PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Đảng ta khẳng định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Trong công tác xây dựng Đảng thì củng cố, xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tổ chức cơ sở đảng là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là nơi nắm mọi tâm tư nguyện vọng và những yêu cầu chính đáng của nhân dân, thực hiện đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nông thôn mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng đã đưa ra phương hướng: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân của cán bộ, đảng viên. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố và không ngừng nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng”. Theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng như các nhiệm kỳ trước đó, để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên thì phải xác định dược vai trò vị trí của TCCSĐ. Trong tổ chức bộ máy của Đảng thì TCCSĐ có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa các cơ quan lãnh đạo của Đảng với quần chúng nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, trực tiếp tạo nguồn và phát triển đảng viên, đào tạo cán bộ các cấp cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Đảng chỉ vững mạnh khi được xây dựng trên nền tảng là các TCCSĐ trong sạch, vững mạnh. Vì thế, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng và trong công tác xây dựng Đảng, Đảng ta luôn coi việc xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho các TCCSĐ là một trong những nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng. Nghị quyết số 22NQTW Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên do Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Ðảng khóa X thảo luận và thông qua ngày 2 tháng 2 năm 2008. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu: “Kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên” đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã bổ sung và làm rõ hơn: “Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên”. Trong thời gian qua, quán triệt và thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, các cấp uỷ đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố TCCSĐ cấp xã, đạt được nhiều chuyển biến, tiến bộ: năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng cao, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, TCCSĐ cấp xã có nơi còn yếu kém, phương thức lãnh đạo và sinh hoạt còn lúng túng, có tình trạng vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ luật, kỷ cương. Một số cán bộ và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnh quan liêu, độc đoán chuyên quyền, cục bộ địa phương, kèn cựa địa vị, cá nhân chủ nghĩa còn nặng nề. Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, nhiều nơi còn là điểm nóng chưa được giải quyết dứt điểm. Sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của một bộ phận TCCSĐ cấp xã chưa theo kịp đòi hỏi của tình hình phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở. Số TCCSĐ cấp xã và số đảng viên yếu kém còn nhiều, công tác giáo dục rèn luyện, quản lý đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu, sự chuyển biến giữa các loại hình TCCSĐ chưa đều. Một số TCCSĐ cấp xã khi đứng trước điểm nóng về tranh chấp đất đai, những mâu thuẫn trong nội bộ nông dân không giải quyết được, TCCSĐ cấp xã ở huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh cũng nằm trong tình trạng chung đó. Vấn đề đặt ra nâng cao chất lượng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ cấp xã của Đảng bộ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nói riêng, về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống và tìm ra những giải pháp thích hợp, cụ thể để nâng cao chất lượng TCCSĐ cấp xã của đảng bộ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đáp ứng được trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn mới. Do đó, việc tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ cấp xã, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay. Xuất phát từ vị trí, vai trò của TCCSĐ cấp xã; từ thực tế công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế và xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của các chi, đảng bộ cơ sở của Đảng bộ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và là một cán bộ làm công tác xây dựng Đảng, tôi chọn đề tài: Chất lượng TCCSĐ cấp xã của Đảng bộ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh hiện nay làm luận văn cao học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CẤP XÃ CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CẤP XÃ CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN – KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
* Khái niệm tổ chức cơ sở đảng
Tổ chức là một khái niệm phức tạp, với mỗi lĩnh vực khoa học có cách tiếp cận riêng Nó được hiểu là cấu trúc tồn tại của sự vật, nơi mà các yếu tố nội tại cần có sự liên kết để tồn tại Tổ chức không chỉ là thuộc tính của sự vật mà còn là yếu tố cần thiết trong quá trình hoạt động, khi con người liên kết với nhau để đạt được mục tiêu chung mà cá nhân không thể tự mình thực hiện Sự tập hợp, bố trí, sắp xếp, phân công và phối hợp giữa con người tạo ra sức mạnh tổng hợp, như Lê-nin đã khẳng định: "tổ chức làm cho sức mạnh tăng lên gấp mười lần".
