1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE đối với KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY TNHH MTV DỊCH vụ DU LỊCH S–TOURS

75 86 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing Online Đối Với Khách Du Lịch Nội Địa Tại Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch S–Tours
Tác giả Bùi Thị Khánh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hoàng Linh
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Du Lịch Lữ Hành
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 8,44 MB

Cấu trúc

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

    • Ngày nay, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực trong đời sống như kinh tế, văn hóa, xã hội thì khoa học – công nghệ cũng là một ngành đang dần trở nên chiếm ưu thế, phải kể đến là mạng internet “một hệ thống thông tin toàn cầu”. Internet có tầm quan trọng cực kỳ lớn và đem lại nhiều lợi ích cho con người như tra cứu thông tin với số lượng khổng lồ trên mạng, liên kết bạn bè ở khắp nơi, giúp con người kinh doanh,... Từ những lợi ích đó, các doanh nghiệp du lịch đã sử dụng Internet để quảng bá thương hiệu, phát triển hoạt động kinh doanh. Internet cung cấp cho tổ chức kinh doanh du lịch một phương tiện mới để trực tiếp giao dịch với khách hàng như website lữ hành trực tuyến, website công ty, email, các trang mạng xã hội facebook, zalo, instagram,...Có thể thuật ngữ hóa việc sử dụng internet của các tổ chức kinh doanh du lịch là marketing online.

    • Nhờ việc sử dụng marketing online mà doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá được hình ảnh của doanh nghiệp, so với việc dán băng rôn hay phát tờ rơi truyền thống thì đây là một phương pháp vừa mang tính cộng đồng cao lại vừa thực sự hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, marketing online còn giúp giảm chi phí, tăng doanh thu đem lại hiệu quả lợi nhuận, thuận lợi trong việc nghiên cứu thị trường và định hướng khách hàng.

    • Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, cùng với đó là sự phát triển của một nền văn hóa đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử để lại cho chúng ta những di sản nhân văn quý giá. Tất cả những điều đó đã đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong lòng du khách trong và ngoài nước. Với bối cảnh nêu trên, việc quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch Việt Nam thông qua internet là phù hợp nhất hiện nay. Việc ứng dụng marketing online cần được hết sức quan tâm và đầu tư trong các doanh nghiệp lữ hành. Vì vậy, việc tìm ra “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing online đối với khách du lịch nội địa tại Công ty du lịch S–Tours” trở nên cấp thiết.

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • Hệ thống hóa các lý luận cơ bản, các công cụ marketing online nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của công ty. Đánh giá lợi ích, ưu thế việc sử dụng marketing online.

    • Phân tích thực trạng hoạt động marketing online tại công ty du lịch S-Tours. Đưa ra giải pháp phù hợp để tăng cường hoạt động marketing online quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của công ty.

  • 3. Đối tượng nghiên cứu

    • Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động marketing online tại công ty du lịch S–Tours.

  • 4. Phạm vi nghiên cứu

    • Về không gian: nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh khai thác khách du lịch nội địa tại công ty du lịch S–Tours.

    • Về thời gian: phân tích thực trạng hoạt động marketing online đối với khách du lịch nội địa tại công ty du lịch S–Tours, đưa ra giải pháp liên quan phù hợp với tình hình thực tế. ( từ năm 2018 – 2020)

  • 5. Bố cục của đề tài

    • Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung chính của bài khóa luận gồm 3 chương:

    • Phần Mở đầu

    • Phần Nội dung (gồm 3 chương)

    • Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing online trong hoạt động kinh doanh lữ hành

    • Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing online đối với khách du lịch nội địa tại công ty du lịch S–Tours

    • Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing online đối với khách du lịch nội địa tại công ty du lịch S–Tours

    • Phần Kết luận

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ONLINE TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH

    • 1.1. Khái quát về kinh doanh lữ hành

    • 1.1.1. Định nghĩa kinh doanh lữ hành

      • Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm lữ hành, tuy nhiên theo giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Thống kê Hà Nội:

      • “Kinh doanh lữ hành (Tour Operators business): là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng thành phần, quảng cáo và bán các chương trình du lịch này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình du lịch và hướng dẫn du lịch”.

      • Theo giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân (2006) kinh doanh lữ hành có thể hiểu theo 2 cách:

      • Theo nghĩa rộng: “Lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó”. Theo cách hiểu này, thì hoạt động du lịch có bao gồm cả lữ hành, nhưng sự di chuyển của con người đôi khi lại không phải là du lịch nên không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Ngoài ra việc tiếp cận theo nghĩa rộng, kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra sản phẩm và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Có thể hiểu, kinh doanh lữ hành là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một hoặc tất cả các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng của khách du lịch.

      • Theo nghĩa hẹp: “Lữ hành bao gồm toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, tức là hoạt động du lịch bao gồm cả những hoạt động lữ hành”. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là định nghĩa lữ hành trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.

      • Từ hai cách hiểu trên có thể định nghĩa kinh doanh lữ hành là việc tổ chức du lịch thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng,thiết kế và bán các chương trình du lịch cho khách hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu, đặc trưng của khách đồng thời đem lại hoa hồng hoặc lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    • 1.1.2. Phân loại kinh doanh lữ hành

    • Theo giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân (2006) kinh doanh được chia theo:

    • a. Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm

      • Kinh doanh lữ hành được chia thành: Kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch và kinh doanh hỗn hợp.

    • Kinh doanh đại lý lữ hành: hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian tiêu thụ và bán sản phẩm một cách riêng lẻ, độc lập cho các nhà sản xuất du lịch. Việc làm trung gian cho các nhà cung cấp giúp doanh nghiệp hưởng hoa hồng theo mức tỷ lệ phần trăm của giá bán mà không làm gia tăng giá trị của sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang tiêu dùng du lịch.

    • Kinh doanh chương trình du lịch: hoạt động theo phương thức bán buôn. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sẽ tổng hợp tất cả những sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ của các nhà cung cấp tạo ra một chương trình du lịch hoàn chỉnh làm tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ sau đó bán ra cho khách du lịch.

    • Kinh doanh lữ hành tổng hợp: bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch có nghĩa là vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ vừa đồng thời liên kết các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn và bá lẻ, vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán.

    • b. Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động

      • Kinh doanh lữ hành được chia thành: kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.

      • Kinh doanh lữ hành gửi khách bao gồm gửi khách quốc tế và gửi khách nội địa, là loại kinh doanh mà hoạt động chính của nó là tổ chức thu hút khách du lịch một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch lớn. Loại kinh doanh này thích hợp với những nơi có cầu du lịch lớn.

      • Kinh doanh lữ hành nhận khách bao gồm nhận khách quốc tế và nhận khách nội địa, là loại kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây dựng các chương trình du lịch, quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách để bán các chương trình du lịch và tổ chức các chương trình du lịch đã bán cho khách thông qua các công ty kinh doanh lữ hành gửi khách. Loại kinh doanh này thích hợp với những nơi có tài nguyên du lịch phong phú và nổi .

      • Kinh doanh lữ hành kết hợp là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ hành gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách. Loại hình kinh doanh này thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô, nguồn lực lớn để thực hiện các hoạt động gửi khách và nhận khách.

    • 1.1.3. Đặc điểm kinh doanh lữ hành

    • Khác với các ngành kinh doanh hàng hóa, kinh doanh lữ hành có các đặc điểm sau:

    • Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch, giá trị tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch, nhà cung cấp dịch vụ, thời gian,... các yếu tố này quyết định độ phong phú của chương trình du lịch.

    • Kinh doanh lữ hành phải có nguồn vốn tương đối lớn, do các chương trình du lịch khi thực hiện cần phải đặt trước một khoản cho nhà cung cấp dịch vụ.

    • Yêu cầu khắt khe về chất lượng dịch vụ, không xuất hiện trường hợp làm thử. Do đó cần có sự đầu tư kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

    • Hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ, hoạt động du lịch không kéo dài thường xuyên, nó phụ thuộc và thời tiết, cảnh sắc, nhu cầu của khách du lịch nên khi thiết kế sản phẩm cũng như thưc hiện cần tính đến các phương pháp ngoài thời vụ, lúc nào cũng giữ vững thế chủ động khi làm việc.

    • 1.1.4. Hệ thống sản phẩm kinh doanh lữ hành

    • Kinh doanh lữ hành có nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Theo giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân (2006) hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành bao gồm: dịch vụ trung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác.

    • a. Chương trình du lịch

      • Là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của doanh nghiệp lữ hành. Dựa trên mô hình AIDAS quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói gồm 5 giai đoạn:

    • Thiết kế chương trình và tính chi phí

    • Tổ chức xúc tiến (truyền thông) hỗn hợp

    • Tổ chức kênh tiêu thụ

    • Tổ chức thực hiện

    • Các hoạt động sau khi kết thúc thực hiện

    • (Nguồn: Sách quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân (2006)

      • Sơ đồ 1.1. Quy trình kinh doanh chương trình du lịch

    • b. Dịch vụ trung gian

    • Hay còn được gọi là dịch vụ đơn lẻ. Đây là loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành làm trung gian giữa khách hàng và các nhà cung ứng. Giới thiệu và bán sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng cho khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng. Một số dịch vụ trung gian của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hiện nay như:

    • Dịch vụ vận chuyển đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ,... (đăng kí đặt chỗ, bán vé, cho thuê)

    • Dịch vụ lưu trú và ăn uống (đăng kí đặt chỗ tại các khách sạn, nhà hàng)

    • Dịch vụ bảo hiểm (bán vé bảo hiểm)

    • Đăng kí đặt chỗ và bán các chương trình du lịch

    • Dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao và các sự kiện khác

    • c. Các sản phẩm khác

    • Kinh doanh khách sạn, nhà hàng

    • Kinh doanh vận chuyển như: hệ thống ô tô, tàu hỏa, tàu thủy

    • Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí

    • Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng: phát hành các loại thẻ, các dịch vụ đổi tiền

    • 1.2. Khái niệm khách du lịch nội địa, marketing, marketing du lịch và marketing online.

