2. Mục đích, yêu cầu
3.4.2. Kiến trúc cảnh quan các công trình trong khu dân cư
a. Công trình y tế
Trên địa bàn huyện có Bệnh viện đa khoa huyện đóng tại thị trấn Nga Sơn, đáp ứng đủ nhu cầu khám chưa bệnh cho nhân dân trong vùng và các vùng phụ cận. Cơ sở vật chất của các cơ sở được đầu tư khang trang và hiện đại bao gồm nhiều dãy nhà cao tầng, phòng bệnh, giường bệnh, các trang thiết bị khám chưa bệnh tương đối đầy đủ.
Đối với tuyến cơ sở 100% số xã, thị trấn có trạm y tế, tổng số giường bệnh của tuyến xã 128 giường. Hệ thống các công trình y tế đã được xây dựng kiên cố theo kiến trúc xây dựng đối với công trình sự nghiệp theo quy định của Nhà nước là nhà mái bằng, không còn xã nào trong huyện có trạm y tế là nhà cấp 4.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85
b. Công trình giáo dục
Hiện nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường trung học cơ sở, trường tiểu học. Trong đó 28/28 xã, thị trấn có trường cao tầng. Toàn huyện có 4 trường trung học phổ thông và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề.
Hệ thống giáo dục gồm 28 trường Mầm non với 170 lớp, 28 trường Tiểu học với 405 lớp và 11.131 học sinh; 28 trường Trung học cơ sở với 311 lớp và 10.850 học sinh; 4 trường Trung học phổ thông với 136 lớp và 6.436 học sinh; 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề. Hiện có 28/28 xã, thị trấn có trường học cao tầng và kiên cố, tỷ lệ phòng học kiên cố hơn 74 %.
Các khối học có những bước phát triển vững chắc về số lượng và chất lượng. - Khối Mầm non: Có 28 trường học với 170 lớp.
- Khối Tiểu học: Có 28 trường tiểu học với 405 lớp, số phòng học kiên cố đạt trên 100%.
- Khối Trung học cơ sở: Toàn huyện có 28 trường trung học cơ sở với 311 lớp. 100% phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Trên 85% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông.
- Khối Trung học phổ thông: với 136 lớp và 100% phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề: Có 65 lớpvới hơn 1500 học sinh, các phòng cũng đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86
c. Công trình văn hoá thông tin
- Phong trào xây dựng làng văn hoá, xây dựng quy ước, nếp sống văn hoá - văn minh đã được xúc tiến một cách mạnh mẽ. Do vậy các thủ tục văn hoá trong lễ cưới, lễ tang… các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi. Các di tích văn hoá được giữ gìn tôn tạo. Tính đến 2013 toàn huyện đã có120 làng văn hoá, tỷ lệ được công nhận gia đình văn hoá đạt gần 70%. Tuy vậy, trung tâm văn hóa thể thao của các xã và thị trấn chưa chú ý xây dựng đã hạn chế nhiều đến phong trào. Hệ thống thư viện của huyện, xã được duy trì nhưng hoạt động chưa đi vào chiều sâu. Hiện tại có thư viện tại trung tâm huyện hoạt động tốt với gần 2000 đầu sách và 24 loại báo tạp chí nhằm cung cấp những thông tin kinh tế - xã hội nâng cao nhận thức và phục vụ giải trí cho nhân dân.
- Hệ thống truyền thanh đã được tăng cường, phát thanh được phủ sóng toàn huyện, 28 xã, thị trấn có đài truyền thanh. 100% số xã, thị trấn có báo đọc hàng ngày. Toàn huyện được phủ sóng truyền hình và 98% số hộ có máy thu hình, nhân dân được tiếp cận nhanh với thông tin, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao. Các xã đều có đội thông tin lưu động là lực lượng xung kích truyền thông tin đến mọi vùng trong huyện.
- Hệ thống bưu chính viễn thông: Hiện tại Nga Sơn có 1 trung tâm bưu điện huyện đã được phủ sóng vô tuyến viễn thông; các xã có trung tâm bưu điện văn hoá phục vụ thông tin, sách báo cho nhân dân.