Tổ chức là sự liên kết giữa con người trong một quá trình xã hội nhất định, được hình thành dưới ảnh hưởng của các điều kiện khách quan và chủ quan Nội dung hoạt động của tổ chức quyết định hình thức của nó, bao gồm các yếu tố, hoạt động và mục tiêu cần đạt được Con người đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, thiết lập và vận hành tổ chức, do đó, tổ chức luôn mang dấu ấn chủ quan của con người Sự phối hợp và phân công giữa các thành viên trong tổ chức là cần thiết để đạt được các yêu cầu và tiêu chuẩn hoạt động Tổ chức chỉ có thể phát triển khi có sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, vì vậy cả hai yếu tố này cần được chú trọng trong việc xây dựng và tổ chức các quá trình xã hội.
Tổ chức là sức mạnh vật chất của Đảng, giúp những người cộng sản liên kết thành một đội ngũ vững chắc và có kỷ luật Khi chưa có tổ chức, họ chỉ có sự liên hệ về mặt tư tưởng Việc xây dựng Đảng về mặt tổ chức được coi là nhiệm vụ trung tâm của đảng cách mạng, nhờ đó mới có đủ sức mạnh để tiến hành cách mạng.
C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đưa ra những tư tưởng quan điểm về chi bộ (nay là TCCSĐ) Tư tưởng đó được thể hiện trong “Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản” khi mà các chi bộ được thành lập và hoạt động bí mật trong các hiệp hội công nhân, hai ông xác định các chi bộ là sợi dây liên lạc với BCH Trung ương là “chỗ dựa vững chắc và duy nhất của Đảng” Hai ông cho rằng: Chi bộ là cấp cơ sở trong tổ chức 4 cấp của Liên đoàn; để trở thành hội viên của Liên đoàn, ngoài các điều kiện cần còn nhất thiết phải được một chi bộ kết nạp; mỗi hội viên của Liên đoàn khi thay đổi chỗ ở đều phải khai báo trước đó với chủ tịch chi bộ của mình; chi bộ ít nhất là 3 và nhiều nhất là 30 hội viên của Liên đoàn sống trong cùng một địa phương; mỗi chi bộ bầu ra chủ tịch và phó chủ tịch.
V.I Lênin đã kế thừa và phát triển những tư tưởng trên trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tổ chức Lênin cho rằng “Chi bộ là nơi giáo dục, rèn luyện, phân công nhiệm vụ, quản lý, kiểm tra nâng cao chất lượng đảng viên, nhằm đảm bảo mọi đảng biên luôn xứng đáng là đại biểu tiên tiến của giai cấp công nhân”…[28, tr.108] Từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, Lênin càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng, vai trò củaTCCSĐ trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế - xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn quan tâm xây dựng các TCCSĐ Trong điều kiện hoạt động bí mật Đảng chú trọng phát triển các chi bộ cộng sản ở các khu công nghiệp đông công nhân, những vùng nông thôn, trong học viên, sinh viên và trí thức, nhằm tuyên truyền, cổ động quần chúng đấu tranh giành chính quyền Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn coi các TCCSĐ là tế bào của Đảng. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành qui định: “Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp ủy huyện) Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở); cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp ủy cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc Tổ chức cơ sở đảng thích hợp [22, tr.35, 36]. Điều lệ Đảng còn qui định cụ thể TCCSĐ dưới 30 đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc TCCSĐ có từ 30 đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ Những trường hợp lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ 30 đảng viên; lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn 30 đảng viên; lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở thì phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên đồng ý.
Theo quy định hiện hành, TCCSĐ bao gồm cả đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở, tùy thuộc vào số lượng đảng viên cũng như yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị.
Như vậy, TCCSĐ cấp xã của Đảng bộ huyện là những đảng bộ, chi bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn trực thuộc trực tiếp đảng bộ huyện.
TCCSĐ đóng vai trò là nền tảng và hạt nhân chính trị trong việc lãnh đạo các hoạt động của cơ quan, đơn vị Sự vững mạnh của các TCCSĐ không chỉ là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức mạnh toàn Đảng, mà còn phản ánh năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Do đó, việc nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ là yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ cách mạng, đồng thời giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên trở nên xuất sắc hơn.
“người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Ngay từ những ngày đầu của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của TCCSĐ như một bộ phận cấu thành thiết yếu của Đảng, đảm bảo sự thống nhất và vững chắc cho Đảng Điều lệ Liên đoàn của những người Cộng sản xác định rõ cơ cấu tổ chức, trong khi C.Mác và Ph.Ăngghen từ kinh nghiệm cuộc cách mạng 1848-1849 đã rút ra bài học về việc thành lập một tổ chức đảng riêng biệt, bí mật và công khai cho công nhân Mặc dù chưa sử dụng thuật ngữ TCCSĐ, tư tưởng của hai ông đã thể hiện vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong sự phát triển của Đảng.