    • 1.2.1. Khách du lịch nội địa

    • Theo khoản 2 điều 3 và điều 10 Luật Du lịch 2017 có quy định về khái niệm và phân loại khách du lịch như sau:

    • “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài”. Cụ thể, khách du lịch nội địa được định nghĩa như sau:

    • “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”

    • Như vậy có thể hiểu khách du lịch nội địa là những người đi khỏi nơi cư trú hiện tại của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích chuyến đi để tham quan, nghỉ ngơi,...ngoài việc tiến hành các hoạt động đem lại thu nhập tại nơi đến.

    • 1.2.2. Khái niệm Marketing

    • Theo Phillip Kotler (1980): “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.”

    • Theo giáo trình Marketing căn bản (2009), xuất bản của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân: Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các trao đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Có thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua quá trình trao đổi.

    • Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Marketing là quá trình lên kế hoạch kế hoạch và thực hiện các công việc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nhằm tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức.

    • Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về marketing và mỗi định nghĩa có một quan điểm và góc nhìn riêng. Tuy nhiên, có thể thấy điểm chung ở các định nghĩa này là các tác giả đều khẳng định marketing là sự tập trung vào khách hàng và sự trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả người bán và người mua trên thị trường

    • 1.2.3. Khái niệm Marketing trong du lịch

    • Định nghĩa Marketing du lịch của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): “Marketing du lịch là một triết lý quản trị, mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa trên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó”.

    • Theo J C Hollway: “Marketing du lịch là chức năng quản trị, nhằm tổ chức và hướng dẫn tất cả các hoạt động kinh doanh tham gia vào việc nhận biết các nhu cầu của người tiêu dùng và biến sức mua của khách hàng thành cầu về một sản phẩm về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng để đạt được lợi nhuận mục tiêu hoặc mục tiêu của công ty hoặc tổ chức du lịch đã đặt ra”.

    • Có thể định nghĩa Marketing du lịch như sau:

    • Marketing du lịch là một tiến trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu, mong muốn của khách hàng từ đó đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp và dựa trên những phương thức cung ứng, hỗ trợ hướng khách hàng tìm đến với sản phẩm dịch vụ đó nhằm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng đạy được mục tiêu của tổ chức.

    • 1.2.4. Khái niệm Marketing online

    • Trong tiếng Anh có rất nhiều thuật ngữ để chỉ marketing online như Internet Marketing, E-marketing, Digital Marketing hay gọi theo tiếng việt marketing online được hiểu là marketing trực tuyến. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về marketing trực tuyến:

    • Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thì marketing trực tuyến là lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh doanh gắn liền với việc vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên các ứng dụng công nghệ thông tin và Internet.

    • Theo Philip Kotler: “marketing trực tuyến là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên phương tiện điện tử và Internet”.

    • Theo định nghĩa trong giáo trình Internet marketing: Strategy, Implementation and Practice của nhà xuất bản Prentice Hall (2006): E-marketing là đạt được các mục tiêu marketing thông qua việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử.

    • Chúng ta nhận thấy rằng, mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về marketing online nhưng các định nghĩa đều thống nhất với nhau theo một quan điểm: marketing online là một phần của marketing, cụ thể marketing online là việc tiến hành hoạt động marketing thông qua internet. Marketing online nói riêng và marketing nói chung cùng hướng tới một mục đích là tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp.

    • 1.2.5. Các hình thức của Marketing online

    • Quảng cáo trên Internet (Ad-network): là hình thức quảng cáo trực tuyến theo mạng lưới trên internet. Các mạng lưới này do một đơn vị trung gian làm cầu nối giữa nhà quảng cáo và người bán quảng cáo như: Facebook Ads, Google Ads,.... Hệ thống trung gian này sẽ tạo ra sự kết nối giữa người bán và người mua, hỗ trợ người mua quảng cáo tìm thấy những vùng và website bán quảng cáo từ các website khác nhau sao cho phù hợp với các chiến dịch truyền thông của mình.

    • Quảng cáo tìm kiếm (Search Marketing): Search Marketing là công cụ quảng cáo tìm kiếm, hay còn được biết đến với một tên gọi khác là SEO (Search Engine Optimization), công cụ này giúp các doanh nghiệp thực hiện tối ưu hóa việc tìm kiếm. Hay còn được hiểu là một quá trình giúp tối ưu hóa website sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Từ đó website sẽ được thăng hạng mục tìm kiếm và được liệt kê trong những kết quả tìm kiếm đầu tiên trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như google, safari,...

    • Quảng cáo trên mạng xã hội ( Social Media Marketing): là hình thức quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Đây được xem là hình thức quảng cáo khá phổ biến và được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Với việc sử dụng hình thức marketing online này, các doanh nghiệp sẽ tận dụng sự phát triển không ngừng của hệ thống các trang mạng xã hội như facebook, twitter, instagram,... để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với khách hàng. 

    • Marketing tin đồn (Buzz Marketing): là 1 hình thức marketing thuộc marketing lan truyền, hình thức này sử dụng những tin đồn để tác động vào đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới.

    • E-mail marketing: là hình thức quảng cáo bằng email. Doanh nghiệp sẽ chủ động gửi email cho khách hàng những thông tin quan trọng về sản phẩm, các chương trình khuyến mại, sự kiện ra mắt sản phẩm mới.

    • 1.2.6. Lợi ích của Marketing online

    • Bill Gates từng nói “If your business is not on the internet, then your business will be out ouf business”. Câu nói này được hiểu là nếu việc kinh doanh của bạn không được đưa lên internet, thì việc kinh doanh của bạn sẽ sụp đổ. Điều này cho thấy, marketing online là rất quan trọng cho doanh nghiệp, dưới đây là một số lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng marketing online. Theo sách Digital Marketing – Từ chiến lược đến thực thi của Vinalink:

    • Chọn lọc đối tượng: khác với các loại hình quảng cáo truyền thống như biển quảng cáo, quảng cáo trên báo đài, truyền hình, digital marketing có thể lựa chọn đối tượng để quảng cáo dựa trên dữ liệu khách hàng có sẵn trên các ứng dụng mạng xã hội như facebook, google,... nhờ chọn được đúng thị trường khách hàng tiềm năng nên doanh nghiệp có khả năng tiết kiệm chi phí tối đa đồng thời còn xác định được độ lớn của thị trường một cách chi tiết, linh hoạt và đơn giản.

    • Bám đuổi khách hàng: digital marketing cung cấp cho doanh nghiệp nhiều công cụ để bám đuổi khách hàng một cách hiệu quả như email, facebook, remarketing từ đó phát triển được thương hiệu của doanh nghiệp. Trên thực tế, quảng cáo bám đuổi được các doanh nghiệp sử dụng nhiều bởi khả năng xác định khách hàng chính xác, tập trung quảng cáo với tầng xuất lớn trên nhiều kênh đồng thời mà tốn rất ít chi phí.

    • Đo lường được doanh thu, chi phí: hiện nay, ngoài việc tính phí quảng cáo theo số ngày đăng và vị trí đăng, các nhà quảng cáo còn cho phép trả tiền theo hiệu quả quảng cáo. Cách tính này cho phép doanh nghiệp kiểm soát được doanh thu, chi phí một cách cụ thể và chính xác nhất.

    • Ngân sách khởi điểm rất thấp: doanh nghiệp có quyền quyết định chi phí, thời gian và kênh cho việc quảng cáo. Điều này giúp doanh nghiệp thử nghiệm việc quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau để so sánh hiệu quả và chọn ra phương án tốt nhất. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp không chi trả cho việc quảng cáo thì vẫn còn nhiều cách để thu hút khách hàng như: tận dụng các trang thông tin miễn phí, đăng bài lên website của doanh nghiệp và tối ưu nội dung cho công cụ tìm kiếm,...

    • Tóm lại, marketing online tạo cơ hội quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp, loại bỏ các rào cản về ngân sách nhờ việc chọn lọc và bám đuổi khách hàng.

    • 1.3. Marketing online trong hoạt động kinh doanh lữ hành

    • 1.3.1. Nội dung các chính sách Marketing lữ hành (4P)

    • a. Chính sách sản phẩm

    • Theo quan điểm của marketing sản phẩm là tất cả các yếu tố có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho khách hàng, đồng thời được đem ra chào bán trên thị trường. Nó bao gồm hai yếu tố đó là yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất. Như vậy sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem ra chào bán và có khả năng thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích hành vi mua sắm và tiêu dùng của họ.

      • Chính sách sản phẩm là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tạo ra và tung ra sản phẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm du lịch được chia thành 4 cấp độ: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm tiện ích, sản phẩm phụ và sản phẩm gia tăng.

    • b. Chính sách giá

      • Chính sách giá trong marketing là tập hợp những phương pháp, kế hoạch mà doanh nghiệp đưa ra để xác định một mức giá hấp dẫn, cạnh tranh nhất cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Chính sách giá có tính chất không ổn định, không lâu dài bởi tùy thuộc vào thị trường, nếu thị trường thay đổi thì giá cũng thay đổi theo buộc doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách giá mới để phù hợp với mức độ thay đổi của thị trường. Dưới đây là một số chính sách giá được các doanh nghiệp dùng phổ biến trong các chiến dịch marketing:

      • Giá hớt váng thị trường: Chiến lược giá hớt váng hay còn gọi là hớt phần ngọn. Có thể hiểu đơn giản về chiến lược này là doanh nghiệp đặt mức giá cao nhất có thể trong giai đoạn mới xâm nhập thị trường. Khi mức tiêu thụ trên thị trường giảm xuống hoặc hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh xuất hiện nhiều hơn thì công ty lại giảm giá để hút thêm khách hàng ở những đoạn thị trường thấp hơn.