Tuy vậy, để nâng cao hiệu quả truyền tải thông tin trong những năm tới huyện cần phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất về truyền thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87
d. Công trình thể thao
Huyện có một sân vận động trung tâm với diện tích 1,2 ha, hầu hết các xã có sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… phong trào luyện tập thể dục thể thao được phát triển rộng khắp và đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia luyện tập. Tuy vậy, cơ sở vật chất còn thô sơ, muốn nâng cao tỷ lệ số người tập luyện, việc tăng cường đầu tư là cần thiết.
e. Năng lượng
Đến nay toàn huyện có 60 trạm tiêu thụ với tổng dung lượng 16000KVA, bình quân mỗi xã có trên 2 trạm biến áp tiêu thụ.
Cung cấp điện:
Từ năm 1995 đến nay 27 xã và thị trấn huyện Nga Sơn đã có điện, 100% số hộ trong huyện được sử dụng điện. Điện năng tiêu thụ hàng năm trên địa bàn tăng từ 15 - 16%. Điện năng cung cấp chủ yếu phục vụ sinh hoạt đời sống. Hiện nay điện năng dùng vào phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn ở tỷ lệ thấp.
g. Đường giao thông
- Đường bộ: Đến năm 2013 toàn huyện có 20km Quốc lộ đi qua đã đựơc rải nhựa. Tỉnh lộ 13 gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 37,5 km; đường huyện 17 tuyến với tổng chiều dài 81,96 km, kết cấu mặt đường các tuyến tỉnh, huyện mới được láng nhựa. Hệ thống đường liên xã (bao gồm cả giao thông nông thôn) chiều dài 641,2 km và còn hàng trăm tuyến đường thôn, xóm.. Hệ thống đường giao thông nông thôn do xã quản lý cơ bản là đường loại A, loại B mặt đường đá răm, cấp phối, đường đất chiếm tỷ lệ cao (75,8% ).
Đến nay 100% số xã có đường ô tô qua lại thuận tiện, hệ thống giao thông của huyện đạt chỉ số đường cao 4,13 km/km2; Chất lượng đường cũng cao hơn so với nhiều huyện khác trong tỉnh: toàn huyện có 139,46 km đường được rải nhựa, 750 km đường bê tông xi măng, trên 150 km đường đá dăm cấp phối, còn lại là đường đất. Giao thông liên thôn, liên xã khá hoàn thiện. Hệ thống cầu, cống trên các trục giao thông chính đảm bảo thông tuyến.
- Đường thuỷ nội địa: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến sông kênh đi qua với tổng chiều dài 55 km gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 + Kênh Nga (từ ngã ba Chế Thôn đến ngã ba Chính Đại), chiều dài 25km và nối tiếp với kênh Yên Mô (Ninh Bình) để ra các tỉnh phía Bắc.
+ Sông Lèn (từ ngã ba Tế Thôn đến cửa Lạch Sung) chiều dài 15 km. + Sông Càn (từ ngã ba Chính Đại đến cửa Sông Càn) chiều dài 15 km. Các tuyến giao thông đường thuỷ thuận tiện cho các phương tiện giao thông đường thuỷ đi qua. Tuy nhiên về mùa kiệt luồng lạch không ổn định nên phần nào ảnh hưởng tới các phương tiện có trọng tải lớn đi qua.
Tóm lại, giao thông đã được đầu tư nâng cấp thành một mạng hoàn chỉnh, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã với các huyện bạn.
Hình 3.7. Hệ thống giao thông trong huyện quốc lộ 10 và đường liên xã
f. Đánh giá chung về kiến trúc cảnh quan
* Những mặt tích cực
- Cơ cấu sử dụng đất trong khu dân cư đã có sự thay đổi rõ nét trong những năm vừa qua, tăng dần diện tích đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của nhân dân.
- Kiến trúc cảnh quan nhà ở và các công trình công cộng phát triển đa dạng và phong phú, tạo bộ mặt mới cho điểm dân cư theo hướng đô thị hoá.
- Nhiều công trình vui chơi, giải trí như sân vận động, nhà văn hoá, danh lam thắng cảnh… được xây dựng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Các yếu tố về văn hoá – xã hội – môi trường đã từng bước được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ đời sống sinh hoạt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 * Những mặt tồn tại
- Kiến trúc nhà ở đa dạng nhưng còn lộn xộn, các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng của các công trình cũ không phù hợp với quy định hiện nay.
- Nhà ở của người dân chủ yếu làm từ nguồn vốn tự có, các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ khác không nhiều.
- Chất lượng công trình công cộng chưa cao, mật độ xây dựng và tầng cao trung bình thấp, gây lãng phí đất.
- Chưa có sự quản lý cao của chính quyền điạ phương, mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, xây dựng còn hạn chế.