1. Những kết quả đạt được
Biểu 8 :
BIỂU ĐỒ PHẢN ÁNH SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
0 100000 200000 300000 400000 500000 1997 1998 1999 2000 Tr.đ Năm
* Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không ngừng tăng trưởng, an toàn và hiệu quả.
Mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh là hoạt động mới còn gặp nhiều khó khăn trở ngại trong những bước đi đầu tiên, song cho đến nay đã tỏ rõ tính tích cực và phát huy hiệu quả rõ rệt. Tính đến cuối quý I/2001 số dư bảo lãnh đạt459.544 triệu VND, tăng 7,3 lần so với cùng kỳ năm 2000 (337.685 triệu VND). Doanh số bảo lãnh gia tăng đáng kể. Năm 1996 là 363.479 triệu VND, năm 1997 có giảm đi với doanh số 133.611 triệu và sang đến năm 2000 thì doanh số đã đạt là 428.triệu VND.
Số doanh nghiệp liên hệ mở bảo lãnh tăng dần, từ 39 doanh nghiệp năm 1996 55 doanh nghiệp năm 1998 và đến năm 2000 là 93 doanh nghiệp. Mặc dù có sự tăng lên như thế, nhưng cho đến nay với bảo lãnh trong nước chưa có trường hợp nào ngân hàng phải áp dụng cho vay bắt buộc hoặc trả thay cho doanh nghiệp. Riêng đối với bảo lãnh L/c trả chậm vay vốn nước ngoài cho công ty gốm Hữu Hưng thì ngân hàng thì ngân hàng chỉ cho vay một lần duy nhất để trả nợ cho nước ngoài. Đến nay ngân hàng đã giúp đỡ công ty tháo gỡ khó khăn, từng bước đi và hoạt động ổn định, các khoản nợ, thanh toán cho ngân hàng đều được công ty trả nợ đúng hạn.
Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đã góp phần thúc đẩy nghiệp vụ cho vay,thanh toán, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoía phát triển, tạo nguồn vốn cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Giúp cho các nhà thầu có cơ hội yên tâm đầu tư vào Việt Nam và tạo điều kiện cho các doang nghiẹep Việt Nam vay vốn để cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, khai thác tài nguyên cho đất nước, đặc biệt tạo công ăn việc làm cho người lao động.
*Cơ cấu bảo lãnh phát triển vững chắc theo chiều hướng đa dạng hoá nghiệp vụ và sản phẩm dịch vụ Ngân hàng:
Với mục tiêu đa dạng hoá mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, mở rộng và phát triển các hoạt động khác, giúp Ngân hàng hoà nhập vào nền kinh tế thị trường nhằm thoả mãn tốt nhất các nhu cầ của khách hàng, nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Để đáp ứng tốt nhất cho mọi khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng của mình thực hiện tốt chiến lược sản xuất kinh doanh, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình đẩy mạnh hình thức bảo lãnh trung, dài hạn song song với việc cân đối và tăng cường loại bảo lãnh ngắn hạn. Chính vì vậy trong những năm vừa qua các món bảo lãnh trung, dài hạn trong nước chiếm tỷ trọng tương đối cao, từ 35 - 40% trong tổng số bảo lãnh trong nước.
Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ vay vốn nước ngoài, bảo lãnh trong nước cũng phát triển mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2000, doanh số bảo lãnh đạt 428.000 triệu VNĐ với tất cả các loại bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thuế, bảo lãnh bảo hành v.v... Trong đó có cả các loại bảo lãnh khác là bảo lãnh miễn thế chấp, bảo lãnh ký quỹ theo chỉ đạo của Chính phủ cho một số đơn vị làm cầu đường, cảng thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Ngoài ra từ trước tới nay, tỷ trọng các món bảo lãnh trong các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chiếm vị trí chiến lược trong nền kinh tế luôn được duy trì ở mức cao từ 95 - 98% trong tổng doanh số bảo lãnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn quan tâm, chú trọng đến việc gia tăng tỷ trọng bảo lãnh cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đi đúng theo định hướng về cơ cấu phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, đa dạng hoá các loại dịch vụ và đa dạng hoá các thành phần khách hàng.
*Hoạt động bảo lãnh góp phần nâng cao lợi nhuận, uy tín cũng như vị thế cạnh tranh của NHCT Ba Đình trong thị trường trong nước và ngoài nước.
