ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Những kết quả đạt được

Nhìn chung trong thời gian qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được nhiều tiến bộ. Doanh số cũng như số món tăng đều đặn hàng năm tạo cho ngân hàng một khoản thu nhập khá lớn. Các hoạt động thanh toán hầu như được thực hiện nhanh chóng kịp thời và chuẩn xác đáp ứng được nhu cầu khắt khe của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Chất lượng của các hoạt động của các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được tăng lên rõ rệt với đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Giá phí của các hoạt động của các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày được giảm xuống, có thể cạnh giữa ngân hàng này với ngân hàng khác và đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhờ thu và chuyển tiền là hai hoạt động thanh toán được ưa chuộng tại Việt Nam và đã đem lại doanh thu lớn trên tổng doanh thu của các phương tiện thanh

toán. Điều này là do các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện giao dịch với khối lượng không lớn và thường là những đối tác quen thuộc ở nước ngoài như trong các giao dịch xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm như hạt tiêu, hạt điều,…hay là các mặt hàng tiêu dùng như da giày, may mặc…Vì thế các ngân hàng cần tiếp tục phát huy lợi thế này.

Ở Việt Nam có nhiều ngân hàng có uy tín và có trình độ kinh nghiệm như: Ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển…Những ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh rộng khắp ở trong nước cũng như nước ngoài. Các ngân hàng này lại có quan hệ đại lý rộng nên có thể rút ngắn được thời gian, chi phí khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, L/C…Ngoài ra các ngân hàng này có những hình thức tuyên truyền trong dân chúng, có phát hành thẻ nội địa đảm bảo thanh toán nên ngày càng thu hút dân chúng tham gia vào phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Một kết quả đáng chú ý trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, có định hướng đưa ra những văn bản hướng dẫn thi hành và sử dụng các phương tiện thanh toán. Đây là cơ sở vững chắc để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam bước vào “chặng đua” mới.

Để ngành ngân hàng hội nhập với quốc tế, các ngân hàng đã và đang hình thành một hệ thống liên ngân hàng hỗ trợ nhau ngày càng phát triển nhất là trong điều kiện thương mại điện tử như ngày nay. Nó làm giảm bớt chi phí, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

Đặc biệt, việc vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại và thực hiện thương mại điện tử ở Việt Nam trong tương lai. Thành công ngoài sự mong đợi của hệ thống này là sau hơn một năm hoạt động (Tính đến ngày 07/05/2003), hệ thống đã thực hiện an toàn 1 triệu giao dịch, với tổng giá trị là 600 tỷ đồng. Tất cả mọi

giao dịch đều đảm bảo chính xác, nhanh và an toàn; số liệu cuối ngày khớp đúng, thời gian mỗi giao dịch thanh toán không quá 10 giây. Đến nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được phát triển mở rộng cho 50 thành viên với gần 200 chi nhánh (đơn vị thành viên) ở năm địa điểm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. So với thiết kế ban đầu, số thành viên được tham gia tăng gấp 7 lần, với tổng số đơn vị thành viên tăng 1,5 lần22. Chính những điều trên đã tạo sự thành công bước đầu cho dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” và tiểu dự án “ Thanh toán điện tử liên ngân hàng” của ngân hàng Nhà nước. Thành công của hệ hống thanh toán điện tử liên ngân hàng không những thể hiện tính ưu việt của hình thức xử lý dữ liệu tập trung để giải bài toán nghiệp vụ tập trung hoá tài khoản mà hệ thống này phần nào còn khẳng định sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ xử lý nghiệp vụ và kỹ thuật công nghệ ngân hàng - đủ sức tiếp nhận và vận hành thành công một hệ thống công nghệ hiện đại với qui mô lớn.

3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn có những hạn chế, những hệ quả không như mong muốn.

Điều đầu tiên là hiện nay ở nước ta vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt. Quy chế quản lý tài chính, luật Doanh nghiệp còn thiếu đồng bộ, chưa khớp đúng với nhau. Chính vì thế nó gây vướng mắc cho các tổ chức tín dụng, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng với ngân hàng, đơn vị tín dụng với khách hàng. Theo một chuyên gia luật tài chính cho biết, bất cập lớn nhất là luật không qui định rõ khả năng áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, mà cụ thể là những trường hợp cấm áp dụng. Hệ quả là các ngân hàng không có cơ sở pháp lý để từ chối phương thức mở thư tín dụng, phương tiện hay bị các đơn vị lợi dụng trong phương thức thanh toán. Ngoài ra, nếu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tài khoản tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng xảy ra nhiều mà không có cơ chế giải quyết. Điều này bắt nguồn từ những qui định thiếu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w