1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – Lai Châu

85 343 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – Lai Châu
Tác giả Vũ Thị Huệ
Người hướng dẫn ThS. Kim Thị Hạnh
Trường học Trường Cao Đẳng Tài Chính – Quản Trị Kinh Doanh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Chuyên đề thực tập
Thành phố Lai Châu
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 453 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Sau nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế, Việt Nam đang trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang dần dần khởi sắc: Tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, l

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Sau nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế,Việt Nam đang trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới,nền kinh tế đang dần dần khởi sắc: Tốc độ tăng trưởng ngàycàng cao, lạm phát được kiềm chế, sản xuất phát triển, đờisống nhân dân được cải thiện rõ rệt Hoà nhịp vào sự tăngtrưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Đất nước, hệ thống ngânhàng Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, hiện đạihoá trong quản lý và hoạt động nghiệp vụ nhằm xứng đánglà Trung tâm của hệ thống tiền tệ quốc gia Sự phát triển củanền kinh tế đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn từ nội bộ nềnkinh tế và bên ngoài Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế có ýnghĩa rất quan trọng, đó là tiền đề là điều kiện để có thể tiếpnhận và sử dụng các nguồn vốn bên ngoài đạt hiệu quả đồngthời để tăng thêm tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hiện nay, ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp có vốnnhỏ, máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu và đang rất cầnnguồn vốn đầu tư nước ngoài để cải tiến, nâng cao chấtlượng sản xuất Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam rađời, đã tạo kênh dẫn vốn trực tiếp tới các doanh nghiệp vàxã hội Nhưng vai trò của Ngân hàng Thương mại trong việcđầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vẫn chiếm vị trírất quan trọng Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốnchính trong nền kinh tế Cho nên hiệu quả hoạt động củaNgân hàng Thương mại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nền

Trang 3

Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang tích cực tìmkiếm,

triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, khai thác tiềmnăng về vốn để đảm bảo nguồn vốn ổn định, từ đó, sử dụngvốn có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu đặt ra cho Ngân hàng.Sự phát triển của Ngân hàng là sự đóng góp, khích lệ vào sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Toàn thểban lãnh đạo Ngân hàng cũng như đội ngũ cán bộ công nhânviên chức đang cố gắng không biết mệt mỏi khắc phụcnhững khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhànước giao.

Sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh huyệnTân Uyên – tỉnh Lai Châu, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo,cán bộ nhân viên phòng kinh doanh,phòng kế toán em đã

nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng

vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – LaiChâu ”.

Kết cấu của chuyên đề : Gồm 3 chương.

Chương I : cơ sở lý luận chung về sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.Chương II : thực trạng sử dụng vốn tại ngân hàng NN&PTNT tại chi nhánhTân Uyên – Lai Châu.

Trang 4

Chương III : giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàngNN&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

Trang 5

Vốn có các đặc trưng cơ bản là: thứ nhất, vốn phải đại

diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là vốn đượcbiểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của

doanh nghiệp Thứ hai, vốn phải vận động sinh lời, đạt đượcmục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Thứ ba, vốn phải

được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, có nhưvậy mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất

kinh doanh Thứ tư, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất

định, không thể có đồng vốn vô chủ và không ai quản lý.

Thứ năm, vốn được quan niệm như một hàng hóa đặc biệt,

có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường.

2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Để đánh giá trình độ quản trị điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụngthước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuấtkinh doanh được đánh giá trên hai góc độ : hiệu quả kinh tếvà hiệu quả xã hội.

Trong phạm vi quản trị doanh nghiệp, người ta chủ yếuquan tâm đến hiệu quả kinh tế Đây là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệpđể đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất Do đócác nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanhnghiệp có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 6

của doanh nghiệp Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối vớimỗi doanh nghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầumang tính thường xuyên và bắt buộc đối với mỗi doanhnghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy đượchiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị sửdụng vốn nói riêng.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạmtrù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản trịvốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuốicùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủsở hữu Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệthống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời,tốc độ luân chuyển vốn… Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ravà đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông quathước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quảthu được với chí phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh.Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quảsử dụng vốn càng cao Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlà điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vữngmạnh Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpphải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để nghĩa là khôngđể vốn nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời.

- Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm

Trang 7

- Phải quản trị vốn một cách chặt chẽ nghĩa là không để vốnbị sử dụng sai mục đích, không để vốn thất thoát do buônglỏng quản trị.

Ngoài ra doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giáhiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắcphục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm củadoanh nghiệp trong quản trị và sử dụng vốn.

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG VỐNTRONG DOANH NGHIỆP

1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

CỦA DOANH NGHIỆP

Sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tốkhác nhau Để có cái nhìn tổng quát ta xem xét lần lượt các yếu tố của môitrường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp.

1.1 Các nhân tố bên ngoài:a Môi trường pháp lý:

Nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, do đó các doanh nghiệp hoạt động vừa bịchi phối bởi các quy luật của thị trường vừa chịu sự tác động của cơ chếquản lý của nhà nước Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nóichung chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường pháp lý.

