Giải pháp huy động đa nguồn vốn nhằm nâng cao năng lực đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 (Trang 61)

triển hạ tầng hệ thống cảng biển

3.2.2.1. Quan điểm của Chính phủ và thị trường huy động vốn:

Chính phủ đã khẳng định cơ sở hạ tầng cảng biển là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tại hội nghị lần thứ tư Ban chấp hàng Trung Uơng Đảng khoá X đã nêu rõ: “Đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, với chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn liền với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.” Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của toàn quốc. Với mục tiêu này, ngoài việc tiếp tục thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, thúc đẩy quá trình giải ngân nguồn vốn ODA thì tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế khác cũng là một trong các sự lựa chọn ưu tiên của Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ đã và đang nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

về môi trường chính sách cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia quá trình đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển.

Hiện nay, nhu cầu vay vốn đầu tư phục vụ cho các dự án xây dựng cảng của các doanh nghiệp liên doanh là rất lớn. Tuy nhiên, quy định của hệ thống ngân hàng thương mại chỉ cho vay với tỷ lệ nhất định, khiến các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn đối ứng. Trong giai đoạn 2012 – 2020 và những năm tiếp theo, nhu cầu vốn đầu tư để phục vụ các kế hoạch đầu tư, phát triển mang tính đột phá của hệ thống cảng biển Việt Nam rất cao. Do sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng ưu đãi tương đối khó khăn, gặp nhiều hạn chế nên để đáp ứng được yêu cầu về lượng vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cần xác định phải có sự thay đổi mạnh mẽ và đa dạng với nhiều phương án huy động vốn; với những khả năng, giải pháp huy động vốn như sau:

− Tiến hành vay vốn của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước phục vụ cho chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển, song cần có mức lãi suất hợp lý.

− Hướng tới thị trường vốn quốc tế thông qua các nhà đầu tư tài chính quốc tế và vay vốn các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, do tình hình kinh tế Việt Nam có chiều hướng ổn định dần, phát triển khả quan và có nhiều triển vọng trong tương lai; và trái phiếu chính phủ của Việt Nam đã được phát hành thành công, sau đó được giao dịch rất tốt trên thị trường thứ cấp đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và tổ chức tài chính quốc tế lớn, khiến họ chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và cam kết cho vay các khoản tín dụng lớn đối với Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là điều kiện thuận lợi để có thể huy động nguồn vốn dài hạn với lãi suất hấp dẫn phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển của mình.

− Có thể thông qua nguồn vốn Chính phủ phát hành trực tiếp từ trái phiếu quốc tế, cho vay lại trái phiếu công ty do các doanh nghiệp tự phát hành. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm huy động vốn đầu tư, giảm sức ép về cung ứng từ vốn từ hệ thống tài chính ngân hàng, và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

− Cổ phần hoá các doanh nghiệp cảng nhỏ bé nhằm huy động vốn đầu tư từ các cảng lớn hơn hoặc các tổ chức, cá nhân quan tâm. Doanh nghiệp cổ phần hoá không chỉ có thể huy động được nguồn vốn lớn từ xã hội; mà còn cùng với việc

SV: Lê Đào Lệ Linh

Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

thay đổi cách thức quản lý doanh nghiệp, thay đổi kỹ thuật công nghệ theo chiều hướng tích cực, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ đạt tương đối cao.

− Hiện đại hoá máy móc thiết bị bốc dỡ thông qua hình thức thuê mua tài chính đối với trang thiết bị bốc xếp tại các cảng biển. Cho thuê tài chính thực sự là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn được đánh giá cao, nhờ có khả năng tạo điều kiện thu hút vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.

− Tiến hành liên doanh để đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng với các hãng tàu, tập đoàn khai thác lớn trên thế giới (như tập đoàn SSA, hay PSA…).

− Các doanh nghiệp cảng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để giữ ổn định giá cước, nhằm đảm bảo lợi ích cho chính bản thân mình khi kinh doanh có lãi. Đồng thời, tăng cường hợp tác, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh làm tăng tính liên kết của toàn hệ thống cảng biển Việt Nam dưới các hình thức như hỗ trợ về phương tiện thiết bị; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý; hợp tác kinh doanh…

− Trong thời gian sắp tới, vốn ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung đầu tư cho các công trình công cộng như luồng lạch ra vào cảng, đê chắn cát, đê chắn sóng, công trình chỉnh trị ổn định luồng chạy tàu... Cầu bến chủ yếu sẽ kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển tự mình huy động vốn đầu tư theo các hình thức như công ty liên doanh, công ty cổ phần… (theo quy định hiện hành).

3.2.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý

Hệ thống pháp luật liên quan tới đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là cảng biển, đang được củng cố và ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thời gian qua, nhiều luật và quy định liên quan trực tiếp đến đầu tư xây dựng đã được Quốc hội và Chính phủ Việt Nam xem xét ban hành như: Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai... đi kèm theo là các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các luật trên, trong đó điển hình là Nghị định 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO. Trong đó, nghị định này quy định rõ lĩnh vực cảng biển, cảng sông, bến phà là lĩnh vực cơ sở hạ tầng được đặc biệt khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT.

Ngoài ra, Chính phủ luôn tăng cường sự minh bạch của các dự án kêu gọi đầu tư, sao cho sát với thực tế, tránh những tồn tại hay bất cập không đáng có. Nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận với các cơ hội đầu tư trong

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Chính phủ, các cơ quan từ trung ương đến địa phương đã và đang tiến hành xây dựng nhiều danh mục dự án kêu gọi đầu tư, cố gắng hết sức để cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cơ bản về các dự án này.

