, các biên bản xử kiện có liên quan Ý kiến của tập thể lao động trong doanh nghiệp

Trang 23

-

2.1.5 Các chỉ số tài chính sử dụng để phân tích

Phân tích báo cáo tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của

nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về mặt tài chính để phục vụ cho mục đích của mình Trong quá trình phân tích, các nhà phân tích tài chính đã tính toán một số chỉ số tài chính chủ yếu để đo lường hiệu quả của doanh nghiệp Các chỉ số này có thể giúp cho các nhà phân tích có cái nhìn chính xác về doanh nghiệp cần phân tích

Trong quá trình phân tích, các phân tích sẽ khảo sát các mối liên hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính dưới hình thức các tỷ số tài chính, so sánh chúng với nhau và cho chúng ta thấy được lợi ích của chúng trong việc đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro của một công ty Chẳng hạn, thông qua các tỷ số sinh lợi, nhà phân tích có thể thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Qua tỷ số thanh toán sẽ giúp các nhà đầu tư ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không?

Các tỷ số tài chính khi đứng một mình cung cấp rất ít thông tin hoặc hầu hư không có ý nghĩa Chúng chỉ có ý nghĩa khi được so sánh với nhau Chính vì vầy phương pháp phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu là phương pháp so sánh

2.1.5.1 Các tỷ số thanh toán

- Tỷ số thanh toán hiện hành là một trong những thước đo khả năng thanh

toán của doanh nghiệp, được sử dụng rộng rãi trong phân tích

Trong đó tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác

Tỷ số Rc cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Đây là tỷ số đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp

- Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số được tính dựa trên những tài sản có thể

nhanh chóng chuyển thành tiền Đó là tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho Đây là tỷ số thể hiện khả năng thực sự của doanh nghiệp

Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) =

Nợ ngắn hạn

Trang 24

Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ số này cao hay thấp là tùy thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp Nếu chỉ số này cao thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng, ngược lại khi chỉ số này thấp thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh dẫn đến doanh thu giảm

Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chí đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng hàng tồn kho như thế nào Tùy theo đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà có số vòng quay hàng tồn kho phù hợp

2.1.5.3 Các tỷ số sinh lợi

- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): chỉ tiêu này được đo bằng công

thức

Là tỷ số đo lường lãi ròng có trong 1 đồng doanh thu thu được Đây là chỉ

số phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc kiểm tra mức chi phí liên quan đến doanh thu

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) =

Nợ ngắn hạn

Các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân = (Ngày) Doanh thu bình quân ngày

Doanh thu thuần Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho

Lợi nhận

Lợi nhuận trên doanh thu = (%) Doanh thu

Trang 25

-

- Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Là tỷ số đo lường hiệu quả sử

dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp Tỷ số này được tính theo công thức sau:

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Đo lường hiệu quả sử dụng vốn

chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông, được tính theo công thức

2.1.6 Phương pháp phân tích 2.1.6.1 Phương pháp so sánh

a Khái niệm: là phương pháp phân tích chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với

chỉ tiêu được chọn làm gốc Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh

b Nguyên tắc so sánh:

Lựa chọn chỉ tiêu gốc để so sánh Tùy theo yêu cầu so sánh mà chọn chỉ

tiêu gốc cho phù hợp Có thể là năm gốc, năm kế hoạch,…

Điều kiện so sánh: để phép so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được cả về không gian và thời gian

Về thời gian: các chỉ tiêu phải trong cùng một thời gian hạch toán (tháng, quý, năm) và phải đồng nhất trên cả ba mặt là cùng phản ánh nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, cùng một đơn vị tính

Về không gian: các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đổi về quy mô sản xuất

c Kỹ thuật so sánh: trong quá trình phân tích, các nhà phân tích thường

dùng các phương pháp so sánh sau: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa chỉ tiêu của kỳ phân tích và kỳ gốc Kết quả của phép so sánh này biểu thị bằng khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế

Trang 26

- - So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc Kết quả của phép so sánh này cho thấy tốc độ tăng trưởng

của chỉ tiêu kinh tế

2.1.6.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách cố định các nhân tồ khác trong mỗi lần thay thế

