Phụ nữ DTTS tham gia các sinh hoạt đoàn thể năm 2013

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 59)

Phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể trên

địa bàn xã là 4185 người. Trong đó số phụ nữ là hội viên hội liên hiệp phụ nữ

Việt Nam là 3327 người, trong đó có 50 chị em là người dân tộc Kinh, chiếm 1.50%; và chị em là người dân tộc thiểu số là 3277 người, chiếm 98.49% trên tổng số hội viên hội liên hiệp phụ nữ của xã và chiếm 78.30% tổng số phụ nữ

DTTS trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể trên toàn xã. Điều này cho thấy nhận thức về việc tham gia vào các hoạt động hội đoàn thể của phụ nữ

DTTS đã có sự phát triển, chỉ có gần 22% phụ nữ DTTS không tham gia vào tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ

chức chính trị - xã hội tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, Hội có chức năng vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng và tham

gia quản lý Nhà nước. Hội liên kết mọi tầng lớp phụ nữ lại với nhau, nhằm cùng học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế và nâng cao nhận thức của người phụ nữ về vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

(Nguồn: Hội liên hiệp phụ nữ xã Hoàng Đồng)

Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu phụ nữ DT tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013

Hoàng Đồng là một xã nằm giáp trung tâm thành phố nhưng trên địa bàn xã chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên hội viên hội liên hiệp phụ nữ

phần lớn là người DTTS, mà cụ thể là chiếm tới 98.49%. Và trong tổng số

phụ nữ DTTS đủ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể thì có 415 chị em là hội viên hội nông dân, chiếm 9.92%. Hội viên hội cựu chiến binh là 76 người,chiếm 1.82%; hội viên hội người cao tuổi có 152 chị em, chiếm 3.63%; chị em là CB - CNVC là 265 người, chiếm 6.33%.

3.2.1.2 Trình độ của cán bộ các hội, đoàn thể trên địa bàn nghiên cứu

Cán bộ các hội, đoàn thể là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của hội nói chung và và sự phát triển của các hội viên các hội, đoàn thể nói riêng.

Đây là lực lượng chủ chốt lĩnh hội các kiến thức về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, có lối sống lành mạnh và các chương trình nâng cao nhận thức cho các hội viên trong tổ chức hội.

Bảng số 3.5: Trình độ của cán bộ hội đoàn thể là phụ nữ dân tộc năm 2013 Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) THCS 0 0 THPT 2 16.67 Trung cấp 6 50 Cao đẳng 3 25 Đại học 1 8.33 Tổng số 12 100

(Nguồn: Hội liên hiệp Phụ nữ xã Hoàng Đồng năm 2014)

Qua bảng 3.5 có thể thấy trình độ của cán bộ hội đoàn thể còn thấp. Các cán bộ hội phụ nữ từ lớp 7 đến lớp 12 vẫn còn chiếm 16.67%. chỉ có một số ít đã đi học cao đẳng, đại học. Do địa bàn thiếu nguồn nhân lực có trình độ

và kinh nghiệm, chủ yếu là người có trình độ THPT và trung cấp có năng lực

đã trở thành những người giữ vị trí chủ chốt trong các tổ chức hội, đoàn thể.

Điều này là sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động của hội,

đoàn thể bị yếu kém, công tác tổ chức, vận động và tuyên truyền các kiến thức, chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp đến các hội viên phần nào bị hạn chế. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể tới các hội viên thì Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao trình

độ của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, có như vậy, tổ chức hội, đoàn thể mới hoàn thành tốt chức năng và vai trò của mình.

3.2.1.3. Phụ nữ DT tham gia các công tác xây dựng Đảng và chính quyền.

Trong xu thế CNH - HĐH đất nước, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ

nữ DTTS nói riêng ngày càng chủ động tham gia vào hoạt động chính trị ở

các cấp. Hiện nay, người phụ nữ ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội, ở các cấp, các ngành lực lượng cán bộ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo đã không còn là điều gì xa lạ. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo ở các cấp, các ngành còn chưa cao, chưa tương xứng với năng lực và

sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Đặc biệt là phụ nữ ở vùng nông thôn, phụ nữ DTTS thì tỷ lệ này càng thấp.

