Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 38)

c) Hoạt động dịch vụ của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nộ

2.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

Nội

a)Môi trường kinh tế

39

đến chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh. Các khách hàng của chi nhánh bị mất đơn hàng từ nước ngoài, giá cả hàng hóa suy giảm, hàng tồn kho trong xây dựng ứ đọng lớn, xản xuấ đình trệ… dẫn đến không thể trả nợ, xuất hiện nợ xấu.

b)Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Theo khoản 2 Điều 54 Luật các TCTD có quy định “TCTD có quyền bán tài sản cầm cố để thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật”. Nhưng trong thực tế việc xử lý các tài sản đảm bảo của khách hàng, nhất là các doanh nghiệp nhà nước để thu hồi nợ gặp rất nhiều cản trở.

c) Khách hàng kinh doanh thua lỗ do năng lực quản trị điều hành yếu kém:

Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp phải tình trạng cơ cấu vốn không hợp lý, vốn vay dài hạn lớn, quyết định đầu tư không đúng hướng, đầu tư theo phong trào nên dễ bị động trước những thay đổi của thị trường ….dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, do đó không có khả năng trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, còn có tình trạng nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đầu tư vào những máy móc kém chất lượng, công nghệ lạc hậu, khiến cho năng suất lao động không hiệu quả/ chi phí vận hành tốn kém….dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, khả năng trả nợ thấp, thậm chí không có khả năng trả nợ.

d) Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích:

Có khách hàng sau khi được giải ngân, phương án sử dụng tiền vay trình ngân hàng và thực tế sử dụng lại hoàn toàn khác nhau, dẫn đến không hoàn trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng. Thậm chí doanh nghiệp dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản, dẫn đến nguồn vốn mắc kẹt trong tài sản, không thể hoàn trả nợ ngân hàng.

e) Chưa xây dựng được danh mục khách hàng tốt

Danh mục khách hàng còn tập trung vào cho vay khối doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này thường hoạt động không hiệu quả, dẫn đến số nợ tồn đọng khá lớn trong nợ khó đòi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

f) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng còn hạn chế

Mặc dù đã được đào tạo rất bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng thực tế cho thấy, vị trí cán bộ tín dụng là một trong những vị trí thường xuyên thay đổi nhân sự.

Trong khi những cán bộ tín dụng được hiểu biết kĩ càng về chuyên môn lại chuyển công tác khi không chịu được áp lực của rủi ro trong ngành, một lượng lớn nhân lực lại được tuyển từ các sinh viên vừa được ra khỏi trường với kinh nghiệm non kém. Dù được đào tạo, nhưng rào cản lớn nhất vẫn là thực tế, trình độ quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

g) Hệ thống công nghệ thông tin trong việc quản trị rủi ro và quản trị hoạt động ngân hànghoạt động còn nhiều hạn chế

Mặc dù, SHB thường xuyên đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công nghệ. Tuy vậy hệ thống công nghệ ngân hàng của SHB vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về quản trị rủi ro, đặc biệt là việc xử lý các thông tin, dấu hiệu cảnh báo sớm về rủi ro, các báo cáo phục vụ cho hoạt động tín dụng vẫn chưa được xử lý tập trung

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)