      • Giá xâm nhập thị trường: định giá thấp khi tung sản phẩm mới ra thị trường, sau đó tăng dần mức giá theo thời gian cho đến khi trở về mức giá cơ bản ngang bằng với mức giá trên thị trường nhằm thu hút tối đa lượng khách hàng.

      • Giá phân biệt: các nhóm khách hàng được áp dụng mức giá phân biệt phải có những phản ứng khác nhau về giá, có sự đánh giá khác nhau về giá trị sản phẩm. Doanh nghiệp phải nhận biết rõ các đoạn thị trường để xác định giá phù hợp. Chi phí để thực hiện chiến lược phân biệt giá không được vượt quá những thu nhập tăng thêm. Không được để khách hàng cảm thấy không rõ ràng trong việc sử dụng các mức giá phân biệt.

      • Giá mua ở những phút cuối: để tạo động lực mua của khách hàng trong những thời điểm cụ thể, tổ chức du lịch thường áp dụng các hình thức thưởng tăng thêm sản phẩm, dịch vụ, giảm giá ở những thời điểm mua sớm với thời hạn cụ thể.

      • Thay đổi giá: chủ động cắt giảm hoặc tăng giá theo đối thủ cạnh tranh và sự thay đổi của cung cầu trên thị trường.

      • Các chính sách này được ứng dụng một cách linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất mà doanh nghiệp mong muốn

    • c. Chính sách phân phối

      • Nói đơn giản, việc phân phối là quá trình đưa sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của công tác phân phối là phải mang lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng. Trong doanh nghiệp, quá trình phân phối phải đảm bảo mang lại hiệu quả giữa cung và cầu trên thị trường. Chính sách phân phối bao gồm:

      • Chính sách phân phối rộng rãi, không hạn chế: chính sách này giúp doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm của mình đến nhiều thị trường ở nhiều địa điểm khác nhau.

      • Chính sách phân phối độc quyền: doanh nghiệp chỉ có thể chọn phân phối tới một số đối tượng trung gian và việc tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế.

      • Chính sách phân phối có lựa chọn: doanh nghiệp sử dụng các trung gian phân phối nhưng không rộng rãi có sự chọn lọc, có hạn chế về mặt số lượng và chất lượng.

      • Kênh phân phối: “là tập hợp tổ chức hay cá nhân tham gia hỗ trợ vào quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng.” Bao gồm kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Chức năng của kênh phân phối: điều tra nghiên cứu thị trường, thông tin, xúc tiến, cân đối, thương thảo, tài trợ, chia sẻ rủi ro.

      • Kênh phân phối trực tiếp: “là kênh phân phối không xuất hiện phần tử trung gian, nhà sản xuất trực tiếp tiêu thu sản phẩm, hàng hóa chỉ qua một lần quyền sở hữu tài sản”.

      • Kênh phân phối gián tiếp: “là kênh có xuất hiện nhiều phần tử trung gian phân phối hàng hóa, sản phẩm dịch vụ qua nhiều lần thay đổi quyền sở hữu”.

    • d. Chính sách xúc tiến

      • Theo quan điểm marketing, xúc tiến là quá trình truyền tin để cung cấp thông tin về sản phẩm và về doanh nghiệp với khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm của doanh nghiệp mình.

      • Các công cụ xúc tiến bao gồm: quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng trực tiếp, marketing trực tiếp và quan hệ công chúng.

    • 1.3.2. Các công cụ Marketing online

    • Hiện nay, trên thị trường các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều các công cụ marketing online để thực hiện chiến dịch marketing. Dưới đây là một số công cụ marketing online tiêu biểu không thể thiếu trong các doanh nghiệp:

    • Trang Web (website)

    • Đối với một công ty, website được coi là sự hiện diện chính thống của doanh nghiệp, nó được ví như tấm danh thiếp điện tử. Các doanh nghiệp có một giao diện website đẹp, tiện ích, thông tin chi tiết, rõ ràng sẽ đem lại sự an tâm, lấy được thiện cảm từ khách hàng. Ngoài ra, dựa vào website khách hàng sẽ biết được đầy đủ thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp từ đó việc mua hàng trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.

    • Thư điện tử (Email)

    • Email được xem là một trong những hoạt động chăm sóc khách hàng và chuyển đổi “khách hàng quan tâm” thành “đơn hàng”. Doanh nghiệp có thể gửi email cho khách hàng những thông tin hữu ích về các chương trình, ưu đãi hoặc các tài liệu qua email một cách khéo léo. Tuy việc gửi email không phải là công cụ mới mẻ nhưng nó luôn được coi là kênh truyền thông tiết kiệm chi phí nhất: chi phí bỏ ra thấp nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại tương đối cao.

    • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trực tuyến (SEO – Search Engine Optimization)

    • Search Engine Optimization là công cụ không thể thiếu đối với mọi đơn vị kinh doanh bán hàng trực tuyến. Nói một cách đơn giản, SEO là cách đưa website của doanh nghiệp xuất hiện ở vị trí tối ưu trên các công cụ tìm kiếm như Google bằng cách tác động trực tiếp vào website và phát tán website đúng cách. Mục tiêu của hoạt động này nhằm đưa website của doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm tương ứng với các từ khóa trên Google.

    • Mạng xã hội (facebook, youtube, zalo, twitter, instagram,...)

    • Có thể nói, ngày nay, các mạng xã hội như: facebook, youtube, zalo, twitter, instagram,... đã phủ sóng khắp toàn cầu. Dựa theo báo cáo Digital 2020 (kỹ thuật số 2020) toàn cầu của We Are Social kết hợp Hootsuite có các hồ sơ chuyên sâu của hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, theo đó Việt Nam có 96,9 triệu dân trong đó số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% số dân) chiếm tỷ lệ rất cao nên việc sử dụng mạng xã hội để marketing cho doanh nghiệp là một phương pháp hiệu quả.

  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY DU LỊCH S–TOURS

    • 2.1. Khái quát công ty du lịch S–Tours

    • 2.1.1. Lịch sử hình thành

    • 2.1.2. Quy mô và cơ cấu tổ chức

    • a. Quy mô

      • Hình 2.1 Logo công ty du lịch S–Tours

    • b. Cơ cấu tổ chức

      • Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty du lịch S–Tours

    • 2.1.3. Đội ngũ lao động

      • Bảng 2.1 Lao động tại công ty du lịch S-Tours

  • 2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật

    • Bảng 2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại công ty du lịch S-Tours

    • 2.1.5. Hệ thống các sản phẩm dịch vụ

    • a. Hệ thống chương trình du lịch

      • Hình 2.2 Cù Lao Chàm: Thiên đường biển đảo

      • Hình 2.3 Chương trình du lịch Bà Nà Hills: Check in Cầu Vàng

      • Hình 2.4 Chương trình Đà Nẵng – Hội An – Bà Nà – Huế - Cù Lao Chàm

      • Hình 2.5 Chương trình Huế - Quảng Trị - Quảng Bình

    • b. Các dịch vụ trung gian khác

    • 2.2. Khái quát bộ phận kinh doanh

    • 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh

      • Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh

    • 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận phòng kinh doanh

    • 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty du lịch S–Tours

      • Bảng 2.3 Thực trạng khách du lịch tại công ty du lịch S-Tours (2018-2020)

      • Biểu đồ 2.1 Thực trạng khách du lịch tại công ty du lịch S-Tours (2018-2020)

      • Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch S-Tours (2018-2020)

      • Biểu đồ 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch S-Tours (2018-2020)

    • 2.3. Thực trạng về hoạt động marketing online đối với khách du lịch nội địa tại công ty du lịch S–Tours

    • 2.3.1. Chính sách sản phẩm

      • Bảng 2.5 Hệ thống chương trình du lịch hàng ngày tại công ty du lịch S-Tours

      • Bảng 2.6 Hệ thống chương trình du lịch dài ngày tại công ty du lịch S-Tours

    • 2.3.2. Chính sách giá

    • 2.3.3. Chính sách phân phối

    • 2.3.4. Chính sách xúc tiến

      • Hình 2.6 Combo 2 tour Kỳ Co – Eo Gió và Phú Yên

      • Hình 2.7 Chương trình du lịch Du xuân Xứ Nẫu

      • Hình 2.8 Chương trình khuyến mại giảm giá

      • Bảng 2.7 Tổng chi phí dành cho quảng cáo của công ty qua các năm

    • 2.3.5. Các công cụ marketing online tại công ty du lịch S–Tours

      • Hình 2.9 Giao diện website của công ty du lịch S-Tours

      • Hình 2.10 Hệ thống facebook tại công ty du lịch S-Tours

      • Hình 2.11 Hệ thống fanpage tại công ty du lịch S-Tours

      • Hình 2.12 Hiệu quả quảng cáo trên fanpage facebook của công ty

    • 2.4. Đánh giá hoạt động marketing online đối với khách du lịch nội địa tại công ty du lịch S–Tours.

