Khẳng định đặc điểm thời đại của kiến trúc đô thị

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 111)

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.1. Khẳng định đặc điểm thời đại của kiến trúc đô thị

Nếu như trung tâm hiện hữu đại diện cho sự phát triển của thành phố trong thế kỷ XIX,XX, thì Thủ Thiêm là đại diện cho bước phát triển mới của trung tâm TPHCM trong thế kỷ XXI. Chính vì vậy mà kiến trúc Thủ Thiêm phải bộc lộ được những giá trị thể hiện đóng góp của thời đại trong quá trình phát triển tiếp nối.

Tuy vậy, đồ án đã không đề cập cụ thể các nguyên tắc xác định đặc điểm thời đại về hình thức và phong cách kiến trúc. Khoảng trống này có thể dẫn đến nguy cơ lặp lại các bài học quá khứ trong việc phát triển các khu đô thị mới với hình ảnh kiến trúc hoàn toàn không thể hiện được đặc điểm của thời đại. Những “chân dung” đô thị mới với phong cách kiến trúc sao chép quá khứ một cách phô trương, tuỳ tiện, thậm chí hổ lốn như Putrajaya (Malaysia), hayở một mức độ khác là Ciputra (Hà Nội) có thể được xem là những ví dụ mang tính cảnh báo cao.

Vì vậy để có được một diện mạo kiến trúc thểhiện được các đặc điểm của thời đại và địa phương, cần có các quyđịnh cụthể đối với hình thức kiến trúc công trình. Hình thức kiến trúc tại ThủThiêm nên chuyển tải giá trịvềsự đa dạng, nhưng hoàn toàn

không nên và không được sao chép các hình thức kiến trúc của trung tâm cũ. Tuyệt đối không lặp lại phong cách phục cổ phương Tây vì hình thức này trùng lắp với hìnhảnh kiến trúc đô thị cũ, đồng nghĩa với việc “pha loãng”và thậm chí xâm hại các giá trịxác thực của trung tâm hiện hữu. Các hình thức kiến trúc thểhiện được đặc điểm thíchứng với môi trường tựnhiên và phù hợp với thời đại, bằng công nghệvà vật liệu thời đại, chính là hướng tiếp cận phù hợp cần được khuyến khích.

Đối với nội dung quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan, đồán Sasakiđưa ra nguyên tắc“thểhiện một đô thị được tạo ra bởi những không gian có mối quan hệ

bằng những "trục nối" và "các điểm nhấn".[69]Nguyên tắc này được chứng minh qua giải pháp bốcục các công trìnhđiểm nhấn trên các không gian trục nối quan trọng. Tuy nhiên do phần lớn các công trìnhđược xác định là điểm nhấn đô thị đều có quy mô thấp tầng, nên nó chỉ phát huy được giá trị kết trục, mà không tạo đượcảnh hưởng căn bản lên bóng dáng silouheteđô thị. Trên thực tếthì với tính chất là một trung tâm đô thị phát triển quy mô lớn, bóng dáng đô thịcủa ThủThiêm sẽ được nhận dạng chủyếu

qua bốcục của các công trình cao tầng chứkhông phải là các công trìnhđiểm nhấn thấp tầng.

Phân tích các mặt cắt quy hoạch của đồán Sasaki, hìnhảnh silouhete được thểhiện cònđơn điệu, thiếusinh động. Nguyên nhân là vì phần lớn các công trình cao tầng

trong cùng một khu vực quy hoạch đều có quy mô tầng cao đồng đều, nên hìnhảnh chân trời đô thịthiếu cácđiểm nhấn vềchiều cao, không tạo được nhịp điệu rõ nét. Vì vậy thiết kế đô thị cần đề xuất một hình ảnh silouhete với ý tưởng rõ ràng hơn, thông qua tái phân bố tầng cao trên nguyên tắc đa dạng và linh hoạt. Cụm công trình cao tầng nên được tổ chức theo hình thức chuyển tiếp chiều cao và khẳng định các điểm nhấn cao nhất, thay cho cấu trúc chiều cao đồng đều thiếu đột biến. Chất lượng hìnhảnh mặt cắt đô thị dọc theo các mặt bờ sông Sài Gòn (đối diện quảng trường Mê Linh), quảng trường trung tâm và Đại lộ Đông Tây rất cần được cải thiện để thể hiện một hìnhảnh đô thị thế kỷ XXI năng động và hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)