còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹnăng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.Qua thực tế giảng dạy môn Vật lí ở trường THCS
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh yêu thích phần cơ học môn Vật lí.
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến (mã)/cấp học: Vật lí (04)/ THCS
3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2020 - 2021
4 Tác giả:
1
Trang 2BÁO CÁO SÁNG KIẾN Biện pháp giúp học sinh yêu thích phần cơ học môn Vật lí.
I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục nóichung và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường học nói riêng Vấn
đề này đã được đề cập nhiều lần trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong LuậtGiáo dục Đặc biệt văn bản số 242-TB/TW ngày 15/04/2009 thông báo kết luậncủa Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII,phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 chỉ rõ “ Tiếp tục đổimới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều Pháthuy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng líthuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh và giáo viên; gắn bó chặtchẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sảnxuất và đời sống”
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hóa họatđộng học tập của học sinh Đó là quá trình làm cho người học trở thành chủ thểtích cực trong hoạt động học tập của chính họ Phương pháp dạy học tích cực cómầm móng từ xa xưa Ngày nay, do những yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng sựphát triển kinh tề - xã hội của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đạihóa, PPDH tích cực cần được quan tâm thực hiện và trở thành phổ biến trongnhà trường của chúng ta Để phát huy tính tích cực của học sinh cần tạo điềukiện để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn,được phát biểu quan niện của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đangbàn luận,… được tham gia vào quá trình học tập để chiếm lĩnh tri thức
Trong thời đại ngày nay, do sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ,
sự gia tăng tốc độ, khối lượng tri thức, học sinh ngày càng tiếp cận với nhiềunguồn tri thức khác nhau, kiến thức đa dạng hơn, phong phú hơn và được cậpnhật liên tục Nếu ta không nắm được xu thế đó thì sẽ bị tụt hậu
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ mônnói riêng Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bêncạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của họcsinh có ý nghĩa hết sức quan trọng Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phảiđược tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ýthức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát tiển tối
ưu của giáo dục Cũng như học tập các bộ môn khác, học Vật lí lại càng pháttriển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà
Trang 3còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹnăng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Qua thực tế giảng dạy môn Vật lí ở trường THCS Nghĩa Minh trong nhiềunăm, tôi nhận thấy một số học sinh chưa chú ý đến môn học, coi môn Vật lí chỉ
là môn phụ, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy và học
Cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục, đồng thờibản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, tôi thấy điều quantrọng nhất trong dạy học là phải làm cho học sinh yêu thích, hào hứng với mônhọc Từ đó tôi tìm cách vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu quả sovới trước đây, chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt Xuất phát từ lí do trên,
tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh yêu thích phần cơ học môn Vật lí.” nhằm giúp học sinh hứng thú với môn Vật lí, đặc biệt là phần cơ
học Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở môn Vật lí của nhàtrường
II Mô tả giải pháp kỹ thuật
II.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
II.1.1 Đối với giáo viên:
a Thuận lợi:
Được sự quan tâm của nhà trường, phân công giảng dạy đúng chuyên môn,được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Phòng và Sở GDĐT tổ chức đểnâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy
Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng
Về cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa.Trường, lớp khang trang, thoáng mát, có phòng học bộ môn tạo điều kiện tốt choviệc học tập bộ môn Vật lí
b Khó khăn:
Do nhiều lý do nên giáo viên vẫn còn dạy theo lối truyền thống, truyềnthụ kiến thức theo lối một chiều, chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phươngpháp dạy học Một số giáo viên không tích cực đầu tư trong tiết dạy cũng nhưtrong công tác soạn giảng, dạy lý thuyết ít liên hệ với thực tiễn nên không gâyđược hứng thú cho học sinh
Tuy nhà trường đã có phòng học bộ môn nhưng đối với môn Vật lí đồdùng thí nghiệm bộ môn một phần quá cũ kỹ, một phần hư hỏng nên cũng phầnnào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn Vật lí
II.1.2 Đối với học sinh:
a Thuận lợi :
Trang 4Học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, các em rất thích tìm tòi và khám phá nhữngkiến thức khoa học tự nhiên, ta phải tận dụng đặc điểm này để kích thích các em
có hứng thú học tập, tạo cho các em khả năng chủ động, sáng tạo khi học tập
Do sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin nên việctham khảo, tra cứu, trao đổi kiến thức của học sinh cũng được thuận tiện hơn
b Khó khăn:
Trên thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều học sinh học tập môn Vật lí mộtcách thụ động, chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà không chịu tự rènluyện giải bài tập để nâng cao tư duy sáng tạo Nguyên nhân dẫn đến thực trạngtrên: Thường thì các em không thích cái gì là không tự tin khi làm nó Đối vớimôn Vật lí cũng vậy, rất nhiều em không thích học môn này nên chỉ học mangtính đối phó chứ không có đam mê tìm tòi, không chịu vận dụng kiến thức ứngdụng vào các hiện tượng trong thực tế và để làm bài tập
Thứ hai: Bản thân học sinh còn lơ là, nhiều học sinh không học bài cũ,không chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, chưa tập trung nghe giảng nên tiếpthu kiến thức chưa đầy đủ
Thứ ba: Qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy tinh thần đọc sách, tìm kiếmtài liệu liên quan đến môn Vật lý ở học sinh hầu như rất ít
Khi chưa áp dụng SKKN vào trong công tác giảng dạy bộ môn vật lí ở khối
6, 8 tôi tiến hành khảo sát thực trạng tại đơn vị như sau:
* Sự ham học bộ môn vật lý của học sinh khối 6, 8:
Tổng số
học sinh
Kết quả
Số em không yêu thích môn học
Số em xem đó như một môn học khô khan, khó tiếp thu
Số em yêu thích môn học
Từ kết quả khảo sát tôi nhận thấy số em không yêu thích môn Vật lý là rấtlớn chiếm 50%, số em xem đó như một môn học khô khan là 28,5% và số emthật sự yêu thích môn Vật lí là rất ít chiếm 21,5%
Từ thực trạng trên, muốn khắc phục được lối dạy học truyền thụ một chiều,đặt học sinh vào thế thụ động, không chịu suy nghĩ, sáng tạo, cũng như có thểgiúp học sinh yêu thích môn Vật lí , đặc biệt là phần cơ học, đó chính là lí do tôinghiên cứu đề tài này
Trang 5* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất nội dung các biện pháp đối với giáo viên và học sinh đểgiúp học sinh yêu thích phần cơ học môn Vật lí, nhằm nâng cao chất lượng dạy vàhọc môn Vật lí ở trường THCS Nghĩa Minh
II.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
II.2.1 Xây dựng cho học sinh lòng yêu thích môn Vật lí
Để xây dựng cho học sinh lòng yêu thích môn Vật lí thì tôi áp dụng các biệnpháp sau đây :
2.1.1 Tạo cho học sinh sự hứng thú, thú vị trong học tập môn Vật lí
Có hứng thú trong học tập thì mới có lòng yêu thích môn học Đây là mộttrong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này Bằng cách nào? Trước khivào học môn này ở phần mở đầu của chương trình học tôi thường nêu ý nghĩamôn học này Nêu các câu hỏi “ tại sao” rất gần gũi với cuộc sống thực tế củacác em ở đầu mỗi bài học
Ví dụ:
- Khi học bài Lực – Hai lực cân bằng ( Bài 6 - Vật lí 6) tôi đặt câu hỏi rấtgần gũi như như: Tại sao phải có gió thì diều mới bay được ?
Trang 6- Khi học bài Sự nổi (Bài 12 - Vật lí 8) tôi đưa tình huống: Con tàu bằng thépnặng hơn hòn bi thép, thế tại sao con tàu bằng thép lại nổi còn hòn bi thép thìchìm?
Hay khi học bài Đối lưu Bức xạ nhiệt ( Bài 23 Vật lí 8) tôi đặt câu hỏi như Tại sao máy bay thường sơn màu trắng mà không sơn màu đỏ hoặc màu đen ?
-Những câu hỏi “ Tại sao” trước những vấn đề, những tình huống như vậy
dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải, và nhưvậy dần dần các em sẽ tìm thấy những cái hay, yêu thích hơn môn học này
Trang 7Bên cạnh đó, các tiết thực hành tôi chia nhóm học sinh, rồi cho các nhómhọc sinh được tự chủ trong việc phân công người đi lấy dụng cụ thí nghiệm,người tiến hành thí nghiệm, người đọc kết quả, người ghi chép, nhóm nào làmxong trước thì cộng điểm nên các em tiến hành thí nghiệm rất nghiêm túc vàhiệu quả.