Trước hết là quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đốivới doanh nghiệp Đây là căn cứ quan trọng để giải quyết kịp thời nhữngvướng mắc về cơ chế quản lý tài chính nảy sinh trong quá trình sản xuất

Trang 8

kinh doanh Đồng thời nó cũng là tiền đề để thực hiện nguyên tắc hạchtoán kinh doanh của doanh nghiệp Rõ ràng với một cơ chế quản lý tàichính chặt chẽ, có khoa học, hợp quy luật thì việc quản lý, sử dụng vốncủa doanh nghiệp sẽ đạt kết quả cao, hạn chế được sự thất thoát vốn.

Bên cạnh đó nhà nước thường tác động vào nền kinh tế thông qua hệthống các chính sách, đó là công cụ hữu hiệu của nhà nước để điều tiếtnền kinh tế Các chính sách kinh tế chủ yếu là chính sách tài chính, tiềntệ Nhà nước sử dụng các chính sách này để thúc đẩy hoặc kìm hãm mộtthành phần kinh tế, một ngành kinh tế hay một lĩnh vực nào đó Mộtdoanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực mà được nhà nước hỗ trợ hoặccó được các chính sách thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của mìnhthì hiệu qủa hoạt động của nó sẽ cao hơn việc đầu tư vốn có khả năng thulợi nhuận cao hơn.

b Các yếu tố của thị trường:

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những cơ hội thách thức trên thịtrường sẽ tác động lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp Một doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có đối thủ cạnh tranh hoặc có ưu thếvượt trội so với đối thủ cạnh tranh thì khả năng thu lợi nhuận lớn củadoanh nghiệp đó là lớn Điều này thể hiện rất rõ trong các doanh nghiệphoạt động trong ngành độc quyền của nhà nước Ngược lại với nhữngdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có cơ hội phát triển và gặp sựcạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp đó sẽ thấp Môi trường cạnh tranh không chỉ tác động đếnhiệu quả của doanh nghiệp trong hiện tại mà còn trong tương lai Bởi vì

Trang 9

nếu doanh nghiệp có được thắng lợi ban đầu trong cuộc cạnh tranh thì hơnsẽ tạo được ưu thế về vốn, về uy tín, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranhtrong tương lai.

1.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:a Khả năng quản lý của doanh nghiệp:

Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp.Trong một môi trường ổn định thì có lẽ đây là yếu tố quyếtđịnh đến sự thành bại của doanh nghiệp Quản lý trong doanh nghiệp baogồm quản lý tài chính và các hoạt động quản lý khác.

Trình độ quản lý vốn thể hiện ở việc xác định cơ cấu vốn, lựa chọnnguồn cung ứng vốn, lập kế hoạch sử dụng và kiểm soát sự vận động củaluồng vốn.Chất lượng của tất cả những hoạt động này đều ảnh hưởng lớnđến hiệu quả sử dụng vốn Với một cơ cấu vốn hợp lý, chi phí vốn thấp,dự toán vốn chính xác thì chắc chắn hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp đó sẽ cao.

Bên cạnh công tác quản lý tài chính, chất lượng của hoạt động quảnlý các lĩnh vực khác cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn.Chẳng hạn như là chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý lao động,quan hệ đối ngoại

b Ngành nghề kinh doanh:

Một doanh nghiệp khi thành lập phải xác định trước cho mình mộtloại ngành nghề kinh doanh nhất định Những ngành nghề, lĩnh vực kinhdoanh có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Để lựa

Trang 10

chọn được loại hình kinh doanh thích hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiếnhành nghiên cứu phân tích môi trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếucủa mình Với những lĩnh vực kinh doanh rủi ro thấp, lợi nhuận cao, ít códoanh nghiệp có khả năng tham gia hoặc lĩnh vực đó được sự bảo hộ củanhà nước, thì hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực đó có khả năng cao hơn.Trong quá trình hoạt động, sự năng độngsáng tạo của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản phẩm, chuyểnhướng sản xuất, đổi mới cải tiến sản phẩm cũng có thể làm tăng hiệu quảsử dụng vốn Nếu doanh nghiệp biết đầu tư vốn vào việc nghiên cứu thiếtkế sản phảm mới phù hợp với thị hiếu hoặc là đầu tư vào những lĩnh vựckinh doanh béo bở thì sẽ có khả năng thu lãi lớn.

c Trình độ khoa học công nghệ và đội ngũ lao động trong doanhnghiệp:

Khoa học công nghệ và đội ngũ lao động là những yếu tố quyết địnhđến sản phẩm của doanh nghiệp nó tạo ra sản phẩm và những tínhnăng ,đặc điểm của sản phẩm Có thể nói những yếu tố này quyết định kếtquả hoạt động của doanh nghiệp.

