Phi tuyến tính hóa trình tự kể

Một phần của tài liệu Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 50)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Phi tuyến tính hóa trình tự kể

Như đã trình bày ở trên, giữa thời gian câu chuyện và thời gian truyện kể sẽ khó có sự đồng nhất toàn vẹn, tương ứng hoàn hảo, bởi đặc trưng của truyện là tính hư cấu. Về cơ bản, biến cố trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương được trình bày theo trật tự tuyến tính nhưng xét trong từng trường hợp cụ thể ở nhiều tiết đoạn, độ chênh giữa hai lớp thời gian này bị đảo lộn nhằm đảm bảo một dụng ý nào đó của nhà văn. Nói như vậy không có nghĩa điều này là mâu thuẫn với nhận định trên (Trình tự kể theo trật tự biên niên).

Trên thực tế, nó không đối lập mà bổ sung cho thủ pháp trên để mở ra những chiều kích khác của thực tại. Khảo sát ba tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện nhiều của thời sai biểu hiện ở sự gia tăng các đảo thuật và dự thuật. Trong đó, chủ yếu là đảo thuật bên ngoài và dự thuật bên trong. Còn đảo thuật bên trong và dự thuật bên ngoài xuất hiện ít.

Đảo thuật bên ngoài trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương được thể hiện ở nhiều đoạn về quá khứ, xuất thân... của nhân vật nhằm soi sáng số phận, cuộc đời và tính cách của nhân vật trong quá khứ, hồi tưởng để người đọc nhận ra và hiểu nhân vật. Ở đây, đảo thuật bên ngoài xuất hiện nhiều trong cả ba tiểu thuyết Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy Ngồi.

Trong Người đi vắng ở mạch truyện về cuộc sống đương đại của người dân Thái Nguyên, đảo thuật bên ngoài xuất hiện dưới dạng những đoạn hồi tưởng, những đoạn kể về quá khứ (khoảng thời gian không nằm trong khung thời gian của câu chuyện) của nhân vật, những đoạn nửa như giấc mơ nửa như quá khứ của nhân vật.

Trong buổi tối giỗ bà Điều, sau khi ăn cơm, Thắng đứng dưới gốc nhãn, nhớ tới vị ngọt lự của nhãn nơi đầu lưỡi và anh nhớ lại ngày còn bé có lần hai chị em Muôn và Thắng đi bán nhãn, Muôn bị lũ trẻ trên phố ném hòn đá vào giữa trán khiến máu chảy giàn giụa, “Muôn lừ lừ sấn lại không thèm lau máu đang giàn giụa khắp mặt… Muôn ngồi bệt xuống thở dốc, máu dây đầy áo phin xanh… Thắng nhai lá chuối đắp vào vết thương cho Muôn” [35, tr.15].

Sau khi Hoàn bị tai nạn, trong buổi uống bia cùng với Cương và Thư, Thắng nhớ đến tình yêu từ buổi ban đầu của anh và Hoàn “Lần đầu tiên gặp em anh giật mình bởi cái nhìn thẳng thắn bạo dạn… Chúng mình nói chuyện.

Chốc chốc em lại cười to vì sự lúng túng của anh… Rồi ta đi chơi, anh đèo em bằng xe đạp lòng vòng quanh thành phố…” [35, tr.160 - 161].

Lão Bính hay kể lại những chuyện thuộc về qúa khứ xa xôi, chuyện ngày nhỏ lão chăn trâu cho nhà cụ Điển, rồi chuyện lão và ông Điều nhìn thấy rồng, từng là đôi bạn rất thân thiết.

Sơn sau buổi gặp Hà, thấy mình được học ít qúa và kí ức về ngôi trường cấp I đã sống dậy trong Sơn. Đó là ngôi trường “nằm dưới thung lũng với mấy dãy lớp học xiêu vẹo lợp tranh” [35, tr.243], với những cô giáo đầy ám ảnh Sơn. Cô Liên dạy lớp vỡ lòng mặt đầy sẹo nhưng chữ đẹp, giọng nói nhẹ nhàng. Cô Sâm lác mắt trái, di sản của cô để lại là một lớp học sinh đứa nào cũng mang tật nghẹo đầu sang phải. Cô Khang mặt rỗ với đứa con gái không bình thường bị chết thảm trong một trận bom. Và Sơn đã hằn sâu tất cả những kỉ niệm đó với niềm xúc động.

