II. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách tín dụng thương mạ
3.2 Phân tích chính sách tín dụng thương mạ
Tính NPV của chính sách chuyển đổi trong trường hợp bỏ qua chiết khấu tiền mặt và rủi ro vỡ nợ.
Ta xét một trường hợp đơn giản là một doanh nghiệp trước đây chỉ bán hàng theo phương thức thu tiền ngay. Giờ đây doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá yêu cầu của một số khách hàng lớn về việc thay đổi chính sách tín dụng thương mại hiện hành thành chính sách thu tiền trong 30 ngày. Ta có các yếu tố sau:
P : giá một đơn vị sản phẩm.
V: chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm.
Q: số lượng hàng hoá bán được hàng tháng theo chính sách hiện hành. Q’: số lượng hàng hoá bán được khi thực hiện chính sách mới.
Ở đây ta bỏ qua khoản chiết khấu và xác suất vỡ nợ. Ta cũng bỏ qua tác động của thuế.
Giả sử ta có: p= 49đồng, v= 20đồng, Q= 100, Q’= 110đơn vị. Nếu tỷ suất doanh lợi yêu cầu là 2% một tháng, doanh nghiệp có nên chuyển đổi chính sách hay không?
Hiện nay, doanh nghiệp có doanh số hàng tháng là: P*Q= 4900đồng. Chi phí biến đổi mỗi tháng là V*Q= 2000đồng. Vì vậy dòng ngân quỹ hàng tháng từ việc kinh doanh này là:
Dòng tiền của chính sách cũ (CF0) = (P-V)*Q = (49-20) *100 =2900 (đồng)
Dòng tiền trong điều kiện chính sách cũ ở trên còn chưa tính đến chi phí cố định. Sở dĩ ta không đưa chi phí cố định vào xem xét là vì chính sách giữ nguyên hay thay đổi thì chi phí cố định cũng không thay đổi.
Nếu doanh nghiệp thay đổi chính sách tín dụng thương mại, cho phép khách hàng trả tiền trong 30 ngày thì lượng hàng hoá bán được hàng tháng sẽ tăng lên (Q’=110). Doanh thu hàng tháng sẽ là P*Q’ và tổng chi phí biến đổi là V*Q’. Tiền thu vào ngan quỹ hàng tháng trong điều kiện chính sách mới là:
= (49-20)*110 = 3190 (đồng)
Dòng tiền gia tăng tương ứng giữa dòng tiền thu được khi thực hiện chính sách mới so với dòng tiền thu được từ chính sách cũ là:
Dòng tiền gia tăng (CF1-CF0) = (P-V)*(Q’-Q) = (49 -20)*(110-100)
= 290 (đồng)
Điều này cho thâý lợi ích hàng tháng từ việc thay đổi chính sách bằng tổng lợi nhuận cho mỗi dơn vị sản phẩm bán ra, P-V=29, nhân với lượng hàng bán tăng thêm, Q’-Q=10, giá trị hiện tại của dòng tiền gia tăng là:
PV =[(P-V)(Q’-Q)]/R = 29 *10/0.2 =14500(đồng)
Lưu ý rằng dòng tiền gia tăng tương tự như một chuỗi niên kim cố định bởi hàng tháng doanh nghiệp sẽ thu được một khoản không đổi liên tục.
Chúng ta đã biết được lợi ích của việc chuyển đổi. Vậy chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra là gì? có hai vấn đề phải cân nhắc : thứ nhất, bởi lượng hàng bán sẽ tăng từ Q lên Q’, để sản xuất ra lượng hàng này doanh nghiệp phải chi thêm V*(Q-Q’) = 20đồng*(110-100). Thứ hai, doanh thu bán hàng lẽ ra thu ngay được tiền theo chính sách cũ lại không thu được. Với chính sách mới, doanh thu của tháng này chỉ thu được tiền sau 30 ngày. Chi phí của việc chuyển đổi là tổng hai chi phí này.
Chi phí chuyển đổi = P*Q + V*(Q’-Q)
Đối với doanh nghiệp ở trên, chi phí này là: 4900đồng + 200đồng. Vậy giá trị hiện tại ròng của việc chuyển đổi là:
NPV = -[P*Q + V*(Q’-Q)] + [(P-V)*(Q’-Q)]/R = -5100 + 14500
= 9400 (đồng)
Tính NPV của chính sách chuyển đổi trong trường hợp có xét đến chiết khấu tiền mặt và rủi ro vỡ nợ.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét chiết khấu tiền mặt, rủi ro vỡ nợ và mối quan hệ giữa chúng. Ta có:
π : tỷ lệ % doanh số bán chịu không thu được tiền.
d : chiết khấu tính theo tỷ lệ % để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay.
P’: giá bán theo phương thức TDTM (giá không có chiết khấu)
Cần chú ý rằng, giá bán theo phương thức tiền ngay (P) bằng giá bán theo phương thức bán chịu (P’) nhân với (1-d) tức là P= P’*(1-d) hay P’=P/(1-d). Vẫn xét doanh nghiệp trên với giả định π=5%, d=2%. Như vậy, giá bán không có chiết khấu là P’=49/(1-0,02)= 50 (đồng)
Khi doanh nghiệp có điều khoản chiết khấu tiền mặt, sẽ có một tỷ lệ khách hàng nhất định chọn việc trả tiền ngay để được hưởng lợi từ việc chiết khấu. Tuy nhiên, để đơn giản, ta giả định rằng tất khả khách hàng đều lựa chọn việc cấp tín dụng thương mại- tức là trả tiền cho doanh nghiệp sau thời kỳ chiết khấu.
Khi áp dụng chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp đã đầu tư một khoản là V*Q’ trong thời gian t để thu về được P’*Q’*(1-π). Ta có:
Dòng tiền của chính sách mới (CF2) = (1-π)*P’*Q’ –V*Q’
= (1-0,05)*50*110 –20*100. =3.225(đồng).
Tương tự phần trên, ta xác định được dòng tiền gia tăng là:
Dòng tiền gia tăng (CF2-CF0) =[(1-π)*P’-V]*Q’-(P-V)*Q. =3.225 –2.900 =325
Như vậy, giá trị hiện tại ròng của việc chuyển đổi là:
NPV =–{P*Q –V*(Q’-Q)} +{(1-π)*P’*Q’-V*Q’-(P-V)*Q}/R =-5.100 +325/0,02
Như vậy, với xác suất vỡ nợ của các khách hàng là 5%, công ty nên chuyển đổi chính sách để thu được lợi nhuận tăng lên do tăng giá bán và lượng hàng bán.