Kỹ thuật phân tích

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hỉ tiêu phân tích qua công thức nhất định Công thức này gồm tích của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích Các nhân tố phải sắp xếp theo trình tự nhất định Nhân tố lượng xép trước, nhân tố chất xếp sau, nhân tố chủ yếu trước nhân tố thứ yếu sau Giả sử có chỉ tiêu phân tích Q, ảnh hưởng bởi các nhân tố a, b, c

- Xác định đối tượng phân tích bằng cách so sánh số thực hiện với kế

L: lợi nhuận, DT: doanh thu, GV: giá vốn

Trang 27

- q: sản lượng

p: giá bán, z: giá vốn

k: kết cấu khối lượng hàng hóa

Khi đó lợi nhuận được tính thông qua các nhân tố như sau:

Và đối tượng phân tích là

Trong đó 1 là kỳ phân tích, 0 là kỳ gốc

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố sản lượng đến lợi nhuận:

Tỷ lệ doanh thu kỳ phân tích so với kỳ gốc

iQLiQL

Trang 28

- Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng

- Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các anh chị trong công ty

- Thu thập số liệu thứ cấp: từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… từ phòng kế toán

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình phân tích sử dụng chủ yếu 2 phương pháp: phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn

Kết quả của phương pháp so sánh cho chúng ta thấy tình hình biến động, tốc độ tăng trưởng của đối tượng phân tích, từ đó có các biện pháp khắc phục cũng như phát huy Còn phương pháp thay thế liên hoàn giúp chúng ta thấy được sự tác động của các nhân tố đến đối tượng phân tích

Trang 29

Ngày 14 tháng 10 năm 1975 Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam -Sotrans

mà tiền thân là Công ty Kho Vận Miền Nam (thuộc Bộ Thương Mại) được thành lập Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là kho bãi cảng, giao nhận, vận tải trong nước và quốc tế Đến năm 1990, Công ty thành lập xí nghiệp hóa dầu SOLUBE (trước khi cổ phần là Xí Nghiệp Kinh Doanh Thương Mại) và Xí nghiệp Kho Vận Giao Nhận (trước khi cổ phần là Xí Nghiệp Dịch Vụ Vận Tải Giao Nhận Kiểm Kiện) Từ đó Công ty còn cung cấp thêm sản phẩm xăng, dầu nhớt ra thị trường với thương hiệu SOLUBE Đến năm 1992, Công ty thành lập Xí nghiệp Giao nhận Vận Tải Quốc Tế bắt đầu hoạt động với hệ thống đại lý trên toàn thế giới Đơn vị này chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận nội địa, dịch vụ vận tải quốc tế đường biển và đường hàng không được đánh giá là mang lại hiệu quả lớn cho Công ty Đến năm 1993 thành lập thêm Chi Nhánh Công ty Kho Vận Miền Nam tại Đồng Nai Trên đà phát triển và mở rộng kinh doanh, Công ty đã thành lập thêm các chi nhánh ở một số tỉnh: Chi nhánh Công ty Kho Vận Miền Nam Tại Hà Nội (1995), Chi nhánh Công ty Kho Vận Miền Nam Tại Cần Thơ (2000) Ngày 18 tháng 12 năm 2006, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần với tên chính thức là Công ty Cổ phần Kho Vận Miền Nam Và năm 2007 thành lập Trung tâm Du lịch và Dịch vụ Thương Mại Miền Nam (South Travel)

Vào ngày 19/01/2000, Công ty Kho Vận Miền Nam – Trạm kinh doanh thương mại và dịch vụ tại Cần Thơ được thành lập, với tên đầy đủ là:

Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam tại Cần Thơ Địa chỉ: 08 đường 3/2, P Hưng Lợi Q, Ninh Kiều TP Cần Thơ

Người đứng đầu chi nhánh: Ông Hoàng Văn Đông

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Chi Nhánh Công ty là:

Trang 30

- - Là đại lý kinh doanh xăng dầu

- Mua bán dầu nhớt, hóa chất (Trừ hóa chất có tính độc hại mạnh) - Mua bán vật tư, thiết bị vận tải kho hàng

- Mua bán, sửa chữa tân trang các loại thùng phuy sắt – nhựa (trừ gia công cơ khí, xí nghiệp, mạ điện)

- Kinh doanh kho bãi, xếp dỡ giao nhận hàng hóa, dịch vụ logistics, dịch vụ hải quan

Nhưng tình hình kinh doanh thực tế tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long

của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam tại Cần Thơ trong các năm qua chỉ kinh doanh chủ yếu và có thể nói duy nhất là dầu nhớt SOLUBE