3.2.2.3. Liên quan đến chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ

Trước mắt, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất (hay tiền thuê đất), và các hình thức hỗ trợ khác nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó có cơ sở hạ tầng cảng biển (tuỳ theo quy mô, tính chất, hình thức đầu tư,... ).

− Về thuế thu nhập doanh nghiệp: doanh nghiệp tiến hành đầu tư theo các hình thức BOT, BTO trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% trong toàn bộ khoảng thời gian thực hiện dự án, được miễn thuế trong 4 năm, và giảm 50% thuế trong vòng 9 năm tiếp theo. Đối với nhà đầu tư BT, việc ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án do nhà đầu tư thực hiện nhằm thu hồi vốn đã đầu tư vào công trình BT được áp dụng như trên, hoặc tuân theo thoả thuận trong Hợp đồng BT phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan, có tính đến thời gian thu hồi vốn của công trình BT và khả năng thu lợi nhuận của dự án khác.

− Về thuế xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp và nhà thầu phụ được miễn thuế nhập khẩu khi thực hiện dự án dựa trên các quy định của pháp luật có liên quan.

− Về ưu đãi tiền sử dụng đất, hay tiền thuê đất: Doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ khoảng thời gian thực hiện dự án.

− Về chính sách ngoại hối ngân hàng: Doanh nghiệp được mua bán ngoại tệ tại hệ thống các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai. Đối với những dự án trọng điểm, quan trọng, Nhà nước sẽ đảm bảo cân đối đủ ngoại tệ cho doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp FDI được quyền thế chấp giá trị tài sản, giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam để vay vốn.

− Về chính sách lao động: doanh nghiệp có quyền trực tiếp tuyển dụng lao động và tự thỏa thuận về mức lương cụ thể với người lao động, dựa trên cơ sở mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành.

SV: Lê Đào Lệ Linh

Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

− Về các hỗ trợ khác của Chính phủ trong chính sách xúc tiến phát triển kết cấu hạ tầng: Trong các dự án kết cấu hạ tầng, mặt bằng dự án sẽ được chuyển giao cho các nhà đầu tư sau khi đã được giải phóng hoặc hỗ trợ chi phí phát sinh cho việc giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư. Hỗ trợ phí sö dụng trong những vùng có điều kiện khó khăn đối với nhà đầu tư để rút vốn. Hỗ trợ các chi phí liên quan tới việc thiết kế, khảo sát và tiến hành nghiên cưu khả thi dự án.

Mặc dù vậy, với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như trong nước vào Việt nam nói chung và cảng biển nói riêng đang giảm sút đáng kể. Đây là vấn đề cần đặt ra đối với Chính phủ trong việc tiếp tục đẩy mạnh các chính sách khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam không chỉ đối với vấn đề về thuế còn đồng bộ với các chính sách về giải phóng mặt bằng, sử dụng quỹ đất….

3.2.2.4. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư

Ngoài việc khuyến khích đầu tư thông qua các chính sách ưu đãi liên qua đến các hình thức BT, BOT, hay BTO, cần nghiên cứu và triển khai các mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP) khác theo Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Mô hình đầu tư PPP (Public - Private Partner) là hợp tác công – tư, mà trong đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.

Thuận lợi: Sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu

quả của khu vực tư nhân. Buộc khu vực công cộng ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích (thay vì các yếu tố đầu vào). Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho dự án. Rủi ro được chia sẻ giữa những đối tác khác nhau. Chắc chắn về nguồn vốn, hay ngân sách có thể sử dụng. Những nhà cung cấp tư nhân có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp dịch vụ. Trong mô hình sáng kiến tài chính tư nhân (PFI), khu vực công cộng chỉ thanh toán khi dịch vụ đã được cung cấp.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

Hạn chế:PPP ngụ ý việc khu vực công cộng mất quyền kiểm soát quản lý, vì vậy khó có thể chấp nhận trên góc độ chính trị. Liệu khu vực công có đủ năng lực và kỹ năng để áp dụng mô hình PPP và thiết lập môi trường pháp lý để khuyến khích một cách hợp lý không? Hay liệu khu vực tư nhân có đủ năng lực chuyên môn để đảm bảo thực hiện tốt dự án hay không? Không thể chuyển giao rủi ro tuyệt đối. Bên cạnh đó, việc mua sắm có thể tốn nhiều thời gian và chi phí.

3.2.2.5. Tăng cường xúc tiến đầu tư

Trong suốt khoảng thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư đã được quan tâm và chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Song trên thực tế, hiệu quả xúc tiến đầu tư vẫn còn rất hạn chế. Trong thời gian tới, công tác vận động xúc tiến đầu tư có nhiệm vụ quan trọng là đón đầu các xu hướng phát triển và sự dịch chuyển của các nguồn vốn giữa các nền kinh tế.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (dù là trực tiếp hay gián tiếp) vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ ngày càng khó khăn, và có thể sẽ vẫn tiếp tục xu hướng giảm dần; bởi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và thế giới vẫn đang vật lộn để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, cần tập trung cho việc tăng cường sự gắn kết giữa công tác xúc tiến đầu tư với xúc tiến các hoạt động khác như thương mại, du lịch và ngoại giao, tạo sự phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược xúc tiến đầu tư quốc gia.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w