PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, của doanh nghiệp, của cá nhân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ 25 - 30% GDP. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người. Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng - yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng công trình xây dựng đã có nhiều tiến bộ. Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân các ngành nghề xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng dân dụng, góp phần quan trọng vào hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, xây dựng hàng triệu m2 nhà ở, hàng vạn trường học, công trình văn hóa, thể thao…thiết thực phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân. Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn là cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở. Trong đó, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của dự án, đặc biệt là công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng. Nhận thức được vấn đề đó, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở cùng các ngành liên quan. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ngày càng được coi trọng và đi vào nề nếp, qua đó đã phát huy hiệu quả trong đầu tư, góp phần phát triển kinh tế chung của tỉnh Lạng Sơn. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài luận văn Thạc sĩ “Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn” với ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Qua tra cứu, tìm hiểu đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học mà phạm vi nghiên cứu liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng như: - Luận văn: “Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Viện quy hoạch xây dựng Ninh Bình”. Luận văn đã nêu lên thực trạng của chất lượng công trình xây dựng và đưa ra một số giải pháp về quản lý và kỹ thuật để nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Viện quy hoạch xây dựng Ninh Bình. (Nguyễn Đức Chiến, 2014) - Luận văn: “Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn đã đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và nêu lên thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại huyện Tháp Mười từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.(Nguyễn Hoàng Quốc Trị, 2016) - Luận văn: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình tại Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đình Lập”. Luận văn làm rõ công tác quản lý chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này tại Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đình Lập từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; Hệ thống hoá các lý luận tổng quan về công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Từ đó phân tích, đánh giá một cách có luận cứ khoa học về thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng ở Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đình Lập, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng, nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đình Lập.(Nguyễn Sỹ Tân, 2015) - Luận văn: “Quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”. Luận văn đã đưa ra giải pháp quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Trong đó, đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng gồm: Nhanh chóng hòa nhập quan điểm mới về chất lượng sản phẩm nói chung cũng như chất lượng công trình xây dựng nói riêng; Đẩy mạnh phát triển công nghệ mới và đầu tư trang thiết bị công nghệ phù hợp với nội dung đầu tư xây dựng các công trình; Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức nói chung và bọ phận quản lý chất lượng công trình nói riêng; Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ công nhân, kỹ thuật và đẩy mạnh chính sách khuyến khích cho cán bộ công nhân để nâng cao chất lượng công trình xây dựng. (Tạ Xuân Hạnh, 2013). - Luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long”. Luận văn đã nêu lên những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long và đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục, hoàn thiện và cải tiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long. Trong đó tập trung vào các biện pháp: Nâng cao chất lượng thiết kế từ nguồn lực, cải thiện điều kiện việc làm; Nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế; Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thiết kế.(Trần Minh Thuận, 2016) 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau: - Xác định được khung nghiên cứu về quản lý chất lượng xây dựng các công trình dân dựng của Sở Xây dựng. - Phân tích thực trạng quản lý chất lượng các công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng các công trình dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất lượng các công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh; b) Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung chủ yếu: + Tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; + Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng gồm: Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn; Thẩm định thiết kế xây dựng công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý; + Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn. - Về không gian: Nghiên cứu quản lý chất lượng xây dựng các công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập trong giai đoạn 2016-2019; Số liệu thứ cấp được thực hiện từ tháng 05 đến tháng 06 năm 2019; Các phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
VI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH LẠNG SƠN
T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2 T ỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2 3 M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 4 Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 5 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 5 Khung nghiên cứu
Công trình xây dựng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống con người, với vốn đầu tư hàng năm chiếm từ 25-30% GDP Do đó, chất lượng công trình xây dựng cần được chú trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế và đời sống của cộng đồng.
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng đã có nhiều tiến bộ đáng kể Sự nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân, cùng với việc sử dụng vật liệu mới chất lượng cao và thiết bị thi công hiện đại, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển này Hơn nữa, việc hợp tác học tập kinh nghiệm từ các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển và ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đã tăng cường quản lý chất lượng Nhờ đó, nhiều công trình dân dụng đã được xây dựng, đóng góp tích cực vào hiệu quả kinh tế quốc dân, cung cấp hàng triệu m2 nhà ở, trường học và các công trình văn hóa, thể thao, phục vụ nâng cao đời sống nhân dân.
Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn là cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tham mưu và thực hiện quản lý các lĩnh vực liên quan đến quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, và hạ tầng kỹ thuật Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt là công trình dân dụng, được coi là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của dự án Lãnh đạo Sở cùng các ngành liên quan đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng công trình, nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn Do đó, tôi đã chọn đề tài luận văn Thạc sĩ “Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn” với mục đích mang lại giá trị lý luận và thực tiễn.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua tra cứu, tìm hiểu đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học mà phạm vi nghiên cứu liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng như:
- Luận văn: “Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Viện quy hoạch xây dựng Ninh Bình” Luận văn đã nêu lên thực trạng của chất lượng công trình xây dựng và đưa ra một số giải pháp về quản lý và kỹ thuật để nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Viện quy hoạch xây dựng Ninh Bình (Nguyễn Đức Chiến, 2014)
- Luận văn: “Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” Luận văn đã đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và nêu lên thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại huyện Tháp Mười từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.(Nguyễn Hoàng Quốc Trị, 2016)
- Luận văn: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình tại Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đình Lập” Luận văn làm rõ công tác quản lý chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này tại Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đình Lập từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; Hệ thống hoá các lý luận tổng quan về công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng Từ đó phân tích, đánh giá một cách có luận cứ khoa học về thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng ở Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đình Lập, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng, nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đình Lập.(Nguyễn Sỹ Tân, 2015)
- Luận văn: “Quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” Luận văn đã đưa ra giải pháp quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Trong đó, đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng gồm: Nhanh chóng hòa nhập quan điểm mới về chất lượng sản phẩm nói chung cũng như chất lượng công trình xây dựng nói riêng; Đẩy mạnh phát triển công nghệ mới và đầu tư trang thiết bị công nghệ phù hợp với nội dung đầu tư xây dựng các công trình; Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức nói chung và bọ phận quản lý chất lượng công trình nói riêng; Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ công nhân, kỹ thuật và đẩy mạnh chính sách khuyến khích cho cán bộ công nhân để nâng cao chất lượng công trình xây dựng (Tạ Xuân Hạnh, 2013).
Luận văn "Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long" đã chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện Các biện pháp chính bao gồm nâng cao chất lượng thiết kế từ nguồn lực và cải thiện điều kiện việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế, và hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thiết kế, nhằm góp phần cải thiện hiệu quả công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long.
Luận văn thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:
- Xác định được khung nghiên cứu về quản lý chất lượng xây dựng các công trình dân dựng của Sở Xây dựng.
- Phân tích thực trạng quản lý chất lượng các công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng các công trình dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất lượng các công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh; b) Phạm vi nghiên cứu:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sở Xây dựng là tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nhằm đảm bảo công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện thống nhất và hiệu quả.
+ Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn;
Thẩm định thiết kế xây dựng công trình xây dựng chuyên ngành sẽ do Sở quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một trong những quy định quan trọng tại Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý, việc kiểm tra này cần được thực hiện nghiêm túc và đúng quy định Việc kiểm tra sẽ giúp đảm bảo chất lượng công trình, an toàn cho người sử dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng.
+ Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn.
- Về không gian: Nghiên cứu quản lý chất lượng xây dựng các công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
31
T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG CỦA S Ở X ÂY DỰNG TỈNH L ẠNG S ƠN 38 1 Thực trạng tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn của Sở Xây dựng
2.2.1 Thực trạng tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn của Sở Xây dựng
Thời gian qua, Sở Xây dựng xác định công tác xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác Sở Xây dựng luôn tập trung các nguồn lực để nâng cao chất lượng soạn thảo, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng đến các chủ đầu tư và các chủ thể liên quan trong lĩnh vực đầu tư xây dựng gồm tư vấn quản lý dự án, khảo sát, thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.
