7. Kết cấu của luận văn
3.2 Giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà
phố Hà Nội đến năm 2020
Từ những vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới, những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua và trên cơ sở các định hƣớng và mục tiêu trong những năm tiếp theo. Tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội:
105
3.2.1 Tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư xây dựng nông thôn mới
Cần đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới theo phƣơng châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc là cần thiết".
Thu hút mọi nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, bao gồm vốn đầu tƣ trong nƣớc (ngân sách nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, của nhân dân,...); vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (các dự án ODA, ADB, JICA, WB, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ ... ).
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (vốn tích luỹ từ GDP, vốn các chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu, trái phiếu Chính phủ ...): Muốn đảm bảo nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc cần phải tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, có biện pháp khuyến khích tiết kiệm và tăng cƣờng đầu tƣ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Kiến nghị với Chính phủ có chính sách điều tiết nguồn thu đối với Thành phố, triển khai các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn, qua đó Thành phố sẽ có thêm nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngân sách nhà nƣớc các cấp hàng năm dành tối thiểu 35% đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND, ngày 21/4/2010 của HĐND Thành phố về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hƣớng 2030. Trong đó đầu tƣ trực tiếp cho các chƣơng trình phát triển sản xuất nông nghiệp từ 6-8% (không kể vốn đầu tƣ xử lý khẩn cấp cho thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão). Trọng tâm là đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu về kinh tế - xã hội nông thôn nhƣ: đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, các công trình y tế, giáo dục, văn hóa, nƣớc sạch nông thôn, xử lý môi trƣờng các làng nghề chế biến nông, lâm sản bị ô nhiễm nặng; xây dựng các cơ sở thu
106
gom, xử lý rác thải; hạ tầng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, thực hiện các chƣơng trình phát triển nông nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân. Tăng cƣờng phân cấp để tạo nguồn thu và khuyến khích các huyện, thị xã tập trung ngân sách và dành nguồn thu từ đất đầu tƣ trở lại cho nông nghiệp, nông thôn. UBND Thành phố bố trí vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới ngoài đảm bảo theo Luật ngân sách và các quy định hiện hành cần căn cứ vào dân số, diện tích, nội lực của địa phƣơng, không bố trí bình quân/xã, tránh tình trạng xã thừa, xã thiếu kinh phí.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp: Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp, trƣớc tiên Luật doanh nghiệp phải đƣợc triển khai mạnh trên địa bàn; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra đƣợc một đội ngũ các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho toàn xã hội. Để các doanh nghiệp thu đƣợc lợi nhuận cao hơn, qua đó nguồn thu của nhà nƣớc từ thành phần này tăng lên, cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng trang trại, khu chăn nuôi tập trung, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ƣu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nƣớc. Huy động tham gia của doanh nghiệp cần phải có chính sách rất cụ thể, đơn giản hóa thủ tục và bảo đảm hiệu quả cho doanh nghiệp.
Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình, người dân:
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tƣ nhân bỏ vốn đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bƣớc cơ giới hóa để giảm bớt thời gian
107
lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.
Vận động, hƣớng dẫn các hộ nông dân huy động nguồn lực đầu tƣ phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đƣờng thôn, xóm và các công trình văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và giữ gìn cảnh quan môi trƣờng sạch đẹp. Đa dạng hóa các hình thức đóng góp bằng tiền, bằng ngày công lao động, bằng vật tƣ, tài sản của nhân dân. Áp dụng rộng rãi cơ chế hỗ trợ vật tƣ để dân tự làm các công trình không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Tích cực vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đƣờng giao thông, chỉnh trang các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục... Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cƣ tại chỗ phải phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển tuỳ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tƣ dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia sẽ tập trung cho phát triển trang trại, các khu chăn nuôi tập trung, khu trồng trọt sản xuất hàng hóa.
Đối với các dự án để xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhƣ kiên cố hoá kênh mƣơng, xây dựng đƣờng giao thông nông thôn phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách, vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay. Huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.
Trong điều kiện huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và xã hội còn khó khăn, đồng thời không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Chính phủ và Thành phố, các huyện, thị xã, các xã cần rà soát lại toàn bộ Đề án xây dựng NTM, làm cơ sở để xây dựng lộ trình đầu tƣ phù hợp. Đối với công trình trong diện buộc phải đầu tƣ, cần tính toán lựa chọn hình thức, quy mô, kết cấu đảm bảo tối ƣu về kinh tế kỹ thuật, tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Đồng thời tiếp tục phát huy sáng kiến của các xã đã hoàn
108
thành NTM, tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ, ƣu tiên các phần việc giúp tăng thu nhập cho ngƣời dân; đa dạng hoá hình thức huy động sức dân (lao động, đất đai, vật tƣ, tiến vốn...) với tinh thần tự nguyện và tránh tình trạng huy động quá sức nông dân.
3.2.2 Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Phát huy thế mạnh của Thủ đô, tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của các cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Thu hút các nhà khoa học trong hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tăng dần hàm lƣợng khoa học công nghệ trong giá trị nông sản, từng bƣớc thực hiện cơ khí hóa và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ của một HTX từ sản xuất-chế biến-bảo quản sản phẩm; hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật; xây dựng thƣơng hiệu, xúc tiến thƣơng mại; hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến.
Nâng cao năng lực thực tế của đội ngũ quản lý, nhà nghiên cứu, đẩy mạnh mô hình liên kết 4 nhà: quản lý - khoa học – doanh nghiệp – nông dân. Tăng cƣờng gắn kết giữa nhà quản lý, ngƣời nông dân với các tổ chức khoa học và công nghệ trong hoạt động nghiên cứu triển khai. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các tổ chức khoa học và công nghệ đề xuất, thực hiện cần xuất phát từ nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngƣời nông dân.
