B ảng 4.1 Chất lượng cán bộ làm công tác quản lý nguồn vốn ODA cho vay l ạ
4.2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương
tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương
Những yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại của Chi nhánh NHPT Hải Dương được thể hiện bằng sơđồ 4.1.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106
Sơđồ 4.1. Những yếu tốảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại Chi nhánh NHPT Hải Dương
4.2.3.1 Yếu tố khách quan
a. Từ cơ chế chính sách của Nhà nước
Do cơ chế chính sách của Chính phủ trong những năm vừa qua có nhiều
điều chỉnh, cả vềđối tượng vay vốn và lãi suất vay vốn, hơn nữa quy định về đối tượng cho vay, quy trình thẩm định và các điều kiện cần thiết với chủđầu
Các yếu tốảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại của Chi nhánh NHPT Hải Dương Cơ chế chính sách của Nhà nước Trình độ phát triển nền kinh tế Nhà tài trợ vốn ODA Yếu tố khách quan Yếu tố chủ quan Trình độ quản lý nguồn vốn ODA cho vay
lại Trình độ chuyên môn cán bộ Trình độ quản lý và ý thức của chủđầu tư
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107 tư và dự án đầu tư chặt chẽ hơn các NHTM, có nhiều quy định không còn phù hợp khiến cho quá trình tìm, tiếp cận và hướng dẫn hồ sơ thẩm định, hồ sơ
vay vốn các dự án gặp nhiều khó khăn, số dự án đủđiểu kiện có thể thẩm định và cho vay được là không nhiều.
+ Chính sách tỉ giá có tác động khác nhau đến từng ngành và hoạt động xuất nhập khẩu, tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời và kết quả thu chi của ngân hàng. Thay đổi lớn về tỉ giá hay biên độ dao động quá lớn thường
ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàng vay vốn và tăng nợ
khó đòi, tác động đến ngân hàng sẽ lớn hơn. Thay đổi về tỷ giá cũng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân hàng, đặc biệt là Chi nhánh NHPT Hải Dương nguồn thu phí cho vay lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của Chi nhánh.
Đối với cho vay lại vốn ODA, phần lớn các hợp đồng ký kết vay vốn bằng ngoại tệ, đồng tiền cho vay và trả nợ bằng ngoại tệ do vậy việc biến động về tỷ giá ảnh hưởng lớn đến việc trả nợ của khách hàng. Thông thường khách hàng vay vốn ODA bằng ngoại tệ sẽ trả nợ bằng ngoại tệ quy đổi đồng Việt Nam theo thông báo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ. Thay đổi tăng về tỷ giá sẽ gây áp lực với các Chủđầu tư trong quá trình trả nợ cho ngân hàng.
b. Từ trình độ phát triển nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2009 - 2010 luôn đạt mức cao trong khu vực và trên thế giới, tỷ lệ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục đạt những kỷ lục mới với mức tăng trưởng rất nhanh; số dự án, số vốn đăng ký và giải ngân vốn FDI năm sau cao hơn năm trước;
Các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục và
đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và các lĩnh vực xã hội khác đều có chuyển biến theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108 chiều hướng tích cực; đời sống nhân dân được cải thiện. Cải cách hành chính
được đẩy mạnh theo hướng công khai, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục. Tuy nhiên từ cuối năm 2010 đến nay nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt nam nói riêng rơi vào suy thoái, đình trệ, thực trạng này cũng tác
động khá mạnh đến tình hình cam kết và giải ngân vốn ODA của các nhà tài trợ đối với Việt Nam. Cuối năm 2010 Việt Nam thay đổi và điều chỉnh chính sách đầu tư công theo hướng thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, do vậy hoạt
động đầu tư bị ảnh hưởng mạnh, kéo theo hiệu quả đầu tư của các chưong trình cho vay lại ODA cũng bịảnh hưởng theo.
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế làm cho nhà thầu dự án ODA gặp khó khăn về tài chính, thậm chí có nhà thầu bị phá sản không thể tiếp tục hoàn thành dự án của Chủđầu tư ví dụ như nhà thầu công trình xây lắp trạm biến áp của dự án Năng lượng nông thôn II. Việc này làm cho dự án chậm tiến độ, chưa thể quyết toán công trình.
Suy thoái kinh tế làm nguồn thu NSNN giảm, đối với những dự án do UBND tỉnh trả nợ như Năng lượng nông thôn II, Nước sạch và vệ sinh nông thôn, giảm thu NSNN gây khó khăn cho UBND tỉnh trong việc bố trí nguồn trả nợ cho Chi nhánh.