Sử dụng vốn là để mua sắm máy móc thiết bị và thuê nhân công đểsản xuất đầu ra Công nghệ hiện đại đội ngũ lao động có tay nghề cao thìsẽ làm việc với năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ vàdoanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận cao Tuy nhiên để có được dâychuyền thiết bị hiện đại thì doanh nghiệp phải đầu tư vốn lớn Do đódoanh nghiệp phải tính toán lựa chọn công nghệ phù hợp với chi phí hợplý để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.Trong điều kiện cạnh tranh doanh

Trang 11

nghiệp cần chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo sức cạnh tranh chosản phẩm của mình.

d Qui mô vốn của doanh nghiệp:

Trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động cókhả năng tìm ra cho mình những hướng đi thích hợp Muốn vậy doanhnghiệp phải có nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu về chi phí cho việc thayđổi công nghệ, chi phí nghiên cứu Với nguồn vốn lớn doanh nghiệp cóthể tận dụng được những cơ hội kinh doanh mới, đầu tư vào những lĩnhvực có lợi nhuận cao và tạo được ưu thế trên thị trường.

Trang 12

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn,nó cho biết một đồng vốn bỏ ra trong quá trình sản xuất đemlại bao nhiêu đồng doanh thu, vì vậy nó càng lớn càng tốt Lợi nhuận Doanh lợi vốn =

Tổng số vốn sử dụng bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trên vốn.Nó phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư Nócho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợinhuận.

Lợi nhuậnDoanh lợi vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu bình quântrong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sởhữu, trình độ sử dụng vốn của người quản trị doanh nghiệp.Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt Tuy nhiên chỉ tiêu này có hạnchế là nó phản ánh một cách phiến diện Do mẫu số chỉ đềcập đến vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ, trong khi hầuhết các doanh nghiệp nguồn vốn huy động từ bên ngoàichiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng nguồn vốn Do đó nếuchỉ nhìn vào chỉ tiêu này nhiều khi đánh giá thiếu chính xác.

Trang 13

Doanh thu thuầnhiệu suất (vòng quay )VCSH=

Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết trong ky kinh doanh mọt đồngvốn CSH thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay nóicách khác là vốn CSH quay được bao nhiêu vòng trong kỳkinh doanh

tổng số nợ phải trảHệ số nợ tổng tài sản=

tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh số nợ của doanh nghiệp phải trả củadoanh nghiệp chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản

Tài sản lưu độngHệ số thanh toán ngắn hạn=

nợ ngắn hạn + nợ đến hạn

Trang 14

nợ đến hạn trả bao gồm nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đãđến hạn trả thực tế cho thấy hệ số này lớn hơn 0.5 thì tìnhhình thanh toán của doanh nghiệp đáp ứng tốt các khoản nợđúng hạn, doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh bìnhthường

Các chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp Ngoài ra người ta còn sửdụng một số chỉ tiêu khác như tỷ suất thanh toán ngắn hạn,số vòng quay các khoản phải thu… Tuy nhiên như ta đã biếtnguồn vốn của doanh nghiệp được phân làm hai loại là vốncố định(VCĐ) và vốn lưu động(VLĐ) Do đó, các nhà phântích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụngvốn của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả sửdụng của từng bộ phận cấu thành nguốn vốn của doanhnghiệp đó là VCĐ và VLĐ.

2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ người ta sử dụngnhững chỉ tiêu sau:

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng VCĐ =

Vốn cố định sử dụng bình quântrong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thuthuần trong một năm.

Trang 15

Lợi nhuận trongkỳ

Sức sinh lợi của vốn cố định =

Vốn cố định sử dụng bìnhquân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng VCĐ tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏviệc sử dụng VCĐ là có hiệu quả.

Doanh thu trong kỳHiệu suất sử dụng tài sản cố định =

nguyên giá TSCĐ bìnhquân trong kỳ

số khấu hao luỹ kếHệ số hao mòn TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánhgiá

chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanhnghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu hay phản ánh nănglực sản xuất của TSCĐ

Ngoài hai chỉ tiêu trên người ta còn sử dụng nhiều chỉtiêu khác để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ như : hệ số đổimới tài sản cố định, hệ số loại bỏ tài sản cố định….

3.CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH

Trang 16

Khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ người ta

thường dùng các chỉ tiêu sau:

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng VLĐ =

VLĐ sử dụng bình quântrong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ Sử dụng bình quântrong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần:

Lợi nhuậnSức sinh lợi của VLĐ =

VLĐ sử dụng bình quân trongkỳ

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VLĐ tham gia vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận, Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Đồng thời, để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ người tacũng đặc biệt quan tâm đến tốc độ luân chuyển VLĐ, vìtrong quá trình sản xuất kinh doanh,VLĐ không ngừng vậnđộng qua các hình thái khác nhau Do đó đẩy nhanh tốc độluân chuyển VLĐ sẽ góp phần giải quyết về nhu cầu vốn chodoanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đểxác định tốc độ luân chuyển VLĐ người ta sử dụng các chỉtiêu sau:

Trang 17

Doanh thu thần Số vòng quay của VLĐ =

VLĐ sử dụng bình quântrong kỳ

Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển VLĐ, nócho biết VLĐ được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng quaytăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại

Thời gian của mộtkỳ phân tích

Thời gian của một vòng luân chuyển =

Số vòng quaycủa VLĐ trong kỳ

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quayđược một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càngnhỏ thì tốc độ luân chuyển của VLĐ càng lớn và làm rút ngắnchu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.