Bảng số 3.6:Cơ cấu phụ nữ DT tham gia lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể năm 2013

Các chức danh Số lượng (người) Phụ nữ DTTS (người) Tỷ lệ (%) Lãnh đạo cấp Ủy Đảng 3 0 0

Tham gia ban chấp hành Đảng ủy xã 5 2 40

Lãnh đạo UBND xã 2 0 0

Lãnh đạo đoàn thể 5 2 40

Trưởng xóm 20 0 0

(Nguồn: Hội liên hiệp Phụ nữ xã Hoàng Đồng năm 2014)

Bảng 3.6 nói về tỷ lệ phụ nữ DTTS tham gia lãnh đạo ở các cấp của xã Hoàng Đồng. Có thể thấy cán bộ nữ tham gia lãnh đạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong tổng số 38 cương vị lãnh đạo, chỉ có 04 lãnh đạo nữ bao gồm cả ở cấp UỷĐảng, chính quyền và đoàn thể, chỉ chiếm 40%. Đây là con số không cao. Trong 20 thôn sự tham gia lãnh đạo của nữ giới ở các đoàn thể còn mờ nhạt, xã Hoàng Đồng có 20 thôn nhưng không thôn nào có trưởng thôn là nữ, ta thấy rất rõ ràng sự chênh lệch giữa nam giới và nữ giới, vai trò của phụ nữ

DTTS chưa được nhìn nhận và phát triển và toàn bộ trưởng thôn đều là nam. Có thể thấy sự chênh lệch về sự tham gia của nam và nữ trong đoàn thể, chính quyền là rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố mang lại như: Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế; do trở ngại về phong tục tập quán, và nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế; hoặc do áp lực công việc gia đình khiến người phụ nữ không làm tốt nhất công việc của mình, do đó bị đánh giá sai năng lực... Để tăng tỷ lệ nữ tham gia vào hoạt động lãnh đạo ở các cấp, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa tới công tác bồi dưỡng cán bộ nữ, nhận thức đầy đủ hơn về năng lực và vai trò của cán bộ nữ; gia đình cần động viên, ủng hộ họ tham gia vào công tác lãnh đạo và hơn hết, người phụ nữ phải nâng cao trình độ bản thân và nhận thức đúng về vị thế của mình trong hoạt

3.2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ dân tộc của hộ nghiên cứu

3.2.2.1. Nhận thức của các hộ điều tra về vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên điều này không phải cả xã hội đã có cái nhìn đúng. Không chỉ vậy mà chính một bộ phận không nhỏ phụ nữ còn hạn chế trong nhận thức về vấn đề này. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội hiện nay.

Và để tìm hiểu nhận thức của các hộ điều tra, ta cùng xem bảng 3.7, 3.8, 3.9 đối tượng của nghiên cứu này được chia thành ba nhóm hộ là nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Qua điều tra cho thấy 3 nhóm hộ này có cách nghĩ rất khác nhau về vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Và quan điểm của nam giới và nữ giới cũng rất khác nhau. Nhưng nhìn chung

ở nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình có nhận thức về vấn đề giới cao hơn nhóm hộ nghèo.. Ở nhóm hộ khá không chỉ người phụ nữ mà cả người đàn ông cũng đã nhận thấy các công việc trong gia đình không chỉ của phụ nữ hay

