Kiểm tra dư lượng kháng sinh trong thịt gà

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà và dư lượng kháng sinh trong thịt gà nuôi tại huyện cư jút đăk nông (Trang 26)

- Sử dụng phương pháp vi sinh vật FPT (Trung tâm Kiểm tra vệ sinh Thú y Trung ương II- Cục Thú y).

- Nguyên tắc của phương pháp FPT (Heitzman, 1994): Nuôi cấy một loại vi khuẩn nhạy cảm chuyên biệt với một nhóm kháng sinh trên đĩa thạch. Đặt bề mặt của lát cắt thịt cần kiểm tra trên bề mặt thạch, tiếp tục nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật đó. Sự phát triển của chất kháng khuẩn hiện diện sẽ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn này tạo nên một vùng vô khuẩn xung quanh mẫu (vòng vành khăn). Mẫu được kết luận là dương tính khi có ít nhất một đĩa dương tính và vùng vô khuẩn có bề rộng tối thiểu là 2mm.

- Cách lấy mẫu: Mẫu thịt gà cơ vùng đùi hoặc vùng ức có khối lượng 100- 200g, cất giữ trong bao ni lông sạch, đánh số thứ tự và ghi rõ lí lịch mẫu (nguồn gốc, ngày lấy mẫu, loại gà)

- Cách bảo quản: Sau khi thu thập mẫu, mẫu được bảo quản lạnh, sau đó chuyển về phòng thí nghiệm Bộ môn Cơ sở Thú y – khoa Chăn nuôi Thú y – trường Đại Học Tây Nguyên.

- Phương pháp tiến hành:

(Bộ môi trường gồm 5 đĩa cho phép xác định dược 6 nhóm kháng sinh và Sunfamid tương ứng với 11 loại kháng sinh đã được thực nghiệm: Penicillin, Amoxicillin, Ampicillin, Streptomycin, Gentamycin, Tetracyclin, Erythromycin, Tylosin, Sulfamethzine, Flumequin, Enrofloxacin. Các đĩa môi trường được dánh số thứ tự từ M1 – M5. Bộ đĩa khi đem về phòng thí nghiệm đã được hàn kín trong một bao hút chân không và được bảo quản ở nhiệt độ 4 – 100c (có thời hạn sử dụng một tháng kể từ ngày sản xuất). Môi trường được lấy ra khỏi tủ lạnh, mở bao chân không để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 1- 2 giờ).

Dùng dụng cụ đục lỗ có đường kính 8mm, tạo 6 giếng theo hình lục giác trên các đĩa môi trường.

Đánh số cho mẫu, một đĩa kiểm tra 6 mẫu. Lấy khoảng 10-15g thịt ép lấy nước. Đặt khoanh thịt đã cắt sẵn hoặc dùng micropipet hút 0,1 ml nước thịt cho vào các giếng trong đĩa môi trường ở vị trí tương ứng với kí hiệu mẫu.

Đặt vào tủ ấm 370c (không lật ngược hộp petri), nuôi cấy trong 16-18 giờ lấy mẫu ra để do kích thước hình vành khăn xung quanh mẫu để xác định mẫu có chứa kháng sinh.

Kích thước hình vành khăn > = 2mm, là mẫu dương tính. 1mm ≤ kích thước hình vành khăn < 2m, là mẫu nghi ngờ. Kích thước hình vành khăn < 1mm, là mẫu âm tính.

Trong bảng hướng dẫn của nhà sản xuất môi trường để định hướng nhóm kháng sinh tồn dư trong thịt.

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Cư Jút 4.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Cư Jút

Sau khi tách tỉnh Đăk Nông, Cư Jút trở thành huyện nằm ở phía bắc của tỉnh (giáp với tỉnh Đăk Lăk qua sông Sêrêpôk) với diện tích tự nhiên 71.900 ha, cách trung tâm tỉnh lỵ Đăk Nông (Thị xã Gia Nghĩa) 100km theo QL 14. Ranh giới của huyện Cư jút như sau:

Phía bắc giáp Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk

Phía tây giáp CamPuChia và một phần huyện ĐăkMil Phía đông giáp Thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk Phía nam giáp huyện ĐăkMil và một phần huyện Krông Nô

Sau khi điều chỉnh địa giới, thành lập tỉnh Đăk Nông, huyện Cư Jút là một trong 7 đơn vị cấp huyện/ thị xã của tỉnh Đăk Nông, huyện Cư Jút có 8 đơn vị hành chính là: xã Tâm Thắng, xã Trúc Sơn, xã ĐăkDrông, xã EaPô, xã Nam Dong, xã Cư Knia, xã Đăk Wil và thị trấn EaTling, trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn EaTling.

Vị trí địa lý – Kinh tế: Cư Jút là điểm gắn kết trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh lỵ Đăk Lăk) với trung tâm các huyện, thị xã tỉnh lỵ Đăk Nông nằm trên quốc lộ 14 – là tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế khu vực Tây nguyên (Thị trấn Đăk Mil, Đăk Song, Kiến Đức, Thị xã Gia Nghĩa). Đồng thời Cư Jút cũng là điểm nối tiếp với trung tâm huyện Krông Nô qua tỉnh lộ 4.

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà và dư lượng kháng sinh trong thịt gà nuôi tại huyện cư jút đăk nông (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w