109
Ngƣợc lại ngƣời dân cần đƣợc cung cấp đủ thông tin về những kết quả nghiên cứu của các tổ chức để có thể ứng dụng vào thực tiễn.
UBND Thành phố tăng cƣờng mức hỗ trợ để khuyến khích nông dân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất chuyên canh và ứng dụng công nghệ cao. Bố trí tăng vốn cho Quỹ Khuyến nông Thành phố để cho nông dân vay phát triển trang trại, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng mạng lƣới dịch vụ khuyến nông tự quản cơ sở bao gồm: các hợp tác xã nông nghiệp, câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác... Các câu lạc bộ là nơi giúp đỡ nông dân chuyển giao, tập huấn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, là nơi trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giải đáp thắc mắc, tƣ vấn, thông tin, tổ chức tham quan hội thảo, giúp nông dân về tín dụng và xây dựng tủ sách khuyến nông.
3.2.3 Tổ chức sản xuất và sử dụng đất
Tổ chức lại sản xuất, quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại sản phẩm có giá trị. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội đến năm 2020 đƣợc phê duyệt, thực hiện quy hoạch phân vùng định hƣớng sản xuất những vùng sản xuất ổn định với các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tạo sự tập trung chuyên canh những nông sản mũi nhọn, đồng thời tạo điều kiện đa canh trong nhóm nông sản, nhằm khai thác tận dụng mọi lợi thế, tạo sự hỗ trợ lẫn nhau, bảo đảm cho sự ổn định bền vững phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội toàn thành phố nói chung. Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng (từ lúa sang trồng rau, hoa, nuôi trồng thủy sản ...) ở các địa phƣơng; hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở trong chuyển đổi đất (hỗ trợ một phần vốn tôn nền ruộng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giao thông trong vùng chuyển đổi ...) và hỗ trợ giống. Xác định sự chuyển đổi hợp lý cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Chuyển đổi đất lúa, màu có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn nhƣ trồng rau, cây cảnh, hoa, trồng cây
110
ăn quả, nuôi thuỷ sản. Mở rộng quy mô diện tích các loại sản phẩm có giá trị nhƣ trồng rau, hoa cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
Các huyện, thị xã cần tập trung giải quyết dứt điểm dồn điền đổi thửa, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn đổi. Xác định khâu đột phá trong việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất gắn với quy hoạch sản xuất, để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa, tạo nên các vùng sản xuất tập trung, những vùng chuyên canh lớn, có điều kiện cơ giới hóa và phát triển nông nghiệp bền vững, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Phát triển và mở rộng làng nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả sản xuất làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, giới thiệu quảng bá sản phẩm; tăng cƣờng sự liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Tổng kết các loại hình kinh tế hợp tác đang có trên địa bàn toàn Thành phố, trên cơ sở đánh giá, phân loại để nhân rộng phát triển mô hình tốt, đề xuất cải tiến, giải quyết các HTX yếu kém, và xây dựng các mô hình liên kết hợp tác hiệu quả, mô hình kinh tế hợp tác mới.
3.2.4 Tăng cường bảo vệ môi trường
Trước hết, đẩy mạnh xã hội hóa về công tác bảo vệ môi trường; nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và cộng đồng nhằm tạo bước cải thiện mới về môi trường để phát triển bền vững.
Tạo ra nguồn lực để vừa hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý môi trƣờng ở từng cơ sở, dự án, vừa giải quyết các "điểm nóng" về môi trƣờng nhƣ di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cƣ, xử lý các điểm tồn dƣ thuốc bảo
111
vệ thực vật và kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và cộng đồng...
Ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động chế biến nông sản.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới để xử lý vệ sinh trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Xây dựng mô hình chăn nuôi qui mô hộ gia đình gắn với quy hoạch chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, tích cực vận động nhân dân thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi trong khu dân cƣ, góp phần cải tạo cảnh quan môi trƣờng, giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm từ gia súc, gia cầm trong các khu dân cƣ.
Đối với các dự án đầu tƣ sản xuất, kể cả làng nghề cần phải tiến hành xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, các sự cố về môi trƣờng trong quá trình sản xuất; xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm về môi trƣờng.
3.2.5 Hoàn thiện bộ máy và công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục củng cố, kiện toàn và duy trì Ban Chỉ đạo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới các cấp.
Các cấp, các ngành, hệ thống chính trị cần quan tâm hơn nữa tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp từ thành phố đến cơ sở, để thực hiện lồng ghép các lĩnh vực, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới, cụ thể hóa các nhiệm vụ, mục tiêu của từng ngành, từng lĩnh vực gắn với bộ tiêu chí nông thôn mới. Tùy điều kiện thực tế của địa phƣơng mà có sự linh hoạt trong triển khai thực hiện các tiêu chí, tránh cách làm máy móc, nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới. (Nhƣ với tiêu chí chợ nông thôn, khi bắt đầu lập Đề án xây dựng nông
112
thôn mới, gần nhƣ xã nào cũng tính đến việc xây chợ trong khi các chợ cũ vẫn có khả năng hoạt động tốt. Tuy nhiên, Trung ƣơng đã có điều chỉnh tiêu chí này và UBND Thành phố cũng đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lƣới bán buôn, bán lẻ Thành phố Hà Nội đến năm 2020. Theo đó, không phải xây dựng đƣợc chợ mới đạt chuẩn mà các xã cần căn cứ vào quy hoạch của Thành phố và điều kiện thực tế của địa phƣơng).
Cùng với việc ra sức kiện toàn các cấp ủy đảng, chính quyền là việc tổ chức lại các hội, đoàn thể của dân thực sự là tổ chức của họ, đại diện cho họ giám sát các hoạt động của các cấp chính quyền, tổ chức đảng, bảo đảm