  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING ONLINE ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY DU LỊCH S–TOURS

    • 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

    • 3.1.1. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty du lịch S–Tours

    • 3.1.2. Mục tiêu marketing của công ty du lịch S–Tours

    • 3.1.3. Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam

    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing online đối với khách du lịch nội địa tại công ty du lịch S–Tours

    • 3.2.1. Chính sách sản phẩm

      • Hình 3.1 Website giới thiệu hệ thống khách sạn của Saigontourist

      • Hình 3.2 Website giới thiệu hệ thống nhà hàng của Saigontourist

      • Hình 3.3 Trang web của Vietravel

    • 3.2.2 Chính sách giá

    • 3.2.3 Chính sách phân phối

    • 3.2.4 Chính sách xúc tiến

      • Hình 3.4 Kênh Youtube của Vietravel

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa các lý luận cơ bản và công cụ marketing online là cần thiết để quảng bá thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của công ty Việc áp dụng marketing online mang lại nhiều lợi ích và ưu thế, giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng và tăng cường sự nhận diện thương hiệu.

Bài viết này phân tích thực trạng hoạt động marketing online tại công ty du lịch S-Tours và đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm dịch vụ của công ty Các chiến lược marketing online cần được tối ưu hóa để thu hút khách hàng tiềm năng và tăng cường sự hiện diện trực tuyến của S-Tours.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung chính của bài khóa luận gồm 3 chương:

Phần Nội dung (gồm 3 chương)

Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về marketing online trong ngành kinh doanh lữ hành, nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược tiếp thị trực tuyến trong việc thu hút và giữ chân khách hàng Chương 2 phân tích thực trạng hoạt động marketing online tại công ty du lịch S–Tours, đặc biệt tập trung vào việc tiếp cận và phục vụ khách du lịch nội địa, từ đó đưa ra những đánh giá và đề xuất cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing online đối với khách du lịch nội địa tại công ty du lịch S–Tours

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ONLINE TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH

Khái quát về kinh doanh lữ hành

1.1.1.Định nghĩa kinh doanh lữ hành

Khái niệm lữ hành có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng theo giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành của nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, lữ hành được định nghĩa một cách rõ ràng và cụ thể.

Kinh doanh lữ hành là hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần, cũng như quảng cáo và bán các chương trình này thông qua các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp Ngoài ra, doanh nghiệp còn tổ chức thực hiện các chương trình du lịch và cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch cho khách hàng.

Theo giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

(2006) kinh doanh lữ hành có thể hiểu theo 2 cách:

Lữ hành được định nghĩa rộng rãi là tất cả các hoạt động di chuyển của con người và những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó Mặc dù du lịch bao gồm lữ hành, nhưng không phải mọi hoạt động di chuyển đều được xem là du lịch Kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư vào các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng, nhằm mục đích thu lợi nhuận Điều này có nghĩa là kinh doanh lữ hành cung cấp một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của khách du lịch.

Lữ hành được hiểu theo nghĩa hẹp là toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, lữ hành được định nghĩa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.

Kinh doanh lữ hành được định nghĩa là tổ chức du lịch thực hiện nghiên cứu thị trường, xây dựng và thiết kế các chương trình du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu đặc trưng của khách hàng, đồng thời mang lại hoa hồng hoặc lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.1.2.Phân loại kinh doanh lữ hành

Theo giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

(2006) kinh doanh được chia theo: a Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm

Kinh doanh lữ hành được chia thành: Kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch và kinh doanh hỗn hợp.

Kinh doanh đại lý lữ hành chủ yếu hoạt động như một dịch vụ trung gian, tiêu thụ và bán sản phẩm du lịch độc lập cho các nhà sản xuất Qua việc làm trung gian, doanh nghiệp có thể nhận hoa hồng dựa trên tỷ lệ phần trăm của giá bán, mà không làm tăng giá trị sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ sản xuất đến tiêu dùng du lịch.

Kinh doanh chương trình du lịch theo phương thức bán buôn là hoạt động mà doanh nghiệp lữ hành tổng hợp các sản phẩm và dịch vụ riêng lẻ từ nhiều nhà cung cấp Qua đó, họ tạo ra một chương trình du lịch hoàn chỉnh, nâng cao giá trị của từng sản phẩm, và sau đó tiến hành bán cho khách du lịch.

Kinh doanh lữ hành tổng hợp bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch, từ sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ đến việc kết hợp các dịch vụ thành sản phẩm hoàn chỉnh Hoạt động này không chỉ bao gồm bán buôn và bán lẻ mà còn thực hiện các chương trình du lịch đã được bán Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động, lữ hành tổng hợp mang lại sự linh hoạt và đa dạng cho khách hàng.

Kinh doanh lữ hành được chia thành: kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.

Kinh doanh lữ hành gửi khách bao gồm hai hình thức: gửi khách quốc tế và gửi khách nội địa Hoạt động chính của loại hình này là tổ chức và thu hút khách du lịch, đưa họ đến những điểm đến du lịch nổi tiếng Mô hình kinh doanh này đặc biệt phù hợp với các khu vực có nhu cầu du lịch cao.

Kinh doanh lữ hành nhận khách bao gồm cả khách quốc tế và nội địa, chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn Hoạt động này bao gồm việc thiết lập mối quan hệ với các công ty lữ hành để bán các tour du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình đã bán cho khách hàng Mô hình kinh doanh này đặc biệt phù hợp với các địa điểm có tài nguyên du lịch phong phú và nổi bật.

Kinh doanh lữ hành kết hợp là mô hình kết hợp giữa việc gửi khách và nhận khách, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô và nguồn lực lớn Mô hình này cho phép các công ty tối ưu hóa hoạt động du lịch, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và gia tăng doanh thu.

1.1.3.Đặc điểm kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành khác biệt so với các ngành hàng hóa khác bởi sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tài nguyên du lịch tại các điểm đến, giá trị của những tài nguyên này, các nhà cung cấp dịch vụ và thời gian Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phong phú và đa dạng của chương trình du lịch.

Kinh doanh lữ hành yêu cầu một nguồn vốn đáng kể, vì các chương trình du lịch cần phải đặt cọc trước cho nhà cung cấp dịch vụ.

Yêu cầu khắt khe về chất lượng dịch vụ, không xuất hiện trường hợp làm thử Do đó cần có sự đầu tư kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Hoạt động kinh doanh lữ hành thường mang tính thời vụ và không diễn ra liên tục, phụ thuộc vào thời tiết, cảnh sắc và nhu cầu của khách du lịch Do đó, khi thiết kế sản phẩm và thực hiện các dịch vụ, cần áp dụng các phương pháp linh hoạt ngoài mùa vụ để luôn duy trì sự chủ động trong công việc.

Kinh doanh lữ hành yêu cầu một đội ngũ lao động trực tiếp đông đảo, bởi sản phẩm lữ hành chủ yếu mang tính phục vụ và cần sự khéo léo, lịch sự mà máy móc không thể thay thế Hơn nữa, quy trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực này rất đa dạng và tổng hợp, dẫn đến khả năng cơ giới hóa và tự động hóa trong công việc là rất hạn chế.

1.1.4 Hệ thống sản phẩm kinh doanh lữ hành

Khái niệm khách du lịch nội địa, marketing, marketing du lịch và

1.2.1 Khách du lịch nội địa

Theo khoản 2 điều 3 và điều 10 Luật Du lịch 2017 có quy định về khái niệm và phân loại khách du lịch như sau:

Khách du lịch là những người tham gia vào hoạt động du lịch, không bao gồm trường hợp đi học hoặc làm việc để kiếm thu nhập tại nơi đến Theo đó, khách du lịch được phân loại thành ba nhóm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài Khách du lịch nội địa được định nghĩa là những người di chuyển trong phạm vi quốc gia.

“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”

Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú của mình để đến một địa điểm khác trong nước trong thời gian dưới 12 tháng Mục đích của chuyến đi này thường là để tham quan, nghỉ ngơi và thư giãn, mà không bao gồm các hoạt động kiếm thu nhập tại nơi đến.

Theo Phillip Kotler (1980), marketing được định nghĩa là các hoạt động của con người nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.

Theo giáo trình Marketing căn bản (2009) của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, marketing được định nghĩa là quá trình tương tác với thị trường để thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người Nói cách khác, marketing là hoạt động của con người và tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thông qua các cuộc trao đổi.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing được định nghĩa là quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng Mục tiêu của marketing là tạo ra sự trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của cả cá nhân lẫn tổ chức.

Marketing được định nghĩa qua nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung vào khách hàng Các định nghĩa này đều khẳng định rằng marketing là quá trình trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của cả người bán và người mua trên thị trường.

1.2.3.Khái niệm Marketing trong du lịch Định nghĩa Marketing du lịch của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): “Marketing du lịch là một triết lý quản trị, mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa trên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó” Theo J C Hollway: “Marketing du lịch là chức năng quản trị, nhằm tổ chức và hướng dẫn tất cả các hoạt động kinh doanh tham gia vào việc nhận biết các nhu cầu của người tiêu dùng và biến sức mua của khách hàng thành cầu về một sản phẩm về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng để đạt được lợi nhuận mục tiêu hoặc mục tiêu của công ty hoặc tổ chức du lịch đã đặt ra”.

Có thể định nghĩa Marketing du lịch như sau:

Marketing du lịch là quá trình nghiên cứu và phân tích nhu cầu, mong muốn của khách hàng để phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp Qua đó, các phương thức cung ứng và hỗ trợ được áp dụng nhằm thu hút khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ, từ đó đáp ứng nhu cầu của họ và đạt được mục tiêu của tổ chức.

Trong tiếng Anh, marketing online được biết đến với nhiều thuật ngữ khác nhau như Internet Marketing, E-marketing và Digital Marketing Tại Việt Nam, marketing online thường được hiểu là marketing trực tuyến Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về marketing trực tuyến.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing trực tuyến là lĩnh vực kinh doanh liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, sử dụng công nghệ thông tin và Internet.

