Quy trình RIA

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Quy trình RIA

Quy trình RIA thƣờng gồm bốn yếu tố: Xác định mục tiêu và phạm vi của RIA; Tham vấn công chúng gắn với RIA; Giám sát chất lƣợng thông qua thẩm định độc lập và các cơ chế khác; Các phƣơng pháp thu thập dữ liệu.

Bốn yếu tố trên ngày càng đƣợc coi là các yếu tố cấu thành then chốt của một chƣơng trình RIA hiệu quả. Để có thể hỗ trợ cải thiện chính sách công thành công, bốn yếu tố này phải phối kết hợp với nhau trong một quy trình có tính hệ thống. Các RIA tạo đƣợc ảnh hƣởng đối với chính sách là các RIA có quy trình đƣợc khởi đầu sớm, gắn với quy trình tham vấn tốt và đƣa ra đƣợc các nhận định đánh giá đúng đắn về các tác động của chính sách đƣợc đề nghị.

RIA luôn đƣợc đặc trƣng bởi sự tìm kiếm một phƣơng pháp hoàn hảo, là phƣơng pháp có thể giúp đƣa ra câu trả lời đáng tin cậy đối với các vấn đề mà thực tiễn điều hành chính sách công đang ngày càng khó khăn hơn đặt ra, nhƣng phải làm điều đó theo cách thức khẩn trƣơng, minh bạch và không tốn kém.

Quy trình RIA có thể đƣợc thực hiện thông qua 10 bƣớc, giải quyết 3 nội dung lớn:

1.4.3.1. Xác định vấn đề cần điều chỉnh và dự kiến các rủi ro có thể xảy ra

Xác định đúng vấn đề (bƣớc 1); Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra, cả về mức độ và phạm vi ảnh hƣởng (các bên có liên quan) (bƣớc 2); Đánh giá tình hình hiện tại và diễn biến có thể xảy ra nếu nhƣ không có sự can thiệp của chính sách /pháp luật (bƣớc 3) Xác định mục tiêu điều chỉnh (bƣớc 4).

1.4.3.2. Xác định danh mục các giải pháp và đánh giá các tác động của chúng

Tham vấn với các chuyên gia thuộc các nhóm đối tƣợng dự kiến bị ảnh hƣởng lớn nhằm chuẩn hóa lại vấn đề và mục tiêu điều chỉnh, rủi ro, tình hình hiện tại và dự kiến diễn biến trong tƣơng lai (bƣớc 5); Lựa chọn giải pháp (bƣớc 6); Lựa chọn phƣơng pháp, mức độ và phạm vi đánh giá (bƣớc 7); Thu thập thêm chứng cứ - số liệu chi tiết về lợi ích và chi phí của giải pháp đã lựa chọn, có thể tiến hành điều tra hoặc khai thác từ nguồn số liệu sẵn có (bƣớc 8).

1.4.3.3. Phân tích, tham vấn và hoàn thiện kiến nghị

Tiến hành phân tích, so sánh các giải pháp và trao đổi giải pháp dự kiến lựa chọn cũng nhƣ đánh giá tác động của chúng với các bên có liên quan (bƣớc 9); Hoàn thiện giải pháp và đánh giá tác động của chúng sau quá trình tham vấn cộng đồng (bƣớc 10).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)