4 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA

DNNN TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinhdoanh thường đặt ra nhiều mục tiêu và tuỳ thuộc vaò giaiđoạn hay điều kiện cụ thể mà có những mục tiêu được ưutiên thực hiện, nhưng tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là

Trang 18

tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, đạt được mục tiêuđó doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.

Một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục tiêu của mình thìphải hoạt động kinh doanh có hiệu quả Trong khi đó yếu tốtác động có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh chính là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Dovậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm nângcao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay Khi nước ta chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường cósự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới,mới có thể tồn tại và phát triển Cạnh tranh giữa các DNNNvới các thành phần kinh tế khác trở lên gay gắt Bởi vậy,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng dầucủa doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảmbảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp Hoạt động trong cơchế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề caotính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính Đây là vấn đề cóảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệpnâng cao khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán củadoanh nghiệp được bảo đảm….

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanhnghiệp nâng cao sức cạnh tranh Để đáp ứng yêu cầu cải tiếncông nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫumã sản phẩm… doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn

Trang 19

của doanh nghiệp chỉ có hạn, vì vậy nâng cao hiệu quả sửdụng vốn là cần thiết Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽgiúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản chủsở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng caouy tín của doanh nghiệp trên thị trường , nâng cao đời sốngcủa người lao động Vì khi hoạt động kinh doanh có hiệu quảthì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêmcông ăn việc làm cho người lao động và mức sống của ngườilao động cũng ngày càng được cải thiện Đồng thời nó cũnglàm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

TÂN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU

I QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂNHÀNG NN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN UYÊNTỈNH LAI CHÂU

1 QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Là chi nhánh cấp 3 của ngân hàng NN&PTNT ViệtNam, NHNN&PTNT Tân Uyên được thành lập và chính thức đivào hoạt động từ ngày 1/1/2005 của chủ tịch hội đồng quản

Trang 20

trị NHNN&PTNT Việt Nam Với tiền thân là chi nhánhNHNN&PTNT chi nhánh Than Uyên, từ sau khi tách huyệnThan Uyên thành 2 huyện là Than Uyên và Tân Uyên thì chinhánh NHNN&PTNN chi nhánh huyên Tân Uyên cũng đượcthành lập Từ khi thành lập, chi nhánh đã ổn định về tổ chứcmạng lưới hoạt động kinh doanh, đến nay đã triển khai nhiềuđiểm giao dịch tại các tụ điểm dân cư, thương mại trên toànhuyện Hoạt động của chi nhánh ngày càng mở rộng và đạtkết quả cao Các cán bộ phòng tín dụng thường xuyên đi xãtuyên truyền và hướng dẫn kịp thời cho các hộ gia đình ngươìdân tộc thiểu số Mô hình tổ chức của chi nhánh như sau:Ban giám đốc, phòng kế toán, phòng tín dụng, thủ quỹ.Tổngsố cán bộ công nhân viên chức hiện nay là 14 cán bộ Trongđó ban giám đốc có một cán bộ, phòng thủ quỹ 2 cán bộ,phòng kế toán 5 cán bộ, phòng tín dụng 6 cán bộ

Chi nhánh thực hiện chương trình giao dịch bán lẻ, hệthống trang thiết bị hiện đại: Máy vi tính, ATM… và các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng thỏa mãn được yêu cầucủa thành phần kinh tế, sự đa dạng của khách hàng Là đơnvị kinh doanh có hiệu quả, hệ số lương vượt so với mứckhoán của NHNN&PTNT đưa ra

Về chức năng và nhiệm vụ chủ yếu.

- Huy động bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều

hình thức: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiếtkiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.

Trang 21

- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

đối với các thành phần kinh tế.

- Làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính,

tín dụng và các cá nhân trong và ngoài nước như tiếpnhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho cácdự án, thanh toán thẻ tín dụng, séc…

- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

như: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế quamạng SWIFT.

- Chi trả, mua bán ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố

chứng từ có giá.

- Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều

hình thức khác nhau trong và ngoài nước

Mỗi thành công mà NHNN&PTNT Tân Uyên đạt được cầnphải kể đến vai trò của bộ máy quản lý ngân hàng trong việcbố trí người lao động để phát huy tối đa năng lực của từngngười

Trang 22

Từ khi thành lập đến nay ngân hàng chi nhánh TânUyên chỉ có 14 cán bộ và 3 phòng ban.

