MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ đã làm thay đổi đáng kể môi trường cạnh tranh và đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gây gắt hơn. Việc phát hiện và nâng cao năng lực cạnh tranh là nền tảng và là chìa khóa giúp các doanh nghiệp tồn tại và đạt được thành công. Là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng Công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng đã đặt ra cho mình nhiệm vụ cấp bách phải nhận diện và nuôi dưỡng các nguồn lực mà mình đang có và biến nó thật sự trở thành những nguồn lực riêng biệt làm nền tảng để xây dựng năng lực cạnh tranh và phục vụ cho mục đích kinh doanh và phát triển bền vững của Xí nghiệp trong tương lai. Hiện tại, Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng Công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (Xí nghiệp MHDI9) đang kinh doanh trong 5 lĩnh vực chính là: Sản xuất bê tông thương phẩm, kinh doanh thương mại vật liệu xây dựng, khai thác đá xây dựng, Film dán kính KCS, thi công lắp đặt. Với phương châm hoạt động “Đảm bảo chất lượng, uy tín, tiến độ, an toàn”, MHDI9 đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường vật liệu xây dựng đang ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng, ổn định về số lượng. Với công nghệ tiên tiến, công suất 90m3/h, chất lượng phát triển bền vững đạt tiêu chuẩn về môi trường, đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật giàu kinh nghiệm đã tạo nên thương hiệu sản phẩm bê tông MHDI9 trên thị trường Việt Nam. Thực tế trong các dự án xây dựng hiện nay, sản phẩm Bê tông thương phẩm đã và đang được sử dụng rộng rãi trên mọi công trình xây dựng từ những công trình xây dựng cầu đường giao thông cho đến những công trình nhà ở dân sinh, cho thấy tác dụng của bê tông và các loại vật liệu xây dựng là rất quan trọng, được dùng đến 40% công trình xây dựng phần thô sơ. Tuy là 1 trong 5 lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Xí nghiệp MHDI9, tuy nhiên, doanh thu sản phẩm bê tông thương phẩm hàng năm chỉ đạt trên 30% kế hoạch hàng năm và 40% công suất hòa vốn. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vật liệu xây dựng dẫn đến giá thành bê tông thương phẩm của MHDI9 bán ra thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. MHDI9 đã có nhiều giải pháp giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý; song địa bàn sản xuất xa thị trường tiêu thụ chính (nội thành Hà Nội) làm gia tăng chi phí vận chuyển, đẩy giá thành lên cao. Công tác sản xuất bê tông thương phẩm chưa chiếm lĩnh được nhiều thị trường để phát huy đươc hết công suất của trạm 120 m3/h và 90m3/h. Với đặc thù kinh doanh vật liệu xây dựng, MHDI9 chưa chú trọng đến công tác marketing, cũng như các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, do đó, thị trường chiếm lĩnh sản phẩm BTTP của Xí nghiệp chưa rộng khắp các thị trường tiềm năng mà mới chỉ phân phối tập trung chủ yếu tại các công trình do Tổng công ty làm chủ đầu tư. Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng lớn, được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, vị trí thuận lợi và có thương hiệu tại các đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng như Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD An Phúc, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phát triển Việt Tiệp, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 18.3, bê tông Việt Đức Xanh, bê tông việt Đức Đỏ, bê tông An Khánh dẫn đến mức độ cạnh tranh thị trường bê tông thương phẩm diễn ra ngày càng gay gắt. Nhận thức được sự cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng” là đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Cạnh tranh là 1 trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực năng lực cạnh tranh được đề cập dưới nhiều khía cạnh, đa lính vực có thể kể đến như: Nguyễn Đình Lương (2010), “Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm vật liệu xây dựng trong thời kỳ hội nhập”, Bài tham luận tại Hội thảo về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm vật liệu xây dựng trong thời hội nhập. Để có một chiến lược tạo dựng