Theo Philip Kotler, marketing trực tuyến được định nghĩa là quá trình lập kế hoạch cho sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân thông qua các phương tiện điện tử và Internet.

Theo giáo trình Internet marketing: Strategy, Implementation and Practice của Prentice Hall (2006), E-marketing được định nghĩa là việc đạt được các mục tiêu marketing thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị điện tử Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về marketing online, tất cả đều thống nhất rằng marketing online là một phần của marketing, cụ thể là tiến hành hoạt động marketing qua internet Cả marketing online và marketing truyền thống đều hướng tới mục tiêu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp.

1.2.5.Các hình thức của Marketing online

Quảng cáo trên Internet, hay còn gọi là Ad-network, là hình thức quảng cáo trực tuyến thông qua các mạng lưới kết nối Các mạng lưới này hoạt động như một đơn vị trung gian giữa nhà quảng cáo và người bán quảng cáo, ví dụ như Facebook Ads và Google Ads Hệ thống trung gian này giúp kết nối người bán và người mua, hỗ trợ người mua tìm kiếm các vùng và website bán quảng cáo từ nhiều nguồn khác nhau, phù hợp với các chiến dịch truyền thông của họ.

Quảng cáo tìm kiếm, hay còn gọi là SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa khả năng tìm kiếm trên internet Quá trình này nhằm cải thiện tính thân thiện của website với các công cụ tìm kiếm, từ đó nâng cao thứ hạng và đưa website vào danh sách kết quả tìm kiếm hàng đầu trên các nền tảng phổ biến như Google và Safari.

Quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Marketing) là một hình thức quảng cáo phổ biến, được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tiếp cận khách hàng hiệu quả Bằng cách tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram, doanh nghiệp có thể dễ dàng tương tác và xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.

Marketing online trong hoạt động kinh doanh lữ hành

1.3.1.Nội dung các chính sách Marketing lữ hành (4P) a Chính sách sản phẩm

Theo quan điểm marketing, sản phẩm bao gồm tất cả các yếu tố đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ và được chào bán trên thị trường Sản phẩm không chỉ bao gồm yếu tố vật chất mà còn cả yếu tố phi vật chất Điều này có nghĩa là sản phẩm bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ có thể được chào bán, nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người, từ đó gây sự chú ý và kích thích hành vi mua sắm của khách hàng.

Chính sách sản phẩm là tập hợp các quy tắc điều chỉnh việc phát triển và ra mắt sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và sở thích khách hàng trong từng giai đoạn kinh doanh Sản phẩm du lịch được phân loại thành bốn cấp độ: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm tiện ích, sản phẩm phụ và sản phẩm gia tăng.

Chính sách giá trong marketing là tập hợp các phương pháp và kế hoạch mà doanh nghiệp sử dụng để xác định mức giá hấp dẫn và cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của mình Chính sách này có tính chất linh hoạt và không ổn định, phụ thuộc vào sự biến động của thị trường; khi thị trường thay đổi, giá cũng cần điều chỉnh theo, buộc doanh nghiệp phải xây dựng các chính sách giá mới để phù hợp Dưới đây là một số chính sách giá phổ biến mà doanh nghiệp thường áp dụng trong các chiến dịch marketing.

Chiến lược giá hớt váng, hay còn gọi là hớt phần ngọn, là phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng mức giá cao nhất có thể khi mới xâm nhập vào thị trường Khi nhu cầu tiêu thụ giảm hoặc sự cạnh tranh gia tăng với nhiều sản phẩm tương tự, công ty sẽ điều chỉnh giảm giá để thu hút thêm khách hàng ở phân khúc thị trường thấp hơn.

Giá xâm nhập thị trường là chiến lược định giá thấp khi ra mắt sản phẩm mới, với mục tiêu thu hút tối đa khách hàng Sau đó, giá sẽ dần được điều chỉnh tăng lên cho đến khi đạt mức giá cơ bản tương đương với giá thị trường.

Giá phân biệt là chiến lược mà doanh nghiệp áp dụng cho các nhóm khách hàng có phản ứng và đánh giá khác nhau về giá trị sản phẩm Để xác định mức giá phù hợp, doanh nghiệp cần nhận diện rõ các đoạn thị trường Chi phí thực hiện chiến lược này không được vượt quá thu nhập tăng thêm, đồng thời cần đảm bảo rằng khách hàng không cảm thấy bối rối khi tiếp cận các mức giá khác nhau.

Giá mua ở những phút cuối là một chiến lược hiệu quả để kích thích nhu cầu của khách hàng Các tổ chức du lịch thường áp dụng hình thức khuyến mãi, bao gồm việc tăng cường sản phẩm, dịch vụ và giảm giá cho những khách hàng đặt mua sớm trong khoảng thời gian nhất định Điều này không chỉ tạo động lực cho người tiêu dùng mà còn giúp tối ưu hóa doanh thu cho doanh nghiệp.

Thay đổi giá: chủ động cắt giảm hoặc tăng giá theo đối thủ cạnh tranh và sự thay đổi của cung cầu trên thị trường

Các chính sách này được ứng dụng một cách linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất mà doanh nghiệp mong muốn c Chính sách phân phối

Theo giáo trình Marketing căn bản (2009) của NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, phân phối được định nghĩa là quá trình giúp khách du lịch tiếp cận sản phẩm du lịch thông qua các trung gian môi giới.

Quá trình phân phối là việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu, với mục đích mang lại sự tiện lợi tối đa cho họ Trong doanh nghiệp, phân phối cần đảm bảo hiệu quả giữa cung và cầu trên thị trường Chính sách phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu này.

Chính sách phân phối rộng rãi và không hạn chế cho phép doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến nhiều thị trường và địa điểm khác nhau, từ đó mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

Chính sách phân phối độc quyền cho phép doanh nghiệp chỉ phân phối sản phẩm qua một số đối tượng trung gian nhất định, dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế.

Chính sách phân phối có lựa chọn cho phép doanh nghiệp sử dụng các trung gian phân phối một cách có chọn lọc, với sự giới hạn về số lượng và chất lượng.

Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức và cá nhân hỗ trợ trong việc đưa sản phẩm và dịch vụ đến tay người tiêu dùng, bao gồm cả kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp Chức năng của kênh phân phối bao gồm nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, xúc tiến bán hàng, cân đối nguồn lực, thương thảo hợp đồng, tài trợ và chia sẻ rủi ro.

Kênh phân phối trực tiếp là hình thức phân phối không có trung gian, cho phép nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm chỉ qua một lần chuyển nhượng quyền sở hữu Ngược lại, kênh phân phối gián tiếp có sự tham gia của nhiều trung gian, dẫn đến việc sản phẩm trải qua nhiều lần chuyển nhượng quyền sở hữu trước khi đến tay người tiêu dùng Chính sách xúc tiến đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và tối ưu hóa cả hai loại kênh phân phối này.

Trong lĩnh vực marketing, xúc tiến được hiểu là quá trình truyền đạt thông tin nhằm giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp đến khách hàng, từ đó thuyết phục họ lựa chọn mua sản phẩm của công ty.

Các công cụ xúc tiến bao gồm: quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng trực tiếp, marketing trực tiếp và quan hệ công chúng.

1.3.2.Các công cụ Marketing online

Khái quát Công ty du lịch S–Tours

Công ty du lịch S-Tours được thành lập vào ngày 12/03/2013 với tên gọi là Công ty

Cổ phần Thương mại Dịch vụ Du lịch Trung Tuấn (S–Tours) chuyên cung cấp các chương trình du lịch dài ngày, đưa du khách đến tham quan những địa danh nổi bật tại Việt Nam.

2016, công ty đổi tên thành Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch S–Tours.

Với phương châm "Mỗi khách hàng là một người thân," S–Tours không ngừng khẳng định vị thế của mình thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm và cung cấp dịch vụ chất lượng cao, cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, từ đó tạo dựng niềm tin vững chắc trong lòng đối tác và khách hàng.

2.1.2.Quy mô và cơ cấu tổ chức a Quy mô

Công ty du lịch S–Tours, thành lập năm 2013 với hai chi nhánh tại Đà Nẵng và Quy Nhơn, chuyên cung cấp dịch vụ lữ hành nội địa Mặc dù quy mô nhỏ, công ty tận dụng lợi thế này để khai thác hiệu quả thị trường du lịch hiện tại Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, chuyên nghiệp và nhiệt huyết, S–Tours đã khẳng định được vị thế trong ngành du lịch sau hơn 7 năm hoạt động Công ty cung cấp các tour du lịch tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam, cùng với các dịch vụ như cho thuê xe, đặt phòng khách sạn, vé máy bay và vé tham quan.

Tên cơ quan: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch S-Tours.

Tên giao dịch: Công ty du lịch S-Tours

Trụ sở chính Địa chỉ: 32 Tôn Thất Thuyết, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 093 586 44 06

Website: http ://www.stours.vn

E-Mail: stours.vn@gmail.com

Chi nhánh Địa chỉ: 140 Chương Dương, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Điện thoại: 077 948 5868

E-Mail: stours.quynhon@gmail.com

( Nguồn: Công ty du lịch S–

Hình 2.1 Logo công ty du lịch S–Tours b Cơ cấu tổ chức

Công ty sở hữu đầy đủ các chức năng đặc trưng của một doanh nghiệp lữ hành, với cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng khoa học Sự phân công rõ ràng giữa các bộ phận và nhiệm vụ của từng thành viên giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

( Nguồn: Công ty du lịch S – Tours)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty du lịch S–Tours

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo

Cơ cấu tổ chức của công ty du lịch S–Tours được thiết kế đơn giản, phù hợp với quy mô của doanh nghiệp nhỏ Mô hình này cho phép giám đốc trực tiếp kiểm soát thông tin, giảm thiểu chi phí quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban phối hợp hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.

