LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị ở trong nước và quốc tế thảo luận xung quanh các chủ đề về nước; hầu hết các nhà khoa học, các nhà quản lý đều chung quan điểm và nhận định: Nước là tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ 21. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì và làm như thế nào để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước để đảm bảo sự sống của con người, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững. Ở nước ta khung thể chế và quản trị về tài nguyên nước đã được xây dựng từ trên 20 năm trước; năm 1998, Luật Tài nguyên nước được ban hành; năm 2012, Luật Tài nguyên nước ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013 thay thế Luật tài nguyên nước năm 1998. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở nước ta đang đặt ra những thách thức, cấp bách chưa bao giờ hết khi chủ động chưa tới 30% nguồn nước, gần 70% còn lại là lượng nước phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia chưa hiệu quả; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn phổ biến, nguồn nước ngầm hiện nay vẫn đang tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt đang là mối đe dọa lớn nhất với nguồn nước; tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang càng ngày rõ rệt hơn; mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, quản lý, sử dụng nước còn thiếu đồng bộ, tính khả thi cũng như triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam có đặc điểm địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh và độ dốc lớn, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có nhiều suối, xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng lòng chảo. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Sơn La đã nghiêm túc tổ chức thực thi các quy định pháp luật về tài nguyên nước và ban hành cụ thể hóa các quy định quản lý tài nguyên nước theo thẩm quyền vào điều kiện cụ thể của Sơn La, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước vẫn còn hạn chế, tồn tại về mức độ quản lý, triển khai chưa thực sự sát hợp và hiệu quả chưa cao, chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước còn tản mạn thiếu tính cập nhật, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, liên thông; lượng nước mùa kiệt trên các sông, suối có xu hướng giảm gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất của các ngành, mùa cạn thì cạn kiệt hơn, mùa lũ thì lũ lụt, lũ ống, lũ quét át liệt hơn; nhiều nguồn nước đã bị ô nhiễm cục bộ ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt cho nhân dân… Trước tình hình đó, để từng bước thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước, đòi hỏi chúng ta phải nắm vững các quy định quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền địa phương tỉnh Sơn La. Từ đó, đề ra phương hướng, giải pháp quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp, hiệu quả, bền vững là rất cần thiết. Đề tài “ Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La” được xuất phát từ đòi hỏi thực tế, đáp ứng một phần các yêu cầu cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Sơn La đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền địa phương nói riêng không còn là vấn đề mới, nhưng luôn là đề tài có tính thời sự, cấp bách. Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề này, nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh, các nhà khoa học…ở Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh đã đi sâu nghiên cứu và có những công trình đóng góp thiết thực cho các địa phương về quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Trong quá trình nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học viết về vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên các nội dung, khía cạnh khác nhau như: (1) Luận án tiến sĩ: “ Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật Việt Nam” của Lê Phương Linh (2019), Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận vầ thực trạng của việc bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam. (2) Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắc Nông” của Tô Quang Ngọc (2017), Học viện hành chính công. Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức, phân tích thực trạng tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắc Nông để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đắc Nông góp phần hạn chế sử dụng lãng phí tài nguyên nước và gây ô nhiễm môi trường sống; (3) Luận văn thạc sĩ: “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn: Nghiên cứu thí điểm tại thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn” của Triệu Tuyết Mai Hương (2014), Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả đề tài: (1) Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên nước phục vụ sinh hoạt, nông lâm nghiệp, công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan (2) Đánh giá được những tác động biến đổi khí hậu với tài nguyên nước tại địa bàn nghiên cứu (3) Đề xuất được giải pháp thích hợp về quản lý và sử dụng tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu theo hướng phát triển xanh cho thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn cũng như chính quyền huyện Văn Quan (giải pháp phát triển tài nguyên nước; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành; giải pháp về tài chính; giải pháp tăng cường năng lực và tham gia của các bên liên quan; giải pháp về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường nước). Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào phát triển bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay của địa phương và các vùng miền núi có điều kiện tương tự. (4) Luận văn thạc sĩ: “ Pháp luật phòng chống và khắc phục ô nhiễm nước, qua thực tiễn tại Quảng Bình” của Cao Thúy Hà (2018), Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Kết quả luận văn tập trung vào các vấn đề: Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận của việc phòng chống và khắc phục ô nhiễm nước như tổng quan về tài nguyên nước, sự cần thiết điều chỉnh vấn đề phòng chống, khắc phục ô nhiễm nước bằng pháp luật, những nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước. Luận văn đã nghiên cứu cả pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng trong cả nước và tại Quảng Bình thông qua các ví dụ minh họa và các phân tích chuyên sâu về những vấn đề còn tồn tại, từ đó thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nước hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường. (5) Luận văn thạc sĩ: “ Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu” của Bùi Hải Ninh (2014), Trường Đại học thủy lợi Hà Nội. Kết quả luận văn đã nghiên cứu tổng quan về lưu vực sông Cầu và các lĩnh vực nghiên cứu có liên quan; đánh giá được thực trạng quản lý tài nguyên nước trên lực vực sông Cầu; đề xuất được giải pháp quy hoạch, quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu. Như chúng ta thấy, tất cả các công trình nghiên cứu trên đều đã xây dựng được cơ sở lý luận vững chắc để làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài nguyên nước, đồng thời chỉ rõ được các mặt được và hạn chế yếu kém trong công tác quản lý tài nguyên nước. Bên cạnh đó cũng có những công trình đã đi sâu vào nghiên cứu từng vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Các công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra được các giải pháp giải quyết tương đối triệt để những tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước của từng lĩnh vực tài nguyên nước trên lưu vực sông, địa bàn tỉnh, huyện. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài này chưa nghiên cứu tổng quan chung quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh, hoặc có nghiên cứu thì vẫn còn sơ sài. Qua phân tích đánh giá, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu sâu về công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh, do đó đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu là “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La” là hoàn toàn mới và không có sự trùng lặp. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề của luận văn là tập trung đi vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 2012, để từ đó đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La trong thời gian tiếp theo, nhằm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, tiết kiệm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La trong giai đoạn vừa qua, trên sở đó đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được khung nghiên cứu của quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh. - Phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Sơn La giai đoạn 2016 -2020; chỉ ra được thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của UBND tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Sơn La. + Phạm vi thời gian: Các phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020; số liệu sơ cấp thu thập trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 6 năm 2020; đề xuất phương hướng nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025. + Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ theo khoản 1 Điều 71 Luật Tài nguyên nước năm 2012, bao gồm: (1) Ban hành văn bản theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước (2) Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt (3) Khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp (4) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước (5) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước (6) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước (7) Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn (8) Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước (9) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnhMục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh - Yếu tố thuộc về chính quyền tỉnh - Yếu tố khách quan (yếu tố bên ngoài)- Ban hành văn bản theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về TNN. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TNN. - Quy hoạch, kế hoạch, điều tra, khoanh định, bảo vệ, điều hòa, phân phối, công bố nguồn TNN. - Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước. - Cấp phép, đăng ký, chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng TNN. - Xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu TNN. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về TNN. Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. 5.2. Phương pháp thu thập số liệu 5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp về quản lý nhà nước tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 -2019 tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Dữ liệu thứ cấp về quản lý nhà nước tài nguyên nước được thu thập bằng phương pháp tổng hợp các báo cáo, kế hoạch, quyết định, đề án, chương trình, biểu bảng số liệu bên trong Sở Tài nguyên và Môi trường và các tài liệu bên ngoài Sở. 5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu phỏng vấn + Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn bà Lê Thị Thu Hằng- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Thanh Hưng- Chuyên viên phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Bà Lê Thị Thủy- Chuyên viên phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản, Khí tượng thủy văn; ông Nguyễn Tiến Hán- Giám đốc công ty cổ phần VBIC cấp nước Sơn La và ông Vũ Đình Hải- nghiên cứu viên Viện đại chất. + Mục tiêu phỏng vấn: Vai trò, ý nghĩa của tài nguyên nước; thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La; đề xuất, kiến nghị các biện pháp, giải pháp để quản lý tốt hơn trên địa bàn tỉnh Sơn La. + Địa điểm phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng làm việc. + Thời gian phỏng vấn: 02/2020. + Kết quả phỏng vấn đưa vào hộp phỏng vấn ở chương 2. 5.3. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý các thông tin, số liệu thu được qua bảng biểu để có cái nhìn tổng quan, chi tiết về thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La. Tiến hành phân tích thực trạng, kết hợp với kết quả phỏng vấn để chỉ ra những điểm đạt được, chưa đạt được và nguyên nhân hạn chế về quản lý nhà nước tài nguyên nước. Đề xuất mục tiêu, phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh. Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La.
Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì trong việc lập quy hoạch tài nguyên nước UBND tỉnh sẽ phê duyệt các kế hoạch liên quan đến điều tra, điều hòa và phân phối tài nguyên nước, cũng như các biện pháp phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm và cạn kiệt.
Quy trình lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch bao gồm các bước sau: (1) Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất chủ trương lập quy hoạch; (2) UBND tỉnh ra quyết định giao chủ đầu tư; (3) Lựa chọn đơn vị tư vấn bởi Sở Tài nguyên và Môi trường; (4) Đơn vị tư vấn lập đề cương nhiệm vụ và dự toán quy hoạch; (5) Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định đề cương nhiệm vụ và dự toán quy hoạch, phối hợp với các sở, ngành liên quan; (6) UBND tỉnh phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán quy hoạch; (7) Tổ chức triển khai lập quy hoạch theo đề cương nhiệm vụ đã được phê duyệt.
Quy trình phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh bắt đầu từ việc trình hội đồng thẩm định do UBND tỉnh thành lập, với sự tham gia của Sở Tài nguyên và Môi trường Sau đó, quy hoạch sẽ được trình tại phiên họp của UBND tỉnh và tiếp theo là HĐND tỉnh để ban hành nghị quyết thông qua quy hoạch UBND tỉnh sẽ phê duyệt quy hoạch và sau đó công bố, công khai thông tin quy hoạch, ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện Cuối cùng, việc tổ chức thực hiện quy hoạch sẽ được giao cho UBND cấp huyện, cấp xã, cùng các sở, ngành, cơ quan và tổ chức, cá nhân liên quan.
Thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Theo 11 Luật liên quan đến quy hoạch năm 2018 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, cũng như Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, trong giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Sơn La sẽ không lập quy hoạch tài nguyên nước Thay vào đó, tỉnh sẽ xây dựng phương án khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả do nước gây ra.
Từ năm 2021 đến 2030, tỉnh sẽ xây dựng tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tích hợp vào quy hoạch tỉnh Quy trình thực hiện được giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lập quy hoạch, đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả cho tỉnh trong tương lai.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan để phê duyệt quy hoạch tỉnh, trong đó Thủ tướng Chính phủ giữ vai trò chủ trì Quy hoạch này bao gồm việc tích hợp các nội dung về tài nguyên nước, đảm bảo sự phát triển bền vững cho tỉnh.
Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì trong việc lập và phê duyệt dự án, đề án, với quy trình thực hiện bao gồm các bước sau: (1) Đề xuất chủ trương lập dự án từ Sở Tài nguyên và Môi trường; (2) Quyết định giao chủ đầu tư do UBND tỉnh thực hiện; (3) Lựa chọn đơn vị tư vấn cũng do Sở Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm; (4) Đơn vị tư vấn lập đề cương nhiệm vụ và dự toán; (5) Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định đề cương nhiệm vụ và dự toán.
Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan để phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán Sau đó, đơn vị tư vấn triển khai lập theo đề cương đã phê duyệt và gửi hồ sơ thẩm định đến Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thẩm định hồ sơ, phối hợp với các sở, ngành liên quan, trước khi trình phiên họp UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục trình UBND tỉnh phê duyệt và công bố hồ sơ phê duyệt theo ủy quyền Cuối cùng, UBND cấp huyện/cấp xã cùng các sở, ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ tổ chức thực hiện kế hoạch.
Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước
- Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước:
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước phải xây dựng phương án ứng phó và trang bị thiết bị cần thiết để xử lý sự cố ô nhiễm Ngoài việc chịu hình phạt theo quy định pháp luật, họ còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng nước trong dài hạn, cũng như bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Trong trường hợp ô nhiễm nguồn nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để xác định nguyên nhân và tổ chức, cá nhân gây ra sự cố Các cơ quan này cũng có trách nhiệm giảm thiểu tác hại, giám sát chất lượng nước và yêu cầu bồi thường thiệt hại UBND cấp huyện và xã nơi bị ảnh hưởng cần chủ động thực hiện biện pháp ngăn chặn ô nhiễm, xử lý và giảm thiểu ô nhiễm trong phạm vi quản lý, đồng thời báo cáo UBND tỉnh nếu sự cố vượt quá thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm theo dõi và phát hiện sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia, chủ động thực hiện biện pháp ngăn chặn và xử lý ô nhiễm, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh để chỉ đạo và thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan liên quan phối hợp với quốc gia xảy ra sự cố để thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật quốc tế Việc ứng phó với sự cố ô nhiễm nước trong tình huống khẩn cấp phải tuân thủ quy định về tình trạng khẩn cấp.
- Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì việc lập và trình UBND tỉnh phê duyệt hành lang bảo vệ nguồn nước và vùng bảo hộ vệ sinh cho các đoạn sông, suối, kênh, rạch qua đô thị và khu dân cư, cũng như các khu công nghiệp và làng nghề Đồng thời, sẽ tổ chức công bố thông tin về chất lượng nguồn nước sinh hoạt và cảnh báo các hiện tượng bất thường liên quan đến chất lượng nước Quy trình lập, phê duyệt và thực hiện sẽ được thực hiện theo nội dung đã nêu trong mục 1.2.4.3.
Các tổ chức kinh tế như công ty, doanh nghiệp và hợp tác xã có trách nhiệm lập hồ sơ bảo vệ nguồn nước cho các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và nước sinh hoạt Hồ sơ này cần được gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt Sau khi được phê duyệt, các tổ chức này phải cắm mốc giới ngoài thực địa, công khai mốc giới và phối hợp với UBND cấp huyện/cấp xã để quản lý mốc giới hiệu quả.
Trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho vùng nông thôn, trong khi Sở Xây dựng đảm bảo nước sinh hoạt cho khu vực đô thị Đồng thời, UBND cấp huyện và cấp xã cần thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa bàn mình quản lý.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước
Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về tài nguyên nước Dựa trên kiến nghị của cử tri và kết luận từ các cơ quan chức năng, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường, đặc biệt là tài nguyên nước, được xây dựng và trình Hội đồng Các cơ quan, đơn vị sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các hoạt động tuyên truyền đa dạng như hội thảo, hội nghị, phát sóng trên truyền hình, radio, và các hình thức khác nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên nước, khuyến khích sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ và thu hồi giấy phép tài nguyên nước là những quyền hạn quan trọng trong quản lý tài nguyên nước, bao gồm cả việc cho phép chuyển nhượng quyền khai thác Ngoài ra, việc hướng dẫn đăng ký khai thác và sử dụng tài nguyên nước cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước Cụ thể, các trường hợp bao gồm: khai thác nước cho các công trình quốc gia quan trọng, thăm dò và khai thác nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên, khai thác nước mặt cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m³/giây trở lên, và khai thác nước mặt để phát điện với công suất từ 2.000 kW trở lên Ngoài ra, việc khai thác nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m³/ngày đêm, khai thác nước biển với lưu lượng từ 100.000 m³/ngày đêm, và xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m³/ngày đêm cho nuôi trồng thủy sản cũng cần được cấp phép.
UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép trong các trường hợp không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép:
Cục Quản lý tài nguyên nước, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định và quản lý các hồ sơ, giấy phép liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước theo thẩm quyền của Bộ.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh ban hành bộ thủ tục hành chính Đồng thời, sở này cũng đảm nhận việc tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép theo thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.
Tổ chức và cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc xả nước thải vào nguồn nước cần lập hồ sơ xin cấp phép theo quy định Hồ sơ này phải được gửi đến Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, trừ những trường hợp không yêu cầu đăng ký hoặc xin phép theo Luật tài nguyên nước năm 2012.
Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan như Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, và Văn hóa thể thao và Du lịch để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch điều tra, đánh giá, và kiểm kê tài nguyên nước Việc này bao gồm các nguồn nước nội tỉnh và liên tỉnh, với kết quả được tổng hợp và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường Kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện định kỳ mỗi năm năm một lần Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tổng hợp và tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo tình hình sử dụng tài nguyên nước trước ngày 30/01 năm sau để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Quy trình thực hiện như nội dung mục 1.2.4.3 nêu trên.
Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước
Thông tin và dữ liệu về tài nguyên nước theo Nghị định 73/2017/NĐ-CP bao gồm: số lượng và chất lượng nước mặt, nước dưới đất; số liệu khảo sát địa chất thủy văn; dữ liệu khai thác và sử dụng tài nguyên nước; quy hoạch và quản lý các lưu vực sông; kết quả cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép liên quan đến tài nguyên nước; giấy phép xả nước thải; thông tin về trám lấp giếng khoan không sử dụng; dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước; hồ sơ kỹ thuật của các trạm quan trắc; và danh mục các lưu vực sông.
Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường thuộc Sở) chịu trách nhiệm chủ trì tham mưu với UBND tỉnh:
Xây dựng và ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường, cùng với Quy chế khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp tỉnh Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế này đối với các sở, ban, ngành, cũng như UBND cấp huyện và cấp xã trong tỉnh.
Lập kế hoạch điều tra và thu thập thông tin về tài nguyên và môi trường là cần thiết để cập nhật dữ liệu một cách hiệu quả Quá trình này bao gồm việc tổ chức thu thập, đánh giá, quản lý và lưu trữ thông tin, nhằm công bố và khai thác dữ liệu tài nguyên và môi trường một cách hợp lý.
Tổ chức và quản lý thông tin, dữ liệu trên môi trường điện tử là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu cũng như cổng thông tin Việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa tỉnh với các bộ, ngành Trung ương đảm bảo tiếp cận kịp thời thông tin phục vụ đánh giá, dự báo và hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch Điều này góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Đồng thời, việc lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường tại Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước, cũng rất cần thiết.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước
Hàng năm, trước ngày 05/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành khảo sát và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm cả tài nguyên nước, để gửi Thanh tra tỉnh thẩm định Sau khi nhận được ý kiến từ Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở sẽ hoàn tất kế hoạch trước ngày 15/12 hàng năm.
Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm sau gửi đối tượng được thanh tra, kiểm tra.
Quy trình thanh tra, kiểm tra bao gồm các bước sau: (1) Căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt hoặc chỉ đạo đột xuất, Thanh tra sở hoặc phòng, đơn vị thuộc sở trình Giám đốc Sở phê duyệt Đoàn thanh tra, kiểm tra và nội dung chi tiết kế hoạch; (2) Công bố quyết định thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra; (3) Đối tượng thanh tra, kiểm tra phải báo cáo và cung cấp tài liệu hồ sơ; (4) Đoàn thanh tra, kiểm tra tổ chức xác minh và dự thảo báo cáo kết quả; (5) Làm việc với đối tượng để lập biên bản xác định và kết luận nội dung, xử lý vi phạm nếu có; (6) Ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra; (7) Công bố và công khai kết luận; (8) Theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra.