khả năng cạnh tranh quốc tế trong ngành VLXD, ngoài những cơ sở về các yếu tố nội tại nói trên, ngành VLXD trong nước cần: Có sự hiểu biết thật cặn kẽ về năng lực và xu hướng phát triển ngành VLXD của các nước khu vực và thế giới; Cần xác định được chính xác vị trí của Việt Nam trên thị trường VLXD khu vực và thế giới. Đừng tự ru ngủ mình, đừng nghĩ cái gì Việt Nam mình cũng nhất; Xây dựng các biện pháp cụ thể và thực dụng nhằm tạo khả năng cạnh tranh của VLXD Việt Nam lên mục tiêu các đối thủ trong từng ngành riêng lẻ (Việt Nam không nên trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở từng ngành mà đối thủ đã khẳng định ưu thế nổi trội); Các mục tiêu xây dựng trên cơ sở vật chất (sản xuất, xuất khẩu, cung ứng nội địa, đầu tư…) phải mang tính cạnh tranh khu vực và toàn cầu; Nhận rõ các xu hướng trong thương mại quốc tế và FDI trong lĩnh vực sản xuất VLXD. Lê Thị Hằng (2013), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ lý luận về năng lực cạnh tranh, luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp. Cụ thể: năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp là khả năng dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp đó được sử dụng nhiều và nhanh chóng trên thị trường khi có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp dịch vụ thông tin di động. Luận án vận dụng các tiêu chí chung đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ thông tin di động, bao gồm: chất lượng dịch vụ; giá cước dịch vụ; sự khác biệt hóa dịch vụ; hệ thống kênh phân phối dịch vụ; thông tin và xúc tiến thương mại; thương hiệu và uy tín dịch vụ. Bùi Xuân Phong (2015), “Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh – cơ sở quan trọng để xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, Bài đăng trên Tạp chí Thông tin KHKT & Kinh tế Bưu điện số 3/ 2015. Trong bài viết, tác giả đã phân tích rõ các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh khi xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp; Trình độ của đội ngũ lãnh đạo; Nguồn lực của doanh nghiệp; Hoạt động nghiên cứu và triển khai; Quản lý môi trường của doanh nghiệp; Năng lực cạnh tranh của sản phẩnm dịch vụ; Thị phần của doanh nghiệp; Năng suất sản xuất kinh doanh; Hiệu quả kinh doanh; Danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp. Vũ Thị Huyền (2015), “Doanh nghiệp xi măng: Cần nâng cao năng lực cạnh tranh”, Bài đăng trên Báo Xây dựng điện tử ngày 12/8/2015. Tác giả đã chỉ rõ: Để tiếp tục đưa ngành xi măng phát triển bền vững trong tương lai thì vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất như tăng cường sử dụng tro sỉ, thạch cao trong các nhà máy nhiệt điện, phân bón, thép, hóa chất, tận dụng nhiệt thừa để phát điện, tận dụng rác thải công nghiệp, sinh hoạt làm nhiên liệu cho sản xuất cũng như vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khói bụi cần được tiếp tục chú trọng thực hiện. Trần Thị Kim Ngân (2018), “Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường năng lực cạnh tranh & phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng trong quá trình hội nhập Quốc tế”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. II. Một số giải pháp chính tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đã đưa ra 5 nhóm giải pháp thực hiện: Các dây chuyền sản xuất phải đảm bảo công nghệ tiên tiến, với các thiết bị hiện đại và đồng bộ; đặc biệt phải đầu tư đầy đủ hệ thống thiết bị đo lường điều khiển kiểm soát các thông số công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm; Các doanh nghiệp cần phải coi trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế kỹ thuật, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đào tạo các chuyên gia giỏi...