5. Kết cấu của luận văn
2.4.4 Thiếu nhu cầu từ phía khách hàng
Cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát
triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc d ù đã triển
khai nghiệp vụ quyền chọn nhưng không có giao dịch. Một số TCTD được NHNN
cho phép thực hiện giao dịch các công cụ phái sinh nh ư: Ngân hàng Citibank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng HSBC
nhưng doanh số và số các khách hàng tham gia còn hết sức khiêm tốn. Về quyền
chọn vàng: NHNN đã cho phép thực hiện đối với Ngân hàng Ngoại thương
(Vietcombank), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank), NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NHTMCP Kỹ Thương
(Techcombank) nhưng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể so với doanh
số các hoạt động truyền thống. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo
hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ
rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng
dụng công cụ giao dịch quyền chọn vàng nhằm bảo hiểm rủi ro tại Sàn GDV
Các doanh nghiệp trong nước phần lớn chưa có giám đốc tài chính như thông
lệ cácdoanh nghiệp trên thế giới, chưa cóbộ phận chuyên trách phân tích và dự báo
biến động của thị trường, biến động của giá vàng để xử lý trong hoạt động kinh
doanh. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cá nhân vẫn kinh doanh theo kiểu truyền
thống, khi nào cần vàng thì mua, khi nào có vàng thì bán.
Trước đây giá vàng thường xuyênổn định, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, thị trường
chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của giá vàng trong nước cũng như thế giới. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán vàng hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro biến động giá vàng. Mặc dù vậy, các
doanh nghiệp, nhàđầu tưViệt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối vớibiến động giá vàng.