Các em học sinh trong tiết thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác – si – mét
(Vật lí 8)
Trang 8Các em học sinh hào hứng trong tiết học: Ròng rọc (Vật lí 6)
khi tự tay lắp ráp được thí nghiệm
- Mặt khác, qua từng tiết học, tôi hướng dẫn các em làm các thí nghiệm vui để rút
ra các kết luận của bài học, từ đó các em sẽ yêu thích môn học, cảm thấy thú vịvới môn học hơn
Ví dụ: Khi học bài áp suất khí quyển ( Vật lí 8) tôi chọn một thí nghiệm vui
từ quả trứng gà: Dụng cụ là 1 quả trứng gà đã luộc chín bóc vỏ, đặt lên miệngchai, làm thế nào để quả trứng lọt vào trong chai mà không bị vỡ nát, học sinhnghe sẽ rất hứng thú Tiến hành thí nghiệm, ta đốt một mẩu giấy bỏ vào trongchai, khi đốt nóng không khí trong chai, áp suất tăng lên Sau khi oxi bị đốt hết,lửa tắt, nhiệt độ trong chai hạ xuống, áp suất giảm Bây giờ áp suất ngoài chai đãlớn hơn áp suất trong chai, vậy nên nó đẩy quả trứng tuột vào trong chai, qua thínghiệm này học sinh hiểu được mọi vật đều chịu tác dụng của áp suất theo mọiphương một cách thật thú vị
Trang 9Thêm nữa, tôi đưa ra yêu cầu cho học sinh để học sinh tự tìm tòi cách làmthí nghiệm: Bằng các dụng cụ sau, hãy làm thí nghiệm chứng tỏ rằng bằng “ sứcmạnh của không khí ” có thể nâng được chiếc đĩa lên.Giải thích cách làm đó.Sau đó gọi học sinh lên làm thử, học sinh rất hào hứng thể hiện, tìm tòicách chinh phục thử thách, sau tiết học các em rất vui vẻ và thích thú.
Trang 10- Ngoài ra, tôi củng cố bài học cho học sinh thông qua việc yêu cầu học sinh tựlàm dụng cụ thay thế các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
Ví dụ như: Tự làm bình chia độ bằng cách dán băng giấy trắng dọc theochai nhựa ( hoặc cốc), dùng bơm tiêm bơm 5cm3 nước vào bình chia độ, đánhdấu mực nước và ghi 5cm3 vào băng giấy Tiếp tục làm như vậy và ghi 10cm3,15cm3… cho đến khi nước đầy bình chia độ
- Khi dạy đến bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau (Vật lí 8).Sau khi dạy xong phần máy nén thuỷ lực, tôi giao cho các nhóm học sinh về làm mô
Trang 11hình sản phẩm: Cầu nâng ô tô, bàn nâng xe máy, máy xúc cần cẩu, xe cần cẩumóc…Tiết sau các nhóm mang sản phẩm đến để trình diễn và thuyết trình Các
em tự chia nhau mua hoặc mượn nguyên liệu và dụng cụ như các ống tiêm loại10ml, ống tiêm loại 5ml( mới), các miếng gỗ có kích thước khác nhau, tấm tônmỏng, bìa giấy;ống nhựa truyền dịch( mới), súng bắn keo, vít, bu lông đai ốc,kéo, dây rít…
Sau đó giáo viên chọn những sản phẩm đẹp để các em mang đi trưng bàysản phẩm STEM ở hội thi Khoa học kĩ thuật và ngày hội STEM cụm 1 Các emđược đứng trên sân khấu thuyết trình về sản phẩm, nâng cao các kĩ năng mềm vàhào hứng hơn đối với môn học
Trang 12Như vậy, với ý tưởng thiết kế bài dạy của tôi tuy là đơn giản nhưng xuyênsuốt bài học từ phần đặt vấn đề, tìm các thí nghiệm vui để hướng học sinh đi đếnkết luận tìm ra kiến thức mới hay ý tưởng củng cố bài học như trên đã xóa bỏ điquan niệm của học sinh về môn Vật lí là môn học khô khan mà ngược lại các emthấy thú vị, thích thú và đầy tính hấp dẫn, từ đó các em sẽ hứng thú hơn vớinhững kiến thức Vật lí.
2.1.2 Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị một tiết học Vật lí.