Chức năng của các phòng ban:

 Chức năng của giám đốc chi nhánh:

_ GĐ chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nhgiệpvụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêngtrong phạm vi uỷ quyền công việc cụ thể bao gồm:

_ Xem xét nọi dung thẩm định do phòng tín dụng trình lênđể quyết định cho vay hay k cho vay và chịu trách nhiệmquyết định của mình

_ Ký hợp đồng tín dụng và các hồ sơ do ngân hàng vàkhách hàng cùng lập

_ Quyết định xử lý nợ,cho gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạntrả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lýđối với khách hàng

 Chức năng của phòng tín dụng

_ Các phòng tín dụng hoặc phòng kinh doanh làm chứcnăng tín dụng hoặc tín dụng tại sở giao dịch và các chinhánh có nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức xây dựng chiến lượckinh doanh, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sáchưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theohướng đầu tư tín dụng khép kín

_ Lựa chọn phương thức cho vay an toàn và đạt hiệu quảcao

_ Thẩm định các dự án hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên

Trang 23

_ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn,tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục

 Chức năng của phòng kế toán

_ Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức, cơ quan trongđịa bàn huyện Làm các thủ tục ,in chứng từ gửi tiền,chuyển tiền

_ Trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng_ Làm lương và thu nợ

_ Nhận tiền về quỹ qua mỗi phiên giao dịch_ Xuất tiền khi có quyết định của cấp trên_ Bảo quản kho quỹ va các chứng từ có giá_ Nhập xuất kho theo quy định

Phòng kế toán Phòng kinh

doanh tín dụng

Phòng thủ quỹBan giám đốc

Trang 24

3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

3.1 Về hoạt động kinh doanh

* Trong hoạt động huy động vốn : Khai thác và cung

ứng đối với mọi

thành phần huy động vốn trong nước và nước ngoài của mọitổ chức, dân cư

thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm các loại tiền gửi có kìhạn và không có kì hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu kì phiếu, tín phiếu, ngắn hạn và dài hạn, tiếp nhận vốntài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các tổchức quốc tế và cá nhân trong nước và ngoài nước cho cácchương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp vàphát triển nông thôn.

* Đối với hoạt động tín dụng : Cho vay ngắn hạn, dài

hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá vàdịch vụ, cho vay trung và dài hạn với các mục tiêu hiệu quả,hoặc mục tiêu tài trợ tuỳ tính chất và khả năng nguồnvốn,chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnhcho khách hàng khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác: Kinh doanhtiền tệ, dịch vụ ngân hàng đối ngoại : Thanh toán quốc tế,kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, thực hiện tín dụngngoại tệ, mua bán, thu đổi ngoại tệ.

Trang 25

* Một số hoạt động khác : Làm dịch vụ thanh toán giữa

các khách hàng, cầm cố bất động sản và động sản : Thu, chitiền mặt, đại lý mua, bán trái phiếucho chính phủ ; làm tưvấn về tài chính, tiền tệ, về xây dựng các dự án đầu tư vàquản lí tài sản theo yêu cầu của khách hàng.

3.2 Những kết quả đã đạt được

Qua 4 năm thành lập ngân hàng đã thu đượcnhững thành quả đáng khích lệ và biểu dương;

Về hoạt động kinh doanh tín dụng

Các hoạt động cho vay, huy động vốn nội tệ, ngoại tệ,ngắn hạn, trung hạn và dàị hạn đều tăng trưởng mạnh.

Hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo quyết địnhđến sự thành bại

của ngân hàng chiếm trên 90%, tổng thu nhập Dự nợ củachi nhánh tập trung chủ yếu là ở các doanh nghiệp, các đơnvị có tình hình tài chính lành mạnh Dự nợ lành mạnh tăngtrưởng nhanh.

Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toánquốc tế.

Ngân hàng là một chi nhánh nhỏ và ở vùng có nhiều dântộc thiểu số nên hầu như không có liên quan đến lĩnh vựcthanh toán L/C Bên cạnh đó nghiệp vụ thanh toán ngân quĩvà các nghiệp vụ khác cũng phát triển đồng bộ, đáp ứng yêucầu của hoạt động kinh doanh.

Công tác nguồn vốn.

Trang 26

Ngân hàng đã tạo được nguồn vốn ổn định và lớn đủ khảnăng đáp ứng

được mọi nhu cầu về vốn đối với mọi khách hàng, đồng thờicó đủ vốn để

chuyển cho các Ngân hàng trong cùng hệ thống đang thiếuvốn Tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn trong 3 nămđạt kết quả tốt Cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý, giảm lãisuất đầu vào, có lợi trong kinh doanh.

Tiếp nhận các đề án nối mạnh thanh toán của NHNo vớimột số các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, các ngân hàngnước ngoài để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủcác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi Đã tiếp cận và tạo đượcmối quan hệ tiền gửi đối với một số khách hàng lớn: Quỹ hỗtrợ phát triển, Công ty TNHH Quỳnh Trang, công ty xây dựngDuy Tiến, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bước đầu đạt kết quảtốt.