Giám đốc công ty là người điều hành toàn bộ hoạt động, lập chiến lược và kế hoạch cho doanh nghiệp, đồng thời đại diện cho công ty trong các cuộc đàm phán với đối tác Ngoài ra, giám đốc còn phụ trách mảng điều hành tour, đảm bảo sự phát triển và hiệu quả trong các dịch vụ của công ty.

Người tư vấn kế hoạch cho giám đốc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều hành hoạt động của nhân viên trong công ty Ông phụ trách mảng kinh doanh và chỉ đạo bộ phận bán hàng, đồng thời đảm nhận việc thiết kế và quảng cáo cho hình ảnh công ty Ngoài ra, ông còn chịu trách nhiệm chính về các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mại, quà tặng và chăm sóc khách hàng, đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Bộ phận điều hành đóng vai trò cầu nối giữa công ty lữ hành và thị trường dịch vụ du lịch, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các chương trình du lịch, bao gồm đăng ký đặt phòng, sắp xếp chỗ ở và phương tiện vận chuyển, đảm bảo thời gian và chất lượng Đồng thời, bộ phận này thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đối tác, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch Họ cũng theo dõi quá trình thực hiện chương trình du lịch, thực hiện thanh toán với các nhà cung cấp và nhanh chóng xử lý các tình huống bất thường phát sinh trong quá trình triển khai.

Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với phòng điều hành, marketing và hướng dẫn viên để tạo ra những chương trình du lịch tối ưu, mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng Đồng thời, chúng tôi cũng đảm nhiệm vai trò bán hàng cho các đoàn khách.

Phòng kinh doanh, hay bộ phận tham mưu của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ban giám đốc về phân phối thị trường Bộ phận này chịu trách nhiệm chính trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, cũng như xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng.

Bộ phận hướng dẫn Điều động có nhiệm vụ bố trí và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên cũng như cộng tác viên của công ty Họ phối hợp chặt chẽ với phòng điều hành và phòng kinh doanh để nắm bắt các chương trình du lịch và hiểu rõ tâm lý khách hàng Là đại diện trực tiếp của doanh nghiệp, bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh công ty trong mắt khách du lịch.

Chúng tôi chuyên thiết kế và quảng cáo, bao gồm in ấn sản phẩm và kinh doanh Chúng tôi đề xuất ý tưởng cho các sản phẩm mới và định hướng thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bộ phận lái xe chịu trách nhiệm đưa đón và vận chuyển khách trong suốt chương trình du lịch, đảm bảo an toàn và vận hành phương tiện một cách hiệu quả nhất Ngoài ra, lái xe cũng hỗ trợ hướng dẫn viên trong các công việc cần thiết để nâng cao trải nghiệm của du khách.

Nguồn lực là yếu tố thiết yếu trong sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của con người và việc khai thác năng lực của họ Kể từ khi thành lập, công ty du lịch S-Tours đã không ngừng phát triển nguồn nhân lực và xem lực lượng lao động là tài sản quý giá, góp phần tạo nên thành công bền vững cho công ty.

Bảng 2.1 Lao động tại công ty du lịch S-Tours

1 Trần Thị Cẩm Tuyền Nữ Đại học Giám đốc 8

2 Phạm Bảo Trung Nam Đại học Phó Giám đốc 8

3 Lương Thị Mỹ Phượng Nữ Đại học Điều hành 8

4 Trần Thị Thái Hiền Nữ Đại học Điều hành 6

5 Phạm Thanh Tuyền Nữ Đại học Kinh doanh 4

6 Phạm Thị Tuyết Nhung Nữ Đại học Kinh doanh 3

7 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nữ Đại học Kinh doanh 2

8 Nguyễn Thị Tuyết Minh Nữ Đại học Kinh doanh 4

9 Phạm Viết Tân Nam Cao đẳng Marketing 2

10 Phạm Thị Anh Đào Nữ Đại học Hướng dẫn viên 6

11 Nguyễn Thị Ngọc Nữ Đại học Hướng dẫn viên 6

12 Đoàn Thị Hồng Nữ Đại học Hướng dẫn viên 5

13 Thân Lê Minh Toàn Nam Đại học Hướng dẫn viên 5

14 Nguyễn Thị Huệ Nữ Đại học Hướng dẫn viên 3

15 Đào Thị Hương Nhi Nữ Cao đẳng Hướng dẫn viên 3

16 Lê Minh Hiếu Nam Cao đẳng Hướng dẫn viên 4

17 Nguyễn Thị Phương Thảo Nữ Đại học Hướng dẫn viên 4

18 Huỳnh Văn An Nam Đại học Hướng dẫn viên 7

19 Tạ Thị Kim Chi Nữ Đại học Hướng dẫn viên 3

20 Trần Hoàng An Nam Đại học Hướng dẫn viên 5

21 Lê Tấn Hoanh Nam Trung cấp Lái xe 4

22 Nguyễn Tấn Dũng Nam Cao đẳng Lái xe 3

(Nguồn: Công ty du lịch S-Tours)

Là một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập hơn 8 năm, công ty hiện đang trong quá trình phát triển nguồn nhân lực Tổng số nhân viên hiện tại của công ty là

Khái quát bộ phận kinh doanh

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh

Phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong mọi công ty, từ lớn đến nhỏ, với nhiệm vụ thúc đẩy, quảng bá và phân phối sản phẩm cũng như dịch vụ để phát triển doanh nghiệp Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh tại công ty du lịch S-Tours.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

(Nguồn: Công ty du lịch S–Tours)

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo

Trong một phòng kinh doanh, các bộ phận có mối quan hệ tương hỗ, với trưởng phòng kinh doanh là người lãnh đạo, chịu trách nhiệm phân công công việc và giám sát nhân sự Nhân viên trong phòng sẽ tiếp nhận chỉ đạo từ trưởng phòng và báo cáo tiến độ công việc định kỳ.

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và đề xuất các chiến lược phân phối sản phẩm và dịch vụ của công ty, nhằm đảm bảo hiệu quả và tốc độ tối ưu khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Phòng kinh doanh đảm nhận vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như mở rộng thị trường Họ triển khai các hoạt động xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng, đồng thời thực hiện việc bán chương trình du lịch cho cả khách lẻ và khách đoàn.

Định kỳ, phòng kinh doanh cần thực hiện báo cáo theo quy định của công ty về tất cả các hoạt động kinh doanh và các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Người quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về doanh số và lợi nhuận của công ty, đồng thời giám sát và lập chiến lược cho các hoạt động kinh doanh Họ phát triển các kế hoạch kinh doanh và kiểm soát, đôn đốc hoạt động để đảm bảo hiệu quả và thành công cho doanh nghiệp.

Tìm kiếm, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng và đối tác là nhiệm vụ quan trọng Người trực tiếp làm việc với khách hàng cần giới thiệu, tư vấn và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Bán chương trình du lịch cho khách đoàn yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và nhu cầu của từng nhóm khách Việc phối hợp chặt chẽ với trưởng đoàn giúp hiểu rõ hơn về từng đối tượng khách, từ đó thiết kế các chương trình phù hợp nhất Đồng thời, mở rộng mối quan hệ với khách hàng cũng là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách đoàn.

Bán chương trình du lịch cho khách lẻ yêu cầu lên kế hoạch phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng Việc phối hợp với các bộ phận liên quan là cần thiết để tạo ra những chương trình du lịch chất lượng, làm hài lòng khách hàng Đồng thời, xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả sẽ giúp giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Chúng tôi cam kết giải đáp mọi thắc mắc và giải quyết các vấn đề, phàn nàn của khách hàng liên quan đến thông tin sản phẩm và thủ tục hồ sơ Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo sự hài lòng và tin cậy từ phía khách hàng.

Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty du lịch S–Tours

Công ty du lịch S–Tours, mặc dù mới thành lập từ năm 2013, đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là tại Đà Nẵng, nhờ vào kinh nghiệm và uy tín cao được khách hàng công nhận Sự phát triển này đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty, điều này được thể hiện rõ qua số liệu thống kê về lượng khách và kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm qua.

Bảng 2.3 Thực trạng khách du lịch tại công ty du lịch S-Tours (2018-2020) ĐVT: Lượt khách

(Nguồn: Công ty du lịch S – Tours)

Tổng khách Khách nội địa Khách Inbound

Biểu đồ 2.1 Thực trạng khách du lịch tại công ty du lịch S-Tours (2018-2020)

Số lượng khách du lịch của công ty du lịch S-Tours tăng đáng kể từ năm 2018 đến

2019 cụ thể năm 2018 tổng số khách đạt 3182 khách trong đó số lượng khách inbound là

286 khách chiếm 8,98%/tổng số và khách nội địa đạt 2896 chiếm 91,02%/tổng số Năm

Trong năm 2019, lượng khách du lịch tăng 32,99% so với năm 2018, đạt tổng cộng 4.232 khách, trong đó khách inbound chiếm 10,33% (437 khách) và tăng 52,79%, khách nội địa chiếm 89,67% (3.795 khách) với mức tăng 31,04% Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tổng số lượng khách giảm mạnh xuống còn 1.986 khách, giảm 53,07% so với năm 2019, trong đó khách inbound chỉ còn 88 khách (giảm 79,86%) và khách nội địa giảm còn 1.898 khách (giảm 49,98%) Từ năm 2018 đến 2020, số lượng khách du lịch của công ty có sự biến động lớn, với năm 2018 và 2019 ghi nhận kỷ lục, trong khi năm 2020 là năm khó khăn cho ngành du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác, đặc biệt là tại Đà Nẵng.