Giải quyết tranh chấp tài nguyên nước cần khuyến khích các bên tham gia tự hòa giải Việc này có thể thực hiện thông qua hòa giải tại cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ UBND tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên nước cũng như xả thải vào nguồn nước Các trường hợp này thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh Nếu các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp, họ có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
UBND cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải các tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước khi nhận được đề nghị từ các bên liên quan Họ sẽ giải quyết các tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước mà không cần xin cấp giấy phép Nếu một trong các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp, họ có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh
1.2.5.1 Các yếu tố thuộc về chính quyền tỉnh
Cơ cấu tổ chức bộ máy từ chính quyền cấp tỉnh đến cấp xã, bao gồm các sở, ban, ngành liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng với các đơn vị thuộc sở và phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, công chức Tài nguyên và Môi trường cấp xã, đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý tài nguyên nước Một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, thống nhất và hợp lý sẽ đảm bảo việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ và khai thác một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm quốc phòng và an ninh.
Việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định, hướng dẫn về tài nguyên nước theo thẩm quyền là rất quan trọng Cần xây dựng các văn bản pháp luật đầy đủ, kịp thời và phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương Thực thi nghiêm túc các quy định này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh.
Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước là yếu tố quyết định cho việc xây dựng quy định và tổ chức thực thi pháp luật Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, đội ngũ cần có tư duy khoa học, kinh nghiệm thực tế, tính chuyên nghiệp và khả năng nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc về các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước.
Yếu tố nguồn lực tài chính và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kịp thời cho điều tra, hoạch định chiến lược, quy hoạch và dự án đầu tư phát triển Chúng cũng giúp xác định nhiệm vụ, xây dựng chính sách, kế hoạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh.
1.2.5.2 Các yếu tố khách quan
Pháp luật và chính sách của nhà nước về tài nguyên nước cần được ban hành đầy đủ, kịp thời và rõ ràng trong các điều, khoản của Luật, Nghị định, Thông tư và quyết định Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực thi, đồng thời đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, có những tình huống phát sinh chưa được quy định rõ ràng hoặc còn bất cập giữa các quy định pháp luật, vượt thẩm quyền của UBND tỉnh Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan giải quyết kịp thời các kiến nghị từ UBND tỉnh là rất cần thiết để tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.
Trình độ và năng lực phát triển của doanh nghiệp, cùng với nhận thức của người dân và ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh.
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của một số địa phương và bài học cho tỉnh Sơn La
1.3.1 Kinh nghiệm thành phố Đà Nẵng
Trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đã ban hành 06 văn bản quản lý tài nguyên nước tại thành phố Đà Nẵng, bao gồm Quyết định quy định về quản lý và hoạt động tài nguyên nước; Kế hoạch điều tra tài nguyên nước dưới đất trên toàn địa bàn thành phố vào năm 2016; Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước giai đoạn 2015-2020; và Chỉ thị tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước.
Trong công tác cấp giấy phép tài nguyên nước, đã có 71 giấy phép được cấp, bao gồm 51 giấy phép khai thác và sử dụng nước dưới đất, 4 giấy phép khai thác nước mặt, và 16 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Công tác thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền pháp luật đã phát hiện nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước, chủ yếu liên quan đến việc khai thác tài nguyên mà không có giấy phép, xả nước thải không đúng quy định và thiếu giám sát chất lượng nước Những hoạt động này đã nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Đồng thời, công tác này cũng giúp phát hiện và ngăn chặn vi phạm, nâng cao nhận thức xã hội về bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước Để tăng cường nhận thức, các buổi tọa đàm, phóng sự và hoạt động thi tìm hiểu về bảo vệ nguồn nước đã được tổ chức trên các phương tiện thông tin đại chúng và Website của Sở Tài nguyên và Môi trường.