Giám đốc Chi nhánh là người giám sát toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, điều hành tổng quát Do không có phòng marketing nên Phó Giám đốc kiêm luôn trưởng phòng kinh doanh và quản lý 4 nhân viên Sale Về phòng kế toán chỉ có một nhân viên kế toán tổng hợp thực hiện hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, một nhân viên thũ quỹ thực hiện công việc quản lý quỹ tiền mặt và tiền gởi ngân hàng

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM TRƯỞNG PHÒNG KINH

DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN

NHÂN VIÊN SALE

Trang 31

-

3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh

Trong các năm 2003, 2004, 2005 và 4 tháng đầu năm 2006, tốc độ tăng

trưởng toàn công ty ổn định, bình quân năm từ 15-20% về doanh số, từ 5-7% về lợi nhuận, riêng năm 2005, doanh thu tăng 24,51% và lợi nhuận tăng 58,83% so với năm trước do một số tài sản đã hết khấu hao, 4 tháng đầu năm 2006 kết quả kinh doanh lỗ do hạch toán tài chính khi cổ phần hóa

Ngành dịch vụ kho vận giao nhận tăng trưởng hàng năm trong khoảng 20%, có lợi thế uy tín về thương hiệu, chất lượng dịch vụ v.v… chiếm thị phần lớn tại các phân khúc: giao nhận hàng dự án, giao nhận và bảo quản hàng thức ăn gia súc, phân bón, thị trường mua bán cước (dịch vụ đại lý vận tải đường biển, đường hàng không) cũng có bước phát triển khởi sắc Trong 3 năm 2003 -2005, dịch vụ này chiếm tỷ trọng bình quân 40,63% doanh số và 56,71% lợi nhuận toàn Công ty

15-Sau khi cổ phần hóa, Công ty đã đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 7,5 tỷ và 7,8 tỷ cho năm 2008 Nhưng thực tế lợi nhuận trước thuế của Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch, năm 2007 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 25,19 tỷ và năm 2008 là 23 tỷ, vượt rất xa kế hoạch đã đề ra

Riêng về Chi nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam Tại Cần Thơ, trong các năm qua tình hình kinh doanh chủ yếu là phân phối lại sản phẩm dầu nhớt với thương hiệu SOLUBE của Xí Nghiệp Hóa Dầu SOLUBE cho các đại lý cũng như khách hàng khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trang 33

-

Nhìn chung thông qua bảng 1 cho ta thấy doanh thu của Chi nhánh trong

giai đoạn năm 2006 – 2008 có sự biến đổi phức tạp Năm 2007 doanh thu tăng thêm 20% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 doanh thu lại đổi chiều và sụt giảm, giảm đến 52,04% so với năm 2007 Mặc dầu tình hình tăng giảm doanh thu như thế, nhưng lợi nhuận của Chi nhánh đều tăng qua các năm, lợi nhuận năm 2007 tăng 20% so với năm 2006 và lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng 6% so với năm 2007 Tuy doanh thu năm 2008 so với năm 2007 giảm đến 52,04%, nhưng lợi nhuận năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007, mặc dù tốc độ tăng thấp hơn năm 2007, điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã kiểm soát tốt các khoản chi phí, giá bán sản phẩm tăng đã làm cho lợi nhuận tăng trong điều kiện doanh thu giảm Cụ thể chi phí năm 2008 giảm 52,65% so với năm 2007 trong khi đó doanh thu năm 2008 chỉ giảm 52,04% so với năm 2007, do tỷ lệ giảm của chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm của doanh thu nên lợi nhuận của Chi nhánh vẫn tăng

3.1.4.1 Thuận lợi:

- Là Công ty có lịch sử hình thành trong thời kỳ đổi mới, hoạt động nhiều

năm trong lĩnh vực kho bãi giao nhận, nên có thị trường phát triển ổn định, tạo dựng được uy tín với một số khách hàng truyền thống

- Với chất lượng uy tín của sản phẩm dầu nhớt đã tạo nên sự tín nhiệm của khách hàng, làm cho thị trường ngày càng mở rộng

- Công ty có sự đoàn kết nhất trí giữa ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên

3.1.4.2 Khó khăn

- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những tháng đầu năm 2008, giá dầu thô tăng cao, làm cho nguồn hàng sáu đầu năm 2008 không ổn định, thiếu hàng nhiều nhất vào quý II

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tiêu thụ sản phẩm dầu nhớt công nghiệp

- Giá cả luôn biến đổi cộng thêm nguồn cung không ổn định, khan hiếm làm cho tình hình kinh doanh thêm khó khăn, ảnh hưởng đến doanh thu

- Sản phẩm nhớt phuy và can tiêu thụ giảm rất nhiều do giá cả biến động

nhiều, lại không cạnh tranh các hãng nhớt giá rẻ khác

Trang 34

Chi phí bán hàng 859.698.266 1.053.922.177 615.092.293 Chi phí quản lý

doanh nghiệp 361.440.468 409.646.783 525.445.056 Lợi nhuận thuần 353.399.856 429.681.213 455.559.069 Thu nhập khác 687.747 790.909 -

Thông qua bảng 2 đã khái quát toàn bộ tình hình kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008 Năm 2007 doanh thu bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 các khoản doanh thu

Trang 35

- trên đều giảm khi so với năm 2007, điều đó đồng nghĩa với giá vốn hàng bán và chi chi phí bán hàng cũng tăng giảm tương tự Tình hình tăng giảm như vậy là do nhu cầu sử dụng dầu nhớt năm 2007 ở các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng cao Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và tình trạng lạm phát ở Việt Nam đã làm cho tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm đáng kể

Riêng khoảng mục chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng đều qua các năm cho dù năm 2008 doanh thu đã giảm Chính sự liên tục tăng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh trong tình hình kinh tế khó khăn của năm 2008

Dưới tác động của các nhân tố trên, lợi nhuận của Chi nhánh vẫn tăng đều qua các năm, điều đó cho ta thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008 vẫn ổn định và phát triển, thị trường ngày càng mở rộng

3.2.2 Phân tích tình hình kinh doanh

3.2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập

Do điều kiện kinh doanh của Chi Nhánh Công ty nên doanh thu từ hàng bán

trong các năm qua chủ yếu là doanh thu từ mặt hàng nhớt SOLUBE của Công ty Còn thu nhập khác chủ yếu là từ hoạt động thanh lý tài sản, về phần thu nhập hoạt động tài chính chủ yếu là phần tiền lãi gởi ngân hàng

Từ số liệu phòng kế toán ta có bảng tổng hợp doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác giai đoạn 2006 – 2008:

Trang 37

- Từ bảng 3, ta thấy tình hình thực hiện doanh thu của Chi nhánh Công ty biến đổi rất phức tạp Năm 2007 các loại doanh thu điều tăng nhưng đến năm 2008 lại giảm rất nhanh Cụ thể năm 2007 doanh thu từ bán hàng tăng 6.782.439.278 đồng so với năm 2006 tăng từ 33.912.196.385 tăng lên 40.694.635.663 ứng với mức tăng trưởng 20% so với năm 2006, thu nhập khác tăng 103.162 đồng tăng từ 687.747 đồng lên 790.909 đồng tức là tăng 15% so với năm 2006, thu nhập từ hoạt động tài chính tăng 325.235 đồng tương ứng với mức tăng 18% so với năm 2006

Nhưng đến năm 2008, tình hình thực hiện các loại doanh thu đều giảm Về

2007, còn thu nhập khác giảm 100%, khi đó thu nhập khác ở năm 2008 bằng không Về thu nhập từ hoạt động tài chính đã giảm 493.000 đồng, tức giảm 23,12% so với năm 2007

Nhìn chung tổng doanh thu năm 2007 đã tăng thêm 20% tức là tăng thêm 6.782.867.675 đồng so với năm 2006 Và đến năm 2008 doanh thu đã giảm trên 52,04% so với năm 2007, khi đó doanh thu giảm 21.176.986.639 đồng