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch S-Tours (2018-2020) ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Công ty du lịch S – Tours)

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Biểu đồ 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch S-Tours (2018-2020)

Dựa trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu thống kê khách hàng của công ty trong giai đoạn 2018-2020, có thể nhận định rằng tình hình hoạt động của công ty đã có những biến chuyển đáng chú ý.

Doanh thu: tổng doanh thu năm 2018 đạt 15.261,5 triệu đồng, năm 2019 đạt 20.298,1 triệu đồng và năm 2020 đạt 10.263,85 triệu đồng như vậy doanh thu của năm

So với năm 2018, doanh thu năm 2019 tăng 5.036,6 triệu đồng (tương ứng với 33%), nhưng năm 2020 lại ghi nhận sự giảm sút đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với mức giảm lên tới 10.034,25 triệu đồng (giảm 49,43%) Tình hình thực tế cho thấy, COVID-19 đã làm tê liệt ngành du lịch toàn cầu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác Đà Nẵng, trong năm 2020, cũng chịu tác động lớn từ đại dịch, dẫn đến mức tăng trưởng âm không chỉ riêng của một doanh nghiệp mà là vấn đề chung của tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

Mặc dù bị ảnh hưởng trong những tháng đầu năm, nhưng khi đại dịch được kiểm soát vào cuối năm, công ty đã tích cực thu hút khách du lịch nội địa.

2020 số lượng khách nội địa của công ty đạt 1898 khách.

Về chi phí, năm 2019 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách, với 1050 nghìn lượt khách (tăng 32,99% so với tổng doanh thu) so với năm 2018 Do đó, chi phí hoạt động trong năm 2019 cũng tăng lên, cụ thể là 3.964,62 triệu đồng (tương ứng 28,99% tổng doanh thu) Tuy nhiên, năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về lượng khách, giảm từ 4.232 nghìn lượt (năm 2019).

1986 nghìn lượt (tương ứng giảm 53,07%) nên chi phí cũng giảm 8.107,1 triệu đồng (tương ứng giảm 45,97% trên tổng doanh thu).

Lợi nhuận của công ty trong năm 2018 đạt 1.590,32 triệu đồng, tương ứng 10,43% tổng doanh thu Đến năm 2019, lợi nhuận tăng lên 2.662,3 triệu đồng, chiếm 13,12% tổng doanh thu Tuy nhiên, do lượng khách giảm và ảnh hưởng của dịch bệnh, lợi nhuận năm 2020 chỉ còn 735,15 triệu đồng, tương ứng 7,16% tổng doanh thu, giảm gần một nửa so với năm 2019.

Thực trạng về hoạt động marketing online đối với khách du lịch nội địa tại công ty du lịch S–Tours

Công ty du lịch S–Tours đang phát triển một hệ thống sản phẩm đa dạng với chính sách linh hoạt cho từng phân khúc khách hàng Hiện tại, công ty cung cấp các chương trình du lịch nội địa bao gồm cả ba miền Bắc, Trung, Nam Bên cạnh đó, S–Tours còn cung cấp các sản phẩm du lịch quà tặng như mũ du lịch có logo và quà lưu niệm, nhằm tăng giá trị cho dịch vụ của mình.

Một số chương trình du lịch hiện nay công ty đang đưa vào phục vụ cho khách hàng như:

Bảng 2.5 Hệ thống chương trình du lịch hàng ngày tại công ty du lịch S-Tours

Phân loại Tên chương trình du lịch Giá (VNĐ)

Ngũ Hành Sơn - Hội An: Đêm hội phố cổ 400.000

Mỹ Sơn: Apsara vũ điệu huyền ảo 650.000

Phú Yên – Bãi Xép 690.000 Đà Nẵng – Huế: Hành trình Cố Đô 600.000

Bà Nà Hills: Check in hoàng hôn trên Cầu Vàng 600.000 Tour Kì co – Hòn Khô - Eo gió – Tịnh xá Ngọc Hòa – Đồi cát Phương Mai

Cù Lao Chàm: Thiên đường biển đảo 650.000

Tham quan Phú Yên – Bãi xép 690.000

Tham quan Rừng dừa Bảy Mẫu 399.000

Bà Nà Hills đường lên tiên cảnh 1.039.000

Suối khoáng nóng thần tài 700.000

Hòa Phú Thành phiêu lưu trượt thác 600.000 Đà Nẵng – Huế “trải nghiệm Hoàng Gia” 780.000

Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn – Hội An 450.000

Làng bích họa Tam Thanh 520.000

Tour Kì co – Eo gió – Trung lương - Tịnh xá Ngọc Hòa – Đồi cát Phương Mai

Phú Yên – Nhà thờ Mằng Lăng – Ghềnh đá đĩa – Bãi xép – Chùa Thanh Lương

Cù lao xanh (Hải đăng – Bãi đá Thảo Nguyên – Làng 800.000 chài)

(Nguồn: Công ty du lịch S-Tours)

Bảng 2.6 Hệ thống chương trình du lịch dài ngày tại công ty du lịch S-Tours Phâ n loại

Tên chương trình du lịch Thời gian Giá (VNĐ)

Hà Nội – Ninh Bình – Hạ Long – Yên Tử

4 ngày 3 đêm Liên hệ trực tiếp

Khám phá Miền Bắc 9 ngày 8 đêm Liên hệ trực tiếp

Hà Nội – Mù Cang Chải – Tú Lệ - Khau Phạ

Sapa – Cáp treo Fansipan khu du lịch Hàm Rồng – Bản Cát Cát – Tả Van

Tây Bắc mùa yêu 5 ngày 4 đêm 6.450.000

Hà Nội – Mộc Châu 2 ngày 1 đêm 1.490.000

Hà Nội – Hà Giang – Cao nguyên đá Đồng Văn

Quảng Trị - Quảng Bình – Huế 3 ngày 2 đêm 3.190.000

Bà Nà – Hội An 2 ngày 1 đêm 1.750.000 Đà Nẵng – Thanh Tân – Huế 2 ngày 1 đêm 1.390.000 Đảo Lý Sơn 2 ngày 1 đêm 1.450.000 Đà Nẵng – Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm 1.100.000

Khám phá Sài Gòn và Miền Tây trong 3 ngày 2 đêm, hoặc trải nghiệm hành trình 6 ngày 5 đêm đến Miền Tây, Nha Trang và Đà Lạt Đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan đảo ngọc Phú Quốc trong 3 ngày 2 đêm Liên hệ trực tiếp để biết thêm chi tiết và đặt tour.

Nha Trang – Đà Lạt: Biển và hoa 5 ngày 4 đêm Liên hệ trực tiếp Bình Dương – Miền Tây 3 ngày 2 đêm Liên hệ trực tiếp

(Nguồn: Công ty du lịch S-Tours)

Công ty du lịch hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách cung cấp tư vấn tận tình cho khách hàng qua tổng đài và website, giúp họ nắm rõ thông tin và thủ tục cần thiết để đặt tour trực tuyến Nhân viên sẽ giới thiệu các chuỗi khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí cho khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm Trong mỗi tour, du khách nhận được các ưu đãi như quảng cáo, phí bảo hiểm, mũ logo công ty và nước uống Đặc biệt, công ty còn hỗ trợ tư vấn và ký kết hợp đồng tại nhà hoặc cơ quan của khách hàng, nhằm tiết kiệm thời gian và tạo sự tin cậy.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ phụ thuộc vào hai nhóm yếu tố chính: yếu tố bên trong và bên ngoài Yếu tố bên trong bao gồm đội ngũ nhân viên, quy trình thực hiện và chuyển giao dịch vụ, trong khi yếu tố bên ngoài liên quan đến khách hàng, đại lý và các yếu tố tác động đến mong đợi của khách hàng Đội ngũ nhân viên, bao gồm nhân viên nghiên cứu thị trường, thiết kế chương trình du lịch và hướng dẫn viên, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm Sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban này là cần thiết để tạo ra sản phẩm du lịch tốt nhất và phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

Nhân viên kinh doanh sử dụng kết quả từ phiếu khảo sát online trên mạng xã hội và khảo sát trực tiếp để hiểu rõ về thị trường hiện tại và tiềm năng, bao gồm sở thích, độ tuổi, khả năng chi trả và tâm lý khách hàng Dựa trên những thông tin này, họ phối hợp với bộ phận điều hành để xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường Chương trình du lịch cần có lịch trình hợp lý, nổi bật tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên du lịch, đồng thời đảm bảo các nhà cung cấp và giá cả phù hợp Chất lượng chương trình du lịch của công ty được đánh giá qua những yếu tố này.

Tiêu chuẩn tiện lợi trong dịch vụ du lịch bao gồm việc nhân viên xử lý nhanh chóng các thủ tục hành chính và giấy tờ liên quan khi khách hàng mua chương trình Công ty cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và kịp thời trên website và Facebook, đồng thời liên kết với các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, và Techcombank để khách hàng dễ dàng thực hiện thanh toán.

Tiêu chuẩn tiện nghi: công ty có hệ thống phương tiện vận chuyển đời mới từ 4 đến

Chúng tôi cung cấp dịch vụ vận chuyển với các loại xe như Ford Transit 2016, Ford Transit 2015, Toyota Hiace, Samco, Hyundai, được trang bị đầy đủ tiện nghi như máy lạnh, thiết bị cứu hộ và cáp sạc điện thoại Đội ngũ lái xe chuyên nghiệp và tận tình luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng Công ty cũng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú từ 2 đến 5 sao, bao gồm Danang Golden Bay, Cicilia Danang Hotel & Spa, À La Carte Da Nang Beach và Da Nang Riverside Hotel Chúng tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng sau các chương trình du lịch, chứng tỏ sự quan tâm và chăm sóc khách hàng của nhân viên là rất tốt Để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn, công ty hợp tác với các nhà hàng uy tín như Hải Sản Phố, Le Gourmet, La Maison Deli, Phố Cổ Cafe & Restaurant và La Maison 1888, mang đến dịch vụ an toàn và sang trọng Đà Nẵng, được mệnh danh là “thành phố đáng sống,” đảm bảo đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn cho du khách.