Đảo thuật bên ngoài ở đây không phải được trình bày theo lối từ xa đến gần mà nó xuất hiện với điểm tựa là tâm lí của nhân vật. Nghĩa là nó xuất hiện khi có những “cú hích” tâm lí, dòng tâm lí chảy xuôi để quay ngược thời gian. Những đảo thuật bên ngoài gắn liền với nhân vật không phải để trình bày xuất thân hay hành tung của nhân vật mà nó nới rộng biên độ thời gian, đi vào chiều sâu con người bên trong của nhân vật. Bởi vậy, người đọc thấy được Thắng không chỉ là một con người đơn điệu mà rất bí ẩn, thậm chí ngay cả Hoàn cũng không thể hiểu nổi, còn Cương thì thấy “có một cái gì đó toả ra từ Thắng, một sự từng trải, một nỗi uất ức, mệt mỏi” [35, tr.42]. Không chỉ thấy Sơn là một kẻ nổi loạn, không có tình yêu, chỉ có nhu cầu mà còn thấy một cậu bé Sơn sâu lắng với những niềm xúc động chân thành. Đảo thuật bên ngoài đã khiến cho con người hiện lên một cách đầy đủ nhất, được soi chiếu từ nhiều chiều kích nhất, có sự tồn tại của cả cái tốt lẫn cái không tốt.

Đảo thuật bên ngoài đặc biệt xuất hiện trong những đoạn miêu tả giấc mơ của nhân vật, những giấc mơ có cả quá khứ. Trong giấc mơ của Thắng là

qúa khứ những ngày chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị giữa bom đạn, chết chóc. Quá khứ về người hoạ sĩ - đồng đội của Thắng bị Thắng bắn nhầm. Hoàn sau khi gặp tai nạn đã rơi vào tình trạng hôn mê, mất ý thức, thì thời gian trở thành “thời gian trắng”. Trong cơn mê của Hoàn có cả tiền kiếp, hậu thân, có cả quá khứ xa và quá khứ gần. Trình tự thời gian bị đảo lộn. Trong cơn mơ, Hoàn đi giữa hai dãy phố, một cũ một mới đến nhà Thư, nhìn thấy Thư phơi quần áo trên ban công, chỉ cách một khoảng ngắn nhưng Thư không nghe thấy tiếng Hoàn gọi, Hoàn nhớ lại quá khứ ngày còn nhỏ hay chơi với Thư ở hàng cây xà cừ, rồi Hoàn nhìn thấy từ một cành cây xà cừ cảnh tượng cô gái thắt cổ tự tử, cô gái kể lại nguyên nhân của cái chết thương tâm ấy là do yêu phải một tên Sở Khanh… Hoàn lại ngược lên cầu Gia Bẩy gặp khuôn mặt mình ngày xưa trên dòng nước. Thời gian trong mơ của Hoàn không nằm trong khung thời gian của truyện kể, nó hoàn toàn thuộc về quá khứ, thuộc về một khung thời gian khác nhưng đó là quá khứ lộn xộn, việc xảy ra trước được kể sau còn việc xảy ra sau lại được kể trước. Đảo thuật bên ngoài xuất hiện trong những đoạn nửa như giấc mơ nửa như quá khứ của nhân vật khiến cho thời gian như không còn tồn tại, trở thành “thời gian trắng”, trình tự kể là phi tuyến tính, thời gian được mở rộng biên độ, nội dung hiện thực được phản ánh sâu rộng hơn, nhân vật xuất hiện với chiều sâu. Với những đảo thuật này, Nguyễn Bình Phương đã tô đậm cảm giác “người đi vắng” trong tiểu thuyết, con người của thực tại dường như bị qúa khứ, bị những giấc mơ vùi lấp.

Dự thuật bên trong xuất hiện khá nhiều trong mạch truyện này, nó xuất hiện dưới dạng những dự cảm, linh cảm. Và đó là những dự thuật bổ sung. Việc Hoàn bị tai nạn và sự sống chỉ còn là sự sống sinh học dường như đã được dự báo từ trước. Ngay trong đêm vợ chồng Thắng làm tình, khi ngắm Hoàn ngủ Thắng đã cảm nhận một điều gì đó bất thường: “Đột nhiên Thắng nghĩ có thể Hoàn sẽ không bao giờ dậy nữa và anh vội vàng đặt tay lên má