đàn ông nữa mà là của cả hai người có 50% nam giới cho rằng việc nội trợ

không chỉ là công việc của phụ nữ. Ở nhóm hộ trung bình có 34.78% nam giới cho rằng việc nội chợ là việc của phụ nữ và tương tự các công việc khác cũng nhận được những phản hồi khác nhau từ các nhóm hộ. Các công việc trong gia đình như nội trợ, mua đồ dùng hàng ngày thì phụ nữ và nam giới cho đó không chỉ là công việc của riêng phụ nữ mà là công việc của cả nam giới. Điều này cho thấy hai vai trò này đã không còn đè nặng lên người phụ

nữ trong gia đình. Tuy nhiên, ở nhóm hộ trung bình thì thì tỷ lệ này thấp hơn nhóm hộ khá. Do nhóm hộ khá chủ yếu là buôn bán và làm công việc nhà nước nên các công việc vẫn thiên về người vợ nhiều hơn, còn ở nhóm hộ

trung bình tuy điều kiện kinh tế kém hơn nhưng họ đã biết chia sẻ công việc gia đình nhiều hơn. Ở cả ba nhóm hộ đều nhận thức được việc họp thôn, tập huấn, mua bán tài sản lớn,...không chỉ là công việc của đàn ông. Hiện nay, phụ nữ đã nhận thức được vai trò của mình nhưng vẫn không cao, họ vẫn còn rụt rè khi đưa ra các quyết định. Vấn đề họ nhận thức được vai trò của mình, nhưng để đấu tranh giành quyền bình đẳng với người đàn ông trong gia đình

là không dễ dàng. Vì một bộ phận nam giới vẫn có những quan niệm cổ hủ, mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu.

Bảng số 3.7: Đánh giá của các hộ điều tra về công việc và vai trò của phụ nữ dân tộc trong công việc của gia đình

ĐVT: % Quan niệm về vai trò của phụ nữ Tỷ lệ Hộ khá (n=20) Hộ trung bình (n=23) Hộ nghèo (n=2) Phụ nữ Nam giới Phụ nữ Nam giới Phụ nữ Nam giới I. Ý kiến về một số nội dung Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng - Nội trợ là việc của phụ nữ 40 50 39.13 34.78 50 50 - Đi họp, tập huấn là việc của đàn ông 45 40 52.17 34.78 100 50 - Mua bán tài sản lớn là việc của đàn ông 80 75 56.52 43.48 100 100 - Mua đồ dùng hàng ngày trong gia đình

là việc của phụ nữ 65 75 43.48 52.17 50 50

- Quyền quyết định cuối cùng là của đàn ông 45 45 34.78 39.13 50 50 - Là vợ thì tất cả phải nghe theo chồng 80 50 56.52 43.48 50 50

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Bảng số 3.8: Tầm quan trọng của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình ĐVT: % Tầm quan trọng Tỷ lệ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Phụ nữ Nam giới Phụ nữ Nam giới Phụ nữ Nam giới Rất quan trọng 5 25 0 43.48 0 0 Quan trọng 95 75 100 56.52 100 100 Không quan trọng 0 0 0 0 0 0

Nhìn vào bảng 3.8 ta thấy được tầm qua trọng của phụ nữ trong gia

đình không chỉ phụ nữ họ thấy được tầm quan trọng của mình mà cả người nam giới trong gia đình cũng thể phủ nhận được tầm quan trọng của họ. Ta thấy được ở nhóm hộ khá 25% nam giới cho rằng vai trò của người phụ nữ

trong gia đình là rất quan trọng còn 75% cho rằng là quan trọng, không có hộ

nào phủ nhận vai trò của người phụ nữ trong gia đình cả. Nhóm hộ trung bình thì có 4.48 % cho rằng vai trò của người phụ nữ là rất quan trọng như vậy ta thấy những người nam giới trong gia đình cũng có thể thấy được vai trò của phụ nữ. Nhưng phụ nữ lại chưa thể phát huy được hết vai trò của chính mình.