Như vậy ngân hàng ngày càng tự hoàn thiện mình để đápứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường với mục tiêu trởthành một Ngân hàng hiện đại, đa chức năng.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củaNHNN&PTNT chi nhánh Tân Uyên năm 2009

ĐVT: triệu đồng

Trang 27

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự4.351.5821.702.241Chi phí lãi và các chi phí tương tự(3.333.73

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ158.393142.161Chi phí hoạt động dịch vụ(9.473)(5.923)

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoạihối

Chi phí khấu khao và khấu trừ(173.936)(109.937)Chi phí hoạt động khác (466.673

(274.747)Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng(138.984)(75.212)Hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng24.76920.022

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành(182.533)(100.289)Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Lãi cơ bản trên cổ phiếu - đồng 2.2632.211

II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

1 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNN&PTNT CHINHÁNH TÂN UYÊN

Trang 28

Như vậy sử dụng vốn là một trong những nghiệp vụ củangân hàng thương mại ( nghiệp vụ có ).

Trang 29

toán tài sản của Ngân hàng đó, là bản kê tài sản có và tài sản nợ cuả nó Bảng quyết toán này liệt kê các kết số, tức là nó cóđặc trưng.

4 Khoản mục đầu tư 5 Các tài sản có khác6 TSCĐ tích lũy

1 Khoản mục tiền gửi2 Khoản mục đi vay3 Các loại vốn uỷ thác4 Vốn sở hữu của Ngân hàng

1.3 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả Sử dụng vốn.

Trang 30

Đối với các Ngân hàng Thương mại, cho vay có vai tròquan trọng trong

quá trình phát triển, mở rộng phạm vi kinh doanh Tăngtrưởng nguồn vốn và đạt được mục tiêu lợi nhuận của bảnthân ngân hàng đó Nhận thấy được tầm quan trọng củahoạt động cho vay, việc đánh giá hiệu quả của hoạt độngnày được phân tích qua hai chỉ tiêu cơ bản.

 Quy mô cho vay:

- Doanh số cho vay : Là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá mộtcách khái quát có hệ thống đối với những khoản vay tại mộtthời điểm Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự đánhgiá cụ thể về chất lượng các khoản vay và phần rời củanhững khoản vay trong một thời kỳ nhất định ( trong ngày,tháng, quý, năm ) nhưng đây là chỉ tiêu cho biết khả năngluân chuyển sử dụng vốn của một ngân hàng, quy mô đầu tưvà cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó đối với nền kinh tếquốc dân trong một thời kỳ.

- Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế : Tổng dư nợ nội tệ vàngoại tệ thể hiện được mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàngvới khách hàng, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầutư hiện đang còn lại tại một thời điểm của ngân hàng màngân hàng đã cho vay chưa thu về Đồng thời, chỉ tiêu nàycũng phản ánh mối quan hệ với doanh số cho vay ( Dư nợđầu kỳ +Doanh số

Trang 31

cho vay - Doanh thu số nợ = Dư nợ cuối kỳ ) với khả năngđáp ứng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại đối vớinhững nhu cầu sử dụng vốn trong

nền kinh tế.

- Doanh số thu nợ : Là chỉ tiêu phẩn ánh khả năng thu hồi nợcủa những khoản cho vay khi đến thời hạn đã thoả thuậntrong hợp đồng tín dụng

Vốn vay- khả năng luân chuyển vốn =

Khả năng giải quyết, xử lý vốn tồn đọng

Là chỉ tiêu phản ánh độ nhạy bén, khả năng luânchuyển vốn tồn đọng theo chiều hướng đem lại lợinhuận cho ngân hàng

Tỷ trọng doanh số cho vayKhả năng xử lý vốn =

- Tổng số vốn huy động

Chỉ tiêu thể hiện khả năng sử lý nguồn vốn huyđộng đảm bảo khả năng lợi nhuận đồng thời bảođảm nhu cầu thanh toán.

 Chất lượng cho vay :

- Tỷ lệ nợ quá hạn : Chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng mộtkhoản cho vay và khả năng bảo đảm của khoản vay đó trongmột thời hạn nhất định Thực chất, chỉ tiêu cho biết sự luânchuyển lượng tiền mặt trong một ngân hàng, phản ánh phần

Trang 32

tính chất, trình độ quản lý của những người làm ngân hàngvà thể hiện một mặt biến động chung của nền kinh tế.

Tỷ trọng nợ quá hạn- Khả năng thu nợ =

Tổng thu nợ

Phản ánh khả năng thu hồi nợ của các khoản vay thểhiện ở các khoản vay đã đến hạn trả nhưng không đủluân chuyển nguồn vốn đã cho vay tại một thời điểm vàsự biến động của độ an toàn về vốn sẽ tỷ lệ nghịch vớisự tăng giảm của tỷ trọng trên

_Bên cạnh đó, còn có tỷ trọng nợ khó đòi / Tổng thu nợ :Phản ánh tính chân thực có khả năng hoàn trả của cáckhoản vay thể hiện ở chỉ tiêu này.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sự dụng vốn :

1.4.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng :

Trang 33

Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong ngân hàng cungcấp những khoản vay Hơn nữa đánh giá rủi ro là công việchết sức khó khăn do tính biến động và những yếu tố chủquan từ nhiêu phía.