b. Từ phía nhà tài trợ:
Còn thiếu sự hài hoà trong thủ tục giữa Nhà tài trợ và phía Việt Nam,
đặc biệt quy định về quá trình cho vay còn nhiều khâu phức tạp, rườm rà nhưng vẫn tồn tại một số khâu chưa chặt chẽ:
Theo quy định hiện hành, có quá nhiều cơ quan tham gia khâu giải ngân: Bộ Tài chính, ngân hàng phục vụ, Cơ quan cho vay lại; Kho bạc nhà nước… Thủ tục ghi thu ghi chi còn rườm rà, qua nhiều khâu dẫn đến thời
điểm ký nhận nợ của Chủđầu tư chậm so với thời điểm rút vốn thực tế. Quy
định hiện hành về ODA chưa quy định rõ thẩm quyền xử lý nợ xấu đối với các dự án ODA cho vay lại, chưa quy định trách nhiệm của cấp quyết định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109
đầu tư, chủ đầu tư trong trường hợp dự án không trả được nợ. Chưa có quy
định về đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay ODA để xử lý khi xảy ra rủi ro, dẫn đến tình trạng không thu hồi được nợ bằng tài sản, quản lý và sử dụng tài sản không hiệu quả. Hiện nay đã phát sinh tình trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn ODA trong khi chưa có cơ chế, chính sách quy định về biện pháp xử lý nguồn nợ vay.
4.2.3.2 Yếu tố chủ quan
a, Trình độ quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại
Việc chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục giải ngân không nghiêm: giải ngân khi chưa có đủ hồ sơ, thủ tục giải ngân theo quy định (thiếu tổng dự toán, giấy phép xây dựng, thiết kế cơ sở, …); Công tác kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân tại Chi nhánh còn chưa kịp thời, giải ngân xong không kiểm tra dự án, tiến độ hoàn thành công việc của dự án… Hệ thống NHPT phải thực hiện cho vay đầu tư đối với nhiều dự án, chương trình theo chỉ định từ cấp trên, mang nặng về yếu tố chính trị xã hội. Yếu tố lãi suất cho vay dài hạn nhưng ở mức thấp và không thay đổi trong suốt thời hạn vay vốn; đồng thời lãi suất không căn cứ vào mức độ rủi ro của từng dự án, mức độ tín nhiệm của khách hàng dẫn đến một số Chủđầu tư có tâm lý chiếm dụng vốn, nhất là trong những thời điểm kinh tế biến động, lạm phát cao, lãi suất vay thương mại cao.
Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng chưa hợp lý, khi sắp xếp đã bỏ qua các chỉ tiêu như năng lực sở trưởng, kinh nghiệm và thậm chí chuyên môn. Trong giai đoạn 2009 – 2013, lực lượng cán bộ tín dụng tại Chi nhánh Hải Dương đã có sự thay đổi, sát nhập từ 2 phòng tín dụng thành 1 phòng với số lượng cán bộ bổ sung cho tín dụng tương đối lớn 11 cán bộ
trong tổng số 35 cán bộ nghiệp vụ. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ tín dụng chủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110 Công tác quản lý dự án chủ yếu dựa trên quy trình mà chưa có kinh nghiệm tiếp xúc với chủ dự án. Trong khi đó, công tác quản lý vốn ODA đặc biệt là công tác tín dụng cần cán bộ thực sự am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm làm việc. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ cũng ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả quản lý vốn ODA tại Chi nhánh.
b, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ
Lực lượng cán bộ và chuyên viên của Chi nhánh. Tính đến năm 2013 Chi nhánh có 35 cán bộ, trong đó số cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành tài chính ngân hàng là 14 người chiếm 40 %. Như vậy, lực lượng lao động của Chi nhánh NHPT Hải Dương được đào tạo đúng chuyên ngành mới chỉ đáp
ứng được dưới 50%, số còn lại chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng. Đa số cán bộ và chuyên viên được đào tạo và đào tạo lại về các nhóm chuyên ngành và nghiệp vụ như thẩm định, phân tích, quản trị nhưng do một tỷ lệ lớn thiếu chuyên môn cơ bản do vậy chắc chắn dẫn đến những hạn chế nhất định trong các hoạt động chuyên môn có liên quan. Thực tế này cũng sẽ tác động nhất định hoạt động quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại.
c, Trình độ quản lý và ý thức của chủ dự án
Chủđầu tư các dự án thiếu ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết tín dụng đối với NHPT. Nguyên nhân này hoàn toàn mang tính chủ
quan của chủ thể vay vốn. Nhiều trường hợp dự án hoạt động có hiệu quả
nhưng chủđầu tư vẫn chây ì không chịu thanh toán nợ với Ngân hàng hoặc cố
tình thanh toán chậm với mục đích là chiếm dụng vốn. Sử dụng số thu của dự
án vay lại ODA đểđầu tư vào các lĩnh vực hoạt động khác được coi là có tiềm năng lợi nhuận cao hơn và kết quả không trả nợ ngân hàng đúng hạn. Một số
trường hợp vay vốn ODA vì ưu đãi hơn sau đó không thực hiện dự án mà đầu tư vào ngành khác, khi ngành đó gặp khó khăn hậu quả là tổn thất. Tóm lại, về tinh thần và trách nhiệm của chủ dự án vay ODA có thể là nguyên do của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111 nhiều tình huống rủi ro trong cho vay lại ODA ở Việt Nam thời gian qua. Từ
những nguyên nhân rất thực tế này, đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi mới trong quản trị giải ngân ODA nói chung và ODA cho vay lại nói riêng về vấn đề
tinh thần, trách nhiệm và tư cách của các chủ dự án vay vốn.
4.3 Một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại Chi nhánh NHPT Hải Dương