Sở Xây dựng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng cách tham mưu trình UBND tỉnh ban hành văn bản quy định chi tiết các điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên Điều này được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, đặc biệt là các văn bản liên quan đến chất lượng công trình xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Việc này nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho họ thông qua việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn cũng đã thường xuyên phổ biến cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới về xây dựng cơ bản nói chung và về quản lý chất lượng công trình nói riêng cho các chủ thể liên quan trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, nhà thầu thi công thông qua việc ban hành văn bản số 1634/SXD-QLXD ngày
11/12/2019 về một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn quản lý dự án, khảo sát, thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, Sở đã ban hành hướng dẫn trình tự, thủ tục trong xây dựng cơ bản; tóm tắt các văn bản liên quan, thống kê các biểu mẫu nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể liên quan nghiên cứu, áp dụng thuận lợi nhất và ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình đầu tư xây dựng các dự án Bên cạnh đó, công tác nội nghiệp cũng được thực hiện đúng quy định, hồ sơ thiết kế, kết quả thí nghiệm kiểm tra vật tư, vật liệu, thiết bị đầu vào cho đến sản phẩm thi công.v.v… đều được lập và lưu trữ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm toán về sau.
Sở Xây dựng thời gian qua cũng đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản mới về đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng cho các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn; tập trung nâng cao năng lực cho các chủ đầu tư thông qua sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề; tiến hành kiểm tra các đơn vị tư vấn.
Việc tổ chức phối hợp chặt chẽ cùng với các Chủ đầu tư và các bên liên quan giải quyết, xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã chủ động phối hợp xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong toàn bộ quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của từng dự án (đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh); phối hợp với Chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công; tổ chức vận động, tuyên truyền để người dân đồng thuận với việc thu hồi đất để triển khai thực hiện dự án; quản lý chặt chẽ quy hoạch, không để xảy ra tình trạng phát sinh công trình, trồng thêm cây cối, hoa màu trên khu vực đất đã được quy hoạch;
Sở Xây dựng đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng bao gồm: Luật Đầu tư công,Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu , Nghị định số
Quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Ngoài ra, quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Các quy định chi tiết về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình được quy định tại Thông tư số 18/2016/TT-BXD và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Tuy nhiên, công tác tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh đang gặp phải không ít khó khăn Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng đã hoàn chỉnh song còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2.2.2 Thực trạng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
2.2.2.1 Thực trạng công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn
2.2.2.1.1 Kế hoạch thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng
Hằng năm, Sở xây dựng phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch cũng như tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động xây dựng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng khi cần thiết Tổ chức kiểm tra định kỳ bao gồm tổ chức kiểm tra các công trình đang thi công, các hạng mục thi công của các công trình đang xây dựng thuộc thẩm quyền phụ trách của đơn vị Năm 2016 có 967 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng trên địa bản tỉnh Lạng Sơn (theo báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh năm
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Lạng Sơn năm 2016, hầu hết các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh đều là công trình dân dụng Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng công trình xây dựng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cơ bản cần được quan tâm và giải quyết, đặc biệt là đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, sở Xây dựng đã tiến hành lập kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra chất lượng thường xuyên và đột xuất nhằm phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn các vi phạm về chất lượng công trình với nội dung theo bảng sau:
Bảng 2.2 Thời điểm và tần suất các cuộc kiểm tra Các công việc trong quá trình thực hiện dự án
Thời điểm thực hiện kiểm tra Mục đích Tần suất
Trong quá trình thi công
Nhằm đảm bảo dự án có triển khai hệ thống quản lý dự án và quản lý chất lượng phù hợp.
Tùy thuộc quy mô công trình
Khi nhận được Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
Nhằm phát hiện những vấn đề chủ yếu, hướng dẫn khắc phục.
* Tần suất của các đợt kiểm tra quản lý chất lượng được quyết định tùy thuộc và loại và quy mô công trình
(Nguồn: Sở Xây dựng Lạng Sơn, 2019)
2.2.2.1.2 Quy trình thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng
* Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công
Mục đích của công tác kiểm tra trong thi công là đảm bảo dự án tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư xây dựng Mặc dù có các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng và kiểm tra nghiệm thu, nhưng chưa có quy định chi tiết về kiểm tra trong quá trình thi công Việc phát hiện sớm các khiếm khuyết là rất quan trọng, vì khắc phục sẽ dễ dàng hơn nếu được phát hiện ngay sau khi thi công xong từng bộ phận.