Bất cứ việc gì chuẩn bị trước thì cơ hội thành công cũng sẽ cao hơn, việchọc tập cũng không ngoại lệ Chuẩn bị bài trước khi đi học không chỉ giúp xâydựng những khái niệm ban đầu về nội dung cần học mà còn có thể tìm ra nhữngnghi vấn và chỗ khó trước, sau đó tới hỏi giáo viên, ngoài ra còn hình thànhmạch tư duy hoàn chỉnh khi lên lớp tìm ra những chỗ thiếu bổ sung, củng cố,tăng cường sự hiểu biết
Như vậy, từ việc chuẩn bị bài trước ở nhà sẽ giúp học sinh nắm sơ bộ kiếnthức, khi giáo viên giảng học sinh sẽ nhanh hiểu bài, một khi học sinh đã hiểubài thì sẽ rất hứng thú trong học tập
Hoạt động hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà được tôi thực hiệncuối mỗi tiết học Tôi giao nhiệm vụ càng cụ thể, chi tiết nên hoạt động trướctiết học của HS càng đạt kết quả, việc chuẩn bị cho tiết học càng chu đáo, đảmbảo sự thành công ở mức cao
Tôi hướng dẫn cho học sinh một số bước chuẩn bị trước chi tiết học như :Hướng dẫn học sinh dành thời gian đọc bài mới một lượt, sau đó học sinhđánh dấu vào những kiến thức trọng tâm, ghi những thắc mắc, khó hiểu để khilên lớp có thể lắng nghe giáo viên kĩ hơn và sẵn sàng đưa ra những câu hỏi đểđược cô giải đáp
Đọc và nghiên cứu trước bài học trong SGK ở nhà tạo cho học sinh tiếpthu nhanh hơn và nắm bài kỹ hơn Nhưng điều này không phải học sinh nàocũng nghiêm túc thực hiện được vì nó đòi hỏi học sinh phải có thói quen chuẩn
bị trước bài học và xem đó là việc làm cần thiết, và điều này tôi phải hình thànhcho các em ngay từ lớp sáu hoặc ngay đầu năm học
Ngoài ra, tôi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà thông qua việcyêu cầu học sinh tự làm dụng cụ thay thế các dụng cụ trong phòng thí nghiệm
-Trước khi dạy bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau (Vật lí 8).Tôi yêu cầu các em tự làm bình thông nhau ở nhà trước khi tiết học diễn ra.Các em đã hoàn thành tốt yêu cầu của giáo viên và mang đến lớp những sảnphẩm rất đẹp mắt
Trang 13Trước khi học bài áp suất khí quyển ( Vật lí 8) tôi yêu cầu các em chuẩn bịmột số vật dụng mang đến lớp để phục vụ cho tiết học như vỏ hộp sữa tươi,bình xịt nước, miếng hít tường, ống thuốc bổ bằng thuỷ tinh
-Miếng hít tường Ống thuốc bổ
Trang 143
5 6
1 3 5
2 4 6
2.1.3 Giới thiệu cho học sinh sách báo, tài liệu có liên quan hoặc giới thiệu về các nhàVật lí nổi tiếng liên quan đến bài học.
Tôi nghiên cứu trước và giới thiệu cho học sinh cách tìm hiểu sách thamkhảo, các tài liệu có liên quan, nếu em nào không có điều kiện mua thì có thểmượn thư viện nhà trường như: Bộ sách bổ trợ kiến thức Chìa khóa vàng Vật lícủa tác giả Dương Quốc Anh, Bộ sách Vật lí vui ( quyển 1, quyển 2) của tác giảPhan Tất Đắc, Sổ tay Toán – Lí – Hóa Trung học Cơ sở của Phan Thanh Quang,
Bộ bài tập trắc nghiệm Vật lí 6,7,8,9 của Ngô Phước Đức… Đồng thời có thểkhuyến khích học sinh nào tìm và giải thích được một số hiện tượng liên quanđến bài học trình bày trước lớp có phần thưởng hoặc cho điểm trước lớp
Tôi tìm hiểu thêm về cuộc đời nghiên cứu của các nhà bác học có liên quanđến kiến thức trong bài và kể cho học sinh nghe trong những tiết học có liênquan đến nhà bác học đó Ví dụ như :
- Ở lớp 6 khi dạy bài “ Đòn bẩy”, tôi giới thiệu sơ nét về Ac-si-met và câu nói nổitiếng của ông “ Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng bổng Trái Đất lên”; hoặckhi dạy bài: “ Trọng lượng”, tôi kể thông tin về Newton, về chuyện quả táo rớttrúng đầu ông…
- Ở lớp 8 khi dạy bài “ Áp suất khí quyển”, tôi kể về To-ri-xen-li và việc chế tạokhí áp kế liên quan đến việc dự báo thời tiết trong cuộc sống
- Hoặc khi dạy bài Lực đẩy Ac-si-met, tôi cho học sinh chơi trò chơi để lật bứctranh nhà bác học Ac-si-met và kể câu chuyện của ông về việc phát hiện ra lựcđẩy của chất lỏng lên các vật nhúng chìm trong đó khi ông đang nằm trong bồntắm với câu nói nổi tiếng: Ơ-rê-ca! Ơ-rê-ca!
Tôi đã thực hiện biện pháp này và nhận thấy rằng sau khi kết thúc mỗi câu chuyện học sinh rất thích thú, vui vẻ và rất có hứng thú với kiến thức Vật lí