đủ trình độ nắm bắt thông tin khoa học; Phải đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất; Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đồng bộ hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực vật liệu xây dựng theo hướng đổi mới và hội nhập; tương đồng với tiệu chuẩn các nước tiên tiến trên thế giới để giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm đủ năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế; Phải tổ chức tốt việc khai thác, chế biến, cung ứng nguyên, nhiên liệu cho sản xuất VLXD; trước hết là cho sản xuất gốm sứ xây dựng và kính xây dựng. Lê Thị Thế Bửu (2019), “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế. Trên cơ sở sử dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định giai đoạn 2012-2017 và sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định, luận án đã rút ra được các thành tựu nổi bật và phát hiện được các bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định trong thời gian qua. Đã có nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung nhưng đến nay chưa có một khái niệm nào thể hiện đầy đủ bản chất của năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm một cách toàn diện, đầy đủ và cập nhật. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể tại một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như Xí nghiệp MHDI9. Vì vậy, có thể nói đề tài “Năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng” được lựa chọn nghiên cứu mang tính thời sự cao, đặc biệt trong bối cảnh ngành vật liệu xây dựng, trong đó có sản phẩm bê tông thương phẩm đang đối mặt với nguy cơ giảm thị trường và tăng trưởng chậm như hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn -Xác định khung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng. -Phân tích và đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng giai đoạn 2016-2019. -Đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng. Phạm vi nghiên cứu: +Phạm vi về nội dung: nghiên cứu theo các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm: năng lực marketing, năng lực sản xuất và công nghệ, năng lực tài chính, nguồn nhân lực và năng lực quản lý.. +Phạm vi về không gian: Đề tài này được giới hạn nghiên cứu tại Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng, nghiên cứu cạnh tranh trên địa bàn thành phố Hà Nội. +Phạm vi về thời gian: dữ liệu thứ cấp thu thập giai đoạn 2016 – 2019, điều tra: tháng 4/2020, giải pháp đến 2025.
NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG
BTTP là loại bê tông được sản xuất tại trạm trộn cố định và được vận chuyển ở trạng thái tươi bằng xe bồn trộn Hỗn hợp này bao gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia, được trộn theo tỉ lệ tiêu chuẩn để tạo ra bê tông với các đặc tính cường độ khác nhau, phục vụ cho việc đổ xả trực tiếp hoặc bơm vào cấu kiện tại công trình.
Sản phẩm bê tông thương phẩm (BTTP) của doanh nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) được ứng dụng rộng rãi cho các công trình công nghiệp, cao tầng và dân dụng, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp trộn thủ công Việc sản xuất tự động bằng máy móc cùng với quản lý cốt liệu từ khâu đầu vào giúp kiểm soát chất lượng tốt hơn, đồng thời rút ngắn thời gian thi công và tối ưu hóa mặt bằng tập trung vật liệu.
Sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD được sản xuất bởi các nhà máy với khả năng ổn định và liên tục suốt cả năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ BTTP trên thị trường lại có tính mùa vụ cao.
Thứ hai, Khối lượng BTTP tiêu dùng cho các công trình xây dựng ở các địa phương rất cao, trọng lượng riêng của sản phẩm BTTP khá lớn.
Do thời gian sống ngắn của sản phẩm BTTP, doanh nghiệp kinh doanh VLXD cần tổ chức kho bãi hợp lý và tối ưu hóa quy trình lưu chuyển Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm BTTP, từ đó cung cấp kịp thời cho khách hàng.
Chất lượng BTTP được đảm bảo ổn định nhờ vào việc các doanh nghiệp VLXD trang bị hệ thống cân đong điện tử, quy trình sản xuất tiêu chuẩn và hệ thống kiểm soát chất lượng Điều này giúp mọi mẻ BTTP đạt yêu cầu đồng đều và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm vật liệu xây dựng đáp ứng đa dạng yêu cầu của khách hàng nhờ vào việc bổ sung các loại phụ gia cho phép Điều này giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các loại bê tông tươi với tính năng vượt trội như khả năng chống thấm, tính liên kết nhanh và mác siêu cao, phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.
Năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD mang lại lợi thế cạnh tranh vượt trội, giúp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, từ đó chiếm lĩnh thị phần và gia tăng lợi nhuận Doanh nghiệp VLXD A có khả năng cạnh tranh cao hơn so với doanh nghiệp VLXD B, đặc biệt khi sản phẩm BTTP của họ có chất lượng và tính năng ưu việt hơn, mặc dù sản phẩm của doanh nghiệp B chiếm thị phần lớn hơn.
Các tiêu chí đánh giá kết quả cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Thị phần chiếm lĩnh sản phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Doanh thu và lợi nhuận từ sản phẩm bê tông thương phẩm là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp vật liệu xây dựng Sản phẩm bê tông thương phẩm không chỉ mang lại doanh thu cao mà còn đóng góp vào lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp Việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và gia tăng doanh thu trong ngành vật liệu xây dựng.
Các tiêu chí cấu thành kết quả năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Năng lực sản xuất và công nghệ
Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Các yếu tố thuộc môi trường ngành bao gồm sự cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn, sức ép từ phía nhà cung cấp, áp lực từ người tiêu dùng, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế, và sức ép từ các doanh nghiệp hiện tại trong ngành Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược và hoạt động kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực này.
- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: Môi trường chính trị - pháp luật; Môi trường kinh tế; Môi trường công nghệ; Môi trường tự nhiên.
Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm bê tông thương phẩm tại Xí nghiệp Kinh doanh Vật liệu Xây dựng MHDI9 thuộc Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc Phòng đang đối mặt với nhiều thách thức Để nâng cao vị thế trên thị trường, xí nghiệp cần cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất Việc áp dụng công nghệ mới và phát triển nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng giúp gia tăng sức cạnh tranh.
Xí nghiệp MHDI9, thuộc Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị BQP, được thành lập theo Quyết định số 1153/QĐ-CT vào ngày 17 tháng 9 năm 2010.
Kinh doanh thương mại VLXD
Khai thác đá xây dựng:
Kinh doanh Film dán kính SKC
Xí nghiệp MHDI9 hiện có tổ chức biên chế bao gồm Ban Giám đốc, bốn phòng chức năng: Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính, Phòng Kỹ thuật, và Phòng Tổ chức Hành chính, cùng với một Trạm BTTP.
Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của
Xí nghiệp Kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPTNhà và Đô thị Bộ Quốc phòng vi
Kết quả cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp Kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 thuộc Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng đang cho thấy những tín hiệu tích cực Doanh nghiệp đã nỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất Sự chú trọng vào nhu cầu thị trường và chiến lược marketing hiệu quả đã giúp MHDI9 khẳng định vị thế cạnh tranh trong ngành vật liệu xây dựng.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm bê tông thương phẩm
Thị trường sản phẩm BTTP của Xí nghiệp MHDI9 chủ yếu tập trung vào việc tiêu thụ tại các công trình xây dựng, bao gồm các dự án chung cư và khu nhà ở, với thị trường chính là thành phố.
Sản lượng và doanh số tiêu thụ sản phẩm BTTP của Xí nghiệp MHDI9 giai đoạn 2016 – 2019
STT Tiêu chí Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019
2 Doanh số tiêu thụ Tr.đ 45.983 62.117 64.018 69.279
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp MHDI9)
Trong giai đoạn 2016 – 2019, doanh số tiêu thụ sản phẩm BTTP của Xí nghiệp MHDI9 đã liên tục tăng trưởng, cho thấy sự mở rộng của thị trường và sự tin tưởng ngày càng cao của khách hàng đối với sản phẩm này, mặc dù phải đối mặt với cạnh tranh và biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thị phần chiếm lĩnh sản phẩm bê tông thương phẩm
Sản lượng tiêu thụ BTTP tại thị trường khu vực TP Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019
2 Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD An Phúc 43.500 52.200 57.100 58.930
3 Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phát triển Việt Tiệp 31.400 37.200 41.300 42.300
4 Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 18.3 18.100 24.400 29.200 29.500