V.I.Lênin trung thành kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen về Đảng trong quá trình xây dựng và lãnh đạo Đảng Bônsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Khi chuẩn bị thành lập Đảng dân chủ - xã hội Nga V.I Lênin đã chỉ rõ: "Xây dựng các tiểu tổ, các nhóm cộng tác trong công nhân công xưởng, nhà máy ở thành thị là nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách của những người dân chủ xã hội" [29, tr 557] V.I Lênin coi trọng TCCSĐ là nơi giáo dục, rèn luyện; phân công công tác, quản lý, sàng lọc đảng viên để họ luôn luôn là chiến sĩ tiên phong của giai cấp V.I Lênin đưa ra nguyên tắc mỗi đảng viên phải liên hệ chặt chẽ với Đảng bằng việc tự mình tham gia sinh hoạt và hoạt động trong một tổ chức của Đảng, là điều kiện cho mỗi đảng viên trau dồi tính chiến đấu và chấp hành tốt điều lệ của Đảng Thuật ngữ TCCSĐ được V.I Lênin chính thức dùng trong bài báo viết về "Cải tổ Đảng" [29, tr 108], Người chỉ rõ các chi bộ lúc ấy là TCCSĐ; V.I. Lênin coi các TCCSĐ là nền tảng của Đảng, nơi liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động, là hạt nhân chính trị của các tập thể lao động, giáo dục dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Sau Cách mạng tháng mười Nga, Đảng Bônsêvich Nga trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) vai trò của TCCSĐ càng quan trọng trong thời kỳ Đảng tập trung lãnh đạo kinh tế, Người cho rằng: "Phải đem sức lực, đem hết chú ý để tạo ra, để phát huy mọi tính chủ động lớn hơn ở cơ sở" [34, tr 279] Chỉ bằng con đường thực hiện nhiều biện pháp nâng cao vai trò của TCCSĐ thì những nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc xây dựng kinh tế mới thực hiện có hiệu quả trong thực tế Những tư tưởng, quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng và phát triển; đặc biệt về xây dựng TCCSĐ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam Trong hoạt động bí mật, Đảng ta chú trọng tổ chức và phát triển các chi bộ cộng sản ở các khu công nghiệp tập trung đông công nhân và trong học sinh, sinh viên, trí thức, để nhằm giáo dục, tuyên truyền quần chúng đứng lên cùng với Đảng đấu tranh giành chính quyền và TCCSĐ đã làm được điều ấy trong các thời kỳ cách mạng, xứng đáng với vai trò, vị trí đối với cách mạng Việt Nam Trong Đại hội lần thứ III của Đảng đã khẳng định: "Tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng" [7, tr.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của TCCSĐ trong việc xây dựng nội bộ và nâng cao chất lượng Đảng, đồng thời khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng và quần chúng Ông cho rằng, "Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt", điều này cho thấy sự cần thiết phải phát triển chi bộ vững mạnh để đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở.
TCCSĐ (tổ chức cơ sở đảng) là cầu nối quan trọng giữa Đảng và nhân dân, trực tiếp triển khai chính sách và giáo dục quần chúng Đảng khẳng định rằng chất lượng của TCCSĐ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả lãnh đạo cách mạng, với TCCSĐ là hạt nhân chính trị tại cơ sở Trong bối cảnh đổi mới, TCCSĐ cần nâng cao chất lượng hoạt động để thực hiện hiệu quả đường lối của Đảng và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là ở nông thôn, nơi mà nông dân chiếm đa số Đảng ta luôn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và tập trung vào việc đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ cấp xã Sự phát triển đồng bộ của địa phương phụ thuộc vào hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ cấp xã, do đó, việc nâng cao chất lượng các TCCSĐ là yêu cầu cấp bách trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
TCCSĐ có nhiều loại hình, nhưng đều có hai chức năng cơ bản:
Hạt nhân chính trị ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo các hoạt động và tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương Các tổ chức cơ sở đảng cần đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chủ trương của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước Mỗi tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) có trách nhiệm trở thành trung tâm lãnh đạo chính trị, tổ chức và đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
TCCSĐ thực hiện các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, bao gồm công tác tư tưởng, đảng viên, tổ chức – cán bộ, kiểm tra, giám sát và kỷ luật TCCSĐ có vai trò lãnh đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ và hoạt động cơ sở theo đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước Đồng thời, TCCSĐ lãnh đạo sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực chuyên môn, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Trong giai đoạn cách mạng mới, các đảng bộ cấp huyện cần nắm vững và vận dụng sáng tạo các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện địa phương, từ đó đề ra các giải pháp cho đảng bộ Đảng bộ cũng cần lãnh đạo xây dựng tổ chức chính quyền, quần chúng và các tổ chức kinh tế, xã hội, đồng thời kiểm tra thường xuyên hoạt động chính trị ở cơ sở để kịp thời biểu dương và phê phán Mục tiêu cuối cùng là phát triển nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa mới, nâng cao đời sống nhân dân và khơi dậy phong trào cách mạng Ngoài ra, việc xây dựng nội bộ Đảng nhằm nâng cao chất lượng và năng lực lãnh đạo cũng là nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.