Trong quá trình bảo lãnh mà không xảy ra rủi ro (tức là phải thanh toán thay cho doanh nghiệp được bảo lãnh hay không thu hồi được khoản nợ cho vay bắt buộc dẫn đến phát mại tài sản...) thì với khoản phí thu được tính trên số tiền được bảo lãnh (hiện nay NHCT Việt Nam quy định không quá 2%/năm) là một
khoản lợi nhuận tương đối lớn. Khác với tín dụng, chi phí đầu vào cho khoản bảo lãnh là không phát sinh, hay nếu đứng trên quan điểm của tín dụng và coi chi phí bảo lãnh là lãi suất đầu ra thì ngân hàng thu được một khoản lãi suất chênh lệch là gần 2%/năm. Ngoài ra, ngay cả khoản trích lập quỹ bảo lãnh của ngân hàng cũng được gián tiếp thực hiện thông qua việc ký quỹ của khách hàng (tối thiểu bằng 5% giá trị món bảo lãnh). Chính vì vậy, hoạt động bảo lãnh trong thời gian qua đã đóng góp không nhỏ đối với toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình thông qua khoản thu nhập từ hoạt động bảo lãnh (Phí bảo lãnh ngân hàng thu được qua mỗi năm là gần 2 tỷ VND).
Bên cạnh đó qua việc thựchiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết của mình trong bảo lãnh, NHCT Ba Đình đã tạo dựng được niềm tin vững chắc đối với các khách hàng trong và ngoài nước, củng cố uy tín hoạt động kinh doanh của mình, điều này không chỉ tác động riêng với hoạt động bảo lãnh mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển của ngân hàng trong thời gian dài.
2. Những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu ở trên của nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT Ba Đình, hoạt độngbảo lãnh của ngân hàng đang vấp phải một số vấn đề đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là:
* Hoạt đông bảo lãnh trong nước vẫn chưa thể đáp ứng tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Sở dĩ có vấn đề tồn tại này là vì bảo lãnh là một nghiệp vụ còn rất mới mẻ đối với tất cả các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng. Nghiệp vụ này chưa có những quy định cụ thể và điều luật hoàn chỉnh, quy định về việc cầm cố, thế chấp hạn mức bảo lãnh... làm cho việc thực hiện nghiệp vụ này gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu về bảo lãnh của các doanh nghiệp là rất lớn và đa dạng, do đó nếu Ngân hàng thực hiện bảo lãnh tràn lan làm sai quy định sẽ xảy ra rủi ro thất thoát. Vì
vậy trong trường hợp này bảo lãnh của Ngân hàng vẫn chưa có cơ hội phát huy đầy đủ khả năng của mình trong việc đáp ứng các nhu cầu cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
* Cấu trúc nguồn vốn và cơ cấu lãi suất vẫn chưa tương xứng với nhu cầu sử dụng vốn, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả của bảo lãnh.
* Số lượng khách hàng tham gia xin mở bảo lãnh có tăng nhưng chưa đồng đều giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Mặc dù với nhiệm vụ và chức năng cơ bản của Ngân hàng là mở rộng giao dịch với mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên trong thời gian qua khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước, còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất ít. Vì vậy trước tình hình đó đòi hỏi chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình phải có chiến lược khách hàng hiệu quả để có thể đẩy mạnh số lượng khách hàng đến với Ngân hàng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh.
*Phí bảo lãnh cố định chưa phải là yếu tố khuyến khích khách hàng tham gia vào nghiệp vụ bảo lãnh.
* Trình độ cán bộ Ngân hàng còn nhiều hạn chế.
Đây là nguyên nhân xuất phát từ nhận thức đơn giản về nghiệp vụ bảo lãnh, do vậy đã coi nhẹ công tác thẩm định trước khi bảo lãnh. Tuy nhiên chưa có rủi ro xảy ra, song đây là một vấn đề mà Ngân hàng cần phải có biện pháp khắc phục từng bước.
Có thể nói rằng trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường sôi động, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng và hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung luôn phải đối đầu với những khó khăn trước mắt do các nguyên nhân khách quan, chủ quan mang lại, vì vậy xác định được ưu thế và vị thế của mình, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình đang từng bước khắc phục những khó khăn và những tồn tại để vươn lên nhằm thu
hút khách hàng đến với Ngân hàng thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.
Tóm lại, những thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT Ba Đình giúp chúng ta phần nào đánh gía một cách cụ thể hơn loại nghiệp vụ mới đầy triển vọng này. Việc phát huy thành công đầy đủ bước đầu đó, kết hợp với việc hạn chế khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong thực tiễn hoạt động sẽ giúp bảo lãnh tại NHCT Ba Đình có chỗ đứng vững chắc hơn, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, vừa nâng cao uy tín và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Từ đó tiến tới xây dựng NHCT Ba Đình trở thành một trong những NH thương mại quốc doanh hiện đại, sẵn sàng đáp ứng và phục vụ nhu cầu của mọi thành phần kinh tế trong cũng như ngoài địa bàn Quận. Ngoài ra, NHCT Ba Đình sẽ lỗ lực phấn đấu hết khả năng cuả mình, vận dụng linh hoạt phù hợp với những quy chế ban hành của Nhà nước và của hệ thống NHCT, nhằm đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng và hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh nói chung, để tao nền móng vững chắc giúp ngân hàng tự tin bước vào thiên niên kỷ mới, hoà nhập với nền kinh tế thế giới sôi động và đầy những khó khăn, phức tạp.