vợ” [35, tr.59]. Và ngay trưa ngày hôm sau, tai nạn khủng khiếp đã xảy đến với Hoàn đẩy Hoàn vào trạng thái cuồng mê nửa sống nửa chết: “Mắt Hoàn mở to, con ngươi lờ đờ chuyển động theo một bản năng dường như vô nghĩa và không nhận biết được sự vật. Toàn bộ tinh thần của khuôn mặt bị rút cạn” [35, tr.77]. Những biến cố xảy đến với gia đình Thắng không chỉ dừng lại ở đó nhưng cụ thể tai hoạ ấy như thế nào thì mọi người không thể hình dung được, nhưng những dự cảm tồn tại như báo trước một điều gì đó. Kỷ cảm thấy bất an, “Kỷ linh cảm rằng sau lần giỗ mẹ có cái gì đó đang đến với gia đình mình, một sự chuyển dịch, một vận động kín đáo nhưng lại chứa đầy uy lực không cưỡng nổi” [35, tr.86]. Trước sự kiện bị động mạch khi đào móng nhà ở quê, những thành viên trong gia đình Thắng và cả lão Bính đều có những linh cảm chẳng lành. Đêm trước ngày khởi công nhà, “nửa đêm lão Bính đi đái thấy đất dưới chân phồng lên xẹp xuống như người thở, lão cảm giác mình đang đứng đái trên bụng ai đó” [35, tr.221]. Sau ngày khởi công nhà, Kỷ bộn bề giữa những lo toan, đêm không ngủ được và cảm thấy có một cái gì đó như “điềm báo”, Kỷ “áp tai xuống nền đất và rùng mình khi nhận ra nó đang thở dâng lên hạ xuống đang cựa quậy” [35, tr.257]. Trong ngày xảy ra hiện tượng lạ (móng nhà bị san phẳng), trước khi sự kiện ấy xảy ra, khi cánh thợ đang làm “đột nhiên Kỷ thấy bứt rứt khó chịu, cảm giác đất dưới chân mình đang lục xục cựa quậy” [35, tr.320]. Thắng ở cơ quan khi “đang soát lại đống tài liệu tự nhiên nhảy dựng lên như chạm phải thỏi sắt nung đỏ. Theo bản năng anh vươn qua cửa sổ nhìn sang bên Linh Nham thấy bầu trời phía đó co thắt lại trong màu chì lỏng rồi từ từ mở bung ra như chiếc dù” [35, tr.321]. Ở nhà ông bà Khánh, Yến và Sơn cũng thấy có điều gì đó bất an, “Yến chưa kịp đỡ chiếc cốc đột nhiên Sơn buông tay làm nó vỡ tan tành dưới nền nhà. Hai anh em đứng sững lại nhìn nhau. Cả hai đều choáng váng như bị điện giật. Sơn thấy nền nhà dưới chân mình võng xuống, ruột gan hắn dồn hết lên ngực.

Chân tay Yến tê dại, nặng nề, nơi Yến đang đứng vừa chuyển động, nó trườn rất nhanh rồi đứng im” [35, tr.326]. Tất cả đều là những “điềm báo”, những dự báo cho sự việc xảy ra sau đó như một điều tất yếu “Tiếng trầm trầm chạy quanh hố móng, đúng chỗ tay thợ vừa bổ cuốc xuống một cái bọc lùng nhùng trồi lên với lớp da nhẵn màu đất sét… Cái xúc thịt đó lớn dần lớn dần, chảy tràn sang hai bên phủ kín mặt móng và bắt đầu dâng cao như một khối bùn lỏng” [35, tr.327]. Cái móng nhà đào sâu gần một mét bị san phẳng một cách kỳ lạ, hãi hùng. Dường như sự kiện này đã được dự báo từ ngay khi có cái ý định phá tan ngôi nhà hương hoả bao đời để xây ngôi nhà mới. Càng đến gần sự việc, những dự báo có vẻ càng đáng tin hơn. Sử dụng các dự thuật bên trong, dòng thời gian liên tục của tự nhiên bị ngắt ra, truyện kể không còn theo tuyến tính buộc người đọc phải tỉnh táo khi tiếp nhận. Điều đó khiến cho bạn đọc phải phát huy vai trò đồng sáng tạo với nhà văn. Khi sử dụng những dự thuật bên trong dưới dạng những dự cảm, linh cảm, Nguyễn Bình Phương đã cho người đọc nhận ra xung quanh cuộc sống của con người vẫn luôn tồn tại một thế giới đầy huyền hoặc, bí ẩn, chứa đựng những điều khó hiểu mà không phải khi nào cũng giải thích được. Con người trở nên phức tạp hơn khi ở trong thế giới ấy. Con người ở đây như vô tình bị cách li khỏi cuộc sống hiện tại để sống trong thế giới tâm linh. Con người trở thành cô đơn, nhỏ bé, lạc lõng giữa cuộc đời. Với cuộc sống thực tại, con người thực sự đã “đi vắng”.

Với những dự thuật này, nhà văn đã khám phá được những vùng bí ẩn nhất, khó hiểu nhất trong tâm thức của con người. Nhà văn đã thực sự quan tâm và đi sâu vào được thế giới bên trong, khai thác những vùng tiềm thức của con người. Con người đã thực sự trở thành tâm điểm của mọi sự quan tâm.

Trên những nét đại thể thì sự xuất hiện của những đảo thuật bên ngoài và dự thuật bên trong không làm ảnh hưởng tới trật tự tuyến tính của sự kiện ở từng mạch truyện. Đó là cách để nhà văn khám phá sâu sắc hơn nhân vật

của mình, để mở rộng biên độ hiện thực được phản ánh, gia tăng “cái thật” của đời sống con người.