Theo Điều 23, Điều lệ Đảng quy định TCCSĐ có năm nhiệm vụ chủ yếu sau:
Chấp hành nghiêm túc đường lối và chính sách của Đảng, cũng như pháp luật của Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng Đồng thời, các đảng bộ và chi bộ cần đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị rõ ràng và lãnh đạo thực hiện hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra.
CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CẤP XÃ CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN – QUAN NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1.2.1.1 Quan niệm về chất lượng
Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, phản ánh các thuộc tính và tính chất vốn có Khái niệm "chất lượng" thường được hiểu là yếu tố quyết định phẩm chất và giá trị của con người, sự vật hoặc sự việc Khi đề cập đến chất lượng, chúng ta thường xem xét hai vấn đề cơ bản.
Thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, giá trị, những đặc tính tạo nên cái bản chất của một con người, một sự vật, sự việc;
Những phẩm chất, đặc tính và giá trị của con người, sự vật hay sự việc cần phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong một thời gian và không gian nhất định Tuy nhiên, những yếu tố này có tính ổn định tương đối và có thể thay đổi do ảnh hưởng của các điều kiện chủ quan và khách quan.
Chất lượng của một con người được xác định bởi mức độ đạt được trong một thời gian và không gian cụ thể, phản ánh các tiêu chí như tốt hay xấu, cao hay thấp, và khả năng vượt qua yêu cầu Nó bao gồm tổng hợp các phẩm chất, giá trị, và thuộc tính đặc trưng, cũng như các hoạt động của cá nhân đó, tạo nên chất lượng con người.
Khi phân tích và đánh giá chất lượng của các sự vật, hiện tượng hay quá trình trong tự nhiên và xã hội, cần xem xét từng yếu tố và bộ phận cấu thành trong mối liên hệ biện chứng và tác động lẫn nhau Việc tuyệt đối hóa một yếu tố hay tách rời các bộ phận là không hợp lý Quá trình này yêu cầu phương pháp đánh giá cụ thể, không thể áp dụng một cách đơn giản hay duy nhất, đặc biệt trong việc nghiên cứu con người và hoạt động xã hội.
1.2.1.2 Quan niệm về chất lượng TCCSĐ
Chất lượng là một khái niệm quen thuộc nhưng chưa được định nghĩa thống nhất, có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào đối tượng sử dụng Mặc dù khái niệm này có thể thay đổi theo thời gian, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO trong dự thảo DIS 9000: 2000 đã định nghĩa chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của sản phẩm, hệ thống hay quy trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng:
Chất lượng là thuật ngữ phản ánh các thuộc tính số lượng và chất lượng, có mặt trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý, công tác, phục vụ và sản phẩm.
Trong định nghĩa, sự vật được mô tả qua các đặc tính đặc trưng như đặc tính vật chất, cảm quan từ ngũ quan, hành vi thể hiện qua lễ độ và chân thành, cũng như đặc tính thời gian thể hiện sự chính xác và đáng tin cậy, và đặc tính công năng như tốc độ của máy bay.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ cần đáp ứng yêu cầu và sở thích của khách hàng, bao gồm mẫu mã hàng hóa hấp dẫn, chất lượng phục vụ tận tâm và nhanh chóng, cùng với hiệu quả công việc cao Sự nhiệt tình và hăng hái trong công tác cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.