1.4.3 Ảnh hưởng của lãi suất cho vay:

Từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thịtrường, chính sách cho vay và các hoạt động cho vay lànhững vấn đề phức tạp chính sách lãi suất phải thực sự làđòn bẩy kinh tế khuyến khích sự phát triển chung của nềnkinh tế, đồng thời phải là công cụ đấu tranh chống cho vaynặng lãi và hạn chế những tiêu cực trong hoạt động cho vay.Chúng ta biết hai chức năng cơ bản của ngân hàng là nhậntiền gửi của khách hàng và cho khách hàng vay vốn mặc dùcác dịch vụ kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho kháchhàng rất đa dạng nhưng rõ ràng hoạt động kinh doanh chínhcủa ngân hàng vẫn là những hoạt động với vai trò như mộttrung gian tài chính, thanh toán lãi suất cho phần tiền gửicủa khách hàng và tính lãi suất đối với những khoản tiền chokhách hàng vay.

Với lãi suất cho vay quá cao : Tạo ra sự ngưng đọngvốn do doanh nghiệp không chịu được mức chi phí cao đónên họ ngừng xin việc vay vốn.

Trong một khoản thời gian tương đối dài như vậy những biếnđộng tiêu cực lẫn tích cực, ngân hàng không thể dự đoántrước chắc chắn về khả năng sinh lời của mình trong tươnglai Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng trong két

Trang 34

của ngân hàng trong khi đó ở bên ngoài, các doanh nghiệp,hộ gia đình vẫn đang cố tìm kiến những khoản vốn vay vớimức chi phí tối thiểu Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phảithường xuyên phải trả lãi cho những khoản tiền gửi, nhữngkhoản đi vay của mình Vì vậy, lãi suất cho vay quá cao sẽgây “ ách tắc” trong hoạt động cho vay.

Lãi suất cho vay quá thấp : Xảy ra hiện tượng nhu cầu về cáckhoản vay của các doanh nghiệp, hộ gia đình trở nên tăng.Với điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, tỷ trọng tiềngửi trung và dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động của cácngân hàng là thấp, ngân hàng phải tăng cường các hình thứchuy động vốn, “ đi vay để cho vay ” để có thể đáp ứng đượcphần nào nhu cầu vay vốn trên Chính vì vậy, hoạt động chovay sẽ trở nên khó khăn nếu một mắt xích nào đó trong qútrình lưu chuyển vốn bị đứt hay đột ngột chững lại Lúc đókhả năng thanh toán của ngân hàng sẽ không thể đáp ứng,gây lên phản ứng lan truyền “ khủng hoảng ngân hàng” vàmất đi độ tín nhiệm của khách hàng đối vớí ngân hàng đó.

2 CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Trong năm 2007, nguồn vốn tiền gửi và tiền vay vẫnchiếm tỉ trọng chủ

yếu, điều này cho thấy ngân hàng chủ yếu hoạt động bằngnguồn vốn đi vay và tiền gửi của các thành phần kinh tếkhác Ngoài ra tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn chiếm14,6% trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 85,4%.

Trang 35

hạn phải là nguồn có thời hạn dài Nhưng thực tế trong sổtiền tệ mà ngân hàng huy động được với nhiều kỳ hạn khácnhau, luôn xác định được nguồn vốn ổn định có thời hạn dàiphục vụ nhu cầu vay trung và dài hạn Ngoài ra, ngân hàngcó thể chủ động đi vay các tổ chức kinh tế khác, huy động từdân cư thông qua hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàngđể đảm bảo nguồn cho vay trung và dài hạn Trên thực tếbất kì một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanhđều phải có vốn Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệpđặc biệt (hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ) do vậynhu cầu vốn đối với ngân hàng là hết sức cần thiết để thựchiện hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, khác với các doanhnghiệp khác, nguồn vốn chính và chủ yếu của một ngânhàng là vốn huy động Do vậy để mở rộng hoạt động tíndụng ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốnnhằm đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng mình đối vớicác ngân hàng khác

Bảng 1 : Biến động nguồn vốn huy động qua các năm2007_ 2009.

Đơn vị: Triệu đồng

1 Tổng nguồn vốn huy động

(gồm cả ngoại tệ quy đổiVND)

6.117.0002.738.00

Trang 36

2 So sánh số tuyệt đối năm sau

so năm trước ( +,- )3.So sánh số tương đối năm sau

- Nguồn ngoại tệ quy đổi: 588 tỷ đồng đạt 100% /KH Đạtđược các thành tích trên do chi nhánh đã đưa ra được cácbiện pháp hợp lý để thu hồi vốn như: trả lãi huy động linhhoạt (trả lãi trước, sau, bậc thang); huy động vốn chiều tối làsản phẩm thu hút vốn hiệu quả của chi nhánh; thực hiện chovay huy động vốn tại nhà

Bảng 2:Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh TânUyên.