Có thể giải thích cho sự tăng giảm đó là do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế Việt Nam và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2007 phát triển tốt, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam luôn tăng; đời sống, thu nhập của người dân ngày càng nâng cao Chính những điều đó làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao từ đó kích thích sản xuất phát triển làm cho nhu cầu nguyên nhiên liệu xăng dầu phục cho sản xuất ở các khu công nghiệp cũng như ở bộ phận tiêu dùng tăng, đã làm cho sản lượng tiêu thụ của Chi nhánh tăng thêm nên tất yếu doanh thu sẽ tăng theo Năm 2008, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, đi vào thời kỳ suy thoái toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam khi đó cũng bị ảnh hưởng trầm trọng Những tháng đầu 2008, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng luôn tăng cao qua các tháng đặc biệt ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu… Tất yếu người dân sẽ giảm chi tiêu, tiết kiệm trong thời kỳ khủng hoảng dẫn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ giảm, hạn chế năng suất sản xuất, làm cho nhu cầu xăng dầu nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất giảm, dẫn đến lượng hàng bán ra của Chi nhánh giảm kết

quả doanh thu sẽ giảm theo

Trang 38

-

a Phân tích tình hình doanh thu bán hàng

Như đã trình bày ở các nội dung trên, hoạt động đem lại doanh thu cho Chi

nhánh chủ yếu là kinh doanh sản phẩm dầu nhớt SOLUBE Sản phẩm dầu nhớt SOLUBE gồm nhiều loại như: dầu công nghiệp với sản phẩm chủ lực là INDURA 220, dầu động cơ với sản phảm chính là SOLUBE HD 40, dầu thủy lực là sản phẩm SOLUBE H32, và dầu nhớt xe máy với thương hiệu là WIN Trong các sản phẩm đó thì dầu công nghiệp và dầu động cơ là hai sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, mỗi sản phẩm chiếm tỷ lệ trên 30% trong tổng doanh thu bán hàng của Chi nhánh qua các năm

Dầu công nghiệp (DCN) thường được dùng trong các hệ thống, máy nén

lạnh, bôi trơn các máy công cụ, hệ thống thủy lực, cụm bánh răng, các ổ trượt, tua bin hơi nước và tua bin khí …

Dầu động cơ (DDC) được khuyến cáo sử dụng cho động cơ diesel – xăng

sử dụng thích hợp cho thuyền đánh cá, các loại máy móc nông lâm ngư nghiệp, các loại máy phát điện nhỏ Thích hợp cho các loại xà lan, máy kéo, phương tiện vận tải sông hay các nông cụ sử dụng dầu diesel

Dầu thủy lực (DTL) với độ nhớt thích hợp dùng cho các hệ thống bôi trơn

công nghiệp, sử dụng cho các hệ thống tuần hoàn công nghiệp

Dầu nhớt xe máy (DXM) là loại dầu bôi trơn dùng cho các động cơ xe

máy, moto bốn thì

Ngày đăng: 26/11/2012, 12:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 4)
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam (Trang 30)
Bảng 1:  TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2006 -2008 ĐVT: đồng     (Nguồn: Phòng kế toán) - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Bảng 1 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2006 -2008 ĐVT: đồng (Nguồn: Phòng kế toán) (Trang 32)
Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Bảng 2 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN (Trang 34)
Bảng 4: TÌNH HÌNH DOANH THU BÁN HÀNG THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: đồng (Nguồn: Phòng kế toán)  Chú thích: DCN: dầu công nghiệp, DDC: dầuđộng cơ, DTL: dầu thủy lực, DXM: dầu xe máy - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Bảng 4 TÌNH HÌNH DOANH THU BÁN HÀNG THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: đồng (Nguồn: Phòng kế toán) Chú thích: DCN: dầu công nghiệp, DDC: dầuđộng cơ, DTL: dầu thủy lực, DXM: dầu xe máy (Trang 39)
Bảng 6: TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: đồng - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Bảng 6 TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: đồng (Trang 43)
Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH, CHI PHÍ KHÁC GIAI ĐOẠN - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Bảng 7 TÌNH HÌNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH, CHI PHÍ KHÁC GIAI ĐOẠN (Trang 48)
Bảng 8: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: đồng (Nguồn: phòng kế toán) - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Bảng 8 TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: đồng (Nguồn: phòng kế toán) (Trang 50)
Bảng 9: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Bảng 9 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 (Trang 53)
Bảng 10: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Bảng 10 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN (Trang 54)
Bảng 11: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Bảng 11 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG (Trang 55)
BẢNG 12: MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
BẢNG 12 MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI (Trang 57)
BẢNG 13: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
BẢNG 13 MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ (Trang 61)
BẢNG 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
BẢNG 14 MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ (Trang 64)
Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty cổ phần kho vận Miền tại Cần Thơ
Hình 2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w