Chất lượng được định nghĩa thông qua các tính từ như kém, tốt hoặc ưu tú, phản ánh trình độ, năng lực và thái độ làm việc của một tổ chức chính trị, cụ thể là TCCSĐ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh rằng sức mạnh của Đảng phụ thuộc vào chất lượng của các chi bộ, và chi bộ tốt là kết quả của những đảng viên tốt Đảng viên là nhân tố chủ chốt và năng động nhất trong tổ chức đảng, với các chi bộ đóng vai trò là nền tảng và hạt nhân chính trị tại cơ sở, kết nối Đảng với quần chúng Do đó, việc xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào sự phát triển toàn diện của Đảng và thực hiện các mục tiêu cách mạng Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng đã xác định phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, đồng thời phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, nhằm nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Trong thời gian qua, việc sắp xếp tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) đã được triển khai quyết liệt, góp phần nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị và giảm chi ngân sách nhà nước Tính đến ngày 30-9-2020, toàn Đảng có 52.125 TCCSĐ, giảm 4.951 so với đầu nhiệm kỳ, nhưng số lượng đảng viên lại tăng lên 5.192.533 Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, một số nơi vẫn còn lúng túng trong việc kiện toàn và đổi mới phương thức hoạt động, dẫn đến sự chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao Do đó, cần rà soát, sửa đổi chức năng và nhiệm vụ của các TCCSĐ để phù hợp với tiến trình đổi mới của Đảng và hệ thống chính trị, đồng thời nghiên cứu cách tổ chức TCCSĐ cho các đơn vị đặc thù, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
TCCSĐ, bất kể loại hình cơ sở nào, đều giữ vai trò hạt nhân chính trị, kết nối Đảng với quần chúng TCCSĐ thực hiện các hoạt động xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, nhằm đưa đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống hiệu quả Mặc dù đã có quy chế và chương trình làm việc, một số cấp ủy chưa thực hiện nghiêm túc, dẫn đến vi phạm đáng tiếc Cần rà soát và thực hiện quy chế một cách nghiêm túc Đại hội XIII đã chỉ ra rằng năng lực lãnh đạo của một số TCCSĐ còn thấp, đặc biệt trong việc thực hiện nghị quyết và giải quyết vấn đề tại cơ sở Do đó, việc nâng cao chất lượng hoạt động của TCCSĐ, đặc biệt ở xã, phường, thị trấn, là cần thiết Cần đổi mới nội dung, hình thức hoạt động để vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, khắc phục tính hình thức Cấp ủy cần ra nghị quyết ngắn gọn, dễ hiểu và dễ triển khai, đồng thời tăng cường kiểm tra thực hiện quy chế để phát hiện và khắc phục những lỏng lẻo Các cấp ủy cũng cần xây dựng các đề án, chương trình cụ thể để củng cố TCCSĐ trong sạch, vững mạnh.
1.2.1.3 Quan niệm về chất lượng TCCSĐ cấp xã của đảng bộ huyện
Tổ chức cơ sở đảng cấp xã là hạt nhân chính trị chủ chốt trong việc lãnh đạo hoạt động của địa phương, cơ quan và đơn vị Sự vững mạnh của tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của toàn Đảng.
Hầu hết các TCCSĐ cấp xã của đảng bộ huyện đã nâng cao nhận thức và thực hiện tốt chức năng lãnh đạo chính trị tại cơ sở, quán triệt quan điểm "lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt" Việc gắn kết xây dựng tổ chức đảng với nhiệm vụ chính trị địa phương đã được chú trọng, đồng thời xây dựng quy chế làm việc của cấp uỷ và mối quan hệ giữa tổ chức đảng với các tổ chức chính trị ở cơ sở Đặc biệt, các TCCSĐ yếu kém đã được chỉ đạo củng cố, cùng với việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Năng lực lãnh đạo của các TCCSĐ cấp xã trong đảng bộ huyện đã được cải thiện, với nhiều chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng tổ chức đảng Chế độ sinh hoạt cấp ủy và chi bộ đã được thực hiện tốt hơn theo quy định của Điều lệ Đảng, cùng với việc thực hiện nguyên tắc tổ chức và chế độ tự phê bình, phê bình hiệu quả hơn Sức chiến đấu của các TCCSĐ và đảng viên được nâng cao, tư tưởng cán bộ, đảng viên ổn định, nội bộ đoàn kết và thống nhất Công tác kiểm tra, giám sát cũng được tăng cường, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.