Trang 37

Chỉ tiêu

Số tiềnTỷtrọng

Số tiềnTỷtrọng

Số tiềnTỷtrọng

Tổng nguồn vốn

1 Nguồn nội tệ

- Không kì hạn- Có kì hạn-Vay tổ chức kinh tế

2 Nguồn ngoại tệ

- Không kì hạn- Có kì hạn

30 234

2 86727 367

35 146

3 93631 210

38 306

16 22122 085

(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của chi nhánh Tân

Uyên năm 2007-2009)

Năm 2008, nguồn vốn huy động nội tệ đạt 2.869.517 so vớinăm 2000 (tăng 57,3%) Năm 2009 nguồn vốn huy động nộitệ dạt 5.529.000 tăng so với năm 2008 là 2.659.483 ( tăng92,68%).

Nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng khá nhanh năm 2001tăng 4912 nghìn USD, tăng 16,2% so với năm 2007

Năm 2009 đã có nhưng sự biến đổi đáng kể so với năm 2008.

Trang 38

+Tiền gửi tiết kiệm : 1.186 tỷ đồng chiếm 20%/Tổng nguồn+Tiền gửi TCKT : 2.316 tỷ đồng chiếm 39%/Tổng nguồn

Ngân hàng đã chú trọng đến huy động nguồn vốn

trung & dài hạn, khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền cókì hạn nên vốn huy động trung và dài hạn tăng đáng kể sovới những năm trưóc đây.

Tuy nhiên công tác huy động vốn cũng còn hạn chế như :nguồn huy động của ngân hàng tăng trưởng khá vữngnhưng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn còn khá thấp,chưa tạo được sự thay đổi lớn trong việc huy động nguồn vốncó thời hạn dài.

Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh TânUyên 2007-2009.

Triệu đồng.

Chỉ tiêu

Số tiềnTỉtrọng

Số tiềnTỉtrọn

Số tiềnTỉtrọng

1.Tổng nguồn vốn- Không kì hạn

- Có kì hạn2 Sử dụng

10042,457,6100

Trang 39

- Không kì hạn- Có kì hạn3 Thừa nguồn

Tỷ lệ sử dụngvốn:%

(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của ngân hàng

NN&PTNT Tân Uyên năm 2007-2009)

Qua bảng bên ta thấy rằng tỉ lệ sử dụng vốn của chi nhánhchưa cao Chỉ đạt 29,36 % năm 2000; 43,11% năm 2008.Tuy nhiên trong năm 2009 duy nhất có hệ thốngNHNo&PTNT thực hiện việc điều chuyển vốn nội tệ từ nơithừa sang nơi thiếu Lãi suất điều chuyển trung bình mà chinhánh thực hiện trong năm 2009 là 0,72%/tháng do vậy mặcdù nguồn vốn huy động lớn hơn nhiều so với việc sử dụngvốn nhưng đơn vị làm ăn vẫn có hiệu quả.

3 Thực trạng về sử dụng vốn.

Cho đến nay chi nhánh vẫn hoạt động như mộtngân hàng truyền thống bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu nhưnhận gửi, cho vay và thanh toán Nó chưa thực sự trở thành

Trang 40

một ngân hàng hiện đại, đa năng và lợi nhuận thu được phầnlớn là từ nghiệp vụ cho vay Vì vậy tại chi nhánh nói đếncông tác sử dụng vốn là nói đến cho vay vốn.

Thực hiện phương châm mở rộng hoạt động tín dụng,an toàn vốn, lợi nhuận hợp lý, chi nhánh đã nỗ lực vươn lênđáp ứng nhu cầu vốn nhằm góp phần đẩy mạnh sản suấtkinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Vốn tín dụng được chú ý cảđối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc Đối với doanh nghiệp nhà nước, chi nhánh tập chungvào những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đặc biệt làdoanh nghiệp có vị trí trọng điểm Đối với kinh tế ngoài quốcdoanh, chú ý đầu tư vào các ngành nghề truyền thống,ngành nghề sản suất hàng tiêu dùng trong nước và xuấtkhẩu, qua đó góp phần gián tiếp giải quyết công ăn việc làmcho người lao động.

Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 doanh số cho vay củachi nhánh đạt mức tăng trưởng cao Năm 2007 doanh số chovay đạt 1.302.407 triệu đồng, năm 2008 doanh số cho vayđạt 1.592.843 triệu đồng tăng 290.436 triệu đồng, tăng22.3% so với năm 2007 Năm 2009 doanh số cho vay tăngmạnh đạt 2.117.807 triệu đồng ( tăng 32,9% so với năm2008) tương ứng với 524.964 Từ năm 2008 đến 2009 Chínhphủ đã chỉ đạo các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế đi lênvà tác động gián tiếp của chính sách đó là cho vay của ngânhàng tăng lên.

Ngày đăng: 25/11/2012, 21:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 : Biến động nguồn vốn huy động qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – Lai Châu
Bảng 1 Biến động nguồn vốn huy động qua các năm (Trang 35)
Bảng 2:Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh Tân - Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – Lai Châu
Bảng 2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh Tân (Trang 36)
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Tân - Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – Lai Châu
Bảng 3 Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Tân (Trang 38)
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Tân Uyên - Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – Lai Châu
Bảng 7 Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Tân Uyên (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w