Xác định giá cho sản phẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, từ đó tác động lớn đến doanh số bán ra Mục tiêu của chính sách giá là thu hút khách hàng mua nhiều chương trình du lịch, nhằm tăng lợi nhuận cho công ty Tuy nhiên, việc thiết lập mức giá phù hợp là thách thức, vì nếu chỉ tập trung vào thị trường khách hàng có thu nhập cao, công ty có thể đánh mất một lượng lớn khách hàng có thu nhập trung bình đến khá.

Nếu công ty định giá sản phẩm ở mức thấp, họ sẽ thu hút được nhiều khách hàng có thu nhập trung bình Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc mất đi thị trường khách hàng thu nhập cao, vì nhóm này mong muốn sản phẩm và dịch vụ du lịch phải tương xứng với nhu cầu và khả năng chi tiêu của họ.

Công ty áp dụng chính sách giá linh hoạt, điều chỉnh theo mùa, thời điểm và đối tượng khách hàng Mặc dù mức giá trên website là giá niêm yết, nhưng khi khách hàng liên hệ để đặt tour, nhân viên kinh doanh sẽ tiếp nhận thông tin và hiểu rõ nhu cầu của khách, từ đó đề xuất mức giá phù hợp Chính sách giá hiện tại bao gồm giá phân biệt, với mức giá khác nhau cho từng phân khúc thị trường, theo mùa cao điểm, thấp điểm và dựa trên số lượng khách.

Công ty sử dụng các hình thức giá phân biệt sau:

Khách hàng mục tiêu là học sinh và sinh viên, một thị trường có nhu cầu tìm hiểu văn hóa nhưng mức tiêu dùng không cao, thường rất nhạy cảm với giá cả Nhóm khách này có khả năng lan tỏa thông tin về điểm đến du lịch một cách nhanh chóng và mạnh mẽ Để thu hút sự chú ý của họ, công ty sẽ áp dụng chính sách giảm giá hấp dẫn.

Khách hàng chủ yếu là công nhân và nhân viên văn phòng, họ thường đi du lịch để thư giãn và giải trí Nhu cầu chi tiêu của nhóm này ở mức trung bình, vì vậy công ty sẽ tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, đồng thời đưa ra mức giá hợp lý để phù hợp với khả năng tài chính của du khách.

Trong mùa thấp điểm, công ty triển khai các combo tour khuyến mại với mức giảm giá từ 30-50% nhằm kích cầu du lịch Trong khi đó, vào mùa cao điểm, giá tour sẽ được giữ nguyên hoặc tăng nhẹ từ 5-7%, nhưng không có sự chênh lệch lớn Công ty tập trung vào chất lượng dịch vụ để tạo sự hài lòng cho khách hàng và duy trì tính cạnh tranh với các đối thủ.

Để thu hút lượng lớn khách hàng đi theo đoàn, công ty áp dụng chính sách giảm giá cho những đoàn từ 15 người trở lên, trong đó có thể giảm giá hoặc miễn phí cho 1 người Chính sách này không chỉ giúp du khách tiết kiệm chi phí mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho công ty nhờ vào việc phục vụ nhiều du khách Ngoài ra, các tour hiện tại cũng có nhiều ưu đãi giá cho trẻ em.

- Trẻ em dưới 4 tuổi: Miễn phí, ăn ngủ cùng bố mẹ

- Trẻ em từ 4 - 9 tuổi: Tính 50% giá tour

Trẻ em từ 9 tuổi trở lên sẽ được tính giá vé như người lớn Đối với khách hàng đặt tour trực tiếp (offline), công ty cung cấp nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

- Giảm giá cho khách hàng thân quen

- Đối với các đoàn khách lớn sẽ có những chính sách ưu đãi về giá, tặng voucher, suất ăn miễn phí,

- Thanh toán 100% khi giao dịch Đối với khách hàng đặt tour theo hình thức trực tuyến (online) công ty có những chính sách ưu đãi sau:

- Giảm giá 3-5% trên tổng giá trị thanh toán cho những khách hàng đặt tour trực tuyến qua website, mạng xã hội của công ty

- Giảm giá cho khách hàng thân quen

- Đối với các đoàn khách lớn sẽ có những chính sách ưu đãi về giá, tặng voucher, suất ăn miễn phí,

- Đặt cọc trước 50% khi giao dịch

Đánh giá hoạt động marketing online đối với khách du lịch nội địa tại công

DU LỊCH S–TOURS 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1.Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty du lịch S–Tours

Công ty du lịch S-Tours, với hơn 8 năm hoạt động, đã đạt được nhiều thành công và vượt qua nhiều thử thách Để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững, ban lãnh đạo công ty đã xác định rõ mục tiêu và chiến lược kinh doanh cho tương lai.

Mục tiêu của công ty là mở rộng và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch tại Đà Nẵng và Quy Nhơn, đồng thời xây dựng một hệ thống chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc Việt Nam.

Chiến lược kinh doanh của S-Tours nhằm mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực lữ hành Công ty sẽ tập trung vào việc phát triển các dịch vụ chất lượng cao và nâng cao trải nghiệm khách hàng để khẳng định vị thế trên thị trường.

- Tăng vị thế doanh nghiệp trên thị trường

- Đẩy mạnh công tác quảng cáo và xúc tiến để mở rộng thị trường khách hàng

- Khác biệt hóa và nâng cao chất lượng các chương trình du lịch

3.1.2 Mục tiêu marketing của công ty du lịch S–Tours

Xây dựng thương hiệu và hình ảnh tích cực cho công ty trong mắt khách hàng là rất quan trọng Để tạo dựng uy tín cho sản phẩm, cần nâng cao chất lượng dịch vụ trong các chương trình du lịch trọn gói, đảm bảo cung cấp dịch vụ hoàn hảo nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động marketing để tìm kiếm thị trường khách hàng mới và gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, từ đó không ngừng mở rộng thị phần.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING

Ngày đăng: 29/03/2022, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Alex Blyth, Hiền Trang, Nguyễn Hoàng Minh (dịch) (2012), “Brilliant Online Marketing” - Tiếp thị Trực tuyến thông minh, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Brilliant OnlineMarketing” - Tiếp thị Trực tuyến thông minh
Tác giả: Alex Blyth, Hiền Trang, Nguyễn Hoàng Minh (dịch)
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2012
[2] Trần Minh Đạo (2009), Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Tác giả: Trần Minh Đạo
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2009
[3] Nguyễn Văn Đính (2010), Kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2010
[4] Hà Duy Hà (2010), Giải pháp marketing - mix thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp marketing - mix thu hút khách du lịch nội địa của côngty TNHH du lịch An Biên
Tác giả: Hà Duy Hà
Năm: 2010
[5] Philip Kotler (2002), Marketing căn bản, NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
Năm: 2002
[6] Philip Kotler, PTS Vũ Trọng Hùng (người dịch) (2009), Quản trị Marketing, NXB thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Tác giả: Philip Kotler, PTS Vũ Trọng Hùng (người dịch)
Nhà XB: NXBthống kê
Năm: 2009
[7] Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh lữ hành
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương
Nhà XB: NXBĐại học kinh tế quốc dân
Năm: 2006
[8] Nguyễn Lê Mạnh, Quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh lữ hành
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
[9] PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa (2015), Marketing du lịch, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa
Nhà XB: NXBĐại học kinh tế quốc dân
Năm: 2015
[10]Nguyễn Đặng Tuấn Minh (2012), Kinh doanh trực tuyến, NXB Dân Trí &Thaihabooks Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh trực tuyến
Tác giả: Nguyễn Đặng Tuấn Minh
Nhà XB: NXB Dân Trí &Thaihabooks
Năm: 2012
[11] TS. Trần Ngọc Nam, TS. Trần Huy Khang (2008), Marketing du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Tác giả: TS. Trần Ngọc Nam, TS. Trần Huy Khang
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
[12]Văn Hoài Nam (2017), Giải pháp marketing trực tuyến tại công ty Vietnam TravelMart, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp marketing trực tuyến tại công ty VietnamTravelMart
Tác giả: Văn Hoài Nam
Năm: 2017
[14]Trịnh Thị Thu Thảo (2014), Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của khách sạn DMZ, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến củakhách sạn DMZ
Tác giả: Trịnh Thị Thu Thảo
Năm: 2014
[15] Vinalink (2018), Digital Marketing – Từ chiến lược đến thực thi, NXB lao động.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Digital Marketing – Từ chiến lược đến thực thi
Tác giả: Vinalink
Nhà XB: NXB lao động.Tiếng Anh
Năm: 2018
[16]Chaffey, Dave; Ellis-chadwick, Fiona; Johnston, Kevin; Mayer, Richard (2006), Internet marketing: strategy, Implementation and practice, NXB Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet marketing: strategy, Implementation and practice
Tác giả: Chaffey, Dave; Ellis-chadwick, Fiona; Johnston, Kevin; Mayer, Richard
Nhà XB: NXB Prentice Hall
Năm: 2006
[17]Philip Kotler, Kevin Lane Keller (2012), Marketing Management, NXB Prentice Hall Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Management
Tác giả: Philip Kotler, Kevin Lane Keller
Nhà XB: NXB Prentice Hall Internet
Năm: 2012
[19]www.vietravel.com.vn [20] www.saigon-tourist.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w