Bảng số 3.9: Nhận thức của người dân về việc học hành của con gái

Nhận thức của người dân

Tỷ lệ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Phụ nữ Nam giới Phụ nữ Nam giới Phụ nữ Nam giới

Con gái nên học ít thôi 0 0 0 0 0 0

Nên cho con gái đi học chuyên

nghiệp 100 100 100 100 100 100

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Ở cả 3 nhóm hộ đã nhận thức được rằng việc họ hành của con gái cũng rất quan trọng. Họ đã không còn quá cổ hủ lạc hậu trong chuyện học hành của con gái. Ta thấy ở cả nhóm hộ thì 100% đồng ý với quan điểm con gái học càng cao càng tốt. Như vậy ta thấy xã hội càng phát triển thì vị thế

của người phụ nữ cũng dần được đẩy lên. Không còn bị gò bó trong tất cả

3.2.2.2. Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội

Bảng số 3.10: Tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng năm 2013

(ĐVT: %)

Hoạt động

Tỷ lệ

Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai

- Đi tập huấn 20 50 30 21.73 47.83 30.43 100 0 0 - Họp phụ huynh 50 30 20 43.48 17.39 39.13 100 0 0 - Đi họp thôn 25 45 30 17.39 43.48 39.13 100 0 0 - Văn nghệ, TDTT 25 15 60 39.13 17.37 43.48 100 0 0 - Lao động công ích 45 15 40 17.39 21.73 60.87 100 0 0

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua điều tra cho ta thấy xã Hoàng Đồng là một xã có đời sống văn hóa phát triển người dân đều tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Là một xã có địa hình thuận lợi và phát triển nên tỷ lệ hộ nghèo tương đối ít. Qua bảng trên có thể thấy phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội ít hơn nam giới. Nhưng tỷ lệ này có xu hướng tăng lên từ hộ khá đến hộ

nghèo. Theo kết quả nghiên cứu thì ở nhóm hộ nghèo, tất cả các các hoạt

động đều là người phụ nữ tham gia do tỷ lệ hộ nghèo ở xã là tương đối ít và chủ yếu hộ nghèo là do hoàn cảnh gia đình không có người trụ cột trong gia

đình làm ăn và tạo thu nhập vì vậy các công việc chủ yếu là do người phụ nữ đảm đương. Tình trạng này có phần giảm khi nghiên cứu hộ có mức sống trung bình, người phụ nữ trong gia đình đã tham gia ít hơn, ta thấy các hoạt

động cộng như đi tập huấn, đi họp thôn, văn nghệ TDTT phụ nữ tham gia rất ít chủ yếu là đàn ông tham gia. Xét ở nhóm hộ trung bình ta thấy có tới 47.53% người đàn ông tham gia hoạt động họp thôn, thì chỉ có 21.73% phụ

nữ tham gia hoạt động này. Tình trạng cũng vẫn duy trì ở cả nhóm hộ khá. Nhưng xét ở cả hộ khá và hộ trung bình ta thấy hầu như mọi hoạt động cộng

đồng đã là công việc của cả hai chứ không còn là công việc của vợ hoặc chồng. Tức là sự sẻ chia trong gia đình đã nhiều hơn. Trong khi hộ nghèo lại chưa có sự chia sẻ công việc trong gia đình. Cũng tương tự như vậy trong sự

đình tham gia nhiều hơn phụ nữ. Ngược lại tỷ lệ nữ tham gia hoạt động họp phụ huynh và tham gia lao động công ích lại cao hơn nam giới. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình. Trong hoạt động tham gia lãnh đạo ở thôn, xóm, cũng có thể thấy nam giới tham gia nhiều hơn nữ giới. Phải chăng trình độ dân trí đã ảnh hưởng đến các nhóm hộ ?

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tác giả điều tra năm 2014)

Hình 3.3: Biểu đồ trình độ văn hóa của phụ nữ dân tộc trong các nhóm hộ

Qua hình 3.3 ta có thể trả lời được câu hỏi trên, ta thấy trình độ văn hóa của người phụ nữ tròn các nhóm hộ có sự khác nhau rõ rệt. Ở nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ ta thấy 100% phụ nữ học hết THCS chiếm tỷ lệ nhỏ nhất

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)