Ở mạch truyện kể về cuộc khởi nghĩa Đội Cấn, đảo thuật bên ngoài xuất hiện ít. Cơ bản đó chỉ là những đoạn kể về qúa khứ của nhân vật. Ví dụ như đoạn kể về Đội Cấn và Đội Giá: “Đội Giá và Đội Cấn đã nhiều lần cùng nhau đi truy quét nghĩa quân Đề Thám, cả hai đều được phong chức đội trong lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương. Đó là cặp bài trùng chỉ có định mệnh mới tách được họ ra” [35, tr.28]. Đảo thuật bên ngoài được sử dụng trong mạch truyện này chỉ thực hiện chức năng chung tức là có vai trò soi sáng, cung cấp những thông tin về nhân vật.

Ở mạch truyện này, khi kể tác giả dùng dự thuật bên trong để đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính. Dự thuật bên trong có hai loại: bổ sung và tuần hoàn thì ở đây tác giả sử dụng dự thuật bổ sung, nghĩa là lấp đầy về phía trước một khoảng trống thời gian sẽ xuất hiện sau đó. Biến cố được kể lại theo tuần tự thời gian từ lúc khởi sự, ngày tự do thứ nhất đến ngày tự do thứ hai. Nếu theo trình tự kể tuyến tính thì sau ngày tự do thứ hai sẽ đến ngày tự do thứ ba nhưng ở đây, tác giả đã kể câu chuyện về những suy nghĩ, day dứt của Lập Nham sau khi bị Trịnh Cấn tì nòng súng vào bụng và bóp cò. Đây là sự kiện diễn ra vào thời điểm ngày tự do thứ tư, sau những ngày lâm sự không thành các điểm căn cứ rơi vào tay Pháp, tướng lĩnh bị tử thương, quân sĩ cạn kiệt, Đội Cấn quyết định rút khỏi Thái Nguyên lên Tam Đảo, Lập Nham cương quyết không đi, lấy cái chết để đưa tiễn anh em và ông đã nhờ Đội Cấn ra tay giúp. Như vậy, ở đây người kể chuyện đã kể trước sự kiện xảy ra sau đó mà thời gian của sự kiện nằm trong khung thời gian của truyện kể. Sự kiện xảy ra sau lại được kể trước giống như việc người ta kể kết quả sau đó mới lần hồi về trước để tìm nguyên nhân. Điều này sẽ gây ra được hiệu quả thẩm mĩ khiến cho người theo dõi truyện bị tò mò, muốn biết diễn biến tiếp theo của cuộc

khởi nghĩa diễn ra thực sự như thế nào. Và ngay trong dự thuật bên trong lại chứa đựng cả đảo thuật bên ngoài, đó là việc Lập Nham nhớ lại chuyện em gái Hùng, Hổ vì nghĩa lớn mà nhận lời làm vợ Trịnh Cấn, nhớ tới thời gian mình ở trong đề lao Thái Nguyên, nhớ lại giây phút mà Trịnh Văn Cấn tì nòng súng vào bụng ông. Qúa khứ, hiện tại chồng chéo, nhân vật bộn bề giữa thời gian với những dòng suy tư khiến cho chiều kích của nhân vật được nới rộng. Tác giả đã thực sự thâm nhập được vào con người bên trong của nhân vật.

Lối kể phi tuyến tính đặc biệt được thể hiện rõ ở mạch truyện kể về những số phận, cuộc đời của những linh hồn, những dòng độc thoại của sự vật. Có thể nhận thấy trong tiểu thuyết Người đi vắng xuất hiện nhan nhản những lời của hồn ma, của cỏ cây, sự vật vô tri vô giác. Dễ dàng nhận thấy điều đó qua chuỗi liệt kê sau:

1. Một thanh niên:

- Kêu than mình bị oan và không giết người.

- Nằm mơ và đã bóp cổ người đàn ông khi ông ta sốt cao. 2. Hoạ sĩ - đồng đội của Thắng:

- Luôn trở về gọi “Thắng ơi”.

- Chết vì bị Thắng bắn oan vào trán.

- Mơ được vẽ nốt bức tranh về bốn mươi khuôn mặt. 3. Nam - bạn Yến:

- Kể chuyện về lớp học trong giờ sinh cô giáo thực hành mổ ếch.

- Thuật lại cái chết của mình do bị ô tô đâm vào ở cổng trường khi tan học.

4. Dòng sông Linh Nham:

- Độc thoại kể về cuộc đời mình, ngày bé thơ của Thắng và ngày mẹ Thắng gặp tai nạn.

- Trong một đêm mưa, người chồng bị điếc đòi vợ giữ đàn cho để gẩy

Một phần của tài liệu Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)